; }

Tuesday, August 27, 2024

NHỮNG ÂM MƯU CHO NGÀY 02 THÁNG 09 NĂM 1945

 Sau Hội Nghị Potsdam (Germany, July 17-August 2, 1945, Liên Sô, Hoa Kỳ, Anh) Hồ Chí Minh (HCM) đã biết ý định của đồng minh là bằng lòng cho Pháp tái chiếm Đông Dương để dẹp làn sóng đỏ. Pháp theo chân Anh về miền Nam Việt Nam để cùng quân đội Anh giải tàn quân Nhật (Nhật-Đức-Ý thất trận khi đối đầu với quân đội đồng minh), nhưng thật ra tướng Douglas của Anh đã giúp Pháp mở cửa nhà tù cho quân Pháp ra để đương đầu với quân Việt cộng tại Saigon. Những chuẩn bị của HCM trong giai đoạn này thế nào? Phần trình bày sau đây dựa vào cuốn “Why Vietnam? Prelude to America’s Albatross,” 1980, tác giả Archimedes Patti, Điều Hành Trưởng cơ quan tình báo OSS của Hoa Kỳ.

Vài ngày trước khi Nhật bị 2 trái bom nguyên tử và đầu hàng đồng minh, HCM đã có buổi nói chuyện với ông Archimedes Patti.

He would assure them “and the world” that Vietnam from north of south would be reduced to ashes, even if it meant the life of every man, woman, and child, and that his government’s policy would be one of “scorched earth to the end.” This statement from a man who was a master of understated diplomacy was, I knew, not an idle threat and I still remember it vividly. (page 4)

Ông ta quả quyết với họ (Pháp) và cả thế giới rằng nước Việt Nam từ nam tới bắc sẽ trở thành tro bụi, ngay cả nó có nghĩa lấy cả sự sống của mỗi người đàn ông, đàn bà, và trẻ con, và chính sách của chính phủ của ông ta là “tiêu thổ tới cùng.” Câu nói này từ một người đàn ông mà ông ta là tổ sư của lối ngoại giao lưu manh gian hùng. Tôi biết, đó không phải là một sự đe doạ vu vơ và tôi còn nhớ nó một cách linh động.

Lúc này là mới vào trung tuần tháng 8. Ý đồ cướp chính quyền đã thúc đẩy HCM vận động Hoa Kỳ ủng hộ, cũng như đánh tiếng cho thế giới biết rằng ông ta sẽ chiến tranh với nước Pháp cho dù chết hết cả người Việt Nam. Nên nhớ ngay lúc này là phe Pháp Charles de Gaulle. De Gaulle đã nhiều lần đánh cáp cho Tổng Thống Truman là Hoa Kỳ phải nên giúp nước Pháp tái chiếm dẹp làn sóng đỏ, nếu không tại nước Pháp sẽ bị phe Đảng Cộng Sản Pháp lãnh đạo. Thế nên kết quả của Hội Nghị Potsdam là có sự sắp xếp cho quân Pháp theo chân quân đội Anh vào Saigon vào tháng 9/1945.

Phe Việt Minh của Hồ đã cướp chính quyền ngày 17/8/1945, và sau đó chính thức tuyên bố ngày 19/8/1945. HCM tổ chức 2 buổi xuống đường. Thứ nhất vào ngày 26/8/1945, với ý đồ mời gọi phái đoàn tình báo OSS, đại diện bởi thiếu tá Patti, nhưng Patti đã không đến dự. Đây phải là lệnh từ Washington. Trước đó một ngày, đài phát thanh đã kêu gọi dân ra đường dự buổi meeting đón “phái bộ đồng minh”, nhưng chờ khá lâu không thấy bóng dáng một người OSS nên HCM mới ra lệnh cho đoàn đại biểu kéo cờ và giàn nhạc đến ngay trước văn phòng OSS tại Hà Nội. Hình ảnh dẫn chứng sau đây.

26 tháng 8, 1945, Hà Nội. Hồ Chi Minh gửi một đoàn đại biểu chính thức dẫn đầu là Võ Nguyên Giáp đến hoan nghênh phái đoàn OSS Hoa Kỳ tại Hà Nội. Khi ban nhạc đánh bản Quốc Ca Hoa Kỳ, Giáp và đoàn đại biểu cùng với tác giả (Patti) và đội OSS chào cờ Hoa Kỳ


30 tháng 8, 1945, Hà Nội. Buổi xuống đường chống Pháp

Trong lúc quân đội Anh và Pháp đến Nam Việt Nam dẹp tàn quân Nhật chiếu theo Hội Nghị Potsdam, HCM cho làm buổi xuống đường chống Pháp tại Hà Nội, vào ngày 30/8/1945. Hồ đã thấy ra ý định Pháp tái chiếm Đông Dương mà phải có sự hỗ trợ của Mỹ. Sự sắp đặt không cho Thủ Tuớng Chính Phủ Lâm Thời Charles de Gaulle tham dự Potsdam và Yalta có lẽ, một cách không ồn ào, để làm nhẹ làn sóng quân đội Pháp tái chiếm dẹp làn sóng đỏ, mà trước đó thế cai trị thực dân của Pháp còn ám ảnh cho một số người trên thế giới.

Perhaps Ho, a master of conspiratorial maneuvers, was thinking in terms of what we Americans called “If you can’t beat them, join them” a tactic he had been known to use with some success.(page 235)

Có thể Hồ, một tổ sư của những tên thủ đoạn, đã nghĩ như cách nói của người Mỹ là “Nếu anh không thể thắng họ, hãy cộng tác với họ” một sách lược mà Hồ đã dùng được người ta biết có một vài kết quả.

Đúng như ông thiếu tá tình báo Patti ghi nhận về bản chất của HCM, ông ta thừa biết Mỹ và Anh đứng sau lưng quân đội Pháp để đánh Việt cộng tại Saigon, nhưng vẫn làm ra mặt thân thiện với người Mỹ để mong được Hoa Kỳ công nhận.

Trước 2/9 vài ngày, HCM đã mời ông Patti giúp ý kiến về bài phát biểu. Patti ngạc nhiên khi nghe người thông dịch đọc những câu vô đầu của bài văn ấy. Không biết phải giải quyết như thế nào, vì không có luật pháp nào cấm một người dùng một câu nguyên văn trong Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ. Lòng tự ái dân tộc nổi lên lại vừa thầm nghĩ tên lãnh tụ cộng sản này sao mà ngu ngơ đến thế…Patti hỏi vặn lại HCM là ông có thực sự muốn đọc những lời tuyên bố bất hữu ấy của nước Mỹ (immortal statement)? Hồ trả lời tại sao lại không! I don’t know why it nettled me – perhaps a feeling of proprietary right, or something equally inane. (page 223) –Tôi không hiểu tại sao nó làm tôi khó chiụ – có thể là một cảm giác của quyền sở hữu riêng, hay là một điều gì đó đồng nghĩa với sự ngu ngốc.

HCM chuẩn bị ra mắt tại Ba Đình Hà Nội ngày 2/9/1945, với hình thức tổ chức và nội dung chính trị mà ông Patti gọi là ” một chi nhánh đặc biệt của chủ nghĩa cộng sản” (A special brand of communism). Ngày 1/9, đại úy Grelecki và thiếu tá tình báo Patti đã quan sát khu vực tổ chức. Có nhiều biểu ngữ, trong đó có ” Chào mừng đồng minh Mỹ – Welcome the Allies, particularly the Americans…”

Patti có hỏi một nhân viên an ninh tại đó về ngày hôm sau, ngày 2/9. Ông ta trả lời: ngày mai, người dân sẽ tiếp nhận một chính phủ mới, lãnh đạo là HCM. Patti ghi là ông này cũng chưa hề gặp HCM, không thấy hình ảnh, ngay cả cũng không biết ông Hồ từ đâu tới chỉ biết HCM ở nước ngoài nhiều năm. Hỏi ông ta có biết HCM liên kết với nhóm chính trị nào không, ông ta trả lời nhóm đó là Việt Minh.

Did he know that Viet Minh was communist? He seemed confused and embarrassed, then confessed he did not really know what I meant by communist…I was to experience this phenomenon many times in the weeks I spent in Hanoi. (page 240)

Ông ta có biết Việt Minh là cộng sản? Ông ta có vẻ như bối rối và ngượng, rồi thú nhận là ông ta không biết ý tôi muốn nói khi đề cập tới cộng sản. Tôi đã kinh nghiệm hiện tượng này nhiều lần trong những tuần lễ tôi tốn thời gian tại Hà Nội.

Ông Patti đã đi lòng vòng hỏi rất nhiều người về HCM và chính phủ đang thành lập, nhưng không ai biết gì để trả lời chỉ tỏ vẻ chấp nhận, ngoại trừ khoảng 4 người nhập nhằng cho rằng cũng có thể không tốt và cũng có thể tốt.

Buổi chiều ngày 1/9/1945

HCM mời Grelecki và Patti dự cơm chiều tại dinh hang Bac Bo. Mục đích là muốn khai thác ông Patti để quan sát tìm hiểu sâu hơn về đường lối của Hoa Kỳ đối với Đông Dương, nhất là vai trò của Pháp.

Trong buổi chiều này có mặt Hoàng Minh Giám. Patti ghi nhận ông Giám có đề cập tới Hội Nghị Liên Hiệp Quốc tại San Francisco, 25/4/1945- 26/6/1945, bao gồm 50 quốc gia trên thế giới, liên quan tới những vấn đề cần thiết sau thế chiến thứ 2. Trụ cột là 5 cường quốc gồm Hoa Kỳ, Anh, Liên Sô, Trung Quốc, Pháp. Ông Giám cho rằng kết quả hội nghị đã không lưu ý tới chương trình của HCM, mà lại bằng lòng cho Pháp trở về Đông Dương.

Tài liệu: The Pentagon Papers (Boston: Beacon Press, 1971): Truman and The Occupation of Indochina, 1945

Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Stettinius đã tường trình về Washington sau Hội Nghị tại San Francisco, rằng Bộ Trưởng Ngoại Giao Pháp, ông Goerges Bidault, tỏ ra bằng lòng cách giải quyết của Hoa Kỳ về vai trò của Pháp tại Đông Dương

Bidault seemed relieved and has no doubt cabled Paris that he received renewed assurances of our recognition of French sovereignty over that area. Bidault tỏ ra an tâm và vững tin gửi giây cáp về Paris rằng ông đã nhận sự cam đoan mới của chúng ta là nhìn nhận chủ quyền của người Pháp tại vùng đó.

Đây là vào cuối 6/1945. Đến 17/7/1945 là bắt đầu Hội Nghị Potsdam. Phe Hồ đã nắm rõ đường lối của đồng minh đối với vấn đề Đông Dương, đó không gì hơn là cho Pháp theo Chân Anh về dẹp làn sóng đỏ do HCM, một quốc tế cộng sản, gây ra. Khi chia tay tại buổi cơm chiều này, Giáp còn nói câu chót với Patti rằng có nhiều người Pháp (high ranking French officials) đang nhảy nằm vùng để theo dõi, nhất là ngay hôm sau 2/9.

Ngày 2/9/1945

HCM đã chính thức mời phái đoàn của OSS đến dự ngày 2/9, nhưng Chỉ Huy Trưởng OSS đã từ chối:

I had decided not to accept Ho’s invitation to the official platform but to view the ceremonies only as an observer in the crowds. (page 249) – Tôi đã quyết định từ chối thư mời của Hồ đến dự tại mặt phẳng khán đài, nhưng nhìn buổi lễ, chỉ như là một người quan sát đứng trong đám đông.

Ông Patti còn ghi nhận ngay ngày này có những biểu tượng rùng rợn lên án chế độ thực dân, nhất là hình ảnh minh hoạ một người Việt Nam cúi đầu để lính Pháp chặt…

Ngay lúc này, 2020, chủ trương “sáng tạo” những câu chuyện ác độc để nói về đối thủ để che lấp cái ác của chế độ độc tài cộng sản vẫn còn nhan nhãn mọi miền. Tuổi trẻ sinh sau đẻ muộn bị nhồi nhét những điều không có thật. Một số thanh niên ngày nay làm Youtube, lãnh lương Mỹ trả đều đều hàng tháng, có người mua được nhà, xe hơi… Những con đường quanh co tuyệt đẹp trên vùng đồi núi hùng vĩ được Pháp tạo dựng trong những vùng dân tộc thiểu số miền Bắc, những buildings kiến trúc theo lối Tây Phương, những đường xe lửa, trường học, nhà thờ, v.v….Ngay cả những trí thức của cộng sản cũng được đào tạo từ trường lớp của Pháp như Võ Nguyên Giáp… Lòng đang nghĩ tới công lao người Pháp, ngưỡng mộ tinh thần khai phóng của họ, nhưng không tránh khỏi cái tuyên truyền của búa liềm đè nặng. Một nơi tại Lào Cai có trưng bày gọi là “di tích” người Pháp mổ bụng Việt Minh…

Sau lời tuyên bố của HCM là đến Võ Nguyên Giáp. Trong phạm vi ngoại giao với các nước, Giáp đã cố tình cho mọi người chú ý tới Hoa Kỳ và Trung Quốc (Tưởng Giới Thạch). Giáp nói họ là hai quốc gia đồng minh đã ủng hộ Việt Minh. Lạ lùng là Giáp không đá động gì tới Liên Sô, một đàn anh cộng sản quốc tế của Hồ. Ông Patti cũng không quan tâm gì tới lời phát biểu của Giáp. Sáng hôm sau, báo Đảng và điạ phương đăng tin Giáp ca ngợi Hoa Kỳ là đồng minh hỗ trợ tích cực cho tập đoàn HCM chống Pháp giành độc lập. Họ không hề đăng tin ông Patti đã chính thức từ chối đứng trên khán đài, mà chỉ đứng tại đám đông để quan sát. Đã có lần Patti yêu cầu phe Hồ nên gỡ biễu ngữ “đồng minh.” Vấn đề là phe Hồ bất chấp Hoa Kỳ và Pháp nghĩ họ thế nào, miễn sao lường gạt được dân chúng mà HCM cho là 95% mù chữ.

Sau khi đọc hết nguyên văn (transcript) của HCM được dịch ra tiếng Anh (translated and transmitted by radio to Kunning) tại buổi ra mắt, Patti liền viết tường trình về Washington DC. Patti ghi lại chi tiết HCM kể rất nhiều về tội của Pháp đối với người Việt Nam mà Patti cho là Hồ đã dựng chuyện quá mức tưởng tượng.

Ho was relentless in his accusations (page 251) – Hồ đã rất tàn nhẫn trong việc kết tội người khác.

(Lên án Pháp nặng nề như vậy, rồi 6 tháng sau HCM đội Pháp lên đầu ca ngợi, rước Pháp về cai trị, cho 15 ngàn quân đội Pháp về miền Bắc, ký Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946. Tại sao? Bởi vì phe cánh Pháp này là cộng sản đang nắm quyền trong chính phủ lâm thời)

Đến ngày nay khi đọc lại những giòng chữ này của tác giả Archimedes Patti khi viết về HCM, chúng tôi mới nhận ra những sự thật chắc hơn về giai đoạn lịch sử vô cùng phức tạp, mà những ứng xử của người lãnh đạo cơ quan tình báo OSS không thể cho là hời hợt. Có những tin cho rằng Patti đã thân thiện với phe Hồ và làm lợi cho họ. Người Pháp cũng đã nghĩ như vậy. Có lần ông Patti đã bị triệu hồi về Washington là vậy. Bộ máy tuyên truyền của nhà nước độc tài Hà Nội thì khó mà lường. Họ tuyên truyền, đăng tin tạo dựng, thủ đoạn, xanh vỏ đỏ lòng…

Vũ lực và dối trá. Lên án và trình bày tội ác của Đảng Cộng Sản Việt Nam không phải vì lòng thù hận riêng tư, mà phải là bổn phận của những ai còn quan tâm tới tiền đồ của dân tộc, quan tâm tới những thế hệ bị nhồi nhét những sai lầm vô bổ.

Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện với 27 năm tù cộng sản:

Ôi thằng Tây mà trước kia người dân không tiếc máu xương đánh đuổi
Nay họ xót xa luyến tiếc vô chừng
Nhờ vuốt nanh của lũ thú rừng
Mà bàn tay tên cai trị thực dân hoá ra êm ả!..
.

Là quỷ, là ma, là thú dữ?
Gian manh, tàn ác, đê hèn
Lũ cưỡi đầu, bóp cổ dân đen
Để gọi chúng, tiếng người không đủ chữ!

Bút Sử

Nguồn: Why Vietnam?, Archimedes L.A. Patti, 1980

No comments:

Post a Comment