; }

Wednesday, November 22, 2017

CƠ QUAN TÌNH BÁO BÍ MẬT NHẤT NƯỚC MỸ BỊ TIN TẶC CHẾ GIỄU


Một nơi làm việc của các chuyên gia điện toán tại cơ quan an ninh quốc gia NSA.


HOA THỊNH ĐỐN - Báo New York Times vừa mới công bố kết quả một cuộc điều tra, cho thấy chi tiết về cách thức Cơ Quan An Ninh Quốc Gia (NSA), cơ quan tình báo lớn nhất và bí mật nhất của Hoa Kỳ, đã bị tin tặc xâm nhập sâu xa trong năm qua.

Theo tờ báo cho biết hôm Chủ Nhật, 12 tháng 11, nhiều thứ vũ khí điện toán đắt tiền của NSA hiện đang được bán cho các quốc gia kể cả những nước thù địch, và những thứ vũ khí điện toán này đã được dùng trong những vụ tấn công trên không gian mạng đánh vào người dân.

Vì sự đột nhập của tin tặc, người ta nghi ngờ về khả năng của NSA để bảo vệ nước Mỹ. Các chuyên gia rất thắc mắc rằng liệu cơ quan này có thể làm được công việc được giao phó hay không.

Cơ Quan An Ninh Quốc gia, cơ quan tình báo lớn nhất và bí mật nhất của Mỹ, đã bị xâm nhập khá sâu bởi những tay tin tặc nặc danh, như được trình bày chi tiết trong một ấn phẩm của báo New York Times được công bố vào ngày Chủ Nhật.

NSA thu thập biên soạn những khối lượng dữ liệu khổng lồ về các công dân Mỹ, và tổ chức các cuộc tấn công trên mạng đánh vào những kẻ thù của Hoa Kỳ. Cơ quan này đã bị gây tổn thương sâu sắc bởi một nhóm được gọi là Shadow Brokers. Nhóm này được đăng tin hàng đầu trong năm vừa qua, liên quan đến vụ đột nhập điện toán.

Hiện giờ nhóm này đăng tải những thông điệp bí ẩn và chế nhạo cho bất cứ những nước nào hoặc cơ sở nào là thân chủ của NSA, trong số đó có những nước thù nghịch với Mỹ như Bắc Hàn và Nga, để họ biết NSA đã bị tin tặc thâm nhập như thế nào. Nhóm tin tặccho thấy NSA, qua việc bán các vũ khí điện toán, đã gây phí tổn rất lớn cho những người Mỹ đóng thuế.

Ông Jake Williams, một chuyên gia về an ninh mạng điện toán, trước đây từng làm việc trong nhóm tấn công tin học của NSA, nói với báo The NY Times, “Đây là một thảm họa ở nhiều cấp độ. Điều gây phiền toái là những người chịu trách nhiệm về việc này đã không bị đưa ra tòa.”

Ông Leon Panetta, cựu giám đốc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (CIA), nói với báo NY Times, “Những điều tiết lộ này đã gây tổn hại rất lớn cho ngành tình báo và các khả năng không gian mạng điện toán của chúng tôi. Mục đích căn bản của tình báo là có khả năng xâm nhập một cách hữu hiệu vào những kẻ thù địch của chúng tôi, để thu thập tin tức tình báo quan trọng. Tự bản chất, việc đó chỉ đem lại hiệu quả nếu bí mật được duy trì và các mật mã của chúng tôi được bảo vệ."

Hơn nữa, một làn sóng tội phạm trên mạng điện toán đã được nối kết với việc công bố những thứ vũ khí điện toán bị tiết lộ của NSA.

Một nguồn tin khác của NSA, người đã nói chuyện với báo The Times, mô tả cuộc tấn công đó là một phần do lỗi của NSA. Từ lâu NSA đã dành vị trí ưu tiên cho việc tấn công trên mạng điện toán, hơn là việc bảo vệ các hệ thống của cơ quan, theo nguồn tin này cho biết. Hậu quả là lúc này Hoa Kỳ phải bắt đầu lại các sáng kiến không gian điện toán, theo ông Panetta nói

Friday, September 22, 2017

BÍ ẨN ĐÀI PHÁT THANH MA HOẠT ĐỘNG TỪ THỜI LIÊN XÔ

Bản quyền hình ảnh iStock
Nằm giữa vùng đầm lầy ở Nga, cách không xa thành phố St Peterburg, có một cánh cổng vuông bằng kim loại. Phía sau những song sắt han gỉ là hàng loạt các cột phát sóng radio, những tòa nhà bỏ hoang và những đường dây điện được bao quanh bằng bức tường đá hộc.
Địa điểm bí mật này là tâm điểm của điều bí ẩn gợi nhắc về thời đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh.
Nơi đây được cho là trụ sở của đài phát thanh có tên "MDZhB", một đài không ai thừa nhận là người vận hành.

Hai mươi tư giờ mỗi ngày, bảy ngày trong tuần, trong suốt ba thập niên rưỡi qua, nơi này luôn phát đi một làn sóng đơn điệu, buồn tẻ. Cứ vài giây nó lại thêm vào một âm thanh thứ hai, như chiếc tàu ma hụ hồi còi trong sương mù. Sau đó những tiếng vo vo vẫn tiếp tục.
Một hoặc hai lần mỗi tuần, sẽ có một giọng đàn ông hoặc phụ nữ đọc vài từ tiếng Nga, như từ "dinghy" hay "chuyên gia nông học". Chỉ có vậy.
Bất cứ ai, bất cứ đâu trên thế giới cũng có thể nghe thấy, chỉ bằng cách đơn giản là chỉnh sóng đến dải tần số 4625 kHz.
Điều này quá bí ẩn, cứ như thế đài phát sóng được thiết kế bởi các tay theo đuổi thuyết âm mưu.
Hiện nay, đài có số lượng theo dõi trên mạng đến hàng chục ngàn, những người biết nó trìu mến dưới tên gọi "Đài Buzzer" (còi tàu). Nó kết hợp hai đài phát sóng bí ẩn tương tự nhau, đài "Pip" và "Squeaky Wheel" (Bánh xe Nhào lộn).
Những người hâm mộ thừa nhận rằng họ hoàn toàn không biết bản thân đang nghe cái gì. 
 Bản quyền hình ảnh iStock  

  Ai cũng có thể nghe được đài Buzzer, chỉ cần dò tới tần số radio 4625 kHz là được
Trên thực tế thì không ai biết gì cả. "Hoàn toàn không có thông tin gì về làn sóng đó," David Stupples, một chuyên gia về tình báo tín hiệu ở Đại học City University, London nói.

Vậy điều gì đang diễn ra?

Tần số trên được cho là thuộc về quân đội Nga, mặc dù họ không bao giờ thực sự thừa nhận.

Đài bắt đầu phát sóng vào thời điểm Chiến tranh Lạnh kết thúc, khi phe cộng sản suy yếu. Ngày nay, nó phát sóng từ hai địa điểm, tại St. Peterburg và một địa điểm gần Moscow.
Điều kỳ lạ là sau sự sụp đổ của Liên Xô, thay vì đóng cửa thì hoạt động của đài này lại tăng rõ rệt.
Có không ít giả thuyết giải thích đài Buzzer hoạt động vì mục đích gì - từ việc để giữ liên lạc với tàu ngầm cho đến việc liên hệ với người ngoài hành tinh.
Có một giả thuyết cho rằng đài này hoạt động như tín hiệu "Bàn tay Chết" (Dead Hand): trong trường hợp Nga bị tấn công hạt nhân, âm thanh vo vo sẽ kết thúc và hành động trả đũa sẽ được tự động kích hoạt. Không thắc mắc gì hết, những gì sẽ xảy ra sau đó là việc xóa sổ mọi thứ ở cả hai phe bằng hạt nhân.
Nói vậy thôi chứ mọi thứ không phải là quá kỳ quặc. Hệ thống này ban đầu là hệ thống tiên phong dưới thời Xô Viết, sử dụng hệ thống máy tính quét qua các làn sóng trong không khí để tìm những tín hiệu sự sống hoặc các rò rỉ phóng xạ hạt nhân.
Điều đáng báo động là rất nhiều chuyên gia tin rằng đài này vẫn đang tiếp tục được sử dụng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi đầu năm nay nói rằng "không ai có thể sống sót" khỏi một cuộc chiến hạt nhân giữa Nga và Hoa Kỳ.
Liệu đài Buzzer có tránh khỏi điều này?

Hiệu triệu gián điệp toàn cầu

Khi điều đó xảy ra, sẽ có các manh mối trong chính bản thân tín hiệu.
Giống như mọi đài phát thanh quốc tế, Buzzer hoạt động ở tần số khá thấp được gọi là "sóng ngắn". Điều này có nghĩa là nếu so sánh với các đài phát thanh địa phương, điện thoại di động và tín hiệu TV thì đài Buzzer có ít sóng đi qua một điểm trong mỗi giây hơn. Điều đó cũng có nghĩa là chúng được truyền đi xa hơn.

Trong khi bạn khó có thể bắt được một kênh radio địa phương nếu bạn không có mặt tại chỗ, chẳng hạn như nghe kênh BBC London, thì những trạm phát sóng ngắn như BBC Thế giới Vụ lại được phát tới những khán giả ở những nơi xa xôi như Senegal hay Singapore. Cả hai kênh đều phát sóng từ cùng một tòa nhà. 
 Bản quyền hình ảnh Public Domain/ US DoD  

  Nếu như hệ thống 'bàn tay chết' không phát hiện ra những tín hiệu phát ra từ cấp quân sự được định sẵn, nó sẽ tự động kích hoạt hành động trả đũa
Sóng vô tuyến điện được truyền đi là nhờ vào "sóng trời". Các tín hiệu radio ở tần số cao chỉ có thể di chuyển theo một đường thẳng, và rốt cuộc sóng sẽ mất khi gặp phải vật cản hoặc sau khi di chuyển được một khoảng cách nhất định.
Nhưng tần số sóng ngắn có một 'mánh' riêng để tránh được trở ngại đó - chúng đẩy các hạt điện tích lên tầng khí quyển cao hơn, và điều đó khiến sóng di chuyển theo đường zig-zag qua lại giữa mặt đất và bầu trời, di chuyển xa hơn đến hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn dặm.

Điều này đưa chúng ta quay trở lại với giả thuyết Bàn tay Chết. Như ta biết, sóng ngắn hiện được sử dụng rất rộng rãi. Ngày nay, sóng ngắn được dùng trên tàu, máy bay và trong quân đội để truyền tin giữa các lục địa, đại dương và dãy núi.
Nhưng cũng có một trở ngại.
Tầng khí quyển nơi tiếp nhận các hạt điện tích không phải là một tấm gương phẳng mà là một lớp sóng, cứ gợn nhấp nhô, dập dềnh như bề mặt đại dương. Vào ban ngày, tầng sóng này dâng cao dần lên phía không trung, còn vào ban đêm, nó hạ dần xuống phía mặt đất.
Nếu bạn muốn đảm bảo chắc chắn là kênh radio của mình đến được với các thính giả ở bên kia địa cầu - và nếu bạn sử dụng đài để đưa ra dấu hiệu cho một cuộc chiến hạt nhân - thì tần số phát sóng cần phải được thay đổi phù hợp, tương ứng với từng thời điểm trong ngày để duy trì được phạm vi phủ sóng liên tục. Đây là cách mà BBC Thế giới Vụ luôn áp dụng. Nhưng Đài Buzzer thì không.
Một ý kiến khác cho rằng đài phát thanh này tồn tại để "phát ra" xem tầng các hạt điện tích có thể di chuyển được bao xa. "Để có kết quả tốt từ các hệ thống radar mà người Nga dùng để phát hiện tên lửa, bạn cần biết điều này," Stupples nói. Tín hiệu càng tốn nhiều thời gian để đi lên trời và đi xuống thì tần số sóng nó càng phải cao.
Nhưng mà vẫn không đúng. Để phân tích độ cao của tầng các hạt điện tích thì tín hiệu sẽ thường có một âm thanh nhất định, như tiếng còi xe hơi chẳng hạn. "Chúng nghe không có gì là giống đài Buzzer cả," Stupples nói.
Đáng ngạc nhiên thay, có một đài phát sóng khác có một vài điểm tương đồng nổi bật.
Đài "Lincolnshire Poacher" (Những tay săn trộm ở Lincolnshire) hoạt động từ giữa thập niên 1970 cho đến năm 2008.
Cũng như đài Buzzer, người ta có thể nghe nó từ bên kia địa cầu. Cũng như Buzzer, nó phát sóng từ một địa điểm bí mật, được cho là ở đâu đó tại Cyprus. Và cũng như đài Buzzer, quá trình truyền sống của nó chỉ thuần túy là kỳ quặc.
Và đầu mỗi giờ, đài này sẽ chơi một hoặc hai dòng ca khúc của một bài dân ca Anh, bài Lincohnshire Poacher.
"Ồ đây niềm vui của tôi dưới đêm tỏa rạng
Vào mùa trong năm
Khi tôi học việc ở Lincolnshire nổi tiếng
Tôi đã phục vụ ông chủ gần bảy năm ròng"
Sau khi lặp lại đoạn ca khúc này 12 lần, nó bắt đầu đọc các thông điệp bằng một giọng mũi của nữ, đọc các dãy năm chữ số "1-2-0-3-6" bằng một giọng Anh trau chuốt, kiểu cách.
Liệu sự trùng hợp này có giúp 'giải mã' được sự bí hiểm của đài Buzzer? Mời các bạn xem trong bài Cuộc bố ráp trụ sở Arcos của Liên Xô tại London.

 

Cuộc bố ráp trụ sở Arcos của Liên Xô tại London


Sau vụ Arcos bị bố ráp tại London, người Nga nhận ra rằng họ cần có cách liên lạc có độ an toàn cao hơn với các điệp viên hoạt động ở nước ngoài

Cộng đồng Hợp tác Toàn Nga (Arcos) là một tổ chức thương mại quan trọng, chịu trách nhiệm quản lý giao dịch giữa Anh Quốc và Liên bang Xô Viết thời đầu. Hay ít nhất, đó là điều họ nói họ đã làm.
Vào tháng 5/1927, vài năm sau khi một điệp viên của Anh tóm được một nhân viên lẻn vào văn phòng tin tức cộng sản ở London, cảnh sát ập vào tòa nhà của Arcos. Tầng hầm gắn đầy các thiết bị chống xâm nhập và họ khám phá ra một căn phòng bí mật không có tay nắm cửa, bên trong các công nhân đang vội vã đốt nhiều tài liệu.

"Đó là sự nhầm lẫn của mệnh lệnh đầu tiên trong việc thực hiện cuộc bố ráp," Anthony Glees, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu An ninh và Tình báo tại Đại học Buckingham cho biết.
Để biện minh cho lý do tiến hành cuộc bố ráp đó, thủ tướng Anh thậm chí đã phải đọc to nội dung một số điện tín đã được giải mã trước Hạ Viện.
Kết quả là người Nga đã phải sáng chế lại toàn bộ cách mã hóa tin nhắn. Gần như chỉ qua đêm, họ chuyển thành "mật mã dùng một lần". Theo hệ thống này, một mã khóa mặc định được người gửi tin nhắn tạo ra và chỉ chia sẻ cho người nhận tin. Chừng nào mà mã khóa này thực sự là ngẫu nhiên đến mức hoàn hảo, thì mật mã không thể bị phá. Giờ chẳng còn lo lắng ai có thể nghe tin nhắn của họ nữa.
Vậy là đến thời của các "trạm số"- là các kênh phát thanh chỉ phát đi các tin nhắn đã được mã hóa cho các điệp viên hoạt động ở khắp nơi trên thế giới. Người Anh cũng nhanh chóng dùng cách này: Nếu bạn không thể đánh bại họ, hãy gia nhập cùng họ, như cách người Anh nói.
Để tạo ra một mã số hoàn toàn ngẫu nhiên là việc tương đối khó khăn. Lý do là bởi một hệ thống chịu trách nhiệm là việc đó về bản chất lại hoàn toàn có thể đoán được - đó chính xác là điều người ta muốn tránh. Thế là các nhân viên ở London nghĩ ra một giải pháp rất thông minh.
Họ treo một micro bên ngoài một cửa sổ trên đường Oxford Street và ghi âm các âm thanh giao thông.
"Có thể có một chiếc xe bus bấm còi cùng lúc khi một cảnh sát la lớn. m thanh này là độc đáo duy nhất, nó sẽ không xảy ra lại lần nữa," Stupples nói. Sau đó họ chuyển âm thanh này thành một mã ngẫu nhiên.
 Bản quyền hình ảnh iStock

Tất nhiên, điều này không thể ngăn cản người ta cố tìm cách phá khóa. Trong Thế Chiến thứ Hai, người Anh nhận ra trong thực tế họ có thể giải mã được các tin nhắn này, nhưng họ cần phải chạm tay được vào cái mật mã dùng một lần dùng để mã hóa chúng.
"Chúng tôi nhận ra rằng người Nga sử dụng các tờ giấy hết hạn của các mật mã một lần làm giấy vệ sinh ở trong các bệnh viện quân y của Nga ở Đông Đức," Glees nói. Khỏi phải nói, các sĩ quan tình báo Anh sớm lập tức lùng sục tìm kiếm các nội dung trong nhà vệ sinh của phe Xô Viết.

Chuẩn bị phát động chiến tranh?

Cách truyền thông tin mới quá hiệu quả. Chẳng bao lâu, số lượng các đài phát sóng số xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Có những cái tên hoa mỹ được đặt cho các kênh, như "Nancy Adam Susan", "Russian Counting Man" (Người Nga đếm người) và "Cherry Ripe" (Anh đào chín) - đài phát thanh chị em của đài Lincolnshire Poacher, cũng phát các đoạn nhạc dân ca Anh.

Ít nhất về mặt tên gọi, Đài Buzzer hợp ngay với nhóm này.
Trong bài Bí ẩn đài phát thanh ma hoạt động từ thời Liên Xô, chúng ta đã biết đài Buzzer phát sóng đều đặn mỗi ngày từ một nơi nào đó gần St Petersburg của Nga từ suốt 35 năm qua với nội dung hầu như chỉ là một làn sóng đơn điệu, buồn tẻ.
Cách truyền thông tin mới cũng phù hợp với hàng loạt vụ bắt giữ tại Hoa Kỳ vào năm 2010. Cục điều tra Liên bang FBI nói họ đã phá tan một mạng lưới gián điệp Nga "ẩn mình kín và lâu dài", được cho là đã nhận chỉ thị qua các tin nhắn mã hóa bằng sóng ngắn radio, đặc biệt là trên tần số 7887 kHz. 
 Bản quyền hình ảnh Getty Images

  Các thông điệp sử dụng mật mã dùng một lần đạt độ an toàn cao, không thể bị bẻ khóa
Giờ đây Bắc Triều Tiên cũng đã tham gia hoạt động này. Vào ngày 14/4/2017, đài phát thanh Bình Nhưỡng bắt đầu phát đi: "Tôi đang đưa ra các tổng kết công việc về các bài học công nghệ thông tin tại đại học sư phạm vùng sâu vùng xa dành cho điệp viên viễn chinh Số 27." Thông điệp quân sự không được che giấu kín đáo này theo sau đó là hàng loạt các con số trang giấy - Số 69 trang 823, trang 957 - nghe rất giống như một mật mã.
Thật đáng ngạc nhiên rằng các đài phát sóng số vẫn còn được sử dụng - nhưng chúng có một ưu thế đáng kể. Tuy người ta có thể đoán được ai là người đang phát sóng nhưng bất cứ ai cũng có thể nghe được thông điệp, vì vậy bạn không thể biết thông điệp đang được gửi cho ai. Điện thoại di động và internet có thể nhanh hơn, nhưng nếu mở một tin nhắn hay email gửi đi từ một tổ chức tình báo đã được tên là bạn đã có thể bị lộ tẩy ngay.

Có một giả thuyết nghe thuyết phục: Đài phát thanh Buzzer được giấu ở một nơi thanh thiên bạch nhật, chỉ huy một mạng lưới gián điệp Nga bất hợp pháp khắp nơi trên thế giới. Chỉ có một vấn đề. Đài Buzzer không bao giờ phát đi một thông điệp số nào.
Điều này không hẳn đã là vấn đề, vì mật mã dùng một lần có thể dùng để diễn dịch bất cứ gì - từ các từ ngữ mã hóa cho đến các đoạn diễn văn bị cắt xén. "Nếu cuộc gọi điện thoại này được mã hóa, bạn sẽ nghe thấy "…enejekdhejenw…", nhưng thông điệp này sẽ xuất hiện ở đầu dây bên kia với nội dung hoàn toàn bình thường," Stupples nói. Nhưng điều này có thể để lại những manh mối trong tín hiệu.
Để gửi thông tin qua làn sóng phát thanh, cần thiết nhất là bạn phải điều chỉnh tần số và khoảng cách của các đợt sóng truyền tin. Ví dụ, hai làn sóng thấp trong một lần có nghĩa là x, hoặc ba làn sóng gần nhau có nghĩa là y. Khi một tín hiệu mang thông tin, thay vì gọn gàng, thậm chí ngay cả các con sóng bị ngắt quãng đều đều như những gợn sóng trên đại dương, thì bạn sẽ nhận được sóng như một cái bóng mờ nhòe của một dải điện tâm đồ.
Đài Buzzer thì không phải vậy. Thay vào đó, rất nhiều người tin rằng đài phát sóng là một hỗn hợp của hai thứ. Những tiếng vo vo liên tiếp chỉ là cách để khẳng định rằng "làn sóng này là của tôi, làn sóng này là của tôi…" qua đó không cho người khác sử dụng làn sóng đó.
Người ta cho rằng nó chỉ trở thành trạm phát sóng số vào thời điểm khủng hoảng, ví dụ như khi Nga bị xâm lược. Sau đó nó có thể có tác dụng hướng dẫn mạng lưới điệp viên toàn thế giới và quân lực của họ đang chờ đợi ở các vùng xa xôi. Xét cho cùng thì đó là một quốc gia có kích cỡ lớn gấp 70 lần Anh Quốc.
Có vẻ như họ đã tập luyện. "Vào năm 2013, họ phát đi một thông điệp đặc biệt. 'LỆNH 135 ĐƯỢC BAN HÀNH' - đó được cho là một tin nhắn thử nghiệm yêu cầu sẵn sàng chiến đấu," Māris Goldmanis, một người đam mê đài phát thanh đã nghe đài này từ nhà của ông tại một quốc gia vùng Baltic, nói.
Bí ẩn của đài phát thanh Nga có thể đã được giải mã. Nhưng nếu những người hâm mộ của đài này lý giải đúng, thì hãy cùng hy vọng là những tiếng vo vo sẽ không bao giờ ngừng lại.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Sunday, September 10, 2017

CHỖ ĐỨNG NÀO CHO MẶT TRẬN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM

Phạm Trần

06/Sep/2017

Trong một bài viết trên báo Gíao dục Việt Nam (GDVN) ngày 31/08/2017, Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Cộng sản Việt Nam (CSVN), Tiến sĩ Trần Công Trục viết rằng:”Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là chính phủ hợp pháp được ra đời từ thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Cách mạnh niền Nam Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Thắng lợi của đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân miền Nam Việt Nam là đã lật đổ chính thể Việt Nam Cộng hòa, và lập ra một cách hợp pháp Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Tính chính danh của chính thể Việt Nam Cộng hòa về mặt đối nội và đối ngoại đã bị xóa bỏ hoàn toàn ngay sau khi Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, ngày 30/4/1975.”

Nhưng điều được gọi là “thắng lợi” ấy từ đâu mà có ? Chính phủ và quân độị của nhà nước Cộng sản đội lốt “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” ở miền Bắc đã đóng vai trò gì trong “thắng lợi” này. Và liệu tổ chức gọi là “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam” và “Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam” có thể làm nên cơm cháo gì nếu không có quân miền Bắc xâm lược miền Nam ?

Vì vậy nếu chỉ nói mà không nói cho hết ngọn nguồn của những Tổ chức hữu danh vô thực như : Đảng nhân dân Cách mạnh niền Nam Việt Nam; Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (và) Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thì lịch sử sẽ thành ngụy sử.

THẾ NÀO LÀ BÙ NHÌN, TAY SAI ?

Vậy trước hết hãy thử tìm hiểu thế nào là bù nhìn, là tay sai ?

Ta hãy cùng nghe ông Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đức Cường, nguyên Viện trưởng Viện sử học, hiện là Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đồng thời là tổng chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam mới phát hành ngày 18-8-2017, giải thích tại sao “các nhà sử học “ của đảng CSVN đã “thống nhất bỏ tên gọi ngụy quyền đối với chế độ Việt Nam Cộng Hòa”

Ông nói:”Bản chất chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn theo chúng tôi không có gì thay đổi cả. Đấy là một chính quyền được dựng lên từ đô la và vũ khí, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ, ngăn chặn chủ nghĩa Cộng Sản lan xuống vùng Đông Nam Á, đồng thời chia cắt đất nước Việt Nam một cách lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Điều đó không có gì nghi ngờ cả".

"Thứ hai, quân đội Sài Gòn thực chất được Mỹ trang bị hoàn toàn và quan trọng hơn là thực hiện mưu đồ của Mỹ. Đó cũng là một đội quân đi đánh thuê. Thực chất các nhà sử học không có một đánh giá nào khác so với thời gian trước đây".

"Nhưng về cách gọi, chúng tôi nghĩ rằng trong một văn bản khoa học, mình gọi trung tính vẫn hơn là ngụy quân, ngụy quyền. Bởi vì cách gọi này mang tính biểu cảm, miệt thị cho nên chúng tôi gọi là quân đội Sài Gòn và chính quyền Sài Gòn". (Lan Hương, RFA, 21/08/2017)

Lời nói sặc mùi kỳ thị, chủ quan và xuyên tạc của ông Cường đã lột mặt gỉa tạo được gọi là “trung tính” khi bỏ lối gọi xách mé, thù hận và mặc cảm “ngụy quân, ngụy quyền” bằng “quân đội Sài Gòn và chính quyền Sài Gòn”.

Ông Cường cũng đã trắng trợn xuyên tạc vì Mỹ không biến miền Nam thành một “thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ”.

Và Quân đội Việt Nam Cộng hòa chưa hề là “một đội quân đi đánh thuê” cho bất cứ ai. Có chăng là khi VNCH bị miền Bắc xâm lược thì được Hoa Kỳ và các nước Đồng mình giúp để chiến đấu tự vệ chống lại cuộc xâm lăng không thể chối cãi được của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nếu vẫn còn nghi ngờ thì ông Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đức Cường và các nhà viết sử Cộng sản hãy đến khấn vái trước di ảnh nguyên Tổng Bí thư Lê Duẩn để nghe ông nói:”Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cho cả nhân loại, đánh cho cả bọn xét lại đang đâm vào lưng ta.” (Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, Nhà xuất bản. Văn Nghệ, 1997, tr. 422)

Như vậy thì lịch sử đã nói rõ “ai là kẻ đánh thuê”, phải không ?

Tại sao như thế ? Bởi vì tất cả những tổ chức mang tên “miền Nam Việt Nam” không hòan toàn do người miền Nam chủ động mà lại do những người Cộng sản nằm trong đảng Lao Động Việt Nam (Cộng sản) , công khai thành lập và chỉ huy.

Tên gọi đảng Lao Động Việt Nam, được sử dụng từ tháng 2 năm 1951 tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II ở Tuyên Quang, vì nhu cầu chính trị để sửa sai những lỗi lầm khi còn mang tên Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh thành lập ngày 3 tháng 2 năm 1930.

Sau đó tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, được tổ chức vào năm 1976 sau khi chấm dứt Chiến tranh , tên Đảng lại được đổi lại thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

NGUỒN GỐC KHUẤY PHÁ TRONG NAM

Để chứng minh cho tham vọng gây chiến, phá hoại Việt Nam Cộng hòa của ông Hồ và đảng CSVN, tài liệu Bách kha toàn thư mở viết:”Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III được tổ chức tại Hà Nội vào năm 1960 chính thức hóa công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc, tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó và đồng thời tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tại miền Nam. Tại miền Nam, đảng bộ Miền Nam năm 1962 công khai lấy tên Đảng Nhân dân cách mạng Miền Nam, là thành viên và lãnh đạo Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam , tuyên truyền chủ nghĩa Marx - Lenin (thành phần Mặt trận còn có Đảng Dân chủ, và Đảng Xã hội cấp tiến và các tổ chức,... do những người cộng sản chủ trương thành lập).”

Nghị quyết của Đại hội III của Đảng Lao động Việt Nam,từ ngày 5 - 10/9/1960 đã viết :”Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược:

“Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.

Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau.

Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội là một nhiệm vụ tất yếu sau khi đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm cho miền Bắc được ngày càng vững mạnh về mọi mặt thì càng có lợi cho cách mạng giải phóng miền Nam, cho sự phát triển của cách mạng trong cả nước, cho việc gìn giữ và củng cố hòa bình ở Đông Dương, Đông - Nam á và thế giới.

Vì vậy, tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc tiến hành trong khi ở miền Nam phải ra sức tập hợp mọi lực lượng dân tộc và dân chủ, mở rộng và củng cố khối đoàn kết dân tộc, cô lập đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng, thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh củng cố hòa bình, thống nhất Tổ quốc. Vì vậy phương châm tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là: xây dựng miền Bắc, chiếu cố miền Nam.”

Sau Đại hội đảng III, theo tài liệu Bách khoa toàn thư mở thì:”

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được chính thức thành lập vào ngày 20 tháng 12 năm 1960 tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành (nay là Tân Biên) trong vùng căn cứ của mình ở tỉnh Tây Ninh, với thành phần chủ chốt là lực lượng Việt Minh (Việt Nam độc lập đồng minh (tên chính thức trong nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ) hoạt động bí mật ở miền Nam. Lãnh đạo ban đầu là Võ Chí Công, Phùng Văn Cung, Huỳnh Tấn Phát. Huỳnh Tấn Phát giữ chức vụ Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương.”

Sau đó, tại tại Đại hội lần thứ nhất khai mạc ngày 16 tháng 2 năm 1962 tại Tân Biên (Tây Ninh) chính thức bầu Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch.

Tuy nhiên ai cũng biết Tổ chức này được thành lập dưới sự hậu thuẫn của chính phủ và quân đội Cộng sản Việt Nam.

Vì vậy, các tài liệu phổ biến trên Internet đã viết:”Mặt trận đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam và Trung ương Cục miền Nam. Những người Cộng sản miền Nam hoạt động dưới danh nghĩa Đảng Nhân dân cách mạng Việt Nam, hoạt động công khai và là thành viên tham gia Mặt trận. Trung ương Cục Miền Nam là tổ chức đại diện Đảng Lao động trong Nam, hoạt động bí mật (đến 1969 công khai), thời kỳ chiến tranh không công khai về vai trò chỉ đạo (trong khi Đảng Nhân dân Cách mạng là đảng hoạt động công khai), trực tiếp chỉ đạo hay phối hợp với Trung ương Mặt trận - Chính phủ, với Ban dân vận Trung ương Cục (phụ trách dân vận - mặt trận - chính quyền) là cầu nối. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt đại diện tại căn cứ địa của Mặt trận (và Chính phủ cách mạng sau này), và Mặt trận (Chính phủ cách mạng lâm thời) đặt đại diện tại Hà Nội.”

Tài liệu viết tiếp:”Từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 6 năm 1969, Đại hội Đại biểu Quốc dân miền Nam Việt Nam, mà Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là nòng cốt, cùng với Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam do Luật sư Trịnh Đình Thảo làm chủ tịch, đã bầu ra Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch, và Hội đồng Cố vấn Chính phủ do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch.”

Vậy cái chính phủ này quan hệ với miền Bắc như thế nào ?

Bách khoa toàn thư mở viết:”Trong quan hệ với Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam khẳng định chủ quyền ở miền nam Việt Nam, nhưng không từ chối các tuyên bố về chủ quyền cả nước của Việt Nam Dân chủ cộng hòa (tình trạng một quốc gia nhiều nhà nước-mô hình liên bang). Hai miền lập đại diện. Về phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, công nhận Cộng hòa Miền Nam Việt Nam là chính quyền hợp pháp ở Miền Nam Việt Nam, do đó các văn kiện của nhà nước này có lúc khẳng định có hai chính thể độc lập nhau, nhưng có lúc vẫn khẳng định Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là của cả nước, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam có chủ quyền tại Miền Nam.”

Tài liệu cũng viết rõ:”Ngày nay Nhà nước Việt Nam khẳng định Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, cũng như các mặt trận trước đó và sau này là các tổ chức chính trị - xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện các nhiệm vụ đoàn kết toàn dân dưới lá cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam để đạt mục tiêu chính trị do Đảng đề ra.”

Về những nhân vật Mặt trận GPMN được miền Bắc dựng lên, đáng kể hơn là là Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (1910-1996), Chủ tịch Mặt trận Giải phóng miền Nam. Trước khi qua đời, ông được đảng CSVN cho giữ chức Phó Chủ tịch nước rồi Chủ tịch Quốc hội.

Người thứ hai là Kỹ sư Huỳnh Tấn Phát (1913-1989), nguyên Chủ tịch Chính phủ gọi là Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã được bí mật kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 5 tháng 3 năm 1945.

Người thứ ba là bà nguyên Bộ trưởng Ngọai giao của Chính phủ Việt Cộng Nguyễn Thị Bình (sinh năm 1927), được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1948 vì vậy bà được trao Huy chương 70 năm tuổi đàng ngày 31/08/2017.

Ngoài ba nhân vật chóp bu này, nhiều trí thức miền Nam theo Việt Cộng đã quay ra chống đảng CSVN sau khi chiến tranh kết thúc. Nổi bật nhất là Luật sư Trương Như Tảng , nguyên Bộ trưởng Tư pháp trong Chính phủ Huỳnh Tấn Phát.

Nhưng về sau, ông Tảng (sinh ngày 19/05/1923) công khai bất đồng với Chính quyền Cộng sản vì không thi hành chính sách hòa giải hòa hợp dân tộc sau 1975.

Ngày 25 tháng 8 năm 1978, Trương Như Tảng xuống thuyền vượt biển và hơn một tuần sau thì được một tàu hàng Singapore chở tới đảo Galang, thuộc Indonesia. Sau này ông sinh sống ở Pháp.

Trong hồi ký viết bằng tiếng Pháp, Mémoire d'un Vietcong (Hồi ký của một Việt Cộng), ông đã tố cáo chính sách cai tri hà khắc của đảng CSVN đối với “những người miền Nam thua trận”.

Người thứ hai phải kể là cựu chiến binh Nguyễn Hộ (1916-2009) trong Mặt trận Giải phóng miền Nam.

Theo Bách khoa Tòan thư mở thì:”Ông là một trong số lãnh đạo hàng đầu của “Câu lạc bộ Những người Kháng chiến cũ” cùng với các ông La Văn Lâm, Đỗ Trung Hiếu, Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Tạ Bá Tòng và thượng tướng Trần Nam Trung. Tờ báo Truyền thống Kháng chiến của nhóm này ra mắt số đầu tiên vào tháng 9 năm 1988 nhưng sau đó vì quan điểm bị cho là chỉ trích chính quyền nên báo buộc phải đình bản. Tổ chức này năm 1989 cũng bị chính quyền giải tán.

Bất bình, ông từ bỏ Đảng năm 1991 sau hơn 53 năm trong đảng. Sau đó ông bị bắt và quản thúc tại gia vì tội "chống Đảng".

Từ đó ông càng phản đối mãnh liệt hơn qua những văn bản như bài luận "Giải pháp Hòa hợp Hòa giải" và cuốn sách “Quan điểm và cuộc sống”. Sách của ông kêu gọi Đảng Cộng sản Việt Nam hãy từ bỏ Chủ nghĩa Marx-Lenin. Cũng vì quan điểm của ông mà ông bị nhà chức trách bắt lần thứ hai năm 1994. Theo ông Việt Nam ở thời điểm năm 2008 chỉ có độc lập chứ không có tự do.”

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đã trao ông giải thưởng Hammett-Hellman (Giải Tự do Phát biểu).

Ông mất ngày 2 tháng 7 năm 2009, thọ 93 tuổi.

Cũng không nên quên, khi giao chiến ở miền Nam, các đơn vị quân miền Bắc đều treo cờ Mặt Trận Giái Phóng miền Nam ở những vùng đất tạm chiếm để tuyên truyền bịp bợm, hay trên cây ăng ten của xe Tăng để diễu hành phô trương. Tiêu biểu cho hình ảnh này là chiếc xe tăng của quân đội miền Bắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.

Như vậy rõ ràng những gì mà sách báo của nhà nước CSVN viết về Tổ chức MTGPMN, hay Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CMLTCHMNVN) cũng cần phải “giảo nghiệm” xem chúng đã phản ảnh được bao nhiêu phần trăm “bù nhìn” và “tay sai” cho đảng và quân đội CSVN.

Nếu cứ nhắm mắt nói bừa cho cái chính danh gỉa tạo thì lịch sử sẽ thành “nát sử”. -/-

Phạm Trần

(09/017)

Monday, August 14, 2017

NSA : CƠ QUAN TÌNH BÁO QUYỀN LỰC NHẤT NƯỚC MỸ

Cơ quan tình báo an ninh quốc gia tối mật của Mỹ gần đây bất đắc dĩ phải thấy tên của mình xuất hiện trên khắp các mặt báo, khi cựu nhà thầu an ninh, người bị coi là “kẻ phản bội nước Mỹ” Edward Snowden không ngừng lộ thông tin về hoạt động do thám điện tử rộng khắp của cơ quan này.

Cả hai nước Pháp và Mexico vừa qua đều yêu cầu lời giải thích từ phía Mỹ sau khi Snowden tiết lộ thông tin mới nhất, cáo buộc Cơ quan an ninh quốc gia (NSA) đã bí mật theo dõi hàng chục triệu liên lạc điện thoại ở Pháp và hack tài khoản thư điện tử của Tổng thống Mexico Felipe Calderon.
 
Đạo diễn phim Hollywood và tiểu thuyết gia đã làm cho Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) nổi tiếng với những điệp viên ngầm, nhưng trong kỷ nguyên số, cơ quan áp dụng công nghệ cao như NSA là cơ quan khó bị thu thập thông tin nhất trong số 16 cơ quan tình báo của Mỹ. Điều mấu chốt để cơ quan này ra quyết định và lên kế hoạch quân sự chính là hoạt động tình báo.
 
NSA dùng các siêu máy tính, các nhà ngôn ngữ học và các nhà toán học chuyên mở khóa để giám sát các hoạt động điện tử. Cơ quan này được các chuyên gia đánh giá là tổ chức gián điệp kỹ thuật số quyền lực nhất thế giới, chuyên thu thập các cuộc nói chuyện điện thoại và trao đổi thư điện tử.
 
Được thành lập sau Thế chiến II nhằm tránh bị tấn công bất ngờ kiểu như vụ Trân Châu Cảng, NSA “đã tự phát triển thành cơ quan tình báo lớn nhất, bí mật nhất và có khả năng là thâm nhập sâu nhất kể từ khi được thành lập”. Đây là đánh giá của James Bamford, tác giả các cuốn sách giúp hé mở về hoạt động của NSA.
 
Với dịch vụ giải mã là trung tâm, Tổng thống Harry Truman đã thành lập NSA theo một chỉ thị bí mật vào năm 1952, cho phép cơ quan này tự do theo dõi Liên bang Xô Viết và lần theo các liên lạc ra và vào nước Mỹ.
 
Nhân viên của cơ quan bí mật này sẽ khai báo họ làm việc ở Bộ Quốc phòng, vì vậy mà NSA còn có biệt danh là “No Such Agency” (Không có cơ quan nào) hay “Never Say Anything” (Không bao giờ nói gì).
 
Trong khi CIA có thể đột nhập vào một tòa nhà để cài “rệp” (thiết bị nghe lén), NSA phụ trách thông tin “chuyển động”, thu thập dữ liệu được truyền qua cáp viễn thông hoặc qua sóng radio.
 
Quốc hội Mỹ đã ra chỉ dẫn pháp lý bao quát hơn và cũng nghiêm ngặt hơn vào những năm 1970 sau khi một cuộc điều tra của Thượng viện phát hiện một loạt những lạm dụng của chính quyền, như sử dụng NSA để theo dõi người Mỹ tham gia phản chiến và các cuộc biểu tình khác.
 
NSA không chỉ phụ trách toàn bộ “thông tin tình báo truyền tin”, mà người đứng đầu cơ quan này còn đứng đầu Bộ chỉ huy Mạng của quân đội, chịu trách nhiệm chiến tranh điện tử. Chính vì vậy NSA đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho các mạng máy tính trước các cuộc tấn công mạng.
 
Ngân sách cho NSA luôn là một bí mật, nhưng cơ quan này được cho là cơ quan lớn nhất trong cộng đồng tình báo. Theo cuốn sách “Top Secret America” của hai nhà báo Dana Priest và William Arkin, ngân sách cho cơ quan này đã tăng gấp đôi kể từ vụ tấn công khủng bố 11/9/2001.
 
NSA, với trụ sở rộng lớn ở Fort Meade, Maryland, đông bắc Washington, có lối thoát riêng ra đường cao tốc cho nhân viên. Số nhân viên làm cho NSA cũng là một bí mật, mặc dù một quan chức cấp cao từng đùa rằng lực lượng lao động của cơ quan này vào khoảng 37.000 tới 1 triệu.
 
Kể từ khi Internet ra đời và trước yêu cầu cấp thiết phải thu thập thông tin tình báo về al-Qaeda sau vụ 11/9, NSA đã phát triển nhanh chóng, thuê hàng chục ngàn nhà thầu, giống như Snowden, để quản lý các hoạt động rộng lớn cũng như cần phải có các chuyên gia mật mã, các nhà ngôn ngữ, các kỹ sư điện tử và các nhà kỹ thuật khác.
 
Trong những năm đầu, NSA thừa hưởng chương trình có tên gọi “Shamrock”, trong đó cơ quan này ngăn chặn tới 150.000 thông tin điện tín trong vòng một tháng, với sự giúp đỡ của các công ty của Mỹ.
 
Giờ đây, theo “Top Secret America”, mỗi ngày NSA chặn hơn một tỷ thư điện tử, cuộc gọi điện thoại và các dạng liên lạc khác.
 
Để lưu giữ được một lượng dữ liệu khổng lồ trên, NSA đang xây dựng một trung tâm lưu trữ lớn ở sa mạc Utah, với trị giá 2 tỷ USD. Nơi đây sẽ là một “bầu trời” máy tính cho NSA.
 
Đây không phải là lần đầu tiên Washington hay cụ thể hơn là NSA bị cáo buộc do thám các đồng minh, các chính phủ thân thiện với Mỹ, nhằm giành thế “thượng phong” về ngoại giao cũng như thương mại. Trong những năm 1920, các nhà giải mã ở cơ quan tiền nhiệm của NSA, cục mã hóa hay “phòng đen”, đã do thám các đồng minh và Nhật Bản trong các cuộc đàm phán về một hiệp ước giải giáp vũ khí của hải quân.
 

Theo AFP

Wednesday, August 2, 2017

CỤC AN NINH QUỐC GIA HOA KỲ ĐỒNG Ý NGĂN CHẶN BỘ SƯU TẬP CÁC E-MAIL




Cục An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã đồng ý ngăn chặn bộ sưu tập các email của người Mỹ thảo luận về các mục tiêu tình báo nước ngoài, mặc dù sự ngăn chặn toàn diện này vẫn còn chưa rõ ràng.Theo một quan chức Hoa Kỳ đã trực tiếp làm quen với quyết định này, NSA đã đồng ý ngừng tiến hành giám sát "mọi nơi" theo một cơ quan pháp luật quan trọng năm 2008, gọi là mục 702 của Đạo luật giám sát tình báo nước ngoài (Fisa).Tuy nhiên, NSA có các cơ quan có thẩm quyền khác để thu thập số tiền đáng kể của cùng một loại thông tin liên lạc của Mỹ, bao gồm một trật tự điều hành thời Ronald Reagan, được biết đến như là 12333. NSA đã không cho biết liệu bộ sưu tập "mọi nơi" sẽ ngừng bán buôn hay không , Hoặc đơn thuần di chuyển đến một cơ quan pháp luật khác.Mặc dù NSA tiếp tục bảo vệ tính hợp pháp của sự giám sát mà họ đang kiềm chế, họ đã thừa nhận rằng quyết định này theo sau một cuộc rà soát nội bộ xác định rằng nó đã vi phạm các ràng buộc đã đồng ý với một tòa án giám sát bí mật. Họ gọi những vi phạm đó là "vô ý".Giám đốc điều tra của Hoa Kỳ đã bảo đảm các quan chức tình báo rằng họ sẽ hạn chế sự can thiệp vô hạn của  họ đối với các thông tin liên lạc của Hoa Kỳ chuyển tiếp Internet, được gọi là bộ sưu tập "thượng lưu", theo mục 702 cho những thông điệp gửi từ hoặc nhận được bởi các mục tiêu tình báo nước ngoài.Họ miêu tả quyết định, được báo cáo lần đầu bởi tờ New York Times, như là một biện pháp tùy chọn để bảo vệ sự riêng tư của người Mỹ, trong khi không thừa nhận một điểm chính yếu của các nhà phê bình: bộ sưu tập "mọi nơi" đó đã vi phạm quyền hiến pháp của người Mỹ.Mặc dù NSA tiếp tục nhấn mạnh việc thu thập "mọi nơi" là hợp pháp, cơ quan tình báo đã cam kết xóa bỏ "phần lớn dữ liệu internet thượng nguồn của nó".Cơ quan này cho biết "Những thay đổi trong chính sách đã theo sau một bài đánh giá nội bộ về các hoạt động của Mục 702, trong đó NSA đã phát hiện ra một số sai sót về tuân thủ vô ý", cơ quan này cho hay. Lần đầu tiên NSA đã thừa nhận rằng quyền hạn giám sát rộng lớn của họ theo mục 702, một cơ quan giám sát hết hạn vào tháng Mười Hai, đã vượt qua ranh giới đặt ra với tòa án Fisa. Một quyết định của tòa án Fisa từ năm 2011, được giải mật vào năm 2013, đã phát hiện ra rằng cơ quan đã thu thập hàng chục ngàn email Mỹ thuần túy trong nước vi phạm pháp luật, cho phép bảo đảm không chặn các thông tin liên lạc quốc tế của Hoa Kỳ nếu không có bên nào trong truyền thông Người ngoại quốc ở nước ngoài. Vào thời điểm đó, NSA đã phản ánh cuộc trưng thu quá mức 702 như là một hệ quả không thể tránh khỏi của công nghệ thu gom của họ - một giới hạn được trích dẫn vào thứ Sáu để cảnh báo rằng cơ quan này không thể tẩy sạch hoàn toàn các kho dữ liệu mà họ cam kết không thu thập được nữa."Do những hạn chế của công nghệ hiện tại, [NSA] không thể loại bỏ hoàn toàn các thông tin" mọi nơi "từ bộ sưu tập 702 thượng nguồn mà không loại trừ một số thông tin liên quan liên quan trực tiếp đến hoặc từ các mục tiêu tình báo nước ngoài. Hạn chế đó còn tồn tại đến ngày nay. Tuy nhiên, các cơ quan của NSA theo lệnh hành chính 12333 là rộng lớn, không được tiết lộ và không bị hạn chế bởi bất kỳ nhu cầu giải thích bộ sưu tập của họ cho tòa án Fisa. Một cựu quan chức Bộ Ngoại giao đã cảnh báo Quốc hội năm 12333, John Napier Tye, đã cáo buộc rằng NSA sử dụng 12333 làm kế hoạch dự phòng để đưa ra các hạn chế về pháp luật đối với giám sát của Hoa Kỳ. Tye nói với Guardian vào năm 2014 rằng: "Trong phạm vi thông tin của người Mỹ hoặc lưu giữ bên ngoài Hoa Kỳ, đi ra ngoài Hoa Kỳ, đang di chuyển bên ngoài Hoa Kỳ, có thể nó sẽ được thu thập ngẫu nhiên dưới 12333".Không rõ các nguồn thông báo về vấn đề liệu việc giám sát việc định tuyến đó có thực hiện không. Tuy nhiên, quyết định hạn chế thu thập dưới 702 giữa bối cảnh chính trị bất ngờ: chống lại việc gia hạn thời hạn hiệu lực của những người đảng Cộng hòa với nhiệm vụ bảo vệ họ trên Điện Capitol.Với chính quyền Trump đã bị rò rỉ thông tin liên lạc của họ với các quan chức Nga rằng nó đổ lỗi cho tình báo Hoa Kỳ, đảng Cộng hòa trong Ủy ban Tình báo của Hạ viện đã công khai cảnh báo NSA rằng họ không thể bảo đảm phiếu bầu cho việc gia hạn sức mạnh giám sát gây tranh cãi mà không bị trừng phạt rò rỉ.Từ năm 2008, đảng Cộng hòa thường dẫn tới việc bảo vệ 702 quyền hạn, đặc biệt chống lại những phát hiện về sự giám sát rộng rãi của Edward Snowden. Nhưng trong một cuộc đảo ngược đảng phái, đảng Dân chủ Dân trí đã nhìn qua những vi phạm của NSA và kêu gọi gia hạn hiệu lực."Tiếp tục, tôi sẽ tiếp tục mong đợi sự tuân thủ nghiêm ngặt các lệnh tòa của Fisa và sẽ thúc đẩy việc tái uỷ quyền theo Mục 702 cùng với bất kỳ cải cách bổ sung nào cần thiết để tăng cường hơn nữa và thể chế hóa bảo vệ sự riêng tư và minh bạch"
 Adam Schiff của California, Về Ủy ban Tình báo nhà.Thượng nghị sĩ Virginia, ông Mark Warner, cho biết: "Tôi tin rằng chúng ta có thể mong đợi Quốc hội, đặc biệt là ủy ban tình báo của Thượng viện mà tôi làm phó chủ tịch, nhanh chóng quay sang xem xét và tranh luận về cơ quan có thẩm quyền quan trọng này Trước khi hết hạn vào ngày 31 tháng 12 năm 2017. "Các nhà tự do dân sự đã ca ngợi quyết định của NSA trong khi cảnh báo rằng việc kiểm tra giám sát cần phải đi xa hơn.Michelle Richardson thuộc Trung tâm Dân chủ và Công nghệ cho biết: "Mặc dù chúng tôi hoan nghênh việc ngừng tự nguyện thực hành này, rõ ràng rằng Mục 702 phải được cải cách để chính phủ không thể thu thập thông tin này trong tương lai.

Theo :  NSA concedes violating surveillance limits and pledges curbs on US email collection

Wednesday, July 26, 2017

QUÂN ĐỘI MỸ TẠI NAM HÀN THÀNH LẬP ĐƠN VỊ TÌNH BÁO HUMINT


Lữ đoàn tình báo Humint 501
Quân đoàn số 8 của lực lượng quân đội Mỹ đóng tại Hàn Quốc công bố kế hoạch thành lập Đại đội thông tin 524, trực thuộc Lữ đoàn thông tin 501, vào tháng 10 tới. Lữ đoàn thông tin 501 là một đơn vị quân đội phụ trách chung về tác chiến thông tin trên bán đảo Hàn Quốc. Lữ đoàn này hiện có bốn đại đội thông tin. Đại đội tìm kiếm phân tích thông tin hàng không 3 chuyên thu thập và phân tích thông tin tình báo bằng các máy bay RC-12, RC-7. RC-12 Guardrail là máy bay hỗ trợ thu thập thông tin tình báo tín hiệu, còn gọi là SIGINT (Signal intelligence). RC-7 là máy bay hỗ trợ thu thập thông tin liên lạc tình báo, còn gọi là COMINT (Communications intelligence), và thông tin hình ảnh, còn gọi là IMINT (imagery intelligence). Đại đội thông tin 532 đảm nhận nhiệm vụ thu thập và phân tích thông tin tình báo về dấu hiệu và cảnh báo (Indications and Warning), với nhiệm vụ chính là đọc các dấu hiệu khiêu khích từ những động thái nhỏ nhất của quân đội Bắc Hàn, để đưa ra biện pháp đối phó kịp thời ngay tức khắc. Hiện tại, đơn vị này còn đảm nhận nhiệm vụ liên quan đến tình báo con người (HUMINT). Đại đội thông tin 719 thu thập và phân tích các thông tin tình báo ở cả mức độ chiến thuật và chiến lược. Đại đội thông tin 368 đảm nhận nhiệm vụ ngăn chặn các hoạt động do thám tình báo của địch và tác chiến bằng thông tin điện tử IEW (Intelligence and Electronic Warfare). Đây là đơn vị lực lượng dự bị có trụ sở chính ở California, Mỹ.

Tình báo Humint
Tình báo Humint là hoạt động thu thập thông tin trực tiếp bằng nguồn lực con người, qua đó giúp xác định các thông tin mà thiết bị nghe lén thông tin liên lạc, vệ tinh, hay máy bay do thám không thể thu thập được. Việc quân đội Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc thành lập đơn vị Humint được cho là do hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là năng lực hạt nhân và hỏa tiển của Bắc Hàn được đánh giá đã đạt gần đến mục tiêu uy hiếp đến lãnh thổ nước Mỹ. Nguyên nhân thứ hai được cho là những hạn chế từ việc thu thập thông tin bằng thiết bị máy móc. Mạng thông tin liên lạc trên toàn mặt trận của Bắc Hàn đều được bố trí ngầm dưới mặt đất, kỹ thuật đánh lừa vệ tinh hay máy bay trinh thám của nước này cũng tiến bộ hơn trước và việc sử dụng các thiết bị tiên tiến để thu thập thông tin cũng gặp nhiều hạn chế ở những khu vực xa xôi. Do đó, việc tăng cường hoạt động thu thập thông qua con người hứa hẹn sẽ giúp nâng cao tính chính xác của các thông tin tình báo.

Dư luận đang hết sức chú ý đến việc quân đội Mỹ sẽ thu thập thông tin nào và bằng cách nào. Nguồn cung cấp thông tin có thể kể đến những quan chức cấp cao đã chạy trốn khỏi miền Bắc, những người đã từng có kinh nghiệm đến thăm Bắc Hàn, và các cơ quan tình báo của Mỹ. Các thông tin sẽ thu thập tập trung về vũ khí hạt nhân, kỹ thuật
hỏa tiển đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), và những thay đổi đột ngột trong nội bộ miền Bắc. 

http://world.kbs.co.kr/vietnamese/news/news_newsthema_detail.htm?lang=v&id=news_newsthema&No=10070208&current_page=

Friday, July 7, 2017

NGA PHÁT HIỆN HÀNG NGHÌN MÁY BAY QUÂN SỰ DO THÁM


Hãng tin Nga Sputnik ngày 10/6 dẫn lời chỉ huy Lực lượng Kỹ thuật vô tuyến thuộc Không quân Nga, Thiếu tướng Andrei Koban cho hay, trong năm ngoái, lực lượng này đã phát hiện hơn 2.000 máy bay quân sự của nước ngoài, trong đó có hơn 800 máy bay do thám.
Lý do lực lượng Kỹ thuật vô tuyến Nga báo động hơn 4.000 lần trong năm 2016 - Ảnh 1.
Lực lượng vô tuyến Nga năm 2016 đã phát hiện hơn 2.000 máy bay chiến đấu nước ngoài.

"Trong năm 2016, Lực lượng Kỹ thuật vô tuyến đã phát hiện và hộ tống hơn 600.000 vật thể, hơn 2.000 máy bay chiến đấu nước ngoài, trong đó có hơn 800 chiếc là máy bay do thám", ông Koban nói trên đài phát thanh Echo of Moscow.
Cũng theo ông Koban, Lực lượng Kỹ thuật vô tuyến đã được đặt trong tình trạng báo động hơn 4.000 lần trong năm 2016.
Theo Sputnik, Lực lượng Kỹ thuật vô tuyến có chức năng phát hiện và theo dõi những vật thể bay thông qua hệ thống radar, sau đó truyền thông tin nhận được về các cơ quan chỉ huy của không quân và một số đơn vị liên quan thuộc Lực lượng vũ trang Nga.
Lực lượng đặc biệt này được trang bị nhiều hệ thống radar tân tiến bao gồm Nebo-M, Sopka-2...
Lý do lực lượng Kỹ thuật vô tuyến Nga báo động hơn 4.000 lần trong năm 2016 - Ảnh 2.
                                          Hệ thống EW trên tàu chiến TK-25E
Tác chiến điện tử, thanh gươm báu của quân đội Nga?
Bên cạnh đó, Nga được đánh giá là quốc gia sở hữu các khí tài chuyên tác chiến điện tử tối tân cả ở trên không, trên biển và đất liền, với tầm hoạt động lên tới hàng ngàn cây số.
Xác định tác chiến điện tử (EW) là một trong những mặt trận có tầm ảnh hưởng lớn trên chiến trường, Nga đã phát triển một loạt hệ thống tác chiến điện tử hiện đại để giành ưu thế khi chiến đấu.
Các hệ thống EW trên không của Nga đáng chú ý là Vitebsk, Rychag-AV và Khibiny, Gimalai. Tróng đó, đáng chú ý là Rychag-AV, hệ thống tác chiến có thể "chọc mù" cảm biến của đối phương trong bán kính vài trăm km, đồng thời chế áp nhiều mục tiêu cùng lúc.
Những hệ thống EW mặt đất mạnh nhất của Nga gồm tổ hợp Krasukha-S4, hệ thống Moskva-1 và Murmansk-BN. Tổ hợp Moskva-1 có thể hoạt động tình báo điện tử với khoảng cách 400 km.
Hệ thống này có thể trinh sát thụ động, trao đổi thông tin với các sở chỉ huy phòng không và lực lượng kỹ thuật vô tuyến, cung cấp dữ liệu mục tiêu, kiểm soát các đơn vị gây nhiễu và hệ thống chế áp điện tử đơn lẻ.
Trong khi đó, các hệ thống EW trên tàu chiến nổi bật là TK-25E và MP-405E, được thiết kế để đối phó vũ khí điều khiển bằng vô tuyến nhờ phương thức gây nhiễu thụ động và chủ động.

 theo Người Đưa Tin

TẠI SAO CIA KHÔNG THỂ NGHE TRỘM ĐƯỢC ĐIỆN THOẠI TỔNG THỐNG PUTIN ?

Theo các chuyên gia bảo mật Nga, các cuộc điện thoại của Tổng thống Nga được bảo mật và mã hoá tinh vi, và nếu tình báo nước ngoài có nghe lén được cũng phải mất 90 năm mới giải mã xong.
Vì sao CIA không thể nghe trộm được điện thoại Tổng thống Putin? - ảnh 1
Để nghe lén được điện thoại của Tổng thống Putin, CIA phải mất 90 năm mới giải mã được cuộc điện thoại này - Ảnh: RIA
Trang tin Nga aif.ru ngày 20.7 có bài viết cho hay các cuộc điện đàm và liên lạc viễn thông của Tổng thống Nga được bảo mật và mã hoá chặt chẽ, tình báo nước ngoài khó lòng giải mã. Chuyên gia vô tuyến của quân đội Liên Xô, đại tá Gennady Avdeev, từng nhận huy chương anh hùng thời Liên Xô, nói với aif.ru rằng tình báo Mỹ thường xuyên cố nghe lén và giải mã các cuộc điện đàm của người đứng đầu Nhà nước Nga nhưng đều công cốc, không có cơ hội.
Ông Gennady Avdeev cũng nói chỉ có những kẻ phản bội mới là mối đe doạ cho hệ thống bảo mật của Nga.
Ông Avdeev cho hay thời gian gần đây dư luận xôn xao việc cơ quan tình báo Mỹ nghe lén trong thời gian dài các nguyên thủ quốc gia nhiều nước, như Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande cùng nhiều quan chức EU khác. Ông Avdeev lý giải rằng do Đức và Pháp đều nằm trong NATO cùng với Mỹ, các hệ thống thiết bị điện tử và công nghệ của họ tương tự Mỹ nên CIA dễ dàng nghe lén.
Còn việc nghe lén điện thoại của người dân bình thường tại Nga là không khó, ngay cả việc nếu tắt điện thoại nhưng máy vẫn còn pin thì cũng định vị được điện thoại. Việc này có thể chứng minh qua trường hợp ám sát ông Boris Nemtsov vừa qua.
Tuy nhiên nghe lén điện thoại của Tổng thống Nga là rất khó. Và nếu bắt được cuộc gọi này, tình báo nước ngoài phải mất 90 năm mới giải mã được.
Tổng thống Nga liên lạc đàm thoại qua các kênh thông tin đặc biệt, và tuỳ từng cuộc gọi mà quyết định mức độ bảo mật của chúng cũng như loại điện thoại thích hợp để sử dụng.
Ông Avdeev nói rằng việc này nhằm bảo đảm tình báo Mỹ không thể nghe trộm được, và các thiết bị này đều được các chuyên gia Nga chế tạo.
"Các thiết bị, công nghệ bảo mật đều không mua từ nước ngoài, mà do Nga tự phát triển và sản xuất trong hàng chục năm qua. Đối phương không có cơ hội nào để nghe lén cả”, ông Avdeev nhận định.
Liệu có thể nghe lén từ xa Tổng thống Nga từ văn phòng của ông? Chuyên gia Avdeev giải thích rằng có nhiều thiết bị cho phép nghe lén các cuộc nói chuyện từ xa, như thiết bị bắt được các rung động của kính cửa sổ từ cuộc nói chuyện cách đó hơn nửa km, tuy nhiên các thiết bị cảnh báo xung quanh Tổng thống Nga sẽ bắt được các xung động này và sẽ giảm thiểu chúng.
Vì sao CIA không thể nghe trộm được điện thoại Tổng thống Putin? - ảnh 2
Việc bảo mật và mã hoá thông tin liên lạc rất được chú trọng từ thời Liên Xô và đến nay tại Nga - Ảnh tư liệu aif.ru
Vì sao CIA không thể nghe trộm được điện thoại Tổng thống Putin? - ảnh 3
Huấn luyện bảo mật và mã hoá thông tin liên lạc thời Liên Xô - Ảnh tư liệu aif.ru
Việc bảo mật thông tin không chỉ quan trọng với người đứng đầu nhà nước mà còn với cả các lĩnh vực ngân hàng, doanh nghiệp, thương mại… Ông Avdeev nói rằng ngay từ thời Liên Xô, việc bảo mật rất được xem trọng, và các công nghệ thời đó vẫn được phát triển đến hiện nay.
Hệ thống điện thoại và điện tín trong quân đội Liên Xô là bí mật, cả phần cứng lẫn phần mềm. Và mối đe doạ cho quân đội không phải đến từ tính báo nước ngoài, mà là từ những kẻ phản bội.
Một trong những kẻ phản bội lớn nhất, gây thiệt hại nhiều nhất cho quân đội Liên Xô là phi công Victor Belenko. Năm 1976, Belenko lái tiêm kích hiện đại nhất thời đó là MiG-25 bay sang Nhật Bản xin tị nạn. Và Mỹ nhanh chóng khai thác con chip phân biệt “bạn và thù” trang bị trên máy bay này.
Vì sao CIA không thể nghe trộm được điện thoại Tổng thống Putin? - ảnh 4
Vì sao CIA không thể nghe trộm được điện thoại Tổng thống Putin? - ảnh 5
Máy bay MiG-25 do phi công Viktor Belenko lái bay sang Nhật Bản xin tị nạn năm 1976, đã gây thiệt hại lớn cho Liên Xô khi phải thay đổi toàn bộ hệ thống nhận dạng bạn - thù - Ảnh: USAF
Nếu các máy bay NATO đều gắn con chip này thì việc bay ra bay vào không phận Liên Xô rất dễ dàng khi hệ thống phòng không sẽ nhận diện đó là máy bay “ta”. Tình hình đó buộc Liên Xô phải thay đổi hoàn toàn hệ thống nhận dạng bạn – thù đang sử dụng, ước tính tốn kém đến 2 tỉ ruble thời đó. Viktor Belenko bị Liên Xô kết án tử hình vắng mặt, hiện đang sống ở Mỹ.
Và sau gần 40 năm, nay lại có một người đang gây ra thiệt hại tương tự cho Mỹ là Edward Snowden, cựu nhân viên cơ quan an ninh quốc gia NSA, đã cung cấp thông tin rằng Mỹ đã và đang nghe lén trên toàn thế giới, nghe lén từ bạn đến thù.
Anh Sơn

Friday, June 2, 2017

45 NĂM NHỚ VỀ NGÀY "ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN"

 An Lộc được 45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian"giải tỏa -17g45 ngày 8 tháng 6 năm 1972.


AnLoc July 3, 1972 - REINFORCEMENTS WELCOMED



Bỗng chốc thị trấn nhỏ về cực đông-nam phần cuối con đường 13 biến thành địa danh vang dội toàn thế giới... Guernica, Arden, Berlin của Thế Chiến lần Hai không còn ý nghĩa khi so với thị trấn bề dài 1800 thước và bề ngang từ cửa Phú Lổ đến hàng rào phòng thủ tiểu khu đo đúng 1000 thước. Trên diện tích bé nhỏ nầy, lại nhỏ hơn nữa của những ngày “tử thủ”, khi thành phố “co” lại với khoảng 900 thước bề dài còn lại-Một ô vuông cây số hứng chịu gần 60 ngàn quả đạn, đạn đại bác bắn tập trung từ mười vị trí trở lên trong 100 ngày vây khốn. Thế nhưng, An Lộc đã chịu đựng được. Quân và Dân ở An Lộc đã chịu đựng được. Chịu đựng- Sức mạnh tự nhiên không bờ, không đáy- Với nó, trong đó, Người Việt ngụp lặn miệt mài để tồn tại.



Sống! Thượng Đế ban món quà hiếm hoi quý giá này cho dân tộc ta quá khó khăn, hẹp lượng. Chỉ được sống, đám dân và lính ở An Lộc đã phải căng mình hứng chịu dài cơn bão săm sắp tiếng nổ và mảnh thép, trong ba tháng. Họ lên đến những “đỉnh” đau đớn chóng mặt, như từ một độ cao hai trăm thước, người mẹ sẩy tay đánh rơi đứa con khi trực thăng chao mạnh. Cái chấm nhỏ bé tội nghiệp rơi dần dần vào một cõi xa xăm mất hút...Không nghe được tiếng động của thân thể trẻ thơ đập mạnh trên đất đá. Không có tiếng thét bi ai của người mẹ mất con... Chỉ âm động phần phật cánh quạt phi cơ và gió bạt trên không gian im lặng. Từ đỉnh cao hai trăm thước đến vực sâu hai thước giữa lòng đất đỏ lạnh tanh, người cha bình thản ngồi xếp ngay ngắn, thẳng hàng hình hài năm đứa con và người vợ, sau khi đã đặt tay chân đúng vào thân thể của mỗi đứa.

Nỗi đau đớn dài như con đường 13 từ An Lộc về Chơn Thành. Lai Khê, Bình Dương, An Lộc, Lộc Ninh... Tên đặt ra nghe sao quá thê thảm, tội nghiệp, làm gì có “bình an” nơi miền Đông tàn khốc này... Tất cả chỉ là ước vọng. Nói thật hơn, chỉ là những hư vọng khó có lần hiện thực- Ảo giác mù mờ khi con người đã đến đáy khốn cùng. Chạm tay sự chết.

Trong qui ước truyền tin quân đội, chữ A được đánh vần là “Alpha” hay “Anh Dũng”.An Lộc cũng bắt đầu với chữ A, thế nên tôi gọi “An Lộc là Anh Dũng”; tĩnh từ này đã được dùng quá nhiều, đến độ nhàm chán, nhưng ngoài nó ra không còn một danh từ nào xác thực và đúùng đắn hơn. Phải, An Lộc là Anh Dũng. Chiến đấu ở An Lộc- Sống ở An Lộc- Chết ở An Lộc - Tất cả đều trùng trùng tràn ngập, vây kín, kích động bởi tính chất anh hùng. Tôi không nói quá lời, với chân thật của người cầm bút và tấm lòng giản dị của người lính, xin xác nhận lại một điều: An Lộc - Anh Dũng. Yếu tính của thành phố, người và sự kiện nơi An Lộc là tỉnh từ giản dị đầy đủ kia. 

Mười năm kinh qua trận địa, bao nhiêu trang sách về binh sử đã được đọc, tất cả đều bị An Lộc vượt xa, vượt một tầm quá lớn mà không một trận chiến nào có thể bén gót được. Kiến thức quân sự, ý niệm chiến tranh, tất cả bị đổ nhào vô nghĩa, vô dụng với An Lộc. Chắc chắn như thế, nếu ai hằng đến sống, chết cùng với nơi chốn ấy một lần. Những “huyền thoại” về An Lộc đã được khai thác, nhưng không hết. Những người kiệt liệt của An Lộc đã được nhiều nhắc nhở nhưng chưa đủ. Tôi nối tiếp công việc này vì An Lộc không những chỉ có Tướng Hưng với các Trung Đoàn 8, 9, 48, 52 của Sư Đoàn 5 Bộ Binh; Đại Tá Huấn với Liên Đoàn 81 Biệt Kích Dù; Liên Đoàn 3 BĐQ, và Đại Tá Nhật với thành phần cơ hữu Tiểu Khu Bình Long. Ngoài những lực lượng này, còn có Lữ Đoàn I Nhẩy Dù, đơn vị tham chiến từ ngày 7-4, bắt tay An Lộc lần một vào ngày 16-4 và lần thứ hai sau trận đánh trên tất cả các trận đánh, Tiểu Đoàn 6 Dù “clear” hai cây số còn lại vào đến Thanh Bình (hay đồn điền Xa Cam) trong “bốn mươi lăm phút chiến trận”.An Lộc được “bắt tay” lần thứ hai lúc 17g45 ngày 8 tháng 6 năm 1972.
. . .
Vượt hẳn hết ý niệm từ trước, bỏ xa trí tưởng tượng đã xếp đặt, An Lộc không “hư” từng khu, không đổ từng khóm, An Lộc vỡ nát, vỡ tan tành, vỡ vụn...Không còn sự sống trên mặt đất, không còn dấu vết người trên mặt đất . . . Phan Nhật Nam (Mùa Hè Đỏ Lửa)





Đây An Lộc !



"An Lộc địa sử ghi chiến tích
Biệt Kích Dù vị quốc vong thân"
Ai từng đi qua An Lộc một lần
Mỗi lớp đất là một từng máu thắm

Rừng cao su hai bên đường xanh thẳm
Từng được tưới bằng bao dòng máu đỏ tươi
An Lộc đã có lúc không còn tiếng nói cười
Không sự sống dù con giun con dế

An Lộc đó , mồ chôn trai thế hệ
Bao gia đình tan nát của cả 2 bên
Bị vướng vào cơn bão lửa kinh thiên
Tất cả đều gom vào đây ... An Lộc





Pháo cao xạ tự hành ZSU-57-2 do Liên Xô chế tạo viện trợ cho Bắc quân tan xác tại An Lộc 1972

Những vũ khí bạo tàn kinh khiếp nhất
Ðều được đem vào và thử lửa tại đây
Bao tuổi thanh xuân tràn nhựa sống căng đầy
Tất cả đều lên đường vào An Lộc

An Lộc , An Lộc ơi trận thư hùng tàn khốc
Vượt quá xa mọi khái niệm chiến trường
Và những gì là cuộc chiến đau thương
Không thể hiểu , nếu chưa vào ... An Lộc

Những con số làm người ta chóng mặt
Và cho dù giàu tưởng tượng đến đâu
Cũng khó hình dung sao trên mặt địa cầu
Lại có một bãi chiến trường như thế

Từ lon CoCa chí đến con búp bê
Cả lọ hoa đến đôi guốc gầm giường
Tất cả đều in hằn dấu vết tang thương
Vì chúng đã ở nơi đây ... An Lộc

Ðá chẳng thể lăn, cây không còn mọc
Tất cả đều như đang chìm đắm cõi âm
Vạn vật im lìm , nghiệt ngã , âm thầm
Kinh hoàng trùng trùng dấu còn in đậm

Tất cả ngôn từ đều đã dùng sạch nhẵn
Chỉ còn biết kêu lên hai tiếng ... than ôi !
Giấy mực không sao diễn đạt hết ý người
Khi bạn đứng ở trong lòng ... An Lộc




Từ mắt bạn thu những gì là tàn khốc
Từ tai bạn nghe những rên xiết khóc than
Từ mũi bạn ngửi mùi tử khí mang mang
Từ da rờn rợn những âm hồn ma quỷ

Ở An Lộc mọi giác quan không ngừng nghỉ
Cuối mắt đầu môi chí đến kẽ tay chân
Tất cả đều dựng lên cảnh giác âm thầm
Và tiếp nhận những gì từ ... An Lộc

Giống như bao thứ làm ra trên mặt đất
Những thứ nào từ An Lộc đem ra
Tất cả đều có dấu binh lửa in qua
Ðồ An Lộc có dấu hiệu riêng như thế

Lửa An Lộc không phải lửa lò rèn ống bễ
Lửa cháy bùng không do củi do than
Mà lửa cháy là do thịt do xương
Lửa Napalm , lửa xặc mùi tử khí

Mưa thì sao , mưa An Lộc cũng thế
Chẳng phải mưa phùn , lất phất gợi tình yêu
Chẳng phải mưa rào làm tươi mát buổi xế chiều
Mưa tan tác , mênh mông , cơn ... " mưa pháo ".




Mưa không đếm bằng 2 , 3 hay 5 , 6.
Mà đếm bằng hàng chục , với hàng trăm
Người đi mưa không mặc áo ny lông
Mà phải chui sâu thật sâu xuống đất

Pháo không đến từ 1 , 2 đại bác
Mà đến từ rải rác khắp nơi nơi
Pháo dọc, pháo ngang, pháo chéo, pháo liên hồi
" Hoả tập tiểu liên " , khắp đông , tây , nam , bắc.



Thiếu tá Nguyễn Sơn của LĐ81BCD tại An Lộc 14/6/1972

An Lộc không được giữ bởi những người rô bô sắt
Mà giữ bằng những người lính rất bình thường
Biết yêu gia đình và yêu tha thiết quê hương
Biết mê mệt , đắm say , trong vòng tay con gái

Những buổi chia tay làm lòng người ái ngại
Chiến tranh ơi sao thật lắm gian lao
Những cánh tay đưa vẫy vẫy nuốt nghẹn ngào
Tiễn các anh lên đường vào lửa đạn





Ngày 12-04-1972, Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù mới đặt chân đến quận Chơn Thành sau 7 ngày chạm trán với Cộng quân để giải toả một khoảng đường không quá 30 cây số.

Image by © Bettmann/CORBIS




Những cánh Dù nằm trên vai ngạo mạn
Tuổi trẻ các anh sừng sững một đời trai
Những câu đùa pha lẫn chút mỉa mai
Của anh lính Nhảy Dù trong đơn vị

" Rớt tú tài thì anh đi trung sĩ
Em ở nhà em lấy Mỹ nuôi con
Ðến khi nào mà hết giặc nước non
Anh về anh có Mỹ con anh bồng … "

Những thiếu nữ đang tiễn chồng đỏ mặt
Rúc đầu vào trong ngực áo người trai
Rừng Lai Khê còn văng vẳng tiếng ai
Ðang nghêu ngao bài ca "Rừng Lá Thấp".




Ai biết các anh chờ hành quân trước mắt
Mới nhìn qua tưởng đang cắm trại thôi
Sân bay này chứng kiến triệu lần rồi
Những nụ hôn đắm say giờ tiễn biệt

Những chia ly của tình yêu tha thiết
Ai cảm tình bằng người lính Việt Nam
Tôi tin rằng bên kia nửa giang san
Cũng có những cuộc chia tay như thế

Anh bộ đội lên đường vào đây để
Quyết một lòng chiếm trọn được miền nam
Rặng Trường Sơn bao thử thách gian nan
Không chặn nổi bước đoàn quân thiện chiến



Nhảy dù tăng viện vào chảo lửa An Lộc trên đường 13 
(Image by © Bettmann/CORBIS)


Nhưng An Lộc , các anh không thể tiến
Vì ở đây có một thứ lính rất người
Biết yêu đương , biết đùa nghịch , khóc , cười
Sư đoàn 5 , Biệt Kích , và lính Nhảy Dù Nam Việt

Ðây An Lộc, chiến trường đầy cay nghiệt
Các công trường nhất quyết tiến mới thôi
Còn quân Nam, cũng nhất định chết không lui
Và An Lộc , trận thư hùng khủng khiếp

Một bên chiến đoàn 202 , 203 tùng thiết
Một bên thì cũng Lôi Vũ , Lôi Vân
Công trường 5, 7, 9 và Bình Long của Bắc Việt
Sư đoàn 5 , Biệt Kích , Lữ Ðoàn Dù vào trận địa


13 Jun 1972, Lai Khe, South Vietnam --- 6/13/1972-Lai Khe, South Vietnam: Line of Helicopters of the U.S. First Air Cavalry Division land in formation at Lai Khe
to pick up troops of the South Vietnamese Second Division and bring them to An Loc. --- Image by © Bettmann/CORBIS


Những thây người thi đua nhau ngã quỵ
Những thịt xương vụn tan nát rã rời
Những quyết tâm của hàng chục vạn con người
Tất cả đều dồn vào cơn binh biến

Từng xe tăng bị loại ra ngoài vòng chiến
Các đại bàng cũng tơi tả xác thân rơi
Ôi ! động địa kinh thiên , lở đất long trời
Hoá thành bụi cũng chỉ vì ... AN LỘC.

Ðổ nát , tan hoang , kinh hoàng , tàn khốc
Những thiệt hại làm nhức óc cả đôi bên
Một cánh quân Dù vừa mới bị xoá tên
Gần một công trường cũng phơi thây chật đất



Lưới lửa phòng không lừng danh Nam Bắc
Vẫn hàng ngày " tiếp đón " các đại bàng
Những cánh chim rơi , gần hết cả phi đoàn
Nhiều ụ phòng không cũng tan tành xác pháo

Ðêm Sài Gòn vẫn vui chơi tỉnh táo
Em ca ve ngồi lọt thỏm trong lòng
Vui đêm nay , mai em biết có còn không
Cô vũ nữ cúi đầu rưng nước mắt

Chuyện ngày maỉ Ôi! chuyện còn xa lắc
Lo làm chi cứ để đó tính sau
Rót rượu đi em , cho anh giải cơn sầu
Trước khi cất bước lên đường vào đơn vị

Và cứ thế , dòng dời trôi không ngừng nghỉ
Ai hay đâu những trắc ẩn chiến trường
Súng đạn , giai nhân , là những chuyện bình thường
Sao biết được cuộc đời mình tốt , xấu ?

Phi hành đoàn rơi , số phận càng đẫm máu
Xoa bột thuỷ tinh , viên phi công hỏng con ngươi
Lưỡi lê rọc quanh đầu người xạ thủ thét thấu trời
Khi mảnh tóc lẫn da đầu lột ngược

Trận địa nào mà người lính lo từ trước
Viên đạn sau cùng để dành lại chính anh
Ðược chết đi để khỏi bị hành hình
Chuyện chỉ có ở nơi đây ... AN LỘC


Khóc đồng đội


Người lính Biệt Cách Dù ngồi nắn ót kẻ tên trên bia mộ những đồng đội .


Hôm nay ngồi nhớ lại vùng địa ngục
Nhớ bạn bè thân xác đã tan hoang
Nhớ đến câu : " trai tuý ngoạ sa trường "
Chợt bỗng thấy trong tim mình đau thấu

Ngọn cỏ bụi cây , còn tanh tanh mùi máu
Góc núi ven rừng rợn tử khí vương vương
Nếu bạn dừng xe , bốc nắm đất vệ đường
Chắc cũng có bụi xương người trong đó

Ði vào rừng có thể đạp nhằm xương sọ
Hay cũng còn nhặt được khúc xương chân
Những dấu tích kia sẽ là những chứng nhân
Của vùng đất một thời là địa ngục ... !
Ôi ... An Lộc !

Bài thơ "Đây An Lộc !" kèm theo những hình ảnh từ HP của Hội Quán Phi Dũng với ký danh ST không biết có phải tên tác giả hay không?


LIFE Magazine Apr 28, 1972 (1) - REPORT FROM THE INFERNO - Giao tranh dữ dội tiếp tục tàn phá VN - Tường trình từ địa ngục


13 May 1972, An Loc, Vietnam --- South Vietnamese artillery soldiers during battle. (Image by © Henri Bureau/Sygma/Corbis)


22 May 1972, South of An Loc, Vietnam --- A South Vietnamese soldier takes cover behind some debris during fire from Communist 122 mm rockets. (Image by © Bettmann/CORBIS)



Một hàng gồm 5 xe tăng cộng quân bị bắn cháy bởi M-72 của các chiến sĩ LĐ81/BCD QLVNCH trên dốc đường Ngô Quyền, con đường dẫn vào An Lộc từ phía Lộc Ninh


Những người lính Liên Đoàn 3 BĐQ tải thương giữa xác tăng của Bắc quân trong thị trấn An Lộc


Người lính VNCH đứng trên xác tăng của cộng quân bị bắn cháy tại An Lộc



LIFE Magazine May 12, 1972 (4) - An Loc





Hình này của đại tá Walter Ulmer, cố vấn trưởng SĐ5BB , người thay thế đại tá William Miller vào ngày 10/5/1972, chụp vào một ngày đầu tháng 6/1972



30-6-1972 - CẢNH ĐIÊU TÀN CỦA AN LỘC -- Binh sĩ Nam VN khảo sát tàn tích của An Lộc khi giao tranh lắng dịu trong trận chiến kéo dài hai tháng giành giật tỉnh lỵ nhỏ bé này. Quân BV đã sử dụng toàn lực chiến xa, pháo đủ loại hủy diệt thị trấn này suốt gần 2 tháng nhưng đã không chiếm được An Lộc.


Trực thăng đổ quân tiếp viện phía nam An lộc giải tỏa toàn thể thị trấn trên QL13, ngày 13-6-1972




An Lộc 6/ 1972 - tượng đài chiến sĩ phía trước sân vận động Bình Long








Không ảnh khu vực đầu thị xã An Lộc, tháng 5-1972








AN LỘC (21/6/1972) -- NHỮNG VẬT NHẮC NHỚ SỰ HỦY DIỆT -- Tất cả những gì còn lại của một ngôi nhà, bên trái, là một vị thần hộ mạng gia đình người Hoa sau cuộc vây hãm kéo dài hơn hai tháng tại An Lộc. Chiếc sọ người nằm trên một xe tăng tan tành của quân Bắc VN là một vật nhắc nhớ khác về trận chiến dữ dội đã diễn ra tại thành phố tỉnh lỵ ở phía bắc Sài Gòn này. (AP Wirephoto)














Ngồi giữa đống đổ nát của chiến tranh, người lính Nam VN này đang rót một chén rượu để đặt lên mộ người vợ của mình tại An Lộc, phía bắc Sài Gòn.
Người phụ nữ này đã được chồng chôn cất ngay trong ngôi nhà đổ nát của gia đình bà trong thành phố bị tàn phá nặng nề,
nơi nhiều thường dân đã tử thương trong cuộc giao tranh.

Tuổi thơ An Lộc 1972






Thánh lễ đầu tiên sau hai tháng tạm ngưng kể từ ngày xảy ra trận chiến An Lộc. (Trong hình là Cha Minh, Chánh xứ An Lộc từ 1970)
được tổ chức tại nhà Thờ An Lộc ngày 24 tháng 6, 1972





Ảnh chụp ngày 18/6/1972 tại An Lộc. Những người dân sống sót sau trận chiến An Lộc đang tham dự thánh lễ đầu tiên sau 2 tháng tại ngôi nhà thờ đổ nát của thành phố An Lộc. Cuộc chiến đã lắng dịu , cho phép người dân tại Thị trấn này rời khỏi các căn hầm trú ẩn. Để ý những bức tường và cột nhà đầy những vết đạn. (AP LASERPHOTO)



LD981 BCD về hậu cứ Lai Khê từ Địa ngục An Lộc


Cái bắt tay lịch sử giữa Người Hùng Tử Thủ An Lộc, Chuẩn tướng Lê Văn Hưng TLSĐ5BB và Đại tá 
Tư Lệnh Phó SĐND


Đại tá Điềm SD95, Đại tướng Cao Văn Viên, Chuẩn tướng TLSĐ5BB Lê Văn Hưng và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
trước hầm Chỉ Huy mặt trận An Lộc ngày 7 tháng 7-1972