; }

Wednesday, September 29, 2021

TRỰC THĂNG OH-6 VÀ CÂU CHUYỆN THÁM THÍNH ĐỊCH QUÂN

 

September 9 , 2021

 

Sau khi Chính phủ Mỹ rút hết quân ra khỏi Kabul, Afghanistan, tờ Atlantic đã cho đăng tải bài viết của một cựu phi công Mỹ dưới cái tên Stalker, nói về công việc bí mật của ông ở Afghanistan mà ông gọi là “những chuyến dạo chơi chết chóc”.

Đó là nhiệm vụ không thám vô tuyến điện để phát hiện các ổ nhóm hay chuẩn bị tấn công của Taliban nhằm vào lính Mỹ và dân thường Afghanistan  hợp tác với người Mỹ.

Qua những tình tiết trong bài, có thể đoán Stalker là người Afghanistan hoặc là người Mỹ nhưng rất am hiểu về quốc gia này.

1. Tôi (Stalker) bắt đầu nhận nhiệm vụ ở Afghanistan vào tháng 6-2011 sau 6 tuần huấn luyện tại một căn cứ bí mật ở sa mạc bang Nevada, Mỹ. Công việc của tôi là bay trên chiếc trực thăng OH-6 Loach mà cánh phi công vẫn gọi đùa là “quả trứng bay” vì hình dạng của nó nhìn y như một quả trứng . Đây là loại trực thăng dành cho những nhiệm vụ đặc biệt nhưng chiếc OH-6 của tôi còn “đặc biệt hơn cả đặc biệt”.

Để giảm tiếng ồn, kỹ sư của Hãng McDonnell Douglas - là nơi chế tạo ra chiếc OH-6 đã thay đổi kết cấu ống xả. Điều này làm cho nó chậm đi, thay vì vận tốc tối đa 240km/giờ thì nay chỉ còn 215km nhưng bù lại, khi bay ở độ cao từ 1km trở lên, dưới đất hầu như không nghe thấy tiếng nổ động cơ.

Ở khoang hành khách, toàn bộ đều được phủ kín bằng vải cách âm, ngay cả hai tấm kính ở hai bên cửa cũng được bịt bằng hai tấm thép. Ghế ngồi chỉ còn lại 1 chiếc để nhường chỗ cho bộ thiết bị kiểm thính, có thể nghe được tất cả mọi cuộc điện thoại vô tuyến ở dưới đất - kể cả điện thoại vệ tinh trong bán kính 1,5km.

Tuy nhiên, người điều khiển có thể thu hẹp bán kính này xuống còn 100m nhằm xác định chính xác tọa độ nơi phát ra cuộc điện đàm.

Ngay phía dưới thiết bị kiểm thính là một khối thuốc nổ TNT nặng 1,5kg. Trong trường hợp bị bắn rơi, tôi (Stalker) hoặc 1 trong 2 phi công chỉ cần gạt một cái nút màu đỏ từ vị trí OFF (tắt) sang vị trí ON (mở) thì chỉ 10 phút, nó sẽ nổ tung, xóa tan mọi thứ. 10 phút ấy đủ để phi hành đoàn thoát ra ngoài nếu còn sống!

Những chuyến dạo chơi chết chóc trên bầu trời Afghanistan - Ảnh 1.

Trực thăng OH-6 với thiết bị kiểm thính ở Afghanistan.

Nhiệm vụ của tôi theo lý thuyết là “cảnh báo mọi mối đe dọa từ dưới đất cho các lực lượng đồng minh”. Nếu cần, chúng tôi cũng có thể tấn công bởi chiếc OH-6 được trang bị 2 ống phóng hỏa tiển ở hai bên hông, nằm cạnh khối cảm ứng kiểm thính hình chữ nhật, mỗi ống 8 quả.

Thú thật là tôi hơi căng thẳng khi nghe cấp chỉ huy nói rằng tôi sẽ “thấy những điều khủng khiếp”; nhưng về sau, khi đã kiểm thính hàng nghìn cuộc điện đàm của những kẻ đang cố giết những đồng đội của tôi, tôi cảm thấy điều đó trở nên bình thường bởi lẽ ngay trong phi vụ đầu tiên, tôi đã đối diện với nó.

Đó là một buổi sáng tháng 11 ở miền bắc Afghanistan, nơi có độ cao trung bình 2.300m so với mực nước biển. Bầu trời trong xanh khi chiếc OH-6 của chúng tôi bay dọc theo con đường đất uốn lượn qua những dãy núi dẫn đến căn cứ tiền đồn Lima do một đại đội thủy quân lục chiến Mỹ trấn đóng thì trong tai nghe vang lên một giọng đàn ông, tạm gọi là A, nói bằng tiếng Pasto mà tôi ghi lại nguyên văn.

A: “Hãy đặt IED (Improvised Explosive Device - thiết bị nổ tự chế) ở ngay khúc cua đó. Bọn chúng (lính Mỹ) sẽ không nhìn thấy đâu”.

Một giọng khác - tôi gọi là B - trả lời: “Có thể đợi một chút nữa để tôi quan sát thêm”. Nhưng A nói như gắt: “Không, không! Bọn chúng có thể đến sớm hơn. Ta cần giết càng nhiều càng tốt”.

B: “Theo tôi nên đặt cách khúc cua 100m vì khi đến nơi, bọn chúng sẽ thận trọng dò xét. Lúc qua khỏi khúc cua mà không thấy gì, chúng sẽ chủ quan…”.

A: “Đúng! Làm ngay đi”.

Tôi báo tọa độ của cuộc điện đàm cho phi công qua máy truyền tin nội bộ. Như thường lệ, phi công sẽ gọi về sở chỉ huy để nơi đây có những hành động thích hợp nhưng trong trường hợp này, anh ta quyết định tấn công mà mục tiêu là bọn đang định đặt IED.

Chiếc OH-6 lượn vòng rồi chúi xuống, tôi thấy trực thăng rung lên khi 2 quả hỏa tiển thoát ra khỏi ống phóng rồi gần như ngay lập tức, tôi cảm nhận 2 tiếng nổ đi liền nhau rồi tiếp theo trong tai nghe là sự im lặng lạnh lùng.

Gần 30 phút sau, máy truyền tin trên một chiếc xe bọc thép vũ trang Humvee của đội tuần tra tiền đồn Lima cho biết 3 gã Taliban chết ngay tại chỗ. Tôi cho họ thêm tọa độ của bọn chỉ huy vụ đặt IED mặc dù tôi nghĩ chúng đã cao chạy xa bay nhưng lúc hạ cánh xuống căn cứ, nghe nói đội tuần tra bắn chết thêm 1 tên trong nhóm này.

Những chuyến dạo chơi chết chóc trên bầu trời Afghanistan - Ảnh 2.

Những cuộc điện thoại vệ tinh của Taliban là mục tiêu kiểm thính.

2. Vào thời điểm năm 2011, khi tôi bắt đầu tham gia nhiệm vụ kiểm thính những cuộc điện đàm của Taliban, đơn vị của tôi chỉ có 20 người đến từ nhiều nơi trên thế giới làm công việc như tôi. Ngoại trừ vài người là dân bản xứ, còn thì tất cả đều phải học 2 ngôn ngữ chính ở Afghanistan là tiếng Dari và tiếng Pasto.

Những chiếc OH-6 của chúng tôi và khoảng 10 loại máy bay khác được đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Bộ Chỉ huy hoạt động đặc biệt thuộc Lực lượng không quân AFSOC.

Tuy khác nhau về chủng loại nhưng tất cả các máy bay AFSOC đều được trang bị những vũ khí có khả năng hủy diệt. Nó có thể bắn tan tành một chiếc xe hơi, làm nổ tung một tòa nhà, khoan thủng hầm ngầm hoặc những công sự kiên cố.

Vài ngày trước sinh nhật lần thứ 22 của mình, tôi đã thấy phi công trên chiếc OH-6 của chúng tôi bắn một quả hỏa tiển nhiệt áp vào một nhóm Taliban đang tập trung trong một hẻm núi. 20 người trong số họ tan vào cát bụi.

Có lần trong một phi vụ kiểm thính, tôi thấy kẻ ở dưới đất lặp đi lặp lại những từ vô nghĩa: “Kalima! Kaliiiiiiima. Kalimaaaaaaa. Kalima, Kalima…” nhưng tôi không hiểu gã đó nói gì bởi lẽ ngôn ngữ Pasto và Dari có nhiều nghĩa kép. Lần ấy tôi không báo cho phi công bắn anh ta với ý định sẽ tìm hiểu cặn kẽ về từ này.

Đến khi nghe giải thích của một đồng nghiệp người Pasto, tôi mới hiểu kẻ đã kêu lên từng tràng “Kalima” là muốn các đồng đội của anh ta giải thoát cho anh ta khỏi nỗi thống khổ. Tôi đoán chắc anh ta đã chết vì những lần sau, khi bay qua tọa độ ấy, tôi không bao giờ còn nghe thấy giọng nói của anh ta nữa.

Một lần khác, qua hệ thống kiểm thính, tôi phát hiện một nhóm Taliban đang ở trong một hang núi. Sau khi tôi báo cáo và khi không tìm thấy miệng hang vì Taliban ngụy trang quá khéo léo, phi công OH-6 quyết định gọi chi viện vì loại hỏa tiển trang bị trên OH-6 không thể khoan thủng hang đá này.

Khi 2 trực thăng chở quân Chinook CH-47 xuất hiện, tôi nghe một gã Taliban gào lên trong máy truyền tin: “Abdullah, bắn đi”. Chỉ trong tích tắc, từ hẻm núi phía bên trái tôi, 2 súng phòng không 12,8mm khạc ra từng luồng lửa dài. Thì ra ngoài bọn ở trong hang, vẫn có một nhóm khác gần đó làm nhiệm vụ cảnh giới. Một chiếc Chinook CH-47 trúng đạn vào thân nên vội vã bốc lên còn chiếc kia cố bay vòng qua hẻm núi để tránh đạn.

Trong tai nghe, tôi thấy gã Taliban hét lớn: “Bắn đi, bắn nữa đi. Các anh em, chúng ta đang chiến thắng. Bọn Mỹ sẽ phải bỏ chạy. Đây là ngày vinh quang của chúng ta”. Tôi đã thắc mắc tại sao AFSOC không gửi loại trực thăng tấn công King Cobra mà lại gửi những chiếc Chinook CH-47 nặng nề này?

Có lẽ họ nghĩ rằng chỉ cần đổ hai trung đội xuống, vây chặt cửa hang rồi tiêu diệt bọn Taliban là xong? Khi thấy chiếc Chinook trúng đạn, tôi nghe gã Taliban gào lên: “Waaaaallahu akbar - Chúng tiêu rồi”. Lúc hạ cánh xuống căn cứ, một sĩ quan cho biết 6 lính Mỹ trên chiếc Chinook CH-47 chết, vài người nữa bị thương.

Thời gian trôi qua, tôi học thêm được nhiều từ mã hóa của Taliban. Mùa xuân năm 2014, tôi thực hiện nhiệm vụ kiểm thính để hỗ trợ một đội Lực lượng đặc biệt Mỹ làm công tác dân vận tại một ngôi làng ở miền bắc Afghanistan.

Chiếc OH-6 bay theo vòng tròn trong nhiều giờ, còn tôi cố gắng tìm kiếm những tín hiệu vô tuyến trên mặt đất. Và khi đội Lực lượng đặc biệt kết thúc cuộc bàn bạc với hội đồng làng về kế hoạch xây dựng một giếng nước, họ quay ra những chiếc xe chở quân thì lúc ấy Taliban mới mở máy truyền tin ra lệnh tấn công. Trong tai nghe, vang lên giọng nói của một gã dường như là chỉ huy: “Chúng nó đã ra đến con mương phía đông. Tiến lên tiêu diệt chúng!”.

Giây lát, các loại súng đồng loạt nổ. Vẫn trong tai nghe, gã Taliban ra lệnh: “Bắn vào chiếc máy bay kia (OH-6 của chúng tôi) chứ không thì nó sẽ gọi quân tiếp viện”. Tôi báo cho phi công biết để anh ấy tìm cách né tránh và bắn trả. Lúc vừa bắn hết 8 quả hỏa tiển thì cũng là lúc hai chiếc phản lực cường kích A-10 xuất hiện. Vẫn trong tai nghe, một giọng gào lên: “Tụi mày ở đâu. Tao bị thương rồi”.

Cuộc tấn công thất bại. Trong những lần như vậy, tôi chẳng hiểu Taliban có biết là tôi ở trên cao, theo dõi mọi lời nói của họ trên các tần số vô tuyến mà họ đang sử dụng hay không?

Họ có biết rằng tôi nghe thấy họ khoe khoang về việc họ đã giết được bao nhiêu người Mỹ, hoặc họ sẽ đặt IED ở đâu và khi nào, hoặc cuộc tấn công vào một doanh trại lính Mỹ sẽ bắt đầu lúc mấy giờ, thậm chí là cả những vụ đánh bom tự sát được tiến hành ra sao.

Nếu họ biết, tôi nghĩ họ sẽ không chấm dứt mà họ sẽ có cách thay đổi phương pháp liên lạc và chúng tôi lại tiếp tục chạy theo họ.

Những chuyến dạo chơi chết chóc trên bầu trời Afghanistan - Ảnh 3.

  Hỏa tiển từ chiếc A-10 bắn xuống một vị trí của Taliban theo chỉ điểm của người kiểm thính.

3. Kết thúc 2 hợp đồng với AFSOC sau 10 năm ở Afghanistan, tôi đã bay hơn 600 phi vụ với tổng số 2.748 giờ. Có khoảng 150 chuyến bay trong số đó chúng tôi phải chiến đấu, còn lại là chỉ nghe và nghe.

Bên cạnh những bàn bạc của Taliban về phục kích, đặt mìn, tấn công, ám sát, thu thuế nông dân trồng cây thuốc phiện, còn thì tôi cũng phải nghe những điều tương tự như những người hàng xóm nói chuyện với nhau về lương thực, gia súc, ăn uống, những lời phàn nàn về thời tiết, đường sá. Thỉnh thoảng vài kẻ có vẻ là chỉ huy cao cấp của Taliban còn bàn bạc về ngày lính Mỹ rút đi và kế hoạch của họ trong việc lấy lại đất nước.

Khi nghe họ nói, tâm trạng tôi mơ hồ lẫn lộn. Họ chỉ có súng tiểu liên AK và súng chống tăng RPG đã 30 năm tuổi trong khi chúng tôi có những chiếc máy bay trị giá 100 triệu USD nhưng họ vẫn tiếp tục chiến đấu. Lúc chúng tôi rời khỏi một ngôi làng sau khi tin rằng đã bình định được, họ quay lại.


Ngay cả khi họ chết, họ vẫn tin rằng những mục tiêu ấy sẽ đạt được bởi những người anh em của họ vì “Afghanistan là của chúng tôi”. Tuy nhiên vấn đề là cái “của chúng tôi” ấy sẽ được họ hành xử như thế nào, hay lại là những bi kịch thảm khốc thời họ cầm quyền ở Afghanistan cách đây hơn 20 năm về trước! Bất kể chúng tôi đã làm gì, chúng tôi đã đi đâu hay chúng tôi đã giết bao nhiêu người trong số họ, họ vẫn quay trở lại. Những cuộc
kiểm thính cho tôi biết chính xác cách họ sẽ hoàn thành những mục tiêu này và không gì có thể ngăn cản họ.

Phi vụ cuối cùng của tôi trước khi rời khỏi Afghanistan vẫn là một chuyến kiểm thính. Họ nói với nhau kết quả đàm phán với chính quyền Tổng thống Trump về việc quân Mỹ rút khỏi Afghanistan và lệnh của chỉ huy tối cao “không bắn vào người Mỹ nữa”.

Lúc nghe tôi báo lại, phi công OH-6 bảo tôi rằng hãy để cho anh ta “hốt cú hụi chót” vì có lẽ đó là những chỉ huy cao cấp của Taliban. Nhưng tôi lắc đầu. Tôi đã nhận được lệnh không tấn công Taliban nếu họ không ra tay trước.

Tôi lên máy bay rời khỏi Kabul chỉ 6 ngày trước khi Taliban kiểm soát hầu như toàn bộ đất nước này. Lúc người phi công chỉ cho tôi chỗ treo chiếc tai nghe để giúp tôi giảm tiếng ồn của động cơ máy bay C-130, tôi lắc đầu cảm ơn bởi lẽ tôi đã đeo nó suốt 10 năm rồi. Bây giờ tôi không còn muốn thấy nó một chút nào nữa…

TRỰC THĂNG OH-6 VÀ CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM

Hãng sản xuất: Hughes Helicopters và McDonnell Douglas.
Loại: trực thăng tấn công và trinh sát hạng nhẹ.
Động cơ: một động cơ Allison T63-A-5a.
Hỏa lực chính: hai súng máy 7,62 mm và 2 giàn hỏa tiễn 70 mm.
Khả năng chuyên chở: bốn lính
Vận tốc bay tối đa: 137 dặm một giờ.

Cayuse có thiết kế hình giọt nước nhỏ gọn 

OH-6 Cayuse là loại trực thăng ưu tiên cho các nhiệm vụ đòi hỏi sự cơ động. Nó có thể trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau, nhưng không thể chở cùng một lúc.

OH-6 có thể thực hiện linh hoạt do có lực cản không khí thấp, có thể bay luồn rất thấp xuống khe núi, đứng tại chỗ rồi đột ngột bốc lên cao.

Vi sao kho chien loi pham Viet Nam thieu truc thang OH-6?
Trực thăng trinh sát OH-6 Cayuse hoạt động tại Việt Nam trước 1973

Trên chiến trường Việt Nam, OH-6 thường được sử dụng cho nhiệm vụ hộ tống các đơn vị mặt đất, trong đó nổi bật nhất là trinh sát chiến trường, chỉ điểm mục tiêu cho trực thăng UH-1 và AH-1 Cobra.

Việc bắn hạ một chiếc trực thăng nhỏ nhẹ và có độ linh hoạt cao như chiếc OH-6 là rất khó khăn, nhưng quan trọng hơn phía sau nó là số lượng đông đảo AH-1 và UH-1 Gunship.

Mặc dù nhiệm vụ chính là trinh sát nhưng khi cần thiết thì OH-6 cũng có khả năng yểm trợ hỏa lực rất hữu hiệu. 


Vi sao kho chien loi pham Viet Nam thieu truc thang OH-6?
Trực thăng OH-6 và UH-1 của Mỹ trên chiến trường Việt Nam
OH-6 là chiếc trực thăng có tần suất hoạt động rất dày đặc, gần như song hành không bao giờ thiếu bên cạnh loại UH-1.

Friday, September 17, 2021

BẦU CỬ NĂM 1967 Ở MIỀN NAM : DÂN CHỦ NHẤT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

 Võ Văn Quản

Các liên danh tranh cử ở miền Nam ra mắt cử tri năm 1967. Ảnh: Chân Trời Mới/Chưa rõ nguồn.

Các cuộc bầu cử, trưng cầu dân ý sau thời kỳ Ông Ngô Đình Diệm nắm quyền không thoát khỏi cái nhìn cú diều của nhiều nhà sử học Việt Nam lẫn một số nhà báo phương Tây cánh tả vốn đã có sẵn định kiến với nhà nước Việt Nam Cộng hòa. Song thiện cảm của giới sử gia và các nghiên cứu khoa học chính trị về tính minh bạch và dân chủ của bầu cử tại miền Nam Việt Nam trong thời kỳ Đệ Nhị và Đệ Tam Cộng hòa đều tăng. 

Như cuộc tổng tuyển cử ngày 3/9/1967 của Việt Nam Cộng hòa, New York Times – một trong những tờ báo cánh tả chống chiến tranh Việt Nam mạnh mẽ nhất cũng đã phải so sánh rằng, so với kiểu bầu cử một đảng “làm cho có” (pro forma affairs) ở Bắc Việt, và những cuộc bầu cử 97, 98% của Ông Diệm, giai đoạn mới của Việt Nam Cộng hòa và nền dân chủ của nó có vẻ đáng được đánh giá cao hơn rất nhiều.

Điều mà rất nhiều người quên là, chính trị miền Nam Việt Nam rối ren hơn hẳn miền Bắc do đặc tính của một vùng đất mới với nền chính trị vẫn còn phải qua một thời gian dài thử sai; giống như sự khác biệt giữa miền Viễn Tây hoang dã và vùng phía Đông công nghiệp hóa của Hoa Kỳ vậy. Bản thân chính quyền miền Nam Việt Nam lại phải đối mặt với sự giám sát không chỉ của báo chí tự do ở đây, mà còn là báo chí Mỹ, người dân Mỹ và các nhà phản chiến người Mỹ; điều mà chính quyền Bắc Việt không hề biết và không cần phải biết. Không chỉ vậy, họ cũng không sở hữu được những công cụ đàn áp tuyệt đối mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có. 

Với một lịch sử lộn xộn của đảo chính quân sự, tướng tá lạm quyền, các cuộc nổi dậy ở địa phương và các cuộc chiến giữa những phe phái tôn giáo, cuộc tổng tuyển cử năm 1967 phải nói là một thành công lớn, khi được tiến hành đúng trình tự, mang lại tính chính danh cho chính quyền mới, tôn trọng đa nguyên (ở một mức độ nhất định) cũng như ổn định nội tại xã hội.

Hình ảnh vận động tranh cử nơi công cộng (từ trái qua phải):
Hàng trên: Ứng cử viên Tổng Thống Phan Khắc Sửu – Ứng cử viên Tổng Thống Phan Quang Đán.
Hàng dưới: Ứng cử viên Tổng Thống Trần Văn Hương – Ứng cử viên Tổng Thống Trương Đình Dzu.
Ảnh: Chân Trời Mới/Chưa rõ nguồn.

Không chỉ đề xuất về việc xây dựng một bản Hiến pháp mới với một cơ chế lưỡng viện quyền lực hơn, có khả năng đối trọng với vai trò của tổng thống nhiều hơn; cuộc bầu cử còn giới thiệu những yếu tố dân chủ đáng quý ngay trong giai đoạn Chiến tranh Việt Nam đang leo thang: từ các cuộc tranh luận toàn quốc giữa các ứng cử viên, cho đến việc các ứng cử viên được cấp thời lượng phát sóng trên truyền hình khiến cho cuộc đua vào các chức danh dân cử trở nên công bằng và sòng phẳng hơn bao giờ hết. 

Các ứng viên thoải mái phê phán chính phủ quân quản ở nhiều phương diện, trong khi bản thân họ cũng đại diện cho các nhóm chính trị đa dạng tại miền Nam Việt Nam: từ các chính trị gia cấp tiến chủ hòa ở đồng bằng sông Cửu Long cho đến những nhóm quân nhân Công giáo tị nạn với lời kêu gọi đưa quân “giải phóng” miền Bắc. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại của cả hai miền, không khí thảo luận chính trị lại đa nguyên, đa dạng và được tôn trọng như vậy. 

Báo cáo mật của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cho chính phủ Hoa Kỳ ngay sau cuộc tổng tuyển cử, vốn có rất ít lý do để nói dối về tình hình tại miền Nam Việt Nam, cũng phải thừa nhận rằng cuộc bầu cử diễn ra rất công bằng và đúng tiêu chuẩn. Trong số 11 ứng cử viên cho chức danh tổng thống, chỉ có một người đại diện quân lực Việt Nam Cộng hòa, và 10 người còn lại có nền tảng, thân thế chính trị đa dạng. Họ cũng được tạo điều kiện tiếp cận với công chúng một cách sòng phẳng. CIA ghi nhận chỉ có khoản 11 khiếu nại đơn lẻ về cuộc bầu cử, và hầu hết đều không đủ cơ sở để chứng minh quá trình bầu cử bị thao túng hay chỉnh sửa kết quả. 

Đặc biệt thú vị hơn, luật sư Trương Đình Dzu, dựa vào các kênh tiếp cận công chúng bình đẳng, nhanh chóng đạt được tỉ lệ ủng hộ đáng nể nhờ vào tài ăn nói và xu thế hòa bình của mình. Ông kết thúc cuộc bầu cử ở vị trí thứ hai – 17% – đánh bật mọi kỳ vọng trước đó của giới quân đội VNCH. Và một tương lai dân sự, công bằng, dân chủ của chính quyền miền Nam Việt Nam mở rộng hơn bao giờ hết. 

Nhưng rồi năm 1968 với trận Tết Mậu Thân đến. Với những sai lầm chiến thuật của cả quân đội Hoa Kỳ lẫn quân lực Việt Nam Cộng hòa, dù bên nhận phải tổn thất kinh hoàng nhất là Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) và quân đội Bắc Việt, chiến dịch đã khiến cho các kỳ vọng dân sự hóa miền Nam Việt Nam đổ sông đổ bể, và phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ lại bị đẩy lên cao hơn bao giờ hết. 

Có nhiều lý do để cho rằng đây là chủ đích của phe Bắc Việt, và đây cũng không phải là lần duy nhất họ cố gắng phá hoại các nỗ lực dân sự hóa của chính quyền miền Nam Việt Nam (như vụ ám sát Giáo sư Nguyễn Văn Bông chẳng hạn). Chiến tranh Việt Nam càng đẫm máu, miền Nam Việt Nam càng rối loạn, có vẻ càng có lợi cho công cuộc “thống nhất đất nước” mà các nhà Marxist chủ nghĩa ở Hà Nội vẽ ra. 

Bầu cử ở miền Nam Việt Nam, đáng trân trọng, cũng vì lẽ ấy.


Một số hình ảnh về cuộc bầu cử năm 1967 của tạp chí LIFE.

Ảnh: Chưa rõ nguồn.

Nguồn: https://www.luatkhoa.org/2020/04/bau-cu-nam-1967-o-mien-nam-dan-chu-nhat-trong-lich-su-viet-nam/

Saturday, September 11, 2021

TƯỞNG NIỆM NGÀY 11 THÁNG 9

Quan Duong
𝐻𝑖̀𝑛ℎ 1 : Hộ tống hạm LPD 21
 

Đây là chiếc 𝗵𝗼̣̂ 𝘁𝗼̂́𝗻𝗴 𝗵𝗮̣𝗺 𝗟𝗣𝗗 𝟮𝟭 còn có tên là 𝐍𝐞𝐰 𝐘𝐨𝐫𝐤 𝐍𝐞𝐯𝐞𝐫 𝐅𝐨𝐫𝐆𝐞𝐭. Nó chỉ là một trong rất nhiều chiến hạm dùng để phục vụ Hải quân Hoa Kỳ . Chiếc hộ tống hạm này sẽ bình thường như những chiếc khác nếu nó không được làm từ sắt của hai toà nhà The World Trade Center New York bị khủng bố đánh sập vào ngày 11 tháng 9 năm 2001.


Sau biến cố kinh hoàng, sắt của hai toà nhà này được đưa về Avondale Shipyard của New Orleans năm 2003 để nấu chảy ra dùng để làm phần đáy. Lúc đó tôi là một công nhân của hãng Northrop Grumman nên đã tham dự vào việc thực hiện . Chiếc hộ tống hạm đã cùng tôi gắn bó suốt sáu năm kể từ lúc bắt đầu cho đến lúc hoàn tất vào tháng 9/2009 . Có thể nói mọi ngóc ngách trong chiếc hạm này không có chổ nào là không ghi dấu chân tôi
Năm 2004 khi mới đang còn bắt đầu khởi công thi cơn bão Katrina đã tấn công chiếc tàu và mưa gió bão bùng đã bao phủ trùm lên. Nghe như đâu đây trong mưa gió tiếng kêu gào của 2996 oan hồn trong đó có 343 lính cứu hỏa và 72 sĩ quan cảnh sát mà giờ xác thân của họ quyện vào trong từng miếng sắt
Khi bão Katrina vẫn còn đang tơi tả thì chúng tôi từ Houston quay trở lại New Orlenas và tiếp tục công việc của mình . Ngồi trên tàu nhìn cảnh vật chung quanh đìu hiu im ắng vì người dân chưa quay về, tôi có cảm tưởng trong từng mét sắt của chiếc tàu là những oan hồn lạnh lẽo mà mọi người trong cơn hốt hoảng của bão Katrina vô tình quên đi . Tôi liên tưởng đến những người dân tôi bị lính miền Bắc tràn vào giết chết oan uổng trong tết Mậu Thân trong cuộc chiến tranh VN mà xác xương của họ cũng từng bị chôn vùi và quên lãng . Tôi cũng liên tưởng đến những vụ cộng sản âm thầm thảm sát những người thua trận mà không qua xét xử ngay trong những ngày đầu họ chiếm được miền Nam . Tất cả những cái chết được che giấu tinh vi núp sau những mỹ từ đẹp đẻ . Những oan hồn chết bởi sự cuồng vọng của cái ác đều bi thương như nhau
Hình 2 : thủ tục hạ thuỷ tại New Oreans Louisiana

Bốn năm sau chiến hạm được hoàn tất với kinh phí 1,400 triệu đô la . Trước khi giao qua cho Hải quân Mỹ tôi theo chiến hạm này bốn ngày đi sea trial ngoài vịnh Mexico . Nhìn những chiếc trực thăng bay lên đáp xuống, nhìn những giàn hoả tiển phòng không vô cùng hiện đại, nhìn những chiếc tàu đổ bộ phóng ra từ đáy trên đó là những binh sĩ thiện chiến tôi ước gì một ngày nào đó khi quân Trung Quốc ngang ngược làm trùm trên biển đông đụng phải chiếc này thì hay biết mấy . Lúc đó tụi Tàu mới biết thế nào là lễ độ bỏ bớt thói ăn hiếp bắt nạt . Chắc là tôi sẽ vô cùng hả dạ vì mình đã từng là thành viên trong đội ngũ công nhân hoàn thành chiếc chiến hạm này .
Chiếc chiến hạm LPD 21 được hãng bàn giao cho Hải Quân Mỹ sau đó được đem về New York để dân chúng có thể tham quan đúng ngày 11/09/2009 là ngày tưởng niệm 8 năm hai toà tháp đôi bị khủng bố đánh sập
Vào ngày 15/06/2014 một chiếc trực thăng chở một đội đặc nhiệm xuất phát từ chiếc hộ tống hạm này bí mật bay vô đất liền Libya bắt sống được tên Ahmed Abu Khattala . Hắn là tên cầm đầu nhóm khủng bố tấn công vào toà đại sứ Mỹ tại Libya vào ngày 11/09/2012 giết chết Đại sứ Christopher Stevens. Sau khi bắt được hắn đội đặc nhiệm đem về nhốt trên tàu sau dó đưa căn cứ Mỹ tại Quatar trước khi giải giao hắn về Mỹ
Chiến hạm 𝐍𝐞𝐰 𝐘𝐨𝐫𝐤 𝐍𝐞𝐯𝐞𝐫 𝐅𝐨𝐫𝐆𝐞𝐭 được góp từ thịt xương của ngươi đã chết và mồ hôi của những người còn sống để tưởng niệm về
hai toà tháp đôi bị khủng bố đánh sập

Hình 3 : khi tôi còn làm công nhân trên chiếc hạm
Giờ thì tôi đã về hưu nhưng nhiều khi ngồi ngẫm nghĩ ai bảo Mỹ không biết thù dai . Nếu không thù dai thì đã không có chiếc hộ tống hạm này và đã không lặng lẽ xâm nhập vô vùng vịnh để bắt cho bằng được tên khủng bố đã cả gan giết chết những viên chức ngoại giao của mình
Trước tình trạng tụi Trung Quốc đang bị Mỹ phản đối vụ ỷ lớn ăn hiếp các nước nhỏ chung quanh biển Đông tôi cũng mong ước sao buổi sáng nào đó thức dậy thấy chiếc này hiện diện trong vùng biển Việt Nam để dạy cho tụi Trung Quốc một bài học chơi sao cho đúng luật khi ra chốn giang hồ
 

Quan Duong
sept 2019