; }

Friday, March 18, 2016

NÚI BÀ ĐEN

HOÀNG THẾ LÂN 
       Biệt đội 25

Trích  
Phần 3 : Bình minh trên đỉnh núi Bà.
        Khi những tia ánh sáng đầu tiên soi trên đỉnh núi, nhóm nhỏ những người lính sống sót bắt đầu xuất hiện từ các hầm trú ẩn bị phá hủy và từ khu vực hồ chứa nước. Đêm vừa qua thực là một đêm dài. Các binh sĩ đã tự tổ chức thành thành ba toán và một tiến xuống để bảo vệ bãi đáp trực thăng, một toán kiểm tra khu căn cứ để chắc chắn không còn bất kỳ Việt cộng nào trong khu vực, và toán còn lại lo thu thập những người chết và bị thương đến bãi đáp để chờ trực thăng di tản. Những người lính lo tìm kiếm đã sớm phát hiện ra một số bẫy gài trên các xác chết, ngay cả các xác chết của Vc cũng không ngoại trừ, vì vậy những người lính đã phải cực kỳ cẩn thận trong công việc nghiệt ngã của họ. Trời vẫn còn mưa tầm tã, những giải sương mù khổng lồ dày đặc chuyển nhanh đến bởi cái lạnh trên đỉnh núi và gió giật ù ù!
ĐỈNH NÚI BÀ ĐEN

         Khi Beeson và Goldberg nghe tiếng nói cuả lính Mỹ bên ngoài, họ kéo đồ đạc ra khỏi cửa bên trong ngôi Chùa. Trung sỹ Beeson mở cửa và nói chuyện với một trong những hạ sĩ quan bên ngoài để tìm hiểu về tình trạng và an ninh của căn cứ hiện thời. Sau đó ông ra lệnh cho Goldberg tham gia làm việc với nhóm tìm kiếm người chết và bị thương. Beeson vốn rất quan tâm đến các chiến binh khác trong nhóm Quân báo của mình, là những người đã xuống ca trực lúc tối, rời Chùa trước khi địch quân tấn công căn cứ. Căn cứ đã gần như bị phá hủy hoàn toàn, cùng với tất cả các thực phẩm và nguồn cung cấp. Chỉ có những đống đổ nát cháy âm ỉ đánh dấu nơi đã từng là những doanh trại và các cấu trúc nhà cửa bằng gỗ. Beeson ở lại Chùa và tiếp tục phá hủy các tài liệu mật theo như lệnh mà anh đã nhận từ bộ chỉ huy. Anh cũng phải chắc chắn những gì còn lại của giàn thiết bị tác chiến điện tử tối mật của họ được bảo đảm an toàn cho đến khi một đội an ninh Quân báo khác đến từ Củ Chi. Những người lính đó, được cho biết là sẽ đến với các chuyến trực thăng đầu tiên sau khi thời tiết khá hơn.



            Goldberg đã nghe tin Jeff Haerle bị địch quân bắn chết. Haerle và "Smitty" Smith bị mắc kẹt dưới hầm trú ẩn của họ khi các căn nhà xung quanh bắt lửa cháy. Theo lời kể lại cuả Smith, Haerle đã nói rằng anh "không thể chịu đựng được cảnh mình bị chết cháy, và đã tìm cách chạy ra khỏi hầm" Haerle đã chạy được đến khu vực tảng đá lớn bên cạnh con đường mòn dẫn lên Chùa. Anh đã cố gắng để có thể chạy trở ngược lên khu pháo đài đá. Nơi đây, một vũng máu lớn bê bết còn đọng trên tảng đá của đường mòn, và cách đó không xa trong một góc đá, có thể đếm được khoảng đến gần năm mươi chiếc vỏ đạn AK47. Smith đã bị bỏng do lửa đốt rất nặng, nhưng anh còn sống! Brocato đã thoát khỏi phòng ăn bị phá hủy, trải qua một đêm lạnh lẽo và khủng khiếp ẩn núp một mình trong khe đá, nhưng cuối cùng mọi chuyện đều ok . Anh nhập cùng với nhóm Goldberg để đi thu thập các tử thi đưa xuống sân bay trực thăng.
 
         Chiếc trực thăng đầu tiên cuả Lực Lượng Đặc Biệt từ Tây Ninh (Det-B) đến khoảng 07:00 sáng. Những chiếc trực thăng đầu tiên đến khu vực núi hứng chịu hoả lực dữ dội cuả súng tự động khi nó đến gần đỉnh núi, một trong những phi hành đoàn đã bị thương. Hai người lính quân y cuả toán Mũ xanh mới đến đang hối hả cứu cấp hàng chục người lính bị thương. Người lính quân y duy nhất cuả căn cứ đã bị chết trong cuộc tấn công tối qua.

        Khi máy bay trực thăng vừa đáp xuống, đã xảy ra sự lộn xộn ngay lập tức. Một nhóm những người lính trẻ sống sót đang đứng xung quanh khu vực sân bay, nhiều người trên mình chỉ có mỗi chiếc quần đùi ướt, một số khác đi chân trần, cơn mưa phùn lạnh vẫn rơi đều từ tối. Những người lính trẻ người sũng bùn, lạnh và có dấu hiệu bắt đầu bị cóng, một vài người lính rõ ràng là bị sốc và khi trực thăng vừa hạ cánh, đã cố gắng leo lên trên một trong các trực thăng trước khi những người lính bị thương nặng được cáng lên. Họ đã bị đuổi xuống khỏi trực thăng bởi một trung sĩ trưởng toán lính mũ xanh và những người bị thương sau đó đã được ưu tiên đưa lên trực thăng. Đây cũng là một công việc khó khăn và đau lòng cho tất cả mọi người. 
         Nhóm thứ nhì của trực thăng đưa vào thực phẩm, quần áo, vật dụng y tế, máy truyền tin, rất nhiều mền (chăn) và một thùng whisky. Khu vực bãi đáp vẫn còn chất đống với các thiết bị và các nhóm lính bộ binh mới được đổ xuống đang đi lòng vòng xung quanh nói chuyện với nhau. Hầu hết những người bị thương đã được di chuyển đi, nhưng khu sườn đồi xung quanh bãi đáp thì phơi đầy xác chết của những người lính đã bị giết chết trong đêm qua được gom lại, nhiều thân thể nát bét, không còn nguyên ven. Một sĩ quan cao cấp đến hiện trường và nhận ra tác động bất lợi cuả những hình ảnh này trên những người lính trẻ tuổi mới đến chưa có nhiều kinh nghiệm chiến trường. Hầu hết trong số họ chưa bao giờ trải qua chiến trận, chứng kiến những trận chiến liên quan đến thương vong hàng loạt như vậy. Ông ra lệnh cho che phủ các tử thi, tổ chức một nhóm lo gói các xác chết và chất lên trực thăng càng nhiều càng tốt để vận chuyển về các căn cứ quân sự Mỹ tại Tây Ninh.

        Đến lúc 09:00 giờ, chu vi phòng thủ của căn cứ đã được bảo vệ chắc chắn bởi những người chiến binh có mặt sẵn ở đây sau khi các người lính này đã được cung cấp quân phục mới và cho ăn uống. Mưa đã dừng lại, và mặt trời đã xuyên qua những đám mây cao chiếu những giải ánh sáng rực rỡ trên toàn khu căn cứ. Một nhóm lính trẻ đang bắt tay vào dựng những lều dã chiến dùng để làm nhà ở tạm thời và kho lưu trữ vật dụng nhóm khác di chuyển các trang thiết bị vào lều tạm trước khi những cơn mưa bão tiếp theo kéo tới. Các thiết bị thông tin liên lạc mới được kéo lên đến khu vực Chùa.
         Nhóm Quân báo đến từ Củ Chi, lo tháo dỡ những gì còn lại của giàn thiết bị tối mật của họ, và thực hiện một cuộc rà soát an ninh kỹ lưỡng nội thất của ngôi Chùa. Đơn vị tác chiến điện tử 372 đã bị tổn thất trong trận này là một chết và một bị thương nặng. Nếu không có phản ứng nhanh chóng của Beeson và Goldberg, họ có thể bị tổn thất nhiều hơn nữa. NSA, cục an ninh quốc gia coi đây là một vị trí quá nguy hiểm và không an toàn cho hoạt động tối mật của họ, hoạt động trên núi sẽ phải chấm dứt. Beeson và toàn bộ toán còn lại của mình sẽ được sơ tán trở lại trụ sở đoàn 372 đặt tại khu căn cứ sư đoàn 25 tại Củ Chi . 
         Sau khi Chùa đã được kiểm tra an ninh xong, các thiết bị vô tuyến mới đã được chuyển vào bên trong và lắp ráp cho hoạt động. Đây là tòa nhà duy nhất còn lại, đủ vững chắc để bảo vệ các thiết bị khỏi bị đe doạ ảnh hưởng bởi thời tiết. Vào đầu giờ chiều, thông tin liên lạc đã được khôi phục hoàn toàn, và một đại đội tiếp ứng cuả tiểu đoàn 2/22 Bộ Binh thuộc sư đoàn 25 được không vận bằng trực thăng đến đỉnh núi để củng cố phòng thủ của căn cứ. 
         Cuối cùng, số thương vong cuả người Mỹ trong trận Núi Bà Đen là hai mươi bốn người thiệt mạng, ba mươi lăm người bị thương, và một bị bắt làm tù binh Hạ sỹ Donald G. Smith, thuộc đại đội 194 quân cảnh, bị bất tỉnh vì đạn cối trong đợt tấn công đầu tiên và bị bắt mang đi bởi Việt cộng. Anh được trao trả tù binh vào ngày 01/01/1969 . Ba người lính biệt kích mũ xanh cuả A-324 đã được tặng thưởng huy chương đồng cho các hành động dũng cảm, anh hùng của họ trong cuộc tấn công.

 

Đây là danh sách những binh sĩ thiệt mạng trên Núi Bà Đen:
Capt. George Coleman, Birmingham, Alabama, Prov Sig Co, 125th Sig Bn, 25th ID
Capt. Arthur L. Davis, Beaufort, North Carolina, 587th Sig Co, 86th Sig Bn
2nd Lt. Thomas N. Teague, Mountlake Terrace, Washington, Prov Sig Co, 125th Sig Bn, 25th ID
Staff Sgt. Ray W. Owen, Columbia, South Carolina, Prov Sig Co, 125th Sig Bn, 25th ID (Medic)
Staff Sgt. Harold A. Stone, Champaign, Illinois, Prov Sig Co, 125th Sig Bn, 25th ID
Staff Sgt. Bobby C. Wood, Monroe, Louisiana, Prov Sig Co, 125th Sig Bn, 25th ID
Sgt. Joseph Adams, New Orleans, Louisiana, Prov Sig Co, 125th Sig Bn, 25th ID
Sgt. Fernando Calle-Zuluaga, Los Angeles, California, 587th Sig Co, 86th Sig Bn
Sgt. Timothy J. Noden, Linwood, Pennsylvania, A Co, 2nd Bn, 18th Infantry
Spc.4 John A. Anderson, Williamsville, New York, HHC, 4th Bn, 9th Infantry, 25th ID
Spc.4 Ralph R. Black, Crystal Falls, Michigan, C Co, 121st Sig Bn, 1st ID
Spc.4 Moses J. Cousin, Detroit, Michigan, Prov Sig Co, 125th Sig Bn, 25th ID
Spc.4 Albert E. Dahl, Aurora, Illinois, B Co, 125th Sig Bn, 25th ID
Spc.4 James A. Davis, Orlando, Florida, B Co, 125th Sig Bn, 25th ID
Spc.4 Gary J. Gilin, Detroit, Michigan, A Co, 4th Bn, 9th Infantry, 25th ID
Spc.4 Jeffrey W. Haerle, Minneapolis, Minnesota, HQ, 372nd Radio Research Co., 25th ID
Spc.4 Paul R. Hoag, Poughkeepsie, New York, Prov Sig Co, 125th Sig Bn, 25th ID
Spc.4 Garland D. Jackson, Jackson, Michigan, HHC 65th Engrs, 25th ID
Spc.4 Michael J. Juneau, Hessmer, Louisiana, B Co, 125th Sig Bn, 25th ID
Spc.4 Paul R. Lozano, Bay City, Texas, 587th Sig Co, 86th Sig Bn
Spc.4 Frank J. Makuh, Placentia, California, C Co, 121st Sig Bn, 1st ID
Pvt. 1st Class Samuel G. Connelly, Hammond, Indiana, A Co, 2nd Bn, 18th Infantry
Pvt. 1st Class John Patrick McGonigal Jr., Belle Harbor, New York, 194th MP Co, 1st Signal Bd
Pvt. 1st Class Wayne Richards, Tulsa, Oklahoma, HHC 65th Engrs, 25th ID

Based on Chapter 18 of “Unlikely Warriors: The Army Security Agency’s Secret War in Vietnam 1961-1973 by Lonnie M. Long and Gary B. Blackburn, iUniverse Publishing, 2013
Copyright © 2013 Lonnie M. Long, Gary B. Blackburn.

Chuyển ngữ, XâyXậpZì.

Bài dịch này, riêng tặng những chiến hữu trong Biệt đội 25 Kỹ thuật đặc biệt, đã từng sống trên  đỉnh Bà Đen, nhớ đến trung sỹ nhất Toàn, một trưởng toán đã bị Vc bắt tù binh, mất tích.



nguồn : http://xayxap.blogspot.com/2014/05/nui-ba-en-33.html

hình ảnh : admin lấy trên internet
TRẬN ĐÁNH NÚI BÀ ĐEN NGÀY 13 THÁNG 5 NĂM 1968
 
TRẬN CHIẾN TRÊN NÚI BÀ ĐEN NĂM 1970
TRÌNH BÀI THÊM VỀ NÚI BÀ ĐEN

NGUYỄN THỚI TÍN
         Căn cứ trên đỉnh núi Bà đen,  là căn cứ đài tiếp vận truyền tin của các đơn vị trong lãnh thổ Quân đoàn III Quân khu III và được bảo vệ bởi các đại đội Địa phương quân thuộc Tiểu khu TÂY NINH thay phiên nhau phòng thủ, mỗi Đại đội 1 tháng.


         Biệt đội 25 luôn có một toán thường trực tại đây với nhiệm kỳ mỗi toán 2 tuần.
        Vào tháng 3 năm 1973, Chuẩn úy TRẦN BÁ LỘC và Hạ sĩ HOÀNG XUÂN NAM Biệt đội 25 hy sinh tại đây khi chiếc trực thăng chở Chuẩn úy LỘC và Hạ sĩ NAM bị SA 7 bắn rơi.
        Trước đó vào năm 1972 cộng quân đánh đặc công vào căn cứ, Trung sĩ I NGUYN VĂN BÁ và Hạ sĩ I LẮM hy sinh.

         Ngày 06 tháng 12 năm 1974, cộng quân vây hãm đánh lên căn c. Trực thăng không vào tiếp tế được, thiếu nước, thực phẩm, đạn dược
         Giữa tháng 12 btư lệnh sư đoàn 25 lên đóng tại Thị xã Tây ninh nhằm cố gắng gi vững, giải vây tiếp tế, nhưng phòng không và hỏa lực địch quá mạnh thêm vào địa thế hiểm tr, với những hóc đá vách đá lợi thế cho cộng quân ẩn náu.
        
         Ngày 05 tháng 01 năm 1975 các đơn vị trú phòng tại đây trong đó có toán BĐ 25 rút lui xuống núi, trước khi rút, các đơn vđã phá hủy các máy trong hầm trú và ngày hôm sau bị cộng quân phát hiện chận đánh. Quân ta chỉ có một số rất ít thoát được còn đa số hy sinh hoặc bị bắt, toán của BĐ 25 cùng chung số phận, chỉ biết được Trung sĩ I TOÀN trưởng toán bị bắt còn 3 Anh Em khác Tôi không nhớ rõ. ( sau 75 Trung sĩ I TOÀN được thả về).

        Ngày 06 tháng 01 năm 1975, căn cứ hoàn toàn lọt vào tay cộng sản sau 1 tháng bị vây hãm.
        Sau khi chiếm được đỉnh núi, cộng quân ngày nào cũng pháo kích khủng bvào Thị xã Tây Ninh vào sáng sớm, trưa, chiều tối, mỗi lần 3 hoc 4 trái 122 ly, có lúc kéo dài 15 phút, nhà thờ cũng lãnh 1 trái vào sáng sớm, may mắn nếu trđi 30 phút thì có thể gây thương vong nhiều cho giáo dân đi lễ sáng, các bệnh viện sợ bị trúng pháo nên đã cho sơn cờ hồng thập tự trên nóc ngói của bệnh viện. Vừa sơn xong thì vài ngày sau, quân y viện bị trúng đạn pháo.
Cầu Quan đi qua khu vực chợ Tây ninh
         Ngày 20 tháng 2 năm 1975,  mùng 10 Tết lúc 5 giờ chiều, cộng quân pháo vào chợ Tây Ninh gây tử thương cho 2 trưởng toán Trung sĩ I  NGUYỄN VĂN NGÂN, Trung sĩ I NGUYỄN TRUNG DUNG và Trung sĩ NGUYỄN VĂN HOÀNG bị thương . Các Anh Em vừa lên đổi toán cho Khiêm Hanh,Tây Ninh và Phú Khương.
         Ngày 12 tháng 4 năm 1975 bộ tư lệnh sư đoàn rút khỏi Tây ninh v Gò Du, một tuần sau ngày 19/4 rút về hậu cứ CỦ CHI để rồi đến sáng 29/4 cng quân tấn công vào căn cứ sau 3 ngày đêm bpháo liên tục. Biệt đội cùng các đơn vị bạn chiến đấu đến trưa. Căn cứ thất thvào trưa ngày 29. Tất cả quân nhân Biệt đội 25  trong căn cứ rút về Hóc Môn và  ngưng chiến ngày 30/4. 


Trên Núi Bà Đen

Ta trở giấc trong giao thông hào cũ
Của bạn bè xưa đào vội bên rừng
Dưới trăng vàng sương rơi thật dửng dưng
Trên cái nón sắt còn in dấu đạn
Ta sờ soạng dưới lá khô vùi đống
Một mảnh bom làm lạnh cóng bàn tay
Tự hỏi nơi nầy còn có xác ai
Thù hay bạn, hoặc mai đây ta chết

Chỗ nầy che thân cho hai cuộc chiến
Một mới vừa qua và một hôm nay
Ta tới đây dù cho cũng chỗ nầy
Thêm nắm xương bón để rừng xanh mãi
Phía xa xa trong sương mờ gió núi
Phố phường xưa giặc mới chiếm hôm nào
Có một đời ta ném bỏ thương đau
Và bè bạn chết dần trong tù ngục

Ta tới đây, chờ đoàn quân còn lại
Đang vượt rừng trở lại chiến hào xưa
Kèn thúc quân sẽ vang át rừng mưa
Cờ sẽ cắm trên cổ thành như trước
Ta tới đây dù không cùng hẹn ước
Bạn bè ta còn nhiều đứa hiên ngang
Dí súng vào đầu, thà chết không hàng
Nói chi là buộc cúi đầu dâng mạng

Ta tới nơi đây, ta đón chỗ nầy
Trên cao điểm của thành trì biên giới
Đêm sáng trăng chờ, còn ta đứng đợi
Đoàn quân nào? Ai đó gọi tên ta

nguyễn thanh-khiết
tháng 6 -1975
       
 
(hình ảnh sưu tập trên net và trình bài thêm do TÍN BĐ 25 KTĐB)

1 comment:

  1. Trận tháng 01/75 số 3 toán viên đều về đầy đủ, chỉ mỗi TS1 Toàn trưởng toán bị mất tích, trong số về trình diện sau đi toán cùng tôi ở Hậu Nghiã là TS Hồ ngọc Đầy.

    Sau khi mất núi Bà đen, toán chúng tôi cùng với bộ chỉ huy sư đdoàn 25, đóng tại Tây Ninh nhằm tái chiếm đỉnh nhưng không thành. Có một thời điểm BĐ trưởng có lên thăm toán tại Khiêm Hanh (?) Đại úy Hùynh. Bọn tôi thường gọi ông là "ba gà mổ" xin lỗi đại uý, hí hí

    Sau khi BSH sư đoàn rút, chúng tôi còn ở Tây Ninh thời gian.

    ReplyDelete