; }

Friday, December 27, 2019

ÂM NHẠC ĐÁNH SẬP BỨC TƯỜNG BÁ LINH ?


BM
Bức Tường Berlin, nhìn từ Đông Đức trước ngày sụp đổ. Jean-Claude Mouton
Vào lúc nước Đức chuẩn bị kỷ niệm 30 năm Bức Tường Berlin sụp đổ, nhiều nơi trên thế giới, thanh thiếu niên nắm lấy vận mệnh tương lai, RFI nhìn lại vai trò của giới trẻ tại Đông Berlin 30 năm trước đã góp phần dẫn tới sự tan rã của khối Xã Hội Chủ Nghĩa: Âm nhạc là nhát búa đầu tiên đánh sập Bức Tường Berlin.
BM
  
Ngày 09/11/1989 bức tường chia cách thành phố Berlin trong suốt 28 năm sụp đổ, chiến tranh lạnh chấm dứt. Trên thực tế bức tường tưởng chừng là kiên cố này đã rạn nứt từ lâu. Tháng Giêng 1989 chủ tịch Hội Đồng Nhà Nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức Erich Honecker tuyên bố bức tường Berlin còn đứng vững mãi cả ”trăm năm nữa”. Chỉ mười tháng sau, người dân Berlin với búa rìu đã đập tan nát biểu tượng của sự chia cắt và qua đó khép lại hơn 40 năm chiến tranh lạnh, khối Xã Hội Chủ nghĩa tan rã, Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản cáo chung.
Âm nhạc vũ khí lợi hại của phương Tây
BM
  
Những nhát búa đầu tiên giáng xuống bức tường thực ra đã được khởi động từ trước năm 1989. Mọi việc khởi đầu với buổi trình diễn của nam danh ca người Mỹ, Bruce Springsteen ngày 19/07/1988. Anh là nghệ sĩ Tây phương nổi tiếng đầu tiên đến Đông Berlin trình diễn. Trong vỏn vẹn bốn giờ đồng hồ, hơn 300.000 thanh niên Đông Đức khao khát tự do bị ca khúc Chimes of Freedom, nhạc và lời của Bob Dylan làm mê hoặc. Cho dù trước đó, Bruce tuyên bố với khán giả rằng anh đến diễn trên sân khấu Đông Berlin không để ủng hộ một chính quyền của ”phe này hay phe khác mà chỉ để đưa dòng nhạc rock’n roll đến với khán giả Đông Berlin”. Dù vậy, Spingsteen không quên nói lên nguyện vọng tự đáy lòng : Anh "hy vọng một ngày nào đó những rào cản sẽ được dỡ bỏ”.
BM
  
Vài tháng trước đó, tiếng hát của hai nhạc sĩ lớn của thế giới tự do là David Bowie và Michael Jackson từ phía bên kia bức tường vọng sang đã chinh phục con tim của giới trẻ đông Đức. Cũng chính vì tránh để cho giới trẻ cứ ”dán mãi tai vào bức tường” nghe lóm những buổi trình diễn ở phía Tây Berlin, mà chính quyền Cộng Hòa Dân Chủ Đức dưới thời đại của Honecker đã mời một vài nghệ sĩ ngoài khối xã hội chủ nghĩa đến biểu diễn.
BM
  
Một nhà nghiên cứu về lịch sử âm nhạc từng đánh giá đêm biểu diễn tại Đông Berlin của Bruce Springsteen là sự kiện âm nhạc ”quan trọng nhất trong thế kỷ 20”. Trong đêm diễn ấy, nam danh ca người Mỹ đã gieo vào 300.000 trái tim tiếng chuông tự do. Khán giả của anh đêm đó nhận thấy một làn gió thay đổi đang thổi tới Cộng Hòa Dân Chủ Đức.
Tiếng đàn Violoncelle của nhạc sĩ người Nga
BM
  
Hơn một năm sau, tháng 11 năm 1989, hình ảnh nhạc sĩ Mstislav Rostropovitch kéo đàn violoncelle dưới chân bức tường ngay tại trạm kiểm soát Checkpoint Charlie đi vòng quanh thế giới. Một người nghệ sĩ tóc bạc trắng, một cây đàn và bản Suites của Bach là biểu tượng hòa bình. Berlin đang hồi sinh.
Là một nhạc sĩ đàn violoncelle/cello bậc thầy của thế giới, Rostropovitch 30 năm trước đang sống yên bình tại một căn hộ sang trọng ở quận 16 Paris. Qua đài phát thanh ông hay tin bức màn sắt đang bị khai tử và thế là ông lập tức khăn gói lên đường đến Berlin. Cùng một người bạn thân, Rostropovitch với cây đàn đáp xuống sân bay Berlin. Ra khỏi phi trường, họ biết đi đâu ? Không ngần ngại, ông lấy tắc xi đến thẳng trạm kiểm soát Checkpoint Charlie, biểu tượng giữa hai thế giới Đông và Tây.
BM
  
Những nốt nhạc đầu tiên từ bản Suites của Johann Sebastian Bach được cất lên, tiếng búa rùi nện vào bức tường im bặt. Chính nhạc sĩ Mstislav Rostropovitch kể lại trong, buổi trình diễn ngẫu hứng đêm 11/11/1989, hai ngày sau làn sóng người Đông Berlin đầu tiên chính thức qua hàng rào biên giới dưới sự kiểm soát của lính biên phòng đôi bên, nhạc sĩ Rostropovitch đã tuyên bố đấy là “một ngày hạnh phúc”, bởi ông biết rằng kể từ giờ phút đó Berlin không còn bị phân chia, người Đức hòa vào một khối và những nốt nhạc của Bach là keo sơn hàn gắn lại hai nửa tâm hồn của những con người bị Đông và Tây giằng xé. Cũng Rostropovitch tâm sự rằng ông cần thấy phải có mặt dưới chân Bức Tường ở vào thời khắc kịch sử đó để tri ân những người đã nằm xuống cũng tại nơi này.
BM
  
Ở vào những năm 1950 Rostropovitch là một trong những tinh hoa của Liên bang Xô Viết. Ông là một nghệ sĩ tài hoa được đào tạo trong học viện âm nhạc quốc gia, là học viên hiếm hoi mới 23 tuổi đời đã đoạt giải thưởng mang tên Stalin. Nhưng bước vào đầu thập niên 1970 ông phạm phải hai điều cấm kỵ : một là tiếp xúc với nhà văn Soljennitsine, tác giả của Quần Đảo ngục Tù và hai là đứng về phía nhà bác học, nhà đấu tranh cho nhân quyền Sakharov. Gia đình Rostropovitch bị chính quyền Brejenev đưa vào danh sách đen.
BM
  
Năm 1974 nhạc sĩ Mstislav Rostropovitch rời Liên Xô sanh định cư hẳn tại Mỹ, rồi Pháp. Ông là nghệ sĩ bốn bể là nhà với những vòng lưu diễn bất tận. Đã nhiều lần đi vòng quanh trái đất, nhưng theo lời con gái người nhạc sĩ nổi tiếng này, dù bị Liên Bang Xô Viết tước quyền công dân năm 1978, ông luôn thầm mơ có được ngày trở về.
Làn gió cách mạng tại Đông Âu
Dù vậy tất cả các nhà sử học đều đồng ý trên một điểm đó sự sụp đổ của Bức Tường Berlin chỉ là hồi kết từ những vết nứt chính trị trước đó trong khối cộng sản. Ngay tại Liên Xô, lần đầu tiên thành trì của chế độ Cộng Sản này tổ chức bầu cử tự do vào tháng 3/1989. Hungrary tháng 2/1989 không còn là một quốc gia độc đảng. Lại cũng Hungary ngày 10/09/1989 mở cửa biên giới với Áo. Đây là cửa ngõ đầu tiên giữa hai khối Cộng Sản và Tư Bản. Tháng 6 cùng năm, tại Vacxava, công đoàn Solidarnosc của Lech Valesa đắc cử trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên từ kể từ sau Thế Chiến.

BM
  
Một lần nữa Hungary lại tiên phong, tuyên bố thoát khỏi vòng kềm tỏa của Matxcơva. Chỉ một tuần sau ngày Bức Tượng Berlin bị phá vỡ, đến lượt Tiệp Khắc tuyên bố độc lập. Tại Bulgari để tồn tại, đảng Cộng Sản phải chấp nhận mở cửa. Riêng tại Bucarest nhà độc tài Roumani Nicolae Ceausescu không cầm cự được thêm bao lâu trước khi nhận lấy cái chết thảm khốc đúng ngày lễ Giáng Sinh.
BM
  
Một cách ôn hòa hơn, ba quốc gia ven biển Baltic trong vòng từ tháng 3 đến tháng 5/1990 tuyên bố độc lập. Tại Nam Tư chế độ của Slobodan Milosevic bị chống đối. Tiếp theo đó là một cuộc xung đột kéo dài cho đến tận năm 1999.
Nước Đức thống nhất và sự hình thành của Liên Hiệp Âu Châu
Về phần hai miền nước Đức là Cộng Hòa Liên Bang Đức thuộc khối tư bản và Cộng Hòa Dân Chủ Đức cùng bị Bức Tường Berlin dồn vào chân tường. Đông Đức kiệt quệ về kinh tế và không còn có thể trông chờ vào Liên Xô. Tây Đức cũng lúng túng không kém vì phải cưu mang người anh em bên sườn đông. Bonn cầu viện các đối tác Tây Âu và hướng về giải pháp thống nhất đất nước.

Hai đối tác lớn của Bonn là Anh và Pháp. Tại Luân Đôn, nữ thủ tướng Thatcher thận trọng. Tại Paris, François Mitterrand đồng tình với điều kiện, Bonn và Paris nhanh chóng đẩy mạnh khối Âu châu , hình thành một Liên Hiệp có tiếng nói quan trọng về chính trị.
Từ “Thị trường chung” phát triển thành “Cộng đồng kinh tế Âu châu”, rồi “Cộng đồng Âu châu”, dự án xây dựng “Liên Hiệp Âu Châu ” được hình thành vào tháng 04/1990, tức là chưa đầy một năm sau khi Bức Tường Berlin sụp đổ.
BM
  
Tháng 2/1992, hiệp ước chính thức được ký kết, khai sinh ra Liên Hiệp Âu Châu .


Thanh Hà

Wednesday, December 4, 2019

ĐỊA CHÍNH TRỊ TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM

Tác Giả: Francis P. Semba

vnch ditan


Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi những đoàn lính của miền Bắc Việt Nam chiếm giữ Sài Gòn, những chiếc máy bay trực thăng cũng đang đưa những người Mỹ cuối cùng trở về nước từ nóc tòa nhà đại sứ quán của họ – một thất bại không thể quên được của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh tại Đông Nam Á với hơn 58.000 lính Mỹ hi sinh. Trong khoảng thời gian từ 1963 tới 1975, James Burnham thường dành chuyên mục thường kỳ 2 tuần một lần của tạp chí National Review cho một phân tích địa chính trị của cuộc chiến trong một bối cảnh của một cuộc chiến lớn hơn giữa phương Tây và liên bang Xô-viết. Giờ đây, sau 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, nhìn lại những bài viết đó chúng ta lại nhìn thấy những điều thú vị, có lẽ vì hơn hẳn các nhà quan sát cuộc chiến đương thời, Burnham thường đưa ra nhiều nhận định chính xác về cuộc chiến.

Sinh ra tại Chicago vào năm 1905, Burnham, con trai của một doanh nhân đường sắt, đã vào học tại trường Princeton và Oxford trong những năm 1920, sau đó giảng dạy tại đại học New York từ những năm 1930 (khi đó ông rất ngưỡng mộ học thuyết Marx) cho tới tận những năm đầu 1950, và sau đó lại làm chuyên gia phân tích cho OSS (Văn phòng chiến lược, tiền thân của CIA) trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và làm cố vấn cho CIA trong những năm đầu của cuộc chiến tranh lạnh. Ông đã viết 12 cuốn sách, và phụ trách chuyên mục và làm biên tập viên cho National Review cho tới tận khi mất sức vì một cơn đột quỵ vào năm 1978. Ông mất vào năm 1987, hưởng thọ 82 tuổi.

Trong cuốn sách nổi tiếng nhất của ông – The Managerial Revolution, The Struggle for the World, The Coming Defeat of Communism, Containment or Liberation?, và Suicide of the West – Burnham đã mô tả một cuộc chiến giành vị trí lãnh đạo thế giới một mất một còn giữa Hoa Kỳ và Xô-viết, hệt như hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ 20. Và thực ra ngay câu đầu tiên của cuốn The Struggle for the World, ông đã gọi cuộc chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Xô-viết là “chiến tranh thế giới thứ 3”. Câu nói này sau đó trở thành tựa đề của cột National Review mà Burnham bắt đầu viết vào tháng 9 năm 1955.  Năm 1970, ông đổi tiêu đề này thành: “Cuộc giành giật dai dẳng”.

Burnham hiểu điều này bởi vì một sự thật hiển nhiên về sức tàn phá khủng khiếp chưa từng có của bom nguyên tử trong chiến tranh thế giới thứ 3 có thể sẽ không xảy ra bởi cuộc đọ vũ khí giữa quân đội Hoa Kỳ và Xô-viết trên các khu vực giao tranh chủ chốt như châu Âu hay Viễn Đông, mà thay vào đó giao chiến sẽ chỉ xảy ra ở những vùng xa xôi hẻo lánh nơi có mặt của hoặc Hoa Kỳ, hoặc Xô-viết. Thật vậy, một trong những chỉ trích chính của Burnham nhằm vào chính sách kiểm soát của Hoa Kỳ đó là việc Hoa Kỳ thất bại trong việc phản kháng lại những sự tấn công quân sự và chính trị một cách gián tiếp của Xô-viết tại những khu vực ít phát triển hơn- và cuộc chiến tranh Việt Nam chính là một trong số đó.

Cái giá của Đông Nam Á là gì?

Burnham xem chiến tranh Việt Nam như là một phần của cuộc tranh chấp lớn hơn trong việc giành lấy sự kiểm soát tại khu vực Đông Nam Á và sự chiếm ưu thế tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong bài đăng ngày 13 tháng 3 năm 1962, Burnham nhận diện lực lượng quân đội cộng sản tại Lào và miền Nam Việt Nam chính là lực lượng đại diện cho quyền lợi của cộng sản Bắc Việt Nam, Trung Quốc và Xô-viết. Mục tiêu của cộng sản lúc đó là thiết lập được kiểm soát trên toàn bán đảo Đông Dương và mở rộng ảnh hưởng tới dải Malacca và quần đảo Indonesia…và khi đó sẽ thống trị đường giao thương tại biển Đông, cùng lúc đó đe dọa được Ấn Độ, Úc và phòng tuyến xa của phương Tây.

Burnham thừa nhận học thuyết domino được đưa ra bởi Giám đốc OSS Tướng William Donovan trong chiến tranh Đông Dương 1947-1954, như ông viết trong số ra ngày 2 tháng 6 năm 1964. Việc mất Đông Dương vào tay cộng sản gây nguy hiểm tới vị trí của phương Tây tại toàn bộ Đông Nam Á và xa hơn nữa. “Tuyến phòng thủ đầu tiên của đất nước ta – phòng tuyến chiến lược của phương Tây- là đường cong lớn, dễ dàng nhìn thấy trên bản đồ,” Burnham giải thích, “nó chạy từ Alaska xuống Bắc Hàn, Nhật Bản, Okinawa, Formosa, Đông Nam Á và Philippines, và cuối cùng, sau khoảng trống trải nguy hiểm mà hiện được đánh dấu bởi Indonesia, là neo phía Nam tại Úc.” Nếu Hoa Kỳ thua trận chiến tại Việt Nam và các domino bắt đầu sụp đổ thì phòng tuyến của chúng ta chẳng sớm thì muộn cũng sẽ phải lùi quay lại Hawaii, quay trở lại chính bờ biển Tây của chúng ta…” Mối nguy hiểm lớn ở đây chính là việc thất bại tại Việt Nam có thể dẫn tới sự rút lui chiến lược trên toàn châu Á và Thái Bình Dương.

Trong bài báo số ra ngày tiếp theo (20 tháng 11 năm 1964), Burnham đã bác bỏ luận điểm cho rằng cuộc chiến tại Việt Nam chỉ là một vấn đề địa phương, cục bộ. “Đó là một trận chiến quan trọng trong cuộc tranh giành châu Á, tây Thái Bình Dương và Biển Đông,” ông viết. Nếu Hoa Kỳ rút lui khỏi trận chiến này, “chúng ta sẽ cho thấy sự bất lực trong vai trò một người phòng thủ. Điều chắc chắn sẽ xảy ra ngay tiếp theo đó là cả một vùng rộng lớn, biển và đất, sẽ trở thành căn cứ điểm của đối thủ.” Ông viết thêm trong số ra ngày 23 tháng 3 năm 1965: “Quân lực Hoa Kỳ có mặt tại miền Nam Việt Nam bởi vì chính “sự an toàn của chúng ta” đang bị đe dọa. Lợi ích của Hoa Kỳ sẽ bị đe dọa nghiêm trọng nếu Cộng sản chiếm lĩnh được Đông Nam Á và Thái Bình Dương.”

Trong một số bài báo khác, Burnham đã nhận định rằng uy tín của Hoa Kỳ là một vũ khí lợi hại trên diễn đàn quốc tế của các cường quốc với trách nhiệm và cam kết toàn cầu. “Lợi ích của đất nước ta đang bị đe dọa tại Việt Nam,” ông viết tiếp, “bởi vì chúng ta đã tự đẩy nó vào vòng nguy hiểm…Cuộc chiến hiện tại đã trở thành một đòn thử quan trọng cho sức mạnh ý chí của chúng ta… Nếu chúng ta thất bại thì đó sẽ là một thất bại nặng nề, ê chề trước toàn thế giới bởi vì nó sẽ chứng minh cho cả thế giới biết rằng chúng ta là kẻ yếu hơn.” Trong những số báo tiếp theo, Burnham tiếp tục giải thích ý nghĩa của uy tín của một cường quốc là thế nào bằng cách đưa ra luận điểm rằng cho dù nếu lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ không tới từ chính vấn đề Việt Nam thì tình trạng cơ bản đã thay đổi từ khi nước Mỹ tham gia vào cuộc chiến với quy mô lớn.

Chiến lược của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam có đúng hay không?

Một cường quốc bảo vệ lợi ích của nó và gìn giữ uy tín của nó thông qua ngoại giao và sức mạnh quân sự kết hợp bởi chính sách và chiến lược. Burnham là một nhà phê bình mạnh mẽ chính sách tự bó buộc đưa ra bởi Goerge F.Kennan trong năm 1947 và được áp dụng bởi các đời tổng thống Truman, Eisenhower, Kennedy, Johnson, và Nixon. Theo tranh luận của ông, tự bó buộc là một cách phòng thủ quá mức chiến lược nhằm chiến thắng trong cuộc giao tranh quốc tế trước sự bành trướng của đế chế Xô-viết trong việc kiểm soát trung tâm địa chính trị của đại lục Á-Âu. Ông đề xuất thay vào đó một chính sách thay thế về “giải phóng”, tức là Hoa Kỳ và đồng minh của nó sẽ hỗ trợ các cuộc công kích chính trị – tâm lý chống lại Xô-viết và đồng minh của họ, nhằm giải phóng các quốc gia khỏi vòng xoáy cộng sản.

Ngay từ tháng 3 năm 1962, Burnham đã cảm thấy rằng các nhà làm chính sách Hoa Kỳ vốn đã không hề được chuẩn bị để triển khai một chiến lược quân sự và chính trị nhằm giành phần thắng ở Đông Nam Á vì chính sự giới hạn vốn có của chính sách tự bó buộc. Ông cho rằng: “Nếu chúng ta thực sự nghiêm túc tại miền Nam Việt Nam, chúng ta sẽ không tự giới hạn các hoạt động quân sự của mình trong miền Nam Việt Nam. Chúng ta lẽ ra phải mở rộng hoạt động sang Lào, Campuchia, Đông bắc Thái Lan- một cách quyết liệt – tới tận cả căn cứ của kẻ thù tại Bắc Việt Nam và Trung Quốc.” Nếu không làm thế thì rõ ràng Hoa Kỳ đang dần dần tiến tới một kết quả thảm hại.

Vào 29 tháng 1 năm 1963, Burnham bắt đầu bài báo của mình như sau:

Chúng ta đang thất bại một cuộc chiến nữa, lần này là tại Việt Nam. Hơn 10 nghìn người Mỹ đã bị mắc kẹt tại vùng đất lạ lẫm đầy đầm lầy cỏ dại, ruộng lúa miên man, rừng cây rậm rạp và những ngọn núi hùng vĩ. Hầu như ngày nào cũng có tên những lính Mỹ được ghi vào danh sách thương vong.

Theo nhận định của ông, những lãnh đạo của Bắc Việt Nam biết rằng Hoa Kỳ có năng lực quân sự đủ để xoá sổ Hà Nội khỏi bản đồ thế giới và cắt đứt giao tiếp của họ với Trung Cộng và Xô-viết. “Họ biết rằng Hoa Kỳ sở hữu những phương tiện có thể thay đổi cục diện cuộc chiến, nhưng họ tin rằng những hạn chế về chính trị, lý tưởng và đạo đức sẽ ngăn cản Hoa Kỳ sử dụng các phương tiện ấy… Có vẻ như càng ngày càng rõ ràng rằng chính sách và chiến lược hiện tại của Hoa Kỳ sẽ chỉ dẫn tới thất bại mà thôi… Cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam đang trở thành một cuộc chiến bẩn thỉu – cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ. Tới điểm kết thúc, nó sẽ chỉ càng bẩn thỉu hơn mà thôi.”

Vào ngày 8 tháng 10 năm 1963, Burnham đã tập trung vào những giới hạn quân sự tự bó buộc mà ông tin rằng chúng sẽ làm chiến thắng trở thành không tưởng. Những giới hạn đó tới từ những nỗi sợ có thể hiểu được về sự leo thang của cuộc chiến. Ông phê phán kịch liệt việc không cho phép các hoạt động quân sự tại Lào, Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Ông nhạo báng một cách công khai việc không sử dụng vũ khí hạng nặng (bao gồm vũ khí hạt nhân, sinh học và hoá học). Ông xót xa sự thật rằng “chúng ta chiến đấu với kẻ thù trên đất của họ và theo cách của họ.” Ông kết luận: “Cuối cùng, chúng ta sẽ rút khỏi Việt Nam và bỏ rơi Đông Nam Á.”

Tương tự như vậy, vào tháng 2 năm 1964, ông đã dự đoán rằng “cuộc chiến tại Việt Nam, giao tranh dưới những hạn chế chiến lược hiện tại, sẽ thất bại.” Hơn một năm sau (18 tháng 5, 1965), Burnham mô tả biện pháp quân sự yếu đuối của tổng thống Jonhson như một hành động hậu tập nhằm che đậy lại một sự rút lui chiến lược. Vào 13 tháng 7 năm 1965, ông phỉ báng việc “đánh bom xe, cầu và xí nghiệp trống rỗng,” và mô tả cuộc chiến như là một “cơn lốc hàng ngày cuốn trôi đi lính Mỹ, tàu Mỹ, máy bay, vũ khí, tiền Mỹ” đến một kết cục bi thảm.

Bài báo ra ngày 2 tháng 6 năm 1966 của Burnham thể hiện rõ nhất sự thất vọng của ông với “nhiều mặt giới hạn về vũ khí, chiến thuật và chiến lược” của quân lực Hoa Kỳ. Nhắc lại phê bình của Tướng Douglas MacArthur về những giới hạn áp đặt cho quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Nam-Bắc Hàn, Burnham đã viết, “Tổng thống lấy quyền gì để yêu cầu hàng trăm ngàn trai tráng Mỹ đi vào một vùng đất lạ lẫm và xa xôi nhất và chiến đấu dưới điều kiện chỉ có thể dẫn tới cái chết hoặc thương tích nặng, và cùng lúc đó không cho họ sử dụng vũ khí và phương pháp hiệu quả nhất lúc đó để đối đầu với quân địch?”

Khi Hoa Kỳ tiếp tục đổ nhiều tiền và máu vào Nam Việt Nam mà không hề thay đổi chiến lược, Burnham đã kết luận vào mùa xuân năm 1968 rằng tổng thống Johnson thật sự chỉ đang lao đầu vào chỗ bế tắc chứ không phải là chiến thắng, và thất bại mới thực sự là kết quả đang chờ ông ta.

Vào 28 tháng 4 năm 1972, Burnham đã cho ra mắt toàn bộ công trình của ông cùng với các cuốn sách ra mắt sớm về chủ đề Chiến tranh lạnh, liên hệ quân sự và những giới hạn chiến lược dẫn tới sự thất bại của Hoa Kỳ tại Việt Nam với nhà tù chiến lược tự hạn chế của chính sách tự bó buộc.

vnch chayloan

Nếu Hoa Kỳ không chiến thắng, liệu một tình trạng hoà bình đạt được từ thương thảo có thể kéo dài?

Burnham đã nhận thấy trước hầu hết các quan sát viên rằng chính sách của Hoa Kỳ tại Việt Nam không phải đang tìm kiếm một chiến thắng theo nghĩa thông thường, mà nhằm sử dụng sức mạnh quân sự kết hợp với ngoại giao để đàm phán một hoà bình vinh dự có thể bảo vệ được sự độc lập của Nam Việt Nam và bảo đảm được uy tín của Hoa Kỳ với tư cách của một cường quốc, tương tự như kết cục của chiến tranh Nam-Bắc Hàn. Từng là một người ủng hộ học thuyết Mác, tuy nhiên, Burnham đã hiểu được tâm lý của những người cộng sản Bắc Việt Nam tốt hơn các nhà chính trị Hoa Kỳ. Ông biết rằng Bắc Việt Nam chỉ chờ cho tới khi Hoa Kỳ rời khỏi miền Nam Việt Nam vì đối thủ của họ tại Đông Dương không phải là chiến trường mà tình trạng chính trị nội tại trong Hoa Kỳ.

Vào tháng 8 năm 1968, Burnham đã cảm thấy rằng cộng sản đang từ từ chiến thắng. Họ đang lên kế hoạch nhằm đạt được chiến thắng, trong khi Hoa Kỳ thì tranh luận “chỉ đề làm sao có thể thoát khỏi trận chiến.” Trong số báo tiếp theo (tháng 4 năm 1969), Burnham đã nhận định rằng, khác với Hàn Quốc nơi Hoa Kỳ thắng sát nút và cho phép họ có một hoà bình vinh dự và kéo dài, tại Việt Nam, họ chẳng có cơ sở quân sự nào cho một giải pháp chính trị mà có thể ngăn chặn việc phản kích của cộng sản.

Gần 3 năm sau đó, tháng 2 năm 1972, trước thềm đề xuất tranh cử của tổng thống Nixon vì một hiệp định hoà bình, Burnham đã kết luận rằng Hoa Kỳ đã “thất bại trong cuộc chiến tại Đông Dương.” Ông gọi đề xuất của Nixon là một “sự đầu hàng”, và ông cũng giải thích rằng “Henry Kissinger đang đàm phán không phải cho một chiến thắng mà là một sự đầu hàng” tại Paris. Hai tháng sau đó, Burnham đã bôi bác chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” vì đã “cố gắng không để quân thù đạt được mục đích mà không cần đánh bại họ.” Burnham viết: “Đối với Richard Nixon, sự tồn vong của Việt Nam Cộng Hòa như một chính thể độc lập không quan trọng bằng sự rút lui của Hoa Kỳ và sự tái đắc cử của ông ta.”  Trong số ra vào mùa hè ngay sau đó, Burnham đã nhận xét rằng, “một khi thủy quân, không quân Hoa Kỳ rút khỏi cuộc chiến, miền Bắc Việt Nam sẽ chiếm thế thượng phong trước miền Nam, tức là miền Bắc sẽ có khả năng và sẽ thực hiện mục tiêu thôn tính miền Nam.”

Trong một bài báo đặc biệt đáng chú ý ra vào ngày 16 tháng 2 năm 1973, chỉ chưa đầy một tháng kể từ khi Hoa Kỳ và miền Bắc Việt Nam ký vào hiệp định Paris nhằm kết thúc chiến tranh trước sự chứng kiến của đông đảo các quốc gia và quốc tế, , bằng giọng văn kiểu Churchill, Burnham đã viết rằng hiệp định này chẳng phải là một hiệp ước hoà bình hay một sự đình chiến, và nó không thể kết thúc cuộc chiến này được. Một tiêu đề hợp lý hơn dành cho hiệp định này đó là “Một nghi thức thoái chiến của Hoa Kỳ khỏi Việt Nam.” Theo Burnham, khác với hiệp định đình chiến tại Hàn Quốc, theo như hiệp định Paris thì không hề có một khu vực phi quân sự để đánh dấu dải phân cách Nam Bắc Việt Nam. Thay vào đó, bản đồ của Đông Dương cho thấy các khu vực bị kiểm soát bởi Cộng sản, và sự kiểm soát của họ được xác nhận bởi hiệp định này, đã chỉ ra các vấn đề còn mơ hồ một cách rất rõ ràng. Khi giao tranh tại Việt Nam sẽ chỉ có vẻ sẽ tạm dừng lại cho tới khi Hoa Kỳ rút hoàn toàn khỏi Việt Nam, ông giải thích, “ sẽ chẳng bao giờ Cộng sản Hà Nội từ bỏ mục đích giành lại quyền lực tại Nam Việt Nam.”

Một tháng sau đó, Burnham đã viết rằng “đối với Bắc Việt Nam, hiệp định ngừng bắn chỉ có ý nghĩa loại bỏ Hoa Kỳ, cũng như trước kia họ đánh đuổi Pháp vậy… Khi sức mạnh Hoa Kỳ biến mất, Cộng sản sẽ chiếm ưu thế tại Đông Dương.” Miền Bắc Việt Nam chắc chắn sẽ vi phạm hiệp định ngừng bắn, và Hoa Kỳ sẽ chỉ đứng nhìn từ xa mà không thể hành động được gì để củng cố hiệp định đã đạt được.

Bài học rút ra từ Đông Nam Á

Vào 27 tháng 4 năm 1973, Burnham đã cố gắng rút ra các bài học ý nghĩa từ thất bại của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Thứ nhất, một quốc gia không theo đuổi mục tiêu nếu nó không sẵn sàng sử dụng mọi phương tiện để đạt được. Thứ hai, khi chiến đấu với một kẻ địch cam kết với một mục tiêu chính trị, chiến lược leo thang không có tác dụng. Thứ ba, quân đội Hoa Kỳ cần có một triết lý phù hợp cho những cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng. Thứ tư, những cuộc chiến như thế chỉ nên sử dụng lính chuyên nghiệp chứ không phải là lính nghĩa vụ. Thứ năm, khi một cường quốc phải chiến đấu với một sức mạnh nhỏ bé hơn nhiều, nó cần sử dụng sức mạnh quân sự áp đảo để làm tê liệt đối phương và đạt được mục đích mà không cần đổ quá nhiều xương máu và tiền tài. Thứ sáu, một quốc gia không nên tham chiến nếu cho rằng nguy cơ leo thang thành thế chiến là quá lớn.

Bài viết cuối cùng của Burnham về thất bại của Hoa Kỳ tại Việt Nam xuất hiện vào ngày 23 tháng 5, 1975, chỉ gần một tháng sau khi máy bay trực thăng Hoa Kỳ sơ tán nhân viên đại sứ quán Hoa Kỳ ra khỏi Sài Gòn. Ông lo ngại rằng thất bại này sẽ là màn dạo đầu cho sự rút lui của đế chế Hoa Kỳ. Burnham giải thích, “Nếu xét trên mặt định lượng, thất bại của chúng ta tại Đông Dương chỉ là một sự kiện không đáng kể. Tầm quan trọng chiến lược của nó sẽ phụ thuộc vào việc Hoa Kỳ phản ứng như thế nào tại châu Á, Thái Bình Dương, và những khu vực khác trên thế giới. Nhìn lại toàn cảnh, Burnham chỉ ra rằng sự rút lui của Hoa Kỳ khỏi Đông Dương đánh dấu điểm đầu của quá trình đảo ngược quá trình khuếch trương thanh thế Hoa Kỳ theo hướng Tây. “Một đường kẻ chiến lược dài, một khi bạn rút lui khỏi một điểm đóng quân những điểm khác sẽ bị đặt dưới sức ép lớn hơn.” Sự rút lui của Hoa Kỳ khỏi Đông Dương dễ dàng “dẫn tới sự rút lui của Hoa Kỳ khỏi Đông Nam Á.”

Bốn mươi năm sau, những phân tích về chiến tranh Việt Nam của Burnham đã chứng minh được tính đúng đắn. Tuy rằng không phải tất cả mọi dự đoán đều chính xác. Burnham đã đúng về những vấn đề chính. Ông hiểu đúng hoàn cảnh quốc tế; nhận định đúng lợi ích của Hoa Kỳ trong khu vực; nhận xét đúng về tầm quan trọng của uy tín đối với một cường quốc về sự cam kết toàn cầu; ông hiểu đúng động lực và mục tiêu của đối phương; nắm đúng và sớm hơn hầu hết mọi người về bản chất lỗi căn bản của chiến lược của Hoa Kỳ tại Đông Dương; và ông đã hiểu đúng được tác động ngay và luôn của cuộc chiến lên sự tiếp cận của Hoa Kỳ đối với thế giới.

Trước thềm cuộc chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ đã tạm thời rút lui khỏi cam kết quốc tế; giảm sức mạnh quân sự và khuếch trương đế chế; thụt lùi lại trong cán cân hạt nhân chiến lược so với Xô-viết; từ chối hỗ trợ các đồng minh lâu năm; và hứng chịu sự mất mát trong sức mạnh địa chính trị tại nhiều khu vực trên thế giới. Nhà sử học vĩ đại người Anh, Paul Johnson, đã gọi thời đại này là “nỗ lực tự sát của Hoa Kỳ.”

May mắn thay Hoa Kỳ đã không hoàn toàn rút lui khỏi châu Á và Tây Thái Bình Dương. Ngày nay, khi đang tranh đua quyết liệt với Trung Quốc, Hoa Kỳ có thể sử dụng những kiến thức của James Burnham cho mục đích của mình.

Francis P. Semba
Lê Duy Nam,chuyển dịch
——————

Francis P.Sempa là tác giả của Geopolitics: From the Cold War to the 21st Century (Transaction Books) và America’s Global Role: Essays and Reviews on National Security, Geopolitics, and War (University Press of America). Ông đã viết nhiều bài báo và nhận xét về các chủ đề chính sách đối ngoại cho Strategic Review, American Diplomacy, Joint Force Quarterly, the University Bookman, the Washington Times, the Claremont Review of Books, và nhiều tờ báo khác. Ông là Assistant U.S. Attorney của quận Trung Pennsylvania, giáo sư trợ giảng bộ môn khoa học chính trị tại Wilkes University, và là biên tập viên cộng tác cho American Diplomacy.

Thursday, October 31, 2019

NSA TUYỂN HỌC SINH TRUNG HỌC, CẠNH TRANH THUNG LŨNG SILICON

Bạn của Summer ở trường trung học nói đùa rằng cô đang nghe lén điện thoại của họ. Họ phỏng đoán về “những điều ghê gớm” mà cô làm ở NSA và trêu cô là gián điệp.

“Họ có vẻ thích thú với điều đó”, Summer nói với CNN. Nhưng bạn bè cô cũng có phần đúng, vì cô gái 18 tuổi không tới trường của mình ở bang Maryland  năm học vừa rồi mà làm việc trong tòa nhà rộng lớn của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) tại Fort Meade, Maryland.
Ở đó, Summer làm “một số việc liên quan đến an ninh mạng”, cô trả lời bí ẩn khi được hỏi về công việc một học sinh tại NSA, cơ quan phụ trách các hoạt động thu thập tín hiệu điện tử, giải mã của giới tình báo Mỹ.
Brianna và Simon cũng kín tiếng không kém. Hai học sinh trung học thực tập ở NSA chỉ cho biết làm các việc liên quan tới dịch thuật và an ninh mạng. Họ của hai người được CNN giữ kín, với lý do an ninh.

Tinh bao My tuyen hoc sinh trung hoc, canh tranh Thung lung Silicon hinh anh 1
Trụ sở rộng lớn của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) tại Fort Meade, bang Maryland, nhìn từ trên cao, tháng 1/2010. Ảnh: AFP.
Bộ ba nói trên, đều 18 tuổi, vừa tốt nghiệp trung học ở Maryland, nằm trong số hơn 150 học sinh trong chương trình “vừa học, vừa làm” tại NSA. Các em được tiếp cận và chứng kiến những thông tin nhạy cảm nhất, những dự án tối mật của nước Mỹ - trách nhiệm không nhỏ với bất kỳ ai, nhất là đối với thế hệ “thứ gì cũng muốn share”. Các em được kiểm tra an ninh mức cao nhất - một điều không dễ dàng.
“Trước đó, tôi không thực sự hiểu, khi vào rồi mới biết mình thấy được nhiều (thông tin mật) như thế nào”, Summer nói với CNN.

Gây "ấn tượng" bằng công việc

“Có lúc cảm thấy đáng sợ”, Summer nói thêm, “vì mình biết được ngoài kia đang diễn ra những gì”.
Còn với Simon, cân bằng giữa việc học và làm không khó. Anh có đủ tín chỉ để chỉ phải học hai lớp buổi sáng, rồi đi làm buổi chiều. Anh cho rằng được chính phủ kiểm tra an ninh là “chìa khóa vàng” mở ra cơ hội cho tương lai.
“Kèm theo đó là cảm giác mình phải có tinh thần trách nhiệm”, Simon nói. “Tôi thấy rất hay khi họ tin tưởng các học sinh trung học, và nhiều bạn đang có khởi đầu sự nghiệp bằng cách này. Tôi nghĩ đây là cơ hội tuyệt vời”.

Tinh bao My tuyen hoc sinh trung hoc, canh tranh Thung lung Silicon hinh anh 2
NSA là cơ quan phụ trách các hoạt động thu thập tín hiệu điện tử, phá mật mã của giới tình báo Mỹ. Ảnh: Getty Images.
Các nhà tuyển dụng ở NSA hay các cơ quan tình báo khác ở Mỹ biết họ phải cạnh tranh với các công ty nhiều tiền ở Thung lũng Silicon trong việc tuyển mộ những người trẻ thông minh, năng nổ, theo ngành STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học). Vì vậy, họ muốn gây ấn tượng với các học sinh nhờ tính chất công việc, thay vì lương bổng.
“Một khi bước chân vào đây, các em sẽ cảm thấy công việc mỗi ngày có mục đích, và thấy rằng các em có thể làm những việc không có ở bất cứ đâu”, Courtney, nhà tuyển dụng của NSA, nói. (Họ của bà cũng được giữ kín vì lý do an ninh.)
“Chúng tôi muốn đưa các em vào, gây hứng thú ngay lập tức để các em có thể có sự nghiệp lâu dài ở đây. Chúng tôi đang chú trọng các chương trình học sinh, sinh viên nhất từ trước đến nay, để tuyển được các em khi còn trẻ”, bà nói.

Tinh bao My tuyen hoc sinh trung hoc, canh tranh Thung lung Silicon hinh anh 3
Trụ sở của NSA. Cơ quan này có các chương trình "vừa học, vừa làm" để khuyến khích các học sinh, sinh viên giỏi công nghệ làm việc cho chính phủ. Ảnh: AP.

Silicon “hào nhoáng” nhưng làm cho chính phủ thỏa mãn hơn?

Được giao các công việc thực sự là điểm hấp dẫn các học sinh. Đối với Summer, đó là việc được làm cùng đội ngũ đang phát triển sản phẩm mới và hỗ trợ các quan chức cao cấp dùng thử sản phẩm.
Kiểm tiền ở Thung lũng Silicon “cũng có sự hào nhoáng”, Summer nói. “Nhưng một trong những mục tiêu cuộc đời tôi là tìm được công việc thỏa mãn và tôi đã cảm thấy điều đó ở đây”.
“Tôi muốn biết rằng mình đến cơ quan, làm được điều gì và giúp được ai đó... Và đó là một trong những mục tiêu của tôi từ năm 12-13 tuổi, và tôi khá vui”, Summer nói.
NSA dùng trang web, mạng xã hội, ngày hội việc làm để tuyển mộ học sinh. Cơ quan này không đến trường của Brianna, nhưng cha cô đã khuyên cô lên thử trang web để xin ứng tuyển.
“Đa phần sinh viên chúng tôi muốn tuyển là từ các chương trình STEM”, Courney, nhà tuyển dụng NSA, nói. Những người phỏng vấn tìm kiếm các em có “kinh nghiệm với các dự án, các câu lạc bộ robot chẳng hạn”.

Tinh bao My tuyen hoc sinh trung hoc, canh tranh Thung lung Silicon hinh anh 4
Các nhà tuyển dụng ở NSA biết là phải cạnh tranh với các công ty nhiều tiền ở Thung lũng Silicon. Ảnh: Reuters.
Brianna vào được một chương trình làm việc các mùa hè trong suốt các năm cô học đại học, nhưng trả lương cho cô cả năm, và bảo đảm công việc ở NSA khi ra trường.
“Thật choáng ngợp khi vừa mới vào họ đã tin tưởng mình nhiều đến vậy”, Brianna nói. Bây giờ điều thú vị nhất là “biết rằng tôi đang giúp người khác, đang bảo vệ an ninh cho mọi người, bảo vệ các thông tin và làm những việc thực sự cần thiết”.
Các bạn của Simon, Brianna và Summer thường làm việc tại nhà hàng, siêu thị hay thư ký văn phòng. Vì vậy, các em không thể tán gẫu với bạn bè về chuyện đi làm thêm, thậm chí không thể nói với cha mẹ.
Cả ba đều sắp vào học đại học. Các em đều chưa biết chính xác sẽ làm gì trong tương lai, nhưng đều muốn ở lại với NSA trong một công việc nào đó.
“(Công việc) bắt những kẻ xấu”, Summer nói với CNN. “Tôi rất thích thú về điều đó”.

 Trọng Thuấn

Thursday, September 26, 2019

MẬT DANH “APALACHEE”: MỸ DO THÁM LIÊN ÂU VÀ LIÊN HIỆP QUỐC RA SAO?

Tổng thống Barack Obama đã hứa rằng các hoạt động do thám của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) chỉ nhằm mục đích phòng ngừa các vụ tấn công khủng bố.



CODENAME “APALACHEE”: HOW AMERICA SPIES ON EUROPE AND THE U.N.?
By Laura Poitras, Marcel Rosenbach và Holger Stark
Phạm Vũ Lửa Hạ dịch
Der Spiegel

Tổng thống Barack Obama đã hứa rằng các hoạt động do thám của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) chỉ nhằm mục đích phòng ngừa các vụ tấn công khủng bố. Nhưng các tài liệu mật của NSA mà báo Der Spiegel (Đức) được xem cho thấy người Mỹ có hoạt động do thám đối với Châu Âu, Liên Hiệp Quốc và các nước khác.
Tòa nhà Liên hiệp Châu Âu (EU) trên đại lộ Third Avenue ở New York là một cao ốc văn phòng với mặt tiền lộng lẫy và tầm nhìn rất đẹp ra sông East River. Chris Matthews, tùy viên báo chí của phái đoàn EU tại Liên Hiệp Quốc, mở cửa phòng đại sứ trên tầng 31, đưa tay chỉ về bàn họp dài và nói: “Đây là nơi tất cả các đại sứ từ 28 nước thành viên của chúng tôi họp lúc 9 giờ sáng thứ Ba hàng tuần”. Đó là nơi Châu Âu tìm cách hoàn thành chính sách chung về Liên Hiệp Quốc.
Để đánh dấu việc khánh thành các văn phòng mới của phái đoàn EU vào tháng 9/2012, Chủ tịch Ủy ban EU José Manuel Barroso và Chủ tịch Hội đồng EU Herman Van Rompuy từ Brussels bay đến dự, và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cũng có mặt với tư cách khách danh dự. Đối với “cựu” Châu Âu (tài trợ một phần ba ngân sách thường kỳ của Liên Hiệp Quốc), sự kiện này khẳng định tầm quan trọng địa chính trị của Châu Âu.
Đối với Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), tổ chức tình báo có thế lực của Mỹ, động thái này là một thách thức kỹ thuật. Một văn phòng mới nghĩa là tường sơn mới tinh, hệ thống dây điện và cáp nguyên vẹn chưa bị động tới, và các mạng lưới máy điện toán mới lắp đặt – nói cách khác, lắm việc cho các nhân viên NSA. Trong khi người Châu Âu vẫn đang làm quen với các văn phòng mới tráng lệ của mình, nhân viên NSA đã thu thập được sơ đồ của tòa nhà. Bản vẽ do hãng địa ốc Tishman Speyer ở New Yorkthực hiện thể hiện với tỉ lệ chính xác cách bố trí các văn phòng. Các nhân viên tình báo sao chụp phóng to những khu vực đặt máy chủ dữ liệu. Tại NSA, phái bộ Châu Âu gần sông East River được gọi bằng mật danh “Apalachee”.
Các sơ đồ cơ sở này nằm trong số các tài liệu nội bộ của NSA liên quan đến những hoạt động của cơ quan này nhắm vào EU. Chúng xuất phát từ người tiết lộ bí mật Edward Snowden, và báo Spiegel đã được xem chúng. Đối với NSA, các tài liệu này tạo nên cơ sở cho một chiến dịch thu thập thông tin tình báo – nhưng với tổng thống Mỹ Barack Obama, hiện nay chúng đã trở thành một vấn đề chính trị.
Chỉ mới hai tuần trước, Obama hứa với thế giới: “Điều chủ yếu tôi muốn nhấn mạnh là tôi không quan tâm và các nhân viên ở NSA không quan tâm đến chuyện gì khác hơn là bảo đảm rằng (…) chúng tôi có thể ngăn chặn một vụ tấn công khủng bố”. Obama phát biểu như vậy trong một cuộc họp báo tổ chức vội vã ở Bạch Cung hôm 9/8/2013. Ông nói mục đích chủ yếu của chương trình này là “thu thập thông tin trước (…) để chúng tôi có thể thực hiện nhiệm vụ quan trọng này”. Ông nói thêm: “Chúng tôi không quan tâm đến làm gì khác hơn điều đó”. Sau đó, TT Mỹ bay đi nghỉ hè ở Martha’s Vineyard, đảo ở vùng Đại Tây Dương.
Nhiều chương trinh do thám mới
Sự xuất hiện của Obama trước báo chí là một nỗ lực nhằm biện minh về mặt đạo đức cho công việc của các cơ quan tình báo; nhằm tuyên bố đó là một loại phòng vệ khẩn cấp. Thông điệp của ông quá rõ: Thông tin tình báo chỉ được thu thập vì có khủng bố – và bất cứ điều gì cứu mạng người thì không thể là điều xấu. Kể từ sau các vụ khủng bố 11/9/2001, cách lập luận này đã là cơ sở cho rất nhiều chương trinh do thám mới
Với phát biểu tại Bạch Cung, Obama hy vọng sẽ giảm bớt áp lực, chủ yếu trong chính trường nội địa. Ở Washington, tổng thống Mỹ hiện đang chịu sự chống đối từ một liên minh khác thường giữa phe Dân chủ cánh tả và phe bảo thủ thiên hướng tự do. Họ nhận được sự ủng hộ của các chính khách kỳ cựu như Hạ nghị sĩ Cộng hòa Jim Sensenbrenner, một trong những kiến trúc sư của Đạo luật Ái Quốc được dùng để mở rộng đáng kể hoạt động do thám sau sự kiện 11/9. Hôm 24/7, một dự luật nhằm hạn chế quyền lực của NSA bị bác bỏ chỉ với tỉ lệ phiếu sít sao 217-205 tại Hạ viện.
Ngay cả những người ủng hộ Obama mạnh mẽ như Hạ nghị sĩ Dân chủ Nancy Pelosi, lãnh tụ phe thiểu số trong Hạ viện, hiện nay cũng đặt nghi vấn về công việc của NSA. Pelosi nói những điều bà đọc trên báo “rất đáng phiền lòng”. Mãi đến cuối tuần trước mới có tin tiết lộ rằng NSA đã thu thập trái phép hàng chục ngàn emails trong nhiều năm.
Sự xuất hiện trước công chúng của Obama nhằm để trấn an các giới chỉ trích ông. Đồng thời, ông cam kết rằng NSA là một cơ quan trong sạch không dính líu đến bất cứ công việc mờ ám nào. Obama đã hứa về vấn đề này. Chỉ có điều nếu như các tài liệu nội bộ NSA có thể tin được, thì không đúng như ông nói.
Các tài liệu mật (mà báo Spiegel đã xem) cho thấy người Mỹ do thám một cách có hệ thống các nước khác và các tổ chức như EU, Cơ quan Nguyên tử Năng Quốc tế (IAEA) ở Vienna và Liên Hiệp Quốc. Chúng cho thấy cách NSA đã thâm nhập vào mạng máy điện toán nội bộ của người Châu Âu giữa New York và Washington, dùng các đại sứ quán Mỹ ở nước ngoài để lấy thông tin bằng cách can thiệp các kênh liên lạc và nghe lén các cuộc họp từ xa bằng điện thoại video của các nhà ngoại giao Liên Hiệp Quốc. Hoạt động do thám này có tầm sâu rộng và có tổ chức – và hoạt động này chẳng mấy hoặc chẳng hề liên quan đến việc chống khủng bố.
Nhắm vào các chính phủ nước ngoài
Trong một bài thuyết trình nội bộ, NSA tóm tắt tầm nhìn vừa mang tính toàn cầu vừa đầy tham vọng đáng sợ: “tính siêu việt thông tin”. Để đạt được thế thống lĩnh toàn cầu này, NSA đã khởi xướng nhiều chương trình đa dạng với những cái tên như “Dancingoasis”, “Oakstar” và “Prism”. Một số chương trình nhằm mục đích phòng ngừa khủng bố, trong khi các chương trình khác nhắm đến các vấn đề khác như buôn vũ khí, buôn lậu ma túy và tội ác có tổ chức. Nhưng cũng có những chương trình khác, như “Blarney” và “Rampart-T”, phục vụ mục đích khác: hoạt động gián điệp truyền thống nhắm vào các chính phủ nước ngoài.
Blarney đã tồn tại từ thập niên 1970 và thuộc phạm vi của Đạo luật Theo dõi Tình báo Nước ngoài năm 1978. Theo đạo luật này, ít nhất là theo tài liệu của NSA, chương trình này dựa trên sự hợp tác của ít nhất một công ty viễn thông Mỹ cung cấp dịch vụ cho NSA. NSA mô tả các mục tiêu chính của chương trình là “cơ sở ngoại giao, chống khủng bố, chính phủ và nền kinh tế nước ngoài”. Những tài liệu này cũng nói rằng Blarney là một trong “những nguồn thông tin hàng đầu” cho Báo cáo tóm lược hàng ngày dành cho tổng thống, một tài liệu tuyệt mật báo cáo cho tổng thống Mỹ mỗi buổi sáng về các vấn đề tình báo. Khoảng 11.000 mẩu thông tin được biết xuất phát từ Blarney mỗi năm.
Một chương trình không kém cạnh khác của NSA là “Rampart-T”, mà theo NSA đã hoạt động từ năm 1991. Chương trình này đảm trách “việc thâm nhập các mục tiêu khó ở hoặc gần tầm lãnh đạo”, tức là các nguyên thủ quốc gia và những trợ lý thân cận nhất của họ.
Thông tin này dành cho “tổng thống và các cố vấn an ninh quốc gia”. Rampart-T nhắm đến khoảng 20 nước, trong đó có Trung Quốc và Nga, và cả các nước Đông Âu.
Gần đây người Mỹ vẽ ra một biểu đồ bí mật xác định những khía cạnh nào của quốc gia nào cần có thông tin tình báo. Phần tổng quan dài 12 trang (soạn hồi tháng Tư) có thang độ ưu tiên từ màu đỏ “1” (mức độ quan tâm cao nhất) đến màu xanh dương “5” (mức độ quan tâm thấp). Các nước như Iran, Bắc Hàn, Trung Cộng và Nga chủ yếu được tô màu đỏ, nghĩa là cần có thêm thông tin về gần như tất cả các mặt.
Nhưng LHQ và EU cũng được liệt kê là các mục tiêu tình báo, với những vấn đề ổn định kinh tế là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, Mỹ cũng chú trọng đến chính sách thương mại và chính sách đối ngoài (đều xếp loại 3) cũng như an ninh năng lượng, thực phẩm và các đổi mới công nghệ (đều xếp loại 5).
Rình rập EU
Chuyện do thám EU không chỉ là một điều bất ngờ với phần lớn các nhà ngoại giao Châu Âu, những người cho đến nay cứ ngỡ họ có quan hệ thân thiện với chính phủ Mỹ. Điều đó còn khác thường ở chỗ NSA đã triển khai sử dụng toàn bộ kho công cụ thu thập thông tin tình báo – và dường như đã áp dụng cách này trong nhiều năm qua. Theo một tóm tắt hoạt động hồi tháng 9/2010 được xếp loại “mật”, người Mỹ không chỉ thâm nhập phái bộ EU tại Liên Hiệp Quốc ở New York, mà cả đại sứ quán EU ở Washington, đặt cho tòa nhà ở trung tâm thủ đô Mỹ mật danh “Magothy”.
Theo tài liệu mật này, NSA đã nhắm vào các phái bộ Châu Âu bằng ba cách:
■ Các đại sứ quán ở Washington và New York bị gắn máy nghe lén.
■ Tại đại sứ quán ở New York, các đĩa cứng cũng bị sao chép.
■ Tại Washington, NSA cũng gắn thiết bị lấy cắp thông tin vào mạng dây cáp máy điện toán nội bộ.
Việc thâm nhập vào hai đại sứ quán của EU mang lại một ưu thế vô giá cho các kỹ thuật viên ở Fort Meade (tổng hành dinh NSA): bảo đảm cho người Mỹ được truy cập liên tục, ngay cả khi họ tạm thời mất liên lạc với một trong những hệ thống – chẳng hạn vì một đợt nâng cấp kỹ thuật hoặc vì một quản trị viên EU nghĩ là phát hiện virus.
Các đại sứ quán này được kết nối qua một mạng riêng ảo (VPN). Trong một bài thuyết trình nội bộ, các kỹ thuật viên NSA nói: “Nếu không truy cập được một địa điểm, chúng tôi có thể ngay lập tức giành lại được bằng cách hướng VPN sang bên kia và kiếm đường ra. Chúng tôi đã làm như vậy nhiều lần khi bị chặn không vào được Magothy”.
Đặc biệt, các hệ thống dữ liệu của các đại sứ quán EU ở Mỹ được bảo trì bởi các kỹ thuật viên ở Brussels; Washington và New York kết nối với mạng lưới EU rộng lớn hơn. Vẫn chưa rõ NSA có thâm nhập đến tận Brussels hay không. Song, chắc chắn là họ đã có rất nhiều thông tin bên trong từ Brussels, ví dụ như một báo cáo mật hồi năm 2005 liên quan đến chuyến viếng thăm của nhà ngoại giao Mỹ cấp cao Clayland Boyden Gray tại Fort Meade cho thấy.
Gray lúc đó đang chuẩn bị sang Brussels làm đại sứ mới của Mỹ tại EU. Trước khi đi, ông được bộ phận tương ứng của NSA ở Fort Meade mời đến xem kho tàng của họ. Vị đại sứ được báo cáo về các năng lực và hạn chế của NSA trong việc thu thập thông tin liên lạc ở Châu Âu.
Gray được giới thiệu một số báo cáo chọn lọc từ các thông tin đánh cắp được nhờ can thiệp kênh liên lạc và nghe lén liên quan đến ngoại giao, kinh doanh và ngoại thương cùng với thông tin về những nhân vật EU mà ông sẽ tiếp xúc. Theo tài liệu NSA, sau đó vị đại sứ nói đầy thích thú: “Tôi không ngờ mình sẽ nhận được các thông tin chi tiết như vậy. Thật tuyệt. Các bạn ở NSA sẽ là những người bạn mới thân nhất của tôi”.
Ngoài việc thâm nhập EU, người Mỹ cũng rất quan tâm đến thông tin tình báo về Liên Hiệp Quốc và Cơ quan Nguyên tử Năng Quốc tế (IAEA). IAEA được xếp loại màu đỏ “1” về lĩnh vực kiểm soát vũ khí, trong khi trọng tâm ở Liên Hiệp Quốc là chính sách đối ngoại (“2”) cùng với nhân quyền, tội ác chiến tranh, các vấn đề môi trường và nguyên liệu (mỗi vấn đề xếp loại “3”).
NSA có đội nhân viên riêng đóng tại Liên Hiệp Quốc, mỗi chuyên viên giả trang là nhà ngoại giao. Một nhóm bí mật từ Washington thường xuyên đến New York để chuẩn bị tinh thần cho đội nhân viên này trước mỗi phiên họp của Đại Hội đồng.
Nhưng người Mỹ cũng nghe lén bất cứ khi nào có thể trong các hoạt động hàng ngày và họ đã rất thành công trong việc này trong một thời gian dài, như bộ phận tương ứng của NSA đã hãnh diện báo cáo hồi tháng 6/2012. Trong một báo cáo hiện trạng, họ viết là đã lấy được “quyền truy cập mới vào mạng liên lạc nội bộ Liên Hiệp Quốc”.
Gián điệp rình rập gián điệp
Ngoài ra, các kỹ thuật viên NSA làm việc cho chương trình Blarney đã giải mã được hệ thống hội họp từ xa qua điện thoại (VTC) nội bộ của LHQ. Sự kết hợp quyền truy cập mới này vào Liên Hiệp Quốc và mã đã giải được đã dẫn đến “bước cải thiện đáng kể về phẩm chất dữ liệu VTC và khả năng giải mã lưu lượng thông tin VTC”. Các nhân viên NSA đã hài lòng nhận định: “Lưu lượng này giúp ta có được VTC nội bộ của LHQ. Hết sẩy!” Chỉ trong chưa đầy 3 tuần, số lượng thông tin liên lạc bị giải mã đã tăng từ 12 lên đến 458.
Thỉnh thoảng, hoạt động gián điệp này mang màu sắc khác thường chẳng khác nào trong một cuốn tiểu thuyết của John le Carré. Theo một báo cáo nội bộ, NSA phát hiện Trung Quốc rình rập Liên Hiệp Quốc hồi năm 2011. NSA đã thâm nhập được vào hệ thống phòng vệ của đối phương và “khai thác mạng thu thập SIGINT (tình báo tín hiệu) của Trung Quốc, như mô tả trong một tài liệu về cách gián điệp rình rập gián điệp. Dựa trên nguồn này, được biết NSA truy cập được ba báo cáo về “những sự kiện thời sự quan trọng, đáng quan tâm”.
Các tài liệu nội bộ NSA làm theo những chỉ thị từ Bộ Ngoại giao, do Ngoại trưởng Mỹ lúc đó Hillary Clinton ký vào tháng 7/2009. Với báo cáo 29 trang có tên “Các nhu cầu báo cáo và thu thập: Liên Hiệp Quốc”, Bộ Ngoại giao kêu gọi các nhà ngoại giao của mình thu thập thông tin về những nhân vật chính của LHQ.
Theo tài liệu này, các nhà ngoại giao được yêu cầu thu thập số của điện thoại, điện thoại di động, máy nhắn tin và máy fax. Họ cũng được yêu cầu tập hợp các danh mục điện thoại và email, số thẻ tín dụng và số hành khách đi máy bay thường xuyên, danh sách phân công công tác, mật mã truy cập và thậm chí cả dữ liệu sinh trắc.
Khi báo SPIEGEL tường thuật về công điện mật hồi năm 2010, Bộ Ngoại giao cố đánh lạc hướng sự chỉ trích bằng cách nói rằng họ chỉ giúp đỡ các cơ quan khác. Nhưng trên thực tế, như các tài liệu của NSA nay chỉ rõ, chúng là cơ sở cho nhiều hoạt động mờ ám nhắm vào Liên Hiệp Quốc và các nước khác.
Các chuyên gia về Liên Hiệp Quốc từ lâu đã nghi ngờ rằng tổ chức này đã trở thành cái ổ hoạt động cho nhiều cơ quan tình báo. Sau khi rời khỏi nội các của Thủ tướng Tony Blair, cựu Quốc vụ khanh về Phát triển Quốc tế của Anh Quốc Clare Short đã công nhận rằng trong thời gian trước khi xảy ra Cuộc chiến Iraq năm 2003, bà đã xem các bản ghi lại những cuộc đàm thoại của tổng thư ký LHQ lúc đó Kofi Annan.
Theo dõi các đối tác
Phát biểu của bà Short đã gây phản ứng dữ dội vào lúc đó, nhưng nay đã được NSA khẳng định lần đầu tiên. Theo một tài liệu nội bộ, các kết quả tình báo đã có ảnh hưởng quan trọng đến “các chiến thuật đàm phán của Mỹ tại Liên Hiệp Quốc” liên quan đến Cuộc chiến Iraq. Nhờ các cuộc đàm thoại nghe lén được, được biết NSA đã có thể thông báo cho Bộ Ngoại giao Mỹ và Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc với mức độ chắc chắn khá cao rằng tỉ lệ đa số cần thiết đã được bảo đảm trước khi cuộc bỏ phiếu về nghị quyết Liên Hiệp Quốc tương ứng được tổ chức.
Theo dõi các đối tác đàm phán mang lại lợi ích cao đến nỗi NSA tiến hành hoạt động này trên toàn cầu, chứ không chỉ riêng trên sân nhà. Có những đơn vị nghe lén ở 80 đại sứ quán và tổng lãnh sự Mỹ trên khắp thế giới, trong nội bộ gọi là “Dịch vụ thu thập đặc biệt” (SCS) và hoạt động phối hợp với CIA.
Sự hiện diện của những đơn vị gián điệp nằm trong số những bí mật được giữ kín nhất của NSA. Suy cho cùng, các đơn vị này có vị thế chính trị bấp bênh: Hiếm khi nào nước chủ nhà cho phép sử dụng chúng.
Các đội SCS nhỏ này (khẩu hiệu: “Tỉnh táo canh chừng khắp thế giới”) đánh cắp thông tin bằng cách can thiệp vào các kênh liên lạc ở các nước chủ nhà. Các ăng-ten và đĩa cần dùng thường được ngụy trang. Theo tài liệu mà báo SPIEGEL đã xem, những “hệ thống thu thập trá hình” (theo cách gọi nội bộ ở NSA) có thể giấu đằng sau các “lán bảo trì mái” trên các tòa nhà sứ quán. Các hoạt động do thám kỹ thuật tuyệt mật ở các phái bộ ngoại giao như đại sứ quán và tổng lãnh sự thường được gọi trong nội bộ NSA bằng mật danh “Stateroom”.
Các nhóm SCS thường cải trang là các nhà ngoại giao và sứ mệnh thật sự của họ “không được đa số nhân viên ngoại giao biết”. Theo các tài liệu của Snowden, có một chi nhánh SCS như vậy ở Frankfurt, và một chi nhánh khác ở Vienna. Sự hiện diện của các đơn vị nghe lén ở các đại sứ quán và tổng lãnh sự phải được giữ bí mật trong mọi hoàn cảnh, vì như tài liệu nhận xét: Nếu bị tiết lộ, điều này sẽ “gây tổn hại nghiêm trọng đến các mối quan hệ giữa Mỹ và một chính phủ nước ngoài”.
“Ngươi không được để bị bắt”
Gần như không có ngoại lệ, hoạt động nghe lén điện tử này vi phạm không chỉ quy tắc hành xử ngoại giao, mà cả các hiệp định quốc tế. Công ước về các Đặc quyền và Quyền miễn trừ của Liên Hiệp Quốc năm 1946, cũng như Công ước Vienna về các Quan hệ Ngoại giao năm 1961, từ lâu đã quy định không được sử dụng các phương pháp gián điệp. Hơn nữa, Mỹ và Liên Hiệp Quốc ký một hiệp định năm 1947 cấm tất cả các hoạt động bí mật.
Nhưng ngay cả trong các giới Liên Hiệp Quốc, chút ít hoạt động gián điệp luôn được xem là một tội nhỏ và, theo phát biểu của một số cựu nhân viên chính phủ, người Mỹ chưa bao giờ quan tâm nhiều đến các hiệp định. Nhưng điều này có thể thay đổi với những tiết lộ về việc Mỹ rình rập EU. Một quan chức tình báo cấp cao của Mỹ nói: “Mỹ đã vi phạm điều răn thứ 11 trong nghề của chúng tôi: Ngươi không được để bị bắt”.
Vụ xì căng đan gián điệp này đã làm căng thẳng các mối quan hệ giữa các đối tác xuyên Đại Tây Dương hơn bất cứ vấn đề chính sách an ninh nào khác trong lịch sử gần đây. Hoạt động gián điệp này là “không thể chấp nhận được”, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã kịch liệt phản đối sau khi có tiết lộ đại sứ quán Pháp ở Washingtoncũng nằm trong danh sách bị do thám. Ủy viên Châu Âu về Tư pháp Viviane Reding giận dữ nói: “Chúng tôi không thể đàm phán về một thị trường rộng lớn xuyên Đại Tây Dương nếu chỉ cần có chút xíu nghi ngờ rằng các đối tác của mình đang rình rập văn phòng của trưởng ban đàm phán của chúng tôi”.
Ngay cả một chính khách bảo thủ như chủ tịch Ủy ban Đối ngoại ở Nghị viện Châu Âu tại Brussels, Elmar Brok – đảng viên Đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) bảo thủ của thủ tướng Đức Angela Merkel – cũng nói đến “sự mất lòng tin đáng kể”. Các nghị sĩ khác đe dọa gây áp lực với Mỹ bằng cách đình chỉ các đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, và một phái đoàn EU đã đến Washington và chất vấn người Mỹ về những cáo buộc này.
Trong sạch?
Các cuộc đàm phán dự kiến sẽ bắt đầu trở lại vào tháng 9. Phép thử quan trọng sẽ là liệu chính phủ Mỹ có sẵn sàng ký hiệp định không do thám với EU tương tự như hiệp định đang được đàm phán với chính phủ Đức – và trong đó hai đối tác ký kết cam kết không do thám lẫn nhau.
Một hiệp định như vậy hẳn nhiên cũng có thể bị vi phạm nhưng ít ra cũng bảo vệ được chút ít cho Châu Âu. Đối với Mỹ, điều đó có nghĩa là từ bỏ những cách nhìn bên trong đặc quyền về EU. Vẫn chưa rõ chính quyền Obama có sẵn sàng thực hiện điều này hay không, dù tổng thống Mỹ đã trịnh trọng phát biểu rằng việc do thám chỉ tập trung vào việc chống khủng bố. Một phán ngôn viên của Nhà Trắng nói với báo SPIEGEL rằng chính phủ Mỹ sẽ phúc đáp lại những cáo buộc đó “thông qua các kênh ngoại giao”, và nói thêm: “Chúng tôi đã nói rõ rằng chúng tôi thu thập thông tin tình báo ở nước ngoài giống như bất cứ quốc gia nào khác”.
Hôm thứ Hai tuần trước, thang máy dừng ở tầng 26 của tòa nhà EU trên đại lộ Third Avenue ở New York. Tùy viên báo chí Matthews dẫn đường đi qua khu vực làm việc của phái đoàn, nằm ở vị trí trên cao nhìn ra sông East River. Những ai muốn vào khu này đều phải đi qua các điểm kiểm tra gồm một số cửa bằng kính chống đạn. Mỗi cánh cửa chỉ mở ra sau khi cửa vừa đi qua được khóa lại. Bước thêm vài mét nữa, về bên phải, ta thấy phòng máy chủ có đèn đỏ nhấp nháy. Các hệ thống an ninh còn mới và chỉ mới lắp đặt trong vài tuần qua sau khi báo SPIEGEL lần đầu tiên tường thuật về các nỗ lực do thám EU. EU đã tiến hành một cuộc điều tra, khiến các kỹ thuật tìm kiếm các thiết bị cài lén và kiểm tra mạng lưới máy tính.
Vào tháng 9, Đại sứ Mỹ tại LHQ Samantha Power sẽ thăm các văn phòng EU trên đại lộ Third Avenue. Hiệp định thương mại tự do Mỹ-Âu sẽ nằm trong chương trình nghị sự – và cả vấn đề gián điệp nữa.
Nếu các chuyên gia an ninh Châu Âu biết cách làm đúng, có thể – lần đầu tiên trong một thời gian dài – người Mỹ sẽ không biết gì để lường trước.
Laura Poitras, Marcel Rosenbach và Holger Stark
Phạm Vũ Lửa Hạ dịch
* * *
Hình 1: Trụ sở Phái đoàn Ủy ban Châu Âu tại Liên Hiệp Quốc nằm trên đại lộ Third Avenue. (Andrea Renault/ Polaris/ Der Spiegel)
Hình 2: Các máy chủ của phái bộ EU tại LHQ ở New York nằm ở tầng 26. NSA lấy được sơ đồcác văn phòng vào mùa thu 2012.
Hình 3: NSA xâm nhập được vào hệ thống thông tin liên lạc của các phái bộ EU ở Washington và New York. (DPA)

* * *
CODENAME “APALACHEE”: HOW AMERICA SPIES ON EUROPE AND THE UN?
By Laura Poitras, Marcel Rosenbach and Holger Stark
Der Spiegel
August 26, 2013
President Obama promised that NSA surveillance activities were aimed exclusively at preventing terrorist attacks. But secret documents from the intelligence agency show that the Americans spy on Europe, the UN and other countries.
The European Union building on New York's Third Avenue is an office tower with a glittering facade and an impressive view of the East River. Chris Matthews, the press officer for the EU delegation to the United Nations, opens the ambassadors' room on the 31st floor, gestures toward a long conference table and says: "This is where all ambassadors from our 28 members meet every Tuesday at 9 a.m." It is the place where Europe seeks to forge a common policy on the UN.
To mark the official opening of the delegation's new offices in September 2012, EU Commission President José Manuel Barroso and EU Council President Herman Van Rompuy flew in from Brussels, and UN Secretary-General Ban Ki-moon was on hand as guest of honor. For "old" Europe - which finances over one-third of the regular UN budget - this was a confirmation of its geopolitical importance.
For the National Security Agency (NSA), America's powerful intelligence organization, the move was above all a technical challenge. A new office means freshly painted walls, untouched wiring and newly installed computer networks - in other words, loads of work for the agents. While the Europeans were still getting used to their glittering new offices, NSA staff had already acquired the building's floor plans. The drawings completed by New York real estate company Tishman Speyershow precisely to scale how the offices are laid out. Intelligence agents made enlarged copies of the areas where the data servers are located. At the NSA, the European mission near the East River is referred to by the codename "Apalachee".
The floor plans are part of the NSA's internal documents relating to its operations targeting the EU. They come from whistleblower Edward Snowden, and SPIEGEL has been able to view them. For the NSA, they formed the basis for an intelligence-gathering operation - but for US President Barack Obama they have now become a political problem.
Just over two weeks ago, Obama made a promise to the world. "The main thing I want to emphasize is that I don't have an interest and the people at the NSA don't have an interest in doing anything other than making sure that (...) we can prevent a terrorist attack," Obama said during a hastily arranged press conference at the White House on August 9. He said the sole purpose of the program was to "get information ahead of time (...) so we are able to carry out that critical task," adding: "We do not have an interest in doing anything other than that." Afterward, the president flew to the Atlantic island of Martha's Vineyard for his summer vacation.
Wide Range of New Surveillance Programs
Obama's appearance before the press was an attempt to morally justify the work of the intelligence agencies; to declare it as a type of emergency defense. His message was clear: Intelligence is only gathered because there is terror - and anything that saves people's lives can't be bad. Ever since the attacks of Sept. 11, 2001, this logic has been the basis for a wide range of new surveillance programs.
With his statement delivered in the White House briefing room, Obama hoped to take the pressure off, primarily on the domestic political front. In Washington the president is currently facing opposition from an unusual alliance of left-wing Democrats and libertarian conservatives. They are supported by veteran politicians like Republican Congressman Jim Sensenbrenner, one of the architects of the Patriot Act, which was used to massively expand surveillance in the wake of 9/11. On July 24, a bill that would have curtailed the power of the NSA was only narrowly defeated by 217 to 205 votes in the House of Representatives.
Even stalwart Obama supporters like Democrat Nancy Pelosi, minority leader in the House of Representatives, are now calling into question the work of the intelligence agency. Pelosi says that what she reads in the newspapers is "disturbing." It wasn't until late last week that news broke that the NSA had illegally collected tens of thousands of emails over a number of years.
Obama's public appearance was aimed at reassuring his critics. At the same time, he made a commitment. He gave assurances that the NSA is a clean agency that isn't involved in any dirty work. Obama has given his word on this matter. The only problem is that, if internal NSA documents are to be believed, it isn't true.
The classified documents, which SPIEGEL has seen, demonstrate how systematically the Americans target other countries and institutions like the EU, the International Atomic Energy Agency (IAEA) in Viennaand the UN. They show how the NSA infiltrated the Europeans' internal computer network between New York and Washington, used US embassies abroad to intercept communications and eavesdropped on video conferences of UN diplomats. The surveillance is intensive and well-organized - and it has little or nothing to do with counter-terrorism.
Targeting Foreign Governments
In an internal presentation, the NSA sums up its vision, which is both global and frighteningly ambitious: "information superiority." To achieve this worldwide dominance, the intelligence agency has launched diverse programs with names like "Dancingoasis," "Oakstar" and "Prism." Some of them aim to prevent terrorist attacks, while others target things like arms deliveries, drug trafficking and organized crime. But there are other programs, like "Blarney" and "Rampart-T," that serve a different purpose: that of traditional espionage targeting foreign governments.
Blarney has existed since the 1970s and it falls under the Foreign Intelligence Surveillance Act of 1978, at least according to the NSA documents, which state that it is based on the cooperation of at least one UStelecommunications company that provides services to the agency. The NSA describes the program's main targets as "diplomatic establishment, counter-terrorism, foreign government and economic." These documents also say that Blarney is one of the "top sources" for the President's Daily Brief, a top-secret document which briefs the US president every morning on intelligence matters. Some 11,000 pieces of information reportedly come from Blarney every year.
No less explosive is the program dubbed "Rampart-T" by the NSA and which, by the agency's own accounts, has been running since 1991. It has to do with "penetration of hard targets at or near the leadership level" -- in other words: heads of state and their closest aides.
This information is intended for "the president and his national security advisors." Rampart-T is directed against some 20 countries, including China and Russia, but also Eastern European states.
The Americans recently drew up a secret chart that maps out what aspects of which countries require intelligence. The 12-page overview, created in April, has a scale of priorities ranging from red "1" (highest degree of interest) to blue "5" (low interest). Countries like Iran, North Korea, China and Russia are colored primarily red, meaning that additional information is required on virtually all fronts.
But the UN and the EU are also listed as espionage targets, with issues of economic stability as the primary concern. The focus, though, is also on trade policy and foreign policy (each rated "3") as well as energy security, food products and technological innovations (each rated "5").
Bugging the EU
The espionage attack on the EU is not only a surprise for most European diplomats, who until now assumed that they maintained friendly ties to the US government. It is also remarkable because the NSA has rolled out the full repertoire of intelligence-gathering tools -- and has apparently been taking this approach for many years now. According to an operational overview from September 2010 that is rated "secret," not only have the Americans infiltrated the EU mission to the UN in New York, but also the EU embassy in Washington, giving the building in the heart of the American capital the code name "Magothy."
According to this secret document, the NSA has targeted the European missions in three ways:
■ The embassies in Washington and New York are bugged.
■ At the embassy in New York, the hard disks have also been copied.
■ In Washington the agents have also tapped into the internal computer cable network.
The infiltration of both EU embassies gave the technicians from Fort Meadean invaluable advantage: It guaranteed the Americans continuous access, even if they temporarily lost contact with one of the systems -- due, for instance, to a technical update or because an EU administrator thought that he had discovered a virus.
The embassies are linked via a so-called virtual private network (VPN). "If we lose access to one site, we can immediately regain it by riding the VPN to the other side and punching a whole (sic!) out," the NSA technicians said during an internal presentation. "We have done this several times when we got locked out of Magothy."
Of particular note, the data systems of the EU embassies in Americaare maintained by technicians in Brussels; Washington and New York are connected to the larger EU network. Whether the NSA has been able to penetrate as far as Brussels remains unclear. What is certain, though, is that they had a great deal of inside knowledge from Brussels, as demonstrated by a classified report from the year 2005 concerning a visit by top American diplomat Clayland Boyden Gray at Fort Meade.
Gray was on his way to Brussels as the new US ambassador to the EU. Before he left the country, he was invited by the corresponding NSA department to Fort Meade, where he was allowed to peek inside their treasure chest. The ambassador was "apprised of NSA's capabilities and limitations in collecting communications in Europe," the documents note.
Gray was presented with a selection of intercepted and bugged reports relating to diplomacy, business and foreign trade along with information on his future contacts at the EU. "I had no idea I would receive such detailed information," the ambassador said afterwards in amazement, according to NSA documents. That was "fabulous," he told them, adding: "You people at the NSA are becoming my new best friends."
Beyond their infiltration of the EU, the Americans are also highly interested in intelligence on the UN and the International Atomic Energy Agency, IAEA. The IAEA has been given a red "1" in the area of arms control, while the focus at the UN is on foreign policy ("2") along with human rights, war crimes, environment issues and raw materials (each "3").
The NSA has its own team stationed at the UN, with each of the specialists disguised as diplomats. A secret crew from Washingtonregularly comes to town to bolster the team's ranks before each session of the General Assembly.
But the Americans also eavesdrop wherever possible during the day-to-day -- and they have been particularly successful at it for quite some time, as the corresponding department proudly reported in June 2012. In a status report they wrote that they had gained "a new access to internal United Nations communication."
Spies Spying on the Spies
Furthermore, NSA technicians working for the Blarney program have managed to decrypt the UN's internal video teleconferencing (VTC) system. The combination of this new access to the UN and the cracked encryption code have led to "a dramatic improvement in VTC data quality and (the) ability to decrypt the VTC traffic," the NSA agents noted with great satisfaction: "This traffic is getting us internal UN VTCs (yay!)." Within just under three weeks, the number of decrypted communications increased from 12 to 458.
Occasionally this espionage verges on the absurd in a manner that would fit in perfectly with a John le Carré novel. According to an internal report, the NSA caught the Chinese spying on the UN in 2011. The NSA managed to penetrate their adversary's defenses and "tap into Chinese SIGINT (signals intelligence) collection," as it says in a document that describes how spies were spying on spies. Based on this source, the NSA has allegedly gained access to three reports on "high interest, high profile current events."
The internal NSA documents correspond to instructions from the State Department, which then-US Secretary of State Hillary Clinton signed off on in July 2009. With the 29-page report called "Reporting and Collection Needs: The United Nations," the State Department called on its diplomats to collect information on key players of the UN.
According to this document, the diplomats were asked to gather numbers for phones, mobiles, pagers and fax machines. They were called on to amass phone and email directories, credit card and frequent-flier customer numbers, duty rosters, passwords and even biometric data.
When SPIEGEL reported on the confidential cable back in 2010, the State Department tried to deflect the criticism by saying that it was merely helping out other agencies. In reality, though, as the NSA documents now clearly show, they served as the basis for various clandestine operations targeting the UN and other countries.
Experts on the UN have long suspected that the organization has become a hotbed of activity for various intelligence agencies. After leaving Prime Minister Tony Blair's cabinet, former British Secretary of State for International Development Clare Short admitted that in the run-up to the Iraq War in 2003 she had seen transcripts of conversations by then-UN Secretary-General Kofi Annan.
Snooping on Partners
Short's statement, which sparked a vehement reaction at the time it was made, has now been confirmed for the first time by the NSA. According to an internal document, the intelligence results had a key influence on "American negotiating tactics at the UN" in connection with the Iraq War. Thanks to the intercepted conversations, the NSA was allegedly able to inform the US State Department and the American Ambassador to the UN with a high degree of certainty that the required majority had been secured before the vote was held on the corresponding UN resolution.
Snooping on negotiating partners is so rewarding that the NSA engages in this activity around the world, and not just on its home turf. There are secret eavesdropping posts in 80 USembassies and consulates around the world, internally referred to as the "Special Collection Service" (SCS) and jointly operated with the CIA.
The presence of these spying units ranks among the agency's best-guarded secrets. After all, they are politically precarious: There are very few cases in which their use has been authorized by the local host countries.
The small SCS teams (motto: "Vigilantly keeping watch around the world") intercept communications in their host countries. The required antennas and dishes are usually disguised. According to the documents seen by SPIEGEL, such "concealed collection systems" as they are internally referred to at the NSA, can be hidden behind "roof maintenance sheds" on embassy buildings. Highly classified technical surveillance operations in diplomatic missions such as embassies and consulates are referred to internally in the NSA under the codename "Stateroom."
The SCS teams are often disguised as diplomats and their actual mission is "not known by the majority of the diplomatic staff." According to the Snowden documents, such an SCS branch exists in Frankfurt, another one in Vienna. The existence of bugging units in embassies and consulates is to be kept secret under all circumstances, as it says in the material: If it were leaked, this would "cause serious harm to relations between the USand a foreign government."
'Thou Shalt Not Get Caught'
With few exceptions, this electronic eavesdropping not only contravenes the diplomatic code, but also international agreements. The Convention on the Privileges and Immunities of the United Nations of 1946, as well as the Vienna Convention on Diplomatic Relations of 1961, long ago established that no espionage methods are to be used. What's more, the USand the UN signed an agreement in 1947 that rules out all undercover operations.
But even in UN circles a little bit of spying has always been viewed as a minor offense and, according to statements made by former government employees, the Americans have never paid much attention to the agreements. But this could change with the revelations of US spying on the EU. "The UShas violated the 11th commandment of our profession," says a high-ranking US intelligence official: "Thou shalt not get caught."
The spying scandal has strained relations between the trans-Atlantic partners more than any other security-policy issue in recent history. The espionage is "absolutely unacceptable," French Foreign Minister Laurent Fabius inveighed after it became known that the French embassy in Washingtonwas also on the surveillance list. "We cannot negotiate on a large trans-Atlantic market if there is the slightest suspicion that our partners are spying on the offices of our chief negotiator," European Commissioner for Justice Viviane Reding angrily said.
Even a conservative politician like the chairman of the Foreign Affairs Committee at the European Parliament in Brussels, Elmar Brok - a member of German Chancellor Angela Merkel's conservative Christian Democratic Union (CDU) - spoke of an "enormous loss of trust." Other parliamentarians have threatened to pressure the USby suspending talks on a free trade agreement, and an EU delegation has traveled to Washingtonand confronted the Americans with the allegations.
Clean?
The talks are scheduled to resume in September. The litmus test will be whether the American government is prepared to offer the EU a no-spy agreement similar to the one that is currently being negotiated with the German government - and in which both contracting partners pledge not to spy on each other.
Such an agreement can of course also be violated, but it would at least offer the Europeans a modicum of protection. For the Americans, it would mean renouncing exclusive inside views of the EU. It remains to be seen whether the Obama administration is prepared to take this step, despite the president's solemn statements that the surveillance focuses on counter-terrorism. A spokeswoman for the White House told SPIEGEL that the American government will respond to the allegations "via diplomatic channels," adding: "We have made it clear that we gather intelligence abroad just like any other nation."
On Monday of last week, the elevator stopped on the 26th floor of the EU's building on Third Avenue in New York. Press officer Matthews led the way through the delegation's working area, located high above the East River. Those seeking access to this zone must pass through checkpoints consisting of a number of doors made of bulletproof glass. Each door only opens after the door that has just been passed through is locked. A few meters further on, on the right, is the server room, where red lights are blinking. The security systems are new and were just installed over the past few weeks after SPIEGEL first reported on attempts to spy on the EU. The EU has launched an investigation, prompting technicians to search for bugs and check the computer network.
In September, America's Ambassador to the UN Samantha Power will visit the EU offices. The American-European free trade agreement will be on the agenda - but also the espionage affair.
If the European security experts do everything right, it could be that - for the first time in a long time - the Americans won't know what to expect.
Laura Poitras, Marcel Rosenbach and Holger Stark,
Der Spiegel
Translated from the German by Paul Cohen.
* * *