; }

Wednesday, July 26, 2017

QUÂN ĐỘI MỸ TẠI NAM HÀN THÀNH LẬP ĐƠN VỊ TÌNH BÁO HUMINT


Lữ đoàn tình báo Humint 501
Quân đoàn số 8 của lực lượng quân đội Mỹ đóng tại Hàn Quốc công bố kế hoạch thành lập Đại đội thông tin 524, trực thuộc Lữ đoàn thông tin 501, vào tháng 10 tới. Lữ đoàn thông tin 501 là một đơn vị quân đội phụ trách chung về tác chiến thông tin trên bán đảo Hàn Quốc. Lữ đoàn này hiện có bốn đại đội thông tin. Đại đội tìm kiếm phân tích thông tin hàng không 3 chuyên thu thập và phân tích thông tin tình báo bằng các máy bay RC-12, RC-7. RC-12 Guardrail là máy bay hỗ trợ thu thập thông tin tình báo tín hiệu, còn gọi là SIGINT (Signal intelligence). RC-7 là máy bay hỗ trợ thu thập thông tin liên lạc tình báo, còn gọi là COMINT (Communications intelligence), và thông tin hình ảnh, còn gọi là IMINT (imagery intelligence). Đại đội thông tin 532 đảm nhận nhiệm vụ thu thập và phân tích thông tin tình báo về dấu hiệu và cảnh báo (Indications and Warning), với nhiệm vụ chính là đọc các dấu hiệu khiêu khích từ những động thái nhỏ nhất của quân đội Bắc Hàn, để đưa ra biện pháp đối phó kịp thời ngay tức khắc. Hiện tại, đơn vị này còn đảm nhận nhiệm vụ liên quan đến tình báo con người (HUMINT). Đại đội thông tin 719 thu thập và phân tích các thông tin tình báo ở cả mức độ chiến thuật và chiến lược. Đại đội thông tin 368 đảm nhận nhiệm vụ ngăn chặn các hoạt động do thám tình báo của địch và tác chiến bằng thông tin điện tử IEW (Intelligence and Electronic Warfare). Đây là đơn vị lực lượng dự bị có trụ sở chính ở California, Mỹ.

Tình báo Humint
Tình báo Humint là hoạt động thu thập thông tin trực tiếp bằng nguồn lực con người, qua đó giúp xác định các thông tin mà thiết bị nghe lén thông tin liên lạc, vệ tinh, hay máy bay do thám không thể thu thập được. Việc quân đội Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc thành lập đơn vị Humint được cho là do hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là năng lực hạt nhân và hỏa tiển của Bắc Hàn được đánh giá đã đạt gần đến mục tiêu uy hiếp đến lãnh thổ nước Mỹ. Nguyên nhân thứ hai được cho là những hạn chế từ việc thu thập thông tin bằng thiết bị máy móc. Mạng thông tin liên lạc trên toàn mặt trận của Bắc Hàn đều được bố trí ngầm dưới mặt đất, kỹ thuật đánh lừa vệ tinh hay máy bay trinh thám của nước này cũng tiến bộ hơn trước và việc sử dụng các thiết bị tiên tiến để thu thập thông tin cũng gặp nhiều hạn chế ở những khu vực xa xôi. Do đó, việc tăng cường hoạt động thu thập thông qua con người hứa hẹn sẽ giúp nâng cao tính chính xác của các thông tin tình báo.

Dư luận đang hết sức chú ý đến việc quân đội Mỹ sẽ thu thập thông tin nào và bằng cách nào. Nguồn cung cấp thông tin có thể kể đến những quan chức cấp cao đã chạy trốn khỏi miền Bắc, những người đã từng có kinh nghiệm đến thăm Bắc Hàn, và các cơ quan tình báo của Mỹ. Các thông tin sẽ thu thập tập trung về vũ khí hạt nhân, kỹ thuật
hỏa tiển đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), và những thay đổi đột ngột trong nội bộ miền Bắc. 

http://world.kbs.co.kr/vietnamese/news/news_newsthema_detail.htm?lang=v&id=news_newsthema&No=10070208&current_page=

Friday, July 7, 2017

NGA PHÁT HIỆN HÀNG NGHÌN MÁY BAY QUÂN SỰ DO THÁM


Hãng tin Nga Sputnik ngày 10/6 dẫn lời chỉ huy Lực lượng Kỹ thuật vô tuyến thuộc Không quân Nga, Thiếu tướng Andrei Koban cho hay, trong năm ngoái, lực lượng này đã phát hiện hơn 2.000 máy bay quân sự của nước ngoài, trong đó có hơn 800 máy bay do thám.
Lý do lực lượng Kỹ thuật vô tuyến Nga báo động hơn 4.000 lần trong năm 2016 - Ảnh 1.
Lực lượng vô tuyến Nga năm 2016 đã phát hiện hơn 2.000 máy bay chiến đấu nước ngoài.

"Trong năm 2016, Lực lượng Kỹ thuật vô tuyến đã phát hiện và hộ tống hơn 600.000 vật thể, hơn 2.000 máy bay chiến đấu nước ngoài, trong đó có hơn 800 chiếc là máy bay do thám", ông Koban nói trên đài phát thanh Echo of Moscow.
Cũng theo ông Koban, Lực lượng Kỹ thuật vô tuyến đã được đặt trong tình trạng báo động hơn 4.000 lần trong năm 2016.
Theo Sputnik, Lực lượng Kỹ thuật vô tuyến có chức năng phát hiện và theo dõi những vật thể bay thông qua hệ thống radar, sau đó truyền thông tin nhận được về các cơ quan chỉ huy của không quân và một số đơn vị liên quan thuộc Lực lượng vũ trang Nga.
Lực lượng đặc biệt này được trang bị nhiều hệ thống radar tân tiến bao gồm Nebo-M, Sopka-2...
Lý do lực lượng Kỹ thuật vô tuyến Nga báo động hơn 4.000 lần trong năm 2016 - Ảnh 2.
                                          Hệ thống EW trên tàu chiến TK-25E
Tác chiến điện tử, thanh gươm báu của quân đội Nga?
Bên cạnh đó, Nga được đánh giá là quốc gia sở hữu các khí tài chuyên tác chiến điện tử tối tân cả ở trên không, trên biển và đất liền, với tầm hoạt động lên tới hàng ngàn cây số.
Xác định tác chiến điện tử (EW) là một trong những mặt trận có tầm ảnh hưởng lớn trên chiến trường, Nga đã phát triển một loạt hệ thống tác chiến điện tử hiện đại để giành ưu thế khi chiến đấu.
Các hệ thống EW trên không của Nga đáng chú ý là Vitebsk, Rychag-AV và Khibiny, Gimalai. Tróng đó, đáng chú ý là Rychag-AV, hệ thống tác chiến có thể "chọc mù" cảm biến của đối phương trong bán kính vài trăm km, đồng thời chế áp nhiều mục tiêu cùng lúc.
Những hệ thống EW mặt đất mạnh nhất của Nga gồm tổ hợp Krasukha-S4, hệ thống Moskva-1 và Murmansk-BN. Tổ hợp Moskva-1 có thể hoạt động tình báo điện tử với khoảng cách 400 km.
Hệ thống này có thể trinh sát thụ động, trao đổi thông tin với các sở chỉ huy phòng không và lực lượng kỹ thuật vô tuyến, cung cấp dữ liệu mục tiêu, kiểm soát các đơn vị gây nhiễu và hệ thống chế áp điện tử đơn lẻ.
Trong khi đó, các hệ thống EW trên tàu chiến nổi bật là TK-25E và MP-405E, được thiết kế để đối phó vũ khí điều khiển bằng vô tuyến nhờ phương thức gây nhiễu thụ động và chủ động.

 theo Người Đưa Tin

TẠI SAO CIA KHÔNG THỂ NGHE TRỘM ĐƯỢC ĐIỆN THOẠI TỔNG THỐNG PUTIN ?

Theo các chuyên gia bảo mật Nga, các cuộc điện thoại của Tổng thống Nga được bảo mật và mã hoá tinh vi, và nếu tình báo nước ngoài có nghe lén được cũng phải mất 90 năm mới giải mã xong.
Vì sao CIA không thể nghe trộm được điện thoại Tổng thống Putin? - ảnh 1
Để nghe lén được điện thoại của Tổng thống Putin, CIA phải mất 90 năm mới giải mã được cuộc điện thoại này - Ảnh: RIA
Trang tin Nga aif.ru ngày 20.7 có bài viết cho hay các cuộc điện đàm và liên lạc viễn thông của Tổng thống Nga được bảo mật và mã hoá chặt chẽ, tình báo nước ngoài khó lòng giải mã. Chuyên gia vô tuyến của quân đội Liên Xô, đại tá Gennady Avdeev, từng nhận huy chương anh hùng thời Liên Xô, nói với aif.ru rằng tình báo Mỹ thường xuyên cố nghe lén và giải mã các cuộc điện đàm của người đứng đầu Nhà nước Nga nhưng đều công cốc, không có cơ hội.
Ông Gennady Avdeev cũng nói chỉ có những kẻ phản bội mới là mối đe doạ cho hệ thống bảo mật của Nga.
Ông Avdeev cho hay thời gian gần đây dư luận xôn xao việc cơ quan tình báo Mỹ nghe lén trong thời gian dài các nguyên thủ quốc gia nhiều nước, như Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande cùng nhiều quan chức EU khác. Ông Avdeev lý giải rằng do Đức và Pháp đều nằm trong NATO cùng với Mỹ, các hệ thống thiết bị điện tử và công nghệ của họ tương tự Mỹ nên CIA dễ dàng nghe lén.
Còn việc nghe lén điện thoại của người dân bình thường tại Nga là không khó, ngay cả việc nếu tắt điện thoại nhưng máy vẫn còn pin thì cũng định vị được điện thoại. Việc này có thể chứng minh qua trường hợp ám sát ông Boris Nemtsov vừa qua.
Tuy nhiên nghe lén điện thoại của Tổng thống Nga là rất khó. Và nếu bắt được cuộc gọi này, tình báo nước ngoài phải mất 90 năm mới giải mã được.
Tổng thống Nga liên lạc đàm thoại qua các kênh thông tin đặc biệt, và tuỳ từng cuộc gọi mà quyết định mức độ bảo mật của chúng cũng như loại điện thoại thích hợp để sử dụng.
Ông Avdeev nói rằng việc này nhằm bảo đảm tình báo Mỹ không thể nghe trộm được, và các thiết bị này đều được các chuyên gia Nga chế tạo.
"Các thiết bị, công nghệ bảo mật đều không mua từ nước ngoài, mà do Nga tự phát triển và sản xuất trong hàng chục năm qua. Đối phương không có cơ hội nào để nghe lén cả”, ông Avdeev nhận định.
Liệu có thể nghe lén từ xa Tổng thống Nga từ văn phòng của ông? Chuyên gia Avdeev giải thích rằng có nhiều thiết bị cho phép nghe lén các cuộc nói chuyện từ xa, như thiết bị bắt được các rung động của kính cửa sổ từ cuộc nói chuyện cách đó hơn nửa km, tuy nhiên các thiết bị cảnh báo xung quanh Tổng thống Nga sẽ bắt được các xung động này và sẽ giảm thiểu chúng.
Vì sao CIA không thể nghe trộm được điện thoại Tổng thống Putin? - ảnh 2
Việc bảo mật và mã hoá thông tin liên lạc rất được chú trọng từ thời Liên Xô và đến nay tại Nga - Ảnh tư liệu aif.ru
Vì sao CIA không thể nghe trộm được điện thoại Tổng thống Putin? - ảnh 3
Huấn luyện bảo mật và mã hoá thông tin liên lạc thời Liên Xô - Ảnh tư liệu aif.ru
Việc bảo mật thông tin không chỉ quan trọng với người đứng đầu nhà nước mà còn với cả các lĩnh vực ngân hàng, doanh nghiệp, thương mại… Ông Avdeev nói rằng ngay từ thời Liên Xô, việc bảo mật rất được xem trọng, và các công nghệ thời đó vẫn được phát triển đến hiện nay.
Hệ thống điện thoại và điện tín trong quân đội Liên Xô là bí mật, cả phần cứng lẫn phần mềm. Và mối đe doạ cho quân đội không phải đến từ tính báo nước ngoài, mà là từ những kẻ phản bội.
Một trong những kẻ phản bội lớn nhất, gây thiệt hại nhiều nhất cho quân đội Liên Xô là phi công Victor Belenko. Năm 1976, Belenko lái tiêm kích hiện đại nhất thời đó là MiG-25 bay sang Nhật Bản xin tị nạn. Và Mỹ nhanh chóng khai thác con chip phân biệt “bạn và thù” trang bị trên máy bay này.
Vì sao CIA không thể nghe trộm được điện thoại Tổng thống Putin? - ảnh 4
Vì sao CIA không thể nghe trộm được điện thoại Tổng thống Putin? - ảnh 5
Máy bay MiG-25 do phi công Viktor Belenko lái bay sang Nhật Bản xin tị nạn năm 1976, đã gây thiệt hại lớn cho Liên Xô khi phải thay đổi toàn bộ hệ thống nhận dạng bạn - thù - Ảnh: USAF
Nếu các máy bay NATO đều gắn con chip này thì việc bay ra bay vào không phận Liên Xô rất dễ dàng khi hệ thống phòng không sẽ nhận diện đó là máy bay “ta”. Tình hình đó buộc Liên Xô phải thay đổi hoàn toàn hệ thống nhận dạng bạn – thù đang sử dụng, ước tính tốn kém đến 2 tỉ ruble thời đó. Viktor Belenko bị Liên Xô kết án tử hình vắng mặt, hiện đang sống ở Mỹ.
Và sau gần 40 năm, nay lại có một người đang gây ra thiệt hại tương tự cho Mỹ là Edward Snowden, cựu nhân viên cơ quan an ninh quốc gia NSA, đã cung cấp thông tin rằng Mỹ đã và đang nghe lén trên toàn thế giới, nghe lén từ bạn đến thù.
Anh Sơn