; }

Wednesday, December 16, 2015

NSA Ở VIỆT NAM

  Bài do VŨ VĂN KHOÁI chuyễn 

Kính thưa Quý Niên Trưởng và các Chiến Hữu, 

Tình cờ tiểu đệ tìm gặp một lượng lớn tài liệu “Top Secret” của NSA dưới dạng PDF đã giải mật vào tháng 10/2012.Tiểu đệ xin mạn phép “múa rìu qua mắt thợ” dịch sang Việt ngữ bài “NSA IN VIETNAM: Proud and Bitter Memories”.Mặc dù đã giải mật, tên tác giả và một số chi tiết đã bị đục bỏ. Tuy nhiên qua mạch văn và sự tìm hiểu của tiểu đệ, tác giả chính là Tom Glenn, Trưởng trạm NSA ở Việt nam 1975.Bài này trích trong nội san của NSA số tháng 10/1975, ấn bản đặc biệt về Việt nam. 


 

   NSA Ở VIỆT NAM 
Những Kỷ Niệm Tự Hào và Cay Đắng

Một ngày vào cuối cơn ác mộng Sài Gòn ... Tôi không nhớ ngày nào nhưng phải là 25 tháng 4 hoặc sau đó ... tôi quyết định ghé lại thăm thiếu tá [         ] trong khi tôi đi vòng vòng. Chỉ còn lại bốn người của NSA ở Sài Gòn, ba nhân viên liên lạc (viễn ấn) và tôi, hàng ngày như vậy, tôi đi lấy kết quả VTTG, kiểm thính, , và những công điện kỹ thuật từ các nhân viên TBTT Việt nam, giao cho họ các tài liệu yểm trợ kỹ thuật, và cũng để nâng đỡ tinh thần suy sút của họ.
       Tôi thực sự không có thời gian để thăm [         ] nhưng tôi thích và kính trọng ông ấy hơn bất kỳ sĩ quan Việt Nam nào khác mà tôi biết và tôi muốn xem ông cầm cự như thế nào.
Một mình trong văn phòng của ông, chúng tôi nói chuyện lặng lẽ. Ông nói USAID, nơi vợ ông làm việc, đã đề nghị nàng di tản cùng với gia đình .
       Ông nói ông không thể ra đi bỏ rơi các nhân viên, và ông đã thúc giục nàng đem hai con trai của họ ra đi. Vợ ông sẽ không ra đi nếu ông không đi. Ông biết, ông nói rằng cơ hội thoát của ông vào lúc cuối rất mong manh. Nhưng ông biết ông không thể sống dưới ách cộng sản. Nếu Sài Gòn sụp đổ và ông không thể trốn thoát, ông sẽ bắn vợ và các con rồi quay súng tự sát.
       Vào sáng ngày 29/4, tôi đã cố gắng trong vô vọng để cảnh báo [          ] ra đi khi ông có thể, nhưng không thể liên lạc được với ông. Chiều hôm đó. ông đã điện thoại cho một người Mỹ khác, cho biết ông vẫn điều hành Trung Tâm với đội ngũ nhân viên còn nguyên vẹn, thắc mắc không biết điều gì đã xảy ra với những cấp chỉ huy của mình (họ đã biến mất), và hỏi xem ông và gia đình có cơ hội thoát đi không.
       Ông đã không thoát được


       Có nhiều lý do để lặp lại câu chuyện của [          ]. Trước tiên, để truyền đạt những bi kịch thực sự về sự kết thúc của Việt Nam; thứ hai, để miêu tả sự cao thượng và can trường mà những người Việt Nam có được; và cuối cùng, để cố tình nhấn mạnh là Việt Nam có quá nhiều sự trớ trêu, bằng cách làm [           ] kết thúc điểm khởi đầu vì liên quan những điều tuyệt vời mà NSA đã làm ở Việt Nam.
       Vì tất cả chúng ta có mọi quyền để được vô cùng tự hào về vai trò NSA tại Việt Nam. Về tất cả những thành công đáng kinh ngạc ngành mã thám đã gặt hái, không ai theo ý tôi, đạt đến trình độ cao liên tục về nỗ lực Việt Nam của chúng ta qua một khoảng thời gian quá dài chưa từng có. Một lý do cho sự thành công đó là nhân viên NSA đã khắc phục các vấn đề (giải được các mật điện); Họ can đảm, nhiều trí tưởng tượng, nghiện toán, không thương xót bản thân trong khát vọng tìm ra kết quả, và tạo những trò khôi hài vui nhộn. Tuyệt vời nhất mà tôi biết là những người ở lại Sài Gòn đến cuối cùng, và sự ngưỡng mộ của tôi đối với họ là vô biên.
       Tất cả những người này đã phải đối mặt với những câu hỏi đạo đức ám ảnh về sự tham gia ở Việt Nam. Câu hỏi thì không thoát được, và tránh nó thì thật là sai. Tôi không thể trung thực vật lộn một cách hiệu quả với sự ngay thẳng đạo đức của việc quân đội Mỹ tham chiến ở Việt Nam, vì sự tham gia của riêng tôi không liên quan quá nhiều tới chiến tranh như [           ] và những người như ông, công việc của tôi, và phán quyết của tôi là tốt để biết sự thật hơn là không biết điều đó. Tôi tin rằng công tác tình báo là để phân biệt và nói lên sự thật. Chúng ta đã không nói sự thật về Việt Nam, chúng ta sẽ bị buộc tội về mặt đạo đức. Nhưng chúng tôi đã nói sự thật và thường nói rõ ràng. Nếu nhiều điều đã xảy ra tồi tệ, và nếu kết cuộc là buồn, thì có lẽ niềm tin của chúng ta vào sự khôn ngoan và lòng nhân đạo của người ra quyết định của chúng ta đã được đặt không đúng chỗ; có lẽ không phải vậy. Sự cay đắng cá nhân của tôi về Việt Nam không mở rộng để lên án họ.
       Bây giờ thật rõ ràng, những gì tôi đang nói ở đây là cá nhân và chủ quan. Tôi không quả quyết những lời của tôi là đúng, và cũng ít chính xác về phương diện lịch sử. Tôi chủ yếu chia sẻ một số cảm xúc và kỷ niệm đã trải qua với SIGINT tại Việt Nam, không quan tâm nhiều về tường thuật dữ liệu kiểm chứng.
      
Sự hiện diện của NSA ở Việt Nam tôi nhớ lại đến năm 1958. Trong thời gian đó, và cho đến năm 1962, vấn đề (mật điện) có thể đọc được. Việt Cộng, hoạt động bí mật, liên lạc với nhau ở Nam Việt Nam sử dụng [          ] Do đó, chúng tôi đã có thể quan sát trong khi Hà Nội đưa kế hoạch thành lập Mặt trận Giải phóng, tên các cán bộ mặt trận, và quyết định lá cờ mặt trận sẽ như thế nào. Chúng tôi đã có thể báo cáo việc sử dụng đường mòn Hồ Chí Minh cho sự xâm nhập người và trang thiết bị, và mô tả một số chi tiết các nỗ lực xâm nhập đường biển. Tất cả điều này thêm vào những tin tức chi tiết về các hoạt động của Đảng Cộng Sản khắp nước [          ] Cho đến năm 1964, chúng tôi sống trong một SIGINT biệt lập, ngoại trừ nỗ lực phát triển ARDF đã bắt đầu cung cấp cho chúng tôi những vị trí các máy phát sóng của Đảng. Trong năm 1963, nếu tôi nhớ không nhầm, SIGINT lần đầu đã dự đoán ngoạn mục ở Việt Nam khi cảnh báo trước về sự gầy dựng Cộng sản tại Ấp Bắc.
       Năm 1964, thông tin liên lạc quân sự được đưa vào miền Nam Việt Nam dồi dào. Nỗ lực Giải Tích và KVTTG của chúng ta giữ tầm quan trọng mới như một công cụ theo dõi việc CS Bắc Việt xây dựng ở miền Nam. Tiền thân của sư đoàn 5 và 9, mặt trận B3, và Quân khu Trị-Thiên-Huế đều xuất hiện vào cuối năm 1964 và đầu năm 1965. Cuối năm 1964, các lực lượng xấp xỉ cấp trung đoàn tập trung tại tỉnh Phước Tuy, và một lần nữa SIGINT báo trước cuộc tấn công trước khi nó xảy ra. Các mô hình tiên đoán đúng được thiết lập.
       Qua năm 1972, NSA đã thành công trong việc báo trước mỗi cuộc tấn công lớn mà Cộng sản đưa ra tại Nam Việt Nam. Đó không phải là mục tiêu dễ chiếm; đúng hơn, các lực lượng hùng hậu chủ ý tấn công và các phân tích gia về mục tiêu đã đến để biết rõ đến nỗi họ gần như có thể đánh hơi một cuộc tấn công sắp tới. Và họ đã phải đối mặt với những vấn đề lâu dài: Đối tác không tin sự tiên báo, Đối tác tin rằng Việt Cộng đã sử dụng tin giả để đánh lạc hướng cộng đồng SIGINT. Hơn một lần, những nhân mạng đã bị tổn thất để biến đổi niềm tin của các đối tác vào hệ thống SIGINT.
       Trong khi đó, chúng tôi đã phạm một số sai lầm, chúng tôi đã thực sự hối tiếc . Chúng tôi cho phép một số đối tác tại Việt Nam đọc một số tin bán kỹ thuật [            ] lưu lượng bản tin, thời gian liên lạc, những mục tiêu ARDF chưa xác định / xác định. Phòng 2 và Ban 2 thuyết trình khắp miền Nam Việt Nam với đủ loại các đồ thị, biểu đồ, hệ thống âm mưu, và các nhà toán học đang cố gắng tìm ra mối quan hệ kỳ diệu giữa luồng điện văn và số lượng ta độ ARDF, giống như bí mật của kim tự tháp, có thể bằng cách nào rọi ánh sáng thần linh trên những suy nghĩ của những người Cộng sản. Tôi sẽ không bao giờ quên một bài tập đặc biệt đau đớn gọi là "mẫu giải tích," theo đó người dùng vị trí ARDF chưa xác định với hy vọng khám phá ra sự thực cuối cùng -- một cái gì đó giống như căn bậc hai của kích thước lực lượng kẻ thù chia cho trọng lượng tích lũy của tất cả pháo hạng nặng của mình (hoặc một cái gì đó tương tự). Và rồi có một trung úy đã nói với tôi rằng ông đã phân tích hệ thống RAD (Rapid Application Development) mà địch quân sử dụng và phát hiện ra một mối quan hệ liên tục với cấu trúc liên lạc và những ngày nghe đầu tiên.
      
Người Việt Nam, với sự giúp đỡ của chúng tôi, đã bước vào công việc SIGINT đầu thập niên 60. Năm 1963, một Trung tá [            ] được đặt phụ trách nỗ lực này. Trong số cán bộ đầu tiên của ông là những trung úy trẻ hăng hái [             ] người luôn luôn nhắc nhở tôi về một bức tranh biếm họa về tướng Nhật Bản từ một bộ phim chiến tranh thế giới II;[            ] nam tính và hăng hái, kết hôn với một trong những phụ nữ đẹp nhất mà tôi từng thấy;[            ] Người đã từng muốn trở thành linh mục; và [            ] nói với xếp của mình sự thật dù ông ta muốn nghe hay không.
       Nhưng trong những ngày đó người Mỹ đã có ít thời gian hay quan tâm đến các trở ngại của COMINT Việtnam. Họ quá quan tâm đến SIGINT của riêng mình và hữu dụng của nó. Như những năm sáu mươi, họ đã tìm được cách kiểm thính mạng lưới thông tin xâm nhập GDRS (General Directorate of Rear Service) và theo dõi thường xuyên các cuộc chuyển quân vào miền Nam Việt Nam từ phía Bắc Việt.[           ] Không hề có nhiều câu hỏi trong tâm trí của họ từ quan điểm thông tin rằng Bắc Việt Nam đã chỉ huy bối cảnh ở phía nam và sự phân biệt giữa VC và Quân Đội Bắc Việt (phát minh bởi quân đội Mỹ) không tồn tại trong tâm trí người Cộng sản Việt Nam. Và mặc dù sự đối kháng ương ngạnh của mục tiêu, Các nhân viên phân tích của chúng tôi đã có thể nhìn qua các thông tin liên lạc và báo cáo sự thật như nó đã xảy ra.
Nhìn lại, theo tôi vào khoảng đầu những năm 1970, người Mỹ và chính phủ của họ ngầm quyết định bỏ rơi Việt Nam nếu cần chấm dứt sự nhúng tay của Hoa Kỳ. Quyết định đó đã dẫn đến cái gọi là "Việt Nam Hóa", và trong giới SIGINT, đó có nghĩa là đưa những người TBTT ViệtNam (có các tên gọi khác nhau như Kỹ Thuật Đặc Biệt, P7/BTTM, và Ngành An Ninh Kỹ Thuật Đặc Biệt) đến một trình độ chuyên nghiệp ngay lập tức, một công việc cấp bách hầu như không có thể. Năm 1973, Hoa Kỳ đã có ý định tuyên bố chiến tranh đã kết thúc và Việt Nam là một cái gì của dĩ vãng. Nỗ lực của NSA đã được giảm đi rất nhiều, và công việc của nhân viên NSA ở Sài Gòn chủ yếu là giúp ngành TBTT Việt nam có thể tự đứng vững trên đôi chân của mình một cách nhanh chóng. Như sự việc tiến triển vào năm 1974 - khi tôi đến lần cuối cùng - sự trớ trêu của tình hình đã trở nên rõ ràng.
       Hạ Viện đã cắt giảm chi tiêu ở Việt Nam. Trong khi đó, Bắc Việt tiếp tục xây dựng lực lượng của họ ở miền Nam. Nỗ lực về Việt Nam tại NSA đã được giảm xuống một lần nữa. Vào tháng Bảy năm 1974, Cộng quân mở chiến dịch Thường Đức - lần đầu tiên 1 trận đánh lớn trong 10 năm đã không được báo trước bởi SIGINT.
       Các trớ trêu nhân lên khi tình hình trở nên tồi tệ. Một nhân viên TDY(Temporary Duty) thâm niên đã hỏi tôi lái xe ra vùng quê Việt Nam xem thế nào bây giờ chiến tranh đã qua rồi. Chúng tôi đã vô tình học được rằng cơ quan TBTT Việt nam tại Đà Nẵng đã chuyển giao những bản tin, thời gian liên lạc cho Tướng Tư Lệnh, Quân Đoàn I, người đang giữ các đồ thị và biểu đồ về chúng. Trong tháng mười hai, Cộng sản bắt đầu Chiến dịch Phước Long - một lần nữa SIGINT đã không biết trước. Tỉnh Phước Long mất trong tháng Giêng. Sự xâm nhập tăng tốc. Chúng tôi bắt đầu phát hiện các sư đoàn dự bị ở Bắc Việt đang chuẩn bị di chuyển vào Nam. Tư Lệnh Quân Đoàn II bày tỏ ý kiến cho rằng cộng sản đã đánh lừa các tổ chức SIGINT. Tôi thành lập một nhóm trong nhà thờ Công giáo địa phương.
       Đến tháng 03/1975, đã rõ Hạ viện sẽ không cấp ngân sách để hỗ trợ các tổ chức quân sự Nam Việtnam, bị cáo buộc tham nhũng và hoàn toàn lệ thuộc viện trợ Mỹ để tồn tại. Quân đội Việt Nam bắt đầu dao động trong việc tự bảo toàn.Những trận đánh bắt đầu nổ ra xung quanh Pleiku trên vùng cao nguyên. Tôi đã bay lên đó vào ngày 07 tháng ba với [             ] để xem xét tình trạng Trung Tâm Pleiku. Ban Mê Thuột mất vài ngày sau đó. Tổng Thống VNCH ra lệnh "rút lui chiến lược" từ Pleiku, rốt cuộc biến thành một cảnh rùng rợn kinh hoàng với hàng ngàn người hoảng loạn trốn chạy ra bờ biển. Tôi ra lệnh nhân viên NSA của chúng tôi trở lại Sài Gòn lập tức. Ông thoát kịp lúc. Vào giữa tháng 3 cao nguyên nằm trong tay Cộng sản. Chiến dịch Tây Nguyên đã không được báo trước.
       Vào cuối Tháng Ba, chúng tôi bắt đầu cảm thấy như các diễn viên trong một bi kịch cổ điển. Những sự kiện phát triển với một luận cứ liên tục quá nhẹ nhàng để thành hiện thực. Những việc chưa từng xảy ra trong cuộc sống thực tế đã xảy ra, và Sài Gòn được coi như trong một cơn ác mộng chua chát. Trong cơn cuồng loạn, Huế và thành phố Đà Nẵng thất thủ, nhân viên của chúng tôi thoát bằng máy bay vào thời điểm cuối cùng. Quân đội VNCH bắt đầu tan rã nghiêm trọng. Câu chuyện đến với chúng tôi về thú tính quái dị đã nẩy sinh từ hoảng loạn ở miền bắc. Chúng tôi đặt mua vé cho vợ và các con của chúng tôi trên chuyến bay sớm nhất có thể ra khỏi đất nước, ít quan tâm nơi họ đi miễn là họ rời khỏi Việt Nam. Vào lễ Phục Sinh (30 tháng 3), nhóm nhạc dân ca của tôi hát về hòa bình, tình huynh đệ, và niềm vui trong cuộc sống mới trong khi các phu nhân NSA khóc khi hội họp và con gái của tôi, trên bàn thờ bên cạnh tôi, cố ngăn dòng lệ. Ngày thứ sáu kế tiếp một người trong nhóm dân ca chết trong vụ máy bay C5-A rơi. Dinh Độc Lập bị oanh tạc do 1 phi công VNCH phản bội. Chúng tôi đưa gia đình NSA vào văn phòng của chúng tôi ngày hôm đó để được bảo vệ. Hoả tiễn đã rót vào Thành phố.
       Vào đầu tháng tư, trong khi có các báo cáo về hoảng loạn xáo trộn trong quân đội, chúng tôi đã đưa gia đình cuối cùng của chúng tôi ra khỏi nước và căng thẳng thi hành công tác. Hoảng loạn khắp Saigon. Chúng tôi đóng cửa nhà và chuyển đến một khách sạn để di tản nhanh chóng, có thể kết cục xảy đến với 1 ít cảnh báo nhỏ. Những người Mỹ trẻ cao ráo, lực lưỡng trong thường phục và đội ngũ chợt xuất hiện trong các hành lang của tòa nhà chúng tôi ở, lẩm bẩm ngôn ngữ bình dân và tiếng lóng thủy quân lục chiến. Đại Tá thủy quân lục chiến [            ] đã từng là nhân viên SIGINTmột thời gian dài và cựu chiến binh Việt Nam nhiều lần, lặng lẽ bay từ Hạm đội 7 (neo chỉ khỏi tầm nhìn) để trao kế hoạch di tản và SIGINT hỗ trợ nó.
       Qua tất cả những sự kiện này, các nhân viên NSA vẫn ở Sài Gòn đã làm tôi kinh ngạc. Họ biết rõ họ đang thực sự ở trong nguy hiểm, một mặt từ những người Cộng sản và mặt khác từ sự hoảng loạn đã khởi sự ở thành phố. Tuy nhiên, họ không bao giờ chùn bước. Họ liên kết với nhau để hỗ trợ nhau, siêng năng làm việc hơn bao giờ hết, và moi tin tình báo từ TBTT Việtnam. Họ luôn mở máy liên lạc, lên kế hoạch khởi hành, tiêu hủy tài liệu mật và chuyển đi bất cứ máy móc có giá trị nào có thể. Sức chịu đựng, ý chí, và sự can đảm đơn thuần của họ là một bằng chứng cho tôi về những khả năng của con người trong một thảm họa.
       Cuối cùng khi chúng tôi còn lại 16 người, không ai muốn rời đi. Hơn một lần tôi đã phải ra lệnh trực tiếp và cứng rắn để một nhân viên NSA lên máy bay rời khỏi nước này. Mỗi người tình nguyện ở lại trong vị trí người khác, không muốn bỏ rơi người Việt hoặc bỏ lại công việc còn dang dở. Mệt mỏi đến mức chóng mặt, họ đã lao mình vào, biết rằng những gì họ làm có thể đưa ra các cảnh báo cần thiết để cứu người Mỹ và chuẩn bị người Việt cho kết cục. Qua các cuộc tấn công bằng súng nhẹ ở ngoại ô thành phố và pháo kích tại các điểm ngẫu nhiên, họ vẫn giữ tinh thần và sự hài hước gượng gạo. Chúng tôi còn bốn người khi [              ] kiểm thính từ COMBAT APPLE (RC-135) cho biết rõ cuộc tấn công vào Sài Gòn chỉ trong vài ngày. Cuộc tấn công bắt đầu tại Tân Sơn Nhất[            ]nơi chúng tôi đang làm việc [             ]vừa pháo vừa hỏa tiễn. Thời gian không xác định bởi vì Cộng Sản không chắc chắn bao lâu vào được vị trí.
       Sau đó, tôi bực bội vì SIGINT đã không được tin tưởng. Đại sứ quán đưa ra ý kiến cho rằng cộng sản đã tung tin giả để hù dọa VNCH. Đó là điều mỉa mai cuối cùng.
       Vào lúc đó chúng tôi còn có ba người. Rồi tấn công xảy ra, như đã tiên đoán. Bắt đầu bằng một vụ đánh bom từ trên không – lần đầu tiên Việt Cộng đã từng ra sức [             ]vào chiều ngày 28 tháng 4. Súng nhỏ bắt đầu nổ. Pháo hạng nặng bắt đầu sau khi trời tối. Đạn pháo rơi gần chúng tôi, các thiết bị truyền tin bị lắc mạnh quá khiến tôi sợ rằng có thể bị mất liên lạc.
       Các giao dịch, chúng tôi có với NSA trong những ngày cuối và đặc biệt vào ngày 28 và 29 tháng tư đã đến bờ với sự hài hước thô bỉ. Nhóm đặc nhiệm Việt Nam tại NSA muốn giúp đỡ, nhưng rõ ràng họ không có có thể làm gì ngoại trừ việc cung cấp cho chúng tôi thông tin. Chúng tôi hơi thiếu nhã nhặn với họ và những người nói chuyện với chúng tôi, phần vì mệt mỏi, phần vì cay đắng về phản ứng của Đại sứ quán việc truyền thông lừa dối, nhưng chủ yếu bởi vì chúng tôi là những kẻ không chính thống và khó để sống với, thậm chí trong hoàn cảnh dễ chịu nhất.
       Cả ba chúng tôi được bốc bằng trực thăng vào ngày 29 rồi trải những ngày trên chiến hạm không đi đâu cả, dường như thế. Việc đột ngột bị buộc ngưng hoạt động sau khi làm việc tập trung quá nhiều có lẽ là điều khó chịu nhất.
Một số ít người Việt Nam chúng tôi biết và đã từng làm việc với họ nhiều năm trốn thoát. Hầu hết, như [            ] thì không. Đó là việc khó khăn nhất chúng tôi phải sống với.
       Bây giờ tất cả chúng ta đã trở lại thế giới điều hành nhân viên, những mẫu 3 bản sao, và được yêu cầu nhận xét về nhận xét của một người nào đó về những gì người ấy nghĩ về nhận xét, rõ ràng là đã có nhiều điều về sự kết thúc đã để lại cay đắng trong miệng chúng tôi. Nhưng khi tôi nhìn lại, tôi thấy vui vì tôi đã có mặt ở đó vào lúc kết thúc. Và chừng nào tôi còn sống, tôi sẽ luôn biết ơn và hãnh diện tự hào về những nhân viên NSA ở đó, làm tn lực có thể vì đáng để làm.
____________________________________________________

Một số chữ tắt :

NSA: National Security Agency ( Cục An Ninh Quốc Gia )
SIGINT: Signals Intelligence ( Tình Báo Truyền Tin )
ARDF: Airborne Radio Direction Finding(Không VTTG)
USAID: United States Agency for International Development
RAD: Rapid Application Development (1 phương pháp mã nhanh)
GDRS: General Directorate of Rear Service (Tổng cục Hậu Cần)
DGTS: Directorate General of Technical Services ( Nha Kỹ Thuật)
TDY: Temporary Duty (Công tác tạm)
COMINT: Communications Intelligence ( Tình Báo Thông Tin)
COMBAT APPLE: (mật danh của các phi vụ trinh sát kỹ thuật chiến lược RC-135)

Sơ lược tiểu sử Tác giả:

Ông sinh tại California, tự lập từ nhỏ, 12 tuổi đã phải đi giao báo; rửa chén cho 1 tiệm ăn của Ý để học đại học. Sau khi tốt nghiệp bộ môn Âm nhạc và Kịch nghệ tại đại học Berkeley, California, ông nhập ngũ, học tiếng Hoa và tiếng việt. Sau khi giải ngũ ông làm việc cho NSA. Ông qua VN lần đầu năm 1962, qua lại nhiều lần, lần cuối được trực thăng bốc di tản vào ngày 29/4/1975.

                         Tom Glenn (GG-13) ở Pleiku 1967 NSA’s Station Chief in VN

Ông đa tài: Nhạc sĩ, văn sĩ, chuyên gia mã thám, nhà ngữ học biết 7 sinh ngữ (Anh, pháp.Đức, Ý, Tay Ban Nha, Trung Hoa và Việtnam).Sau chiến tranh Việtnam ông là chuyên gia về Triều Tiên và Trung Quốc. Ông giữ chức Giám đốc học viện quốc gia mã thám sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ về Quản trị tại đại học George Washington.

Ông có nhiều tác phảm đoạt giải thưởng văn học. Ông cũng là người tích cực trong các công tác từ thiện và xã hội: Chăm sóc những người bị AIDS, những bệnh nhân cận tử (Hospice), những di dân…

                                                              NSA IN VIETNAM:
                                                  Proud and Bitter Memories

  One day toward the end of the Saigon nightmare…I don't recall which day but it must have been 25 April or afterwards…I decided to stop by to see Major[            ] while I made my rounds. There were only four NSA people left in Saigon, three communicators and myself, and so daily I went to pick up the intercept, ARDF results, and tech messages from the Vietnamese SIGINTers, and deliver tech support material to them, and also to bolster their flagging spirits.

I didn't really have time to see [           ] but I liked and respected him more than any other Vietnamese officer I knew and I wanted to see how he was holding up.

Alone in his office, we talked quietly. He told me that USAID, where his wife worked, had offered to evacuate her along with her family.

He said he could not bring himself to abandon his men, and he had urged her to take their two sons and go. She would not leave without him. He knew, he said, that his chances of escape at the end were slim. But he knew he could not live under communism. If Saigon fell and he could not escape, he would shoot his wife and children and turn the gun on
himself.

On the morning of 29 April, 1 tried in vain to warn [           ] to pull out while he could, but I could not reach him. That afternoon. he telephoned another American, told him that he was still operating the Center with his forces intact, inquired what had happened to his commanders (they had disappeared), and asked if there were any chance that his family and he could escape.

He did not escape.

There are several reasons for repeating[             ] story. First, to convey the genuine tragedy of the end of Vietnam; second, to illustrate the nobility and calm courage the Vietnamese were capable of; and, finally, to underline quite deliberately the irony of much that was Vietnam, by making [             ] end the point of departure for relating the splendid things NSA did in Vietnam.

For all of us have every right to be extremely proud of the NSA role in Vietnam. Of all the stunning successes cryptology has achieved, none in my opinion, reached the consistently superior level of our Vietnam effort over any thing like so long a period of time. One reason for that success was the people NSA put on the problem; They were a gamy, imaginative lot, addicted to the problem, merciless to themselves in their drive for results, and given to puckish zaniness. The finest that I knew were those
who were in Saigon up to the end, and my admiration for them is boundless.

All of these people have had to face the haunting moral question of involvement in Vietnam. The question is not escapable, and it is wrong to avoid it. I cannot honestly grapple effectively with the moral rectitude of U.S. military involvement in Vietnam, for my own involvement was not so much with war as it was with [           ] and people like him, my work, and my conviction that it is better to know the truth than not to know it. I believe that the job of intelligence is to discern and to tell the truth. Had we failed to tell the truth about Vietnam, we would be morally indictable. But we did tell the truth and often did it brilliantly. If much that happened was ugly, and if the ending was sad, then perhaps our trust in the wisdom and humanity of our decision-makers was misplaced; perhaps not. My personel bitterness over Vietnam does not extend to condemning them.

As will be eminently clear by now, what I am saying here is personal and subjective. I make no claim for the objective precision of my words, and still less for historical accuracy. I am less concerned with a recital of verifiable data than I am with sharing some of the feelings and memories that went with SIGINT in Vietnam.

NSA's presence in Vietnam goes back in my memory to 1958. During that time, and up until 1962, the problem was readable. The Viet Cong,
operating clandestinely, communicated among themselves in South Vietnam using [              ]Hence we were able to watch while Hanoi laid out her plans for the establishment of the National Liberation Front, named its officers, and dictated what its flag would be. We were able to report on the use of the Ho Chi Minh Trail for the infiltration of men and materiel,and to describe in some detail the maritime infiltration effort. All this in addition to detailed information on Communist Party activities through-out the country.[            ]
[              ]Until 1964, we lived in a SIGINT desert except for the burgeoning ARDF effort which began to give us good locations on Party terminals. In 1963, if I recall correctly, SIGINT did its first spectacular prediction in Vietnam when it forewarned of the Communist buildup at Ap Bac.

In 1964, military communications were introduced into South Vietnam in profusion. Our TA effort and ARDF took on new importance as a tool
to follow the North Vietnamese buildup in the south. The forerunners of the 5th and 9th Divisions, B3 Front, and Military Region TriThien-Hue all appeared in late 1964 and early1965. In late 1964, forces of roughly regimental size gathered in Phuoc Tuy Province, and again SIGINT foretold the attack before it happened. The pattern of successful predictionwas established.

Through 1972, NSA succeeded in foretelling every major offensive that the Communists launched in South Vietnam. It was not that the target was so malleable; rather, the resources committed against it were monumental and the analysts on the target had come to know it so well that they could almost smell an offensive coming. And they were faced with perennial problems: Customer's failure to believe the foretelling, and customer's belief that the Vietnamese Communists were using communications deception and misleading the SIGINTcommunity.
More than once, lives were lost in converting users to believers in the SIGINT indicator system.

Meanwhile, we made some mistakes we came to regret seriously. We allowed some customers in Vietnam access to semitechnical communications information --- message volumes, contact logs, unidentified ARDF/ fixes. G2 and J2 briefings all over South Vietnam blossomed with graphs, charts, plotting systems, and mathematicians trying to find the magic relationship between message flow and the number of ARDF locations which, like the secret of the pyramids, could
somehow shed divine light on the thinking of the Communists. I will never forget a particularly painful exercise called "pattern analysis," whereby users plotted unidentified ARDF in hopes of discovering the ultimate truth -- something akin to the square root of the size of the enemy force divided by cumulative weight of all his heavy artillery (or something equally arcane).

And then there was the lieutenant who told me that he had analyzed the RAD system used by the enemy and discovered a consistent relationship
to the communications structure and first-heard dates.

The Vietnamese, with our help, had already gotten into the SIGINT business in the early1960's. In 1963, one Lieutenant Colonel [           ] was put in charge of the effort.

Among his early cadre were bright young lieutenants ---[             ] who always reminded me of a caricature of Japanese general from a World War II movie;[             ]boyish and bright, married to one of the most beautiful women I have ever seen; [            ]who had wanted to be a priest; and [              ]told his boss the truth whether he wanted to hear it or not.

But in those days the Americans had little time or interest in the stumbling Vietnamese COMINT effort. They Were too concerned with
their own SIGINT and its uses. As the sixties wore on, they found a way to intercept infiltration communications (GDRS) and keep track routinely of the movement of men into South Vietnam from the north.
[            ]There was never much question in their minds from the communications point of view that North Vietnam was in command of the show in the south and that the distinction between VC and NVA
(invented by the U.S. military) did not exist in the Vietnamese Communist mind. And despite the recalcitrant resistance of the target,
our analysts were able to see through the communications and report the truth as it was happening.

In looking back, it seems to me that somewhere in the early 1970's the American people and their government made a tacit decision to let Vietnam fall if need be for the sake of ending U.S. involvement. That decision led to a thing called "Vietnamization", and in the SIGINT world, that meant getting the Vietnamese SIGINTers (known variously as the DGTS, J7/ JGS, and SSTB) to a professional level instantly, a job as urgent as it was impossible. By 1973, the United States was intent on proclaiming the war at an end and Vietnam a thing of the past. The NSA effort on the problem was drastically reduced, and the job of NSA personnel in Saigon became primarily one of helping the Vietnamese COMINT effort to get on its feet quickly. As things progressed into 1974 -- when I arrived for the last time -- the irony of the situation as becoming palpable.

Congress was cutting back expenditures in Vietnam. Meanwhile, the North Vietnamese continued to build their forces in the south. The effort on Vietnam at NSA was reduced again. In July 1974, the Communists launched the Thuong Duc campaign -- the first of magnitude in 10 years that had not been foretold by SIGINT.

The ironies multiplied as the situation worsened. A senior TDYer asked me what it was like to drive out in the country in Vietnam now that the war was over. We learned inadvertently that the Vietnamese COMINT organization in Danang was passing message volume figures and contact logs to the Commanding General, I Corps, who was keeping graphs and charts on them. In December, the Communists started the Phuoc Long
Campaign -- again unforeseen in SIGINT. The province fell in January. Infiltration spiraled. We began to detect indicators that the reserve divisions in North Vietnam were preparing to move to South Vietnam. The Commanding General, II Corps expressed the opinion that the Communists were deceiving the SIGINT organization. I started a folk group in the local Catholic church.

By March 1975, it was clear that Congress was not going to provide funds to support the South Vietnamese military organization, which was accused of being corrupt and was utterly dependent for survival on the U.S. aid. The Vietnamese military began to waver in its selfassurance.
Battles began to erupt around Pleiku in the highlands. I flew there on 7 March with [             ] to review Pleiku Center's status. Ban me thuot fell several days later. The President of the Republic ordered a "strategic withdrawal" from Pleiku which ultimately turned into a grisly horror show with thousands fleeing in insane terror to the coast. I ordered our NSA representative to return to Saigon at once. He barely escaped. By mid March the highlands were in the hands of the Communists. The highlands campaign had not been foretold.

By late March, we began to feel like players in a classic tragedy. Events developed with a relentless logic too pat to be real. Things that never happen in real life were happening, and Saigon took on the look of a sardonic nightmare. In a fit of hysteria, Hue and Danang fell, our man escaping by air at the last possible moment. The Vietnamese military began to crack seriously. Stories reached us of the monstrous bestiality that rose out of the panic in the north. We booked our wives and children on the earliest flights available out of the country, caring little where they went so long as they left Vietnam. At Easter Mass (30 March), my folk group sang about peace, brotherhood, and joy in the newness of life while NSA wives wept in the congregation and my daughter, on the altar beside me, forced back her tears. The following Friday one of the singers in the folk group died in the C5-A crash. The palace was bombed by a renegade VNAF pilot. We took NSA families into our office that day for protection. The city was rocketed.

Into early April, amid reports of panic and chaos in the military, we got the last of our families out and strained to get the work force out. Panic fluttered over Saigqn. We closed down our houses and moved to a hotel for quick evacuation, should the end come with little warning. Tall, muscular young American men in civilian clothes and crew cuts appeared in the hallways of our building, muttering vulgarisms and Marine slang. Marine Colonel [            ] a long-time SIGINTer and Vietnam veteran many times over, flew in quietly from the 7th Fleet (anchored just out of sight) to confer on the evacuation plan and the SIGINT support to it.

Through all of this, the NSA employees still in Saigon astonished me. They knew perfectly well that they were in very real danger, from the Communists on the one side and from incipient panic in the city on the other. Yet they never faltered. They banded together to support one another, worked harder than ever before, and dug intelligence out of the Vietnamese COMINT organization. They kept communications open, scheduled departures, destroyed classified material, and shipped out whatever valuable machinery they could. Their endurance,· drive, and raw courage were a testimony to me of what people are capable of in a disaster.

When we were finally down to 16 people, none wanted to leave. More than once I had to deliver a direct and blunt order to get an NSA employee on a plane out of the country. Each volunteered to stay in the place of another, unwilling to desert the Vietnamese or to leave the job unfinished. Weary to the point of giddiness, they pushed themselves on, knowing that what they did could give the forewarning necessary to save American lives and prepare the Vietnamese for the ending. Through small-arms attacks on the outskirts of the .city and rocketing at random spots, they kept their gritty humor and their morale.

We were down to four when [            ] intercepts from COMBAT APPLE made it clear that the attack on Saigon was days away. The attack was to
start at Tan Son Nhut -- where we were working -- and it would be a mixture of artillery fire and rockets. The timing was uncertain because
the Communists were not sure how soon they could be in position.

Then it struck me that SIGINT was not being believed. The Embassy, it turned out, was of the opinion that the Communists were using com- munications deception to intimidate the Vietnamese. It was the final irony.

By that time we were down to three people.Then the attack came, as predicted. It began with a bombing from the air -- the first the Vietnamese Communists had ever attempted – on the afternoon of 28 April. Small-arms fire began. The heavy artillery started after dark. Shells fell close to us and shook communications gear so much that I feared it might go out of commission.

The exchanges we had with NSA during those last days and especially on 28 and 29 April were edged with cynical humor. The Vietnam taskforce at NSA desperately wanted to help, but there was literally nothing they could do except to give us information. We were somewhat less than kindly to them and to others who talked to us then, partly because of our tiredness, partly because of our bitterness over the Embassy's communications-deception reaction, but principally because we were mavericks and were hard to live with, even in the smoothest of circumstances.

The three of us got out by helicopter on the 29th and then spent days on ships going nowhere, or so it seemed. The sudden enforced inactivity after so much concentrated work was perhaps the greatest hardship.

A handful of the Vietnamese we knew and had worked with for years escaped. Most, like [             ] did not. That is the hardest thing we have to
live with.

Now that we are all back in the world of staff coordination, triplicate forms, and being asked to comment on someone else's comments about what he thinks of commenting, it is clear that there was much about the ending that left bitterness in our mouths. But when I look back, I'm glad I was there for the ending. And as long as I live, I will be ever grateful and immoderately proud of the NSA people who were there, doing the best they could because it was worth doing. 

 

https://www.nsa.gov/portals/75/documents/news-features/declassified-documents/cryptologs/cryptolog_13.pdf

Sunday, December 13, 2015

NGÀY MÙNG MỘT THÁNG NĂM

HOÀNG THẾ LÂN

 Biệt đội 25

              (Viết cho những người ở lại chiến đấu)

        Cho đến ngày 25/04/75 tôi vẫn còn đang nghỉ phép, chúng tôi thuộc biên chế đặc biệt "đi hành quân hai tuần-nghỉ phép hai tuần-trực chiến hai tuần" nên tuy chiến sự căng thẳng nhưng riêng tôi vẫn được nghỉ phép, thông thường bằng chính Sự vụ lệnh hành quân 30/30.
       Nói sơ về tình hình, chúng tôi thuộc ngành tình báo tác chiến nên nắm tin tức chiến sự tương đối sớm, rục rịch từ những tháng đầu năm trên hệ thống liên lạc tình báo bọn tôi đã đôi lần nghe phong thanh về chiến dịch HCM, cũng như mọi năm những chiến dịch này tiếp nối chiến dịch kia cuả vc, nào là chiến dịch mùa mưa rồi chiến dịch mùa khô... Duy đợt này, chiến sự càng ngày càng lộ rõ sự nguy cấp, báo hiệu cơn hấp hối cuả miền Nam mà chúng tôi ngày càng cảm thấy lộ rõ, ảnh hưởng sâu đậm làm tâm trí mọi người hoảng loạn, tâm trạng chúng tôi lúc đó thực là mâu thuẫn một số nghĩ đơn giản rằng kết thúc sớm chiến tranh để về dân sự, làm lại cuộc đời! Số khác trong đó có tôi không tin vào việc kết thúc chiến tranh êm ả (từ kinh nghiệm tết Mậu thân) nên rất hoang mang, lo lắng.


Hình minh họa
     Chính vì vậy đến sáng ngày 25/04 tôi nhìn thấy tình hình chiến sự căng thẳng quá, quyết định bỏ phép lên đơn vị trình diện nhận lệnh hành quân. Gia đình tôi ở một xứ đạo ngoại thành vùng Hóc môn, ngày này mọi ngả đường lính gác dày đặc, ngay ngã tư An sương tôi đi qua, từng toán nhỏ Biệt kích 81 đã giăng rào concertina nhằm ngăn chặn giao thông, dân chúng lộ vẻ hoang mang, ngay gia đình tôi, các em nhỏ được ba má chuẩn bị sẵn tư thế chạy loạn-những ai ở miền Nam, đã từng trải qua chiến cuộc Mậu Thân 68 chắc có biết về những chuẩn bị này, những trẻ em trong gia đình sẽ được chuẩn bị những bộ quần áo chắc chắn, viền áo/ bâu áo sẽ được nhét vào một bên là những thông tin về gia đình, bên kia là tiền mặt được cuộn tròn như cây đũa nhét vào hai bên viền tà áo, phòng khi lạc nhau, có thể tự sinh tồn, nếu may mắn sống sót còn thông tin để tìm nhau-tôi rời khỏi gia đình lên đơn vị cũng được mẹ gói cho một bộ civil, giày vớ và vô vàn nước mắt, mẹ tôi cố níu kéo mong tôi ở nhà, nhưng tôi nhất định đi!
       Phải nhắc lại tháng trước, một nhóm biệt đội hoạt động trên vùng Pleiku/Kontum rút theo quân khu 2, bọn tôi đã căng thẳng theo dõi mấy ngày liền khi đơn vị tìm cách đưa một máy bay 2 động cơ đáp xuống đường xa lộ để cứu toán đó, những chiến hữu ở biệt đội hoạt động vùng 2, cuộc giải cứu đã thành công với rất nhiều công sức, nhưng điều quan trọng là qua những tiếp xúc với nhóm trong khi tiến hành giải cứu, chúng tôi càng thấm rõ hơn tình hình tuyệt vọng cuả chiến trường.
       Tôi đến đơn vị-Biệt đội 25 Kỹ thuật đặc biệt, nằm trong BCH sư đoàn 25 BB, Củ Chi-ngay hôm sau nhận lệnh đi tăng cường cho tiểu khu Hậu Nghiã đang bị áp lực địch nặng nề, tôi và anh tài xế cùng chiếc Jeep lên xe phóng hết tốc lực về phiá Hậu Nghiã, dọc đường du kích bắt đầu tràn ra hoạt động khuấy rối gần mặt lộ, nổ từng phát AK về phiá xe chúng tôi, chúng tôi vừa bắn vừa chạy không giảm tốc độ, cũng may vì tình hình căng thẳng nên không có bóng dáng xe cộ tư nhân trên đường, ơn trời chúng tôi không bị sứt mẻ gì! Chúng tôi đến Hậu Nghiã khoảng trưa, trung tâm tỉnh Hậu Nghiã lúc đó vắng hoe, rất im lìm như một khu phố chết, dân chúng di tản đi hầu hết, nhà cửa đóng im ỉm, trước khi tôi đến trung tâm tỉnh lỵ đã hứng nhiều trận pháo kích, và cả tấn công bằng PT76 từ hướng bờ sông Vàm Cỏ vô, đi ngang những căn nhà dính pháo, chúng tôi cũng nhảy xuống sục vào một tiệm thuốc tây còn nguyên vẹn phiá trước, chỉ mảnh tường hông biến mất làm căn nhà như bị cắt một góc, tiếc là trình độ y dược chúng tôi chỉ đọc nổi thuốc nhức đầu, sau một hồi mò mẫm, tôi đi ra gót giầy dính đầy sirô Ho và miểng chai, ngày 26/04/75
Tôi vào trình diện đơn vị sắp xếp chỗ ở, người hạ sỹ tài xế không dám lái xe về nên cũng vác súng đạn và balô quân trang vào phòng nằm. Khi tôi lên gặp đại đội trưởng chỉ huy lực lượng bảo vệ tiểu khu, được thông báo là kho vũ khí mở cho "trang bị tự do" tức là ai muốn lấy vũ khí gì, bao nhiêu đạn dược thì tự nhiên, tôi thực sự hoảng, chỉ dấu là tình hình đã tệ lắm rồi, tôi nói chuyện với những Điạ phương quân đang trực chiến, biết được VC đã tấn công bằng xe tăng mấy đợt, bị bắn cháy văng pháo tháp nằm ở cuối đường, các chốt tiền tiêu được trang bị M72 chốt chặn.
       Bên trong tiểu khu, chúng tôi có một căn phòng nhỏ cho bốn người và cũng là nơi đặt giàn máy đặc biệt cuả chúng tôi. Vừa từ kho vũ khí về, chưa kịp nghỉ ngơi thì đoàng-đoàng-đoàng ba phát súng báo động, chúng tôi chỉ kịp chụp súng mũ phóng ra hố cá nhân, trận pháo chào sân của tôi từ khoảng 2 giờ chiều mãi đến 7 giờ tối vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, bọn tôi đói meo, ba người chúng tôi chen chúc trong chiếc hầm chật chội-thường mỗi người phải đào riêng cho mình một hố cá nhân trú ẩn, tôi và anh hạ sỹ tài xế còn chưa có thời gian-mấy người bạn không dám phóng lên chạy vào phòng lấy lương thực, tôi đành liều chờ cho ngớt đợt pháo phóng lên lôi xuống mớ đồ khô nhai với nhau, hôm đó là ngày 27/04/1975.

CARBINE M2

       À! hôm trước khi nhận lệnh được tự do trang bị, tôi phóng ngay vào kho vũ khí chơi một khẩu Carbine M2 mới cáu cạnh, đạn dược đầy đủ với ý định sau trận chiến này sẽ cất đi dùng để đi săn, mấy trái lựu đạn phòng thân và cơ số đạn cho khẩu M16 cuả mình.



SÚNG M16 VÀ CẤP SỐ ĐẠN

       Cứ thế pháo, các chốt tiền tiêu súng nổ rộn rã rồi lại bất chợt lặng ngắt đi như không hề có chuyện gì, một đêm-ngày trôi qua như trong mộng, thời gian như không tồn tại, không gian đặc nghẹt mùi thuốc súng, mùi lửa cháy nhà trộn với mùi da thịt cháy khét lẹt tràn ngập, từng đợt pháo lúc gần lúc xa, sau những tiếng nổ đinh tai là những trận mưa sắt vụn nóng bỏng rãy, chúng tôi phải hết sức che chắn để không bị bỏng vì miểng đạn trong chiếc hố cá nhân chật cứng. Những người lính người dân nào vô phước bị thương tật, lửa đạn lúc này chỉ còn phó mạng cho trời, chúng tôi người lờ đờ như say thuốc, do hít thuốc súng nhiều, làm mình như say ma túy, đầu mơ hồ, tai điếc đặc vì đạn đại bác nổ như chầy đập trên đầu, người bẩn như trâu đầm vì bụi khói với miểng đạn rớt trúng, hôm nay là ngày 28/04/75.

Máy 71C cùa Cộng sản Các toán của Biệt đội 25 thường mang theo
 sử dụng thay cho máy R-15
     Lệnh di tản phát ra, chúng tôi mang nhiều máy móc đặc biệt, và luôn kèm theo là những bệ hoá chất cháy, tôi và các chiến hữu chất máy thành đống hình kim tự tháp, lót kèm những bệ chất cháy, xốc lên cho chắc chắn chiếc PRC25 lần cuối, tôi rút chốt trái lựu đạn cháy thẩy vào đống máy, nhìn tia lửa xanh trắng xoà ra, sống lưng tôi như có một luồng gió lạnh ngắt thổi vào làm rùng mình, một dự cảm không lành thoáng qua, tiếng người chiến hữu dục "đi mày!" lay tỉnh, tôi phóng theo ra phiá rào phiá hướng về khu đồng bưng, lúc đó là khoảng 10 giờ sáng ngày 29/04.

Máy PRC-46
     Tôi phóng qua hàng rào dây thép gai phiá sau tiểu khu Hậu Nghiã, nơi đã được đánh dấu không có mìn, bên cạnh là các chiến hữu trong nhóm chạy lúp xúp, trải đều chung quanh nhóm chúng tôi toàn bộ lực lượng cuả tiểu khu cũng dàn hàng ngang di chuyển theo hướng kênh Xáng-trước đó, trong những lần liên lạc về biệt đội để nhận lệnh, chúng tôi được lệnh cuả biệt đội trưởng là trong trường hợp thất thủ mất liên lạc với biệt đội, tìm cách về trình diện tại phòng 7/bộ TTM, nơi đó đang có kế hoạch di tản (...ra nước ngoài?)-trên người tôi, ngoài chiếc máy PRC25 nặng chịch kèm thêm cục bin sơ cua, đeo thêm khẩu Carbine và trang bị tối đa hành quân, hỡi ơi! toàn bộ tư trang mẹ tôi gói ghém tôi phải vứt bỏ vì không sức mang theo. Các bạn tôi chia nhau mang theo lương thực và quân trang cuả tôi, vì tôi đeo máy liên lạc.

Máy PRC-25
      Sau thời gian ngắn rút lui yên ổn, du kích bắt đầu bám theo, thậm chí còn cỡi ngựa đuổi theo đoàn quân, trên ruộng trống chúng tôi vừa bắn vừa di chuyển, trước mắt là một xóm nhỏ, phiá sau nhóm du kích bám sát bắn khuấy rối, từng tràng AK đẩy những đường đạn ngang đầu rít lên cheo chéo, chúng tôi vừa bắn vừa di chuyển theo đội hình, bọn tôi đi xuyên qua một rẫy thuốc lá to như quạt nan, tiếng đạn bay xuyên lá cây nghe phừng phựt liên hồi, có lúc điên quá, tôi và người bạn cũng nằm xuống đường bờ phang trả mấy băng đạn, mà không hiểu sao chẳng trúng ai, bọn du kích đuổi theo vẫn chạy ngời ngời, đang chạy cách tôi sải tay, một người lính trúng đạn ngã chúi nhủi, tiền từng tệp văng ra từ trong lớp áo thun, anh chúi mặt xuống đất nằm im, tôi quạt nguyên tràng đạn phiá trên đầu nhưng anh không phản ứng, anh ta chết tại chỗ-sau này tôi mới biết, anh lính đó là người mang toàn bộ tiền lương tiểu khu mà không kịp phát-không ai có ý định lượm mớ tiền văng vãi, chúng tôi nằm xuống bờ ruộng, bắn trả dữ dội kết quả là nhóm du kích chạy mất.

Hình ảnh minh họa

         Khi chúng tôi băng ngang qua làng, một xóm nhỏ điển hình vùng Hậu Nghiã, bất chợt một anh du kích trẻ tuổi nhảy ra, tay hươ súng AK reo "hoan hô bộ đội" bọn tôi chưng hửng, chắc anh này lầm bọn tôi với nhóm du kích nào, hay nghe ai nói giải phóng rồi? Kết cục, chúng tôi tước súng anh ta, trói tay và dắt theo với đoàn quân-anh chàng mếu máo khóc lóc suốt cho đến ngày hôm sau, khi chúng tôi đầu hàng, anh đã nhanh chóng lủi đi đâu mất tiêu!
       Thoạt đầu chúng tôi được lệnh hướng về Củ Chi hành quân về hướng sư đoàn 25 BB, chiều đó chúng tôi gặp trung đoàn 46 thuộc sư đoàn 25 BB cũng đang di chuyển hướng về phiá Củ Chi nhằm giải toả áp lực cuả VC lúc đó cũng đang tấn công bộ chỉ huy sư đoàn, cả hai đoàn quân cuả tiểu khu Hậu Nghiã và trung đoàn 46 nhập chung cùng di hành, chúng tôi tháp tùng theo. Toán quân di chuyển xuyên qua khu đồng bưng với cỏ lác cao lút đầu, nước trong bưng nhiễm phèn trong vắt nhưng không uống được, toán quân bám theo bờ kinh xa xa di chuyển.
       Đồng thời với tin bộ chỉ huy sư đoàn 25 BB thất thủ, toàn bộ đoàn quân chúng tôi đổi hướng tiến về SG, đoàn quân lầm lũi đi trong khu vực bưng (Lê minh Xuân) và dừng quân đóng trại đêm đó dọc theo kinh Xáng, xa xa ánh đèn thủ đô SG vẫn sáng rực trong đêm, sau khi nhận lệnh gác đêm, ổn định chỗ nằm, chúng tôi chia nhau chút thực phẩm và nước cho bữa tối. Đêm chiến trường trôi qua êm ả, điểm xuyết với ánh sao là những tiếng ì đùng bất tận cuả đạn nổ, vọng đến từ mọi hướng chung quanh, chúng tôi ngồi gác mà tâm trạng ngổn ngang, đó là đêm 29/04/75
       Buổi sáng đến, tâm trạng mọi người căng thẳng chờ lệnh, toàn bộ đoàn quân nằm trong tư thế sẵn sàng tác chiến, vài người lính bật radio loại bỏ túi lên nghe, chúng tôi cố lắng nghe tin tức để biết tình hình ra sao, bất chợt mọi tiếng động chung quanh như ngừng lại, im ắng cách kỳ lạ, tiếng rè rè từ chiếc radio phát ra lệnh đầu hàng từ tướng Dương văn Minh, chúng tôi ai nấy chết lặng, mọi người như hoá đá dường như không tin được việc gì đang xảy ra, chúng tôi hầu như bất động mọi người im lìm không cử động.
       Mãi lâu sau, không biết đã trải qua bao nhiêu thời gian, từ xa ngoài lộ vọng lên tiếng xe tăng, lố nhố chừng một tiểu đội chính quy (giờ được gọi là quân giải phóng!) với du kích vũ khí lăm lăm tiến vào, chúng tôi vẫn ở tư thế sẵng sàng chiến đấu, thật lâu sau, sau những thương lượng giữa các cấp chỉ huy-đi cùng chúng tôi là Thiếu tá Toán TQLC, chỉ huy trưởng tiểu khu Hậu Nghiã, cùng với chỉ huy trưởng tiểu đoàn 46/25 BB, TTá Toán sau đó bị đưa về Hậu Nghiã tử hình-chúng tôi nhận lệnh buông súng, tập trung vũ khí một chỗ ở vệ đường, cởi bỏ giày bốt, được phép mang quân trang balô cá nhân, và tự tìm đường về nhà.
       Trong thời gian chuẩn bị giao vũ khí, bọn tôi tự tháo cơ bẩm súng vùi xuống bùn, lựu đạn và các khí tài như ống nhòm cũng chung số phận. Sau khi giao súng, tôi và một chiến hữu khác cũng ở vùng Hóc Môn, băng rẫy tìm đường về nhà, chân đi vớ không giày, quần áo lính balô không súng đạn, hai đưá chúng tôi thất thểu băng đồng-khẩu súng Carbine và chiếc máy PRC25 tôi đã phá hủy từ ngày hôm trước, khi nhận được bản tin cuối cùng từ biệt đội cho biết đơn vị thất thủ và ra lệnh tự tìm đường về phòng 7/BTTM nơi được biết là có kế hoạch di tản-Lúc này là xế trưa 30/04/75.
       Hai chúng tôi băng rẫy, tránh những vùng đông người, đang đi chợt thấy một cô gái trẻ ôm đứa bé đỏ hỏn đang đứng khóc giữa đồng, tôi và người bạn lại gần hỏi thăm, cô gái cỡ 20 tay ẵm đứa bé nhỏ như chai bia còn đỏ hon hỏn, khóc ri rỉ nhờ bọn tôi kéo xác chồng bị bắn vất dưới giếng-mhững giếng tưới vùng rẫy không bờ, chỉ có khúc tre để móc gầu-chúng tôi thấy đôi dép văng vãi trên mặt ruộng, mờ mờ dưới đáy giếng hình người thấp thoáng, mờ mờ thấy hai bàn chân đưa lêm, hai chúng tôi bước đi không ngoảnh lại cũng không một lời an ủi, chúng tôi giờ sống chết còn nhờ trời, giúp được ai!
       Tôi và người bạn về đến nhà bạn lúc trời đã sẩm tối, dọc đường tôi như người trong mơ, không còn nhận biết được những thay đổi chung quanh, đường phố vắng lặng, chúng tôi mệt nhoài, móc túi gom hết tiền cùng người bạn đi mua một tép trắng, hai thằng xe hết vào một điếu Pallmall chia nhau hút, quên hết sự đời, chúng tôi cứ thế nằm ngoài hiên nhà người bạn ngủ mãi đến trưa ngày hôm sau, đó là tối ngày 30/04/75
       Trưa hôm sau, tôi sau khi được ăn uống no say từ nhà người bạn chiến đấu bắt đầu cuốc bộ về nhà, dọc đường đi, ngang qua khu sân khấu dựng vội người đứng lố nhố, đang oang oang đấu tố người xấu số nào đó, dân chúng tập trung vào các đối tượng đang bị bêu đứng trên bục cao, tôi tránh né cố đi nhanh về nhà, cuối cùng cũng về đến khu xóm đạo, nhìn từ xa xa mẹ tôi đứng dáng gầy gò bên đường mắt mọng lên vì khóc nhiều đang ngóng tìm tôi, giờ này đã là chiều ngày 01/05/1975-tàn cuộc chiến, những ai có thể về thì đã về từ hôm qua, những người không về hôm qua thì mãi mãi sẽ không về-mẹ tôi, chắc khóc nhiều vì nghĩ thế, bà có biết đâu con trai mải chơi quên lối về!
       Con nào mà chẳng từng làm mẹ buồn, cứ gì tôi!

Viết lại, 42

 NGUỒN : http://xayxapzi.blogspot.com/2015/02/ngay-mung-mot-thang-nam.html
HÌNH ẢNH MINH HỌA sưu tầm từ internet

Friday, October 23, 2015

NGÀY QUÂN LỰC 19 THÁNG 6 NĂM 1971 & 19 THÁNG 6 NĂM 1973

NGÀY QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA 19 THÁNG 6 NĂM 1971
 

NGÀY QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA 19 THÁNG 6 NĂM 1973

NSA TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM


Trụ sở Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA)
Ngày 17 tháng 2 năm 2000, trung tướng Michael V. Hayden, giám đốc NSA đã đọc một bài điều trần đặc biệt về lịch sử và tầm quan trọng của NSA đối với nền an ninh, hòa bình và thịnh vượng của Hoa Kỳ cũng như thế giới. Được biết, theo sắc lệnh USC 201, giám đốc NSA phải được chính tổng trưởng quốc phòng bổ nhiệm với sự phê chuẩn của tổng thống. Theo quân lệnh 500.20 của bộ quốc phòng Hoa Kỳ, người được tổng trưởng quốc phòng bổ nhiệm vô chức vụ giám đốc NSA phải là quân nhân cấp tướng 3 sao trở lên. Riêng phó giám đốc NSA sẽ là một chuyên viên kỹ thuật có kinh nghiệm và trình độ. Khi bổ nhiệm giám đốc NSA, tổng trưởng quốc phòng Mỹ phải có trách nhiệm tham vấn giám đốc cơ quan tình báo CIA và hai bên phải đạt được sự đồng thuận khi bổ nhiệm, trước khi đệ trình lên tổng thống. Sau đây, mời qúy độc giả theo dõi một số dữ kiện quan trọng về cơ quan an ninh NSA được tổng hợp từ bài điều trần của trung tướng Michael Hayden và tài liệu của NSA trên Internet.
Trung tướng Michael Hayden
     Trong thời gian Đệ Nhị Thế Chiến, do nhu cầu tìm kiếm, phát hiện và giải mã những bản mật mã vô tuyến của Đức quốc xã và Phát xít Nhật, một tổ chức tình báo vô tuyến được thành lập trực thuộc phòng quân báo Hoa Kỳ. Đến năm 1952, nhận thức được vai trò quan trọng của một cơ cấu tình báo chiến lược cần có những quyền hạn vượt khỏi sự kiểm soát của lập pháp nên năm 1952, tổng thống Mỹ Truman đã ban hành sắc lệnh thành lập NSA. Trên danh chính ngôn thuận, tổ chức này trực thuộc bộ quốc phòng Mỹ nhưng thực tế, đó là một tổ chức tình báo quyền lực bí mật nhất trong số các cơ cấu tình báo quốc nội cũng như quốc ngoại của Mỹ.
Vì không phải là một tổ chức do quốc hội Mỹ thành lập hay đề nghị nên nhìn chung hoạt động của NSA vượt khỏi sự kiểm soát của quốc hội. Các thành viên hoạt động trong cơ cấu NSA được coi là "miễn nhiễm" khỏi mọi sự chất vấn từ các thành viên trong quốc hội Mỹ.
Không những vậy, là một tổ chức có trách nhiệm thu thập các tin tức tình báo của đối phương qua mạng lưới truyền thông vô tuyến để cung cấp những dữ kiện quan trọng cho các cơ quan công quyền, bộ quốc phòng cũng như các cơ cấu tình báo quốc gia khác nên NSA không có bổn phận phải liên lạc với báo chí hoặc công khai hóa các hoạt động của mình trước công chúng.
Cho đến gần đây, thấy quyền lực của NSA quá rộng rãi, ảnh hưởng đến quyền tự do được hiến pháp quy định, lưỡng viện quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật có tên Foreign Intelligence Surveillance Act, đồng thời cả hai viện đều cho thành lập ủy ban tình báo để giám sát NSA. Tại Hạ Viện Mỹ hiện nay, dân biểu Porter Goss là chủ tịch Ủy Ban Tình Báo giám sát NSA. Tuy nhiên, hiểu biết của ông về các hoạt động của NSA vẫn rất hạn chế.
Trong khi các cơ quan tình báo khác của Mỹ như FBI, CIA, phòng quân báo Mỹ... đặt trọng tâm việc thu thập tin tức tình báo qua con người (HumInt - Human Intelligence) thì trái lại NSA lại đặt trọng tâm việc thu thập tin tức qua mạng lưới điện tử (ElInt - Electronic Intelligence), trong đó có mạng lưới Echelon.
Phi cơ thám thính U2

Trong suốt thời gian chiến tranh Việt Nam, cơ quan NSA đã duy trì một cách thường xuyên liên tục ba mạng lưới thu thập tin tức tình báo điện tử. Mạng lưới thứ nhất có bí danh là Olympic Torch. Mạng lưới này bao gồm các phi cơ thám thính U2 bay ở độ cao từ 20 cây số trở lên trên không phận Lào. Mạng lưới thứ hai có bí danh Comfy Gator. 
Phi cơ C-130 có mang phi cơ Ryan 147
drone (UAV) do thám dưới cánh

Mạng lưới này bao gồm các phi cơ C-130 cũng bay trên không phận Lào nhưng ở độ cao từ 7 ngàn cho đến 10 ngàn thước. Về phía đông bay trên không phận biển Nam Hải và vịnh Bắc Bộ là mạng lưới thứ ba có bí danh Apple. Mạng lưới này bao gồm các phi cơ trinh thám điện tử EC-135 cất cánh từ Okinawa và bay dọc theo miền duyên hải từ Đà Nẵng đến Hải Phòng ở độ cao trên 10 cây số.
Tất cả những phi cơ có mặt ở cả ba mạng lưới trên đều có bổn phận thu thập tất cả những điện tín vô tuyến có trong không gian rồi gửi về Thái Lan hoặc Okinawa. Tại đây, những điện tín đó sẽ được chuyển về Fort Meade ở Maryland, Hoa Kỳ. Những bức điện tín hoặc điện đàm này nhiều khi bằng tiếng Việt, tiếng Lào ở nguyên dạng bạch thoại nhưng cũng nhiều khi được mã hóa. Vì vậy, một số chuyên viên có trách nhiệm giải mã các bức điện tín hay điện đàm luôn luôn túc trực suốt ngày đêm tại Fort Meade.
Ngoài ra, các phi cơ tình báo điện tử của Hoa Kỳ còn có trách nhiệm thu thập, phân tích tất cả những bức điện vô tuyến từ các đài không lưu, các trung tâm phòng không chiến lược của cộng sản Việt Nam cũng như cộng sản Lào.
Dựa vào tài liệu lưu trữ của cơ quan NSA, người ta được biết cơ quan NSA đã thu thập được đủ loại đủ dạng những cuộc điện đàm khác nhau của đối phương. Thậm chí ngay cả tên người, bí danh, mệnh lệnh tác chiến, cơ cấu báo động của cộng sản Bắc Việt một khi có máy bay Mỹ đến oanh tạc cũng đều được ghi nhận thường xuyên.
Một trong những nhân vật chuyên phân tích và giải mã các cuộc điện đàm vô tuyến thu thập được là Jerry Mooney, người đã được NSA tuyển chọn từ năm 1957. Sau khi được huấn luyện để trở thành một sĩ quan tình báo chuyên phân tích và giải mã các bản mật điện vô tuyến, Jerry Mooney được gửi đến hoạt động tại Thổ Nhĩ Kỳ, Libya và Hồi Quốc. Khi cuộc chiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạn nóng bỏng, Jerry Mooney được lệnh trở lại Fort Meade với trách nhiệm tiếp nhận và phân tích tất cả những tin tức tình báo NSA thu thập được trên không phận vùng Đông Nam Á.
Nhưng trong thời gian 5 năm đầu của cuộc chiến tranh, những tin tức thu thập được của NSA xem ra phí phạm vì không được ứng dụng một cách hiệu quả trên chiến trường cũng như tìm kiếm những phi công Mỹ bị mất tích. Nói đúng hơn, thời gian đầu của cuộc chiến Việt Nam, NSA cố gắng đặt trọng tâm trách nhiệm thu thập những tin tức gì có liên quan đến việc vận chuyển người và vật liệu của cộng sản Bắc Việt trên đường mòn Hồ Chí Minh.

Như chúng ta đã biết, ngay từ khi cộng sản quyết định tiến chiếm Miền Nam bằng võ lực vào năm 1958, cả cộng sản lẫn Hoa Kỳ đều thừa nhận vai trò quan trọng có tính cách chiến lược của đường mòn Hồ Chí Minh. Thực tế, trong thời gian hơn một thập niên, không biết bao nhiêu lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược, binh lính của cộng sản được di chuyển qua đường mòn Hồ Chí Minh trước khi thâm nhập vào Miền Nam.
Tuy nhận thức được thực tế nguy hiểm này, chính phủ Hoa Kỳ bị trói chân trói tay vì đường mòn Hồ Chí Minh nằm trên lãnh thổ Lào, một quốc gia trung lập. Nói đúng hơn, đây là một quyết định sai lầm của quốc hội Mỹ qua đạo luật được mệnh danh là "Congressional Rules of Engagement". Đây là một đạo luật ấn định những luật lệ nhằm kiểm soát việc tiến hành chiến tranh của hành pháp đứng đầu là tổng thống Mỹ.
Dựa vào những gì đã được phanh phui trong thời gian gần đây, người ta thấy đạo luật trên đã có những điều khoản thật vô lý dẫn đến những thuận lợi lớn lao cho cộng sản Bắc Việt. Cụ thể như đạo luật đó đã ấn định không quân Mỹ chỉ được phép tấn công các mục tiêu trên đường mòn Hồ Chí Minh như binh lính hay xe cộ một khi mục tiêu di động. Trong trường hợp binh lính cộng sản nghỉ qua đêm hay xe cộ của cộng sản dừng lại tại một bãi đậu xe cách đường mòn Hồ Chí Minh khoảng 100 thước, phi công Mỹ không được phép tấn công cho dù có phát hiện được. Thậm chí các phi công cũng không được phép tấn công những khẩu súng phòng không điện của cộng sản được bố trí để bảo vệ đường mòn Hồ Chí Minh (The Congress stated that lorries and men could only be attacked while they were actually moving down the trail. Pilots were not allowed to attack troops resting for the night or trucks parked up in a lorry park a 100 yeards or so off the trail. They were not even supposed to attack the anti-aircraft batteries that protected the trail. Comfy Gator Holding an Olympic Torch. tr.33).
Chính những điều khoản cấm đoán này đã khiến các chuyến bay của phi công Mỹ trên không phận Lào trở nên nguy hiểm nếu không nói là tự sát. Ngay trên lãnh thổ Bắc Việt, mạng lưới súng phòng không hoạt động bằng điện và hệ thống hỏa tiễn SAM cũng nằm trong tình trạng bắn phi công Mỹ một cách thoải mái mà không lo sợ bị phi công Mỹ tấn công. Đến khi tướng Lavelle, tư lệnh đệ thất không lực Mỹ, ra lệnh cho các phi công Mỹ được quyền tấn công các phi cơ MiG một khi chúng tấn công các pháo đài bay B-52, lập tức ông bị truy tố tội bất tuân lệnh dám thực hiện những cuộc tấn công trái phép tại Bắc Việt Nam.
Hậu quả của những đạo luật vô lý trên đã khiến các nhân viên thuộc cơ quan NSA chỉ được lệnh sàng lọc những tin tức tình báo trên không phận Lào để tìm kiếm những cuộc di chuyển của cộng sản Bắc Việt chứ không phải phát hiện những nơi cộng sản đồn trú.
Nhưng đột nhiên vào ngày 25 tháng 11 năm 1968, Jerry Mooney phát hiện ra một bức điện văn của cộng sản Bắc Việt có nội dung khác hẳn những bức điện văn từ trước đến nay. Bức điện văn được gửi từ trung đoàn phòng không 218 đến ban tham mưu sư đoàn 367 với nội dung "Joseph C. Morrison San D. Francisco vừa bị bắt sống và đang được giải lên bộ tư lệnh sư đoàn".
Thoạt đầu khi nhận được bức điện tín như vậy, Jerry Mooney cho rằng người phi công bị bắt quê ở Francisco. Nhưng sau khi phối kiểm với lực lượng không quân tiền phương tại Việt Nam, Jerry Mooney biết được vào ngày 25 tháng 11 năm 1968 có hai phi công Mỹ tên là Joseph C. Morrison và San D. Francisco đã bị mất tích trên không phận Việt Lào. Khi đó cả hai đang thực hiện một phi vụ chiến thuận trên chiếc phi cơ F4D tại khu vực gần Ban Karai Pass, một cửa khẩu hậu cần quan trọng của cộng sản giữa Bắc Việt và Lào.
Theo báo cáo của phòng quân báo thuộc không lực Hoa Kỳ thì phi cơ đã bị trúng đạn phòng không và cả hai đã nhảy dù an toàn xuống mặt đất. Lúc đầu, cả hai đã nhanh chóng tránh né được kẻ thù và Francisco đã liên lạc bằng vô tuyến với một phi cơ Mỹ đang bay trên trời. Cuộc tìm kiếm và giải cứu được thực hiện gấp rút nhưng không làm sao bắt liên lạc được Morrison. Đến khi cuộc giải cứu được thực hiện thì đột nhiên, mối liên lạc với Francisco bị cắt đứt. Từ đó, Francisco và Morrison được ghi nhận là mất tích.
Nhưng với bức điện văn của cộng sản do Jerry Mooney phát hiện, rõ ràng cả hai phi công trên đã bị cộng sản Bắc Việt bắt làm tù binh. Không những vậy, Jerry Mooney còn tiếp tục sàng lọc những bức điện văn khác ghi nhận được trong những ngày tiếp đó và phát hiện ra những chi tiết quan trọng như sau.
Thứ nhất, hai viên phi công trên đã bị trung đoàn phòng không 218 bắt sống. Sau cả hai được giải lên bộ tư lệnh sư đoàn 367 lúc đó đang đồn trú tại một vùng thôn quê phía nam của thành phố Vinh, trung phần Việt Nam. Tại đây, hai người đã bị phỏng vấn và bị tra tấn rất dã man.
Thứ hai, sau khi phỏng vấn, cộng sản giải hai viên phi công về trung đoàn 284 tại trung tâm tiếp vận A72 và A1-29. Lúc đó cả hai trung tâm này đang được xây dựng rất quy mô tại vùng Thạch Bản và Long Đại thuộc tỉnh Quảng Bình để chuẩn bị tồn trữ một số lượng khổng lồ lương thực, vũ khí sẵn sàng cho cuộc tấn công vào đầu năm 1972.
Thứ ba, hai viên phi công đã bị buộc làm lao công tại một số vị trí tối mật của cộng sản Bắc Việt. Điều này có nghĩa cộng sản đã áp đặt án tử hình cho cả hai người nên sau này trong số những tù binh Mỹ được trao trả không hề có tên Morrison và Francisco.
Chính những phát hiện động trời trên đây đã khiến Jerry Mooney tin tưởng từ xưa đến nay cơ quan tình báo an ninh NSA của Hoa Kỳ đã không biết tận dụng những bức điện văn của kẻ thù để qua đó khai thác những tin tức liên quan đến sự mất tích của các quân nhân Mỹ. Nhưng sau khi đệ trình lên thượng cấp đề nghị của mình, Jerry Mooney đã phải chờ đợi tới hai năm trời trước khi anh được phép báo cáo những gì anh đã phát hiện. Kết quả, nếu từ năm 1963 đến 1970 chỉ có 5% tổng số phi công Mỹ mất tích được cơ quan tình báo NSA theo dõi thì sau năm 1970 đã có tới 90% được tường trình và lập thành hồ sơ báo cáo.

Phạm Thái Lai

" NHỊP CẦU" DÂY LIÊN LẠC THÂN ÁI GIA ĐÌNH PHÒNG 7 BỘ TỔNG THAM MƯU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA


Sau bao năm lưu lạc trên xứ người các Chiến hữu các cấp PHÒNG 7 BỘ TỔNG THAM MƯU cũng như nhân viên dân chính đã cùng nhau liên lạc và được nối kết với nhau qua bản tin liên lạc "NHỊP CẦU" khởi từ số 1 mùa xuân năm 1997.
Với bao thăng trầm , mối dây liên lạc "NHỊP CẦU" ra số cuối số 35 năm 2011. 
        Tiếp nối thêm được số 36 qua dạng Microsoft Office Word 2007 , vào tháng 1 năm 2012 và được chuyển cho các thành viên có địa chỉ e-mail.
        Từ ngày 23 tháng 10 năm 2015 trang nhà Phòng 7 được thực hiện tiếp tục sinh hoạt "NHỊP CẦU"
         https://phong7bttm.blogspot.com/