; }

Friday, October 19, 2018

NHỮNG PHỤ NỮ GIẢI MẬT MÃ THIÊN TÀI CỦA MỸ

Những phụ nữ giải mật mã thiên tài của Mỹ - Ảnh 1.
Bức ảnh của Angeline Nanni hồi đầu thập niên 1950, khi mới bắt đầu vào làm cho dự án Venona - Ảnh tư liệu
Đối với Angeline Nanni, các con số như câu chuyện thân thuộc. 12 tuổi, sống ở vùng nông thôn bang Pennsylvania trong giai đoạn Đại suy thoái, Angie (tên thân mật) cất tủ sách của mình trong cửa hiệu tạp hóa của cha. Trong trường, cô bé ngấu nghiến tất cả các lớp học về toán.
Vào học trường dạy chăm sóc sắc đẹp sau khi tốt nghiệp trung học - thẩm mỹ là một trong các lĩnh vực phụ nữ Mỹ được tiếp cận hồi thập niên 1940 - Angie tập trung vào kinh doanh, trong khi hai người chị Mimi và Virginia học làm tóc. 
Trước chiến tranh, ba chị em mở một cửa hiệu chăm sóc sắc đẹp ở thị trấn Blairsville, Pennsylvania, do Angie điều hành. Toán là tình yêu của cô mà.
Bài kiểm tra
Nhưng các con số trong bài kiểm tra này không giống chút nào với những thứ cô gái từng thấy.
Angie, trong tư thế hết sức duyên dáng, hăng hái và kiên định, được xếp ngồi trong một phòng học nhỏ thuộc một tòa nhà lớn xây tồi tàn. Đó là năm 1945, Chiến tranh thế giới lần hai đã kết thúc.
Chị em nhà Nanni trước đó dời đến sống ở thủ đô Washington D.C để làm những công việc hỗ trợ cuộc chiến, nhưng đến lúc cửa hiệu làm đẹp ở Blairsville gọi họ trở về. Chỉ riêng Angie muốn ở lại, và bài kiểm tra này sẽ quyết định liệu cô có thể hay không.
Buổi kiểm tra được tổ chức trong một cơ sở bí mật của chính phủ Mỹ ở Quận Arlington, bang Virginia. Xung quanh Angie là 8-9 cô gái khác, gương mặt mỗi người có một biểu cảm căng thẳng riêng. Hầu hết họ - Angie lo lắng nghĩ - đều là sinh viên đại học, còn cô thì không.
Trên tờ giấy trước mặt mỗi người là 10 tổ hợp số, được sắp xếp thành các nhóm có 5 chữ số. Các số này đại diện cho một thông điệp mã hóa. Mỗi tổ hợp 5 chữ số mang một ý nghĩa bí mật. Bên dưới dãy 50 con số đó là một dãy 50 con số khác, cũng được chia thành nhóm tương tự. Viên nữ giám khảo yêu cầu họ trừ toàn bộ hàng dưới cùng từ hàng trên cùng, theo thứ tự.
Angie không có chút khái niệm gì về đề bài, nhưng cô nhìn vào dãy số và điều gì đó bật ra trong đầu. Cô suy ra số 4, trừ đi số 9, kết quả là bằng 5, vì bạn vừa mượn thêm một số 10 "tàng hình". Đơn giản! Angie làm một hơi, loại hết các chữ số thừa để phăng ra ý nghĩa của thông điệp.
Bà giám khảo tiến lại gần và thấy cô gái đã hoàn thành bài kiểm tra trước mọi người. "Đúng rồi, Angie! Đúng rồi!" - bà kêu lên. Người phụ nữ mừng rỡ chạy ra khỏi phòng để báo cho cấp trên rằng họ đã tìm thấy một ứng viên mới cho dự án giải mật mã của Liên Xô.
Những phụ nữ phi thường
Những phụ nữ giải mật mã thiên tài của Mỹ - Ảnh 2.
Nhà vật lý người Đức Klaus Fuchs (chân dung) giúp thúc đẩy chương trình hạt nhân của Liên Xô bằng cách bán bí mật dự án Manhattan của Mỹ - Ảnh tư liệu
Khoảnh khắc xuất thần đó đã thay đổi cuộc đời của Angie Nanni. Nó cũng kết liễu luôn số phận của vài người Mỹ khác, chẳng hạn như cặp vợ chồng Julius và Ethel Rosenberg, bị hành quyết năm 1953 vì tội bán bí mật nguyên tử cho Liên Xô. Bản án được đưa ra một phần dựa trên phát hiện của Angeline Nanni và một nhóm phụ nữ.
Tài năng và sự kiên trì của họ đã mang lại một trong những thắng lợi phản gián lớn nhất Chiến tranh lạnh: Venona - dự án tuyệt mật của Mỹ nhằm phá vỡ thông tin liên lạc mã hóa của gián điệp Liên Xô.
Trong gần 40 năm, Angie và hàng chục nữ đồng nghiệp của cô đã giúp phát hiện những kẻ chuyển bí mật của Mỹ và đồng minh cho Liên Xô trong và sau Thế chiến thứ hai.
Họ lật tẩy các gián điệp nổi tiếng như sĩ quan tình báo Anh Kim Philby, nhà ngoại giao Anh Donald Maclean, nhà khoa học gốc Đức Klaus Fuchs và nhiều người khác. Công việc của họ bí mật đến nỗi Tổng thống Harry Truman (1945-1953) có thể còn không hay biết gì.
Các thông điệp nhóm Venona xử lý được mã hóa trong một hệ thống vô cùng phức tạp, khó đến mức các cô gái phải xới tung kho dữ liệu trong hàng chục năm, xem đi xem lại các nhóm mật mã, đào lên những cái tên, lật đi lật lại khi thông tin mới xuất hiện.
Vào đỉnh điểm của Chiến tranh lạnh - vốn cũng là đỉnh điểm của giai đoạn bùng nổ dân số, thời kỳ mà phụ nữ Mỹ được khuyến khích giữ vai trò nội trợ - chính phụ nữ là những người đã khởi động dự án Venona, xây dựng và giữ cho nó tồn tại.
"Hầu hết chúng tôi là phụ nữ độc thân. Chúng tôi sợ gặp gỡ người khác vì thời điểm đó không ai biết người mình sắp gặp là ai, đó có thể là một gián điệp Liên Xô. Tôi thậm chí sợ đi nhà thờ" - Angie nhớ lại.
Cùng với Angeline Nanni còn có Gloria Forbes, Mildred Hayes, Carrie Berry, Joan Malone Calla-han, Gene Grabeel… Tất cả đều là phụ nữ trẻ xuất thân từ vùng quê. Trong thập niên 1950-1960, khi cuộc chiến do thám - phản gián giữa Liên Xô và Mỹ lên cao trào, các cô gái trẻ này nằm trong số ít những người Mỹ biết được sự thật.
Bất cứ ai trông thấy họ ngoài đường có thể nhầm lẫn với một hội chị em nào đó. Các cô gái cũng diện váy đầm, mang túi xách, làm tóc kiểu. Họ thích đi dã ngoại, mua sắm và giải trí cùng nhau.
Điều người ta không thấy được là các cô gái này sở hữu bộ óc phi thường, khả năng ngôn ngữ, toán siêu đẳng, và một tinh thần ái quốc cứng như thép tôi luyện. Giống với Angie, hầu hết họ đến Washington trong chiến tranh và chọn ở lại.
Những phụ nữ giải mật mã thiên tài của Mỹ - Ảnh 3.
Mùa xuân năm 2018, bà Angeline Nanni, 99 tuổi, trở về thăm Arlington Hall, nơi nhóm Venona từng làm việc - Ảnh: Smithsonian
******
Năm 2001, tức 6 năm sau khi chương trình Venona được giải mật, Jim Deluca lang thang trên mạng thì bắt gặp bản tin của NSA kể về lịch sử của dự án. Anh lướt qua những cái tên, này thì Meredith Gardner, Gene Grabeel và những người khác.
Rồi Jim bỗng thấy: Angeline Nanni. Chờ đã - cái gì? Dì Angie!? Venona?
Jim chạy đi hỏi dì Angie (khi đó 81 tuổi). "Ồ, cái đó có gì đâu" - bà trả lời tỉnh như không.
Năm nay (2018) bà Angie đã 99 tuổi, vẫn còn minh mẫn, chỉ mỗi việc nhắc đến công việc thời trẻ là bà cảm thấy không thoải mái. "Tôi không muốn đề cập đến nếu như có thể" - bà giãi bày.

PHÚC LONG (Theo Smithsonian)

Monday, October 8, 2018

KÝ ỨC VỀ NHỮNG ĐỢT ĐÁNH TƯ SẢN DƯỚI THỜI ĐỖ MƯỜI

Đối với nhiều người, khi đề cập đến nhân vật Đỗ Mười họ không thể quên chiến dịch đánh tư sản sau năm 1975 trên toàn miền Nam. Từ của cơ quan chức năng chính quyền Hà Nội là Cải tạo kinh tế tại miền Nam Việt Nam tiếp quản từ Việt Nam Cộng Hòa.
Bị tịch thu nhà và đẩy đi kinh tế mới
baomai.blogspot.com
Tổng bí thư ĐCSVN Đỗ Mười nói chuyện với các nhà báo trong thời gian nghỉ tại Đại hội đảng lần thứ 8 tại Hà Nội ngày 30 tháng 6 năm 1996
Chỉ trong vòng mấy năm sau ngày 30/4/1975, người dân miền Nam Việt Nam phải chịu mấy đợt gọi là ‘đánh tư sản’, đưa dân đi vùng kinh tế mới. Kèm theo đó là mấy đợt đổi tiền.
Đối với nhiều người đó là những ký ức không bao giờ phai trong tâm trí, đặc biệt là nạn nhân.
baomai.blogspot.com
  
Một cô bé chỉ mới 10 tuổi vào thời điểm 1975 kể với chúng tôi: Khi đó tôi lên 10 nhưng tôi nhớ rất rõ là bị đánh thức vào lúc 2 hay 3 giờ sáng gì đó… và rồi người ta đã lục xạo nhà tôi. Họ kiểm tra từng viên gạch, từng bát nhang trên bàn thờ, từng chân nến, từng khe cửa, từng bộ quần áo. Và chúng tôi ra khỏi nhà đúng nghĩa là hai bàn tay trắng.

Đợt đánh tư sản đầu tiên là vào tháng 9/1975 tại khắp các tỉnh thành phía Nam, tịch thu nhà cửa của những cư dân bị cho là tiểu tư sản, tư sản mại bản và cưỡng bức dân đi kinh tế mới.
baomai.blogspot.com
  
Một người dân nay đã hơn 80 tuổi nói: Nó nhảy tường vô nhà nó lấy cớ là trốn quân dịch rồi nó khám xét tứ lung tung, nhưng nhà bác chẳng có gì cả, chỉ có mấy cái đồng hồ tốt thì nó lấy giống như ăn cướp ấy. Nó bắt ký giấy rằng của cải không phải của bác mà là tiền lấy của dân. Sau đó nó đến nhiều lần, nó đóng chốt rồi nó mang bác nhốt ở phường một đêm. Có mấy cái máy đan len đâu phải là tư sản, càng ngày bác càng biết ra nó ăn cướp. Nó cứ đổ oan cho mình vì mình sợ quá. Nó cứ bắt đi họp rồi nó bảo nhà này phải đi kinh tế mới.
baomai.blogspot.com
  
Trong cuốn “Bên thắng Cuộc” của tác giả Huy Đức có đoạn ông Nguyễn Văn Trân, viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương nói rằng “Khi bắt đầu chiến dịch, Bộ Chính trị chuyển anh Nguyễn Văn Linh sang làm Dân vận rồi đưa anh Đỗ Mười vào vì anh Đỗ Mười đã làm cải tạo công thương nghiệp ở Hà Nội. Anh Mười vào Sài Gòn áp dụng y chang những gì đã làm ở miền Bắc trong năm 1960”.
Lên trên đó thì cứ mỗi sáng ông già phải đi làm. Nó khoán cho mình một khu đất trồng mía, thơm. Không hoàn thành thì nó cắt phần lương thực của mình. Đi kinh tế mới từ năm 1977 đến năm 1980 sống khổ quá mấy anh em trốn về trước. - Anh Đông
baomai.blogspot.com
Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười 1954

Câu chuyện đánh tư sản và đẩy dân đi kinh tế mới chỉ lạ với người dân miền Nam vào thời điểm đó, nhưng với người dân miền Bắc thì họ không hề lạ gì.

Bà Đức nói: Tôi vào miền Nam từ năm 1954 thế nhưng tôi có một người anh kẹt lại ở miền Bắc và ông sống gần như suốt đời ở đó. Năm 1977 ông có vô miền Nam thăm gia đình, và ông dặn tôi rằng, thứ nhất là phải giữ chặt quyển sổ mua gạo. Thứ hai là phải “bám chặt” lấy cái cột điện và đường nhựa. Ý ông ấy dặn tôi là phải ở thành phố chứ đừng nghe người ta dụ đi kinh tế mới.
baomai.blogspot.com
  
Anh Đông, một người từng đi kinh tế mới năm 1977, hiện sống ở Colorado nói với chúng tôi rằng vùng kinh tế mới Lê Minh Xuân lúc đó không có điện, không có nước, không có trường học. Mỗi hộ gia đình được cấp một cái chòi chỉ có mái, tứ bề trống rỗng.
Anh nói thêm: Lên trên đó thì cứ mỗi sáng ông già phải đi làm. Nó khoán cho mình một khu đất trồng mía, thơm. Không hoàn thành thì nó cắt phần lương thực của mình. Đi kinh tế mới từ năm 1977 đến năm 1980 sống khổ quá mấy anh em trốn về trước.
Lấy hết tài sản rồi “mượn” nhà
baomai.blogspot.com  
Một nhóm người Việt Nam gần cổng trại tị nạn Pillar Point ở Hồng Kông ngày 30 tháng 5 năm 2000.
Chị Cẩm Vân, hiện ở Canada, con gái của ông Bùi Văn Lự, một tư sản lớn ở Sài Gòn trước năm 1975, chủ nhiều kios kinh doanh phụ tùng xe gắn máy ở trung tâm quận 1 kể cho chúng tôi câu chuyện của gia đình chị mà đến bây giờ, ba chị đã 95 tuổi vẫn còn bị ám ảnh trong giấc ngủ.
baomai.blogspot.com
  
Rạng sáng ngày 10/9/1975, cả gia đình đang ngủ thì họ đến họ bao vây hết hai khu nhà, một bên là 29-29 bis Ngô Tùng Châu, một bên là 62-64 Ngô Tùng Châu. Nó đập cửa vô và đọc giấy “Vi phạm luật giao thông”. Tôi mới nói các ông nói vô lý vì ba giờ khuya cả nhà đang ngủ, không ai chạy xe mà lại bắt tội vi phạm luật giao thông. Lúc đó họ mới nói “đó là cái cớ để bắt gia đình này”.
Lúc đó nó kiểm kê và niêm phong hết hàng hóa, còn tiền bạc nó lấy đi. Gạo từng bao cả trăm ký nó chở đi hết. Nó nhốt cả nhà vô phòng mà trong không ra được, ngoài không vô được.
Sáng hôm sau nó chở ba tôi lên bót ở đường Trần Hưng Đạo và giam ở đó đến 24/12/1975 mới chở về và nó đọc lệnh phải chịu sự quản lý của nó. Hàng hóa thì thuộc về Sở Công nghiệp, còn căn nhà ở số 62-64 Ngô Tùng Châu phải ký giấy cho Sở Công nghiệp mượn 10 năm.

Tháng 12 năm 1976, chính phủ tiến hành Chiến dịch cải tạo tư sản lần thứ hai.
baomai.blogspot.com
  
Gia đình chị Cẩm Vân lại một lần nữa bị đánh tư sản: Năm 1978 là chiến dịch cải tạo công thương nghiệp lần thứ nhì là ông Đỗ Mười làm mạnh dữ lắm. Cũng vô nhà tôi đóng chốt mà lúc đó hàng hóa của mình nó lấy đi hết rồi, tiến bạc nó lấy đi hết rồi, nghĩa là mình không có cái gì để mình sinh sống hết. Lúc đó khổ lắm. Nó bắt mình lên phường ký giấy để đi kinh tế mới nhưng ba tôi và gia đình không ai chịu ký giấy, cứ ngồi ở phường, nó nhốt hai, ba ngày cũng chịu, nhất định không đi kinh tế mới.
Hậu quả
  
Nhà báo Võ Văn Tạo, cũng là một cựu binh vô Sài Gòn năm 1978 nói với chúng tôi cảm giác của ông về vùng đất phồn thịnh mà ông chỉ được coi qua sách báo trước đó:
Năm 1978 Sài Gòn như một thành phố chết. Mọi hoạt động công nghiệp gần như không còn nữa. Những người dân có tiền trước đó, những tiểu thương bị tống đi kinh tế mới hết nên thành phố nó thưa, nó vắng.
Rồi nạn ngăn sông cấm chợ nên người dân quê lấy gạo trắng cho vịt cho heo ăn vì có đem lên Sài Gòn bán được đâu, trong khi Sài Gòn thì đói kinh khủng vì không có gạo với chủ trương tỉnh nào giữ cho tỉnh nấy.
Ngoài chính sách kinh tế sai lầm thì còn sự thù hận về mặt chính trị... Có hiện tượng vượt biên thì phải xử tội chính phủ này chứ không phải xử tội người vượt biên. - Ông Võ Văn Tạo

baomai.blogspot.com
  
Dù không chứng kiến kinh tế Sài Gòn trước 1975 nhưng ông chắc chắn rằng sau 1975 thì Sài Gòn tiêu điều đi rất nhiều. Chính vì điều đó dẫn đến làn sóng vượt biên vì người dân không sống nổi thì phải bỏ nước ra đi thôi dù biết là đi thì một sống một chết.
Ông nói thêm: Ngoài chính sách kinh tế sai lầm thì còn sự thù hận về mặt chính trị. Con em của những người tham gia quân lực hay chính quyền VNCH thì có học giỏi mấy cũng không được vào đại học. Những chuyện đó họ thấy nghẹt thở thì họ phải đi tìm tự do thôi. Có hiện tượng vượt biên thì phải xử tội chính phủ này chứ không phải xử tội người vượt biên.
Mấy mươi năm đã trôi qua, hậu quả của các đợt đánh tư sản trong Nam cũng như cải cách ruộng đất ở ngoài Bắc để lại những nỗi đau thương, mất mát cho người dân qua biết bao thế hệ cả về tinh thần lẫn vật chất.
baomai.blogspot.com
  
Nhà báo Huy Đức dẫn lời ông Võ Văn Kiệt thừa nhận rằng "Lúc đầu, tôi cũng cứ tưởng cải tạo tư sản sẽ khác với cải cách ruộng đất, một sai lầm mà những người ở miền Nam chúng tôi nhắc nhau phải tránh. Nhưng, tiến hành rồi mới thấy, cách cải tạo tư sản thương nghiệp mà anh Đỗ Mười làm, cũng không khác gì đánh tư sản mại bản nhưng tràn lan hơn."
Diễm Thi 
Đài RFA