Saturday, December 21, 2024
Friday, December 13, 2024
HỆ TƯ TƯỞNG CHỦ NGHĨA DUY VẬT CỦA MARX LÀ: VÔ GIA ĐÌNH, VÔ TỔ QUỐC VÀ VÔ TÔN GIÁO!
KHI QUỐC GIA BỊ CHỦ NGHĨA DUY VẬT (CHỦ NGHĨA TOÀN CẦU) LÃNH ĐẠO, LOÀI NGƯỜI SẼ BỊ ĐÓI NGHÈO VÀ TRỞ THÀNH NÔ LỆ CHO NHÓM NGƯỜI LÃNH ĐẠO THEO CHỦ NGHĨA DUY VẬT. VÌ, TẤT CẢ VẬT CHẤT CHỈ CUNG ỨNG CHO GIAI CẤP LÃNH ĐẠO ĐỂ CAI TRỊ NHÂN DÂN - DÂN NO, CHỦ NGHĨA DUY VẬT KHÓ CAI TRỊ HỌ!
Hệ tư tưởng chủ nghĩa duy vật của Marx là gì và tại sao những tư
tưởng của nó lại đi ngược với giá trị của Mỹ?
Hệ tư tưởng chủ nghĩa duy vật của Marx dựa trên nền tảng lý
thuyết của Darwin về tiến hóa loài, từ đó suy ra rằng con người
sinh ra từ vượn, bởi vậy không tồn tại Thần, Chúa, Phật hay địa
ngục; muôn loài tự sinh, tự diệt, mạnh thắng yếu, thúc đẩy đấu
tranh vũ trang và coi đó như nền tảng phát triển xã hội.
Cổ súy rằng không tồn tại Thần, không tồn tại Nhân - Quả, không
tồn tại Thiên đường - Địa ngục, chủ nghĩa duy vật của Marx thúc
đẩy con người bất tín vào Thần, phủ nhận Thần và phải đấu tranh
để đạt được lợi ích. Marx và các tín đồ sau Marx hoặc những quốc
gia triển khai tư tưởng của Marx như một cuốn "kinh sách" để
phát triển kinh tế -xã hội, đã không ngừng sử dụng sự hữu hạn
của khoa học hiện đại, thậm chí là ngụy khoa học để đảm bảo con
người tin vào khoa học, thay thế niềm tin vào Thần.
Đồng thời, để bù đắp vào sự thiếu hụt niềm tin của con người vào
Thần, những nơi áp dụng chủ nghĩa Marx không ngừng tạo ra lãnh
tụ với hình ảnh như thánh nhân để các thần dân trong xã hội đó
tôn thờ. Những người theo chủ nghĩa Marx tin rằng, khi chết đi
họ sẽ về với thế giới của Marx. Điều này khá mâu thuẫn khi chính
Marx cho rằng không tồn tại thế giới sau khi chết.
Vì bất tín vào Thần, để phụng sự cho sự "thoải mái của dục
vọng", thường thì người theo chủ nghĩa cấp tiến, tự do gần gũi
với tư tưởng của Marx; về cơ bản họ cổ súy nạo phá thai, tình
dục đồng tính, giải phóng tình dục, đấu tranh giai cấp...
Những người biểu tình quá khích đã đập phá các bức tượng nhân
vật lịch sử ở các thành phố lớn của Hoa Kỳ (Ảnh: Tasos
Katopodis/Getty Images)
Muốn thúc đẩy đấu tranh, các mâu thuẫn cần được "phát sinh và
làm cho trầm trọng" trong xã hội loài người. Bởi vậy, Marx chia
con người thành giai cấp theo sở hữu, theo tri thức... từ đó
thúc đẩy đấu tranh vũ trang giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư
sản nhằm phân chia lại tài sản, thúc đẩy đấu tranh vũ trang và
coi đó như nền tảng phát triển xã hội.
Về kinh tế, chủ nghĩa Marx muốn xóa bỏ hoàn toàn sở hữu tư nhân
và cho rằng con người sẽ hạnh phúc khi không sở hữu gì. Làm thế
nào để khiến con người từ bỏ sở hữu của mình? Có hai con đường:
1. Cưỡng chế: kích động đấu tranh giai cấp, giai cấp vô sản phát
sinh đấu tranh không ngừng với giai cấp tư sản để chiếm quyền
kiểm soát, điều hành quốc gia. Sau khi thành công, quốc hữu hóa
toàn bộ tài sản tư nhân. Chính quyền sẽ thay mặt toàn dân sở
hữu, kinh doanh, rồi phân phối lại tài sản này. Trường hợp điển
hình là Trung Quốc, Venezuela, Cuba, Triều Tiên. Để đảm bảo toàn
dân phụ thuộc vào chính quyền, các chính quyền như vậy không
ngừng tuyên truyền về kẻ thù vô hình ngoài quốc gia của họ, về
sự bảo vệ an toàn và tuyệt đối mà chính quyền dành cho người dân
của họ cũng như âm thầm đàn áp vũ trang, kiểm duyệt thông tin,
kiểm soát tư tưởng của mọi người dân;
2. "Kẹo bọc đường": tốn thời gian hơn, âm thầm và mềm mỏng hơn,
đó là tạo ra các chính phủ ngày càng lớn (thông qua vay nợ và
can thiệp sâu vào thị trường tự do, thu thuế cao), chính sách
phúc lợi ngày càng lớn do thu thuế cao và phân phối lại cho
người dân, cổ vũ tư tưởng cấp tiến trong xã hội như giải phóng
tình dục, nạo phá thai, hôn nhân đồng tính... (các tư tưởng cấp
tiến này thúc đẩy con người buông bỏ niềm tin vào Thần). Tạo ra
đấu tranh mạnh mẽ trong xã hội: công bằng giới tính, chủng tộc.
Họ cũng tạo ra "các con ma" để làm người dân tin rằng chỉ một
chính phủ cực lớn mới khống chế được các "con ma" khủng khiếp
này. Hiện tại, xã hội phương tây tạo ra "các con ma" này qua chủ
nghĩa môi trường cực đoan, khủng hoảng kinh tế liên miên theo
chu kỳ, đại dịch...
Mục đích cuối cùng của của chủ nghĩa duy vật Marx là con người
cắt đứt niềm tin vào Thần, từ đó tự do phóng túng dục vọng (chủ
nghĩa tự do, cấp tiến), giao phó hoàn toàn tài sản, sinh mệnh
của mình cho Chính quyền (thực chất là một nhóm chính trị gia),
tôn thờ duy nhất các lãnh tụ của chính quyền này, và hoàn toàn
sống trong môi trường không gian mà chính quyền đó cho phép.
Nền kinh tế hoàn toàn bị kiểm soát bởi chính quyền, trong khi
nền kinh tế thị trường mới thật sự mang lại sự tích lũy, tái đầu
tư và của cải cho các cá nhân, doanh nghiệp tư nhân, nguồn gốc
của đổi mới sáng tạo - vốn là nền tảng dẫn tới sự thịnh vượng
bền vững - đều bị xóa bỏ.
Hiển nhiên, chủ nghĩa vô thần của Marx đi ngược lại hoàn toàn
với tuyên ngôn lập quốc hữu thần của Mỹ - được cho là nền tảng
tạo nên chuẩn mực đạo đức và sự thịnh vượng của Mỹ - đó là niềm
tin vào Chúa (in God we trust) và nền kinh tế tự do, nguồn gốc
của đổi mới, sáng tạo, nguồn gốc tạo nên sự đứng đầu của Mỹ về
khoa học, công nghệ và thịnh vượng.
Nước Mỹ đang đứng trong cuộc chiến để lựa chọn hệ tư tưởng. Hiển
nhiên, hai hệ tư tưởng vốn đối nghịch và không thể dung hòa, bởi
vậy đây được xem như cuộc chiến chính - tà gay cấn nhất trong
lịch sử nước Mỹ. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)
Nước Mỹ đang đứng trong cuộc chiến để lựa chọn hệ tư tưởng. Hiển
nhiên, hai hệ tư tưởng vốn đối nghịch và không thể dung hòa, bởi
vậy đây được xem như cuộc chiến chính - tà gay cấn nhất trong
lịch sử nước Mỹ. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)
Tổng thống Trump từng nói: “Chừng nào còn có Thiên Chúa, chúng
ta sẽ không bao giờ, không bao giờ đơn độc. Dù bạn là người lính
đứng gác ca đêm, hay người cha, người mẹ đơn thân làm việc ca
đêm, Thiên Chúa sẽ luôn ban cho chúng ta niềm an ủi, sức mạnh và
sự khích lệ. Chúng ta cần phải cứ tiếp tục tiếp tục tiến lên”.
Liệu có nghịch lý không khi một quốc gia dẫn đầu thế giới về các
phát minh khoa học và sở hữu công nghệ tối tân, lại gửi gắm hoàn
toàn niềm tin vào Thiên Chúa? Kết quả điều tra của Gallup cho
thấy 95% người Mỹ đặt niềm tin vào Thiên Chúa, nghĩa là cứ 10
người Mỹ thì có tới hơn 9 người tin vào sự chở che của Ngài. Kết
quả thăm dò của Gallup dựa trên các cuộc phỏng vấn điện thoại
được tiến hành ngẫu nhiên với những người từ 18 tuổi trở lên tại
50 bang và đặc khu Columbia.
Trong suy nghĩ của người Mỹ, Chúa đã tạo ra họ và họ thuộc về
Chúa. Chúa ban cho họ sức mạnh và ý chí vì họ cho rằng năng lực
của con người là vô cùng nhỏ bé. Chỉ có ở Mỹ, bạn mới biết câu
nói mà từ dân thường cho đến giới tinh hoa sử dụng nhiều nhất,
đó chính là “God bless you” (Cầu Chúa phù hộ cho bạn).
Trong Ngày Cầu Nguyện Quốc gia (2018), Tổng thống Donald Trump
nói rằng: “Những gì tôi hay nghe nhất ở đất nước chúng ta là 6
từ luôn luôn chạm đến trái tim tôi – “Cầu Chúa phù hộ cho bạn”.
Ở Mỹ, nếu một người Thiên Chúa giáo nào yêu quý bạn, món quà mà
họ trân quý muốn dành tặng bạn chính là cuốn Kinh Thánh, và lòng
nhiệt thành họ dành cho bạn là mời bạn đi dự những sự kiện của
nhà thờ.
Dường như, nước Mỹ không chỉ đang ở trong cuộc khủng hoảng bầu
cử lớn nhất lịch sử, cuộc khủng hoảng hiến pháp thực sự, mà thực
chất đang đứng trong cuộc chiến để lựa chọn hệ tư tưởng. Hiển
nhiên, hai hệ tư tưởng vốn đối nghịch và không thể dung hòa, bởi
vậy đây được xem như cuộc chiến chính - tà gay cấn nhất trong
lịch sử nước Mỹ.
Mà vận mệnh của nước Mỹ lại ảnh hưởng vô cùng sâu rộng tới vận
mệnh toàn cầu, với lịch sử loài người hiện đại.
Thanh Đoàn - Đức Duy
Tuesday, November 19, 2024
TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ NĂM NĂM VÀNG SON CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA 1955 - 1960
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng
Tuy các kết quả phát triển kinh tế xã hội thời đó thật là nhỏ nhoi theo tiêu chuẩn ngày nay, nhưng đáng kể so với các nước láng diềng lúc ấy như ngay cả Nam Hàn dưới thời TT Lý Thừa Vãn.
Buổi bình minh của Nền Cộng Hòa thật là huy hoàng rực rỡ. Nhiều quan sát viên ngoại quốc cho rằng đây chính là “một cuộc cách mạng đã bị bỏ lỡ” (the lost revolution) của Miền Nam Việt Nam.
Thursday, November 7, 2024
Thursday, October 17, 2024
Tuesday, September 17, 2024
CUỘC TỔNG KHỞI NGHĨA CƯỚP CHÍNH QUYỀN NGÀY 19 THÁNG 08 NĂM 1945 TẠI VIỆT NAM
*** Viết bài này, chúng tôi mong uớc có dịp nói chuyện tâm tình với các bạn trẻ Việt Nam ở hải ngoại, là những người, vì nhiều lý do, không có dịp biết nhiều về lịch sử Việt Nam; nhất là lúc này môn học "Văn Học & Lịch Sử Việt Nam " đã được giảng dậy tại nhiều Trường Đại Học của Hoa Kỳ, trong lúc Cộng Đồng người Việt định cư tại Mỹ ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, có nhiều nhân vật nam, nữ gốc Việt tham gia vào những hoạt động chính trị, quân sự,
tư pháp,văn hóa, kinh tế, khoa học… trong chính quyền và xã hội Mỹ Phan Đức Minh cũng như nhiều quốc gia khác, ở những vị trí quan trọng. Đôi khi cần, chúng tôi xin phép ghi chú thêm bằng Anh Ngữ để các bạn trẻ dễ nhận rõ những sự việc đã xẩy ra trong Lịch Sử dân tộc của chúng ta.
1- Việt Nam trước 19-8-1945 :
Vua Tự Đức |
Vua Tự Đức không chấp nhận mọi việc liên lạc, giao thiệp với các quốc gia khác, dù chỉ là trên căn bản thương mại mà thôi. Các chính phủ Anh, Pháp, Tây Ban Nha lúc đó đang trên đường đi tìm kiếm thuộc địa hầu đáp ứng đà phát triển của nền công kỹ nghệ trong nước về tài nguyên, nhân công, thị trường tiêu thụ v v… cho nên đã giúp đỡ cho nhiều tàu buôn của tư bản nước mình, mang theo giấy giới thiệu để xin vào Việt Nam liên lạc buôn bán làm ăn. Vua Tự Đức thẳng tay chối từ, không chấp nhận. Chính phủ Pháp đang cần có thêm nhiều thuộc địa ( Colonies ), nhân dịp này, tạo cơ hội để đưa quân vào đánh chiếm Việt Nam. Đánh chiếm Gia Định trong Nam. Sau đó chiếm Đà Nẵng năm 1858. Năm 1867, Nam Bộ trở thành nhượng địa, trực tiếp cai trị bởi chính phủ Pháp. Năm 1875, quân Pháp đánh chiếm Thành Hà Nội. Năm 1884, tất cả phần còn lại của đất nước Việt Nam bị đặt dưới sự bảo hộ của nước Pháp.
2 - Người Pháp cai trị Việt Nam : Năm 1897, ông Doumer làm Toàn Quyền Đông Dương ( Governor General of Indochina- Viết dựa theo gốc chữ Pháp : Gouverneur Général, chớ không viết General Governor ), đặt ra các thứ thuế đinh, điền, thổ trạch, muối, thuốc phiện, xuất nhập cảng. Trong thời gian này, nền nông nghiệp, công kỹ nghệ tại Việt Nam được mở mang, canh tân, phát triển, đường xá, cầu cống được xây dựng. Năm 1902, Ông Beau thay ông Doumer trong chức vụ nói trên, thiết lập chương trình dạy học dựa theo kiểu của người Pháp. Pháp ngữ là ngôn ngữ chính được dùng trong các truờng học lớn nhỏ, thay thế cho nền nho học chịu ảnh hưởng của Trung Quốc. Các cơ sở bưu điện, y tế được xây dựng v v… Bộ mặt bên ngoài của đời sống xã hội Việt Nam quả thực có nhiều thay đổi tiến bộ. Tuy nhiên, người Pháp tới Việt Nam, một thuộc địa tốt nhất về nhiều mặt so với các thuộc địa của Pháp đã có lúc bấy giờ, không phải vì lòng tốt, giúp cho dân tộc Việt Nam tiến bộ, phát triển với " Tinh thần tương trợ quốc tế Spirit of International Mutuality ) như trong các sinh hoạt của cộng đồng quốc tế ngày nay. Những công trình mở mang, phát triển lúc đó trên lãnh thổ Việt Nam, chính yếu là thúc đẩy Việt Nam theo kịp với nhu cầu đòi hỏi của người Pháp trong việc khai thác thuộc địa, phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế tại Pháp Quốc đang được kỹ nghệ hoá (industrialized ) một cách mạnh mẽ trong nội địa cũng như trên thương trường quốc tế ( International market ). Người Pháp cũng cứng rắn dập tắt mọi sự chống đối đưa đến " nổi loạn, khởi nghĩa " của dân bản xứ. Người Pháp không quên đào tạo lớp người bản xứ được hưởng khá nhiều quyền lợi, để tiếp tay với họ cai trị thuộc địa này. Sự căm hờn, uất ức của giới trí thức, lớp người hiểu biết, có tinh thần quốc gia, yêu nước, thương xót dân tộc cứ càng ngày càng âm ỉ rồi lớn mạnh dần lên.
Cụ Phan Tây Hồ đã gửi cho nhà cầm quyền Pháp 1 bức thư, nói: "Chính phủ nên chọn hiền tài, trao quyền hành cho họ, lấy lễ mà mà tiếp, lấy thành mà đãi, nới rộng quyền ngôn luận cho các nhân sĩ, báo chí để thông đạt tình dân, thưởng phạt nghiêm minh, kiểm soát quan lại tránh cho dân những điều bất công, oan trái, sửa đổi luật pháp, giảm bớt sưu thuế, khuyếch trương công nghệ thì sĩ dân sẽ vui lòng giúp chính phủ. Lúc ấy sẽ không còn ai lo toan tính đến
việc chống lại chính phủ nữa…” Người Pháp khi nào chịu nghe những lời khuyến cáo của Cụ Phan Tây Hồ cũng như gạt bỏ lý thyết " Pháp-Việt đề huề - French- Vietnamese Concord " do Cụ Phan Bội Châu đưa ra để thực hiện một cuộc "Sống chung" trong an bình vui vẻ giữa chính phủ cai trị và dân chúng bản xứ.
3 - Những cuộc chống đối của tầng lớp trí thức mới : Ở đây, vì khuôn khổ hạn hẹp, chúng tôi chỉ nêu lên những vụ tiêu biểu, điển hình nhất :
Cụ Phan Bội Châu |
Cụ Phan Bội Châu vận động cho phong trào Cách Mạng chống Pháp, nhờ sự giúp đỡ của Trung Hoa và Nhật Bản lúc đó. Cụ bị bắt năm 1925 tại Thượng Hải rồi bị dẫn về Việt Nam trị tội. Do sự phản kháng của dân chúng trong nước lên cao dữ dội nên người Pháp không dám quyết liệt hạ thủ Cụ Phan, mà chỉ liên lạc với Nhật Bản trục xuất Cụ.
Năm 1917, ông Lương Ngọc Quyến từ Nhật Bản về Việt Nam gây dựng lực lượng đấu tranh chống Pháp, nhưng Ông đã bị mật thám Anh (British secret police) bắt tại Hương Cảng rồi giao lại cho Pháp vì lúc đó Anh và Pháp là những " Đế quốc - Imperialist nations " đang cai trị nhiều thuộc địa trên thế giới, có quyền lợi chính sách giống nhau nên là bạn đồng minh với nhau. Ông Quyến bị giam vào nhà tù ở Tỉnh Thái Nguyên, miền thượng du Bắc Việt. Ít lâu sau, ông Đội Cấn chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống Pháp nhưng sức yếu nên bị quân đội Pháp dẹp tan trong vài tháng. Sau Thế Chiến thứ I, năm 1919, một Hội Nghị Hòa Bình được tổ chức tại Versailles ở Pháp, một nhóm nhân vật đấu tranh
Cụ Phan Bội Châu cho Độc Lập của Việt Nam đang cư trú tại Thủ Đô Paris, trong đó có Nguyễn Ái Quốc, tức Hồ Chí Minh, cán bộ Cộng Sản Quốc tế và lãnh tụ cộng sản Việt Nam sau này, soạn thảo một chương trình 8 điểm cho cuộc đấu tranh giành Độc Lập cho Việt Nam và gửi tới Hội Nghị Hòa Bình nói trên. Nguyễn Ái Quốc tìm gặp Tổng Thống Mỹ Woodrow Wilson ( 1856-1924, vị Tổng Thống thứ 28 của Mỹ, 2 nhiệm kỳ, và được coi là 1 trong những vị Tổng Thống vĩ đại của Hoa Kỳ ) để yêu cầu ủng hộ cho chương trình 8 điểm nói trên, nhưng vị Tổng Thống Mỹ lại muốn Việt Nam đi đến Độc Lập theo chương trình 14 điểm của Ông dành cho tất cả các dân tộc trên thế giới đang bị cai trị bởi một quốc gia khác. Mỹ chống đối chính sách thuộc địa. Thế là mộng ước của Nguyễn Ái Quốc không thành.
Vua Bảo Đại |
Năm 1924, một thanh niên Việt Nam yêu nước, Phạm Hồng Thái, đã cho nổ bom mưu sát viên Toàn Quyền Đông Dương lúc đó là Martial Merlin, đi công cán ở Nhật Bản rồi về Sa Điện, thuộc Quảng Châu, Trung Hoa. Merlin thoát chết, nhưng một số người Pháp, tổ chức tiệc tùng đón tiếp, bị chết và bị thương. Chiến sĩ Phạm Hồng Thái đã nhẩy xuống sông để tự sát, không cho Pháp bắt và khai thác lấy tài liệu, tin tức. Tinh thần chống chính quyền cai trị của thực dân Pháp càng dâng cao như bão nổi ở Việt Nam. Năm 1925, Vua Bảo Đại lên ngôi lúc 12 tuổi. Sau đó sang Pháp tiếp tục con đường học vấn. Tại Quảng Đông, Trung Hoa, Nguyễn Ái Quốc thành lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội ( The Revolutionary Youth League of Vietnam ), tổ chức nòng cốt đầu tiên của Phong Trào Cộng Sản quốc tế ở Đông Dương, với mục đích cộng sản hóa toàn thể vùng này. Một Chi Bộ ( Party cell ) được đưa về Việt Nam gây dựng cơ sở và lực lượng chống Pháp, tạo chính nghĩa (Just cause) cho cuộc đấu tranh lâu dài. Cũng thời gian đó Việt Nam Quốc Dân Đảng ( The Vietnam Nationalist Party ) được thành lập với đường lối chủ trương đối lập hẳn với tổ chức cộng sản nói trên.
Năm 1929, thấy thời cơ đã thuận lợi, Nguyễn-Ái-Quốc - người đã được đào tạo, huấn luyện
rất thuần thục về mọi chiến thuật, chiến lược đấu tranh tại Nga, đổi tên " Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội " thành " Đông Dương Cộng Sản Đảng - Indochinese Communist Party " để ra mặt hoạt động, đấu tranh theo đường lối, chính sách của phong trào cộng sản toàn cầu..
Nguyễn Thái Học |
Năm 1930, Đảng trưởng Nguyễn Thái Học, lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng khởi nghĩa vũ trang chống Pháp tại Tỉnh Yên Bái, miền thượng du Bắc Việt vào ngày 10 tháng 2, nhưng thất bại vì lực lượng không cân xứng, lực lượng quân đội Pháp được trang bị vũ khí tối tân và mạnh hơn gấp nhiều lần. Lãnh Tụ Nguyễn Thái Học cùng các nhân vật lãnh đạo của Đảng, 13 người, bị bắt và bị xử tử: chặt đầu bằng máy chém ( Guillotine ) ngày 17-6-1930. Nguyễn Thái Học cùng các đồng chí bình thản, hiên ngang bước lên máy chém, không chút sợ hãi. Nguyễn Thái Học còn để lại cho hậu thế câu nói bất hủ " Không thành công thì cũng thành nhân". Ông muốn nói: không đạt được mục tiêu của đại cuộc, Nguyễn Thái Học thì ít nhất cũng xứng đáng làm một người con yêu nước của Tổ Quốc Việt Nam. 1932, vua Bảo Đại từ Pháp trở về nước để thực sự điều hành việc nước với hy vọng người Pháp sẽ giúp. Ông cai trị đất nước một cách tốt hơn, nhưng người Pháp phải bảo vệ quyền lợi của nước Pháp trước hết. Do đó ông Bảo Đại cũng chẳng làm gì được gì cho đất nước như Ông muốn, trong khi các tổ chức đấu tranh chống Pháp ngày một lan rộng, mạnh mẽ hơn bao giờ, làm cho ông Bảo Đại càng thêm lúng túng, nhận rõ là mình không có thực quyền. Năm 1937, Mặt Trận Bình Dân ( Popular Front ) lên cầm quyền tại Pháp, chính sách của Pháp đối với các thuộc địa có nhiều thay đổi, dễ chịu hơn cho nên ở Việt Nam, các nhà lãnh đạo Cách Mạng, các đảng phái công khai đứng lên tổ chức ra Đông Dương Đại Hội Nghị, tập trung sức mạnh, yêu cầu chính phủ Pháp cải cách chính sách cai trị và phóng thích các tù nhân chính trị. Trước sức mạnh đó, chính phủ Pháp nhượng bộ, chấp nhận phần lớn các đòi hỏi của lực lượng đấu tranh tại Việt Nam. Năm 1940, Thế Chiến thứ II bùng nổ và lan tràn dữ dội, quân đội Nhật Bản tiến vào Việt Nam, thế đứng của Pháp bị đe dọa nên Phục Quốc Quân ( Reconquering troops ) Việt Nam khởi binh đánh Pháp ở nhiều nơi tại miền thượng du Bắc Việt, dựa lưng vào Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Khoảng thời gian này là cơ hội thúc đẩy phong trào Cách Mạng tại Việt Nam bùng lên, nhằm giành quyền Độc lập, Tự Do cho quốc gia, dân tộc. Ngày 10-5-1941: Sau cuộc Hội Nghị Đảng Cộng Sản tại Pác - Bó, là Trung tâm chỉ huy của Nguyễn Ái Quốc, ở miền cực Bắc Việt Nam, " Mặt Trận Việt Nam Độc lập Đồng Minh - Vietnam Independence League " gọi tắt là " Việt-minh " được thành lập, nhằm lôi cuốn các lực lượng quốc gia chống Pháp riêng rẽ khó thành công, kết hợp lại thành một lực lượng lớn mạnh có tổ chức chặt chẽ, nhưng dưới sự lãnh đạo chính yếu là của Nguyễn Ái Quốc. Họ Nguyễn ra lệnh cho Võ Nguyên Giáp thành lập lực lượng võ trang, tổ chức chiến tranh du kích, nhằm vào những nơi yếu kém của quân Pháp mà đánh. Điều này chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng Sản có Sách-Lược ( Policy & Strategy ) đấu tranh khôn khéo và hữu hiệu hơn nhiều tổ chức đấu tranh quốc gia khác cũng trong giai đoạn này. Sau đó (1942), Nguyễn Ái Quốc sang gặp Lãnh tụ của Trung Hoa, là Tưởng Giới Thạch ( Chiang Kai-shek ), xin giúp đỡ phương tiện, nói là để cùng với Trung Hoa chống Nhật Bản, nhưng chính yếu là phát triển lực lượng võ trang của cộng sản. Tưởng Giới Thạch đã có chính sách cho Việt Nam, lại biết rõ Nguyễn Ái Quốc là cộng sản, khôn ngoan, xảo quiyệt, nên cho người bắt giam 13 tháng. Lúc này, Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội ( The Vietnam Revolutionary League ), được thành lập với sự giúp dỡ mọi mặt của Tưởng Giới Thạch để chống Nhật ở Việt Nam và sau này, khi Đồng Minh đánh bại Nhật Bản thì tổ chức này sẽ kết hợp với các lực lượng không cộng sản giành chính quyền tại Việt Nam. Đồng Minh Hội không thành công trong sứ mạng được giao phó nên Nguyễn Ái Quốc thuyết phục chính quyền Tưởng Giới Thạch là sẽ chống Nhật theo đường lối của Họ Tưởng. Vì nhu cầu chống Nhật, Nguyễn Ái Quốc được thả và trở về Việt Nam, tiếp tục lãnh đạo lực lượng cộng sản đấu tranh không theo đường lối của Họ Tưởng mà theo đường lối của chính mình, với cái tên mới Hồ Chí Minh, nằm trong phong trào cộng sản quốc tế. Vì họ Hồ chống Nhật thực sự tại Việt Nam cho nên ông ta đã nhận được sự giúp đỡ của Trung Hoa và cả Hoa Kỳ qua cơ quan OSS ( Office of Strategic Services - tiền thân của CIA sau này) để cầm chân quân đội Nhật Bản tại vùng này theo ý muốn của phe Đồng Minh. Trong lúc này, Hồ Chí Minh bí mật ra lệnh cho Võ Nguyên Giáp dùng lực lượng nhân dân vũ trang ngày càng phát triển, tiêu diệt luôn cả các lực lượng quốc gia ( nationalist forces ) một cách thẳng tay, dã man, tàn bạo, để mưu toan độc chiếm chính quyền khi Nhật Bản bị Đồng Minh đánh bại.
Ngày 22-12-1944: Theo lệnh của Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp thành lập Trung Đội Võ Trang Tuyên Truyền ( Armed propaganda section ) gồm 34 người, làm Lễ tuyên thệ xuất quân tại xã Tân Trào, và chỉ 2 ngày sau, tấn công đánh chiếm vài đồn binh của Pháp ở Bắc Việt Nam, lúc đó tinh thần đã suy sụp, gây tiếng vang và phát triển lực lượng võ trang bằng cách " lấy súng địch tiêu diệt địch". Kế hoạch này của con cáo già họ Hồ đã thành công rõ ràng.
4. Cuộc đảo chính ngày 9-3-1945: Thế chiến thứ 2 bùng nổ là thời cơ thuận lợi cho các nước thuộc địa trên thế giới, trong đó có Việt Nam, nổi lên giành Độc Lập và Tự Do vì chính quyền của các nước cai trị bị lôi cuốn vào cuộc chiến lớn lao này. Chính quyền cai trị của Pháp tại Việt Nam bị mất liên lạc với chính phủ Pháp ở Âu Châu khi pháo binh của phát xít Đức nổ như mưa bão bên bờ sông Rhine/Rhin - con sông dài nhất ở Âu Châu, chảy qua 6 quốc gia của lục địa này - khi không quân Nhật Bản oanh kích căn cứ của các quốc gia Đồng Minh (chống phát xít Đức-Ý-Nhật ) tại Thái Bình Dương. Để giữ vững chính quyền, thực dân Pháp ra sức bắt bớ tù đầy các chính trị phạm và thẳng tay đàn áp các phong trào đấu tranh, khởi nghĩa. Tuy nhiên các phong trào đấu tranh nổi dậy vẫn không ngừng bùng lên. Ở Nam Bộ, Lê Hồng Phong và vợ là Nguyễn Thị Minh Khai, cấp lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, sau Hồ Chí Minh, vận động, hô hào dân chúng khởi nghĩa, giành chính quyền. Ở Thượng du Bắc Việt, ông Đội Cung chỉ huy quân đội Bảo An ( của Pháp) chiếm Đồn Binh tại Đô Lương. Phục Quốc Quân do Thủ lãnh Trần Trung Lập chỉ huy, từ đất Trung Hoa kéo về đánh chiếm tỉnh Lạng Sơn. Tình hình càng thêm rối ren, hỗn loạn. Dân chúng Việt Nam phải chịu chung sự khổ sở cùng cực do quân phát xít Nhật gây ra và sự đàn áp tàn bạo của chính quyền Pháp cai trị. Bao nhiêu lúa gạo để sống đều bị quân Nhật thu vét để ăn, quân Pháp thu vét lập kho dự trữ chờ ngày quân Đồng Minh đổ bộ vào Việt Nam. Cả Nhật lẫn Pháp đều dùng mọi cách triệt nguồn sống của dân chúng Việt Nam, nhằm tiêu diệt sức đề kháng, nổi dậy chống quân xâm lược. Ruộng đất sản xuất lúa gạo bị trưng dụng ( requisitioned ) để trồng các các loại cây: bông, gai, thầu dầu vv… cung ứng cho nhu cầu chiến tranh của Nhật. Quan lại nhân dịp " Đục nước thả câu - Fishing in troubled waters " tha hồ vơ vét, dân chúng vô cùng căm hờn, bất mãn cơ hồ không còn chịu nổi. Thêm vào đó, một nạn đói vô tiền khoáng hậu ( Unparalleled famine ) xẩy ra khắp nơi tại Bắc và miền Trung Việt Nam, làm chết gần 2 triệu người, xác chết nằm rải rác khắp thành thị đến thôn quê, đầu đường, xó chợ, bên vệ đường. Có những người sắp chết vẫn còn cố ráng bứt cỏ, cho vào miệng theo phản xạ sinh tồn ( Surviving reflex), có những trẻ em thơ dại sắp chết vì đói sữa nhưng vẫn còn ôm cứng người Mẹ, tìm sữa bú trong lúc người Mẹ đã chết cứng từ lúc nào.
- Người đói khiêng xác kẻ chết đói - |
Thủ Tướng Trần Trọng Kim |
Chính phủ Trần Trọng Kim chọn Quốc Kỳ và Quốc ca cho nước Việt Nam mới. Bộ Trưởng Giáo Dục, Giáo Sư Thạc Sĩ Hoàng Xuân Hãn đưa ra ngay một chương trình giáo dục mới, hoàn toàn bằng tiếng Việt, mọi công văn giấy tờ của cơ quan công quyền đều bằng tiếng Việt. Bộ trưởng Nội Vụ, Bác Sĩ Trần Đình Nam, tẩy uế bộ máy chính quyền từ trên xuống dưới, loại trừ mọi quan chức tham nhũng, xóa bỏ mọi tàn tích của chế độ thực dân Pháp để lại, mời người tài giỏi ra giúp nước. Giáo Sư Phan Anh, Bộ Trưởng Thanh Niên, diễn thuyết, kêu gọi dân chúng, thanh niên tuổi trẻ hãy đứng lên xây dựng lại đất nước, phát huy tinh thần yêu nước, đưa Việt Nam tiến lên con đường phồn thịnh và hùng cường. Bầu trời Hà Nội như muốn vỡ tung ra trong những tiếng hô vang, những cánh tay giơ lên, biểu hiện một tinh thần Việt Nam mới, dân tộc Việt Nam quyết chí tiến lên v v… Trước tình thế này, các Đảng Phái quốc gia hầu hết lại dè đặt, nghe ngóng, dò xét thái độ của người Nhật. Một điều thật đáng tiếc! Riêng Đảng Cộng Sản, vì tổ chức chặt chẽ hơn, được sự yểm trợ mạnh mẽ của Quốc Tế cộng sản, có cơ sở khắp nơi, được huấn luyện kỹ lưỡng chu đáo, người lãnh đạo lại khôn ngoan, mưu lược, nhiều thủ đoạn, đã mau lẹ nắm lấy cơ hội, tăng cường gấp rút các hoạt động công khai cũng như ngấm ngầm, phát triển lực lượng quần chúng ( masses’ forces ), thành lập các Đoàn Thể chính trị nằm trong Mặt Trận Việt Minh, võ trang thô sơ : gậy gộc, giáo mác, lưỡi lê, dao găm, mã tấu, vài quả lựu đạn, mấy khẩu súng của Tàu, của Tây sử dụng từ hồi Thế Chiến thứ I, liên tục biểu tình, đấu tranh ngay trước Tòa khâm Sứ ( Bắc Bộ Phủ ) - Hà Nội ), với khẩu hiệu, biểu ngữ " Đánh Pháp, đuổi Nhật ", đáp ứng đúng với tâm lý quần chúng đang sôi sục căm thù Nhật-Pháp. Việt Minh dùng lực lượng võ trang chặn bắt các tàu buôn chuyên chở thực phẩm, dầu ăn, dầu thắp sáng, vật dụng hàng ngày vv… lưu thông trên các sông lớn, ở Miền Bắc, bắt ép vào gần bờ, rồi dùng loa kêu gọi dân chúng quanh vùng, tự do đến lấy thoải mái đem về mà ăn, mà dùng. Trong lúc đang thiếu đói cùng cực mà được như vậy thì dân nào mà chẳng theo! Chính kẻ viết đã vài lần chứng kiến cảnh dân chúng các làng xã đầu Huyện Tiên Lãng, Kiến An, sau sát nhập vào Hải Phòng, kéo nhau tới khiêng, vác, gánh gồng một cách…” hồ hỡi, phấn khởi " tưởng như đã chết nay được sống lại. Tin đồn nhanh lắm, ngay ngày hôm sau , dân chúng làng tôi ở ngay phố Huyện Tiên Lãng cũng kéo nhau tới vùng đó, gần chục cây số (kilometer) để …” xếp hàng " lên cầu gỗ đầu này, lấy những thứ mình thích, rồi lũ lượt từ tàu thuyền đi lên bằng cầu gỗ ở đầu phía kia…Cộng sản khôn ngoan, mưu lược, thủ đoạn như thế cho nên đã chinh phục được khối dân chúng đông đảo, không những bằng cách khích động lòng yêu nước, đánh Tây, đuổi Nhật, giải phóng dân tộc mà còn qua con đường " lãnh đạo bao tử quần chúng " nữa. Người dân lúc đó đại đa số không cần biết cộng sản là cái thứ gì, họ chỉ cần được no cơm, ấm áo, không bị áp bức, bóc lột, thoát cảnh nô lệ
* Nhật bắt buộc phải đầu hàng vô điều kiện trước lực lượng Đồng Minh ngày 13-8-945, sau khi 2 quả bom nguyên tử của Mỹ ném xuống, đánh xụp 2 thành phố lớn và quan trọng về chiến tranh của Nhật là Hiroshima và Nagasaki. Mặt Trận Việt Minh của Đảng Cộng Sản, với Hồ Chí Minh là Lãnh Tụ, lãnh đạo về chính trị, liên lạc với quốc tế, Liên Sô, có Võ Nguyên Giáp lãnh đạo lực lượng quân sự đã đáng kể, một bên là Đại Việt Quốc Gia Liên Minh, một Mặt Trận quốc gia bao gồm nhiều đảng phái mà nòng cốt là Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Quốc Xã, tranh nhau giành chính quyền. Như trên đã nói, Mặt Trận Việt Minh, do Đảng Cộng Sản lãnh đạo, có cơ sở ở khắp nơi, từ thành thị đến thôn quê cho nên lúc này, cộng sản mạnh hơn, nhanh tay hơn, chỉ huy các cuộc nổi dậy cướp chính quyền ở hầu hết khắp nơi, ở tỉnh thành cũng như ở các phủ huyện. Ngay lúc đó, người anh ruột của tôi đã lãnh đạo cướp chính quyền tại Huyện Tiên Lãng một cách dễ dàng…Chỉ từ 15 đến 19 tháng 8-1945, bộ máy chính quyền mới coi như nằm gọn trong tay Việt-Minh Cộng Sản. Ngày 25 tháng 8 vua Bảo Đại thoái vị ( abdicated ), chính phủ Trần trọng Kim bị giải tán và ngày 2- 9-1945, chính phủ do Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch, có các nhân vật thuộc cơ quan OSS của Hoa Kỳ đứng bên cạnh, ra mắt dân chúng Hà Nội, tuyên bố sự khai sinh nền Độc Lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ( September 2- 1945, in Hanoi, with American OSS Officials at his side, Ho Chi Minh proclaims the Independent Democratic Republic of Vietnam… ) trong bầu không khí Cách Mạng, giải phóng dân tộc sôi nổi như muốn làm vỡ tung Hà Nội … Hoa Kỳ thì phân vân, khó xử : không muốn chế độ thuộc địa của Pháp tồn tại, nhưng Hoa Kỳ cũng không muốn Việt Nam rơi vào quỹ đạo của Phong trào cộng sản Quốc Tế, một mối đe dọa còn nguy hiểm hơn cả Phát Xít Đức-Ý-Nhật nữa (… the U.S. Government at this time is in a quandry: not wanting to support French colonialism but not wanting to turn Vietnam over to a communist administration… ), nhưng biết làm sao vào lúc này ?
- Cuộc tổng khởi Nghĩa bùng ra ở Hà Nội - |
Hoa Kỳ quả thực đã nhận ra cái thế… tiến lên chẳng được, lùi lại cũng chẳng xong. Thôi, đành chấp nhận một thực tế không sao tránh được, nhưng Hoa Kỳ không ngờ rằng chính quyền cộng sản đó ra đời lại phát triển cùng với chính quyền cộng sản Trung Quốc sau này (1949) và các lực lượng cộng sản nhỏ bé hơn tại nhiều quốc gia Á Châu
( nhất là Bắc Triều Tiên, Phi Luật Tân lúc đó…) đồng loạt đứng vào hàng ngũ cộng sản quốc tế để đối đầu với mình,
gây cho Hoa Kỳ những khó khăn, thiệt hại quá lớn lao sau này. Chỉ vì trước đây, cần đánh những trận lớn, quyết định với Nhật tại Á Châu Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ phải trợ giúp lực lượng cộng sản này để an tâm ở phía sau… Sau này, biết bao nhiêu tài liệu, sách báo, đã nhắc lại “ sai lầm chiếm lược – strategical blunder “ này đã cho Hoa Kỳ và Đồng Minh Tây Phương nhận ra rằng : Đối đầu với lực lượng cộng sản khôn ngoan, xảo quyệt, mưu mô, tàn bạo, độc ác, luôn luôn chủ trương “ bất cứ phương tiện nào cũng tốt hết, miễn sao đạt được mục đích ( La fin justifie les moyens ) “ thì mọi sự chậm trễ, nhân nhượng, thỏa hiệp, thiếu quyết tâm, e ngại trong quyết định sử dụng võ lực để đối phó, để đánh thắng cộng sản…thì tất cả chỉ là thua thiệt, thất bại chua cay, dẫn đến những thiệt hại tiếp nối, không ngay trước mắt thì cũng là trong tương lai ngắn hạn…
Lúc đó, các Đảng phái quốc gia rõ ràng không theo kịp, cơ sở quần chúng chưa đủ mạnh, chưa nắm vững và quyết định kịp thời trước tình hình biến đổi quá nhanh chóng nên đã bỏ mất cơ hội ngàn năm một thuở, để cho đất nước Việt Nam phải đắm chìm trong một thứ địa ngục trần gian, và dân tộc mình chới với trong bể khổ của một chế độ cai trị bạo tàn, khắc nghiệt, vô nhân đạo, chạy theo cái " lý thuyết không tưởng - utopian theory " của Karl-Mark và Lenin cho tới tận bây giờ …
San Diego, California
Phan Đức Minh
Ghi chú : Bài viết này đã đem lại giải thưởng văn học thứ 16 - trong đó có 5 giải là của Hoa Kỳ & Quốc Tế - cho
tác giả P.Đ.M. trong dịp Lễ Công Bố Kết Quả cuộc Thi của " Viet Democratic Side’s International Forum " tại Toronto - Canada, nhân dịp Tết Kỷ Sửu - 2009. Cuộc thi này dành cho người Việt sống bất cứ nơi nào trên thế giới, kể cả ở Việt Nam. Hội đồng giám khảo gồm nhiều Giáo sư danh tiếng, trong đó có Tiến sĩ Nguyễn Bá Long – Canada,Tiến sĩ Lê Mộng Nguyên – Pháp quốc, Tiến sĩ Nguyễn Phúc Liên – Thụy Sĩ vv….
Thursday, September 12, 2024
MÁY BAY B-21 RAIDER
Máy bay B-21 Raider của Northrop Grumman đã được ra mắt vào thứ sáu, ngày 2 tháng 12 tại cơ sở của công ty ở Palmdale, California, đánh dấu lần đầu tiên công chúng được chứng kiến máy bay thế hệ thứ sáu đầu tiên trên thế giới. Khi được chuyển giao cho Không quân Hoa Kỳ, B-21 sẽ gia nhập bộ ba chiến lược của quốc gia này như một lực lượng răn đe linh hoạt và hữu hình, hỗ trợ các mục tiêu an ninh quốc gia và bảo đảm cho các đồng minh và đối tác của quốc gia.
Khi nói đến việc thực hiện quyết tâm của nước Mỹ, Raider cung cấp cho Không quân tầm xa, khả năng sống sót cao và tính linh hoạt trong nhiệm vụ. B-21 sẽ xuyên thủng các hệ thống phòng thủ kiên cố nhất để tấn công chính xác ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Sau đây là 10 sự thật chính về B-21 Raider của Northrop Grumman:
1. Thế hệ thứ sáu.
B-21 Raider được hưởng lợi từ hơn ba thập kỷ công nghệ tấn công và tàng hình. Đây là sự phát triển tiếp theo của đội máy bay oanh tạc chiến lược Không quân. Được phát triển với công nghệ tàng hình thế hệ tiếp theo, khả năng kết nối mạng tiên tiến và kiến trúc hệ thống mở, B-21 được tối ưu hóa cho môi trường đe dọa cao cấp. Nó sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Không quân hoàn thành các nhiệm vụ phức tạp nhất của mình.
2. Tàng hình.
Northrop Grumman liên tục cải tiến công nghệ, sử dụng các kỹ thuật sản xuất và vật liệu mới để đảm bảo B-21 sẽ đánh bại các hệ thống chống tiếp cận, phủ nhận khu vực mà nó sẽ phải đối mặt.
3. Xương sống của Hạm đội.
B-21 Raider tạo thành xương sống của tương lai cho sức mạnh không quân Hoa Kỳ. B-21 sẽ mang đến một kỷ nguyên mới về khả năng và tính linh hoạt thông qua tích hợp tiên tiến dữ liệu, cảm biến và vũ khí. Có khả năng mang cả tải trọng thông thường và hạt nhân, B-21 sẽ là một trong những máy bay hiệu quả nhất trên bầu trời, với khả năng sử dụng hỗn hợp rộng rãi các loại đạn tấn công trực tiếp và tấn công từ xa.
4. Máy bay oanh tạc kỹ thuật số.
B-21 là máy bay oanh tạc kỹ thuật số. Northrop Grumman sử dụng phần mềm phát triển nhanh, kỹ thuật sản xuất tiên tiến và các công cụ kỹ thuật số để giúp giảm thiểu rủi ro sản xuất trong chương trình B-21 và cho phép thực hành duy trì hiện đại. Sáu chiếc B-21 Raider đang trong các giai đoạn lắp ráp và thử nghiệm cuối cùng khác nhau tại nhà máy của Northrop Grumman ở Palmdale, California.
5. Công nghệ đám mây.
Northrop Grumman và Không quân đã chứng minh thành công việc di chuyển dữ liệu hệ thống mặt đất của B-21 sang môi trường đám mây. Cuộc trình diễn này bao gồm việc phát triển, triển khai và thử nghiệm dữ liệu B-21, bao gồm cả bản sao kỹ thuật số B-21, sẽ hỗ trợ hoạt động và duy trì B-21. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số dựa trên đám mây mạnh mẽ này sẽ tạo ra một máy bay có thể bảo trì và bền vững hơn với cơ sở hạ tầng chi phí thấp hơn.
Máy bay B-21 Raider tiếp tục tiến triển trong quá trình thử nghiệm trên mặt đất với việc bắt đầu chạy thử động cơ tại cơ sở của Northrop Grumman ở Palmdale, California (Nguồn ảnh: Northrop Grumman) |
6. Kiến trúc mở.
Để đáp ứng môi trường đe dọa đang phát triển, B-21 đã được thiết kế ngay từ ngày đầu tiên để có thể nâng cấp nhanh chóng. Không giống như máy bay thế hệ trước, B-21 sẽ không trải qua các bản nâng cấp khối. Công nghệ, khả năng và vũ khí mới sẽ được tích hợp liền mạch thông qua các bản nâng cấp phần mềm nhanh và tính linh hoạt của phần cứng tích hợp. Điều này sẽ bảo đảm B-21 Raider có thể liên tục đáp ứng mối đe dọa đang phát triển trong nhiều thập kỷ tới.
7. Một đội ngũ quốc gia.
Kể từ khi hợp đồng được trao vào năm 2015, Northrop Grumman đã tập hợp một đội ngũ toàn quốc để thiết kế, thử nghiệm và chế tạo máy bay tấn công tiên tiến nhất thế giới. Đội ngũ B-21 bao gồm hơn 8.000 người từ Northrop Grumman, các đối tác trong ngành và Không quân. Đội ngũ này bao gồm hơn 400 nhà cung cấp trên 40 tiểu bang.
8. Duy trì.
Hoạt động dài hạn và khả năng chi trả cho duy trì đã là ưu tiên của chương trình B-21 ngay từ đầu. Với sự hợp tác của Không quân, nhóm của chúng tôi đã biến khả năng bảo trì trở thành một yêu cầu quan trọng ngang bằng với hiệu suất tàng hình để bảo đảm chúng tôi đang thúc đẩy các hoạt động có giá cả phải chăng hơn, có thể dự đoán được và kết quả duy trì.
9. Tiếp cận toàn cầu.
B-21 Raider đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ chiến lược răn đe chiến lược của quốc gia chúng ta. Ngoài khả năng tấn công chính xác tầm xa tiên tiến giúp Chỉ huy tác chiến có thể giữ bất kỳ mục tiêu nào, ở bất kỳ nơi nào trên thế giới trong tình trạng nguy hiểm, B-21 còn được thiết kế như một thành phần dẫn đầu của một hệ thống lớn hơn sẽ cung cấp khả năng tình báo, giám sát và trinh sát, tấn công điện tử và khả năng kết nối mạng đa miền. Trong môi trường an ninh toàn cầu năng động, B-21 sẽ cung cấp sự linh hoạt và khả năng răn đe quan trọng đối với an ninh của Hoa Kỳ và các đồng minh của chúng tôi.
10. Raider.
B-21 Raider được đặt tên để vinh danh Cuộc đột kích Doolittle trong Thế chiến II khi 80 phi công do Trung tá James "Jimmy" Doolittle chỉ huy và 16 máy bay ném bom hạng trung B-25 Mitchell thực hiện một nhiệm vụ làm thay đổi tiến trình của Thế chiến II. Hành động của 80 tình nguyện viên này đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi động lực tại chiến trường Thái Bình Dương. Cuộc đột kích này đánh dấu một chất xúc tác cho vô số tiến bộ trong tương lai về ưu thế trên không của Hoa Kỳ trên bộ hoặc trên biển. Tinh thần dũng cảm của Doolittle Raider chính là nguồn cảm hứng cho cái tên B-21 Raider.
B-21 RAIDER FIRST FLIGHT
Nguồn:https://www.northropgrumman.com/what-we-do/air/b-21-raider/10-facts-about-northrop-grummans-b-21-raider
Tuesday, August 27, 2024
NHỮNG ÂM MƯU CHO NGÀY 02 THÁNG 09 NĂM 1945
Sau Hội Nghị Potsdam (Germany, July 17-August 2, 1945, Liên Sô, Hoa Kỳ, Anh) Hồ Chí Minh (HCM) đã biết ý định của đồng minh là bằng lòng cho Pháp tái chiếm Đông Dương để dẹp làn sóng đỏ. Pháp theo chân Anh về miền Nam Việt Nam để cùng quân đội Anh giải tàn quân Nhật (Nhật-Đức-Ý thất trận khi đối đầu với quân đội đồng minh), nhưng thật ra tướng Douglas của Anh đã giúp Pháp mở cửa nhà tù cho quân Pháp ra để đương đầu với quân Việt cộng tại Saigon. Những chuẩn bị của HCM trong giai đoạn này thế nào? Phần trình bày sau đây dựa vào cuốn “Why Vietnam? Prelude to America’s Albatross,” 1980, tác giả Archimedes Patti, Điều Hành Trưởng cơ quan tình báo OSS của Hoa Kỳ.
Vài ngày trước khi Nhật bị 2 trái bom nguyên tử và đầu hàng đồng minh, HCM đã có buổi nói chuyện với ông Archimedes Patti.
He would assure them “and the world” that Vietnam from north of south would be reduced to ashes, even if it meant the life of every man, woman, and child, and that his government’s policy would be one of “scorched earth to the end.” This statement from a man who was a master of understated diplomacy was, I knew, not an idle threat and I still remember it vividly. (page 4)
Ông ta quả quyết với họ (Pháp) và cả thế giới rằng nước Việt Nam từ nam tới bắc sẽ trở thành tro bụi, ngay cả nó có nghĩa lấy cả sự sống của mỗi người đàn ông, đàn bà, và trẻ con, và chính sách của chính phủ của ông ta là “tiêu thổ tới cùng.” Câu nói này từ một người đàn ông mà ông ta là tổ sư của lối ngoại giao lưu manh gian hùng. Tôi biết, đó không phải là một sự đe doạ vu vơ và tôi còn nhớ nó một cách linh động.
Lúc này là mới vào trung tuần tháng 8. Ý đồ cướp chính quyền đã thúc đẩy HCM vận động Hoa Kỳ ủng hộ, cũng như đánh tiếng cho thế giới biết rằng ông ta sẽ chiến tranh với nước Pháp cho dù chết hết cả người Việt Nam. Nên nhớ ngay lúc này là phe Pháp Charles de Gaulle. De Gaulle đã nhiều lần đánh cáp cho Tổng Thống Truman là Hoa Kỳ phải nên giúp nước Pháp tái chiếm dẹp làn sóng đỏ, nếu không tại nước Pháp sẽ bị phe Đảng Cộng Sản Pháp lãnh đạo. Thế nên kết quả của Hội Nghị Potsdam là có sự sắp xếp cho quân Pháp theo chân quân đội Anh vào Saigon vào tháng 9/1945.
Phe Việt Minh của Hồ đã cướp chính quyền ngày 17/8/1945, và sau đó chính thức tuyên bố ngày 19/8/1945. HCM tổ chức 2 buổi xuống đường. Thứ nhất vào ngày 26/8/1945, với ý đồ mời gọi phái đoàn tình báo OSS, đại diện bởi thiếu tá Patti, nhưng Patti đã không đến dự. Đây phải là lệnh từ Washington. Trước đó một ngày, đài phát thanh đã kêu gọi dân ra đường dự buổi meeting đón “phái bộ đồng minh”, nhưng chờ khá lâu không thấy bóng dáng một người OSS nên HCM mới ra lệnh cho đoàn đại biểu kéo cờ và giàn nhạc đến ngay trước văn phòng OSS tại Hà Nội. Hình ảnh dẫn chứng sau đây.
26 tháng 8, 1945, Hà Nội. Hồ Chi Minh gửi một đoàn đại biểu chính thức dẫn đầu là Võ Nguyên Giáp đến hoan nghênh phái đoàn OSS Hoa Kỳ tại Hà Nội. Khi ban nhạc đánh bản Quốc Ca Hoa Kỳ, Giáp và đoàn đại biểu cùng với tác giả (Patti) và đội OSS chào cờ Hoa Kỳ
30 tháng 8, 1945, Hà Nội. Buổi xuống đường chống Pháp
Trong lúc quân đội Anh và Pháp đến Nam Việt Nam dẹp tàn quân Nhật chiếu theo Hội Nghị Potsdam, HCM cho làm buổi xuống đường chống Pháp tại Hà Nội, vào ngày 30/8/1945. Hồ đã thấy ra ý định Pháp tái chiếm Đông Dương mà phải có sự hỗ trợ của Mỹ. Sự sắp đặt không cho Thủ Tuớng Chính Phủ Lâm Thời Charles de Gaulle tham dự Potsdam và Yalta có lẽ, một cách không ồn ào, để làm nhẹ làn sóng quân đội Pháp tái chiếm dẹp làn sóng đỏ, mà trước đó thế cai trị thực dân của Pháp còn ám ảnh cho một số người trên thế giới.
Perhaps Ho, a master of conspiratorial maneuvers, was thinking in terms of what we Americans called “If you can’t beat them, join them” a tactic he had been known to use with some success.(page 235)
Có thể Hồ, một tổ sư của những tên thủ đoạn, đã nghĩ như cách nói của người Mỹ là “Nếu anh không thể thắng họ, hãy cộng tác với họ” một sách lược mà Hồ đã dùng được người ta biết có một vài kết quả.
Đúng như ông thiếu tá tình báo Patti ghi nhận về bản chất của HCM, ông ta thừa biết Mỹ và Anh đứng sau lưng quân đội Pháp để đánh Việt cộng tại Saigon, nhưng vẫn làm ra mặt thân thiện với người Mỹ để mong được Hoa Kỳ công nhận.
Trước 2/9 vài ngày, HCM đã mời ông Patti giúp ý kiến về bài phát biểu. Patti ngạc nhiên khi nghe người thông dịch đọc những câu vô đầu của bài văn ấy. Không biết phải giải quyết như thế nào, vì không có luật pháp nào cấm một người dùng một câu nguyên văn trong Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ. Lòng tự ái dân tộc nổi lên lại vừa thầm nghĩ tên lãnh tụ cộng sản này sao mà ngu ngơ đến thế…Patti hỏi vặn lại HCM là ông có thực sự muốn đọc những lời tuyên bố bất hữu ấy của nước Mỹ (immortal statement)? Hồ trả lời tại sao lại không! I don’t know why it nettled me – perhaps a feeling of proprietary right, or something equally inane. (page 223) –Tôi không hiểu tại sao nó làm tôi khó chiụ – có thể là một cảm giác của quyền sở hữu riêng, hay là một điều gì đó đồng nghĩa với sự ngu ngốc.
HCM chuẩn bị ra mắt tại Ba Đình Hà Nội ngày 2/9/1945, với hình thức tổ chức và nội dung chính trị mà ông Patti gọi là ” một chi nhánh đặc biệt của chủ nghĩa cộng sản” (A special brand of communism). Ngày 1/9, đại úy Grelecki và thiếu tá tình báo Patti đã quan sát khu vực tổ chức. Có nhiều biểu ngữ, trong đó có ” Chào mừng đồng minh Mỹ – Welcome the Allies, particularly the Americans…”
Patti có hỏi một nhân viên an ninh tại đó về ngày hôm sau, ngày 2/9. Ông ta trả lời: ngày mai, người dân sẽ tiếp nhận một chính phủ mới, lãnh đạo là HCM. Patti ghi là ông này cũng chưa hề gặp HCM, không thấy hình ảnh, ngay cả cũng không biết ông Hồ từ đâu tới chỉ biết HCM ở nước ngoài nhiều năm. Hỏi ông ta có biết HCM liên kết với nhóm chính trị nào không, ông ta trả lời nhóm đó là Việt Minh.
Did he know that Viet Minh was communist? He seemed confused and embarrassed, then confessed he did not really know what I meant by communist…I was to experience this phenomenon many times in the weeks I spent in Hanoi. (page 240)
Ông ta có biết Việt Minh là cộng sản? Ông ta có vẻ như bối rối và ngượng, rồi thú nhận là ông ta không biết ý tôi muốn nói khi đề cập tới cộng sản. Tôi đã kinh nghiệm hiện tượng này nhiều lần trong những tuần lễ tôi tốn thời gian tại Hà Nội.
Ông Patti đã đi lòng vòng hỏi rất nhiều người về HCM và chính phủ đang thành lập, nhưng không ai biết gì để trả lời chỉ tỏ vẻ chấp nhận, ngoại trừ khoảng 4 người nhập nhằng cho rằng cũng có thể không tốt và cũng có thể tốt.
Buổi chiều ngày 1/9/1945
HCM mời Grelecki và Patti dự cơm chiều tại dinh hang Bac Bo. Mục đích là muốn khai thác ông Patti để quan sát tìm hiểu sâu hơn về đường lối của Hoa Kỳ đối với Đông Dương, nhất là vai trò của Pháp.
Trong buổi chiều này có mặt Hoàng Minh Giám. Patti ghi nhận ông Giám
có đề cập tới Hội Nghị Liên Hiệp Quốc tại San Francisco, 25/4/1945-
26/6/1945, bao gồm 50 quốc gia trên thế giới, liên quan tới những vấn đề
cần thiết sau thế chiến thứ 2. Trụ cột là 5 cường quốc gồm Hoa Kỳ, Anh,
Liên Sô, Trung Quốc, Pháp. Ông Giám cho rằng kết quả hội nghị đã không
lưu ý tới chương trình của HCM, mà lại bằng lòng cho Pháp trở về Đông
Dương.
Tài liệu: The Pentagon Papers (Boston: Beacon Press, 1971): Truman and The Occupation of Indochina, 1945
Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Stettinius đã tường trình về Washington sau Hội Nghị tại San Francisco, rằng Bộ Trưởng Ngoại Giao Pháp, ông Goerges Bidault, tỏ ra bằng lòng cách giải quyết của Hoa Kỳ về vai trò của Pháp tại Đông Dương
Bidault seemed relieved and has no doubt cabled Paris that he received renewed assurances of our recognition of French sovereignty over that area. Bidault tỏ ra an tâm và vững tin gửi giây cáp về Paris rằng ông đã nhận sự cam đoan mới của chúng ta là nhìn nhận chủ quyền của người Pháp tại vùng đó.
Đây là vào cuối 6/1945. Đến 17/7/1945 là bắt đầu Hội Nghị Potsdam. Phe Hồ đã nắm rõ đường lối của đồng minh đối với vấn đề Đông Dương, đó không gì hơn là cho Pháp theo Chân Anh về dẹp làn sóng đỏ do HCM, một quốc tế cộng sản, gây ra. Khi chia tay tại buổi cơm chiều này, Giáp còn nói câu chót với Patti rằng có nhiều người Pháp (high ranking French officials) đang nhảy nằm vùng để theo dõi, nhất là ngay hôm sau 2/9.
Ngày 2/9/1945
HCM đã chính thức mời phái đoàn của OSS đến dự ngày 2/9, nhưng Chỉ Huy Trưởng OSS đã từ chối:
I had decided not to accept Ho’s invitation to the official platform but to view the ceremonies only as an observer in the crowds. (page 249) – Tôi đã quyết định từ chối thư mời của Hồ đến dự tại mặt phẳng khán đài, nhưng nhìn buổi lễ, chỉ như là một người quan sát đứng trong đám đông.
Ông Patti còn ghi nhận ngay ngày này có những biểu tượng rùng rợn lên án chế độ thực dân, nhất là hình ảnh minh hoạ một người Việt Nam cúi đầu để lính Pháp chặt…
Ngay lúc này, 2020, chủ trương “sáng tạo” những câu chuyện ác độc để nói về đối thủ để che lấp cái ác của chế độ độc tài cộng sản vẫn còn nhan nhãn mọi miền. Tuổi trẻ sinh sau đẻ muộn bị nhồi nhét những điều không có thật. Một số thanh niên ngày nay làm Youtube, lãnh lương Mỹ trả đều đều hàng tháng, có người mua được nhà, xe hơi… Những con đường quanh co tuyệt đẹp trên vùng đồi núi hùng vĩ được Pháp tạo dựng trong những vùng dân tộc thiểu số miền Bắc, những buildings kiến trúc theo lối Tây Phương, những đường xe lửa, trường học, nhà thờ, v.v….Ngay cả những trí thức của cộng sản cũng được đào tạo từ trường lớp của Pháp như Võ Nguyên Giáp… Lòng đang nghĩ tới công lao người Pháp, ngưỡng mộ tinh thần khai phóng của họ, nhưng không tránh khỏi cái tuyên truyền của búa liềm đè nặng. Một nơi tại Lào Cai có trưng bày gọi là “di tích” người Pháp mổ bụng Việt Minh…
Sau lời tuyên bố của HCM là đến Võ Nguyên Giáp. Trong phạm vi ngoại giao với các nước, Giáp đã cố tình cho mọi người chú ý tới Hoa Kỳ và Trung Quốc (Tưởng Giới Thạch). Giáp nói họ là hai quốc gia đồng minh đã ủng hộ Việt Minh. Lạ lùng là Giáp không đá động gì tới Liên Sô, một đàn anh cộng sản quốc tế của Hồ. Ông Patti cũng không quan tâm gì tới lời phát biểu của Giáp. Sáng hôm sau, báo Đảng và điạ phương đăng tin Giáp ca ngợi Hoa Kỳ là đồng minh hỗ trợ tích cực cho tập đoàn HCM chống Pháp giành độc lập. Họ không hề đăng tin ông Patti đã chính thức từ chối đứng trên khán đài, mà chỉ đứng tại đám đông để quan sát. Đã có lần Patti yêu cầu phe Hồ nên gỡ biễu ngữ “đồng minh.” Vấn đề là phe Hồ bất chấp Hoa Kỳ và Pháp nghĩ họ thế nào, miễn sao lường gạt được dân chúng mà HCM cho là 95% mù chữ.
Sau khi đọc hết nguyên văn (transcript) của HCM được dịch ra tiếng Anh (translated and transmitted by radio to Kunning) tại buổi ra mắt, Patti liền viết tường trình về Washington DC. Patti ghi lại chi tiết HCM kể rất nhiều về tội của Pháp đối với người Việt Nam mà Patti cho là Hồ đã dựng chuyện quá mức tưởng tượng.
Ho was relentless in his accusations (page 251) – Hồ đã rất tàn nhẫn trong việc kết tội người khác.
(Lên án Pháp nặng nề như vậy, rồi 6 tháng sau HCM đội Pháp lên đầu ca ngợi, rước Pháp về cai trị, cho 15 ngàn quân đội Pháp về miền Bắc, ký Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946. Tại sao? Bởi vì phe cánh Pháp này là cộng sản đang nắm quyền trong chính phủ lâm thời)
Đến ngày nay khi đọc lại những giòng chữ này của tác giả Archimedes Patti khi viết về HCM, chúng tôi mới nhận ra những sự thật chắc hơn về giai đoạn lịch sử vô cùng phức tạp, mà những ứng xử của người lãnh đạo cơ quan tình báo OSS không thể cho là hời hợt. Có những tin cho rằng Patti đã thân thiện với phe Hồ và làm lợi cho họ. Người Pháp cũng đã nghĩ như vậy. Có lần ông Patti đã bị triệu hồi về Washington là vậy. Bộ máy tuyên truyền của nhà nước độc tài Hà Nội thì khó mà lường. Họ tuyên truyền, đăng tin tạo dựng, thủ đoạn, xanh vỏ đỏ lòng…
Vũ lực và dối trá. Lên án và trình bày tội ác của Đảng Cộng Sản Việt Nam không phải vì lòng thù hận riêng tư, mà phải là bổn phận của những ai còn quan tâm tới tiền đồ của dân tộc, quan tâm tới những thế hệ bị nhồi nhét những sai lầm vô bổ.
Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện với 27 năm tù cộng sản:
Ôi thằng Tây mà trước kia người dân không tiếc máu xương đánh đuổi
Nay họ xót xa luyến tiếc vô chừng
Nhờ vuốt nanh của lũ thú rừng
Mà bàn tay tên cai trị thực dân hoá ra êm ả!...
Là quỷ, là ma, là thú dữ?
Gian manh, tàn ác, đê hèn
Lũ cưỡi đầu, bóp cổ dân đen
Để gọi chúng, tiếng người không đủ chữ!…
Bút Sử
Nguồn: Why Vietnam?, Archimedes L.A. Patti, 1980