Chiến dịch Mỹ hạ sát đô đốc Nhật chỉ huy trận Trân Châu Cảng
Bất
chấp thất bại trong trận Midway năm 1942, Nhật vẫn kiên quyết không đầu
hàng, thúc đẩy Mỹ lên kế hoạch hạ sát đô đốc Isoroku Yamamoto.
Yamamoto,
đô đốc nổi tiếng nhất của hải quân Nhật khi đó, là người chỉ huy cuộc
tập kích bất ngờ vào căn cứ Mỹ ở Trân Châu Cảng hồi tháng 12/1941. Chỉ
trong hai giờ, đợt tấn công đã phá hủy 4 tàu chiến, gần 190 phi cơ,
khiến hơn 2.000 lính Mỹ thiệt mạng và khoảng 1.200 người bị thương. Trận
đánh này được coi là "nỗi nhục" với Mỹ và dẫn tới quyết định tham gia
Thế chiến II.
Yamamoto
được đánh giá là một người tài năng và vô cùng thông minh, nhận được sự
tôn trọng từ cả hai bên chiến tuyến. Trước chiến tranh, ông đã sống vài
năm tại Mỹ và học ở Đại học Harvard, nên từng phản đối cuộc chiến với
nước này, thậm chí là việc gia nhập Hiệp ước Ba bên với Đức và Italy,
hình thành nên phe Trục.
Mục
tiêu của Yamamoto chỉ là một lòng phụng sự đất nước. Dù nhận thức được
rằng Nhật đã lựa chọn con đường sai lầm, đô đốc này vẫn hỗ trợ tổ quốc
hết sức có thể.
Đô đốc Isoroku Yamamoto của hải quân Nhật Bản trong Thế chiến II. Ảnh: Dan Hampton
Vị trí máy bay chở Đô đốc Yamamoto bị bắn hạ.
Chiến đấu cơ P-38 Lightning (Tia chớp)
Trung úy Rex Barber của Mỹ là người khai hỏa vào oanh tạc cơ đầu tiên
"Trong
6-12 tháng đầu tiên của cuộc chiến với Mỹ và Anh, tôi sẽ hành động
quyết liệt và lần lượt giành chiến thắng. Nhưng nếu chiến tranh vẫn tiếp
diễn sau đó, tôi không kỳ vọng vào thành công", Yamamoto nói trong một
cuộc họp với nội các Nhật, điều sau này trở thành hiện thực với thất bại
nặng nề của hải quân Nhật trong trận Midway, sự kiện định đoạt mặt trận
Thái Bình Dương.
Ngày
14/4/1943, các chuyên gia mật mã Mỹ đã thu thập và giải mã được một bức
điện về kế hoạch thị sát của Yamamoto tại Quần đảo Solomon. Bức điện
chứa nhiều thông tin chi tiết, như thời gian khởi hành, địa điểm, tuyến
đường bay chính xác, thậm chí cả số lượng và loại máy bay được triển
khai làm nhiệm vụ này, tạo thời cơ cho Mỹ hạ sát đô đốc Nhật.
Tổng
thống Mỹ Franklin Roosevelt khi đó tỏ ra dứt khoát và không suy tính gì
thêm sau khi nghe về Chiến dịch Báo thù. Kế hoạch được tất cả thành
viên trong bộ máy lãnh đạo Mỹ phê chuẩn chỉ trong vòng ba ngày, thuộc
loại nhiệm vụ tuyệt mật và khẩn cấp.
Chiến
đấu cơ P-38 Lightning (Tia chớp), một trong những loại chiến đấu cơ
hiệu quả nhất thế giới, được lựa chọn thực hiện chiến dịch nhờ khả năng
bay đường xa vượt trội hơn bất kỳ máy bay nào khác trong kho vũ khí của
Mỹ. Phi đội gồm 18 chiếc P-38 chỉ biết họ được giao nhiệm vụ "đánh chặn
một quan chức cấp cao" của Nhật. Trong mỗi tốp 4 chiến đấu cơ sẽ có một
chiếc nhận trách nhiệm "tiêu diệt", số còn lại yểm trợ cho chiến đấu cơ
tấn công.
Các
sĩ quan tham mưu Mỹ đặt ra khả năng máy bay chở Yamamoto di chuyển theo
đường thẳng từ Rabaul, Papua New Guinea, đến sân bay Balalae trên quần
đảo Solomon, dài khoảng 507 km. Dựa vào đó, Washington phải dự đoán thời
gian và vị trí đụng độ, đồng thời hy vọng các phi công Nhật không trì
hoãn chuyến bay hoặc thay đổi tuyến đường.
Tướng
John Mitchell, chỉ huy Chiến dịch Báo thù, tính toán rằng vụ đánh chặn
sẽ xảy ra vào 9h35 sáng 18/4/1943, vài phút trước khi máy bay chở
Yamamoto hạ cánh xuống Balalae.
7h
hôm đó, chỉ có 16 chiến đấu cơ P-38 cất cánh từ sân bay Kukum Field
trên đảo Guadalcanal thuộc quần đảo Solomon, do hai chiếc gặp trục trặc.
Thêm vào đó, phi đội phải tránh radar và vùng biển địch kiểm soát bằng
cách bay thấp, ở độ cao hơn 12 m so với mực nước biển, hoàn toàn không
trao đổi qua sóng vô tuyến suốt chặng đường dài 640 km.Lực
lượng Mỹ đã gặp may mắn khi mọi thứ diễn biến theo đúng dự tính ban
đầu, không bên nào thay đổi kế hoạch. Trận không chiến bắt đầu lúc 9h34
gần đảo Bouganville thuộc Papua New Guinea. Các phi công Mỹ phát hiện
hai oanh tạc cơ Mitsubishi G4M của Nhật được 6 chiến đấu cơ Mitsubishi
A6M Zero hộ tống.
Vị trí máy bay chở Đô đốc Yamamoto bị bắn hạ. Đồ họa: Google.
Trung
úy Rex Barber của Mỹ là người khai hỏa vào oanh tạc cơ đầu tiên, bắn
trúng động cơ bên phải khiến máy bay bốc cháy và rơi xuống rừng. Đây
chính là phi cơ chở đô đốc Yamamoto. Oanh tạc cơ thứ hai chở phó đô đốc
Matome Ugaki của Nhật cũng bị trung tá Besby Holmes bắn hạ và lao xuống
biển.
Ugaki
được giải cứu và sống sót, nhưng Yamamoto thì không. Đô đốc nổi tiếng
của Nhật trúng hai phát đạn và tử vong trước khi máy bay rơi xuống. Thi
thể ông được tìm thấy vào hôm sau, hỏa táng rồi gửi về Tokyo trên thiết
giáp hạm Musashi, con tàu cuối cùng mà Yamamoto làm chỉ huy.
Một
tháng sau, người dân Nhật được thông báo về cái chết của Yamamoto, mất
mát được cho là to lớn với nước này. Ngược lại, tinh thần của người Mỹ
dâng cao nhờ Chiến dịch Báo thù, khi một trong những kẻ thù nguy hiểm
nhất của họ đã bị loại bỏ.
Ánh Ngọc (Theo War History) Hình ảnh bổ sung Andy Van
No comments:
Post a Comment