; }

Sunday, February 28, 2016

BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NIÊN TRƯỞNG TRỊNH XUÂN LẠNG (CHT/ĐƠN VỊ 17)

trích đoạn bài của Đại tá NGUYỄN HUY HÙNG
trong Hồi ký : DUYÊN NỢ TRUYỀN TIN 




  1.   . . . . . . . .1.- Thiết trí một giàn máy mẫu đơn giản trên xa bàn, để giới thiệu Hệ thống tổng đài điện thoại tự động của hãng OKI (Nhật) mới thiết trí tại Bộ Tổng Tham Mưu, có khả năng cung cấp hàng ngàn đường dây nối các máy điện thoại liên lạc suốt 24/24 giờ, quanh năm ngày tháng, giữa các Cơ quan Đơn vị Quân lực tại Thủ đô Saigon. Hai người xem đứng bên nhau, một người nhấc máy điện thoại lên, quay số máy điện thoại của người kia, trong khi quay đĩa số có thể nhìn thấy các tầng relay selector tự động vận hành để tìm số và nối cuộc điện đàm giữa 2 máy với nhau, không cần đến chuyên viên tổng đài ngồi nghe để tiếp nối đường dây như loại tổng đài thường dùng xưa nay ai cũng biết.

    2.- Thiết lập một hệ thống chuyển vận hỗn hợp dây (CF1, CF2) và vô tuyến (siêu tần số) ngay trong gian hàng, để giới thiệu cho người xem thấy được hiệu năng cao của phương tiện truyền tin hiện đại đang được Quân lực Việt Nam Cộng hoà xử dụng. Người ta có thể cho 4 máy viễn ấn tự và 3 máy điện thoại cùng hoạt động để trao đổi tin tức giữa các đơn vị đóng xa nhau hàng trăm cây số, trên cùng một đường dây, chuyển qua cùng một tần số vô tuyến, trong cùng một thời gian.Tổng Thống Diệm tỏ lộ sự hài lòng, khi thấy một trong các máy viễn ấn tự đang hoạt động liên tục không người điều khiển, in ra lần lần hình của Tổng Thống xếp bằng những hàng chữ X trên trang giấy, khi ông dừng chân nghe Trung Tá Khương Chỉ huy trưởng Viễn Thông trình bầy về công dụng và lợi ích của loại phương tiện truyền tin tối tân quân đội đang xử dụng (thời 1956).



    3.- Một giàn máy trưng bầy kỹ thuật Vô tuyến truyền hình thu phát tại chỗ (close circuit TV), được đặt ngay giữa gian hàng cho khách thăm viếng chiêm ngưỡng. Quang cảnh các người đang đứng xem trước máy thu hình, được ghi nhận, chuyển qua hệ thống điện tử và hiện ngay lên trên màn ảnh nhỏ của chiếc máy TV để bên cạnh.

    Lúc đó Saigon chưa có hệ thống Vô tuyến Truyền hình, nên mọi người rất thích thú đứng coi và trầm trồ ca ngợi. Họ trông thấy chính họ cùng các bạn đứng bên đang làm gì, nói gì, máy cũng thu vào và chuyển ngay lên màn ảnh trước mặt cho họ coi. Thật lạ lùng ngạc nhiên đối với các vị cao tuổi, không có hoàn cảnh tìm hiểu những phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, và những người chưa có dịp đi nước ngoài, chưa được thấy Vô tuyến Truyền hình. Theo tin tức do anh Trịnh Xuân Lạng cho biết thì hệ thống Truyền Hình Cable trình bầy trong gian hàng của Binh chủng Truyền Tin này là do hãng Nippon Electric Company (NEC) đem từ Nhật sang cho mượn và thiết trí trưng bầy. Lúc đó anh Lạng là Thiếu Úy thuộc Phòng Mật Mã Trung Ương, nhờ sinh trưởng bên Hồng Kông nên có khả năng anh văn rất vững, nên đã được BCH Viễn thông yêu cầu cho biệt phái sang Phòng Kỹ thuật để làm việc giao dịch với các Công ty OKI, Nippon Telegraph Telephone Public Corporation (NTTPC), và Nippon Electric Company (NEC) của Nhật Bản đang thực hiện các công tác thực hiện dự án nghiên cứu thiết trí hệ thống điện thoại tự động tại Saigon và hệ thống Siêu tần số và Vi ba đa mạch cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa đặt dọc theo duyên hải miền Nam Việt Nam từ Saigon đến Gio Linh (Quảng Trị).

Friday, February 26, 2016

CHIẾC PHI CƠ EC 47 VÀ THIẾT BỊ ARDF TÌNH BÁO ĐIỆN TỬ


Phi cơ EC-47D Dakota

          Phi cơ EC-47D Dakota chính là một dạng phi cơ quân sự, được đặc biệt trang bị thêm các máy móc điện tử dùng trong không thám điện tử, của phi cơ DC-3 Dakota của hảng Douglas nổi tiếng là chiếc phi cơ được thiết kế thành công nhứt trong lịch sử hàng không thế giới (hiện nay DC-3 là phi cơ đang còn được sử dụng có tuổi đời cao nhứt thế giới –ra đời từ năm 1936-- ; vào năm 2013 người ta ước lượng vẫn còn có khoảng 2.000 chiếc DC-3 còn đang được sử dụng trên khắp thế giới). 

          Phi cơ EC-47D Dakota mang những đặc tính như sau: 38

-      Chiều dài: 19,43 m

-      Sải cánh: 29,41 m

-      Chiều cao: 5,18 m

-      Trọng lượng: 8.226 kg

-      Ðộng cơ: 2 động cơ cánh quạt Pratt & Whitney R-1830-90C, 1,200 mả lực mổi cái

-      Vận tốc: 380 km/giờ

-      Tầm hoạt động: 2,575 km

-      Cao độ tối đa: 8.045 m

-      Phi hành đoàn: 3
-     .
 Phi cơ. C-47 được trang bị với một  khu vực  phía sau đủ lớn để chứa một chiếc xe jeep và được tăng cường một hầm chứa hàng. Chuyến bay đầu tiên của C-47 là vào 23 tháng 12 năm 1941, ngay sau khi  Mỹ sản xuất vào Thế chiến II. Douglas cung cấp một chuyển đổi vào cuối năm 1940 để cải thiện hiệu suất cất cánh và động cơ để tăng tốc độ.  

Đối với các cuộc chiến tranh Đông Dương, C-47 tiếp tục nhiệm vụ vận chuyển, nhưng đã vào nhiệm vụ bổ sung, chẳng hạn như trinh sát điện tử và phi cơ chiến đấu. Các phi cơ trinh sát điện tử này có ba loại, EC-47N, EC-47P và EC-47Q.
  Bên trong phi cơ trang bị các máy móc điện tử để truy tầm và kiểm thính các máy  truyền tin của địch quân, và đặc biệt là để truy tầm và định vị các máy phát tín hiệu của địch quân thường được gọi tắt là ARDF (airborne radio direction finding), vấn đề này rất quan trọng vì máy phát tín hiệu thường là bên cạnh các vị chỉ huy các đơn vị tác chiến ngay tại chiến trường. Sau khi xác định được đường kính của khu vực mục tiêu (khoàng 300 m), các oanh tạc cơ (có khi là cả phi cơ B-52) sẽ được gọi đến để thanh toán mục tiêu




Navigator C-12 compass, swiches and dials                                   ALR-34/35 Systems Navigator console after 1968



Nó phải được hiểu rằng ARDF được định vị các máy phát vô tuyến, được cho là gần với một chỉ huy chiến thuật và lực lượng của mình. Đối với hầu hết các phần, EC-47 nhắm mục tiêu truyền thông tần số cao thấp được hỗ trợ mà cũng thường xuyên được sử dụng bởi quân đội Bắc Việt và các đơn vị kẻ thù khác.
 
Phi cơ không vũ trang và hộ tống. chỉ có 16 trái khói ở sau đuôi đề chống hỏa tiển tầm nhiệt SA7; Bay một mình trong một khu vực mục tiêu lớn
Chiếc
phi cơ bay chậm, vào khoảng 100-120 hải lý. Nó thường bay vào khoảng 10.000 ft. Nhưng sẽ phải thay đổi độ cao của mình tùy thuộc vào thời tiết. Nó có thể  được hạ xuống 5-8,000 ft. Hoặc lên đến độ cao 12.000 ft. 
Antennas


EC-47 Skyktrain

  • 360th Tactical Electronic Warfare Squadron 8 April 1966 - 31 August 1971 (EC-47N/P/Q Tail Code: AJ)
  • Deployed from 1st Air Commando Wing, England AFB, Louisiana.
  • Reassigned to 1st Air Commando Wing, Hurlburt Field, Florida
  • 361st Tactical Electronic Warfare Squadron 8 April 1966 - 31 August 1971 (EC-47N/P/Q Tail Code: AL) (Nha Trang AB)
  • Deployed from 1st Air Commando Wing, England AFB, Louisiana.
  • Inactivate
  • 362d Tactical Electronic Warfare Squadron 1 February 1967 - 31 August 1971 (EC-47N/P/Q Tail Code: AN) (Pleiku AB)
  • Deployed from 1st Air Commando Wing, England AFB, Louisiana.
  • Inactivated
THỚI TÍN tổng hợp chuyển dịch
Tham khảo từ : 
http://www.talkingproud.us/Military/Det3EC47s/Det3EC47s/Det3EC47sAircraft.html 

http://www.ec47.com/welcome-to-the-ec-47-history-site
THE EC-47 MISSION