NGÀY QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA 19 THÁNG 6 NĂM 1973
Friday, October 23, 2015
NGÀY QUÂN LỰC 19 THÁNG 6 NĂM 1971 & 19 THÁNG 6 NĂM 1973
NGÀY QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA 19 THÁNG 6 NĂM 1973
NSA TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM
Trụ sở Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) |
Trung tướng Michael Hayden |
Vì
không phải là một tổ chức do quốc hội Mỹ thành lập hay đề nghị nên nhìn
chung hoạt động của NSA vượt khỏi sự kiểm soát của quốc hội. Các thành
viên hoạt động trong cơ cấu NSA được coi là "miễn nhiễm" khỏi mọi sự
chất vấn từ các thành viên trong quốc hội Mỹ.
Không
những vậy, là một tổ chức có trách nhiệm thu thập các tin tức tình báo
của đối phương qua mạng lưới truyền thông vô tuyến để cung cấp những dữ
kiện quan trọng cho các cơ quan công quyền, bộ quốc phòng cũng như các
cơ cấu tình báo quốc gia khác nên NSA không có bổn phận phải liên lạc
với báo chí hoặc công khai hóa các hoạt động của mình trước công chúng.
Cho
đến gần đây, thấy quyền lực của NSA quá rộng rãi, ảnh hưởng đến quyền
tự do được hiến pháp quy định, lưỡng viện quốc hội Mỹ đã thông qua đạo
luật có tên Foreign Intelligence Surveillance Act, đồng thời cả hai viện
đều cho thành lập ủy ban tình báo để giám sát NSA. Tại Hạ Viện Mỹ hiện
nay, dân biểu Porter Goss là chủ tịch Ủy Ban Tình Báo giám sát NSA. Tuy
nhiên, hiểu biết của ông về các hoạt động của NSA vẫn rất hạn chế.
Trong
khi các cơ quan tình báo khác của Mỹ như FBI, CIA, phòng quân báo Mỹ...
đặt trọng tâm việc thu thập tin tức tình báo qua con người (HumInt -
Human Intelligence) thì trái lại NSA lại đặt trọng tâm việc thu thập tin
tức qua mạng lưới điện tử (ElInt - Electronic Intelligence), trong đó
có mạng lưới Echelon.
Trong suốt thời gian chiến tranh Việt Nam, cơ quan NSA đã duy trì một cách thường xuyên liên tục ba mạng lưới thu thập tin tức tình báo điện tử. Mạng lưới thứ nhất có bí danh là Olympic Torch. Mạng lưới này bao gồm các phi cơ thám thính U2 bay ở độ cao từ 20 cây số trở lên trên không phận Lào. Mạng lưới thứ hai có bí danh Comfy Gator.
Mạng lưới này bao gồm các phi cơ C-130 cũng bay trên không phận Lào nhưng ở độ cao từ 7 ngàn cho đến 10 ngàn thước. Về phía đông bay trên không phận biển Nam Hải và vịnh Bắc Bộ là mạng lưới thứ ba có bí danh Apple. Mạng lưới này bao gồm các phi cơ trinh thám điện tử EC-135 cất cánh từ Okinawa và bay dọc theo miền duyên hải từ Đà Nẵng đến Hải Phòng ở độ cao trên 10 cây số.
Phi cơ thám thính U2 |
Trong suốt thời gian chiến tranh Việt Nam, cơ quan NSA đã duy trì một cách thường xuyên liên tục ba mạng lưới thu thập tin tức tình báo điện tử. Mạng lưới thứ nhất có bí danh là Olympic Torch. Mạng lưới này bao gồm các phi cơ thám thính U2 bay ở độ cao từ 20 cây số trở lên trên không phận Lào. Mạng lưới thứ hai có bí danh Comfy Gator.
Phi cơ C-130 có mang phi cơ Ryan 147 drone (UAV) do thám dưới cánh |
Mạng lưới này bao gồm các phi cơ C-130 cũng bay trên không phận Lào nhưng ở độ cao từ 7 ngàn cho đến 10 ngàn thước. Về phía đông bay trên không phận biển Nam Hải và vịnh Bắc Bộ là mạng lưới thứ ba có bí danh Apple. Mạng lưới này bao gồm các phi cơ trinh thám điện tử EC-135 cất cánh từ Okinawa và bay dọc theo miền duyên hải từ Đà Nẵng đến Hải Phòng ở độ cao trên 10 cây số.
Tất cả
những phi cơ có mặt ở cả ba mạng lưới trên đều có bổn phận thu thập tất
cả những điện tín vô tuyến có trong không gian rồi gửi về Thái Lan hoặc
Okinawa. Tại đây, những điện tín đó sẽ được chuyển về Fort Meade ở
Maryland, Hoa Kỳ. Những bức điện tín hoặc điện đàm này nhiều khi bằng
tiếng Việt, tiếng Lào ở nguyên dạng bạch thoại nhưng cũng nhiều khi được
mã hóa. Vì vậy, một số chuyên viên có trách nhiệm giải mã các bức điện
tín hay điện đàm luôn luôn túc trực suốt ngày đêm tại Fort Meade.
Ngoài
ra, các phi cơ tình báo điện tử của Hoa Kỳ còn có trách nhiệm thu thập,
phân tích tất cả những bức điện vô tuyến từ các đài không lưu, các
trung tâm phòng không chiến lược của cộng sản Việt Nam cũng như cộng sản
Lào.
Dựa vào tài liệu lưu trữ của cơ quan NSA,
người ta được biết cơ quan NSA đã thu thập được đủ loại đủ dạng những
cuộc điện đàm khác nhau của đối phương. Thậm chí ngay cả tên người, bí
danh, mệnh lệnh tác chiến, cơ cấu báo động của cộng sản Bắc Việt một khi
có máy bay Mỹ đến oanh tạc cũng đều được ghi nhận thường xuyên.
Một
trong những nhân vật chuyên phân tích và giải mã các cuộc điện đàm vô
tuyến thu thập được là Jerry Mooney, người đã được NSA tuyển chọn từ năm
1957. Sau khi được huấn luyện để trở thành một sĩ quan tình báo chuyên
phân tích và giải mã các bản mật điện vô tuyến, Jerry Mooney được gửi
đến hoạt động tại Thổ Nhĩ Kỳ, Libya và Hồi Quốc. Khi cuộc chiến tranh
Việt Nam bước vào giai đoạn nóng bỏng, Jerry Mooney được lệnh trở lại
Fort Meade với trách nhiệm tiếp nhận và phân tích tất cả những tin tức
tình báo NSA thu thập được trên không phận vùng Đông Nam Á.
Nhưng
trong thời gian 5 năm đầu của cuộc chiến tranh, những tin tức thu thập
được của NSA xem ra phí phạm vì không được ứng dụng một cách hiệu quả
trên chiến trường cũng như tìm kiếm những phi công Mỹ bị mất tích. Nói
đúng hơn, thời gian đầu của cuộc chiến Việt Nam, NSA cố gắng đặt trọng
tâm trách nhiệm thu thập những tin tức gì có liên quan đến việc vận
chuyển người và vật liệu của cộng sản Bắc Việt trên đường mòn Hồ Chí
Minh.
Như chúng ta đã biết, ngay từ khi cộng sản quyết định tiến chiếm Miền Nam bằng võ lực vào năm 1958, cả cộng sản lẫn Hoa Kỳ đều thừa nhận vai trò quan trọng có tính cách chiến lược của đường mòn Hồ Chí Minh. Thực tế, trong thời gian hơn một thập niên, không biết bao nhiêu lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược, binh lính của cộng sản được di chuyển qua đường mòn Hồ Chí Minh trước khi thâm nhập vào Miền Nam.
Như chúng ta đã biết, ngay từ khi cộng sản quyết định tiến chiếm Miền Nam bằng võ lực vào năm 1958, cả cộng sản lẫn Hoa Kỳ đều thừa nhận vai trò quan trọng có tính cách chiến lược của đường mòn Hồ Chí Minh. Thực tế, trong thời gian hơn một thập niên, không biết bao nhiêu lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược, binh lính của cộng sản được di chuyển qua đường mòn Hồ Chí Minh trước khi thâm nhập vào Miền Nam.
Tuy nhận thức được thực tế nguy
hiểm này, chính phủ Hoa Kỳ bị trói chân trói tay vì đường mòn Hồ Chí
Minh nằm trên lãnh thổ Lào, một quốc gia trung lập. Nói đúng hơn, đây là
một quyết định sai lầm của quốc hội Mỹ qua đạo luật được mệnh danh là
"Congressional Rules of Engagement". Đây là một đạo luật ấn định những
luật lệ nhằm kiểm soát việc tiến hành chiến tranh của hành pháp đứng đầu
là tổng thống Mỹ.
Dựa vào những gì đã được phanh
phui trong thời gian gần đây, người ta thấy đạo luật trên đã có những
điều khoản thật vô lý dẫn đến những thuận lợi lớn lao cho cộng sản Bắc
Việt. Cụ thể như đạo luật đó đã ấn định không quân Mỹ chỉ được phép tấn
công các mục tiêu trên đường mòn Hồ Chí Minh như binh lính hay xe cộ
một khi mục tiêu di động. Trong trường hợp binh lính cộng sản nghỉ qua
đêm hay xe cộ của cộng sản dừng lại tại một bãi đậu xe cách đường mòn Hồ
Chí Minh khoảng 100 thước, phi công Mỹ không được phép tấn công cho dù
có phát hiện được. Thậm chí các phi công cũng không được phép tấn công
những khẩu súng phòng không điện của cộng sản được bố trí để bảo vệ
đường mòn Hồ Chí Minh (The Congress stated that lorries and men could
only be attacked while they were actually moving down the trail. Pilots
were not allowed to attack troops resting for the night or trucks
parked up in a lorry park a 100 yeards or so off the trail. They were
not even supposed to attack the anti-aircraft batteries that protected
the trail. Comfy Gator Holding an Olympic Torch. tr.33).
Chính
những điều khoản cấm đoán này đã khiến các chuyến bay của phi công Mỹ
trên không phận Lào trở nên nguy hiểm nếu không nói là tự sát. Ngay trên
lãnh thổ Bắc Việt, mạng lưới súng phòng không hoạt động bằng điện và hệ
thống hỏa tiễn SAM cũng nằm trong tình trạng bắn phi công Mỹ một cách
thoải mái mà không lo sợ bị phi công Mỹ tấn công. Đến khi tướng Lavelle,
tư lệnh đệ thất không lực Mỹ, ra lệnh cho các phi công Mỹ được quyền
tấn công các phi cơ MiG một khi chúng tấn công các pháo đài bay B-52,
lập tức ông bị truy tố tội bất tuân lệnh dám thực hiện những cuộc tấn
công trái phép tại Bắc Việt Nam.
Hậu quả
của những đạo luật vô lý trên đã khiến các nhân viên thuộc cơ quan NSA
chỉ được lệnh sàng lọc những tin tức tình báo trên không phận Lào để tìm
kiếm những cuộc di chuyển của cộng sản Bắc Việt chứ không phải phát
hiện những nơi cộng sản đồn trú.
Nhưng đột
nhiên vào ngày 25 tháng 11 năm 1968, Jerry Mooney phát hiện ra một bức
điện văn của cộng sản Bắc Việt có nội dung khác hẳn những bức điện văn
từ trước đến nay. Bức điện văn được gửi từ trung đoàn phòng không 218
đến ban tham mưu sư đoàn 367 với nội dung "Joseph C. Morrison San D.
Francisco vừa bị bắt sống và đang được giải lên bộ tư lệnh sư đoàn".
Thoạt
đầu khi nhận được bức điện tín như vậy, Jerry Mooney cho rằng người phi
công bị bắt quê ở Francisco. Nhưng sau khi phối kiểm với lực lượng
không quân tiền phương tại Việt Nam, Jerry Mooney biết được vào ngày 25
tháng 11 năm 1968 có hai phi công Mỹ tên là Joseph C. Morrison và San D.
Francisco đã bị mất tích trên không phận Việt Lào. Khi đó cả hai đang
thực hiện một phi vụ chiến thuận trên chiếc phi cơ F4D tại khu vực gần
Ban Karai Pass, một cửa khẩu hậu cần quan trọng của cộng sản giữa Bắc
Việt và Lào.
Theo báo cáo của phòng quân
báo thuộc không lực Hoa Kỳ thì phi cơ đã bị trúng đạn phòng không và cả
hai đã nhảy dù an toàn xuống mặt đất. Lúc đầu, cả hai đã nhanh chóng
tránh né được kẻ thù và Francisco đã liên lạc bằng vô tuyến với một phi
cơ Mỹ đang bay trên trời. Cuộc tìm kiếm và giải cứu được thực hiện gấp
rút nhưng không làm sao bắt liên lạc được Morrison. Đến khi cuộc giải
cứu được thực hiện thì đột nhiên, mối liên lạc với Francisco bị cắt đứt.
Từ đó, Francisco và Morrison được ghi nhận là mất tích.
Nhưng
với bức điện văn của cộng sản do Jerry Mooney phát hiện, rõ ràng cả hai
phi công trên đã bị cộng sản Bắc Việt bắt làm tù binh. Không những vậy,
Jerry Mooney còn tiếp tục sàng lọc những bức điện văn khác ghi nhận
được trong những ngày tiếp đó và phát hiện ra những chi tiết quan trọng
như sau.
Thứ nhất, hai viên phi công trên
đã bị trung đoàn phòng không 218 bắt sống. Sau cả hai được giải lên bộ
tư lệnh sư đoàn 367 lúc đó đang đồn trú tại một vùng thôn quê phía nam
của thành phố Vinh, trung phần Việt Nam. Tại đây, hai người đã bị phỏng
vấn và bị tra tấn rất dã man.
Thứ hai, sau
khi phỏng vấn, cộng sản giải hai viên phi công về trung đoàn 284 tại
trung tâm tiếp vận A72 và A1-29. Lúc đó cả hai trung tâm này đang được
xây dựng rất quy mô tại vùng Thạch Bản và Long Đại thuộc tỉnh Quảng Bình
để chuẩn bị tồn trữ một số lượng khổng lồ lương thực, vũ khí sẵn sàng
cho cuộc tấn công vào đầu năm 1972.
Thứ ba,
hai viên phi công đã bị buộc làm lao công tại một số vị trí tối mật của
cộng sản Bắc Việt. Điều này có nghĩa cộng sản đã áp đặt án tử hình cho
cả hai người nên sau này trong số những tù binh Mỹ được trao trả không
hề có tên Morrison và Francisco.
Chính
những phát hiện động trời trên đây đã khiến Jerry Mooney tin tưởng từ
xưa đến nay cơ quan tình báo an ninh NSA của Hoa Kỳ đã không biết tận
dụng những bức điện văn của kẻ thù để qua đó khai thác những tin tức
liên quan đến sự mất tích của các quân nhân Mỹ. Nhưng sau khi đệ trình
lên thượng cấp đề nghị của mình, Jerry Mooney đã phải chờ đợi tới hai
năm trời trước khi anh được phép báo cáo những gì anh đã phát hiện. Kết
quả, nếu từ năm 1963 đến 1970 chỉ có 5% tổng số phi công Mỹ mất tích
được cơ quan tình báo NSA theo dõi thì sau năm 1970 đã có tới 90% được
tường trình và lập thành hồ sơ báo cáo.Phạm Thái Lai
" NHỊP CẦU" DÂY LIÊN LẠC THÂN ÁI GIA ĐÌNH PHÒNG 7 BỘ TỔNG THAM MƯU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA
Với bao thăng trầm , mối dây liên lạc "NHỊP CẦU" ra số cuối số 35 năm 2011.
Tiếp nối thêm được số 36 qua dạng Microsoft Office Word 2007 , vào tháng 1 năm 2012 và được chuyển cho các thành viên có địa chỉ e-mail.Từ ngày 23 tháng 10 năm 2015 trang nhà Phòng 7 được thực hiện tiếp tục sinh hoạt "NHỊP CẦU"
https://phong7bttm.blogspot.com/
Subscribe to:
Posts (Atom)