; }

Friday, July 7, 2017

TẠI SAO CIA KHÔNG THỂ NGHE TRỘM ĐƯỢC ĐIỆN THOẠI TỔNG THỐNG PUTIN ?

Theo các chuyên gia bảo mật Nga, các cuộc điện thoại của Tổng thống Nga được bảo mật và mã hoá tinh vi, và nếu tình báo nước ngoài có nghe lén được cũng phải mất 90 năm mới giải mã xong.
Vì sao CIA không thể nghe trộm được điện thoại Tổng thống Putin? - ảnh 1
Để nghe lén được điện thoại của Tổng thống Putin, CIA phải mất 90 năm mới giải mã được cuộc điện thoại này - Ảnh: RIA
Trang tin Nga aif.ru ngày 20.7 có bài viết cho hay các cuộc điện đàm và liên lạc viễn thông của Tổng thống Nga được bảo mật và mã hoá chặt chẽ, tình báo nước ngoài khó lòng giải mã. Chuyên gia vô tuyến của quân đội Liên Xô, đại tá Gennady Avdeev, từng nhận huy chương anh hùng thời Liên Xô, nói với aif.ru rằng tình báo Mỹ thường xuyên cố nghe lén và giải mã các cuộc điện đàm của người đứng đầu Nhà nước Nga nhưng đều công cốc, không có cơ hội.
Ông Gennady Avdeev cũng nói chỉ có những kẻ phản bội mới là mối đe doạ cho hệ thống bảo mật của Nga.
Ông Avdeev cho hay thời gian gần đây dư luận xôn xao việc cơ quan tình báo Mỹ nghe lén trong thời gian dài các nguyên thủ quốc gia nhiều nước, như Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande cùng nhiều quan chức EU khác. Ông Avdeev lý giải rằng do Đức và Pháp đều nằm trong NATO cùng với Mỹ, các hệ thống thiết bị điện tử và công nghệ của họ tương tự Mỹ nên CIA dễ dàng nghe lén.
Còn việc nghe lén điện thoại của người dân bình thường tại Nga là không khó, ngay cả việc nếu tắt điện thoại nhưng máy vẫn còn pin thì cũng định vị được điện thoại. Việc này có thể chứng minh qua trường hợp ám sát ông Boris Nemtsov vừa qua.
Tuy nhiên nghe lén điện thoại của Tổng thống Nga là rất khó. Và nếu bắt được cuộc gọi này, tình báo nước ngoài phải mất 90 năm mới giải mã được.
Tổng thống Nga liên lạc đàm thoại qua các kênh thông tin đặc biệt, và tuỳ từng cuộc gọi mà quyết định mức độ bảo mật của chúng cũng như loại điện thoại thích hợp để sử dụng.
Ông Avdeev nói rằng việc này nhằm bảo đảm tình báo Mỹ không thể nghe trộm được, và các thiết bị này đều được các chuyên gia Nga chế tạo.
"Các thiết bị, công nghệ bảo mật đều không mua từ nước ngoài, mà do Nga tự phát triển và sản xuất trong hàng chục năm qua. Đối phương không có cơ hội nào để nghe lén cả”, ông Avdeev nhận định.
Liệu có thể nghe lén từ xa Tổng thống Nga từ văn phòng của ông? Chuyên gia Avdeev giải thích rằng có nhiều thiết bị cho phép nghe lén các cuộc nói chuyện từ xa, như thiết bị bắt được các rung động của kính cửa sổ từ cuộc nói chuyện cách đó hơn nửa km, tuy nhiên các thiết bị cảnh báo xung quanh Tổng thống Nga sẽ bắt được các xung động này và sẽ giảm thiểu chúng.
Vì sao CIA không thể nghe trộm được điện thoại Tổng thống Putin? - ảnh 2
Việc bảo mật và mã hoá thông tin liên lạc rất được chú trọng từ thời Liên Xô và đến nay tại Nga - Ảnh tư liệu aif.ru
Vì sao CIA không thể nghe trộm được điện thoại Tổng thống Putin? - ảnh 3
Huấn luyện bảo mật và mã hoá thông tin liên lạc thời Liên Xô - Ảnh tư liệu aif.ru
Việc bảo mật thông tin không chỉ quan trọng với người đứng đầu nhà nước mà còn với cả các lĩnh vực ngân hàng, doanh nghiệp, thương mại… Ông Avdeev nói rằng ngay từ thời Liên Xô, việc bảo mật rất được xem trọng, và các công nghệ thời đó vẫn được phát triển đến hiện nay.
Hệ thống điện thoại và điện tín trong quân đội Liên Xô là bí mật, cả phần cứng lẫn phần mềm. Và mối đe doạ cho quân đội không phải đến từ tính báo nước ngoài, mà là từ những kẻ phản bội.
Một trong những kẻ phản bội lớn nhất, gây thiệt hại nhiều nhất cho quân đội Liên Xô là phi công Victor Belenko. Năm 1976, Belenko lái tiêm kích hiện đại nhất thời đó là MiG-25 bay sang Nhật Bản xin tị nạn. Và Mỹ nhanh chóng khai thác con chip phân biệt “bạn và thù” trang bị trên máy bay này.
Vì sao CIA không thể nghe trộm được điện thoại Tổng thống Putin? - ảnh 4
Vì sao CIA không thể nghe trộm được điện thoại Tổng thống Putin? - ảnh 5
Máy bay MiG-25 do phi công Viktor Belenko lái bay sang Nhật Bản xin tị nạn năm 1976, đã gây thiệt hại lớn cho Liên Xô khi phải thay đổi toàn bộ hệ thống nhận dạng bạn - thù - Ảnh: USAF
Nếu các máy bay NATO đều gắn con chip này thì việc bay ra bay vào không phận Liên Xô rất dễ dàng khi hệ thống phòng không sẽ nhận diện đó là máy bay “ta”. Tình hình đó buộc Liên Xô phải thay đổi hoàn toàn hệ thống nhận dạng bạn – thù đang sử dụng, ước tính tốn kém đến 2 tỉ ruble thời đó. Viktor Belenko bị Liên Xô kết án tử hình vắng mặt, hiện đang sống ở Mỹ.
Và sau gần 40 năm, nay lại có một người đang gây ra thiệt hại tương tự cho Mỹ là Edward Snowden, cựu nhân viên cơ quan an ninh quốc gia NSA, đã cung cấp thông tin rằng Mỹ đã và đang nghe lén trên toàn thế giới, nghe lén từ bạn đến thù.
Anh Sơn

No comments:

Post a Comment