Tháp EIFFEL
Tháp Eiffel là địa
điểm không thể bỏ qua của bất kỳ du khách nào tới Paris. Là biểu tượng
của nước Pháp và là địa điểm du lịch được thăm quan nhiều nhất thế giới,
" Bà đầm thép" đã đón gần 250 triệu lượt khách từ khi được khánh thành
vào năm 1889.
Cao 324 mét, (trong đó
có 24 mét cột ăng-ten), tháp Eiffel rất dễ nhận ra từ nhiều địa điểm
trong thành phố. Quảng trường Con Người (Parvis de l’Homme, lối ra từ
bến tầu điện ngầm Trocadéro) là vị trí đẹp nhất có thể chiêm ngưỡng toàn
cảnh tháp. Khi màn đêm buông xuống, tháp Eiffel lung linh trong ánh đèn
vàng và rực rỡ với những tia sáng nhấp nháy kéo dài khoảng 5 phút đầu
tiên mỗi giờ.Dù mang tên Eiffel, nhưng bà đầm thép cao 312 mét (12 mét cột cờ) không phải do kiến trúc sư nổi tiếng Gustave Eiffel (1832-1923) thiết kế, mà là tác phẩm của hai kỹ sư cộng sự thân tín Emile Nouguier, Maurice Koechlin và kiến trúc sư Stephen Sauvestre tại công ty Levallois-Perret (ngoại ô Paris). Được Gustave Eiffel thành lập năm 1867, công ty Eiffel & Cie hoạt động dưới hình thức công ty góp vốn từ năm 1868 đến 1879, trước khi thuộc quyền sở hữu của Gustave Eiffel cho tới năm 1890, dưới tên gọi công ty xây dựng Levallois-Perret.
Tháp Eiffel vào mùa xuân.
Trong bản Báo cáo
chung (Rapport général), ông Alfred Picard, tổng thanh tra cầu đường
kiêm Chủ tịch công trình tại Hội Đồng Nhà Nước, tóm lược những lợi ích
của dự án : “Trong suy nghĩ của ông Eiffel, công trình đồ sộ trên sẽ trở thành biểu tượng huy hoàng cho sức mạnh của nền công nghiệp Pháp, chứng minh những tiến bộ vượt bậc trong nghệ thuật kết cấu kim loại,
ca ngợi sự thăng hoa chưa từng có của ngành xây dựng trong suốt thế kỷ
này, thu hút đông đảo khách thăm quan và đóng góp vào thành công cho các
buổi gặp gỡ hoà bình được tổ chức nhân 100 năm kỷ niệm nền Cộng hoà
1789”.Gustave Eiffel tin chắc công trình độc đáo này sẽ nổi tiếng khắp thế giới và thu hút du khách vì họ có thể ngắm toàn cảnh Paris và vùng ngoại ô từ trên đỉnh tháp mà không hề nguy hiểm tới tính mạng. Ông viết : “Dưới chân mình, du khách sẽ nhìn thấy thành phố rộng lớn với những công trình kiến trúc, đại lộ, tháp chuông và mái vòm hay dòng sông Seine nên thơ chảy quanh như một dải lụa bạc. Xa hơn nữa là những ngọn đồi tạo thành một vành đai xanh mướt, và phía trên những ngọn đồi là chân trời trải dài tới 180 km” (La Tour Eiffel en 1900 (Tháp Eiffel năm 1900), Paris : Masson et Cie, Editeurs, 1902).
Ngoài những lợi ích kể trên, trong trường hợp xảy ra chiến tranh, ngọn tháp hoàn toàn có thể trở thành đài quan sát hoạt động của kẻ địch từ trong vòng bán kính 70 km. Cuối cùng, tháp còn có thể trở thành trạm khí tượng thủy văn và thông tin điện báo giữa lòng Paris : sóng radio từ Tháp nối với điện Panthéon được kết nối ngay năm 1898, trạm radio quân sự được thành lập năm 1903, đài phát thanh công cộng đầu tiên vào năm 1925, sau đó là sóng truyền hình và cho đến nay là truyền hình TNT.
Ngày 08/01/1887, Bộ trưởng Thương Mại và Công Nghiệp Ed. Lockroy, phụ trách giám sát cuộc triển lãm, và ông Poubelle, tỉnh trưởng tỉnh Seine (sau này là tỉnh Paris năm 1968, trước khi trở thành một tỉnh của vùng Ile de France được hình thành năm 1977), đã ký hợp đồng với Gustave Eiffel để xây dựng một toà tháp cao 300 mét với điều kiện phải được khai thác vào đúng dịp khai mạc Triển Lãm Hoàn Cầu 1889.
Tới lúc hoàn thiện, tổng chi phí xây dựng tháp là 7.799.401,31 franc, trong đó có 1.500.000 franc là kinh phí dự trù xây cổng chào dẫn vào triển lãm được uỷ ban quản lý triển lãm giao thành ba đợt với khoản cuối cùng được thanh toán khi bàn giao công trình. Riêng năm 1889, tháp đã thu hút 1.968.287 lượt khách và thu về 5.919.884 franc.
Công ty Levallois-Perret được phép khai thác tòa tháp trong suốt thời gian diễn ra cuộc triển lãm và trong vòng 20 năm tính từ ngày 01/01/1890 : bán vé đi thang máy tới tầng thứ nhất (2 franc ngày thường và 0,50 franc ngày chủ nhật và nghỉ lễ) và tới đỉnh tháp (5 franc ngày thường và 2 franc ngày chủ nhật và lễ), xây dựng và khai thác nhà hàng, quán cafe tại các tầng... Sau thời hạn này, công trình sẽ được giao cho thành phố Paris quản lý và khai thác.
Giới văn nghệ sĩ Pháp ghét toà tháp 300 mét
Tháp Eiffel vào mùa xuân
Năm 1887, giới văn
nghệ sĩ Paris kịch liệt phản đối dự án ngay trong giai đoạn phôi thai. Ý
kiến phẫn nộ của họ được thể hiện rõ trong một bức thư chung gửi tới
ban quản lý : “Nhân danh thị hiếu nghệ thuật đặc trưng của Pháp,
nhân danh nền nghệ thuật và lịch sử Pháp đang bị đe doạ, chúng tôi -
những nhà văn, hoạ sĩ, nghệ sĩ điêu khắc, kiến trúc sư, những người yêu
vẻ đẹp nguyên vẹn của Paris cho tới nay - kịch liệt phản đối việc xây
dựng tháp Eiffel khổng lồ và vô ích ngay giữa trung tâm thủ đô...Chỉ cần hình dung một ngọn tháp nực cười sừng sững giữa Paris, giống như một ống khói nhà máy màu đen khổng lồ, nhấn chìm Nhà Thờ Đức Bà, tháp Sainte-Chapelle, bảo tàng Louvre, mái vòm điện Invalides, Khải Hoàn Môn. Mọi công trình của chúng ta bị bôi nhọ, bị thu nhỏ và biến mất trong giấc mộng kinh hoàng này...”
Ngoài giới văn nghệ sĩ, còn rất nhiều ý kiến phản đối khác vì cho rằng công trình này là bất khả thi ; dự án sẽ không tìm được lực lượng nhân công có thể làm việc ở độ cao như vậy. Dù có thành công “trên giấy”, công trình cốt thép sẽ không thể chống chọi được với sức gió và chắc chắn các thanh kim loại sẽ lắc lư trong gió. Tuy nhiên, đây không phải là điểm mà kỹ sư Eiffel bận tâm vì thép là vật liệu có sức bền cao. Hơn nữa, ngành khoa học sức bền vật liệu đã đạt tới trình độ cao cho phép tính toán chính xác sức bền và điểm ứng lực của công trình.
Sau nhiều lần thảo luận, địa điểm cuối cùng được lựa chọn để xây tháp là khu vực giữa Champs de Mars (nơi diễn ra Triển Lãm Hoàn Cầu) và quảng trường Trocadéro.
Tháp Eiffel và những con số
Trong cuốn Tháp Eiffel năm 1900, Gustave Eiffel cho biết tháp được chia thành ba tầng : tầng thứ nhất cao 57,63 mét, tầng thứ hai cao 115,73 mét và tầng cuối cùng là 276,13 mét. Tính thêm gác bao quanh ở bên trên tháp cùng với khu vực chứa đèn, ngọn tháp cao 300,51 mét so với mặt đất (chưa tính ngọn ăng-ten cao 24 mét hiện nay). Khu vực ở giữa tầng ba được Gustave Eiffel dành riêng để làm phòng nghiên cứu và một phòng tiếp khách với lối bài trí được các nhà khoa học thời đó ưa chuộng. Tường được dán giấy có mầu sắc ấm cúng, đồ dùng bằng gỗ và một chiếc đàn dương cầm tạo thêm không khí thoải mãi, thư giãn.
Bốn chân tháp được đánh số theo thứ tự gần sông Seine : trụ số 1 được gọi là Bắc - Nord, các trụ còn lại được đánh số theo chiều kim đồng hồ, lần lượt là Đông - Est (trụ số 2), Nam - Sud (trụ số 3) và Tây - Ouest (trụ số 4). Tại mỗi trụ đều có hệ thống thang máy đi từ mặt đất lên tới tầng hai, riêng trụ Nam có hai chiếc : một chiếc dành riêng cho khách của nhà hàng sang trọng Jules Vernes, chiếc thứ hai dùng để chở hàng hóa. Từ tầng hai lên trên đỉnh tháp là hai thang máy hai buồng và du khách không còn phải dừng ở giữa và đổi thang máy như trong những năm 1900. Vào thời điểm này, để đi từ mặt đất lên tầng hai, tháp Eiffel chỉ có hai thang máy thủy lực được lắp ở trụ Đông (số 2) và Tây (số 4).
Tháp Eiffel vào mùa xuân
Thang máy là bộ phận
quan trọng của công trình. Mỗi năm, tổng số lần lên xuống của toàn bộ hệ
thống thang máy tương đương với chặng đường dài 103.000 km, gấp 2,5 lần
vòng quanh Trái Đất. Nhưng bên cạnh đó, còn có hệ thống thang bộ với
tổng số bậc ban đầu là 1710 bậc (trong đó có 125 bậc để đi từ tầng ba
tới đỉnh cột cờ vào thời kỳ đó), song hiện nay chỉ còn 1665 bậc. Tuy
nhiên, cầu thang bộ từ tầng hai lên tới đỉnh tháp không được mở cho công
chúng.Từ mặt đất lên tầng một, thang bộ dành cho chiều đi lên được lắp ở trụ số 2 - Đông và 4 - Tây ; cầu thang ở trụ Nam dành cho chiều đi xuống. Còn từ tầng một lên tầng hai là bốn cầu thang bộ khác được lắp ở mỗi chân tháp : hai chiều đi lên và hai chiều đi xuống.
Khởi công ngày 26/01/1887, tháp Eiffel được khánh thành vào ngày 31/03/1889. Nhân dịp này, Gustave Eiffel đã trèo 1710 bậc thang từ mặt đất lên cắm quốc kỳ Pháp trên đỉnh tháp. Tháp Eiffel trở thành công trình lớn nhất thế giới cho tới năm 1929, khi toà nhà Chrysler cao 319 mét được xây dựng tại New York.
Tổng trọng lượng của tháp là 10.100 tấn. Từ khi được khánh thành tới nay, tháp đã được sơn lại 19 lần. Trung bình cứ 7 năm, 250.000 m2 bề mặt tháp được sơn lại với kinh phí khoảng 4 triệu euro. Mỗi lần tháp Eiffel thay áo mới lại cần tới 60 tấn sơn, 25 thợ sơn chuyên nghiệp không sợ độ cao và làm việc trong vòng 18 tháng.
No comments:
Post a Comment