; }

Thursday, March 21, 2024

TỪ LỆNH BỎ HUẾ NGÀY 25 THÁNG 3 NĂM 1975 : VĨNH BIỆT CHỐN KINH KỲ

 Nguyễn Tiến Hưng


blank

Hình chụp hôm 24/3/1975, tàu Hải quân VNCH chở dân di tản từ Huế cập bến Đà Nẵng. (Photo by Bettmann/CORBIS)

Vua nước Chiêm Thành là Chế Mân, người anh hùng chiến thắng cả được quân Nguyên Mông, thế mà lại phải đầu hàng trước nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành của Huyền Trân Công Chúa. Ông liền dâng cả miền đất của Châu Ô, Châu Rí cho Việt Nam để làm quà sính lễ xin cưới Huyền Trân về làm vợ. Nàng hy sinh, giúp mở được con đường Nam Tiến. Vua Trần đổi tên hai châu thành Thuận Châu và Hóa Châu, gọi tắt là Thuận Hóa. Chữ ‘Hóa’ dần dần đọc trại đi thành “Huế.”

Câu chuyện lãng mạn ấy đi đôi với cái phong cảnh nhẹ nhàng, quyến rũ của miền đất này. Lăng tẩm, Thành nội, Thành ngoại, đầm sen tỏa hương thơm ngát. Rồi những buổi chiều tím, những đêm trăng mờ, những con đò nho nhỏ. Nếu ta dừng lại ở vài bậc chót khi lên Chùa Thiên Mụ mà ngắm cảnh hoàng hôn rực rỡ trên dòng Sông Hương thì sẽ thấy lòng mình lắng xuống, rồi như bị cuốn vào với tiếng chuông chùa, ngân vang vào không trung: ai đi xa Huế làm sao quên được Sông Hương?

Cái cảnh nửa đi nửa ở không phải chỉ ám ảnh người lữ khách khi phải lìa xa nơi Cố đô, nhưng nó còn làm cho các nhà quân sự trăn trở không ít khi phải vĩnh biệt chốn Kinh Kỳ vào cuối tháng Ba năm ấy. Lúc thì cố thủ, lúc thì rút quân, rút xong lại muốn quay về giữ Huế, cứ dùng dằng mãi.

Trong một báo cáo tối mật của Tướng Fred Weyand gửi Tổng Thống Gerald Ford sau chuyến viếng thăm chiến trường Miền Nam vào cuối tháng 3, 1975, ông nói tới hậu quả bi đát của việc cúp hết viện trợ làm tê liệt khả năng chiến đấu của VNCH. Về cuộc họp tại Dinh Độc Lập trước khi bỏ Huế (13/3), ông bình luận:

“Trong mười hai ngày tiếp theo sau bưổi họp này (từ 13 tới 25), có sự băn khoăn lớn lao (critical desolation) từ phía Quân Đoàn I và Sàigòn về việc nên giữ lại những phần nào ở QĐ I, nhất là về việc có nên hay không nên giữ Huế.

Tiến thoái lưỡng nan

–“Anh Trưởng hả? Liệu có giữ được Huế không?”

TT Thiệu hỏi Tướng Ngô Quang Trưởng qua điện thoại. Hôm đó là ngày 25 tháng 3, 1975. Một cuộc họp tại Dinh Độc Lập dưới quyền chủ tọa của TT Thiệu lúc 9 giờ 30 sáng. Hiện diện: ngoài Phó TT Trần Văn Hương và Thủ tướng Trần Thiện Khiêm:

Về phía quân sự: Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang, Trung tướng Đồng Văn Khuyên.

Về phía dân sự: Ngoại trưởng Vương Văn Bắc, Tổng trưởng Kế Hoạch Nguyễn Tiến Hưng.

Khi mọi người đã đến đông đủ, một bầu không khí im lặng ghê rợn bao phủ phòng họp. Những điểm mầu đỏ đánh dấu vị trí đồn trú của quân đội Bắc Việt trên tấm bản đồ lớn trên tường đã mọc lên như nấm. Cuộc duyệt xét tình hình quân sự bắt đầu.

Sau khi tướng Khuyên trình bày về tình hình QK I và II, TT Thiệu nhấc máy điện thoại gọi tướng Trưởng hỏi xem có giữ được Huế hay không. Rồi ông nhắc lại câu trả lời từ đầu giây bên kia:

 — Trung tướng Trưởng: “Nếu có lệnh, thì giữ.”

             — TT Thiệu: “Liệu giữ được bao lâu?”

             — Trung tướng Trưởng“Ngày một ngày hai.”

      — TT Thiệu: “Vậy nếu không giữ được, phải quyết định ngay, và nếu quyết  

        định (bỏ Huế) thì phải làm cho lẹ.”

Vì những biến cố về Huế còn đặt ra nhiều nghi vấn nên chúng tôi đã ghi lại thật rõ trong cuốn sách Tâm Tư Tổng Thống Thiệu về những diễn tiến ở Dinh Độc Lập có liên hệ tới Quân đoàn I vào tháng 3/1975, cùng với suy tư của Tổng thống Thiệu và Trung tướng Trưởng. Thêm vào đó là tường thuật của Đại tướng Viên và những tài liệu của Hoa Kỳ (xem Tâm Tư Tổng Thống Thiệu, Chương 3).

Cuộc họp tại Dinh Độc Lập ngày 19 tháng 3

Trong bối cảnh ấy thì sáng ngày 19/3, Tướng Trưởng bay vào Sàigòn để trình bày kế hoạch rút lui lên tổng thống, lần này có sự hiện diện của cả Phó Tổng thống Trần Văn Hương. Sự hiện diện của cụ Hương là việc bất thường, vì xưa nay khi bàn chuyện quân sự ông Thiệu thường chỉ mời có các ông Khiêm, Viên và Quang mà thôi. Chắc lúc đó, ông phải nhờ đến sự ủng hộ của Phó Tổng thống để thuyết phục Tướng Trưởng nên bỏ Huế.

Theo Đại Tướng Viên thuật lại trong cuốn Những Ngày Cuối Cùng Của VNCH (trang 162-163):

Tướng Trưởng trình bày kế hoạch với hai giải pháp:

  • Kế hoạch thứ nhất: nếu quốc lộ 1 (QL 1) còn sử dụng được, quân ông sẽ rút từ Huế về Đà Nẵng và từ Chu Lai về Đà Nẵng;
  • Kế hoạch thứ hai: nếu QL 1 bị cắt, các lực lượng sẽ rút vào ba cứ điểm là Chu Lai, Huế, và Đà Nẵng, nhưng Huế và Chu Lai chỉ là hai nơi tập trung quân để cuối cùng thì rút về Đà Nẵng bằng đường biển. Đà Nẵng sẽ là điểm phòng thủ chánh do bốn sư đoàn bộ binh và bốn liên đoàn BĐQ.

Vì lúc ấy “không thể rút quân theo kế hoạch thứ nhất được vì đoạn đường Huế-Đà Nẵng, Chu lai-Đà Nẵng đã bị chốt, làn sóng tỵ nạn lại đang từ mọi ngả dùng con lộ duy nhất này để chạy về Đà Nẵng, nên Tướng Trưởng kết luận: “ ‘chúng ta chỉ có một chọn lựa, và chúng ta phải thi hành ngay trước khi quá trễ.’ Chọn lựa của tướng Trưởng là rút quân về Huế, Đà Nẵng, Chu Lai và lợi dụng những công sự phòng thủ đã có trong thành phố, hay địa hình chung quanh, như những cao điểm của những ngọn đồi ngoại thành để chống cự.”

Trong cuộc họp ngày 19 tháng 3, TT Thiệu kể lại là ông đã miễn cưỡng chấp thuận kế hoạch thứ hai của ông Trưởng vì ông Trưởng nói không còn đường nào tháo lui khỏi Huế được nữa vì QL 1 đã bị chặn: “Tôi nói với tướng Trưởng là mặc dầu lịch sử có thể phán xét tôi như một thằng ngu (imbécile) nhưng vì lòng tôi đối với đất nước, tôi đồng ý.” Sau đó ông Thiệu tiễn ông Trưởng ra khỏi Dinh Độc Lập và nói:“Tôi đợi đến khi anh về tới Đà Nẵng rồi sẽ tuyên bố cố thủ Huế trên đài phát thanh.”

TT Thiệu thêm: khi về tới Đà Nẵng thì “Ông Trưởng gọi điện thoại để yêu cầu tôi hãy hoãn lại việc tuyên bố tử thủ Huế trên đài phát thanh, vì có thể ta không giữ nổi Huế. Tôi hỏi tại sao Tướng Trưởng lại thay đổi? TT Thiệu trả lời:”Lý do là khi máy bay vừa đáp xuống Đà Nẵng, Tướng Trưởng nghe Tướng (Lâm Quang) Thi, Tư lệnh phó QĐ I báo cáo là QĐBV đã bắt đầu pháo vào bộ chỉ huy rồi.

Việc Tướng Thi báo cáo bộ tư lệnh của ông đã bị pháo thì Đại tướng Viên cũng xác nhận trong cuốn hồi ký của ông (sđd., trang 164-165). Nhưng việc Tướng Trưởng xin hoãn tuyên bố cố thủ Huế trên đài phát thanh thì chưa thấy ai nói tới. Cũng theo lời TT Thiệu, vì ông đã miễn cưỡng đồng ý với Tướng Trưởng về việc giữ Huế mà bây giờ lại thấy ông Trưởng dè dặt, lung lạc nên nhân cơ hội này, ông Thiệu lại nói thêm về việc nên bỏ Huế. Ông cho ông Trưởng biết là cả Phó Tổng thống, cả Thủ tướng đều chống lại việc giữ cả hai nơi – Huế và Đà Nẵng- cùng một lúc.

Nhưng mặc dù TT Thiệu tỏ ý dè dặt, Tướng Trưởng vẫn tiến hành kế hoạch giữ ba cứ địa Huế, Chu Lai và Đà Nẵng, vì Quốc Lộ 1 đã bị chận rồi, không thể rút được nữa, vả lại ông cho rằng Tổng thống tuy dè dặt nhưng chưa rút lại lệnh đó.

Vào thời điểm này thì đài BBC luôn loan báo đầy đủ chi tiết về cuộc triệt thoái Pleiku và tiên đoán là quân đội Bắc Việt sẽ tới vùng phụ cận Sàigòn trong vòng vài ba tuần lễ vì Quốc lộ 14 từ Ban Mê Thuột đã mở rộng. Đài VOA thì tường thuật về vụ nhóm Dân chủ ở Hạ viện đã bỏ phiếu chống viện trợ bổ túc cho Miền Nam (ngày 12 tháng 3) với số phiếu 189-49; rồi nhóm ở Thượng viện theo sau với số phiếu 34-6. Binh sĩ nghe liên tục như vậy nên tinh thần sa sút rất nhanh. Từ Miền Trung, đơn xin tiếp liệu về thực phẩm, dược phẩm, nhà tạm trú cho gia đình binh sĩ và nhân dân di tản tới tấp bay về Sàigòn, nhưng chính phủ trung ương đã hầu như cạn kiệt.

Năm ngày trăn trở về Huế

  • Ngày 23 tháng 3, 1975, theo Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn trong hồi ký Đất Nước Tôi: “Tướng Trưởng họp bộ tham mưu tại Đà Nẵng, ra chỉ thị cho Tướng Thi tử thủ Huế nhưng đồng thời phải có kế hoạch để sẵn sàng di tản về Đà Nẵng nếu tình thế đòi hỏi. Đến đây ai cũng nhận thấy tình hình cố đô Huế rất nguy kịch, nếu không nói là tuyệt vọng.” Sau đó, sáng ngày 24 tháng 3, Tướng Thi và Bộ Tư lệnh tiền phương đáp tầu Hải quân đi Đà Nẵng…”
  • Ngày 25 tháng 3, theo ĐT Viên: “tất cả các đơn vị của quân đoàn I tụ lại tại ba phòng tuyến chánh: nam Chu Lai, Đà Nẵng (kể cả Hội An) và Bắc thành phố Huế… Tinh thần binh sĩ xuống thấp và chán nản. Từ lâu, chinh chiến hết trận này đến trận nọ, nhưng chưa bao giờ họ nằm trong cảnh tuyệt vọng như vầy… Trong tình thế thất vọng đó, quân đoàn I nhận thêm một quân lệnh từ Dinh Độc lập: tổng thống Thiệu ra lệnh tướng Trưởng dùng ba sư đoàn cơ hữu của quân đoàn để phòng thủ Đà Nẵng. Sư đoàn TQLC được đóng vai trừ bị. Đêm đó tướng Trưởng ra lệnh cho Sư đoàn 1BB và các đơn vị chung quanh Huế rút về Đà Nẵng…”

“Kế hoạch di tản lực lượng khỏi Huế bắt đầu bằng cách cho sư đoàn 1BB và các đơn vị cơ hữu của sư đoàn rút ra Cửa Tư Hiền…” (sđd., 171).

Lệnh bỏ Huế ngày 25/3/1975

Như viện dẫn ở đầu bài, trong buổi họp ngày 25/3, sau khi TT Thiệu hỏi Tướng Trưởng “nếu ông quyết định giữ Huế thì được bao lâu,” ông Trưởng trả lời là chỉ giữ được “ngày một ngày hai,” ông Thiệu lập lại cho mọi người nghe, rồi ra lệnh: “Vậy nếu không giữ được, phải quyết định ngay, và nếu quyết định (bỏ Huế) thì phải làm cho lẹ.”

Tới đây ông Thiệu không nhắc lại thêm các câu trả lời sau đó của ông Trưởng nữa. Ông đặt ống nói xuống, và nói: “Ông Trưởng rất depressed” (chán nản). Sau khi tham khảo với Đại tướng Viên, Tổng thống Thiệu ra chỉ thị cho ông gửi công điện cho Tướng Trưởng, đưa ra ba lệnh (và tôi ghi rất rõ ràng xuống cuốn sổ tay còn giữ được):

Thứ nhất, bỏ Huế;

“Thứ hai, phải làm cho lẹ; và

“Thứ ba, tử thủ Đà Nẵng.”

TT Thiệu thở dài: “Mình trông cậy vào ba ‘enclaves’ (cứ điểm), mà bây giờ chỉ còn một ở Đà Nẵng.” Nghe vậy, ông Bắc và tôi bàng hoàng nhìn nhau. Như vậy là đã có lệnh chính thức bỏ Huế.

Trong cuốn ‘Decent Interval,’ tác giả Frank Snepp viết về lòng thương của Tướng Trưởng đối với binh sĩ và hậu quả như sau:

“Đang khi Tướng Trưởng trình bày với TT Thiệu về kế hoạch của ông thì số quân đội mà ông cần để thi hành này lại đang tan rã (disintegrating). Và đó là lỗi ông ta một phần (He was partly to blame). Mấy ngày trước đó ông đã cho phép quân nhân của SĐ I được phép lo cho an toàn của gia đình họ. Ông đã làm như vậy là vì lòng thương của một tư lệnh đối với binh sĩ, nhưng khi Quốc Lộ I đã bị chận rồi thì chỉ thị này đã dẫn tới hỗn loạn, vì sĩ quan cũng như quân nhân đã bỏ đồn từng loạt để lo cho thân nhân tìm lối thoát.”

Nơi đây, tôi mở ngoặc để nhắc lại về tình trạng kinh tế khó khăn của thân nhân người binh sĩ trước khi sụp đổ. Từ mùa Hè 1974, sau khi giá xăng dầu tăng lên gấp ba lần, ngân sách không còn đủ khả năng tăng lương cho quân đội để đáp ứng với lạm phát vì viện trợ đã bị cắt gần hết. Chính phủ chỉ định cho mỗi Bộ nhận một sư đoàn để tìm cách giúp đỡ. Sư đoàn 1 được giao cho Bộ Kế Hoạch.Trong một chuyến đi Huế thăm sư đoàn này, chúng tôi được Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm đưa đi thăm hỏi gia đình binh sĩ. Ông tâm sự rằng để cho thân nhân sống trong các lều, bạt ngay sát trại như thế này thì thật là nguy hiểm khi bị pháo kích và cũng thật khó khăn khi phải chuyển quân, nhưng phải chấp nhận vì với số lương quá ít ỏi, người lính phải chi tiêu chung với gia đình. Thật vậy, với 20,000 đồng một tháng (mãi lực bằng khoảng $28 đô la), người quân nhân chỉ có thể mua gạo, nước mắm cho gia đình, còn lại rất it cho những nhu cầu khác như thuốc men, may mặc, giáo dục con cái, giải trí.

*

Ngày 26 tháng 3, 1975 một buổi họp tiếp theo tại Dinh Độc Lập vào lúc 10 giờ sáng. Có mặt tại buổi họp: Tổng thống Thiệu, Ngoại trưởng Bắc và chúng tôi. Cuộc họp này là để bàn về việc tìm cách để cấp tốc khai thác hai bức thư của Chủ tịch Thượng viện Trần Văn Lắm và Chủ tịch Hạ viện Nguyễn Bá Cẩn viết cho hai Chủ tịch Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ ngày hôm trước (25 tháng 3). Giữa cuộc họp thì TT Thiệu lại nhấc điện thoại nói chuyện với Tướng Trưởng về Huế:

— TT Thiệu: “Anh Trưởng hả? Tình hình Huế thế nào?’

— Tướng Trưởng: (theo như lời ông Thiệu nhắc lại trong phòng họp):

           “Đang bị đánh vài trận.”

   Cùng ngày bỏ Huế, TT Thiệu chỉ thị cho tôi trình ông bản thảo chót về bức thư cầu cứu Tổng thống Ford. Mở đầu có câu: Thưa Tổng Thống, lúc lá thư này tới tay Ngài, thành phố Huế có lẽ đã bị bỏ ngỏ, và rất có thể chính Sàigòn cũng bị đe dọa.” Ông Thiệu gạch ngay câu mở đầu đi vì Huế đã bị bỏ ngỏ rồi. Trên đầu thư chúng tôi đề “Saigon, March…, 1975” để trống con số về ngày gửi, vì chưa biết ông định gửi thư ngày nào. Lúc ấy ông lấy bút chì xanh viết xuống số “25” thật to, tức là “Saigon, March 25, 1975.” Tôi còn nhớ rõ khuôn mặt buồn thảm của ông lúc ấy. Ông bảo tôi đưa bản văn cho Chánh Văn Phòng tổng thống là Đại tá Cầm để cho đánh máy và chuyển cho Đại sứ Graham Martin ngay.

 Gửi thư đi rồi, TT Thiệu chờ đợi từng giây phút về phản ứng của Tổng thống Ford.

 Nhưng nhận được thư SOS, TT Ford lờ đi, không hồi âm, măc dù khi lên nhậm chức tổng thống thay TT Nixon vào mùa hè 1974 ông đã viết cho TT Thiệu ngay ngày làm việc đầu tiên tại Tòa Bạch Ốc: “Những cam kết mà nước Mỹ đã hứa hẹn với VNCH trong quá khứ vẫn còn hiệu lực và sẽ được hoàn toàn tôn trọng trong nhiệm kỳ của tôi” (thư ngày 10 tháng 8, 1974, xem Khi Đồng Minh Tháo Chạy, trang 194-196). TT Ford chỉ làm một nghĩa cử để biểu diễn. Trong cuốn hồi ký A Time to Heal (1979) ông viết lại:

“Chiều ngày 25 tháng 3 (ngày 26 giờ Sàigòn), tôi họp với các ông Kissinger, Scowcroft, Martin và tướng Weyand, Tham Mưu Trưởng Lục Quân. Mọi người đều biết là tình hình Miền Nam rất trầm trọng, nhưng chẳng ai biết nó nguy kịch như thế nào. Tôi yêu cầu ông Weyand bay sang Sàigòn sớm nhất có thể, ở đó một tuần rồi mang về một báo cáo đầy đủ.”

 Nói rằng “Chẳng ai biết nó nguy kịch như thế nào” thì đúng là nói dối. Ông đã nhận được thư SOS của TT Thiệu và của lưỡng viện VNCH, lại đươc nghe Đại Sứ Graham Martin từ Sài gòn về báo cáo. Sau này ĐS Martin còn nói lại với chúng tôi là sau khi ông họp nhiều lần với TT Thiệu, cũng như đã có đầy đủ tin tức chiến trường do ông Polgar (Giám đốc CIA ở Sàigòn) cung cấp, ông đã báo cáo rất chi tiết cho cả hai ông Kissinger và Ford. Như vậy là trong hồi ký, trước sự đã rồi, TT Ford chỉ biện luận cho hành vi phản bội của mình.

 Hồn khí linh thiêng nơi cố đô

 Vừa rút khỏi Huế buổi sáng thì bưổi chiều lại một tin sét đánh, hy vọng cuối cùng của VNCH để có chút tiền sống cầm hơi đã bị tan biến. Vào cuối năm 1974, một tia sáng loé lên. Có ông vua dầu lửa người xứ Arabia chiếu cố đến Miền Nam. Vua Saud al Faisal cho biết ông có rất nhiều thiện cảm với nhân dân Miền Nam và đã bí mật đồng ý cho Miền Nam vay một số tiền để mua tiếp liệu (xem Khi Đồng Minh Tháo Chạy, trang 474).

Thật là một cơ hội quý báu. Đang lúc nguy kịch lại có nhà hảo tâm đến cứu. Vua Faisal bằng lòng cho vay dài hạn $300 triệu (để bù đắp cho số tiền vừa bị QH Mỹ vét nạo hết). Bao nhiêu hy vọng tràn trề. Họp lên họp xuống, nhất thiết là phải thực hiện ngay kế hoạch này để tới 1975/76 còn giữ được một phần lượng nhập cảng những hàng thiết yếu. Đặc biệt là dầu, xăng, thực phẩm, thuốc men, và phân bón. Nếu quá khan hiếm những sản phẩm này thì chắc chắn sẽ có khủng hoảng lớn.

Nhưng đúng là “hoạ vô đơn chí.” Những cái rủi ro nó hay theo nhau mà đến. Đang lúc chúng tôi sửa soạn để cùng với Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc lên đường đi Riyadh đàm phán, mong sớm có giải ngân, thì đùng một cái, vua Faisal bị chính cháu ruột mình sát hại một cách thảm thương ngay trong hoàng cung.

Chính phủ Miền Nam bàng hoàng. Tổng Thống Thiệu gửi điện văn chia buồn cùng Hoàng gia, nói tới nghĩa cử cao đẹp của ngài Faisal, cầu xin cho Allah sớm đưa Ngài về nơi cực lạc. Vì tình cảm cao đẹp ấy, Việt Nam Cộng Hòa yêu cầu Hoàng gia tiếp tục thực hiện công cuộc yểm trợ Miền Nam như Ngài đã vạch ra.

Thế nhưng, trong lúc tang gia bối rối, tình hình quốc nội xáo trộn, Hoàng gia Saudi đâu còn thời giờ hay tinh thần mà để ý đến chuyện của nước khác.

Đứng về khía cạnh tâm linh, tôi tự hỏi làm sao lại có sự trùng hợp giữa cố đô Hoàng Triều Huế và ông vua xứ Saudi cùng một ngày như vậy? Phải chăng đã đến lúc vận nước suy tàn?

Nguyễn Tiến Hưng

Nguồn: https://vietbao.com/a292265/tu-lenh-bo-hue-ngay-25-3-1975-vinh-biet-chon-kinh-ky-

Thursday, March 7, 2024

PHÁI ĐOÀN QUỐC HỘI MỸ PHÁT ĐI TÍN HIỆU BẬT ĐÈN XANH CHO BẮC VIỆT KHỞI ĐỘNG ‘ CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN ’

 Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng

LTS. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng Trưởng Kế Hoạch VNCH, là người được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ủy thác nhiều công việc trong những ngày tháng cuối,  trước khi Sàigòn sụp đổ . Tại Hoa Kỳ, sau 1975, ông là tác giả nhiều cuốn sách được phổ biến rộng rãi như "Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập", "Khi Đồng Minh Tháo Chạy", "Khi Đồng Minh Nhảy Vào", và sắp xuất bản cuốn BỨC TỬ VNCH - KISSINGER VÀ 8 THỦ ĐOẠN NHAM HIỂM. Mời đọc bài viết mới nhất được tác giả gửi cho Việt Báo.
 
*
 
Mắt chớp chớp, gương mặt căng thẳng. Dường như ông đang cố gắng đè nén sự phẫn nộ để giữ bình tĩnh. Nhìn TT Nguyễn Văn Thiệu trong buổi họp hôm ấy, chúng tôi cảm nhận được sự chua cay của người lãnh đạo Miền Nam Việt Nam, một nước nghèo, thật nghèo - vì chiến tranh kéo dài mà phải nhờ vả người đồng minh.

Sự xót xa đã lên cao độ sau trận chiến Phước Long, vì cho tới biến cố này, đã có nhiều giao tranh trong hai năm 1973-1974 sau Hiệp định Paris, nhưng quân lực VNCH đã chiếm lại được tất cả những khu vực bị mất đi. Bây giờ - trong bối cảnh khả năng chiến đấu bị co cụm vì sắp hết phương tiện, một tỉnh đầu tiên bị mất, lại chỉ cách Sàigòn có khoảng 100 cây số.

Như được ghi lại trong cuốn Bức Tử VNCH – Kissinger và 8 thủ đoạn nham hiểm

của chính tác giả xuất bản nay mai, chính quyền Ford cũng như tất cả các nước đã ‘công nhận’ Hiệp Định Paris kể cả Liên Hiệp Quốc đều phớt lờ, không có phản ứng gì cụ thể. Tòa Bạch Ốc tuyên bố lơ mơ: “đang theo dõi tình hình một cách chặt chẽ,” và gửi văn thư tới Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, tố cáo Bắc Việt “vi phạm trắng trợn” hiệp định ngưng bắn. Chỉ có vậy.
 

Phái đoàn Quốc Hội Mỹ tới Sàigòn thẩm định nhu cầu $300 triệu

  

Ngày 24 và 25/1/1975, TT Thiệu gửi hai văn thư liên tục cho TT Gerald Ford nói tới tình trạng cạn kiệt đạn dược của quân đội VNCH vì – trong trận Phước Long - họ “phải đếm từng viên đạn trước sức mạnh hùng hậu của quân đội Bắc Việt để chiến đấu được lâu hơn.
 
Ông Ford yêu cầu Quốc Hội vãn hồi số tiền $300 triệu bị Quốc Hội cắt.
 
Một phái đoàn gồm 6 Dân Biểu thuộc lưỡng đảng được gửi tới Sàigòn để ‘thẩm định’ việc hoàn lại số tiền này.
 
Đang lúc xính vính, cực kỳ nguy hiểm, Miền Nam lại gặp thêm một bất hạnh nữa: đa số những người trong phái đoàn lại là những người có cả một quá trình chống đối chiến tranh, chống viện trợ, chống Chính phủ Miền Nam. Họ thuộc cả đảng Dân Chủ lẫn Cộng Hoà. Như vậy mà lại được gửi đi để ‘ thẩm định’ xem có nên hay không nên cắt giảm viện trợ ‘quân sự’, cũng chẳng khác gì cử những người cả đời ‘ăn chay’ đi thẩm định xem nên hay không nên cho mở thêm tiệm bán thịt!

Xin kể 3 người (trên sáu) làm thí dụ, chẳng hạn như:

– Ông Paul Mc Closkey, đảng Cộng Hoà - dân biểu California, là người đã chống đối mạnh mẽ ông Nixon khi ông này ra tranh cử Tổng Thống nhiệm kỳ hai vào năm 1972, chống Nixon trên căn bản một lập trường hoàn toàn chống chiến tranh VN. Nhưng Mc Closkey đã không thành công. Sau này, năm 2004, ông ủng hộ ông John Kerry thuộc đảng Dân Chủ, rồi trở thành Dân Chủ luôn.
 
Dan bieu
Dân biểu Bella Abzug đứng giữa Dân biễu VNCH Trương Thị Bích Diệp và Dân biểu Paul McCloskey (Hình: Phủ Tổng Thống)


– Bà Bella Savitzky Abzug, đảng Dân Chủ – dân biểu New York, có biệt danh là “Batling Bella” – “Bella hiếu chiến”. Nhưng bà chỉ ‘hiếu chiến’ cho những lý tưởng mà bà hằng ôm ấp như ‘nữ quyền’, ‘quyền người đồng giới tính’, ‘Hòa Bình’ theo kiểu ‘make love not war’ của cuối thập niên 60, ‘chống quân dịch’, và đặc biệt là cực lực chống chiến tranh Việt Nam.

– Ông Donald Fraser, đảng Dân Chủ – dân biểu Minnesota, một người ‘lý tưởng’, luôn chủ trương phải cắt hết viện trợ cho những quốc gia không tôn trọng ‘nhân quyền’ trong khối các nước không theo Cộng Sản, bất kể nước đó có ở trong tình trạng chiến tranh hay không.

Phái đoàn được ‘hướng dẫn’ bởi Dân Biểu John Flynt thuộc đảng Dân Chủ, một cựu quân nhân, tương đối có thiện cảm với VNCH. Nhưng ‘hướng dẫn’ hoàn toàn không có nghĩa là ‘Trưởng phái đoàn’ vì các Dân Biểu đều ngang hàng với nhau trên vị thế, không ai hơn ai.

Khi biết được thành phần phái đoàn thì chuông báo động ở Sàigòn đã rung lên. Mặc dù đang trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng, toàn thể bộ máy Chính Phủ, quân đội, cảnh sát đã mất rất nhiều thời giờ và công sức, họp hành liên tục để bàn tính xem nên phải ứng xử như thế nào, rồi chuẩn bị cho cuộc viếng thăm. Yêu cầu của phái đoàn là phải để cho họ được tự do muốn đi đâu thì đi, muốn gặp ai thì gặp. Đây là một cái thế tiến thoái lưỡng nan.

Nếu đáp ứng yêu cầu này thì thật là nguy hiểm vì phái đoàn, với những thành viên có quá trình như kể trên, sẽ chỉ biết ‘vạch lá tìm sâu’, sẽ lợi dụng cơ hội để chụp hình, ghi âm những cáo buộc họ đã được nghe về Chính Phủ, để chứng minh là lập trường trong quá khứ của họ là đúng. Nhưng đang ở vào thế kẹt, phía VN phải chấp nhận tất cả mọi yêu sách. Cả một chương trình linh động được sắp xếp. Và phái đoàn sẽ được tự do muốn làm gì thì làm, muốn gặp ai thì gặp, tuyên bố gì thì cứ việc tuyên bố. Kể cả được tự do đi “thanh tra” những “cấm địa” như cơ sở quân sự, khám Chí Hoà, “chuồng cọp Côn sơn.”

TT Thiệu còn nghĩ tới cả khía cạnh con người của bà Bella Abzug, và nói với Ngoại trưởng Vương Văn Bắc trong một buổi họp: “Này ông Bắc, ông trông 'séduisant' (có sức quyến rũ), ông nên săn sóc bà Abzug giùm tôi.” Mọi người bật lên cười, bớt chút căng thẳng.

Đi tìm những thành phần chống đối 
 
Vừa đáp xuống Tân Sơn Nhất, phái đoàn đã xé lẻ, mỗi người một ngả, đi gặp đủ mọi thành phần: chống đối Chính phủ, phản chiến, nào bà Ngô Bá Thành, nào ông Huỳnh Tấn Mẫm, nào Cha Thanh, rồi vào khám Chí Hoà phỏng vấn ‘tù chính trị’... Hầu hết các câu hỏi chỉ xoay chung quanh những vấn đề: tham nhũng, độc tài, lạm quyền của Chính phủ Thiệu, bằng chứng Miền Nam đã vi phạm Hiệp Định Đình Chiến. Phái đoàn không thiết tha gì tới những vi phạm Hiệp Định Đình Chiến của miền Bắc, thí dụ như vận chuyển quân đội, quân cụ, đạn dược vào Miền Nam. Dân Biểu McCloskey còn cố ý tới Sàigòn ngày 24/2, trước tất cả các thành viên khác, để yêu cầu được đi thăm các trại giam tù nhân chiến tranh.

Cuộc họp Việt - Mỹ căng thẳng nhất trong 20 năm cuộc chiến 

 
Trong một bữa cơm chiêu đãi do Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm mời, bà Abzug công khai bày tỏ thái độ. Khi chủ nhân mời khách nâng ly rượu chúc mừng, bà ngồi yên, không động đậy gì cả.
 
Sau khi đi thăm viếng các nơi, phái đoàn trở về Sàigòn họp với TT Thiệu ngày Thứ Sáu 28/2 để đúc kết tình hình. Chúng tôi cùng tham dự để ghi chép và giúp ông về Anh ngữ những khi cần.
 
Vận động mãi để hoàn lại ‘con số $300 triệu định mệnh’, Dinh Độc Lập hy vọng sau khi đúc kết tình hình và được hoàn toàn tự do trong các cuộc tiếp xúc, phái đoàn sẽ có ít nhất là một vài phát biểu có chút thiện cảm đối với Miền Nam, vì số tiến $300 triệu này là chỉ để đáp ứng nhu cầu cấp thời, được thông báo cho phái đoàn là như sau:

                          Triệu đôla

Lục Quân:               203       68%

­   Đạn, xăng     132      44%

­   Thuốc men       6         2%

­   Đồ phụ tùng   48       16%

­   Vật liệu khác  17        6%


Không Quân:             91       30%

­   Các phi vụ      29       10%

­   Đạn dược        13         4%

­   Đồ phụ tùng    32       10%

­   Vật liệu khác   17         6%


Các chi Phí khác:       6          2%

 

 

 

Như nước đổ lá khoai, mọi nỗ lực đều vô ích, diễn tiến buổi họp rất tiêu cực. Riêng chúng tôi, dù đã đoán trước là bầu không khí sẽ không được cởi mở, thân mật, nhưng không ngờ nó lại trở nên căng thẳng, hằn học đến thế!
 
Không thấy phái đoàn bình luận gì về nhu cầu viện trợ, mà chỉ đặt những câu hỏi rất khiêu khích, cái khiêu khích của những người chỉ cố tìm những bằng cớ một chiều, để chứng minh là họ đã có một lập trường đúng trong quá khứ, không phải của những người đi tìm đâu là sự thật, chứ đừng nói tới việc tìm cách giúp một đồng minh đã cùng với Hoa Kỳ chiến đấu trong 20 năm:
 
“Tại sao Ông đã vi phạm Hiệp định Paris đang khi ông lại đặt điều kiện là Bắc Việt phải thi hành Hiệp định Paris.”
“Ông đã đòi Bắc Việt rút quân như một điều kiện điều đình, ông vẫn còn muốn viện trợ quân sự?”
“Ông muốn  viện trợ kinh tế mãi sao? Chừng bao lâu nữa?”

Tôi ghi lại từng chữ một câu phát biểu khác:

“Chúng tôi nghĩ rằng viện trợ Hoa Kỳ sẽ tùy thuộc vào một số yếu tố, như việc thả tù binh chính trị, chống tham nhũng, việc thành lập một Lực Lượng Thứ Ba. Quý vị đã làm gì cho các vấn đề này? Chúng tôi rất quan tâm.”
Sau gần 50 năm rồi mà mỗi khi hồi tưởng tới cuộc họp này, bộ mặt căng thẳng của TT Thiệu vẫn còn hiện lên rõ ràng trong trí nhớ chúng tôi. Bà Bella Abzug thì mặt đằng đằng sát khí. Bà dân biểu Millicent Fenwick (New Jersey) thì cứ tiếp tục phì phèo ống điếu ngay trong buổi họp và trước mặt một Tổng thống.


Bữa tiệc cuối tại Dinh Độc Lập

  

Sáng ngày hôm sau, TT Thiệu điện thoại cho chúng tôi thật sớm. Với một giọng đầy phẫn nộ, ông nói: Mấy người phách lối này không có ngay đến cả một lịch sự tối thiểu đối với đồng minh. Anh soạn cho tôi mấy câu để tôi đọc trong bữa tiếp tân chiều nay.”
 
Để giúp tôi có một khái niệm, ông gọi tôi vào văn phòng và cho tôi xem một phần của hồ sơ Dinh Độc Lập. Đây là lần đầu tiên chúng tôi được đọc một số tài liệu quan trọng này.

Chiều ngày 1/3, Dinh Độc lập mở tiệc khoản đãi các vị “quốc khách” (tại Phòng Khánh Tiết) vì hôm sau phái đoàn lên đường ra về. Dù có tin đồn là một số khách sẽ tẩy chay không đến dự, nhưng rồi tất cả mọi người trong phái đoàn đều đã đến đúng giờ. Tại bàn tiệc, nhân viên nghi lễ lại sắp xếp cho bà Abzug ngồi đối diện ngay với chúng tôi. Ngồi xuống rồi, mấy phút sau bà ta mới mở cái mũ thật bự trên đầu ra. Đội cái mũ này, bất cứ ở nơi nào, là ‘thói quen’ hay ‘cách tạo dáng’ đặc biệt của bà.

Đã nghiên cứu trước về con người này, chúng tôi tìm đủ cách làm cho bà ta thoải mái và có thái độ hoà nhã hơn. Nào là nói về những chuyến đi thăm Brooklyn (vùng phụ cận New York) nơi sinh trưởng của bà, nào là về đường Mott Street ở phố Tàu New York vì bà thích ăn cơm Tàu. Phòng Hành Chính Dinh Độc Lập còn đặt những món ăn hấp dẫn từ Nhà hàng Bát Đạt ở Chợ Lớn cho bà thưởng thức.

Nhưng chẳng ăn thua gì. Bà ta chỉ nhoẻn miệng cười, rồi ngồi yên, làm như không nghe tôi nói gì.

Sau vài ly rượu vang dường như để cho mạnh giọng lên, TT Thiệu đứng lên đọc bài diễn văn vào lúc sắp kết thúc:

“Trong hai mươi năm qua, nhân dân Miền Nam đã được nghe đi nghe lại lời nói của năm vị Tổng Thống Hoa Kỳ, thuộc cả lưỡng Đảng.
Những lời đó đã được các vị dân biểu nước Mỹ liên tục ủng hộ, là Hoa Kỳ quyết tâm cung cấp cho Việt Nam Cộng Hòa đày đủ viện trợ chừng nào họ còn sẵn sàng chống lại sự xâm lăng của Cộng sản để bảo vệ tự do của họ.
Lời cam kết đó đã được nhắc lại một lần nữa trong dịp ký kết Hiệp định Paris.
Vấn đề giản dị là như thế này: 'Liệu những lời cam kết ấy của Hoa Kỳ có còn giá trị nào không?' Đó là thông điệp tôi muốn quý vị chuyển tới Đại hội thứ 94 của Quốc Hội Hoa Kỳ.”
 
Quoc Hoi My
Phòng Khánh Tiết Dinh Độc Lập nơi khoản đãi phái đoàn Quốc Hội Mỹ
chiều Thứ Bảy, ngày 1/3/1975 (Hình: Tư liệu)
 
Rồi dường như không kiềm chế nổi, ông đi ra ngoài bản văn đã soạn và nhấn mạnh từng chữ:

“Tôi xin phép được ngợi khen những người bạn đích thực của chúng tôi đang hiện diện ở đây về sự khôn ngoan và tầm nhìn xa của họ. Tôi xin phép được nhắc lại ở đây ý nghĩa của một câu ngạn ngữ Việt Nam: Quà tặng đã quan trọng, nhưng cách tặng quà còn quan trọng hơn nhiều."
Chắc bà Abzug chẳng nghe thấy câu này vì bà dường như đã ngủ say trên bàn tiệc, sau mấy ngày ngược xuôi đi tìm chứng cớ chống viện trợ. Bà gục đầu xuống, cái cằm mỡ chạm tới ngực. Mặt bà đờ đẫn, chẳng còn để ý tới người chủ tiệc đang đứng nói gì.

Không khí buổi tiệc thật căng thẳng. Bỗng một cơn gió mạnh thổi thốc qua lớp cửa kính lớn mở ngỏ. Những ngọn nến trên các chúc đài cao bằng bạc trên bàn tiệc theo nhau phụt tắt. Nến rớt vung vãi. Gió tiếp tục thổi. Lớp màn cửa mỏng mầu trắng (sau màn vàng) tung bay lất phất, trông như những lá cờ đầu hàng.

“Một điềm gở đấy”, tôi ngoảnh mặt sang thì thầm với ông Philip Habib, Phụ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ. Habib gật đầu như đồng ý.

Đó là quang cảnh bữa tiệc buổi chiều ngày 1/3/1975 tại Dinh Độc lập. Tòa nhà này: từ khi Dinh Toàn Quyền Đông Dương thời thuộc địa – gọi là Dinh Norodom - được TT Ngô Đình Diệm thu hồi và đổi thành Dinh Độc Lâp thời Đệ Nhất rồi tới Đệ Nhị Cộng Hòa, đã chứng kiến biết bao nhiêu biến cố, bao nhiêu buổi hội họp lịch sử, cùng với những buổi tiếp tân, những bữa tiệc chiêu đãi quan khách.

Dịp khoản đãi Phái đoàn Quốc Hội Mỹ chiều Thứ Bảy, ngày 1/3/1975 là bữa tiệc chót ở khuôn viên lịch sử này.

Đây cũng là cử chỉ trang trọng cuối cùng của Miền Nam Việt Nam đối với một nước đồng minh sau 20 năm kết nghĩa xương máu.

Qua đặc vụ,  chắc chắn Bộ Chính Trị ở Hà Nội đã theo dõi sát sao cuộc viếng thăm của phái đoàn QH từ đầu cho đến cuối để quyết định xem có nên khởi động  ngay tức khắc cuộc tổng tấn công Miền Nam hay không?

Về tới Washington, phái đoàn đã không đạt được đồng thuận nên Quốc Hội vẫn quyết định cắt thêm $300 triệu viện trợ quân sự. Và đây là tín hiệu bật đèn xanh rõ ràng nhất cho Miền Bắc, sau khi các tín hiệu khác đã liên tục nhấp nháy từ khi Phước Long thất thủ.

Từ cuộc họp nảy lửa Việt – Mỹ tới ‘Chiến Dịch Tây Nguyên’

 

‘Tây Nguyên’ là miền đồi núi mà Miền Nam gọi là Cao Nguyên Trung Phần. Theo Đại Tướng Văn Tiến Dũng ghi lại trong hồi ký Đại Thắng Mùa Xuân (1977) thì “Việc chọn lựa đia điểm nào để mở màn chiến dịch này lại là một để tài tranh luận tại Hội nghị (của Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương).” Nhưng  sau cùng đã “ chọn chiến trường Tây Nguyên làm hướng chiến trường chủ yếu trong cuộc tiến công lớn và rộng khắp nơi năm 1975.”
 
Chiến dịch này mang mật hiệu là “Chiến dịch 275.”
 
Khi thái độ của Phái đoàn QH Mỹ đã rõ rệt, Bắc Việt đợi cho họ rời khỏi Sàigòn rồi mới bắt đầu khởi động. Hai ngày sau khi Phái đoàn đã về tới Washington bình yên,  sáng ngày 4/3/1975, quân đội Bắc Việt mới tiến quân để chốt lại Quốc lộ 19 giữa Cao Nguyên và vùng duyên hải.
 
Về địa thế thì trước đây người Pháp luôn quan niệm rằng: bên nào giữ được vùng Cao Nguyên thì giữ được vùng duyên hải Trung Phần, và trong việc giữ Cao Nguyên thì bằng mọi giá phải giữ cho được Quốc lộ 19 giữa An Khê và đèo Mang Yang. Liên Đoàn Lưu động số 100 của Pháp (từng có kinh nghiệm ở chiến tranh Triều Tiên) đã bị tiêu diệt hoàn toàn ở nơi đây, rồi quân trú phòng ở Kontum cũng phải rút về Pleiku. Trong cuộc chiến 1965-1973, hoạt động của quân đội Bắc Việt cũng thường tập trung vào khu vực Kontum-Pleiku, nơi có những trận đẫm máu như Pleime, Ia Drang, Dakto.
 
Một tuần sau khi chốt Quốc lộ 19, ngày 10/3/1975 quân đội Bắc Việt khai hỏa ở Ban Mê Thuột vào lúc 2 giờ sáng.
 
Nơi đây, lực lượng của VNCH chỉ có khoảng 3,000 quân đồn trú, trong đó phần lớn lại là thành phần hậu cần của sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn, nghĩa là không phải hoàn toàn là thành phần tác chiến. Dù vậy, khi bị tấn công ào ạt, quân trú phòng vẫn chống trả mạnh mẽ, và ban ngày với sự yểm trở của không quân, đã phản kích quyết liệt. Tuy nhiên, trước sức mạnh áp đảo – với hơn 3 sư đoàn Bộ Binh và thiết giáp cùng với Pháo binh yểm trợ, quân đội Bắc Việt đã làm chủ được thị xã Ban Mê Thuột vào lúc 11 giờ sáng ngày 11/3/1975.
 
Xem như vậy, cuộc họp nảy lửa Việt-Mỹ tại Dinh Độc lập ngày 28/2/1975 kết thúc chuyến viếng thăm của Phái đoàn Quốc Hội Mỹ quả là một hồi chuông báo tử, vì đã phát đi tín hiệu bật đèn xanh thật rõ ràng cho Bắc Việt khởi động ‘Chiến Dịch Tây Nguyên’
  
TS Nguyễn Tiến Hưng

Nguồn:https://vietbao.com/p190a318376/phai-doan-quoc-hoi-my-phat-di-tin-hieu-bat-den-xanh-cho-bac-viet-khoi-dong-chien-dich-tay-nguyen-

Saturday, March 2, 2024

CUỘC CHIẾN UKRAINE ĐỊNH HÌNH LẠI CHIẾN TRANH HIỆN ĐẠI

 LÊ TÂY SƠN

Sự xuất hiện của hệ thống pháo kích HIMARS đã tác động đáng kể đến cục diện chiến trường Ukraine. Ảnh: một dàn M142 HIMARS tại Donetsk Oblast, Tháng Năm 2023 (Serhii Mykhalchuk/Global Images Ukraine via Getty Images)

Khi vũ khí rẻ tiền và đắt tiền đều hiệu quả như nhau

Drone “biết trước” mọi thứ nên việc tập trung xe tăng và người để tốc chiến tốc thắng gần như là không thể. Đeo kính video, một người lính Ukraine cúi mình trên tầng cao nhất của một tòa nhà cao tầng và điều khiển một chiếc drone nhỏ bay vào thành phố Bakhmut do Nga chiếm đóng. Sau một tiếng vút, chiếc drone chỉ tốn khoảng $300 tăng tốc sau khi phát hiện một mục tiêu bất ngờ và làm nổ tung một chiếc xe bán tải chở đầy quân Nga.

“Phi công” (người điều khiến drone), thành viên của Trung tâm Điều hành Đặc biệt “A” (Special Operations Center “A”) thuộc Cơ quan An ninh Ukraine (Security Service of Ukraine), nói với Wall Street Journal: “Trước khi chúng tôi đến đây để điều khiển drone, người Nga đi lại đông đến mức gây ùn tắc giao thông ở Bakhmut. Bây giờ, tất cả các con đường ở thành phố này đều vắng tanh!”. Với hàng ngàn drone của Ukraine và Nga bay rợp các chiến tuyến cùng một thời điểm (từ drone bốn cánh giá rẻ đến drone có cánh tầm xa đắt tiền bay xa hàng trăm dặm và bám sát mục tiêu nhiều giờ liền, bản chất của chiến tranh đã thay đổi.

Drone chỉ là một yếu tố của sự thay đổi hình thái chiến trường. Một thay đổi khác là các hệ thống quản lý chiến đấu tích hợp (integrated battle-management systems) cung cấp hình ảnh và vị trí của đối phương theo thời gian thực đến cấp trung đội và tiểu đội (hệ thống của Ukraine dùng mạng vệ tinh Starlink) đã giúp việc nhắm mục tiêu gần như ngay lập tức.

Drone là vũ khí rẻ tiền nhưng nguy hiểm nhất trong cuộc chiến Ukraine (ảnh: Paula Bronstein/Getty Images)

_______________

“Ngày nay, một đoàn xe tăng hoặc một đoàn quân đang tiến lên sẽ dễ dàng bị phát hiện trong vòng ba đến năm phút và bị đánh trúng sau ba phút nữa. Khả năng sống sót không quá 10 phút!”Thiếu tướng Vadym Skibitsky, phó chỉ huy Cơ quan Tình báo Quân sự (HUR) của Ukraine nhận xét – Yếu tố bất ngờ hầu như không còn chỗ trên chiến trường.

                                              _______________

Cuộc cách mạng công nghệ thể hiện tại cuộc chiến lớn nhất ở châu Âu trong gần tám thập niên qua đã đặt ra câu hỏi nghiêm túc về tính khả thi của một số khái niệm cơ bản trong học thuyết quân sự của Mỹ và các quốc gia có nền quốc phòng tiên tiến khác. Một sĩ quan tác chiến ở Ukraine lưu ý: “Việc dùng lực lượng áp đảo với nhiều xe bọc thép và xe tăng đi cùng để tấn công nhanh, tiêu diệt gọn (điều mà Washington và các đồng minh mong đợi cuộc phản công của Ukraine vào mùa hè này sẽ làm) về nguyên tắc không còn khả thi nữa. Hệ lụy không thể tránh khỏi của thực tế chiến trường mới là cuộc xung đột sẽ không sớm kết thúc”.

Trung sĩ Lục quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Bradley Crawford (hiện đang huấn luyện lực lượng Ukraine gần Bakhmut với tư cách cá nhân) nhận định: “Những ngày của các cuộc tấn công bằng xe bọc thép quy mô lớn, chiếm nhiều km trên mặt đất cùng một lúc, giống như chúng tôi đã làm ở Iraq năm 2003 đã trở thành dĩ vãng trước bầy đàn drone ngày càng đông đúc và hiệu quả”.

Vì vậy, dù chiến tranh với một quốc gia yếu hơn, lợi thế quân sự tổng thể của Mỹ chưa hẳn sẽ dẫn đến chiến thắng như từng thấy trước đây.

                                     _____________________

Ảnh: Ercin Erturk/Anadolu Agency via Getty Images

Phillips O’Brien, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học St. Andrews ở Scotland: “Nếu bạn có thể phá hủy một hệ thống nặng nề, rất tốn kém bằng một thứ giá rẻ hơn rất nhiều hoặc ngược lại thì sự chênh lệch sức mạnh giữa hai quốc gia không còn quan trọng nữa”.

                                                   ______________

Ví dụ, mỗi drone FPV được sử dụng rộng rãi vào mùa hè này, có giá chỉ bằng một quả đạn pháo 155mm thông thường (khoảng $3,000) nhưng có thể vô hiệu hoá những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực có giá hàng triệu đôla! Các drone thế hệ mới có độ chính xác và tốc độ để bắt kịp bất kỳ phương tiện bọc thép nào đang di chuyển, và nếu được điều khiển thành thạo, chúng đủ sức vô hiệu hóa những xe tăng và pháo hiện đại nhất.

Giá rẻ cũng có nghĩa là drone có thể dùng chống lại bất kỳ mục tiêu nào, từ xe hơi đến các nhóm binh sĩ nhỏ di chuyển trên đường cách trung tâm điều khiển vài dặm. Trung tâm “A” là một trong nhiều trung tâm điều khiển drone FPV của Ukraine Kể từ ngày Một Tháng Sáu, các đội FPV của trung tâm ở miền Đông và miền Nam Ukraine đã bắn trúng 113 xe tăng, 111 xe chiến đấu và 68 hệ thống pháo binh của Nga, gây thương vong cho gần 700 lính Nga.

Trong vài giờ vào một buổi sáng gần đây tại Chasiv Yar, Trung tâm “A” đã sử dụng drone FPV trang bị bom chống tăng kiểu cổ điển trong Đại chiến Thế giới Lần thứ hai để tiêu diệt một chiếc xe bán tải và hai xe quân sự đang đậu của đối phương. Họ cũng cho một drone lao vào cửa sổ của một tòa nhà cao tầng ở Bakhmut sau khi phát hiện một lính Nga (nghi đang điều khiển drone) vén rèm cửa quan sát. Một drone khác ghi lại hình ảnh các vụ nổ.

Người Nga cũng sử dụng nhiều drone “đáng gờm” và được nâng cấp thường xuyên. Mới đây, chỉ vài phút sau khi người của Trung tâm “A” cố gắng thiết lập một điểm điều khiển drone trên tòa nhà cao tầng Chasiv Yar, họ đã bị drone Nga phát hiện báo về để nã đạn pháo vào. Lính Ukraine nhanh chóng chạy khỏi tòa nhà rồi trở lại theo từng nhóm hai người, cách khoảng.

Drone đóng vai trò to lớn ở Ukraine ngay từ khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga bắt đầu vào Tháng Hai, 2022. Cả số lượng và hiệu quả của chúng đều tăng lên đáng kể. Các loại drone mới, được Ukraine phát triển trong nước và nhập khẩu, liên tục xuất hiện trên chiến trường, gồm cả drone hải quân sử dụng thành công để gây thiệt hại cho Hạm đội Biển Đen Nga.

Tư lệnh Hải quân Ukraine, Phó Đô đốc Oleksiy Neizhpapa, nhận xét trong một cuộc phỏng vấn: “Nhiều drone đang làm tốt thì vài tháng sau đã trở thành lỗi thời, phải thiết kế lại để không bị đối phương gây nhiễu. Không chỉ drone mà không có vũ khí nào có ưu thế lâu dài. Chiến tranh là cú hích để công nghệ phát triển. Khi kẻ thù tìm ra thuốc giải độc thì phải thay đổi”.

Mức độ hiệu quả của từng loại vũ khí chưa bao giờ được nghiên cứu kỹ, từ thực tế chiến trường Ukraine, bằng lúc này (ảnh: Muhammed Enes Yildirim/Anadolu Agency via Getty Images)

Bài học cho phương Tây

Lần cuối cùng Ukraine đạt được bước đột phá nhanh trên thực địa là cuộc tấn công ở hai khu vực Kharkov và Donetsk vào Tháng Chín và Tháng Mười năm 2022 khi quân Ukraine tận dụng được yếu tố bất ngờ của pháo binh. Cuộc tiến công của Ukraine vào Kherson Tháng Mười Một chỉ tiến hành được khi các hoả tiễn của hệ thống Himars cắt đứt hoạt động hậu cần của Nga đến mức quân Nga quyết định rút lui.

Tuy nhiên, kể từ mùa thu năm ngoái, Nga đã huy động hàng trăm ngàn binh sĩ, lấp đầy những lỗ hổng phòng thủ, xây dựng các bãi mìn dày đặc và công sự rộng lớn; và quan trọng hơn là đưa vào chiến trường rất nhiều drone. Vào Tháng Sáu, khi Ukraine bắt đầu mở cuộc phản công, mỗi khi lực lượng của họ tập hợp nhiều xe tăng và xe chiến đấu bộ binh, đội hình lại nhanh chóng bị drone Nga phát hiện và bị nã pháo, hoả tiển từ máy bay trực thăng và bầy đàn drone tấn công. Các bãi mìn dày đặc sẽ làm công việc “tiêu diệt” nếu quân Ukraine dám tiến tới.

Dĩ nhiên, quân Nga cũng phải đối mặt với số phận tương tự. Cụ thể là khi tập hợp một lực lượng xe tăng lớn để tiến vào thành phố Vuhledar trong Tháng Giêng 2023 sau khi tấn công bằng xe bọc thép ở quy mô nhỏ, quân Nga lập tức bị Ukraine phát hiện từ trên không và nhanh chóng tập kích phá hủy. Sau tổn thất nặng nề ban đầu về xe tăng và phương tiện chiến đấu do phương Tây cung cấp, quân đội Ukraine hiện đã chuyển sang hoạt động theo các nhóm nhỏ đến tiền tuyến bằng xe bọc thép chở quân rồi thận trọng chiếm từng hàng cây một.

Bằng cách này, quân Ukraine đã chiếm giữ được một số ngôi làng ở mặt trận phía Nam vùng Zaporizhzhia và Donetsk, đồng thời trong những ngày gần đây, xuyên thủng phòng tuyến của Nga ở phía Nam Bakhmut, chiếm hai làng Andriivka và Klishchiivka.

Trong khi đó, từ Tháng Mười Một đến Tháng Năm, Moscow không giành được chiến thắng nào quan trọng, trừ Bakhmut. Trung tướng Kyrylo Budanov, chỉ huy lực lượng quân báo Ukraine bộc bạch: “Thật không may, phần lớn cuộc tấn công của chúng tôi hiện nay là nhờ… đi bộ! Nó cũng giống như mùa thu năm ngoái, khi người Nga tấn công vào Bakhmut sử dụng rất ít xe tăng hạng nặng mà đi bộ là chủ yếu. Bây giờ vẫn thế, có khác là chuyển bên”.

Cuộc chiến đẫm máu tại Ukraine là loại xung đột mà quân đội Mỹ chưa từng trải qua kể từ cuộc chiến Triều Tiên vào thập niên 1950. Việc huấn luyện quân sự hiện đại và mua sắm quốc phòng của phương Tây đã được định hình qua nhiều thập niên chống lại các đối thủ yếu hơn nhiều ở những nơi như Iraq và Afghanistan. Quân đội Mỹ chỉ quan tâm phát triển các hệ thống vũ khí phức tạp, nặng nề và tốn kém, nay không thể giải quyết nhanh cuộc xung đột với một đối thủ tương đương.

“Rất nhiều loại thiết giáp của phương Tây không hoạt động tốt như mong đợi ở Ukraine vì nó được tạo ra không phải cho một cuộc chiến này mà dành cho những xung đột ở cường độ thấp hoặc trung bình – Taras Chmut, giám đốc Come Back Alive, một tổ chức gây quỹ để cung cấp cho Ukraine các drone, phương tiện và vũ khí khác nhận xét – Nếu bạn ném những thứ cồng kềnh và tốn tiền này vào một cuộc tấn công trên diện rộng, chúng sẽ không hoạt động hiệu quả! Ngay cả những chiếc xe tăng đắt tiền nhất cũng dễ bị tổn thương trước các drone rẻ tiền”.

Pháo binh là đơn vị tác chiến rất quan trọng trên chiến trường Ukraine (ảnh: Diego Herrera Carcedo/Anadolu Agency via Getty Images)

Ông nhấn mạnh thêm: “Thay đổi hiện nay là cần tập trung vào việc cung cấp cho quân đội số lượng lớn hơn các hệ thống đơn giản và rẻ. Đó là bài học lịch sử của Đại chiến Thế giới Lần thứ hai, khi xe tăng T-34 của Liên Xô và xe tăng Sherman do Mỹ chế tạo thua đáng kể so với Tiger và Panther của Đức nhưng chúng dễ sản xuất hàng loạt và nhanh chóng đưa ra chiến trường với số lượng lớn và cũng dễ sửa chữa tại chỗ hơn”.

Các nhà hoạch định quân sự phương Tây rất quan tâm đến thực tế chiến trường mới. “Chúng ta có rất nhiều bài học để học ở Ukraine, kể cả bài học: Số lượng cũng cần như chất lượng! Thiếu tướng Christian Freuding, phụ trách các hoạt động Ukraine tại Bộ Quốc phòng Đức, nhận định. Ở phương Tây, chúng ta đã giảm quân đội, chúng ta đã giảm lượng dự trữ. Nhưng số lượng vẫn là yêu cầu cơ bản”.

Khi nói đến xe tăng, cuộc chiến Ukraine cho thấy các trận đấu giữa xe tăng và xe tăng rất hiếm hoi. Điều đó có nghĩa là mức tiên tiến của xe tăng không còn quan trọng như trước. Theo các quan chức Ukraine, có chưa đến 5% số xe tăng địch phá hủy kể từ khi chiến tranh bắt đầu.

Đa số là trúng mìn, pháo, hoả tiễn chống tăng và drone. Trong khi vẫn phụ thuộc vào xe tăng, pháo và bệ phóng hoả tiễn do phương Tây cung cấp, Ukraine trông cậy ngày càng nhiều vào binh đoàn drone do khoảng 200 nhà sản xuất trong nước chế tạo; từ những chiếc FPV giá rẻ đến những drone có cánh tầm xa để tiến hành các cuộc tấn công gần như hàng ngày vào sâu bên trong lãnh thổ Nga, nơi Kyiv không được phép sử dụng đạn pháo của phương Tây – dẫn lại từ Wall Street Journal.

Nguồn : https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/cuoc-chien-ukraine-dinh-hinh-lai-chien-tranh-hien-dai/

Friday, January 26, 2024

HIỆP ĐỊNH PARIS 27/01/1973 : KISSINGER PHẢN BỘI CẢ VIỆT NAM CỘNG HÒA LẪN HOA KỲ

 TS Nguyễn Tiến Hưng

Phòng họp ký kết Hiệp định Paris – Paris International Center
(Hình: Harvard Ash Center)

Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.

“Người ta thường hỏi tôi lúc nào tôi đã xúc động nhất trong cuộc đời công vụ của mình,” Kissinger viết, “Giờ phút làm tôi cảm động nhất phải là buổi sau trưa ngày Chủ Nhật mát dịu vào mùa Thu năm ấy, khi bóng rợp bao trùm lên thành phố Paris êm đềm...” Hôm ấy là Chủ Nhật, ngày 8/10/1972.      

Bưổi họp với ông Thọ dẫn đến việc ký kết Hiệp Định Paris ngày 27/1/1973.

Danh tiếng của Kissinger nổi lên như sóng cồn. Và ông nhận được Giải Nobel Hòa Bình 1973 (cùng với ông Lê Đức Thọ, nhưng ông Thọ không nhận).
Ngày 10/12/1973 là ngày trao giải thưởng. Vì không thể có mặt tại Oslo vào ngày này, Kissinger nhờ ông Thomas R. Byrne, Đại sứ Mỹ tại Na Uy đọc bài diễn văn thay ông. Rất hùng biện về ý nghĩa của Hòa Bình. Bài diễn văn mở đầu:

“Giải thưởng Nobel Hòa bình là một giải thưởng cho một mục đích cũng như giải thưởng cho một cá nhân. Hơn cả thành tựu về hòa bình, tượng trưng cho chính sự đi tìm kiếm hòa bình.

Phát biểu như vậy là Kissinger đã nói dối với cả thế giới, với lịch sử. Và điều này thì chính Ủy Ban Nobel cũng đã nghi ngờ khi quyết định trao giải thưởng.
Mới đây, ngày 12/1/2023 – theo Reuters thì hồ sơ về các đề cử cho Giải Nobel Hòa Bình 1973 đã được giữ bí mật trong 50 năm theo quy định, cho nên bây giờ mới được tiết lộ. Hồ sơ này cho biết Ủy ban Nobel vẫn trao giải Hòa bình 1973 cho nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ Henry Kissinger và ông Lê Đức Thọ của Bắc Việt Nam. Nhưng đây là một trong những giải gây tranh cãi nhất trong lịch sử của giải này. Ủy Ban vẫn trao giải dù khi đã biết rõ rằng Chiến tranh Việt Nam khó có thể kết thúc sớm. Stein Toennesson, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo, người đã xem xét các tài liệu liên hệ nói với Reuters: “Bây giờ tôi thậm chí còn ngạc nhiên hơn lúc đó, rằng ủy ban có thể đưa ra một quyết định tồi tệ đến như vậy.” Lúc ấy hai trong số năm thành viên của Ủy ban Nobel đã từ chức để phản đối.
 
Sở dĩ như vậy là vì Kissinger đã “đi tìm kiếm hòa bình” trong gian dối và với “mục đích”  – một phần không nhỏ là phục vụ quyền lợi riêng của mình – như tác giả Dallek đã thuật lại:

TT Nixon và Tướng Haig tin chắc rằng Henry được thúc đẩy mạnh mẽ về tất cả những sự việc này là vì muốn rằng – sau cùng – thì chính mình là người đã mang lại hòa bình. Hai người cho rằng đây là một vấn đề lớn vì do vậy mà Kissinger đã cố gắng thúc đẩy cho bằng được để có một hiệp định.” (Henry is strongly motivated in all this by a desire for pesonnaly being the one to finally bring about the final peace settlement.” They saw this as “a major problem in that it’s causing him to push harder for a settlement”).

Bốn năm mật đàm là hư vô

Dù trong thời gian 2016-2023 một số tài liệu về Hiệp Định Paris đã được giải mật nhưng toàn bộ hồ sơ liên hệ tới mật đàm của ông Kissinger vẫn chưa được tiết lộ. Đó là vì Kissinger đã giấu nhẹm hồ sơ này đi và nó không còn nằm ở Hội Đồng An Ninh Quốc Gia tại Tòa Bạch Ốc nữa.

Thật may mắn là hồ sơ vẫn còn được TT Nguyễn Văn Thiệu cất giữ và chúng tôi đã được ông trao cho và giữ lại cho lịch sử. Về bối cảnh chung quanh câu chuyện này thì chúng tôi đã ghi lại trong cuốn sách “Bức Tử VNCH-Kissinger và 8 thủ đoạn nham hiểm” (BTVNCH) sắp được xuất bản nay mai.

Kissinger đã đánh lừa nhân dân Mỹ, cả thế giới và cả TT Nixon nữa, nhưng ông đã không đánh lừa được TT Thiệu.

Trở lại buổi họp Kissinger – Thọ ngày 8/10/1972: họp xong Kissinger bay về Washington báo cáo cho TT Nixon là ông Thọ đã nhượng bộ hoàn toàn và thuyết phục ông Nixon cho phép ông bí mật bay đi Hà Nội để ký tắt vào bản sơ thảo hiệp định, kế hoạch là vào ngày 24/10/1972. Ký xong thì trở về Washington, và lúc ấy thì mới tiết lộ về hòa bình. Theo kịch bản này thì sự tiết lộ về chuyến đi Hà Nội chắc chắn sẽ gây chấn động hơn là việc TT Nixon tiết lộ về việc ông Kissinger đã mật đàm tại Paris và việc ông đi Bắc Kinh hồi tháng 7/1971.

Nhưng vì ngày bầu cử nhiệm kỳ hai của TT Nixon (20/11/1972) đã gần kề, ông e ngại rằng ông Thiệu sẽ phản thùng (không ký) giống như hồi bầu cử 1968 (do chính Nixon xúi để chống ông Humphrey) thì ảnh hưởng lại bất lợi. Vì vậy, ông chỉ thị Kissinger phải ghé Sàigòn thuyết phục ông Thiệu trên đường đi Hà Nội.

"Tôi sẽ không ký"

Kissinger tới Sàigòn ngày 18/10/1972 và họp với Tổng thống Thiệu tại Dinh Độc Lập ngày hôm sau. Hết sức thân mật, niềm nở, ông trao cho ông Thiệu một lá thư của Tổng thống Nixon đề ngày 16/10/1972. Lời lẽ lâm ly thống thiết, bức thư thật dài đã giải thích cặn kẽ về kết quả tốt đẹp của việc đàm phán tại Paris, và "Đây quả là một sự đảo ngược quan trọng về lập trường của Bắc Việt." Thêm vào đó là những hứa hẹn đủ điều. Để tăng mức độ tin cậy, ký thư xong, Nixon còn viết tay thêm vào là:
 
"Đề nghị này thỏa mãn được điều kiện tuyệt đối của
 tôi là VNCH phải tồn tại như một quốc gia tự do."
 
Cái đau đớn cho ông Thiệu là phải ngồi nghe Kissinger thao thao bất tuyệt: "Đây là lúc thuận lợi để đi tới một hiệp ước với Bắc Việt vì dù sao chăng nữa, VNCH cũng đã có một quân lực trên một triệu người và đã kiểm soát được 85% dân số rồi."
 
Khi ông Thiệu hỏi tại sao trong hiệp định không có đoạn nào nói tới việc Bắc Việt rút quân khỏi Miền Nam thì Kissinger trả lời: "Chúng tôi đã thảo luận điều đó với Bắc Việt nhưng họ không chấp nhận, cho nên chúng tôi nghĩ rằng không nên để nó vào (văn bản) để khỏi làm hỏng bầu không khí!" Không chế ngự được nữa, ông Thiệu đã phản ứng mạnh và đã có những cuộc đối thoại gay gắt trong hai ngày tiếp theo.
 
Từ Sàigòn, ngày 21/10/1972, Kissinger đánh điện về Washington yêu cầu TT Nixon cứ cho ông đi Hà Nội mặc dù Sàigòn chống đối hiệp định. Hôm sau, Kissinger lại báo cáo thêm: "Những yêu sách của ông Thiệu gần như là điên khùng." Chỉ còn vài tuần lễ nữa là tới ngày bầu cử. Nixon lưu ý Kissinger là nếu hấp tấp quá mà không có sự đồng ý của ông Thiệu thì sẽ là một trở ngại chính trị.
 
Dù sao, Kissinger hy vọng là cuối cùng với những cam kết chắc chắn của TT Nixon, ông Thiệu sẽ đồng ý ký.
 
Khi nói chuyện với chúng tôi về giai đoạn này, TT Thiệu tâm sự: "Kissinger đến với mình không như một chiến hữu mà là đến để biện hộ cho lập trường của Bắc Việt..." Tâm trạng ông như vậy nên ta có thể hiểu được câu kết luận của ông  vào cuối buổi họp khi Đại sứ Mỹ Ellsworth Bunker (cùng đi với Kissinger) đặt câu hỏi
-- "Vậy thì, thưa Tổng thống,", "lập trường chót của Ngài là không ký, phải không?"
 
 -- "Vâng, đó là lập trường cuối cùng của tôi," ông Thiệu đáp," Tôi sẽ không ký và xin Ngài thông báo cho Tổng thống Nixon biết như thế. Xin quý vị trở về Washington và nói với Tổng thống Nixon rằng tôi cần được câu trả lời. »
Tại sao TT Thiệu không ký

Đó là là vì ông Henry Kissinger đã thất bại hoàn toàn trong việc đàm phán với ông Lê Đức Thọ nhưng lại báo cáo với TT Nixon ngược lại và thuyết phục ông ép TT Thiệu chấp nhận ký kết hiệp định trên căn bản là “phía Cộng Sản đã nhượng bộ hoàn toàn.”
Thay vì đi vào chi tiết từng điểm của Hiệp Định, như vậy sẽ quá dài, nên có lẽ đơn giản và gọn gàng nhất là ta cứ so sánh kết quả của những sự việc theo phương pháp ‘trước và sau’ đàm phán.

Bắt đầu đàm phán, lập trường của hai bên là như thế nào?

Lập trường phía Bắc Việt:

Ngày 9/5/1969, phía Cộng sản đưa ra lập trường ‘10 Điểm của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam’ (MTGPMN) đòi hỏi (1) quân đội Mỹ rút toàn bộ khỏi Miền Nam; và (2i) đang khi chờ đợi một cuộc tổng tuyển cử tự do, dân chủ ở Miền Nam, tất cả các phe phái chính trị Miền Nam sẽ đàm phán để thành lập một chính phủ liên hiệp tạm thời.

 Lập trường Hoa Kỳ và VNCH:

Ngày 14/5/1969, Tổng thống Nixon tuyên bố lập trường chung của Hoa Kỳ và VNCH: thay vì đòi quân đội Bắc Việt phải rút 6 tháng trước khi quân đội Mỹ bắt đầu rút (như lập trường của TT Lyndon Johnson), ông Nixon đưa ra đề nghị là ‘cả hai bên cùng rút một lúc.’ Rồi ông tóm lại trên đài truyền hình cho cả thế giới nghe:

“Chúng tôi đã gạt bỏ ra ngoài hoặc là việc rút lui khỏi Việt Nam một cách đơn phương, hoặc việc chấp nhận tại Paris bất cứ giải pháp nào có tính cách như một thất bại ngụy trang...

“Và đó là phác họa về một giải pháp mà chúng tôi muốn đàm phán ở Paris. Nguyên tắc căn bản của nó là đơn giản: triệt thoái cả hai bên bất cứ quân đội nào không phải là quân đội Miền Nam ra khỏi Miền Nam Việt Nam và dành quyền tự quyết cho dân tộc Việt Nam” (xem ‘Khi Đồng Minh Tháo Chạy,’ trang 646)

Henry Kissinger vào cuộc

Ngày 4/8/1969 (năm đầu của nhiệm kỳ Tổng thống Nixon), ông Kissinger giả bộ đi Paris gặp Tổng thống Georges Pompidou nhưng thực ra là để gặp hai ông Xuân Thủy và Mai Văn Bộ tại nhà ông Jean Sainteny không xa phố sang trọng Rue de Rivoli. Ông mở đầu bằng câu phát biểu: “Chúng tôi sẵn sàng thảo luận về lập trường ‘10 Điểm của Mặt Trận Giải Phóng’, nhưng chúng tôi không thể chấp nhận rằng nó giống như Mười Điều Răn Chúa, nó đã được khắc vào bia đá, không thể điều đình được.” (We were prepared to discuss the Ten points of the National Liberation Front, but we could not accept that like the Ten Commandments they were graven in stone and not subject to negotiation).

Kết thúc mật đàm, lập trường của hai bên ra sao?

Kết thúc mật đàm là Hiệp định Paris ký ngày 27/1/1973. Hiệp định này rất phức tạp, gồm 23 điều, mỗi điều khoản gồm nhiều tiểu điều, dài dòng văn tự. Ngay từ 1973, chúng tôi đã bỏ ra nhiều công sức tìm kiếm những lập trường đàm phán để so sánh, vì ít người còn nhớ hay quan tâm đến lập trường của hai bên đàm phán vào năm 1969. Xem xét toàn bộ hồ sơ tại Dinh Độc Lập chúng tôi cũng không tìm thấy văn kiện nào về sự so sánh này. Người dân và truyền thông Hoa Kỳ thì cũng chỉ biết được những gì do hai ông Kissinger và Nixon tuyên bố, phân tích.

Kết quả sự nghiên cứu của chúng tôi là 10 điều khoản vắn gọn do Mặt Trận Giải Phóng đưa ra ngày 9/5/1969 (mà tới lúc ký Hiệp Định Paris thì chẳng ai còn nhớ) đã được gói ghém trọn vẹn và còn được liệt kê ra cho rõ chi tiết, cặn kẽ hơn nữa trong 23 điều khoản dài dòng của Hiệp định Paris ký ngày 17/1/1973.

Trong cuốn BTVNCH chúng tôi đã có bản so sánh chi tiết về hai lập trường này và kết luận rằng: HĐ Paris còn nhượng bộ nhiều hơn là đòi hỏi của MTGP đưa ra năm 1969. Tóm gọn là như thế này:  chỉ có hai vấn đề quan trọng nhất cần đàm phán, đó là: (1) quân đội Bắc Việt tiếp tục đóng lại ở miền Nam, và (2) một chính phủ liên hiệp giữa các phe nhóm Miền Nam.

Trong hai điều đó, điều (1) có ý nghĩa quan trọng nhất: Hiệp định Paris đã  nhượng bộ hoàn toàn về vấn đề này. Điều (2): chỉ có một cái tên được thay đổi: “Hội đồng hòa giải và hòa hợp dân tộc” được sử dụng thay vì ‘Chính phủ Liên Hiệp’. Tuy nhiên, sự khác biệt là không đáng kể vì Hội Đồng này bao gồm tất cả các chức năng chính của một chính phủ Liên Hiệp như được những người Cộng sản định nghĩa vào năm 1969.

Hiệp Định Paris đã gói trọn những điều mà Kissinger gọi là "10 Điều Răn Của Chúa." Thí dụ như điều khoản về quân sự là điều quyết định sự sống còn của VNCH, hiệp định này lại còn nhượng bộ hơn là đòi hỏi ban đầu: vì còn thêm vào là quân đội Mỹ và đồng minh phải rút "nội trong 60 ngày," và quy định việc rút đi một cách chặt chẽ, đầy đủ hơn nhiều:

  • Điều 2 của '10 Điểm' do MTGP đưa ra năm 1969 chỉ đòi là:
“Chính phủ Hoa Kỳ phải triệt thoái khỏi Miền Nam Việt Nam tất cả quân đội, vũ khí và vật dụng chiến tranh của Hoa Kỳ và của tất cả các quốc gia thuộc phe Hoa Kỳ, mà không đòi hỏi bất cứ điều kiện nào."
 
  • Điều 5 của Hiệp định Paris năm 1973:
“Nội trong 60 ngày, sau khi bản Hiệp Định được ký kết, tất cả quân đội, cố vấn quân sự, và nhân viên dân chính làm việc cho quân đội, bao gồm nhân viên kỹ thuật làm việc trong các chương trình bình định, vũ khí, và đạn dược, và vật dụng chiến tranh của Hoa Kỳ và của các quốc gia khác, đã dẫn ở Điều Ba, phải được hoàn toàn triệt thoái khỏi miền Nam Việt Nam. Các cố vấn cho các tổ chức bán quân sự và cảnh sát thuộc các quốc gia nêu trên cũng phải triệt thoái trong thời hạn nêu trên.”
                                           
 ***

Kết quả mật đàm là như vậy, cho nên khi TT Nixon nghe lời của Kissinger mà ép TT Thiệu phải chấp nhận, ông đã tuyệt vọng đến mức phải viết thẳng cho TT Nixon trong thư ngày 11/11/1072:

“Thưa Tổng thống, nếu như Hiệp định này cho phép quân đội Bắc Việt đóng lại ở Miền Nam Việt Nam thì những công lao tranh đấu và bao nhiêu hy sinh chúng ta đã gánh chịu trong qúa nhiều năm đều trở thành vô nghĩa!”
                                                                                    Trân trọng                                                                                                                                   Thiệu (ký)
Những hy sinh mà VNCH phải gánh chịu bao gồm từng trăm ngàn mạng sống của những chiến sĩ và người dân cũng như sự tàn phá khôn lường của chiến tranh. Những hy sinh mà chính Hoa Kỳ phải gánh chịu là 15,000 sinh mạng quân nhân Mỹ, 100,000 người bị thương và 62 tỷ đô la, cộng với những chi phí khác mà xã hội Mỹ phải gánh chịu trong suốt 4 năm đàm phán bí mật 1969-1972.
Như vậy, Henry Kissinger đã phản bội cả VNCH lẫn Hoa Kỳ.
 

Nguyễn Tiến Hưng