; }

TEM THƯ VIỆT NAM CỘNG HÒA QUA QUÂN SỬ LỊCH SỬ





Kỷ-Niệm Hai Bà Trưng
lịch sử việt nam hai bà trưng





Giá tiền 0đ50-nhiều mầu; 2đ00- nhiều mầu; 3đ00- nhiều mầu; 6đ00-nhiều mầu. Họa sĩ Nguyễn-Gia-Trí vẽ. Nhà in Thomas de la Rue Londres thực hiện. Số lượng in: 0đ50-1 triệu , 2đ00-1 triệu, 3đ00-1 triệu, 6đ00-1 triệu. Phát hành: ngày 14/03/1959 nhân dịp "Lễ Kỷ-niệm Hai Bà Trưng" và ngày Phụ-nữ Việt-Nam, nhằm ngày 6 tháng 2 Kỷ-Hợi.

Đề tài: Hai Bà Trưng cỡi voi đánh đuổi quân Nam-Hán. Nhật ấn: a) Nhật-ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn; b) Dấu kỷ-niệm "14/03/1959, Ngày Phụ-Nữ Việt-Nam" trên các thư tín xuất phát trong thời gian từ 11/03 đến 17/03/1959.


Khu Trù-Mật

khu trù mật




Giá tiền 0đ50-xanh nước biển; 1đ00-xanh lá cây; 3đ00-da cam; 7đ00-hồng. Họa sĩ Trần-Xuân-Vinh vẽ. Do nhà in tem thơ, Đại lộ Brune Paris. Số lượng in: 0đ50-2 triệu , 1đ00-2 triệu, 3đ00-2 triệu, 7đ00-2 triệu. Phát hành: ngày 07/07/1960. Đề tài: Con tem diễn tả quang cảnh tổng quát của một Khu Trù-Mật kiểu mẫu, với những căn nhà cất thứ-tự và nhiều thửa ruộng, chợ ở giữa, bệnh xá bên trái, trường học làng có lá quốc-kỳ tung bay trước gió.

Khu Trù-Mật thiết-lập bên bờ sông, trên dòng sông, một chiếc thuyền buồm góc cùng bên phải. Con tem bị mờ ở khung cảnh thứ nhất, một quân nhân đứng gác, một thiếu nữ cấy lúa và một nông dân dắt trâu cày . Nhật ấn: a) Nhật-ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.; b) Dấu kỷ-niệm trên các thư tín xuất phát từ 24/12 đến 27/12/1959.


Ấp Chiến-Lược

ấp chiến lược





Giá tiền 0đ50-son; 1đ00-xanh lá cây; 1đ50-màu rượu chát; 7đ00-màu dương. Số lượng: 0đ50- 2 triệu; 1đ00- 1 triệu; 1đ50- 2 triệu; 7đ00- 1 triệu. Hình do họa sĩ Nguyễn-Minh-Hoàng vẽ. Do nhà in tem thơ, Đại lộ Brune Paris ấn loát. Phát hành: ngày 26/10/1962 Kỷ-niệm Đệ-Thất Chu-Niên Cộng-Hòa Việt-Nam. Đề tài: Mẫu tem hình dung ở hàng đầu, một đồn phòng vệ với đàng xa một điếm canh, một cặp thanh niên đang chiến đấu chống kẻ thù Cộng-Sản.

Hàng sau chúng ta thấy thấp thoáng những cây dừa và các ngôi nhà của dân-cư ngụ tại vị-trí Ấp-Chiến-Lược, nằm bên trong các cơ cấu phòng thủ cổ điển: lũy cao, hào sâu, do tiền nhân truyền lại. Nhật-ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.

Sau chính biến 1/11/1963, tướng Dương Văn Minh đã ra lịnh triệt hạ phương tiện chống cộng hữu hiệu này, hơn 16 ngàn ấp chiến lược đã bị bứng đi.


Toàn Dân Bảo Vệ Non Sông




Giá tiền 0đ30-vàng; 0đ50-hồng; 3đ00-xanh; 8đ00 son. Số lượng: 0đ30- 2 triệu; 0đ50- 2 triệu; 3đ00- 1 triệu; 8đ00- 1 triệu. Họa-sĩ Phạm-Văn-Trừ vẽ. Do nhà in tem thơ, Đại lộ Brune Paris ấn loát. Phát hành: ngày 07/07/1963. Ngày thu hồi: 31/03/1964 do Nghị-Định số 64/025/NĐ/CC ngày 23/11/1964 của Bộ Giao-Thông, Công-Chánh và Bưu-Điện.

Đề tài: Mẫu vẽ hình dung ở giữa, một bàn tay khỏe mạnh, cầm một cây gươm ngay ngắn, đàng sau người ta nhận thấy phía xa một tháp canh và một bên, quang cảnh thị-thành, một bên đồng quê bát ngát. Bức họa tượng trưng toàn dân nhất trí bảo vệ non sông, Tổ-quốc. Nhật-ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.


Chiến-Sĩ Cộng-Hòa





Giá tiền 0đ50-đỏ; 1đ00-xanh; 4đ00-tím; 5đ00 cam. Số lượng: 0đ50- 1 triệu; 1đ00- 2 triệu; 4đ00- 1 triệu; 5đ00- 1 triệu. Họa-sĩ Phạm-Văn-Trừ vẽ. Do nhà in tem thơ, Đại lộ Brune Paris ấn loát. Phát hành: ngày 26/10/1963. Ngày thu hồi: 31/12/1963 do Nghị-Định số 64/06/NĐ/CC ngày 07/11/1964 của Bộ Giao-Thông, Công-Chánh và Bưu-Điện.

Đề tài: Mẫu tem hình dung người Chiến-sĩ Cộng-Hòa. Hai bên, các hàng chữ "Dũng-Cảm Kỷ-Luật" đề cập hai đức tính căn bản của người Chiến-Sĩ Cộng-Hòa. Nhật-ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.


Kỷ-Niệm Ngày 1/11/1963

















































Giá tiền 0đ50-tía, lam, lợt xám; 0đ80-nâu, lợt, tím lợt; 3đ00-lam lợt, nâu, lam đậm. Số lượng: 0đ50- 1 triệu; 0đ80- 1 triệu; 3đ00- 1 triệu. Hình do họa sĩ Nguyễn-Minh-Hoàng vẽ (0đ50). Họa sĩ Võ-Tấn-Tài vẽ (0đ80). Họa sĩ 

Nguyễn-Văn-Ri vẽ (3đ00). Do nhà in tem thơ, Đại lộ Brune Paris ấn loát. Phát hành: ngày 01/11/1964 nhân dịp kỷ-niệm Đệ-Nhất Chu-Niên ngày Cách-Mạng 01/11/1963.

Đề tài: Loại tem gồm 3 giá tiền với 3 mẫu vẽ khác nhau: Mẫu tem 0đ50 toàn dân hăng hái tham gia cách mạng; Mẫu tem 0đ80 trình bày một quân nhân cương quyết bứt dây xiềng xích để giải phóng dân tộc; Mẫu tem 3đ00 kết hợp 3 đề tài tượng trưng: ngọn lửa cách-mạng, vòng hoa chiến thắng và đoạn dây xiềng xích bị chặt đứt. Nhật-ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.


Việt-Nam Đấu-Tranh và Xây-Dựng





Giá tiền 0đ80-nâu đậm, nâu lợt; 1đ50-đỏ, vàng, nâu đậm; 3đ00-xám, nâu đậm, nâu lợt; 4đ00- xám đậm, nâu tím. Họa sĩ Lê-Thành-Lâm vẽ (0đ80); Họa sĩ Nguyễn-Uyên vẽ  (1đ50): Họa sĩ Lâm-Văn-Bê vẽ (3đ00); Họa sĩ Nguyễn-Ái-Linh vẽ (4đ00). Nhà in chi nhánh của hãng Thomas de la Rue Staderini Carte Valori La-mã. Số lượng in: 0đ80-4 triệu, 1đ50-2 triệu, 3đ00- 6 triệu, 4đ00- 500 ngàn.

Phát hành: ngày 1/11/1966, nhân dịp kỷ-niệm đệ tam chu-niên ngày Cách-Mạng 1/11/1963. Mẫu vẽ trên 4 con tem diễn-tả tượng trưng hình ảnh nước Việt-Nam đấu tranh và xây-dựng: đấu tranh cho tự-do và xây-dựng hạnh-phúc dân-tộc. Nhật ấn: Nhật-ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.


Chiến dịch chiêu hồi




Ngày 01/06/1969 phát hành bộ tem Chiến dịch chiêu hồi gồm 02 loại.


Tổng động viên

tổng động viên, tem việt nam


Ngày 20/09/1969 phát hành bộ tem Tổng động viên gồm 04 loại.


Người phu trạm thủa xưa










Ngày 06/06/1971 phát hành bộ tem Người phu trạm thuở xưa gồm 02 loại.


Ngày Quân Lực 19/06/1971




Tem phát hành nhân Ngày Quân Lực 19/06/1971 với hai giá tiền, 3 đ và 40 đ không có ghi tên họa sĩ trình bày.


Nhân dân tự vệ

tem việt nam nhân dân tự vệ



Ngày 15/06/1972 phát hành bộ tem Nhân dân tự vệ. Tem có 3 loại gồm 20 đ, 6đ và 2đ. Không thấy rõ tên của họa sĩ


Lính thú đời xưa




Ngày 14/08/1972 phát hành bộ tem Lính thú đời xưa.


Người thương binh

tem việt nam




























Ngày 01/06/1974 phát hành mẫu tem Thương binh in lại giá tiền








Bình Long anh dũng

tem viet nam, tem thư việt nam



Ngày 25/11/1972 phát hành bộ tem Bình Long anh dũng

bưu hoa việt nam





















  




 Chiến trận xảy ra ngày 05/04/1972. Quân Việt cộng đã dùng 200 ngàn quả đạn đại bác để chụp xuống tỉnh lỵ An Lộc rộng khoảng 10 ngàn cây số. Cuộc bao vây kéo dài đến ngày 13/06/1972 và việt cộng thực hiện bằng pháo binh. Quân số bao vây khoảng 40 ngàn người.

Với quân số trên dưới 10 ngàn binh sĩ, cùng với các lực lượng tăng viện, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng chiến đấu trong suốt mấy mươi ngày đêm dưới mưa pháo và chiến thuật "biển người" thí quân, cuối cùng đã đánh bật quân việt cộng và tỉnh lỵ An Lộc đã hoàn toàn được giải tỏa. Tầm vóc của trận Bình Long An Lộc tương đương với trận Stalingrad (thời đệ nhị thế chiến 39-45) khi quân Đức quốc xã bao vây quân Liên Xô vào đầu thập niên 40.

Thật xứng với danh xưng An Lộc Bình Long anh dũng, là trang sử sáng chói của quân dân miền Nam Việt Nam và Quân sử thế giới hiện đại trong thập niên 70 cũng như mãi mãi về sau.


Kỷ niệm người hồi chánh thứ 200.000

tem viet nam, người hồi chánh













































Chiến thắng Quảng Trị

tem viet nam, tem việt nam, bưu hoa việt nam



Ngày 24/02/1973 phát hành bộ tem Chiến thắng Quảng Trị

quân sự việt nam






















Chiến dịch tái chiếm Cổ thành Quảng Trị (hay Cổ thành Đinh Công Tráng) bắt đầu lúc 19 giờ ngày 28/06/1972 và chấm dứt lúc 12g45 ngày 25/07/1972, 27 ngày chiến trận đối với đối với Sư đoàn Nhảy Dù; Từ ngày 08/09/1972 đối với Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến và chấm dứt vào lúc 12g45 ngày 16/09/1972 khi binh sĩ của Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến dựng lá quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa trên cổ thành Quảng Trị.






















  





















Kỷ niệm ngày chiến hữu đồng minh
quân sự



Ngày 28/01/1974 phát hành bộ tem Kỷ niệm ngày chiến hữu đồng minh


Kỷ niệm Hai bà Trưng




Ngày 27/02/1974 phát hành bộ tem Kỷ niệm Hai bà Trưng, vị vua Bà đầu tiên của tộc Việt đã đánh bại đoàn quân xâm lược Tàu phương Bắc.


Chiến hữu đồng minh in lại giá tiền





Tem Không Được Phát Hành:

Toàn Dân Đoàn Kết Và Chuẩn Bị Bắc Tiến
tem viet nam, tem thư việt nam, tem thu viet nam


tem viet nam, tem thư việt nam, tem thu viet nam

No comments:

Post a Comment