; }

LỊCH SỬ TÌNH BÁO ĐIỆN TỬ MỸ : CHIẾN THẮNG THUỘC VỀ CÁC NHÀ MÃ THÁM

Ngày 20 tháng 5 năm 1942, Tổng Tư lệnh Hạm đội thống nhất, Đô đốc Yamamoto đã soạn và gửi cho các cấp dưới mệnh lệnh tác chiến có nói rõ chi tiết các thủ đoạn chiến thuật cần sử dụng để tấn công đảo Midway. Mệnh lệnh này đã bị các trạm nghe lén của Mỹ chặn thu được. Độ dài bức điện mã cho thấy tầm quan trọng của nó.


Nhờ các nhà mã thám, quân Nhật đã ăn quả đắng khi lăm le tấn công bất ngờ đảo Midway vào năm 1942
Nhờ các nhà mã thám, quân Nhật đã ăn quả đắng khi lăm le tấn công bất ngờ đảo Midway vào năm 1942
Trong hơn một tuần, các chuyên gia mã thám Mỹ đánh vật với phần thứ mười của bức điện mà không tài nào đọc được. Chính phần này chứa thông tin quan trọng nhất – ngày tháng, thời gian bắt đầu và địa điểm tiến hành các chiến dịch quân sự. Các chuyên gia mã thám Mỹ chỉ có thể phỏng đoán về những vấn đề đó dựa trên những số liệu gián tiếp.
Do thông tin nhận được chỉ có tính giả thuyết nên giới lãnh đạo quân sự cao cấp Mỹ ngày càng thêm lo lắng. Cả tiến trình sắp tới của chiến dịch quân sự trên Thái Bình Dương cũng như bản thân sự tồn tại của hạm đội Mỹ đều phụ thuộc vào độ chính xác khi giải mã bức điện của Yamamoto. Bởi vậy, công tác kiểm tra những phỏng đoán liên quan đến phần quan trọng nhất của mệnh lệnh của Yamamoto đã được giao cho các cơ quan tình báo khác của Hải quân Mỹ, còn Đơn vị tình báo kỹ thuật tập trung chính vào việc giải mã 9/10 văn bản mã còn lại của mệnh lệnh này.
Đại uý Joseph Rochefort, Chỉ huy Đơn vị tình báo kỹ thuật, đã quyết định dùng một thủ đoạn tinh quái để buộc người Nhật phải khẳng định hoặc bác bỏ các phỏng đoán của các chuyên gia mã thám Mỹ. Rochefort đã soạn một báo cáo thông báo cho đồn binh Midway rằng, máy lọc nước ngọt từ nước biển đã bị hỏng. Báo cáo này đã được gửi đi bằng bản rõ.
Hai ngày sau, trong vô số các bức điện của Nhật chặn thu được có một bức điện trong đó có nói AF đang thiếu nước ngọt. Như vậy, người Mỹ đã khám phá ra được từ lóng mà người Nhật dùng để chỉ đảo san hô Midway. Thông tin mà người Mỹ có trong tay về cuộc tấn công dự định của Nhật vào Midway đã được xác nhận. Chỉ còn phải tìm hiểu khi nào việc đó diễn ra.
Ngày 27 tháng 5 năm 1942, bộ tham mưu của Tổng Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Nimitz đã phỏng đoán chiến dịch của Nhật sẽ mở màn ngày 3 tháng 6. Lập luận bảo vệ ngày dự đoán này rất thuyết phục, nhưng không được các chuyên gia mã thám xác nhận. Thế là lại có thắng lợi tiếp theo của Đơn vị tình báo kỹ thuật khi họ giải phá được mật mã dùng để bảo mật ngày tháng và thời gian trong mệnh lệnh của Yamamoto.
Nimitz đã phỏng đoán đúng. Việc Nhật thay đổi mật mã vào tháng 6 năm 1942 đã không ảnh hưởng đến tiến trình các sự kiện ở đảo Midway bởi lẽ tất cả các kế hoạch đã được soạn thảo xong, chiến dịch quân sự của Nhật đã bắt đầu bị phá vỡ.
Sau này, trong hồi ký của mình, Nimitz đã viết: “Midway chủ yếu là thắng lợi của tình báo vô tuyến điện tử. Trong khi lăm le tấn công bất ngờ, chính người Nhật đã ăn đòn bất ngờ”. Marshall nói cụ thể hơn: “Nhờ hoạt động mã thám, chúng ta đã có thể tập trung binh lực hạn chế của mình để đối phó với cuộc tấn công của Hải quân Nhật vào Midway, nếu không thì chúng ta có thể còn ở xa địa điểm cần thiết nhiều ngàn kilômet”.

Mùa xuân của cái năm đáng nhớ ấy trong lịch sử tình báo vô tuyến điện tử, Đô đốc Yamamoto quyết định đi thanh tra các căn cứ hải quân Nhật ở bắc quần đảo Solomon. Đô đốc Yamamoto, 59 tuổi là một nhân vật kiệt xuất của Hải quân Nhật. Cái chết của ông sẽ làm mất tinh thần các binh sĩ dưới quyền…

Ngày 18 tháng 4, bản án đã được thi hành. Trên không phận đảo Bougainville ở Thái Bình Dương, máy bay chở Yamamoto đã bị người Mỹ bắn rơi
Ngày 18 tháng 4, bản án đã được thi hành. Trên không phận đảo Bougainville ở Thái Bình Dương, máy bay chở Yamamoto đã bị người Mỹ bắn rơi
Cần phải nói rằng, người Nhật nhiều khi đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia mã thám Mỹ vì thái độ cẩu thả đối với công tác an ninh thông tin liên lạc của họ. Ta hãy chỉ nhắc lại dù chỉ một câu chuyện về việc thay đổi mật mã vào mùa xuân năm 1942. Nỗ lực của Hải quân Nhật chế tạo loại mực in có thể tan trong nước biển để khi quẳng chúng xuống nước hay khi tàu đắm thì nội dung in sẽ biến mất cũng không được thực hiện đến cùng. Khi phòng thí nghiệm khoa học kỹ thuật thông báo không thể chế tạo loại mực có thể tan toàn hoàn khi rơi vào nước biển nhưng lại bền vững với nước mưa, bụi nước và hơi nước biển thì họ đã phải từ bỏ ý định sáng suốt này. Điều đó cũng vô ích thôi.
Đêm 29 tháng 1 năm 1943, một chiếc tàu ngầm Nhật cùng hàng hoá đã không may khi nổi lên gần tàu chống ngầm Kiwi của New Zealand. Phát hiện thấy tàu ngầm Nhật, thuyền trưởng tàu Kiwi hạ lệnh “chạy hết tốc lực về phía trước” để tông vào tàu ngầm mặc dù chiếc tàu ngầm lớn gấp rưỡi tàu Kiwi và có hoả lực mạnh hơn nhiều. Sau bốn lần đâm, chiếc tàu ngầm Nhật phải bỏ chạy và mấy giờ sau đã mất lái nên mắc cạn ở mũi nhô phía Tây Bắc đảo Guadalcanal.
Chiếc tàu ngầm Nhật này có chở theo 200 quyển mã trong số các hàng hoá. Thuỷ thủ đoàn của tàu đã chôn giấu một phần số sách này trên bờ biển do đối phương chiếm giữ. Khi biết tin này, bộ tham mưu Nhật đã hạ lệnh cho không quân ném bom và tàu ngầm phóng ngư lôi để huỷ các tài liệu này. Nhưng người Mỹ đã nhanh tay chiếm được các quyển mã, trong số đó có cả những quyển đang được sử dụng và những quyển dự phòng. Mấy tháng sau, người Nhật đã trả giá cho thất bại này bằng mạng sống của vị tư lệnh của mình.
Mùa xuân của cái năm đáng nhớ ấy trong lịch sử tình báo vô tuyến điện tử, Đô đốc Yamamoto quyết định đi thanh tra các căn cứ hải quân Nhật ở bắc quần đảo Solomon. Đô đốc Yamamoto, 59 tuổi là một nhân vật kiệt xuất của Hải quân Nhật. Chính ông đã đưa ra ý tưởng tấn công Trân Châu Cảng và từng huênh hoang sẽ áp đặt điều kiện đình chiến cho người Mỹ trong Nhà Trắng.
Các cơ quan tình báo Mỹ mô tả ông như một con người cực kỳ tài ba, kiên quyết và nhanh trí và cho rằng bất kỳ người kế tục nào của ông cũng thua kém Yamamoto cả về phẩm chất cá nhân và phẩm chất công việc. Cái chết của vị tư lệnh kiêm chiến lược gia lỗi lạc nhất của đối phương hiển nhiên sẽ làm mất tinh thần các binh sĩ dưới quyền, những người mà theo truyền thống Nhật Bản vốn tôn kính các vị chỉ huy của mình hơn người Mỹ.
Thông thường, các căn cứ Nhật đã được báo trước về chuyến thăm của vị tư lệnh để họ chuẩn bị cho việc thanh tra. Bởi vậy, ngày 13 tháng 4 năm 1943, hành trình chuyến đi của Yamamoto ấn định vào ngày 18 tháng 4 đã được gửi cho các đơn vị và binh đoàn mà ông dự định đến thăm. Do có quá nhiều địa chỉ và do cần phải bảo đảm an ninh cho vị Tổng tư lệnh Hải quân Nhật, nên báo vụ viên Nhật đã buộc phải chọn phiên bản mật mã JaW-25 hiện dụng phổ biến và vững chắc nhất để bảo mật thông tin này bằng “vỏ thép” của mật mã.
Thật không may cho người Nhật là “lớp vỏ thép” của các kênh liên lạc của họ đã bị “hoà tan” bởi “axit” ăn mòn của mã thám Mỹ. Các chuyên gia mã thám quân sự Mỹ sử dụng các tài liệu lấy được từ chiếc tàu ngầm Nhật đã đọc được bức điện mã có chứa dữ liệu về hành trình chuyến đi của Yamamoto.
Bản án tử hình của Yamamoto mà Nimitz tuyên án vào ngày 17 tháng 4 đã được in và gửi đến các phi công tiêm kích của Không quân Mỹ – các đao phủ tương lai của vị Tổng tư lệnh Nhật. Lợi ích thu được từ chiến dịch diệt trừ thành công Yamamoto còn lớn hơn những lo ngại về khả năng làm cho người Nhật nghi ngờ mật mã của họ đã bị giải phá và mất đi khả năng thu tin tình báo từ các kênh liên lạc của Nhật trong tương lai. Ngày 18 tháng 4, bản án đã được thi hành. Trên không phận đảo Bougainville ở Thái Bình Dương, máy bay chở Yamamoto đã bị người Mỹ bắn rơi.
Đúng như tiên đoán của Nimitz, cái chết của Yamamoto đã làm rung chuyển cả nước Nhật. Trong khung cảnh cực kỳ long trọng, thi thể bị cháy thành than của Yamamoto đã được chôn cất tại một công viên ở Tokyo. Cái chết của vị anh hùng với uy tín to lớn đã làm binh lính, thuỷ binh và người dân Nhật buồn rầu.
Các đại diện quân đội Mỹ, nghe theo lời khuyên của Nimitz, đã kiên quyết bác bỏ dư luận nói rằng, họ đã biết chi tiết nào đó về điều đã xảy ra. Có tin đồn là đã xảy ra một tai nạn máy bay vô vị nào đó hay là Yamamoto trong cơn tuyệt vọng đã thực hiện harakiri (nghi lễ tự sát bằng mổ bụng của người Nhật). Tuy vậy, sự thật về điều đã xảy ra đã ngày càng lan rộng trong các tầng lớp công chúng Mỹ.

No comments:

Post a Comment