; }

KHOA HỌC MẬT MÃ - TÌNH BÁO VÔ TUYẾN ĐIỆN TỬ

<<<Đừng tìm sự thống nhất trong tổng thể mà hãy tìm sự chia rẽ trong nhất thể
K. Prutkov, “Những trước tác”>>>

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có những quốc gia đã đối địch quyết liệt với nhau. Trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo, giành thắng lợi thường là người biết trước những ý đồ của đối thủ. Và để làm việc đó, từ xa xưa đã có một phương tiện đã được thử thách là tình báo.
Khi nhân loại bước vào kỷ nguyên điện tử, các phương thức tình báo cổ điển đã được bổ sung thêm các phương tiện tình báo điện tử. Thuộc số đó là những tổ hợp thiết bị dùng để thu thập thông tin mật với các bộ phận chính dựa trên các nguyên lý điện tử. Trong bối cảnh khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, “bệnh dịch hạch điện tử“, thuật ngữ thường dùng để chỉ tình báo điện tử, đã gây thương tổn cho tất cả các nước. Trong đó, chiếm vị trí chủ yếu là tình báo vô tuyến điện tử.


Các phương thức tình báo vô tuyến điện tử bao gồm những hành động có chủ đích nhằm chặn thu những tín hiệu mà con người hoặc các phương tiện kỹ thuật trao đổi với nhau với sự trợ giúp của truyền tin hữu tuyến và vô tuyến(vô tuyến điện, điện báo, điện thoại). Mục tiêu cuối cùng của việc chặn thu này là phát hiện ra các tham số của những hệ thống truyền tin này (vị trí, công suất…), cũng như thông tin được truyền qua chúng. Tình báo vô tuyến điện tử cũng chú ý tới tính năng của các thiết bị kỹ thuật vô tuyến diện, ví dụ như các đài radar phòng không. Những dữ liệu thu được, sau đó, có thể sử dụng để chế áp khả năng chiến đấu của lực lượng phòng không trong tác chiến.

Nhưng việc có được văn bản báo cáo một cách đơn thuần thường là hoàn toàn không đủ để tìm hiểu nội dung của nó. Ngay từ thời xa xưa, con người đã học được cách che giấu ý nghĩa của các thông điệp của mình bằng mật mã. Đồng thời, bản thân sự tồn tại của bức điện được mã hoá thì lại không được che giấu bởi lẽ muốn đọc nó phải biết cách giải mã.
Bởi vậy, được liệt vào các phương pháp tình báo vô tuyến điện tử còn có khả năng không chỉ chặn thu (tức là tư liệu hoá và tái tạo không sai lệch) mà còn giải mã các bức điện, tức là vượt qua lớp bảo vệ dưới dạng các loại mật mã. Một dạng của tình báo vô tuyến điện tử là điệp báo truyền thống nếu như mục tiêu của nó là thu thập tin tức có liên hệ trực tiếp tới việc tiến hành tình báo vô tuyến điện tử.
Lẽ nào chính phủ hiện đại cần phải có tình báo vô tuyến điện tử đến thế? Rõ ràng là chẳng phải là một thiên niên kỷ, loài người vẫn đâu có sao khi không có nó mà chỉ cần điệp báo thông thường, trong đó đóng vai trò hàng đầu không phải là máy móc tinh quái vô hồn mà là con người.
Đúng, con người đã không cần nó. Nhưng thế kỷ XX đã cho thấy rất rõ là thông tin thu thập bằng các phương pháp tình báo vô tuyến điện tử, nhất là tại những thời điểm quan trọng trong lịch sử như các cuộc chiến tranh thế giới “nóng” và “lạnh”, đã đóng vai trò quyết định. Quan điểm của các chiến lược gia quân sự và chính trị gia lỗi lạc cho thấy thông tin thu được nhờ tình báo vô tuyến điện tử luôn là bộ phận tin tức chiến lược, chiến thuật về địch có giá trị nhất đối với họ.
Sự phát triển vũ bão của công nghệ đã làm cho vai trò của tình báo vô tuyến điện tử trong những thập niên cuối của thế kỷ XX trở nên càng quan trọng hơn. Không phải ngẫu nhiên mà chính trong thời kỳ này, những thành tựu trong lĩnh vực tình báo vô tuyến điện tử, cùng với sự sở hữu vũ khí hạt nhân và các chương trình vũ trụ toàn cầu, đã trở thành một tiêu chí đặc trưng của một đại cường quốc.
Tình báo vô tuyến điện tử không chỉ là phương thức gián điệp giàu thông tin hơn mà còn tin cậy hơn. Nó có thể được tiến hành liên tục vào mọi lúc trong năm, suốt ngày đêm, trong mọi thời tiết và đồng thời là cái mà đối phương không thể đụng tới được.
Trong khi không hề giảm nhẹ vai trò của các phương tiện quang học do thám hàng không và vũ trụ, cần lưu ý rằng, chúng chỉ có tác dụng với những sự kiện đã hoàn tất. Nhờ chụp ảnh, chỉ có thể ghi nhận sự triển khai đã có hoặc đã bắt đầu của các mục tiêu quân sự và chiến lược trên mặt đất. Tình báo vô tuyến điện tử lại mang lại những tin tức mà thường còn đang tồn tại ở dạng những kế hoạch chưa được thực hiện. Chính vì vậy, nó giúp không chỉ phản ứng với những cái đã xảy ra, mà cả tác động tới tương lai.
Tình báo vô tuyến điện tử không chỉ là phương thức gián điệp giàu thông tin hơn mà còn tin cậy hơn. Nó có thể được tiến hành liên tục vào mọi lúc trong năm, suốt ngày đêm, trong mọi thời tiết và đồng thời là cái mà đối phương không thể đụng tới được. Dĩ nhiên là có thể tạo ra những mạng lưới thông tin liên lạc giả để truyền những thông tin bóp méo. Tuy vậy, nếu tiến hành ở quy mô lớn, trò chơi vô tuyến điện này sẽ tất yếu bị phát giác.
Tình báo vô tuyến điện tử có khả năng bao quát những khoảng cách và không gian rộng lớn mà ranh giới của nó chỉ được quy định bởi những đặc điểm lan truyền của sóng điện từ. Chính những ranh giới đó vào thời đại chúng ta là phương tiện truyền tải chủ yếu các thông tin của con người. Tuy vậy, việc hạn chế sự lan truyền tín hiệu vô tuyến chỉ ở trong phạm vi những người nhận hợp pháp những tín hiệu đó là không thể về mặt kỹ thuật hoặc không thực tế do những chi phí vô cùng lớn để chế tạo những trang thiết bị cần thiết.
Và cuối cùng, tình báo vô tuyến điện tử được tiến hành một cách bí mật. Người ta thường khó xác định không chỉ quy mô mà cả sự xâm nhập của tình báo vô tuyến điện tử. Nếu như một quốc gia nào đó dù sao vẫn phát hiện ra là mình trở thành đối tượng của tình báo vô tuyến điện tử thì xì căng đan thường không xảy ra như trong trường hợp bắt được gián điệp.
Khả năng đạt hiệu suất cao nhất trong ngành tình báo vô tuyến điện tử luôn là đặc quyền của các quốc gia giàu có và nắm trong tay công nghệ tiên tiến. Những nước nghèo thậm chí không thể mua sắm các thiết bị chặn thu đắt tiền, cũng như duy trì một đội ngũ chuyên gia lành nghề đông đảo.
Tình báo vô tuyến điện tử thường được tiến hành mà không có sự tiếp xúc trực tiếp với đối tượng của nó. Kể cả những vụ ầm ĩ nhất về tình báo vô tuyến điện tử “sạch” cũng không có sự pha trộn của điệp báo, không có những cuộc vây ráp của cảnh sát và nguy cơ tống những nghi can vào sau song sắt. Thực vậy, khó mà đe doạ hoặc trừng phạt các nước, hay cả những nhóm nước đồng minh vì những việc làm không quân tử là nghe trộm từ lãnh thổ thuộc chủ quyền của họ! Bởi lẽ, những sợi dây điều khiển hoạt động tình báo vô tuyến điện tử quy mô lớn luôn dẫn đến các giới chính trị cao cấp.
Thoạt nhìn có thể nghĩ rằng, tình báo vô tuyến điện tử là rẻ tiền. Chỉ cần đưa một anh lính binh nhì ngồi cạnh một máy thu để chặn thu các bức điện mật mã và một sĩ quan ngồi cạnh bàn viết để giải phá chúng và cặp song ca này đã trở thành phôi thai cho một đơn vị tình báo vô tuyến điện tử hoàn chỉnh. Tuy vậy, khả năng đạt được hiệu suất cao nhất có thể của tình báo vô tuyến điện tử đã luôn là đặc quyền của các tổ chức khổng lồ và các quốc gia giàu có nắm trong tay công nghệ tiên tiến. Những nước nghèo sẽ không thể mua sắm các thiết bị chặn thu đắt tiền, cũng như duy trì một đội quân các chuyên gia lành nghề đông đảo.
Các phương pháp tình báo vô tuyến điện tử, dĩ nhiên, cũng có những khiếm khuyết.Một là những người có dính líu đến những bí mật của nó nhiều khi phóng đại sự hiểu biết của mình. Hai là có thể rất dễ dàng mất đi một nguồn tin quý giá chỉ cần đối phương thay đổi các phương pháp mã hoá các bức điện của mình. Ba là tình báo vô tuyến điện tử là một phương pháp thu thập tin tình báo thụ động: nếu như các mạng lưới thông tin liên lạc của đối phương không được đưa vào hoạt động thì mọi phương tiện theo dõi chúng dù là thông minh nhất cũng hoàn toàn vô dụng.
Nhưng những nhược điểm của tình báo vô tuyến điện tử không hề làm giảm những ưu điểm hiển nhiên của chúng – phạm vi toàn cầu, tính liên tục, linh hoạt, độ tin cậy và tính bí mật.

No comments:

Post a Comment