(Nhân dịp ‘’Cụ Rùa’’ qua đời)
Hoàng Long Hải
Biển Đông:
‘’Kình ngư hải ngoại huyết lưu hồng’’
Điềm
trời là những sự kiện bất thường xảy ra trong thiên nhiên, ứng hợp với
một sự kiện nghiêm trọng nào đó, như là một sự báo trước biến chuyển đó.
Nôm na, người ta gọi là ‘’trời báo điềm trước’’ một niềm vui sướng,
hạnh phúc hay một tai họa, thường là một tai họa xảy ra cho dân chúng,
trong phạm vi nhỏ hay toàn cõi đất nước.
Sự
kiện nầy, người ta thường đánh giá như là dị đoan, bởi vì, xét với khoa
học tự nhiên hiện đại, có thể đó chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Tuy nhiên, những người hữu thần, cho đó là ‘’điềm trời’’.
Người
xưa thường tin vào ‘’điềm trời’’ hơn chúng ta ngày nay. Khi ‘’điềm
trời’’ là một tai họa như hạn hán, lụt lội, đê vỡ...thì người ta cho đó
là sự trừng phạt của Trời vì xã hội suy đồi, loạn lạc, vua chúa tàn ác,
ăn ở vô luân thường đạo lý, v.v...
Các nhà truyền giáo cũng thường nắm lấy các dịp nầy để cho là Thượng Đế trừng phạt, để răn dạy con người...
Thông
thường, ‘’điềm trời’’ là do Trời sinh ra, tạo nên. Nhưng nhiều nhà
‘’chính trị tâm lý chiến’’ cũng khéo lợi dụng lòng tin nầy của người dân
để tuyên truyền, giành chính nghĩa về phía họ.
Trường hợp bài thơ ‘’Nam Quốc Sơn Hà’’ chẳng hạn.
Ngày
nay, vài nhà nghiên cứu văn học tìm ra nguồn gốc bài thơ, cho rằng nó
đã có từ đời Lê Hoàn chứ không phải bài thơ được Lý Thường Kiệt soạn ra
đời Hậu Lý.
Năm
1076, khi Nhà Tống phục thù, đem quân đến sông Như Nguyệt, ngày nay là
sông Cầu thì bị bị quân Nhà Lý của Lý Thường Kiệt chận lại. Bên nầy
sông, Lý Thường Kiệt dùng ‘’chiến tranh tâm lý’’ để làm nhụt ý chí quân
địch và nâng cao tinh thần binh lính của ông.
Đang
đêm, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở
phía Nam bờ sông Như Nguyệt, giả làm thần đọc vang bài thơ:
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Bản dịch thơ:
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Quả
nhiên, bài thơ ‘’Tâm lý chiến’’ đóng góp vào chiến công của quan quân
Nhà Lý trên sông Như Nguyệt. Quân Tống rút chạy về Tầu.
Nguyễn Trãi, quân sư của Lê Lợi cũng áp dụng phương pháp ‘’tâm lý chiến’’ tương tự.
Sau năm 1420, khi Lê Lợi còn ở Lỗi Giang, Nguyễn Trãi xin theo giúp. Bấy giờ dân chúng vẫn chưa tìm được ‘’minh chúa’’.
Nhà
Trần thì đã dứt, cha con Hồ Quí Ly đều bị bắt đưa về Tầu. Để thu phục
nhân tâm, Nguyễn Trãi bày mưu cùng Lê Lợi, sai người lấy mỡ viết trên
những ngọn lá to mấy chữ ‘’Lê Lợi vi vương, Nguyễn Trãi vi thần’’. Kiến ăn mỡ, làm cho ngọn lá hiện ra mấy chữ nói trên. Sự kiện ấy được coi như một ‘’điềm trời’’ cho ‘’Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm tôi’’.
Tin
vào đó, người người hang hái theo phò Lê Lợi, quân lính thêm đông, thế
lực thêm vững. Hành động tâm lý ấy đóng góp không nhỏ cho cuộc chiến đấu
giành quyền tự chủ của cuộc ‘’khởi nghĩa Lam Sơn’’.
Thật
ra, đây là một ‘’xảo thuật’’. Thành ra, khi Cục Tâm Lý Chiến Quân Lực
Việt Nam Cộng Hòa chọn Nguyễn Trãi làm ‘’thánh tổ’’, nhiều người không
tán thành, bởi vì ‘’chính nghĩa’’ của miền Nam có tính trong sáng, chân
thật, ‘’kỵ’’ với tính chất ‘’xảo thuật’’ như trong câu chuyện ‘’Lê Lợi
vi vương, Nguyễn Trãi vi thần’’.
Những ‘’điềm trời’’ nói trên, quả thật không phải do trời mà do người chủ ý làm ra.
Cũng
có những ‘’điềm trời’’ khác, cũng do người làm mà không có chủ ý, tuồng
như trùng hợp với ý trời. Chẳng hạn câu chuyện lịch sử như sau:
Năm
1558, Nguyễn Hoàng được Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Khi
binh lính đi ngang Ái Tử, là một truông cát lớn, ở phía Bắc Thị Xã Quảng
Trị, kéo dài gần tới Thị Trấn Đông Hà (trong chiến tranh vừa qua ở nước
ta là căn cứ lớn của quân đội Mỹ), quân lính khát nước và mỏi mệt. Thấy
thế, dân chúng đem 7 chum nước ra dâng. Nguyễn Ư Kỷ, cậu của Nguyễn
Hoàng đi theo làm quân sư, bèn nói: ‘’Nay mới đến trấn mà dân đem nước ra dâng. Nước ấy là nước vậy.’’ (Quốc
gia, cũng có khi người ta gọi là ‘’đất nước’’ bởi vì dân ta sống bằng
nghề trồng lúa nước. Nghề nầy cần có đấy để cấy cày và phải có nước, lúa
mới sống được.)
Nước
là nước uống mà cũng có nghĩa là đất nước, là giang sơn, là điềm trời
cho Nguyễn Hoàng có được giang sơn, nối nghiệp làm chúa lâu đời như lịch
sử đã diễn ra.
Sự
trùng hợp giữa việc làm của dân chúng và ý nghĩa của chữ nước trở thành
điềm lành, Nguyễn Hoàng lập được giang sơn ở phía Nam sông Gianh.
‘’Nhất giang lưỡng quốc nan phân ‘’thuyết’’
Tứ nguyệt tam vương triệu bất ‘’tường’’.
Bấy
giờ, sau khi Vua Tự Đức băng hà năm 1883, quyền hành vào trong tay hai
quan phụ chính là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết.
Việc
thứ nhất: Pháp buộc cắt đất hữu ngạn sông Hương để Pháp lập cơ sở, căn
cứ nên có tình trạng ‘’Nhất giang lưỡng quốc’’, một con sông mà có hai
nước (quốc gia).
Việc
thứ hai: Bốn tháng thay đổi ba vua (Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc) là
điềm chẳng lành (triệu bất tường). Cái điềm nầy do người tạo ra nhưng
ứng với tai họa của đất nước.
Trong câu ca dao trên, chữ ‘’tường’’ và ‘’thuyết’’ cũng có nghĩa là tên ông Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết.
Thời
Tây cũng có nhiều điều ứng với tình hình hồi ấy. Toàn Quyền Pasquier
chết vì máy bay bị cháy, thiên hạ nhắc tới câu sấm Trạng Trình ‘’Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây.’’ Tám gà là ‘’bát kê’’, đọc hơi giống tên ‘’Pasquier’’ của tên Toàn Quyền.
Tiền ma bạc quỷ trao tay
Đồ, Môn, Nghệ, Thái dẫy đầy can qua,
Giữa năm hai bẩy mười ba,
Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây
Khi Tây còn đô hộ, chúng có phát hành tờ giấy bạc hai hào vẽ hình mấy ‘’con voi’’, và đồng năm xu có hình cây lúa.
Khi ‘’Việt Minh cướp chính quyền’’ năm 1945, bỗng có câu sấm Trạng Trình:
Bao giờ cỏ mọc trên chì,
Voi bò trên giấy đi đời ‘’thầy tăng.’’
Thầy tăng, nói là là ‘’Thằng Tây’’ là thực dân Pháp.
Đó là trùng hợp hay điềm trời ?!
‘’Đụn Sơn phân giái (giới)
Bò Đái thất thanh
Thủy đáo Lam Thành
Nam Đàn sinh Thánh’’
Dịch nghĩa:
Núi Đụn nứt hai (chia ranh giới)
Hang Bò Đái mất tiếng
Nước lụt đến Lam Thành
Nam Đàn sinh thánh nhân.
‘’Núi
Đụn tên chữ là Hùng Sơn, ở phía Tây Huyện Nam Đàn. Năm 722, Mai Thúc
Loan (tức là Vua Mai Hắc Đế) xây dựng kho quân lương ở trên núi để chống
giặc Đường nên gọi là Núi Đụn. Đụn (trong kho đụn), là một đống cao,
thường là lương thực.
Núi tức là sơn -trong hai tiếng sơn hà- nứt làm hai tức giang sơn nứt làm hai, chia đôi thì đó không phải là điềm lành.
Khe
Bò Đái (tên gọi trong dân gian) chảy từ vách đá dựng đứng ở Rú Kia (còn
gọi là Cơ Sơn), nước chảy ồ ồ và tung bọt trắng xóa. Đó là cảnh đẹp,
tượng trưng cho đất nước thái bình. Hai câu nầy rõ ràng mâu thuẫn nhau!
Nước lụt đến Lam Thành cũng không phải là điềm tốt. Có khi nào lụt lội
mà may mắn đâu, không có người chết thì cũng hư hao nhà cửa mùa màng.
Trong
một trận động đất, không rõ năm nào, núi Đụn bị phân đôi, khe Bò Đái
cũng bị rạn nứt, nước chảy nhưng bị thẩm thấu lan tỏa vào lòng đất, đá
nên không phát ra tiếng nước chảy ồ ồ như trước.
Nam
Đàn sanh thánh chỉ là câu nói gượng ép, lại còn tuyên truyền rằng câu
nầy ứng với việc Cụ Phan Bội Châu hay Hồ chí Minh ra đời, hiển thánh
(thánh là người hiền tốt, đạo đức) thì cũng sai nốt.
Theo kinh nghiệm dân gian, điềm dữ chỉ sinh ra quỷ vương, không sinh ra thánh nhân được.
Vả
lại, như trên đã nói, vì một trận động đất mà núi nứt làm đôi, khe Bò
Đái mất tiếng (tiếng bò đái xè xè ?) thì có gì hay ho đâu. Vả lại, câu
đồng dao dùng chữ thất thanh là để nói gì ? Thất thanh là mất tiếng.
Thông thường, tiếng la ‘’thất thanh’’ là tiếng la kinh hoàng, biểu lộ
việc gặp điều dữ chứ không phải điều lành.
Ghép ý nghĩa ba câu trên với Nam Đàn sinh thánh là bậy, sai, gượng ép.
Dân Nghệ An thường tự
hào về việc hay chữ và tài giỏi của họ, nên ghép ý một cách khiên cưỡng
như thế để nói lên về thổ địa của họ ‘’địa linh nhân kiệt’.
Thật
vậy. Núi thường có cảnh đẹp. Ngoài biển thường có đảo. Việc ấy không có
gì lạ và không mấy nơi người ta hãnh tiến quá đáng về những núi ấy, đảo
ấy. Tuy nhiên, với dân Nghệ thì khác. Họ tự cao về Hồng Lĩnh và hai hòn
đảo nhỏ ngoài cửa sông Lam. Họ tự ‘’vẽ rồng vẽ rắn’’ như sau:
Hồng Lĩnh sơn cao
Song ngư hải khoát
Nhược thị minh thời
Nhân tài tú phát.
‘’Minh
thời’’ thì nơi nào chẳng có ‘’nhân tài tú phát’’, chẳng riêng gì xứ
Nghệ nổi tiếng với ‘’Loạn kiêu binh’’ thời ‘’Bà Chúa Chè’’. Bà nầy nổi
tiếng là người đàn bà dâm loạn và thủ đoạn.
Cũng
xin nói thêm, ‘’điềm trời’’ xảy ra bao giờ cũng gần gũi với sự kiện xảy
ra sau đó như tôi trình bày ở trên. Vậy thì trận động đất xảy ra lúc
nào không ai nhớ, không nhớ thì sao có thể vịn vào thời đại Cụ Phan Bội
Châu hay Hồ chí Minh ?
‘’Ban
tuyên huấn’’ việt cộng thiếu gì thủ đoạn, thấy cái gì hay thì vơ vào,
nói mãi dân chúng sẽ tin như câu chuyện ‘’Tăng Sâm giết người’’ vậy!
Những ‘’điềm trời’’ vào thời kỳ lịch sử hiện đại, có thể kể như việc sét đánh nứt bia đá mộ ông Ngô Đình Khả:
Sau
khi làm Tổng Thống, ông Ngô Đình Diệm cùng các anh em lo thu dọn mồ mả,
gom thành một nghĩa trang gia đình họ Ngô ở gần Nhà Thờ Phú Cam, bên
cạnh con đường từ trước nhà thờ nói trên đến ‘’Ngã Ba Thánh Giá’’. Hằng
năm đều có lễ giỗ kỵ ở đây, quan khách từ Sài Gòn ra Bộ Trưởng, Thứ
Trưởng lục tục sắp hàng vô nghĩa trang thiếu gì, và kể cả sinh viên Viện
Đại Học Huế, học sinh các trường ở Huế đều được đến tham dự.
Bỗng
nhiên năm 1963, có việc ‘’đức cha’’ Ngô Đình Thục dựng lại Nhà Thờ La
Vang thành ‘’Vương Cung Thánh Đường’’ (đã ‘’cung’’ mà còn ‘’đường’’) và
‘’tân trang’’ Nhà Thờ Phú Cam.
Người
ta đồn -xin nhắc lại, chỉ là lời đồn, có không tôi không rõ- một số
‘’đá Thanh’’ cũ -loại đá đẹp và có giá trị- đang dùng ở Nhà Thờ Phú Cam
được chuyển đến lăng gia đình họ Ngô để sử dụng lại. Dân chúng bàn tán
và cho là không nên. Đây là ‘’đá thánh’’ của nhà
thờ, không nên đem về sử dụng riêng cho gia đình, nhưng ‘’đức cha’’ đã
quyết định, ai dám phản đối ?
Sau đó, trong một cơn mưa giông lớn, tấm bia mộ ông Ngô Đình Khả bị sét đánh nứt một đường, hơi chéo theo bề đứng của tấm bia.
‘’Nhà
Hậu Ngô’’ cho đó là ‘’triệu bất tường’’, buộc mọi người dấu kín. Kế đó
là vụ đàn áp Phật Giáo, Ngô triều sụp đổ. Bấy giờ nghĩa trang không còn
được chăm sóc và canh gác nghiêm nhặt như trước, dân chúng kéo nhau đi
xem bia đá bị sét đánh ‘’nứt làm hai mảnh’’.
Bia đá bị sét đánh nứt, người ta cho đó là điềm xấu trời báo -hay cảnh cáo- anh em nhà Ngô ?
Tri
Thủy là quê ngoại của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Thân sinh Tổng Thống
Thiệu là Cụ Nguyễn Văn Trung. Nguyên ông là kép hát của một đoàn hát
rong, gốc ở Cai Bè hay Cai Lậy, tôi không chắc! Gánh hát (di chuyển bằng
ghe) ghé lại Tri Thủy. Ông Cụ Trung bỏ gánh hát, bỏ nghề hát bội, lên
bờ cưới vợ và lập nghiệp, lấy Tri Thủy là quê hương vợ làm quê hương của
cụ.
Trước
khi vào làng Tri Thủy, người ta phải đi qua một ‘’bãi đá’’ lớn. Giữa
bãi đá nầy, có một hòn đá to, mũi nhọn như mũi dao, chỉa thẳng lên trời
nên dân chúng gọi đá nầy là ‘’đá dao’’. Cả ngàn đời nay, đá dao chỉa mũi
lên trời như thế.
Khoảng
cuối năm 1974, không vì sấm sét, không ai đụng tới -cũng chẳng có ai có
đủ sức mạnh!!!- hòn đá dao bỗng nghiêng sang một bên.
Ông Thiệu sinh ra lo lắng ? Có thể. Ông vốn là người rất tin vào ‘’huyệt đế vương’’.
Lại
cũng ở Phan Rang, một đàn sâu lớn, dài dằng dặc, từ núi băng qua Quốc
Lộ 1, ra hướng biển. Các tài xế xe đò, thấy sợ quá, không dám lái xe
băng qua, cán chết đàn sâu.
Thế rồi Tổng Thống Thiệu từ chức, miền Nam bị việt cộng chiếm đóng, đô hộ, miền Nam mất!
Đó là điềm xấu trời cho biết tai họa!
Một điềm trời nhỏ hơn:
Bác
Sĩ Lê Trọng Lộc, hiện ở Maryland, năm 1972, mới 10 tuổi, chạy trốn khỏi
Quảng Trị vì cuộc chiến năm đó. Năm 1975, lại từ Phan Rang chạy trốn
việt cộng một lần nữa. Anh kể lại:
Ba
má ông ta phân vân, nửa muốn di tản một lần nữa, nửa không vì ông nội
đã trên 70 tuổi. Ông nội nhất định không đi vì ông đã già, nếu không ở
lại Phan Rang được, ông sẽ về lại quê cũ. Người Việt xưa không mấy ai
muốn ‘’bỏ làng mà đi.’’
Bỗng
một buổi trưa, Lộc sang nhà ông nội nói rằng con gà mái anh nuôi đang
đẻ trứng, suốt cả buổi sáng nay, gáy liên hồi như một con gà trống.
Ông nội hỏi ‘’Thật không ?’’
Lộc thưa rằng ‘’thật’’.
Ông nội không tin, sang nhà Lộc xem, và thấy con gà mái gáy như như gà trống.
Ông nội Lộc nói:
‘’Thôi! Đi ngay, đi gấp. ‘’Thiên hạ đại loạn’’. Đi ngay thôi!
Báo việt cộng đưa tin:
‘’Hòn Phụ Tử ngã sụp!
‘’Phần
cha’’ nặng khoảng 1.000 tấn của hòn Phụ Tử ở Kiên Giang đã ngã chìm
xuống biển ngày 9.8.2006. ‘’Phần con’’ ở lại nghe những lời trách móc là
đã cảnh báo nhưng chẳng ai quan tâm bảo vệ danh thắng này.’’
‘’Khoảng
3g45 ngày 9.8.2006, hòn Phụ Tử –một trong hai biểu tượng tự hào của
người dân Kiên Giang– đã đột ngột ngã xuống biển phần hòn Phụ.
‘’Tại hiện trường, hòn Phụ Tử chỉ còn lại phần hòn Tử, phần cha đã chìm hẳn dưới làn nước đục ngầu của mùa biển động.
‘’Chưa thể kết luận’’!
‘’Sáng
9.8, hàng trăm người dân đổ dồn về đây để xem. Tại hiện trường, hòn Phụ
Tử chỉ còn lại phần hòn Tử (phần hòn con nhỏ hơn), phần cha (theo cách
gọi của người dân ở đây) đã chìm hẳn dưới làn nước đục ngầu của mùa biển
động.
‘’Phần
gãy nằm cách mép nước khoảng 7-8 m, còn lại chân đế nằm trơ trọi lộ rõ
những vết đứt gãy toác. ‘’Lãnh đạo’’ nhiều cơ quan ban ngành của Tỉnh
Kiên Giang và Huyện Kiên Lương đã có mặt tại hiện trường.
‘’Theo biên bản và báo cáo nhanh của những người có trách nhiệm, sự đứt gãy của hòn Phụ Tử chưa thể kết luận được nguyên nhân.
‘’Nhiều
người dân ngoài địa phương cũng đã bắt đầu đổ về để xem sự kiện trên.
Nhiều người tiếc nuối cho một cảnh đẹp được xem là biểu trưng của du
lịch Kiên Giang nói riêng và của cả nước nói chung.
‘’Chiều
9.8, ủy ban nhân dân huyện Kiên Lương đã huy động lực lượng cảnh sát cơ
động và công an xã, dân quân tự vệ đến bảo vệ, giải tỏa những tụ điểm
tập trung đông người.
Đặc biệt là không cho bất cứ người dân và ghe tàu qua lại khu vực có vị trí Hòn Phụ bị đổ.
‘’Nhiều
người dân và cả những người có trách nhiệm rất bức xúc về việc này. Ông
Lê Thành Được, nhân viên công ty du lịch Kiên Lương, cho biết: Gần ba
năm qua, tại phần đứt gãy đã hình thành nhiều vết nứt và ngày một rộng
theo sự xói mòn của gió và nước.
‘’Tất
cả những phát hiện trên người dân đều báo cáo cho BQL dự án du lịch tại
đây. Tuy nhiên mọi phản ảnh, cảnh báo đều không được ai quan tâm để đến
nông nỗi như ngày hôm nay.
‘’Ông
Nguyễn Văn Tân -bí thư thị xã Hà Tiên- bức xúc: ‘’Việc xuống cấp của
thắng cảnh hòn Phụ Tử đã được cảnh báo từ nhiều năm nay. Tôi nhớ gần đây
cố bí thư tỉnh ủy Trần quang Quýt đã có nói với tôi và cả một số đồng
chí lãnh đạo nên xem phục chế bảo vệ thắng cảnh này vì đây là biểu
tượng, là gương mặt của Kiên Giang đã được quốc tế biết đến. Để mất nó
là không thể tìm lại và có lỗi với dân. Tiếc rằng tỉnh không lường trước
và trở bộ chậm’’.
‘’Ông
Phan Thanh Trạng, giám đốc trung tâm xúc tiến thương mại -du lịch Kiên
Lương- đơn vị quản lý khai thác khu du lịch này, thừa nhận: ‘’Chúng tôi
có nghe bà con phản ảnh chuyện thắng cảnh có dấu hiệu xuống cấp, nhưng
chuyện này chưa được cấp trên chỉ đạo và cũng chưa hình dung nổi mức độ
sụp nhanh như vậy’’.
‘’Sẽ đề xuất phục chế’’!
‘’Ông
Trương văn Nhu -giám đốc sở văn hóa-thông tin Kiên Giang- cho biết ông
sẽ đề xuất lãnh đạo bộ văn hóa-thông tin và tỉnh cho tôn tạo và phục chế
thắng cảnh này như cách làm đối với nàng Tô Thị ở phía Bắc. Dù có tốn
kém nhưng phải làm vì đây là một thắng cảnh nổi tiếng, là biểu tượng,
niềm tự hào của Kiên Giang.
‘’Ông
khẳng định chưa nghe ai báo cáo là có hiện tượng nứt hoặc sụp, xói lở ở
thắng cảnh này cả. Nếu có thì ông đã tính toán đề xuất xử lý rồi. Ông
Nguyễn Văn Phát -phó giám đốc sở du lịch tỉnh Kiên Giang- cũng nói bằng
mọi cách sẽ cho tôn tạo, phục chế hòn Phụ Tử.
(hết trích)
Cha
con nhà cộng nói thì nhiều mà chẳng ai lo cả. bọn chúng không biết
chuyện gì sẽ xảy ra đây, và ‘’ai’’ sẽ mất ghế: Dũng hay Mạnh hay Triết ?
Bọn chúng bàn với nhau biện pháp phục chế, nghĩa là ‘’câu’’ hòn Phụ
lên, đặt lại chỗ cũ. Muốn thì muốn vậy nhưng thảo qua, luận lại mà không
sao làm được!
Nhưng
lại có ‘’lệnh của trên’’ không được phục chế. Ai phục chế sẽ ‘’chịu
hoàn toàn trách nhiệm’’. Người dân Kiên Giang lại bàn tán: Không cho
phục chế vì ‘’trên’’ muốn cho ‘’Tử’’ chìm luôn theo cha (phụ).
Vậy
thì ‘’Tử’’ đó là ai nếu không phải là ‘’đồng chí ếch’’ và ‘’trên’’ đó
là ông ‘’Trọng lú’’. Ai nói ông ta là ‘’Trọng lú’’. Y có ‘’lú’’ đâu!
Biết lợi dụng ông trời (điềm trời) mà ‘’lú’’ thế nào được! Cũng có thể
‘’Cha nó lú, có chú nó khôn’’. Chú là Chú Ba đó chăng ?
Nguyễn tấn Dũng quê ở xã Mỹ Lâm, Huyện Kiên Thành, Tỉnh Rạch Giá, lạnh giò hơn vì hòn Phụ Tử cũng nằm ở Kiên Giang.
Dũng là việt cộng vô thần nhưng lại mời thầy địa lý về làm tham mưu.
Thầy
bảo: Dựng nhà thờ họ Nguyễn của Dũng cho thật to. Dũng nghe theo bèn
làm ngay, càng sớm càng tốt, đặt hai con hạc bằng đá trước nhà thờ.
Trên
đường vận chuyển hai con hạc, ‘’công an bảo vệ giao thông’’ thấy hai
con hạc to quá, ngon ăn quá, chẳng cần thèm tìm hiểu là của ai, bèn đòi
tiền mãi lộ. Chưa đầy 24 giờ tên trưởng công an được giấy chuyển công
tác ‘’đi chỗ khác chơi.’’
Dũng
quên một điều, cha đẻ Dũng là Mười Minh đã theo chầu Mác Lê hồi ‘’kháng
chiến chống Pháp’’. Cha đỡ đầu cho đời Dũng lên hương chính là Võ văn
Kiệt, khi đó ông Kiệt là ủy viên thường trực tỉnh ủy Rạch Giá. Vậy thì
hòn Phụ đổ thì Võ văn Kiệt phải đi chầu Mác Lê.
Rõ lắm! báo việt cộng đăng: ‘’Võ Văn Kiệt qua đời lúc 7 giờ 40 phút (giờ Hà Nội) ngày 11 tháng 6 năm 2008, khi đang điều trị tại Bệnh
viện Mount Elizabeth, Singapore. Theo Reuters, ông qua đời do tuổi cao
và bị viêm phổi cấp tính, còn theo AP thì ông qua đời do gặp tai biến
mạch máu não.’’
Ông Kiệt ‘’kiệt hơi’’ sau khi hòn Phụ đổ vừa đúng hai năm!
Ngay khi hòn Phụ Tử mới đổ, dân chúng Kiên Giang đã ‘’cám cảnh’’ Nguyễn tấn Dũng sắp ‘’mất ngôi’’, bèn ca rằng:
Than ôi hòn Phụ đổ rồi,
Tử còn chi nữa, Dũng ngồi khóc than!
Phụ của Dũng là ai ?
Là Mười Minh, là ‘’hòn phụ’’ hay Võ văn Kiệt ?
Hiện giờ, Dũng có ‘’hạ cánh an toàn’’ được không hay sẽ ‘’chìm’’ như hòn Phụ!
Có điều lạ!
Có
phải vì tổ tiên người Việt có gốc mẫu hệ, hay vì người Việt thương mẹ
hơn cha, hay vì những tấm gương hy sinh cao cả của người mẹ Việt Nam nên
vai trò người mẹ Việt Nam thường được đề cao trong truyện cổ tích. Nào
là tích ‘’Nàng Tô Thị’’ ở Đồng Đăng ‘’Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa , Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh’’,
nào là ‘’Hòn Vọng Phu ở Khánh Hòa, nào ‘’Đèo Mẹ bồng Con’’ ở Xuân Lộc
nhưng ở Kiên Giang thì lại có hòn Phụ Tử mà không là ‘’Hòn Mẫu Tử’’
Đất
phía Nam là ‘’đất Chúa Nguyễn’’, anh lớn nhứt thì chỉ tới anh Hai mà
không có anh Cả. Cả là dành cho Hoàng Tử Cả tức ông Hoàng Tử Cảnh hoặc
Cha Cả là Cha Bá Đa Lộc. Trên Cả là Cha, tức Chúa Nguyễn vì dân Nam bộ
ngày xưa trọng các Chúa Nguyễn như cha, thành ra mới gọi là hòn Phụ Tử
để nhớ ơn Chúa Nguyễn. Khó có thể đó là câu sấm để ứng với ‘’Dũng ngồi
khóc than’’ như trong câu ca dao thời đại ?
Nay
thì Dũng mất cái ghế thủ tướng. Cái ghế đó đổ ùm thì đảng cộng sản Việt
Nam sẽ đổ theo, hay đảng cộng sản ‘’về với mẹ’’ (về Tầu) để cho thiên
hạ lại mai mỉa bằng cách nhại lại câu ca dao:
Cha về Tầu, con cũng về Tầu
Cha về Tầu Cộng, con về Tầu Tây.
Câu cũ:
Chàng về Hồ thiếp cũng về Hồ,
Chàng về Hồ Hán, thiếp về Hồ Tây
Tàu
Tây là tầu sắt của thực dân Pháp. Vế sau ứng với việc con Nguyễn tấn
Dũng qua Mỹ, kết hôn với Việt kiều có quốc tịch Mỹ. Dũng chỉ theo Tầu để
giữ cái ghế thủ tướng.
Mất cái ghế thủ tướng, Dũng lại về Tầu Tây với con để giữ của cải đã bòn rút được trong bao nhiêu năm làm thủ tướng.
Ai
bảo ‘’ông thủ tướng thước mốt’’ không phải là người khôn. Hòn Phụ đổ,
mất là dân Kiên Giang mất, dân Việt Nam mất, còn ông thủ tướng việt
cộng, quá lắm cũng chỉ mất cái nhà thờ ở đường Nguyễn Trung Trực, Thị Xã
Rạch Giá, sẽ bị tịch thu làm ‘’kho lúa hợp tác xã’’ như việt cộng đã
làm khi chúng tịch thu nhà thờ, chùa. Gậy ông lại đập lưng ông. Đó là
trò đời vậy.
Qua Mỹ, Dũng không nhớ bài học cố Tổng Thống Marcos của Phi hay sao ? Bao nhiêu tài sản đều phải bị ‘’kiểm tra’’ đúng sai!
Về
sấm ký, ở Việt Nam người ta thường nhắc đến Sấm Trạng Trình. Trạng
Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà tiên tri nổi danh vào thế kỷ thứ 16.
Tôi
có nghe nói về một câu sấm ký tiên đoán về tương lai Việt Nam, làm tôi
không ít suy nghĩ khi nhớ tới tình hình biển Đông nước ta bây giờ:
Ô hô thế sự bình bồng
Nam Bắc hà thời thiết lộ thông
Hồ ẩn sơn trung, Mao tận bạch
Kình ngư hải ngoại huyết lưu hồng.
Cuộc
đời bềnh bồng như ghe tầu trên biển. Đường xe hỏa Nam Bắc được khai
thông. Đường nầy nối liền Nam-Bắc năm 1936. Hà thời có nghĩa là lúc nào ?
Hồ chí Minh trốn giữa núi rừng là thời kỳ chống Pháp, Hồ trốn ở Việt
Bắc. Dân Trung Quốc hạ bệ Mao Trạch Đông là điều không xảy ra. Máu đỏ
loang mặt biển có phải là vụ Hoàng Sa năm 1974 giữa Hải Quân Việt Nam
Cộng Hòa và Hải Quân Trung Cộng, việc đang xảy ra cho ngư dân Việt hay
sẽ diễn ra mai mốt đây như nhà văn Ngô Thế Vinh viết: ‘’Cửu Long cạn
dòng, biển đông dậy sóng.’’ ? Chiến tranh sẽ dữ dội hơn, ghê gớm hơn vì
biển đông bị ‘’huyết lưư hồng!
Tôi không bàn về sấm ký. Xin độc giả thông cảm!
Nay tới chuyện ‘’cụ Rùa’’ qua đời!
Mới đây, có tin ‘’cụ Rùa’’ qua đời! Tuổi cụ là bao nhiêu ? Bốn năm trăm năm hay hơn một trăm ?
Dù
bao nhiêu tuổi, cụ Rùa vẫn là một ‘’biểu tượng chống xâm lăng’’ của
người Việt Nam, như trong câu chuyện lịch sử về cuộc khởi nghĩa của Lê
Lợi. Việc nầy, tôi có kể trong bài ‘’Lan man một chút về cụ Rùa’’ có
đăng trên Web ‘’VănTuyển.net’’. Mời độc giả đọc chơi!
Dĩ nhiên, việc cụ Rùa qua đời là một điềm xấu, nhất là trước tình hình bấp bênh của nước ta hiện nay.
Giặc
Tầu thì hung hăng, đe dọa, đánh phá, lấn đất, lấn biển, giết dân
ta...còn ‘’đảng việt cộng’’ thì Tầu chưa đánh đã sang Thành Đô xin
‘’thần phục’’ rồi.
Điềm
trời là một sự kiện thường thấy, đi kèm vơi một biến cố lịch sử trọng
đại. Có thể đó là việc trời báo trước, cảnh cáo, nếu người ta muốn tin
như vậy. Có thể đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa thiên nhiên và xã
hội loài người. Dĩ nhiên, thời kỳ bá đạo, điềm trời có khi do bịa đặt,
thêm bớt, tuyên truyền để phục vụ những mưu đồ chính trị.
Tin hay không, xin quý độc giả nên dè dặt khi nghe ai tuyên truyền.
No comments:
Post a Comment