ÐÔI DÒNG KHAI BÚT.
Ngày 07.07.1954, Chí sĩ Ngô Ðình Diệm chấp chánh Thủ tướng và trình diện Chính phủ, khi tôi sắp tròn 10 tuổi. Lúc đó, nhờ thân phụ có đặt mua nhật trình (báo ngày), nên tôi có dịp đọc tin tức, thời sự… Năm 1955, lính Bình xuyên pháo kích giải trí trường Ðại Thế giới (đã bị đóng cửa) không đúng tọa độ, nên rơi bên ngoài, nhà tôi ở gần đó, nên phải di tản… Hưởng thụ nền giáo dục nhân bản Việt Nam Cộng hòa và phương pháp giảng huấn tại tư thục Lasan Taberd, như các bạn cùng thời, chúng ta đồng tiến trên đường học vấn. Trong nhiều năm, nhân lễ Giáng sinh, ông Diệm đã đến dâng Thánh Lễ với các Sư huynh và học sinh… Ngày 02.11.1963, Tổng thống Ngô Ðình Diệm vị quốc vong thân. Trong những năm khi Tổng thống và Cố vấn Ngô Ðình Nhu an nghỉ tại nghĩa trang Mạc Ðỉnh Chi, sáng ngày 2 tháng 11 hàng năm, đông đảo đồng bào đã dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho linh hồn Nhị Vị và các Sĩ Quan bị thãm sát tại Vương cung Thánh đường Sài gòn và, sau đó, đa số đã tuần hành viếng mộ và cầu nguyện tại đây.
Nhân dịp Lễ Giỗ lần thứ 54, chúng tôi xin ghi lại những gì mình cảm nhận trong những năm Chí sĩ Ngô Ðình Diệm phục vụ Ðất Nước và Quốc dân Ðồng bào để, ngày nay, hưởng Nhan Thánh Chúa trên Thiêng Ðàng.
I./ CHÍ SĨ NGÔ ÐÌNH DIỆM.
« Điều mà tôi cảm thấy hãnh diện nhất là được phục vụ bên cạnh Tổng thống Ngô Đình Diệm, được ông thương mến và tin cậy. Lúc đó, tôi chỉ là một sĩ quan mang cấp bực Thiếu tá, đảm nhận một vai trò nhỏ bé trong Lữ đoàn Liên minh Phòng vệ Phủ Tổng thống. Nhờ cơ duyên này, tôi được biết rõ Tổng thống là một người rất đạo đức và liêm chính, lại kèm theo một nếp sống thật giản dị, khiêm nhường. Trong những năm tháng được gần ông, tôi chưa từng thấy ông đòi hỏi riêng gì cho cá nhân mình, mà chỉ thấy lúc nào ông cũng ưu tư lo cho dân, cho nước. Đối với tôi, Tổng thống Ngô Đình Diệm, người khai sáng ra nền Đệ nhất Cộng hòa, xứng đáng là một vị lãnh đạo chân chính, đã có công bảo vệ và đem lại nền độc lập và tự do thực sự cho Miền Nam Việt Nam. Tiếc thay, trước những biến đổi của tình hình chính trị, qua tham vọng của một số tướng lãnh, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã bị thảm sát trong cuộc đảo chính ngày 01.11.1963 ». Đó là những dòng chữ mà Đại tá Nguyễn Hữu Duệ đã viết trong sách ‘Nhớ lại những ngày ở cạnh Tổng thống Ngô Đình Diệm’.
Thật là điều hạnh phúc cho chúng ta, những đồng bào của Tổng thống, được sống trên Quê hương, dưới sự lãnh đạo của Người trong hơn 9 năm từ ngày 07.07.1954 đến 01.11.1963. Chí sĩ Ngô Đình Diệm (1901–1963) là một chính trị gia lãnh đạo quốc dân Việt. Người là Thủ tướng cuối cùng của Quốc gia Việt Nam và là Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa.
A.- Giáo dục Bản thân.
Ngô Đình Diệm chào đời ngày 03.01.1901 tại làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình quan lại theo đạo Công Giáo, được chầu tên thánh là Gioan Baotixita.
Lúc còn nhỏ, cậu đuợc theo học dưới sự dạy dỗ của Quận Công đức độ và yêu nước Nguyễn Hữu Bài, đang là Thượng thư dưới triều Vua Duy Tân. Quan là đại thần duy nhất chống lại việc người Pháp tham lam muốn đào ngôi mộ vua Tự Đức để lấy vàng bạc. Sở dĩ có sự liên hệ gần gũi như vậy là vì ông Ngô Đình Khôi, anh ông Diệm, cưới con gái ông Nguyễn Hữu Bài (Năm 1955, ông Bài, nhân khi tháp tùng Vua Khải Ðịnh công du nước Pháp, đã đến Vatican để tiếp kiến Ðức Thánh Cha Piô XI. Nhân cơ hội này, ông xin thiết lập bang giao với Tòa Thánh và Việt Nam, đã bị Việt cộng cắt đứt năm 1976).
Ông Diệm theo học tại trường Pellerin Huế. Năm 1913, lúc 12 tuổi, ông thi vào trường Quốc Học Huế, dạy theo chương trình tổng hợp bằng Việt ngữ và Pháp ngữ. Năm 1917, lúc 16 tuổi, ông đỗ hạng thứ nhì trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học. Vì tuổi trẻ mà đạt thành tích cao, nên chính quyền thực dân Pháp đề nghị cấp học bổng cho sang Pháp du học, nhưng ông đã từ chối. Do đó, bà mẹ ông Diệm đã có nhận xét: « Trong số các con tôi, anh nào đi du học ngọai quốc về đều có pha lẫn nhiều điều và mang nhiều mâu thuẫn trong người. Nhưng Diệm thì thuần túy Việt Nam ».
Năm 1918, ông được mời làm giáo sư Trường Quốc Tử Giám, một trường dành riêng cho con cháu các quan trong triều đình. Năm sau, ông đủ tuổi để vào học trường Hậu Bổ, tương tự như Học viện Quốc gia Hành chánh. Trong ba năm học, ông luôn là một sinh viên xuất sắc trong các ngành hành chánh, chính trị, luật pháp và đã tốt nghiệp thủ khoa.
Ông Ngô Đình Diệm chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền giáo dục Nho giáo và Thiên Chúa giáo. Thực vậy, chính Nho giáo đã hun đúc ông thành một con người thanh liêm, tiết tháo và cương trực và giáo dục Thiên Chúa giáo đã đào tạo ông Diệm thành một con người đầy lòng bác ái, vị tha và công chính.
Điều đáng lưu ý là khi cậu Diệm vào Trường Quốc Học Huế. Trong thời gian này, cậu học trò nhỏ này có dịp quen biết với trò Nguyễn Sinh Cung, lớn hơn cậu mười tuổi và, sau này, đã đổi tên thành Hồ Chí Minh. Định mệnh đã xui khiến hai đối thủ chính trị này sớm gặp gỡ nhau, người này biết rõ cá tính người kia và cùng kính trọng lẫn nhau, dẫu quan niệm và phương cách đấu tranh khác biệt. Là một con người ngỗ ngáo, quỉ quyệt và hung tợn, Hồ đã từng giết anh Cả của ông Diệm là Ngô Đình Khôi, sát hại Huỳnh Giáo Chủ của Phật giáo Hòa hảo, nhiều chí sĩ khác như Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, điềm chỉ cụ Phan Bội Châu cho Pháp bắt. Nhưng khi ông Diệm bị quân Việt Minh bắt giao nộp cho Hồ năm 1946, thì Hồ đã không dám sát hại ông, chỉ giam lỏng. Thật may mắn, ông Diệm đã tìm cách trốn thoát được. Hồ không làm gì được ông Diệm, vì hắn vừa mới ký Hiệp định Sơ bộ ngày 06.03.1946, trong đó có điều khoản bảo vệ người quốc gia do Pháp đưa ra. Chẳng những thế mà vài thập niên sau, nhận thấy mình thua kém xa người bạn trường cũ về đạo đức, tác phong, cuộc sống thánh thiện không chút tì vết, Hồ đã viết sách ‘Vừa đi đường vừa kể chuyện’ ca ngợi bản thân với bút hiệu Trần Dân Tiên, do bọn văn nô đàn em thổi phồng Hồ lên ngang tầm với ông Diệm về mọi mặt. Ông Diệm sống cuộc đời độc thân, thì Hồ cũng không vợ (thật vậy ???). Cụ Diệm sống trong một căn phòng nhỏ đơn sơ, thì Hồ cũng cho thợ mộc cất cho hắn một căn nhà toàn gỗ quý chở từ miền rừng thượng du về.
B.- Ảnh hưởng Gia đình.
Một đêm mùa thu năm 1885, tại làng Đại Phong, một nhóm người bắt đạo đã phóng hỏa, bằng những ngọn đuốc, nhà nguyện có nóc và tường bằng tre. Gia đình thân phụ ông Ngô Đình Diệm, trong số những người đang kinh nguyện, đã bị chết, trừ bà nội đã thoát khỏi nhờ bóng tối đêm để chạy đi. Điều may khác là khi đó, thân phụ ông Diệm là ông Ngô đình Khả đang học ở Chủng viện Penang (Mã lai). Thời đó, phải đợi vài tháng sau, hung tin gần cả gia đình bị tàn sát mới tới Chủng viện Penang, các Cha giáo của ông Khả mới đề nghị ông nên trở về nước và cưới vợ để nối dõi tông đường. Chấp thuận đề nghị trên, ông đã trở lại Việt Nam để phụng dưỡng mẹ đang không phương tiện để sinh sống.
Vào làm việc tại Triều đình, ông được Vua Thành Thái ban cử làm Phụ đạo Đại thần và cố vấn cho Vua các vấn đề về Pháp văn và Triết Tây phương… Ông được giao việc tổ chức Trường Quốc học với chức Trưởng giáo. Năm 1905, ông được thăng chức Tổng quản Cấm thành, bảo vệ Vua. Năm 1907, khi chính quyền Bảo hộ dưới sự vận động của khâm sứ Ferdinand Lévecque đòi truất vua Thành Thái, ông nhất quyết không chịu ký tên vào tờ biểu nên ông bị cất chức. Vì vậy dân gian có câu truyền: « Đày vua không Khả, Đào mả không Bài ». Ngày nay, chúng ta có thể thêm vào câu truyền này ý tưởng « Hại dân không Diệm » cũng không phải là điều quá đáng.
Do đó, ông từ quan và đã về làm ruộng với các con trai. Bà Khả cùng Cô Hiệp (mẹ tương lai của Đức Hồng Y Ðáng kính Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận) đã vất vả đem cơm nước cho những người thân. Trong hoàn cảnh cơ cực đó, không ai trong gia đình buông lời than trách trước một quyết định ái quốc. Họ vẫn nuôi ý chí ‘làm quan’, sau những kinh nghiệm lao động tay chân và sống cảnh nghèo nàn. Cuối cùng, Ông Khả được vua Khải Định phục hàm khi lên ngôi Vua.
Ông Khả cưới cô Phạm Thị Thân và có 6 con trai (Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn và Ngô Đình Luyện) và 3 gái (Ngô Đình Thị Giao, Ngô Đình Thị Hiệp và Ngô Đình Thị Hoàng).
- Ông Ngô Đình Khôi, Tổng đốc Quảng Nam từ năm 1930, bị ép về hưu năm 1943 vì có ý thân Nhật. Con trai duy nhất của ông là Ngô Đình Huân, thư ký và thông ngôn cho viện trưởng Viện văn hóa Nhật tại Sài gòn. Tháng 03.1945, ông khuyên Hoàng đế Bảo Đại đừng thoái vị, trao quyền cho Cộng sản. Ngày 31.08.1945, hai cha con bị Việt Minh bắt và bị hành quyết vài tuần sau đó cùng với ông Phạm Quỳnh, Thượng thư Bộ Lại ở rừng Hắc Thú.
C.- Phục vụ Ðất Nước thời Nguyễn triều.
Sau khi tốt nghiệp trường Hậu Bổ, năm 1921, ông Diệm nhậm chức tri huyện Hương Trà, Hương Thủy và Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, rồi Tri phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Năm 1926, ông được bổ vào chức tri phủ Hải Lăng và thăng lên quản đạo Ninh Thuận. Năm 1930, vừa tròn 29 tuổi, với thành tích tận tụy phục vụ đồng bào, ông được đề cử làm Tuần Vũ tỉnh Bình Thuận, Phan Thiết.
Tháng 09.1932, sau thời gian du học tại Pháp trở về nước, Hoàng đế Bảo Đại quyết định tự mình chấp chính và ban sắc phong 5 Thượng thư mới, trong đó có ông Diệm, trẻ nhất 32 tuổi, được bổ nhiệm Thượng thư Bộ Lại, đứng đầu Nội các, tương đương Thủ tướng ngày nay, và kiêm nhiệm chức Tổng Thư Ký Hội đồng Cải cách Hỗn hợp Pháp-Việt ngày 02.05.1933. Ông đề nghị hai điều với chính quyền bảo bộ Pháp: một là thống nhất Trung và Bắc kỳ theo Hòa ước Giáp Thân 1884 và hai là cho Viện Nhân dân Đại biểu Trung kỳ được quyền tự do thảo luận các vấn đề. Việc thống nhất nhằm buộc chính quyền Bảo hộ Pháp bãi bỏ Khâm sứ Trung kỳ và Thống sứ Bắc kỳ cùng chỉ còn một Tổng trú sứ (résident général) ở Huế mà thôi. Việc thứ hai là để canh tân lối cai trị cũ. Vì Toàn quyền Pasquier không chấp nhận, ông Diệm đệ đơn từ chức lên Hoàng đế Bảo Đại ngày 12.07.1933. Sau đó, ông đi dạy tại trường Thiên Hựu (Providence).
[Nội các, lúc đó, có 6 bộ là: 1. đứng đầu và có quyền trên hết là bộ Lại bộ, tức Nội vụ, ngang quyền Thủ tướng ; 2. bộ Hộ tức Tài chính. 3. Bộ Lễ tức Giáo dục ; 4. Bộ Hình tức Tư Pháp ; 5. Bộ Binh tức Quốc Phòng và 6. Bộ Công tức Công chánh. Như vậy, ông Diệm ở tuổi 32 đã đứng đầu nội các gồm các vị thượng thư hầu hết đều hơn ông cả mươi tuổi, như ông Bùi Bằng Đoàn, cha đại tá Việt cộng Bùi Tín, thượng thư bộ Hình, hơn ông Diệm đúng 20 tuổi.]
D. Hoạt động chống Pháp đòi Ðộc lập cho Việt Nam.
Trong thời gian dạy học, ông Diệm nghiên cứu các sách vở và thường xuyên liên lạc với các vị ái quốc như Cụ Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, Cụ Phan Bội Châu và những nhà cách mạng chống Pháp, hiện đang hoạt động tại Nhật Bản và trong nước, để mưu cầu dành Độc Lập và Tự Do cho đất nước.
Năm 1933, ông Diệm vào Sài Gòn tổ chức phong trào của trí thức Nam và Trung kỳ vận động chính giới Pháp tại Paris để yêu cầu truất phế Toàn quyền Đông Dương Pierre Pasquier. Việc không thành, ông bị Pasquier trục xuất khỏi Huế và chỉ định cư trú tại Quảng Bình. Sau khi Pasquier chết năm 1934, Toàn quyền mới Eugene René Robin đã phục hồi hàm vị cho ông và để ông về dạy tại trường Thiên Hựu (Providence).
Thời kỳ 1934-1944, ông Diệm thành lập và lãnh đạo đảng Đại Việt Phục Hưng chống Pháp với thành phần đảng viên nòng cốt là quan lại, linh mục, cảnh sát và lính khố xanh bản xứ tại Trung kỳ. Tháng 07.1944, mật thám Pháp phá vỡ tổ chức này và tổ chức vây bắt ông ở Phủ Cam. Nhờ sự giúp đỡ của hiến binh Nhật, ông thoát nạn về trú tại lãnh sự quán Nhật ở Huế. Vài ngày sau, người Nhật đưa ông vào Đà Nẵng rồi dùng phi cơ quân sự chở thẳng vào Sài Gòn trú tại trụ sở hiến binh Nhật. Ông cũng được Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội do hoàng thân Cường Để ủy nhiệm công việc vận động nhân sự ở Trung kỳ để chống Pháp. Khi Vua Bảo Đại lập chính quyền thân Nhật và mời ông làm Thủ tướng trong chính quyền mới nhưng ông từ chối nên ông Trần Trọng Kim được mời thay để lập Chính phủ.
Lánh nạn ở Sài gòn một thời gian, khi Bảo Đại thoái vị và Việt Minh cướp chính quyền, ông Diệm trở lại Huế để thăm mẹ và đã bị Việt Minh bắt tại Tuy Hòa (Phú Yên). Chúng giải ông ra Hà Nội và bị giam giữ tại tỉnh miền núi Tuyên Quang. Sau đó, ông được trả tự do theo lệnh ân xá của Hồ Chí Minh vào năm 1946 và ông Hồ mời ông giữ chức Bộ trưởng Nội vụ. Nhưng ông Diệm cương quyết khước từ. Ông đã khẳng khái hỏi ông Hồ : « Tại sao ông giết anh tôi? ». Đây là câu hỏi của một người thật can đảm khi trong tay không một tấc sắt, vì Hồ đang đầy uy quyền và dưới tay hắn có cả một băng nhóm du côn tàn bạo giết người.
Tháng 8 năm 1950, ông Diệm cùng người anh là Đức cha Ngô Đình Thục rời Sài Gòn đi hành hương Rôma và dự Năm Thánh. Trên đường về, ông Diệm ghé qua Đông Kinh, thủ đô Nhật Bản, gặp hoàng thân Cường Để. Tại đây, ông đã tiếp xúc với một số người Mỹ, trong đó có Giáo sư Wesley Fishel. Ông này khuyên ông Diệm nên sang thăm Hoa Kỳ. Trong dịp này, ông Diệm đã ghé thăm các nước Bỉ, Thụy Sĩ, Pháp và sau đó ông sang Hoa Kỳ theo gợi ý của giáo sư Wesley Fishel.
Tại Hoa Kỳ, ông Diệm tạm trú trong nhà Dòng Mary Knoll, ở Lakewood thuộc tiểu bang New Jersey và ở trường dòng Ossining tiểu bang New York. Tại đây, ông gặp Đức Hồng Y Spellman, người đã giúp ông rất nhiều trong việc tạo nên sự nghiệp chính trị sau này. Thời gian ở Hoa Kỳ, ông Diệm chú tâm trau giồi Anh ngữ và được mời đến các trường Đại Học ở miền Đông và miền Trung Tây Hoa Kỳ để diễn thuyết về các vấn đề Việt Nam, Á châu và hiểm họa Cộng sản.
Tháng 05.1953, theo lời mời của một số chính khách Công Giáo có khuynh hướng quốc gia và chống Cộng, ông Diệm bay sang Pháp rồi, sau đó, qua Bỉ trú ngụ tại đan viện Saint–André de Bruges. Tại tu viện dòng Biển Đức này, ngày 01.01.1954, ông Ngô Ðình Diệm đã tuyên khấn trong bậc oblat với tên dòng là Odilon. Đây là một điều ‘tiên tri’ vì Thánh Odilon là Bổn mạng những người tị nạn mà chính Tổng thống Diệm đã giúp đem hơn 800 ngàn người di cư từ Miền Bắc vào Nam và an cư lạc nghiệp một cách mỹ mãn. Ngoài ra, Thánh Odilon là Linh mục đã bắt đầu cử hành Thánh Lễ Cầu cho các Linh hồn ngày 2 tháng 11 là ngày ông Diệm qua đời năm 1963.
Năm 1954, ông Diệm từ Bỉ trở lại Paris sống tại nhà ông Tôn Thất Cẩn (con trai của cụ Thân thần phụ chính Tôn Thất Hân). Tại đây, với sự yểm trợ của Ngô Đình Luyện, ông bắt đầu vận động trong giới chính khách Việt sống lưu vong.
Ð.- Con người Ngô Ðình Diệm.
«
Nhiều tài liệu đã nóí về cuộc đời chánh trị và riêng tư của ông Ngô
Đình Diệm, một lãnh tụ cương trực, khí khái, chống cộng và quyết liệt
với đế quốc, dù là Pháp, Tàu hay Mỹ. Ông có cái uy nghiêm riêng phát
xuất từ một gương mặt phúc hậu, một tác phong cương nghị và một lối nhìn
thẳng vào người đối thoại. Nốt ruồi đen rõ trên gò má dưới mắt trái của
ông được các nhà tử vi xem như báo hiệu một số mạng nhiều buồn phiền và
tang tóc. Ông không nặng lời hay gắt gỏng với cấp thừa hành, khi không
vừa ý. Phong cách của ông khiến những người tiếp xúc với ông phải kính
nể. Sau cái bề ngoài trầm tĩnh, Tổng thống là một con người cuồng nhiệt
và kiên trì trong mục đích, không nhân nhượng trên những xác tin căn
bản. Là Kitô hữu tốt, ông hiệp thông mầu nhiệm Chúa Cứu chuộc hàng ngày
tại Nhà Nguyện trong Dinh, hoặc ở Dòng Chúa Cứu Thế. Vận âu phục màu
trắng với cà vạt đen, ít khi thay đổi. Ông làm việc bất chấp giờ giấc
khiến các người thân cận mệt nhoài.
Khi có vấn đề khẩn, ông cho mời nhân viên hữu trách vào Dinh để đàm đạo thâu đêm. Ông đọc phúc trình, hồ sơ đến khuya, uống trà, hút thuốc nhưng không bao giờ hút hết phân nửa điếu thuốc. Tổng thống đi kinh lý không biết mệt, đôi ba ngày mỗi tuần, đến các tiền đồn hẻo lánh, làng Thượng xa xôi, bằng mọi phương tiện chuyên chở: máy bay, ghe, tàu, xe jeep, trực thăng…..
Ông không hùng hồn trước đám đông nhưng thoải mái và thân mật ở giữa những nhóm nhỏ, không quan cách, không mị dân. Khi nhóm Hội đồng Nội các, ông Diệm thường ra ngoài chương trình ấn định, khi gặp một đề tài gây chú ý. Ông nói say mê, quên cả kết luận. Ông sống rất nặng về lý tưởng. Con người Khổng giáo nghiêm khắc và Công Giáo khổ hạnh nơi ông có những nhận xét lắm khi không sát thực tế. Ông thường nhắc là người cán bộ trung thành luôn luôn hy sinh vì đại cuộc mà không cần đến cơm áo, danh vọng và chức tước… Nhưng không phải cán bộ nào cũng lý tưởng như thế. Cuộc nổi loạn năm 1963 là một sự cải chính xót xa. Sánh với Hồ Chí Minh, chí sĩ Diệâm là một lãnh tụ đức độ thiếu mưu lược, ghét xảo quyệt.
Thú tiêu khiển của ông Diệm không nhiều vì ít giờ rảnh : thích cỡi ngựa ở Đàlạt hay tại Dinh Độc lập trong những năm yên ổn. Ông sưu tập máy ảnh và chụp hình. Ông ăn uống thanh đạm, thường bữa dùng tại ngay phòng ngủ, do ông già Ẩn và Ðại uý Nguyễn Bằng phục dịch, thực đơn ít khi thay đổi gồm có cơm vắt, muối mè, cá kho và rau. Ông ít khi đau, bị cảm cúm, có bác sĩ Bùi Kiện Tín chăm sóc. Phòng nội dịch không đông nhân viên. Vấn đề tiền bạc riêng của ông được giao trọn cho Chánh văn phòng Võ Văn Hải, ông Diệm không có nhu cầu lớn. Ông Hải, tốt nghiệp Trường Khoa học Chính trị Paris, theo sát ông Diệm từ lúc còn bôn ba ở hải ngoại và được ông Diệm thương như con. Vài ngày sau đảo chánh 1.11.1963, ông Hải lập biên bản trao cho Ðại úy Đặng Văn Hoa, chánh văn phòng Tướng Trần Văn Đôn số tiền mặt của ông Diệm là 2.390.000 đồng và 6.297 mỹ kim. Trong hồi ký Việt Nam Nhân Chứng, ông Ðôn kể ‘Dương Văn Minh lấy 6.000 mỹ kim và số còn lại thí cho Trần Thiện Khiêm. Số bạc Việt được phân phát cho Tôn Thất Đính, Lê Văn Kim, Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Nguyễn Hữu Có, Nguyễn Văn Thiệu, Phạm Ngọc Thảo, Trần Ngọc Tám và Trần Thiện Khiêm, riêng Đôn nhận 24.500 đồng.
Trong bài ‘Nhớ lại những điều khó quên’, nhà văn Hà thượng Nhân) viết : « Tổng thống Diệm có thể có những khuyết điểm, nhưng cái tâm vì nước vì dân của ông, tôi cho là thành, cái chí của ông tôi cho là lớn... ». Cũng vậy, trong bài ‘Đường lối Diệm Nhu được thực tại chứng nghiệm là Ðường Lối Ðúng’, Giáo sư Tôn thất Thiện viết: « ... Ðiều quan trọng nhất có liên quan mật thiết đến ‘Cụ’ (ông Diệm) và chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà nói chung, là nếu năm 1954 không có Cụ đứng ra lãnh đạo quốc gia thì miền Nam đã mất vào tay cộng sản..... Cụ đã đem lại cho những quân nhân, cán bộ, chiến sĩ, nhân dân thời đó sự tin tuởng và hăng hái tranh đấu nên đã giữ được miền Nam, tạo dựng lên một quốc gia có qui củ và căn bản chính trị, kinh tế vững chắc, tạo điều kiện cho Đệ Nhị Cộng Hoà tồn tại một thời gian, sau khi Cụ bị sát hại. Nhưng hơn nữa, nhân dân miền Nam được tiêm nhiễm tinh thần tự do, và được đào tạo vững chắc về kinh tế, sau này có điều kiện cưỡng lại áp chế của cộng sản, dần dần buộc cộng sản phải bỏ ý đồ ‘cải tạo xã hội chủ nghĩa” nhân dân miền Nam… ».
Ông Phan đức Minh, trong bài ‘Tại sao có cuộc đảo chánh lật đổ ông Ngô Ðình Diệm’ đăng trên ‘Việt nam nhật báo cuối tuần’ số 4912 ngày 29.10.2005, đã viết : « Những tháng giữa năm 1960, ông Diệm với tư cách Tổng thống và là Tổng tư lệnh Quân đội Việt nam Cộng hoà, đi thăm các Bộ Tư lệnh Quân khu 1, 2, 3 và 4 cùng Biệt khu Thủ đô, để nói chuyện với các sĩ quan thuộc các Quân Binh chủng về một vấn đề vô cùng quan trọng: Người Mỹ muốn đổ các đơn vị tác chiến (Combatant Units) của họ vào lãnh thổ Nam Việt Nam để đảm nhiệm vai trò chủ yếu trong công cuộc chiến đấu chống cộng sản trên chiến truờng này...
Tại hội truờng Quân khu 1, Đà nẵng, trước mặt rất đông sĩ quan: Cấp Tướng, cấp Tá và cấp Úy, ông Diệm đã nói rõ ý chí của ông là, nhất định không chấp nhận cho người Mỹ đổ quân tác chiến vào Việt nam, mà chỉ chấp nhận vai trò của người Mỹ trong nhiệm vụ cố vấn và huấn luyện cho Quân đội Việt nam Cộng hoà. Ông nói: « Chúng ta cần có sự cố vấn và huấn luyện của Mỹ, chúng ta cần có sự viện trợ quân sự, kinh tế của người Mỹ, nhưng chúng ta không cần để cho người Mỹ chiến đấu thay thế chúng ta trong công cuộc bảo vệ quê hương, đất nước này. Cuộc chiến đấu này không thể đơn thuần giải quyết bằng sức mạnh của vũ khí chiến tranh, nhất là bằng một đạo quân viễn chinh từ một quốc gia khác kéo đến. Nếu người Mỹ làm việc đó, chúng ta sẽ mất hết chính nghĩa, mất sự hậu thuẫn của nhân dân, tôi sẽ trở thành Tổng thống bù nhìn và anh em, các sĩ quan sẽ chỉ còn là những kẻ đánh thuê cho ngoại quốc... ».
Ông nói thật nhiều với tất cả tấm lòng và trái tim của ông. Rồi ông kêu gọi tất cả các sĩ quan Quân đội Việt nam Cộng hòa đã từng nêu cao tinh thần anh dũng, can đảm trên mọi chiến trường khắp các vùng chiến thuật, hãy cùng ông bằng mọi giá, giữ vững lập trường, đi đúng đường lối lãnh đạo chiến tranh bảo vệ tổ quốc mà ông đã vạch ra và quyết tâm theo đuổi, bất chấp mọi áp lực, bất cứ từ đâu đến. Những cánh tay dơ lên. Những tiếng hô vang làm rung chuyển cả Hội trưòng Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1-Quân khu 1: « Quyết tâm ủng hộ Tổng thống! Quyết tâm giữ vững lập trường chiến đấu của Tổng thống để bảo vệ Tổ quốc! ».
Lúc đó tôi chỉ là một Chuẩn uý hiện dịch... Tôi nhìn các sĩ quan đàn anh đứng chung quanh hình như ai nấy đều cảm thấy có một cái gì nặng nề, nguy hiểm đang đợi chờ vị Tổng thống khả kính và can đảm của mình. Phải thành thực mà công nhận rằng vào thời gian đó, dưới sự lãnh đạo của ông Diệm, quân đội ra quân đội, Tướng Tá ra Tướng Tá, Sĩ quan ra Sĩ quan, chứ không có hổ lốn, bát nháo như một số khá đông của những thời gian sau này, sau khi ông Diệm không còn nữa... Tôi không phải là người Công Giáo như ông Diệm, mà chỉ là quân nhân hiện dịch thuần túy, nhưng cũng thấy mắt mình nhòa đi. Tôi cầu xin Ơn Trên phù hộ, che chở cho ông, cũng như cho đất nước này...
Trong bài ‘Một vị từ mẫu’, Giáo sư Nguyễn xuân Vinh, cựu Ðại tá Tư lệnh Không Quân Quân đội Việt Nam Cộng hòa, viết: « Lúc tôi tới Dinh Độc lập, vào phòng ngủ của Tổng thống, là nơi cụ thường ngồi ở một ghế bành lớn để hỏi công việc. Tôi đã thấy có ông Nguyễn Ðình Thuần, lúc đó là Bộ trưởng Phủ Tổng thống và ông Huỳnh Hữu Nghĩa, Bộ trưởng Bộ Lao động. Ngoài ra còn có ông Hà Di, một nhiếp ảnh gia rất được Tổng thống thương yêu và thường được đi theo chụp ảnh mỗi khi cụ công du. Thấy tôi vào, cụ nói mấy câu đại ý là tôi không được đi cùng để ra Huế dự lễ đại thọ của cụ cố, thân mẫu của Tổng thống, nên cụ gọi tới để cho xem những phim ảnh chụp. Những ảnh mẫu được ông Hà Di chiếu cho mọi người cùng coi trên màn ảnh đặt ở cuối buồng theo thứ tự diễn tiến của buổi lễ. Thân mẫu của Tổng thống ngồi ở một ghế bành, mặc áo mầu đỏ, tuy trông mệt mỏi, nhưng nét mặt còn tươi sáng. Một tấm ảnh làm tôi chú ý là lúc cả 5 người con trai của cụ cố thân mẫu là Đức Giám Mục Ngô đình Thục, Tổng thống Ngô đình Diệm và các ông Ngô đình Nhu, Ngô đình Luyện và Ngô đình Cẩn đều mặc áo thụng, quì rạp đầu làm lễ trước bà từ mẫu. Trông cảnh này thật là cảm động và là sự việc mấy trăm năm mới thấy có một lần ở nước mình, vì ít khi có bà mẹ nào sinh ra những người con mà lại đứng đầu cả bên đời và bên đạo... ». hững dòng viết này đã chứng minh lòng hiếu thảo của ông Diệm. Dù là Tổng thống, ông vẫn ‘quì rạp đầu trước mặt mẹ’.
Trong bài ‘Bốn mươi năm ngậm ngùi’, ông Trương phú Thứ viết: « Một độc giả ‘Văn nghệ Tiền phong’, bà Hoa Vũ ở tiểu bang New Jersey, người đã mang chân dung Tổng thống Diệm từ Mỹ về tận Lái Thiêu và đã đặt chân dung trên mộ Người, rồi chụp hình và, sau đó, phổ biến tới báo chí Việt hải ngoại. Bà Hoa đã viết thư cho cựu Đại tá Nguyễn Hữu Duệ: « em không nhớ rõ là năm nào 1960 hay 1961, lúc đó em đang may ở tiệm Thanh Lịch gần chợ Bàn Cờ thì chợ bị cháy lớn. Vài hôm sau thì Cụ có đi thăm chợ và đồng bào nạn nhân. Cụ đi thẳng đến tiệm Thanh Lịch, lúc đó bà Phạm Bích Thuần là chủ tiệm may quá xúc động vừa khóc vừa nói ‘Kìa, Vua đến nhà mình, cô Hoa, bạo dạn ra chào Vua đi’. Khi Tổng thống bước lên thềm nhà thì em ra đứng khoanh tay cúi đầu nói ‘con kính chào Tổng Thống’. Người hỏi ‘cháy có sợ không?’. ‘Thưa Tổng thống, con sợ lắm ạ’. Người lại hỏi ‘may có khá không?’. Em trình ‘Thưa Tổng thống, khá lắm’. Trong lúc đó, bà chủ cứ khóc vì quá xúc động được Vua tới thăm. Cụ nói ‘ngoan hỷ’. Rồi đi ra hướng đường Bàn Cờ. Ôi! Kể lại một chút kỷ niệm mà lòng em dâng lên một niềm thương nhớ Cụ vô cùng ».
Khi còn sống, chí sĩ Ngô Đình Diệm đã từng nói « tôi tiến hãy tiến theo tôi, tôi lui hãy giết tôi, tôi chết hãy nối chí tôi ». Mang trong người dòng máu Việt, chúng ta hãy noi gương Người quyết sống đời một ‘người Công Giáo tốt và là người Việt luôn mong Tổ Quốc độc lập và đồng bào được tự do, hạnh phúc’.
Hà Minh Thảo
Ngày 07.07.1954, Chí sĩ Ngô Ðình Diệm chấp chánh Thủ tướng và trình diện Chính phủ, khi tôi sắp tròn 10 tuổi. Lúc đó, nhờ thân phụ có đặt mua nhật trình (báo ngày), nên tôi có dịp đọc tin tức, thời sự… Năm 1955, lính Bình xuyên pháo kích giải trí trường Ðại Thế giới (đã bị đóng cửa) không đúng tọa độ, nên rơi bên ngoài, nhà tôi ở gần đó, nên phải di tản… Hưởng thụ nền giáo dục nhân bản Việt Nam Cộng hòa và phương pháp giảng huấn tại tư thục Lasan Taberd, như các bạn cùng thời, chúng ta đồng tiến trên đường học vấn. Trong nhiều năm, nhân lễ Giáng sinh, ông Diệm đã đến dâng Thánh Lễ với các Sư huynh và học sinh… Ngày 02.11.1963, Tổng thống Ngô Ðình Diệm vị quốc vong thân. Trong những năm khi Tổng thống và Cố vấn Ngô Ðình Nhu an nghỉ tại nghĩa trang Mạc Ðỉnh Chi, sáng ngày 2 tháng 11 hàng năm, đông đảo đồng bào đã dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho linh hồn Nhị Vị và các Sĩ Quan bị thãm sát tại Vương cung Thánh đường Sài gòn và, sau đó, đa số đã tuần hành viếng mộ và cầu nguyện tại đây.
Nhân dịp Lễ Giỗ lần thứ 54, chúng tôi xin ghi lại những gì mình cảm nhận trong những năm Chí sĩ Ngô Ðình Diệm phục vụ Ðất Nước và Quốc dân Ðồng bào để, ngày nay, hưởng Nhan Thánh Chúa trên Thiêng Ðàng.
I./ CHÍ SĨ NGÔ ÐÌNH DIỆM.
« Điều mà tôi cảm thấy hãnh diện nhất là được phục vụ bên cạnh Tổng thống Ngô Đình Diệm, được ông thương mến và tin cậy. Lúc đó, tôi chỉ là một sĩ quan mang cấp bực Thiếu tá, đảm nhận một vai trò nhỏ bé trong Lữ đoàn Liên minh Phòng vệ Phủ Tổng thống. Nhờ cơ duyên này, tôi được biết rõ Tổng thống là một người rất đạo đức và liêm chính, lại kèm theo một nếp sống thật giản dị, khiêm nhường. Trong những năm tháng được gần ông, tôi chưa từng thấy ông đòi hỏi riêng gì cho cá nhân mình, mà chỉ thấy lúc nào ông cũng ưu tư lo cho dân, cho nước. Đối với tôi, Tổng thống Ngô Đình Diệm, người khai sáng ra nền Đệ nhất Cộng hòa, xứng đáng là một vị lãnh đạo chân chính, đã có công bảo vệ và đem lại nền độc lập và tự do thực sự cho Miền Nam Việt Nam. Tiếc thay, trước những biến đổi của tình hình chính trị, qua tham vọng của một số tướng lãnh, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã bị thảm sát trong cuộc đảo chính ngày 01.11.1963 ». Đó là những dòng chữ mà Đại tá Nguyễn Hữu Duệ đã viết trong sách ‘Nhớ lại những ngày ở cạnh Tổng thống Ngô Đình Diệm’.
Thật là điều hạnh phúc cho chúng ta, những đồng bào của Tổng thống, được sống trên Quê hương, dưới sự lãnh đạo của Người trong hơn 9 năm từ ngày 07.07.1954 đến 01.11.1963. Chí sĩ Ngô Đình Diệm (1901–1963) là một chính trị gia lãnh đạo quốc dân Việt. Người là Thủ tướng cuối cùng của Quốc gia Việt Nam và là Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa.
A.- Giáo dục Bản thân.
Ngô Đình Diệm chào đời ngày 03.01.1901 tại làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình quan lại theo đạo Công Giáo, được chầu tên thánh là Gioan Baotixita.
Lúc còn nhỏ, cậu đuợc theo học dưới sự dạy dỗ của Quận Công đức độ và yêu nước Nguyễn Hữu Bài, đang là Thượng thư dưới triều Vua Duy Tân. Quan là đại thần duy nhất chống lại việc người Pháp tham lam muốn đào ngôi mộ vua Tự Đức để lấy vàng bạc. Sở dĩ có sự liên hệ gần gũi như vậy là vì ông Ngô Đình Khôi, anh ông Diệm, cưới con gái ông Nguyễn Hữu Bài (Năm 1955, ông Bài, nhân khi tháp tùng Vua Khải Ðịnh công du nước Pháp, đã đến Vatican để tiếp kiến Ðức Thánh Cha Piô XI. Nhân cơ hội này, ông xin thiết lập bang giao với Tòa Thánh và Việt Nam, đã bị Việt cộng cắt đứt năm 1976).
Ông Diệm theo học tại trường Pellerin Huế. Năm 1913, lúc 12 tuổi, ông thi vào trường Quốc Học Huế, dạy theo chương trình tổng hợp bằng Việt ngữ và Pháp ngữ. Năm 1917, lúc 16 tuổi, ông đỗ hạng thứ nhì trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học. Vì tuổi trẻ mà đạt thành tích cao, nên chính quyền thực dân Pháp đề nghị cấp học bổng cho sang Pháp du học, nhưng ông đã từ chối. Do đó, bà mẹ ông Diệm đã có nhận xét: « Trong số các con tôi, anh nào đi du học ngọai quốc về đều có pha lẫn nhiều điều và mang nhiều mâu thuẫn trong người. Nhưng Diệm thì thuần túy Việt Nam ».
Năm 1918, ông được mời làm giáo sư Trường Quốc Tử Giám, một trường dành riêng cho con cháu các quan trong triều đình. Năm sau, ông đủ tuổi để vào học trường Hậu Bổ, tương tự như Học viện Quốc gia Hành chánh. Trong ba năm học, ông luôn là một sinh viên xuất sắc trong các ngành hành chánh, chính trị, luật pháp và đã tốt nghiệp thủ khoa.
Ông Ngô Đình Diệm chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền giáo dục Nho giáo và Thiên Chúa giáo. Thực vậy, chính Nho giáo đã hun đúc ông thành một con người thanh liêm, tiết tháo và cương trực và giáo dục Thiên Chúa giáo đã đào tạo ông Diệm thành một con người đầy lòng bác ái, vị tha và công chính.
Điều đáng lưu ý là khi cậu Diệm vào Trường Quốc Học Huế. Trong thời gian này, cậu học trò nhỏ này có dịp quen biết với trò Nguyễn Sinh Cung, lớn hơn cậu mười tuổi và, sau này, đã đổi tên thành Hồ Chí Minh. Định mệnh đã xui khiến hai đối thủ chính trị này sớm gặp gỡ nhau, người này biết rõ cá tính người kia và cùng kính trọng lẫn nhau, dẫu quan niệm và phương cách đấu tranh khác biệt. Là một con người ngỗ ngáo, quỉ quyệt và hung tợn, Hồ đã từng giết anh Cả của ông Diệm là Ngô Đình Khôi, sát hại Huỳnh Giáo Chủ của Phật giáo Hòa hảo, nhiều chí sĩ khác như Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, điềm chỉ cụ Phan Bội Châu cho Pháp bắt. Nhưng khi ông Diệm bị quân Việt Minh bắt giao nộp cho Hồ năm 1946, thì Hồ đã không dám sát hại ông, chỉ giam lỏng. Thật may mắn, ông Diệm đã tìm cách trốn thoát được. Hồ không làm gì được ông Diệm, vì hắn vừa mới ký Hiệp định Sơ bộ ngày 06.03.1946, trong đó có điều khoản bảo vệ người quốc gia do Pháp đưa ra. Chẳng những thế mà vài thập niên sau, nhận thấy mình thua kém xa người bạn trường cũ về đạo đức, tác phong, cuộc sống thánh thiện không chút tì vết, Hồ đã viết sách ‘Vừa đi đường vừa kể chuyện’ ca ngợi bản thân với bút hiệu Trần Dân Tiên, do bọn văn nô đàn em thổi phồng Hồ lên ngang tầm với ông Diệm về mọi mặt. Ông Diệm sống cuộc đời độc thân, thì Hồ cũng không vợ (thật vậy ???). Cụ Diệm sống trong một căn phòng nhỏ đơn sơ, thì Hồ cũng cho thợ mộc cất cho hắn một căn nhà toàn gỗ quý chở từ miền rừng thượng du về.
B.- Ảnh hưởng Gia đình.
Một đêm mùa thu năm 1885, tại làng Đại Phong, một nhóm người bắt đạo đã phóng hỏa, bằng những ngọn đuốc, nhà nguyện có nóc và tường bằng tre. Gia đình thân phụ ông Ngô Đình Diệm, trong số những người đang kinh nguyện, đã bị chết, trừ bà nội đã thoát khỏi nhờ bóng tối đêm để chạy đi. Điều may khác là khi đó, thân phụ ông Diệm là ông Ngô đình Khả đang học ở Chủng viện Penang (Mã lai). Thời đó, phải đợi vài tháng sau, hung tin gần cả gia đình bị tàn sát mới tới Chủng viện Penang, các Cha giáo của ông Khả mới đề nghị ông nên trở về nước và cưới vợ để nối dõi tông đường. Chấp thuận đề nghị trên, ông đã trở lại Việt Nam để phụng dưỡng mẹ đang không phương tiện để sinh sống.
Vào làm việc tại Triều đình, ông được Vua Thành Thái ban cử làm Phụ đạo Đại thần và cố vấn cho Vua các vấn đề về Pháp văn và Triết Tây phương… Ông được giao việc tổ chức Trường Quốc học với chức Trưởng giáo. Năm 1905, ông được thăng chức Tổng quản Cấm thành, bảo vệ Vua. Năm 1907, khi chính quyền Bảo hộ dưới sự vận động của khâm sứ Ferdinand Lévecque đòi truất vua Thành Thái, ông nhất quyết không chịu ký tên vào tờ biểu nên ông bị cất chức. Vì vậy dân gian có câu truyền: « Đày vua không Khả, Đào mả không Bài ». Ngày nay, chúng ta có thể thêm vào câu truyền này ý tưởng « Hại dân không Diệm » cũng không phải là điều quá đáng.
Do đó, ông từ quan và đã về làm ruộng với các con trai. Bà Khả cùng Cô Hiệp (mẹ tương lai của Đức Hồng Y Ðáng kính Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận) đã vất vả đem cơm nước cho những người thân. Trong hoàn cảnh cơ cực đó, không ai trong gia đình buông lời than trách trước một quyết định ái quốc. Họ vẫn nuôi ý chí ‘làm quan’, sau những kinh nghiệm lao động tay chân và sống cảnh nghèo nàn. Cuối cùng, Ông Khả được vua Khải Định phục hàm khi lên ngôi Vua.
Ông Khả cưới cô Phạm Thị Thân và có 6 con trai (Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn và Ngô Đình Luyện) và 3 gái (Ngô Đình Thị Giao, Ngô Đình Thị Hiệp và Ngô Đình Thị Hoàng).
- Ông Ngô Đình Khôi, Tổng đốc Quảng Nam từ năm 1930, bị ép về hưu năm 1943 vì có ý thân Nhật. Con trai duy nhất của ông là Ngô Đình Huân, thư ký và thông ngôn cho viện trưởng Viện văn hóa Nhật tại Sài gòn. Tháng 03.1945, ông khuyên Hoàng đế Bảo Đại đừng thoái vị, trao quyền cho Cộng sản. Ngày 31.08.1945, hai cha con bị Việt Minh bắt và bị hành quyết vài tuần sau đó cùng với ông Phạm Quỳnh, Thượng thư Bộ Lại ở rừng Hắc Thú.
C.- Phục vụ Ðất Nước thời Nguyễn triều.
Sau khi tốt nghiệp trường Hậu Bổ, năm 1921, ông Diệm nhậm chức tri huyện Hương Trà, Hương Thủy và Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, rồi Tri phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Năm 1926, ông được bổ vào chức tri phủ Hải Lăng và thăng lên quản đạo Ninh Thuận. Năm 1930, vừa tròn 29 tuổi, với thành tích tận tụy phục vụ đồng bào, ông được đề cử làm Tuần Vũ tỉnh Bình Thuận, Phan Thiết.
Tháng 09.1932, sau thời gian du học tại Pháp trở về nước, Hoàng đế Bảo Đại quyết định tự mình chấp chính và ban sắc phong 5 Thượng thư mới, trong đó có ông Diệm, trẻ nhất 32 tuổi, được bổ nhiệm Thượng thư Bộ Lại, đứng đầu Nội các, tương đương Thủ tướng ngày nay, và kiêm nhiệm chức Tổng Thư Ký Hội đồng Cải cách Hỗn hợp Pháp-Việt ngày 02.05.1933. Ông đề nghị hai điều với chính quyền bảo bộ Pháp: một là thống nhất Trung và Bắc kỳ theo Hòa ước Giáp Thân 1884 và hai là cho Viện Nhân dân Đại biểu Trung kỳ được quyền tự do thảo luận các vấn đề. Việc thống nhất nhằm buộc chính quyền Bảo hộ Pháp bãi bỏ Khâm sứ Trung kỳ và Thống sứ Bắc kỳ cùng chỉ còn một Tổng trú sứ (résident général) ở Huế mà thôi. Việc thứ hai là để canh tân lối cai trị cũ. Vì Toàn quyền Pasquier không chấp nhận, ông Diệm đệ đơn từ chức lên Hoàng đế Bảo Đại ngày 12.07.1933. Sau đó, ông đi dạy tại trường Thiên Hựu (Providence).
[Nội các, lúc đó, có 6 bộ là: 1. đứng đầu và có quyền trên hết là bộ Lại bộ, tức Nội vụ, ngang quyền Thủ tướng ; 2. bộ Hộ tức Tài chính. 3. Bộ Lễ tức Giáo dục ; 4. Bộ Hình tức Tư Pháp ; 5. Bộ Binh tức Quốc Phòng và 6. Bộ Công tức Công chánh. Như vậy, ông Diệm ở tuổi 32 đã đứng đầu nội các gồm các vị thượng thư hầu hết đều hơn ông cả mươi tuổi, như ông Bùi Bằng Đoàn, cha đại tá Việt cộng Bùi Tín, thượng thư bộ Hình, hơn ông Diệm đúng 20 tuổi.]
D. Hoạt động chống Pháp đòi Ðộc lập cho Việt Nam.
Trong thời gian dạy học, ông Diệm nghiên cứu các sách vở và thường xuyên liên lạc với các vị ái quốc như Cụ Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, Cụ Phan Bội Châu và những nhà cách mạng chống Pháp, hiện đang hoạt động tại Nhật Bản và trong nước, để mưu cầu dành Độc Lập và Tự Do cho đất nước.
Năm 1933, ông Diệm vào Sài Gòn tổ chức phong trào của trí thức Nam và Trung kỳ vận động chính giới Pháp tại Paris để yêu cầu truất phế Toàn quyền Đông Dương Pierre Pasquier. Việc không thành, ông bị Pasquier trục xuất khỏi Huế và chỉ định cư trú tại Quảng Bình. Sau khi Pasquier chết năm 1934, Toàn quyền mới Eugene René Robin đã phục hồi hàm vị cho ông và để ông về dạy tại trường Thiên Hựu (Providence).
Thời kỳ 1934-1944, ông Diệm thành lập và lãnh đạo đảng Đại Việt Phục Hưng chống Pháp với thành phần đảng viên nòng cốt là quan lại, linh mục, cảnh sát và lính khố xanh bản xứ tại Trung kỳ. Tháng 07.1944, mật thám Pháp phá vỡ tổ chức này và tổ chức vây bắt ông ở Phủ Cam. Nhờ sự giúp đỡ của hiến binh Nhật, ông thoát nạn về trú tại lãnh sự quán Nhật ở Huế. Vài ngày sau, người Nhật đưa ông vào Đà Nẵng rồi dùng phi cơ quân sự chở thẳng vào Sài Gòn trú tại trụ sở hiến binh Nhật. Ông cũng được Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội do hoàng thân Cường Để ủy nhiệm công việc vận động nhân sự ở Trung kỳ để chống Pháp. Khi Vua Bảo Đại lập chính quyền thân Nhật và mời ông làm Thủ tướng trong chính quyền mới nhưng ông từ chối nên ông Trần Trọng Kim được mời thay để lập Chính phủ.
Lánh nạn ở Sài gòn một thời gian, khi Bảo Đại thoái vị và Việt Minh cướp chính quyền, ông Diệm trở lại Huế để thăm mẹ và đã bị Việt Minh bắt tại Tuy Hòa (Phú Yên). Chúng giải ông ra Hà Nội và bị giam giữ tại tỉnh miền núi Tuyên Quang. Sau đó, ông được trả tự do theo lệnh ân xá của Hồ Chí Minh vào năm 1946 và ông Hồ mời ông giữ chức Bộ trưởng Nội vụ. Nhưng ông Diệm cương quyết khước từ. Ông đã khẳng khái hỏi ông Hồ : « Tại sao ông giết anh tôi? ». Đây là câu hỏi của một người thật can đảm khi trong tay không một tấc sắt, vì Hồ đang đầy uy quyền và dưới tay hắn có cả một băng nhóm du côn tàn bạo giết người.
Tháng 8 năm 1950, ông Diệm cùng người anh là Đức cha Ngô Đình Thục rời Sài Gòn đi hành hương Rôma và dự Năm Thánh. Trên đường về, ông Diệm ghé qua Đông Kinh, thủ đô Nhật Bản, gặp hoàng thân Cường Để. Tại đây, ông đã tiếp xúc với một số người Mỹ, trong đó có Giáo sư Wesley Fishel. Ông này khuyên ông Diệm nên sang thăm Hoa Kỳ. Trong dịp này, ông Diệm đã ghé thăm các nước Bỉ, Thụy Sĩ, Pháp và sau đó ông sang Hoa Kỳ theo gợi ý của giáo sư Wesley Fishel.
Tại Hoa Kỳ, ông Diệm tạm trú trong nhà Dòng Mary Knoll, ở Lakewood thuộc tiểu bang New Jersey và ở trường dòng Ossining tiểu bang New York. Tại đây, ông gặp Đức Hồng Y Spellman, người đã giúp ông rất nhiều trong việc tạo nên sự nghiệp chính trị sau này. Thời gian ở Hoa Kỳ, ông Diệm chú tâm trau giồi Anh ngữ và được mời đến các trường Đại Học ở miền Đông và miền Trung Tây Hoa Kỳ để diễn thuyết về các vấn đề Việt Nam, Á châu và hiểm họa Cộng sản.
Tháng 05.1953, theo lời mời của một số chính khách Công Giáo có khuynh hướng quốc gia và chống Cộng, ông Diệm bay sang Pháp rồi, sau đó, qua Bỉ trú ngụ tại đan viện Saint–André de Bruges. Tại tu viện dòng Biển Đức này, ngày 01.01.1954, ông Ngô Ðình Diệm đã tuyên khấn trong bậc oblat với tên dòng là Odilon. Đây là một điều ‘tiên tri’ vì Thánh Odilon là Bổn mạng những người tị nạn mà chính Tổng thống Diệm đã giúp đem hơn 800 ngàn người di cư từ Miền Bắc vào Nam và an cư lạc nghiệp một cách mỹ mãn. Ngoài ra, Thánh Odilon là Linh mục đã bắt đầu cử hành Thánh Lễ Cầu cho các Linh hồn ngày 2 tháng 11 là ngày ông Diệm qua đời năm 1963.
Năm 1954, ông Diệm từ Bỉ trở lại Paris sống tại nhà ông Tôn Thất Cẩn (con trai của cụ Thân thần phụ chính Tôn Thất Hân). Tại đây, với sự yểm trợ của Ngô Đình Luyện, ông bắt đầu vận động trong giới chính khách Việt sống lưu vong.
Ð.- Con người Ngô Ðình Diệm.
Khi có vấn đề khẩn, ông cho mời nhân viên hữu trách vào Dinh để đàm đạo thâu đêm. Ông đọc phúc trình, hồ sơ đến khuya, uống trà, hút thuốc nhưng không bao giờ hút hết phân nửa điếu thuốc. Tổng thống đi kinh lý không biết mệt, đôi ba ngày mỗi tuần, đến các tiền đồn hẻo lánh, làng Thượng xa xôi, bằng mọi phương tiện chuyên chở: máy bay, ghe, tàu, xe jeep, trực thăng…..
Ông không hùng hồn trước đám đông nhưng thoải mái và thân mật ở giữa những nhóm nhỏ, không quan cách, không mị dân. Khi nhóm Hội đồng Nội các, ông Diệm thường ra ngoài chương trình ấn định, khi gặp một đề tài gây chú ý. Ông nói say mê, quên cả kết luận. Ông sống rất nặng về lý tưởng. Con người Khổng giáo nghiêm khắc và Công Giáo khổ hạnh nơi ông có những nhận xét lắm khi không sát thực tế. Ông thường nhắc là người cán bộ trung thành luôn luôn hy sinh vì đại cuộc mà không cần đến cơm áo, danh vọng và chức tước… Nhưng không phải cán bộ nào cũng lý tưởng như thế. Cuộc nổi loạn năm 1963 là một sự cải chính xót xa. Sánh với Hồ Chí Minh, chí sĩ Diệâm là một lãnh tụ đức độ thiếu mưu lược, ghét xảo quyệt.
Thú tiêu khiển của ông Diệm không nhiều vì ít giờ rảnh : thích cỡi ngựa ở Đàlạt hay tại Dinh Độc lập trong những năm yên ổn. Ông sưu tập máy ảnh và chụp hình. Ông ăn uống thanh đạm, thường bữa dùng tại ngay phòng ngủ, do ông già Ẩn và Ðại uý Nguyễn Bằng phục dịch, thực đơn ít khi thay đổi gồm có cơm vắt, muối mè, cá kho và rau. Ông ít khi đau, bị cảm cúm, có bác sĩ Bùi Kiện Tín chăm sóc. Phòng nội dịch không đông nhân viên. Vấn đề tiền bạc riêng của ông được giao trọn cho Chánh văn phòng Võ Văn Hải, ông Diệm không có nhu cầu lớn. Ông Hải, tốt nghiệp Trường Khoa học Chính trị Paris, theo sát ông Diệm từ lúc còn bôn ba ở hải ngoại và được ông Diệm thương như con. Vài ngày sau đảo chánh 1.11.1963, ông Hải lập biên bản trao cho Ðại úy Đặng Văn Hoa, chánh văn phòng Tướng Trần Văn Đôn số tiền mặt của ông Diệm là 2.390.000 đồng và 6.297 mỹ kim. Trong hồi ký Việt Nam Nhân Chứng, ông Ðôn kể ‘Dương Văn Minh lấy 6.000 mỹ kim và số còn lại thí cho Trần Thiện Khiêm. Số bạc Việt được phân phát cho Tôn Thất Đính, Lê Văn Kim, Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Nguyễn Hữu Có, Nguyễn Văn Thiệu, Phạm Ngọc Thảo, Trần Ngọc Tám và Trần Thiện Khiêm, riêng Đôn nhận 24.500 đồng.
Trong bài ‘Nhớ lại những điều khó quên’, nhà văn Hà thượng Nhân) viết : « Tổng thống Diệm có thể có những khuyết điểm, nhưng cái tâm vì nước vì dân của ông, tôi cho là thành, cái chí của ông tôi cho là lớn... ». Cũng vậy, trong bài ‘Đường lối Diệm Nhu được thực tại chứng nghiệm là Ðường Lối Ðúng’, Giáo sư Tôn thất Thiện viết: « ... Ðiều quan trọng nhất có liên quan mật thiết đến ‘Cụ’ (ông Diệm) và chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà nói chung, là nếu năm 1954 không có Cụ đứng ra lãnh đạo quốc gia thì miền Nam đã mất vào tay cộng sản..... Cụ đã đem lại cho những quân nhân, cán bộ, chiến sĩ, nhân dân thời đó sự tin tuởng và hăng hái tranh đấu nên đã giữ được miền Nam, tạo dựng lên một quốc gia có qui củ và căn bản chính trị, kinh tế vững chắc, tạo điều kiện cho Đệ Nhị Cộng Hoà tồn tại một thời gian, sau khi Cụ bị sát hại. Nhưng hơn nữa, nhân dân miền Nam được tiêm nhiễm tinh thần tự do, và được đào tạo vững chắc về kinh tế, sau này có điều kiện cưỡng lại áp chế của cộng sản, dần dần buộc cộng sản phải bỏ ý đồ ‘cải tạo xã hội chủ nghĩa” nhân dân miền Nam… ».
Ông Phan đức Minh, trong bài ‘Tại sao có cuộc đảo chánh lật đổ ông Ngô Ðình Diệm’ đăng trên ‘Việt nam nhật báo cuối tuần’ số 4912 ngày 29.10.2005, đã viết : « Những tháng giữa năm 1960, ông Diệm với tư cách Tổng thống và là Tổng tư lệnh Quân đội Việt nam Cộng hoà, đi thăm các Bộ Tư lệnh Quân khu 1, 2, 3 và 4 cùng Biệt khu Thủ đô, để nói chuyện với các sĩ quan thuộc các Quân Binh chủng về một vấn đề vô cùng quan trọng: Người Mỹ muốn đổ các đơn vị tác chiến (Combatant Units) của họ vào lãnh thổ Nam Việt Nam để đảm nhiệm vai trò chủ yếu trong công cuộc chiến đấu chống cộng sản trên chiến truờng này...
Tại hội truờng Quân khu 1, Đà nẵng, trước mặt rất đông sĩ quan: Cấp Tướng, cấp Tá và cấp Úy, ông Diệm đã nói rõ ý chí của ông là, nhất định không chấp nhận cho người Mỹ đổ quân tác chiến vào Việt nam, mà chỉ chấp nhận vai trò của người Mỹ trong nhiệm vụ cố vấn và huấn luyện cho Quân đội Việt nam Cộng hoà. Ông nói: « Chúng ta cần có sự cố vấn và huấn luyện của Mỹ, chúng ta cần có sự viện trợ quân sự, kinh tế của người Mỹ, nhưng chúng ta không cần để cho người Mỹ chiến đấu thay thế chúng ta trong công cuộc bảo vệ quê hương, đất nước này. Cuộc chiến đấu này không thể đơn thuần giải quyết bằng sức mạnh của vũ khí chiến tranh, nhất là bằng một đạo quân viễn chinh từ một quốc gia khác kéo đến. Nếu người Mỹ làm việc đó, chúng ta sẽ mất hết chính nghĩa, mất sự hậu thuẫn của nhân dân, tôi sẽ trở thành Tổng thống bù nhìn và anh em, các sĩ quan sẽ chỉ còn là những kẻ đánh thuê cho ngoại quốc... ».
Ông nói thật nhiều với tất cả tấm lòng và trái tim của ông. Rồi ông kêu gọi tất cả các sĩ quan Quân đội Việt nam Cộng hòa đã từng nêu cao tinh thần anh dũng, can đảm trên mọi chiến trường khắp các vùng chiến thuật, hãy cùng ông bằng mọi giá, giữ vững lập trường, đi đúng đường lối lãnh đạo chiến tranh bảo vệ tổ quốc mà ông đã vạch ra và quyết tâm theo đuổi, bất chấp mọi áp lực, bất cứ từ đâu đến. Những cánh tay dơ lên. Những tiếng hô vang làm rung chuyển cả Hội trưòng Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1-Quân khu 1: « Quyết tâm ủng hộ Tổng thống! Quyết tâm giữ vững lập trường chiến đấu của Tổng thống để bảo vệ Tổ quốc! ».
Lúc đó tôi chỉ là một Chuẩn uý hiện dịch... Tôi nhìn các sĩ quan đàn anh đứng chung quanh hình như ai nấy đều cảm thấy có một cái gì nặng nề, nguy hiểm đang đợi chờ vị Tổng thống khả kính và can đảm của mình. Phải thành thực mà công nhận rằng vào thời gian đó, dưới sự lãnh đạo của ông Diệm, quân đội ra quân đội, Tướng Tá ra Tướng Tá, Sĩ quan ra Sĩ quan, chứ không có hổ lốn, bát nháo như một số khá đông của những thời gian sau này, sau khi ông Diệm không còn nữa... Tôi không phải là người Công Giáo như ông Diệm, mà chỉ là quân nhân hiện dịch thuần túy, nhưng cũng thấy mắt mình nhòa đi. Tôi cầu xin Ơn Trên phù hộ, che chở cho ông, cũng như cho đất nước này...
Trong bài ‘Một vị từ mẫu’, Giáo sư Nguyễn xuân Vinh, cựu Ðại tá Tư lệnh Không Quân Quân đội Việt Nam Cộng hòa, viết: « Lúc tôi tới Dinh Độc lập, vào phòng ngủ của Tổng thống, là nơi cụ thường ngồi ở một ghế bành lớn để hỏi công việc. Tôi đã thấy có ông Nguyễn Ðình Thuần, lúc đó là Bộ trưởng Phủ Tổng thống và ông Huỳnh Hữu Nghĩa, Bộ trưởng Bộ Lao động. Ngoài ra còn có ông Hà Di, một nhiếp ảnh gia rất được Tổng thống thương yêu và thường được đi theo chụp ảnh mỗi khi cụ công du. Thấy tôi vào, cụ nói mấy câu đại ý là tôi không được đi cùng để ra Huế dự lễ đại thọ của cụ cố, thân mẫu của Tổng thống, nên cụ gọi tới để cho xem những phim ảnh chụp. Những ảnh mẫu được ông Hà Di chiếu cho mọi người cùng coi trên màn ảnh đặt ở cuối buồng theo thứ tự diễn tiến của buổi lễ. Thân mẫu của Tổng thống ngồi ở một ghế bành, mặc áo mầu đỏ, tuy trông mệt mỏi, nhưng nét mặt còn tươi sáng. Một tấm ảnh làm tôi chú ý là lúc cả 5 người con trai của cụ cố thân mẫu là Đức Giám Mục Ngô đình Thục, Tổng thống Ngô đình Diệm và các ông Ngô đình Nhu, Ngô đình Luyện và Ngô đình Cẩn đều mặc áo thụng, quì rạp đầu làm lễ trước bà từ mẫu. Trông cảnh này thật là cảm động và là sự việc mấy trăm năm mới thấy có một lần ở nước mình, vì ít khi có bà mẹ nào sinh ra những người con mà lại đứng đầu cả bên đời và bên đạo... ». hững dòng viết này đã chứng minh lòng hiếu thảo của ông Diệm. Dù là Tổng thống, ông vẫn ‘quì rạp đầu trước mặt mẹ’.
Trong bài ‘Bốn mươi năm ngậm ngùi’, ông Trương phú Thứ viết: « Một độc giả ‘Văn nghệ Tiền phong’, bà Hoa Vũ ở tiểu bang New Jersey, người đã mang chân dung Tổng thống Diệm từ Mỹ về tận Lái Thiêu và đã đặt chân dung trên mộ Người, rồi chụp hình và, sau đó, phổ biến tới báo chí Việt hải ngoại. Bà Hoa đã viết thư cho cựu Đại tá Nguyễn Hữu Duệ: « em không nhớ rõ là năm nào 1960 hay 1961, lúc đó em đang may ở tiệm Thanh Lịch gần chợ Bàn Cờ thì chợ bị cháy lớn. Vài hôm sau thì Cụ có đi thăm chợ và đồng bào nạn nhân. Cụ đi thẳng đến tiệm Thanh Lịch, lúc đó bà Phạm Bích Thuần là chủ tiệm may quá xúc động vừa khóc vừa nói ‘Kìa, Vua đến nhà mình, cô Hoa, bạo dạn ra chào Vua đi’. Khi Tổng thống bước lên thềm nhà thì em ra đứng khoanh tay cúi đầu nói ‘con kính chào Tổng Thống’. Người hỏi ‘cháy có sợ không?’. ‘Thưa Tổng thống, con sợ lắm ạ’. Người lại hỏi ‘may có khá không?’. Em trình ‘Thưa Tổng thống, khá lắm’. Trong lúc đó, bà chủ cứ khóc vì quá xúc động được Vua tới thăm. Cụ nói ‘ngoan hỷ’. Rồi đi ra hướng đường Bàn Cờ. Ôi! Kể lại một chút kỷ niệm mà lòng em dâng lên một niềm thương nhớ Cụ vô cùng ».
Khi còn sống, chí sĩ Ngô Đình Diệm đã từng nói « tôi tiến hãy tiến theo tôi, tôi lui hãy giết tôi, tôi chết hãy nối chí tôi ». Mang trong người dòng máu Việt, chúng ta hãy noi gương Người quyết sống đời một ‘người Công Giáo tốt và là người Việt luôn mong Tổ Quốc độc lập và đồng bào được tự do, hạnh phúc’.
Hà Minh Thảo
No comments:
Post a Comment