; }

CHIẾN TRANH VÔ TUYẾN ĐIỆN ( PHẦN BỐN )

CHƯƠNG 16. Việt Nam. Tác chiến điện tử bùng nổ


[​IMG]
RF-4C trúng đạn hỏa tiển phòng không có điều khiển trên bầu trời Hà Nội ngày 12 tháng 8 năm 1967
Ngày 24 tháng 7 năm 1965, trong thời gian một cuộc không kích miền Bắc Việt Nam, phi cơ chiến đấu F-4 Phantom của Mỹ đã bị bắn hạ bởi tổ hợp
hỏa tiển phòng không SA-75 do Liên Xô chế tạo. Đó không phải là tổn thất đầu tiên của phi cơ  Mỹ trên bầu trời Bắc Việt Nam, không phải lần đầu tiên phi cơ Mỹ bị đạn hỏa tiển phòng không có điều khiển bắn rơi, năm năm trước đó, chiếc U-2 do Francis Gary Powers lái đã bị hỏa tiển phòng không bắn rơi trên không phận nước Nga. Tuy nhiên, tổn thất chiếc F-4 trên mang tính chất rất quan trọng, nó đánh dấu sự xuất trận lần đầu của hỏa tiển Nga tại không gian chiến trường Đông Nam Á. Cùng với hỏa tiển, Liên Xô đã đưa đến hỗ trợ Bắc Việt Nam một đội ngũ các cố vấn giàu kinh nghiệm của mình.

Tổn thất F-4 cho thấy mối đe dọa nghiêm trọng từ tổ hợp
hỏa tiển phòng không S-75 Nga đối với Không quân Mỹ, cho đến thời điểm đó đang giành ưu thế hoàn toàn trên không trước miền Bắc Việt Nam. Cho đến lúc đó, hệ thống phòng không nhiều hạn chế của người Việt Nam đang chỉ có MiG- 17, MiG-21, pháo phòng không và radar-dẫn đường. Bây giờ, sau khi triển khai SAM, năng lực hệ thống phòng không VNDCCH đã tăng lên rất đáng kể.

Tính đến lúc này, tổn thất của Không quân và Hải quân Hoa Kỳ là chấp nhận được, nhưng bây giờ tình hình đã hoàn toàn thay đổi.
Phi cơ Mỹ không còn được bảo vệ đầy đủ, và tổn thất bắt đầu tăng theo mỗi ngày. Bắt buộc phải tìm ra phương cách hiệu quả đối phó với hệ thống mới.

Tại Hoa Kỳ, để nghiên cứu vấn đề, người ta đã tổ chức các cuộc họp ở cấp cao nhất. Tất cả nhất trí đi đến ý kiến chung, rằng cách duy nhất đối phó với mối đe dọa mới là phát triển các hệ thống chiến tranh điện tử đặt trên
phi cơ để vô hiệu hóa radar dẫn đường hỏa tiển SAM. Nhiệm vụ phát triển các hệ thống như vậy được giao cho các công ty hàng đầu của Mỹ, chuyên nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực này. Vì tổn thất phi cơ trên bầu trời Bắc Việt Nam tiếp tục gia tăng, nhiệm vụ này được xếp mức ưu tiên cao nhất.

Đồng thời, những nỗ lực rất lớn được tập trung vào việc thực hiện thu thập thông tin kỹ thuật và thông tin khai thác hoạt động của S-75, trên cơ sở đó sẽ tìm thấy liều thuốc giải độc chấp nhận được.

Thành phần cơ bản của tổ hợp S-75 Liên Xô là
hỏa tiển có điều khiển và radar tìm diệt FanSong. Từ buổi xuất hiện khởi đầu của hệ thống SAM này năm 1958, nó liên tục được hiện đại hóa, đặc biệt là radar tìm diệt của nó. Năm 1965, trong thành phần tổ hợp S-75 có 6 bệ phóng đạn hỏa tiển có điều khiển và một radar có khả năng đồng thời tìm diệt ba đạn hỏa tiển. Toàn bộ hệ thống được kéo bởi các xe đầu kéo và có thể được triển khai trong 6 giờ.

Hỏa tiển có tầm diệt mục tiêu 23 km, tốc độ 3,5 M và một đầu đạn nặng khoảng 80 kg. Nó có tập lệnh dẫn đường - đó là một hệ thống mà trong đó các thông tin cần thiết để dẫn đường hỏa tiển truyền đến từ nguồn bên ngoài, trong trường hợp này là từ radar. Trong tổ hợp
hỏa tiển phòng không S-75 dữ liệu chỉ thị mục tiêu được radar hỏa lực bảo đảm, radar đó khóa mục tiêu và bám sát quả đạn, nó làm việc ở dải tần số 2.94 đến 3.06 GHz, truyền tin cho đạn hỏa tiển phòng không có điều khiển nhờ máy phát lệnh điều khiển băng UKV. Radar điều khiển hỏa lực cũng bám sát trên đường bay, sử dụng hai chùm tia định hướng hình rẻ quạt, và di chuyển lên-xuống tương tự như các cánh chim. Các chùm tia này phát ra từ hai ăng-ten định hướng đặt vuông góc với nhau và quét bầu trời từ cao độ mặt đất đến độ cao rất lớn, từ phải sang trái theo vòng cung có chiều rộng mỗi cung 10 độ. Hệ thống này cho phép theo dõi đồng thời trong khu vực 3-4 km chiều rộng và 3 km chiều sâu tính từ mục tiêu. Tổ hợp hỏa tiển phòng không cũng có một ăng-ten phẳng để truyền tín hiệu điều khiển tới thân đạn hỏa tiển phòng không có điều khiển.

Trong khi ngành công nghiệp Mỹ đang phát triển các hệ thống ECW thích hợp, cách duy nhất để sống sót với các phi công oanh tạc cơ là cố gắng thực hiện thao tác cơ động gấp để né tránh các
hỏa tiển phóng lên hướng về phía họ!

Thông tin SIGINT thu thập được phát lộ một số điểm yếu của S-75, có thể lợi dụng. Ví dụ, đạn SAM cần đến 6 giây sau khi phóng để radar bám sát khóa được nó và sau đó dẫn đường đưa nó gặp mục tiêu. Một hạn chế khác của SAM là nó tiếp nhận không tốt các lệnh điều khiển vô tuyến phát lên từ mặt đất và xử lý nó khá chậm.

Sử dụng các điểm yếu của S-75, các phi công Mỹ bắt đầu thực hiện các động tác cơ động mạnh mẽ, và nó ngay lập tức mang lại kết quả. Các động tác cơ động này gồm bổ nhào về phía khẩu đội SAM ngay lập tức sau khi phi công nhìn thấy
hỏa tiển phóng lên. Sau giai đoạn bay ban đầu, gần như phóng thẳng đứng, đạn hỏa tiển thay đổi hướng bay xuống dưới - nhằm mục tiêu. Tại thời điểm này, phi công Mỹ đột ngột vít cần lái về phía mình sao cho phi cơ có thể kéo cao theo phương thẳng đứng càng dốc càng tốt, bay vào bên trong quỹ đạo hỏa tiển. Do hỏa tiển không có khả năng thực hiện cơ động gấp đủ để "khóa" mục tiêu, phi cơ Mỹ thường trốn thoát thành công. Tuy nhiên, chiến thuật tránh đạn này không phải luôn làm việc tốt, bởi vì đôi khi những đám mây bao phủ sẽ ngăn phi công quan sát được hỏa tiển.
 
Đến cuối năm 1965, người Mỹ đã bị sa lầy nhiều hơn ở Việt Nam, họ mất khoảng 160
phi cơ, hầu hết trong số đó đã bị SAM S-75 bắn rơi.

Cuộc chiến tranh trên mặt đất tại Việt Nam đối với người Mỹ cũng rất khó khăn, vì nó hoàn toàn không phù hợp với các quy tắc được chấp nhận rộng rãi, và là một cuộc chiến tranh du kích, các nguyên tắc của nó được nhà lãnh đạo Trung Quốc, Mao Trạch Đông, giải thích rõ ràng :
• Khi địch tiến, ta lùi.
• Khi địch dừng, ta quấy rối.
• Khi địch tránh giao chiến, ta sẽ tấn công.
• Khi địch chạy, ta truy kích.

Việt Nam là nơi lý tưởng cho loại hình tác chiến tương tự và người Mỹ, những người vì nhiều lý do không thể sử dụng vũ khí hạt nhân của họ, lâm vào một tình thế rất khó khăn. Tại đó chưa có sư đoàn và trung đoàn nào chiến đấu trong trận chiến công khai như trước đây, và sự có mặt của một quân đội vô hình, có khả năng lẩn trốn trong đám dân thường, ở các ngôi nhà, trên các cánh đồng, và chủ yếu ở các khu rừng rậm vô tận.

Không tìm ra các mục tiêu quân sự và công nghiệp xứng đáng, người Mỹ bắt đầu thực hiện những cuộc không kích xuống các tuyến đường hậu cần của đối phương - phổ biến nhất là đường mòn Hồ Chí Minh nổi tiếng, một con đường bí mật trong rừng và trên các rặng núi phía Đông nước Lào, được sử dụng để chuyển hàng từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam.

Việt Cộng đã đào nhiều đường hầm, đặc biệt là xung quanh các thành phố, tạo ra một mạng lưới hầm trú ẩn đầy đủ tiện nghi. Nhiều đường hầm trong số đó được gia cố bằng kết cấu bê tông cốt thép, các trung tâm sơ cứu ban đầu, các kho tàng, các sở chỉ huy, v.v; thậm chí chúng có cả hệ thống điện, nước, thông gió tự nhiên thông qua các lỗ chuột đào thỏ moi. Lối vào và lối ra các đường hầm được ngụy trang tốt, và sau các cuộc tấn công du kích, Việt Cộng đã biến mất vào trong hệ thống đường hầm đó như những chú thỏ.

Đường hầm có các điểm quan sát và các vọng gác để theo dõi những gì đang xảy ra bên ngoài. Khi người Mỹ thực hiện không kích ở độ cao thấp, Việt Cộng chuẩn bị sẵn lực lượng của mình, và ngay khi một hoặc một số
phi cơ vòng ngoặt ra sau khi vào công kích xong, họ nhảy lên và bắn vào những chiếc phi cơ đang bay đi, và thường là bắn hạ được chúng.

Trong các giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh, để lùa Việt Cộng ra khỏi hang, người Mỹ sử dụng hơi cay, và có thể, các loại khí độc khác nguy hiểm hơn, nhưng khi những tin tức này lọt về Hoa Kỳ và các nước khác trên thế giới, một làn sóng phản đối dâng lên buộc họ phải ngừng việc đó lại.

Sau đó, người Mỹ chuyển sang các phương pháp phát hiện Việt Cộng khác. Một trong những phương pháp đó là sử dụng những con côn trùng thông thường "cảm được" máu người, tức là thứ hấp dẫn chúng. Để nhận và truyền "bức xạ", mà các loài côn trùng phát ra khi cảm thấy sự hiện diện của con người, các thiết bị điện tử đã được sử dụng; sau đó các tín hiệu được khuếch đại đến một mức độ sao cho người ta nghe thấy chúng trong tai nghe của các hiệu thính viên. Một công cụ khác được sử dụng để phát hiện VC, là thiết bị cảm được nhịp tim và các âm thanh sinh lý khác tạo ra bởi các cơ quan nội tạng trong cơ thể con người; sau đó chúng được truyền trực tiếp lên khoang
phi cơ.

[​IMG] 

Đường mòn Hồ Chí Minh, ảnh chụp từ phi cơ C-130.

Người Mỹ cũng phát triển thiết bị điện tử có khả năng phát hiện chấn động địa chấn gây ra bởi đoàn quân hoặc đoàn xe máy di chuyển. Các thiết bị này được thả từ
phi cơ xuống, còn ăng-ten của chúng, dài khoảng một mét, được ngụy trang hòa vào thảm thực vật xung quanh.

Một loại cảm biến địa chấn khác, dụng cụ gọi là "phản xâm nhập", do các phân đội nhỏ sử dụng khi tuần tra bộ, để cảnh báo một cuộc phục kích chuẩn bị trước. Thiết bị này bao gồm các địa chấn kích thước nhỏ và thiết bị thu nhận tín hiệu của chúng. Các phân đội tự cài đặt và gỡ bỏ các thiết bị đó. Nếu có ai đã thâm nhập vào khu vực, chỉ một rung động nhỏ nhất của đất, gây ra bởi các bước chân sẽ bị phát hiện, do đó cảnh báo người Mỹ về sự hiện diện của kẻ thù.

Để phát hiện sự hiện diện của quân du kích Việt Cộng trong đêm hoặc trong rừng rậm, người Mỹ sử dụng tất cả các phương tiện kỹ thuật và khoa học có sẵn của họ. Trong số đó có : công cụ có khả năng phát hiện bức xạ điện từ của hệ thống đánh lửa động cơ, do đó chỉ ra sự hiện diện của đoàn xe có động cơ; cũng như các cảm biến từ tính phát hiện sự thay đổi trong từ trường gây ra bởi sự hiện diện của các khối kim loại lớn và có khả năng cảnh báo sự hiện diện của vũ khí hoặc xe máy.

Một phương pháp khéo léo khác là thực hiện phân tích hóa học không khí để xác định thành phần cấu tạo của nó trên cơ sở con người tiêu thụ oxy và thở ra khí carbon dioxide và nitrogen. Nếu tại một địa điểm nào đó có một số lượng lớn VC, trong không khí lượng oxy giảm một chút và các nguyên tố khác sẽ tăng hơn một chút.

Nhưng có lẽ các thiết bị kỳ dị nhất để phát hiện du kích Việt Cộng là thiết bị phát ra sóng điện từ khi bị chạm vào hoặc đi ngang qua chúng sẽ lui lại. Bức xạ của chúng được thu nhận bởi các máy đáp vô tuyến nhỏ bố trí một cách thích hợp, chúng khuếch đại và tái phát ra sóng âm thanh. Các tín hiệu đã khuếch đại được máy tính thu nhận, máy tính xử lý các số liệu đó rồi chuyển cho BCH.

Do đặc điểm tần số hoạt động của các thiết bị này, hầu như lúc nào cũng cần cài đặt các trạm chuyển tiếp để chuyển tiếp tín hiệu của chúng về trung tâm xử lý. Thông thường, để làm các trạm chuyển tiếp, người ta sử dụng các
phi cơ được trang bị đặc biệt. Phi cơ  đầu tiên thực hiện nhiệm vụ này là Lockheed EC- 121R Super Constellation - một phi cơ vận tải lớn trên khoang lắp đặt tất cả các thiết bị cần thiết để xử lý dữ liệu của các thiết bị gián điệp nhỏ thả rải rác khắp các khu rừng rậm. Phi cơ bay ở độ cao lớn, quần vòng các khu vực rộng lớn, và trên cơ sở các dữ liệu nhận được, có thể gọi phi cơ chiến đấu tới mục tiêu.

Tuy nhiên, EC- 121R Super Constellation quá tốn kém và không được trang bị vũ khí, là con mồi ngon cho các
phi cơ MiG của đối phương. Vì vậy, chúng được thay thế bằng các biến thể phi cơ một động cơ trang bị một cách thích hợp thuộc hàng không thông dụng (General aviation). Theo mức độ kéo dài của cuộc chiến, người ta bắt đầu sử dụng các " phi cơ-mini" - UAV. Ngoài ra, các UAV còn thực hiện trinh sát và các hoạt động ELINT.

Thông thường, các cuộc thả bom chiến thuật của lực lượng
phi cơ xung kích Mỹ chống lại sự xâm nhập của Việt Cộng qua rừng rậm nhiệt đới, được đi trước bởi hoạt động của các phi cơ đặc biệt, trang bị các bình chứa hóa chất làm rụng lá cây được rải xuống thảm thực vật. Những hành động này tạo thuận lợi cho công việc của các phi công phi cơ tấn công, nhưng hầu như việc tiêu diệt thảm thực vật và động vật này là không thể sửa chữa được.

Xử lý dữ liệu thu được từ các loại cảm biến đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh chiến thuật và chiến tranh chiến lược tại Việt Nam. Trường đoạn tiếp theo, đã được đề cập trong báo cáo của BCH Mỹ, cung cấp sự hiểu biết về việc sử dụng chiến thuật của công đoạn xử lý như vậy.


Trong khu vực nằm ngay phía nam ranh giới giữa Nam và Bắc Việt Nam, một hệ thống cảm biến đã phát hiện sự có mặt của các đơn vị đối phương xâm nhập vùng này, hướng về khu vực rừng núi được các nhà quân sự gọi là "điểm cao 881". Thông tin về sự di chuyển của các đơn vị đó, cùng với hiểu biết về chiến thuật du kích, cho phép bộ chỉ huy Mỹ trong khu vực xác định tuyến hành trình của họ. Kết quả là, khi đối thủ đang chiếm lĩnh các vị trí xuất phát để tấn công, họ đã bị chìm trong một trận pháo kích dữ dội của người Mỹ, vừa được cấp tốc triển khai trên các trận địa tương ứng.

Tuy nhiên, đóng góp quan trọng nhất của các trung tâm xử lý số liệu là cuộc đối đầu chiến lược, chủ yếu là phương pháp tiến hành các chiến dịch cách ly để ngăn chặn dòng nhân lực và vật lực cung cấp qua Đường Mòn Hồ Chí Minh - động mạch có tầm quan trọng sống còn của Việt Cộng. Trái ngược với ý nghĩa của từ "đường mòn", nó không phải là một con đường mà là một mạng lưới đường đi qua biên giới Việt Nam-Lào trong một dải 100 km. Có hai đường mòn chính chiều dài gần 500 km mỗi tuyến, đi từ Bắc vào Nam và giao nhau 90 độ bởi các đường nối, cho phép chúng có thể sử dụng rất linh hoạt.

Để tránh mật độ tập trung xe máy kỹ thuật quá cao, có thể thu hút sự chú ý của
phi cơ Mỹ, đã phá hủy nhiều cây cầu, nút giao thông và các kho hậu cần, người Bắc Việt Nam quyết định chia các con đường theo cung đoạn, mỗi cung đoạn có một bộ chỉ huy binh trạm chịu trách nhiệm. Mỗi BCH binh trạm có xe và người lái riêng, những người biết rõ từng cm cung đoạn của mình và vì thế họ có thể nhanh chóng tránh xa tuyến đường khi có dấu hiệu nguy hiểm dù nhỏ nhất. Tuy nhiên, một bất lợi của hệ thống này là các xe phải giao hàng trung gian ở cuối mỗi cung đường, mà hàng thì được che giấu rất kỹ cho đến khi chúng được bốc sang xe của binh trạm khác. Đương nhiên, các hoạt động này luôn được thực hiện vào ban đêm. Để thực hiện công tác vận chuyển như vậy người ta đã xây dụng một cơ sở hạ tầng cần thiết, bao gồm cả các trạm nghỉ và điểm chuyển tải, mỗi trạm trung chuyển được các tổ hợp hỏa tiển phòng khôngpháo phòng không bảo vệ.

Những nỗ lực đầu tiên để cắt đường tiếp máu sống còn kết nối với miền Bắc Việt Nam này bằng cách thả bom "rải thảm" toàn bộ những con đường mòn tỏ ra không mấy hiệu quả. Vì vậy, người Mỹ quay sang chiến thuật "thả bom chọn lọc", mà điêu cần thiết đầu tiên là xác định tọa độ mục tiêu và nhận dạng nó. Điều đó được thực hiện ngay ở giai đoạn này của cuộc chiến, khi người Mỹ bắt đầu sử dụng mạnh mẽ các thiết bị phát hiện khác nhau như mô tả ở trên. Sau khi phát hiện đoàn xe di chuyển dọc theo đường mòn và xác định vị trí của nó, đoàn xe sẽ bị giám sát chặt chẽ, và người Mỹ tính toán thời gian đoàn xe có mặt tại điểm tấn công định trước. Dọc theo tuyến đường họ tạo ra một số điểm kiểm soát bằng các loại cảm biến : điện, từ, hồng ngoại, v.v. Bất cứ nơi nào có thể, các bộ cảm biến sẽ được các chuyên gia lắp đặt; trong các trường hợp khác chúng được
phi cơ thả xuống và được cố định xuống đất bằng các thanh kim loại.

Thông tin thu thập bởi các hệ thống Igloo White, truyền về trung tâm giám sát để xử lý trên máy tính bằng phần mềm đặc biệt và chỉnh lý lại trong mối tương quan với dữ liệu từ các nguồn khác - những kẻ đào ngũ và các điệp viên. Bằng cách này, việc dự đoán sự di chuyển của đoàn xe đã trở thành có thể, ước tính được tốc độ gần đúng, số lượng và kiểu loại xe trong thành phần. Nếu tại điểm nhất định, tốc độ đoàn xe tính toán quá khác với mức trung bình, có thể kết luận rằng ở nơi này có một điểm trung chuyển và nghỉ ngơi. Để xác định chính xác hơn tọa độ của nó, có thể thả cảm biến bổ sung, thường là loại âm thanh hoặc hồng ngoại, có khả năng phát hiện năng lượng hồng ngoại phát ra từ xe máy và các cơ thể con người của đối phương (xem thêm chương 18).


[​IMG]Chuẩn bị thả "cây nhiệt đới" xuống Đường mòn Hồ Chí Minh trong Trận Khe Sanh, năm 1967.

Một khi vị trí được xác lập, trung tâm giám sát sẽ truyền thông tin đã xử lý, hoặc trực tiếp hoặc thông qua
phi cơ-tiếp sức vô tuyến tới các phi cơ tấn công. Thông tin này được đưa vào máy tính số trên máy bay để tính toán định vị dẫn đường cho các phi công bay tiếp đi tấn công đoàn xe.

Năm 1966, chiến tranh Việt Nam bắt đầu phát triển và ngoài các mục tiêu dọc theo "Đường mòn Hồ Chí Minh", người Mỹ bắt đầu tấn công các mục tiêu khác. Thông thường, các mục tiêu mới nằm khá xa về phía bắc, đôi khi chỉ cách Hà Nội của Việt Nam DCCH 10 km. Vì khoảng cách mà
phi cơ Mỹ phải bay qua tăng lên, và tải trọng có ích mà chúng có khả năng mang, phải giảm xuống, các oanh tạc cơ chiến lược B-52 bắt đầu được sử dụng vì mang được tải trọng bom lớn. Chúng được trang bị thiết bị điện tử rất hoàn hảo, và bay cao đến mưc Việt Cộng thậm chí không nghe thấy âm thanh các chuyến bay của chúng. Kết quả là, các vụ thả bom sẽ làm Việt Cộng kinh ngạc và gây ra sự phá hủy đáng kể các tuyến đường giao thông của họ.

Năm 1966 là năm khởi đầu những trận chiến dữ dội trên bầu trời Bắc Việt Nam giữa các
phi cơ MiG và F-4, giống như sự kiện xảy ra vào ngày 23 Tháng Tư giữa 16 phi cơ MiG (14 MiG-17 và 2 MiG-21) và 14 chiếc F-4. Các phi cơ chiến đấu F-4, trang bị hỏa tiển AIM-7 Sparrow có đầu tự dẫn radar thụ động, AIM- 9 Sidewinder có đầu tự dẫn hồng ngoại và các container treo dưới cánh lắp các khẩu pháo 20-mm, chúng nhanh hơn và điều quan trọng hơn là có khả năng cơ động tốt hơn so với MiG-21, chưa nói đến những chiếc MiG-17 lỗi thời. Nhưng kẻ thù khủng khiếp nhất của F-4 không phải ai trong số đó. Thực sự nguy hiểm chính là tổ hợp hỏa tiển phòng không S-75.

Đầu năm 1966 ngành công nghiệp điện tử Mỹ đã xuất xưởng hệ thống thiết bị EW trang bị trên
phi cơ có khả năng phát hiện bức xạ xung của radar tìm diệt và kịp thời cảnh báo các phi công rằng phi cơ của mình đang bị nó bám sát, và trong vòng 4 giây, đạn hỏa tiển phòng không có điều khiển có thể phóng lên nhằm vào nó. Thiết bị RWR được chế tạo dựa trên "phương pháp cảm biến" phát hiện tín hiệu và điều chỉnh vào băng tần số của radar đối phương. Ngay khi RWR phát hiện bức xạ của radar S-75, phi công nhận được cảnh báo ngay lập tức.

Đầu tiên, RWR được trang bị cho các phiên bảnoanh tạc cơ  B-66. Trong thời gian các cuộc không kích, các
phi cơ B-66 trang bị RWR bay phía trước các nhóm công kích, cảnh báo nhóm đó khi phát hiện bức xạ radar, đồng thời bảo đảm cho nhóm công kích đủ thời gian cơ động chống phòng không thích hợp. Sự tiến bộ tiếp theo trong thiết bị điện tử dẫn đến việc chế tạo các bộ RWR kích thước nhỏ hơn, có thể gắn trực tiếp trên các phi cơ tấn công, mặc dù việc cài đặt vẫn còn khó khăn do không gian bên trong các phi cơ này còn hạn chế.

Khi ăng-ten RWR nhận được bức xạ điện từ của radar, máy thu của hệ thống ngay lập tức gửi tín hiệu đến máy tính, máy tính sẽ so sánh các đặc điểm chính của nó với các thông số lưu trữ thu được trong thời gian bay các phi vụ do thám. Nếu những đặc tính của tín hiệu thu được phù hợp với tín hiệu S-75, máy thu sẽ được điều chỉnh đến tín hiệu đó và đèn cảnh báo màu đỏ trên bảng điều khiển lóe sáng và các phi công nghe thấy trong tai nghe mũ bay tín hiệu âm thanh tương ứng với tần số lặp của xung thăm dò của radar. Khi radar tìm diệt chuyển từ kế hoạch "sục sạo" sang kế hoạch "bám sát", tín hiệu âm thanh đột nhiên thay đổi và tăng lên bằng cách tăng tần số xung lặp. Đồng thời, RWR sẽ chỉ thị góc phần tư hướng đến của tín hiệu và do đó chính là hướng tới của hỏa tiển.

Các phi công Mỹ, nghe các âm thanh mà họ có trong tai nghe của họ, gọi chúng là "bài hát của SAM" ("SAM song"). Sau khi nghe thấy nó, họ biết rằng
hỏa tiển đang bay tới phi cơ và ngay lập tức phải thực hiện cơ động tránh đạn phòng không.

Trong một khoảng thời gian sau khi trang bị RWR mới, tổn thất của Không quân Hoa Kỳ tại Việt Nam giảm xuống. Tuy nhiên, một khi nước Nga chuyển đến các phiên bản tối tân hóa S-75, tình hình một lần nữa trở nên không hay cho người Mỹ. Sự hiện diện trên
phi cơ thiết bị RWR không còn đáp ứng được phi công Mỹ, thiết bị cho phép họ vào giây phút cuối cùng thoát ra nhờ động tác cơ động tránh đạn phòng không - một thao tác cơ động ngày càng trở nên nguy hiểm hơn, vì VC sau khi phân tích chiến thuật, thường đưa người Mỹ vào khu vực hoạt động của khẩu đội hỏa tiển phòng không khác, họ ngay lập tức phóng đạn của mình (bẫy hỏa tiển).

Một vài tháng sau, từ Hoa Kỳ bắt đầu chuyển đến các
hỏa tiển có khả năng phá hủy toàn bộ một khẩu đội S-75, mà trong khi đó các phi công không phải chịu mối nguy hiểm lớn. Đó là hỏa tiển chống radar AGM-45 Shrike, nhờ thiết bị điện tử được đặt trong phần mũi, có thể bám theo chùm tia phát ra từ radar đối phương mà bắn trúng và tiêu diệt nó.

[​IMG]F-105G Wild Weasels và các F-4E đang tiếp dầu.

Chiến thuật mới của Mỹ đã tiêu diệt các khẩu đội S-75 nhờ sử dụng Shrike, nằm trong phi vụ của tốp 2 - 4
phi cơ hai chỗ ngồi, thường là F- 105 Thunderchief và F-4 Phantom. Trên khoang mỗi phi cơ có phi công EW, nhiệm vụ anh ta là phát hiện và xác định vị trí trận địa S-75 bằng cách sử dụng bộ RWR, xác lập hướng tới của bức xạ radar, dẫn đường phi công theo hướng đó cho đến khi phi cơ vào vùng phóng Shrike. Tại thời điểm này, S- 75 không còn cơ hội, vì bức xạ radar của nó thu hút một cách không cưỡng nổi hỏa tiển chống radar, sau đó sẽ phá hủy nó.

Nhiệm vụ này được gọi là Wild Weasel và đạt được những thành công khá lớn. Kết quả việc ứng dụng có hiệu quả Shrike và RWR dẫn đến tỷ lệ thiệt hại của
phi cơ Mỹ bị bắn hạ bởi hỏa tiển SAM của Việt Cộng giảm đi đáng kể. Năm 1966, S-75 chỉ bắn rơi được 40 phi cơ Mỹ cùng với một số lượng rất lớn các khẩu đội S-75 bị tiêu diệt, mặc dù các khẩu đội S-75 đã được tăng cường đáng kể. Theo thống kê của Mỹ, trong năm 1965, một chiếc bị bắn hạ tiêu tốn 10 đạn hỏa tiển, trong khi năm 1966 con số này tăng lên đến 70 (xem biểu đồ trang 163).

Trong năm 1967 và 1968, trên các
phi cơ tiêm kích-oanh tạc Mỹ đã bắt đầu lắp đặt các thiết bị phòng thủ nhỏ gọn hơn. Vấn đề chính của việc trang bị cho phi cơ là thiếu không gian bên trong thân phi cơ. Vấn đề đã được giải quyết bằng cách lắp đặt chúng trên các giá treo bên ngoài, trong các thùng chứa bằng kim loại treo dưới cánh hoặc thân máy bay.

Loại đầu tiên của một thiết bị như vậy được gắn theo cách trên, là một máy phát nhiễu thông thường. Trên các
phi cơ sau đó đã trang bị các máy phát cải tiến hơn; chúng có thể đánh giá mức độ của mối đe dọa thuộc các loại radar khác nhau, xác lập sự ưu tiên, và gây nhiễu phù hợp với mối đe dọa đó. Ngoài ra, trong các thùng chứa với các khả năng đánh giá tương tự, đã lắp đặt các máy rải tự động PRLO.

Các máy bay B-52 khổng lồ cũng sử dụng các khả năng của những phương tiện đối kháng điện tử mới, mặc dù không trực tiếp , vì chúng luôn luôn được hộ tống bởi các
phi cơ Wild Weasel, trong các cuộc không kích của chúng trên miền Bắc Việt Nam.

Tuy nhiên, sự thống trị của Mỹ trong không trung, không biến thành sự thống trị trên mặt đất. Việt Cộng kiểm soát ngày càng nhiều và nhiều hơn nữa lãnh thổ miền Nam Việt Nam và các cố gắng làm suy yếu sự hỗ trợ Việt Cộng nhờ các phương pháp chiến tranh thông tin đã không thành công. Cuộc "chiến tranh tâm lý" này bao gồm việc thả hàng ngàn tờ rơi tuyên truyền; tới các ấp, các làng trò chuyện với người dân; sử dụng các thiết bị đặc biệt phát ra tiếng ồn khủng khiếp với hy vọng Việt Cộng sẽ nghĩ rằng đó là ma quỷ của núi rừng; đặt loa trên phi cơ bay thấp trên đầu các thôn làng; kích động đầu hàng; sử dụng kẻ đào ngũ Việt Nam trong nỗ lực thuyết phục các đồng chí mình đào ngũ và trở về gia đình của họ.

Tuy nhiên, những hình thức chiến tranh tâm lý không đạt nhiều thành công. Việt Cộng, với những thành công lớn, thường xuyên nã súng cối xuống các căn cứ không quân Mỹ và phá hủy nhiều
phi cơ cánh cố định và trực thăng.

Năm 1967, khi cố gắng để ép Việt Cộng ra khỏi miền Nam Việt Nam, nơi họ ngày càng có ảnh hưởng lớn hơn, người Mỹ quyết định bắt đầu thả bom Hà Nội - thủ đô của miền Bắc Việt Nam, và Hải Phòng - cảng lớn nhất
miền Bắc Việt Nam. Các căn cứ không quân, nơi bố trí MiG- 17 và MiG-21, cũng trở thành mục tiêu của những cuộc không kích, nhưng chính phủ miền Bắc Việt Nam nhanh chóng đưa những chiếc phi cơ này tái triển khai ở các phi trường tại Trung Quốc, nơi từ đó họ có thể hoạt động tự do mà không sợ bị tấn công. Ngay sau đó, Bắc Việt Nam tăng cường hệ thống phòng không của mình bằng các vũ khí và trang thiết bị được Nga và Trung Quốc cung cấp. Hệ thống bao gồm tổ hợp hỏa tiển phòng không S-75, pháo phòng không và các phi cơ tiêm kích, hoạt động của chúng được điều phối bởi một sở chỉ huy thống nhất.

Nhìn thấy sự thành công của các đòn tấn công Wild Weasel Mỹ vào S-75, Bắc Việt tăng số lượng pháo phòng không trang bị radar tìm diệt, cho đến khi đạt 10.000 đơn vị. Nguyên nhân phần lớn các tổn thất
phi cơ vào năm 1967, thực sự có thể giải thích được bởi hỏa lực pháo phòng không trong thời gian các vụ thả bom cầu, căn cứ quân sự và các xí nghiệp từ các độ cao thấp.

Các trận địa S-75, chủ yếu tập trung xung quanh Hà Nội để bảo vệ nó chống các
phi cơ B-52 bay cao: đến lúc ấy còn lại 30 khẩu đội S-75 sẵn sàng chiến đấu. Nhìn chung, hệ thống phòng không Bắc Việt Nam rất toàn diện và được tổ chức tốt, bao phủ gần như toàn bộ lãnh thổ đất nước và hoạt động hiệu quả chưa từng có.

[​IMG]
Cuộc đấu tranh khốc liệt giữa các
phi cơ Mỹ và hệ thống phòng không tạm dừng một lần rồi một lần nữa, khi Mỹ ngừng các cuộc không kích với hy vọng giải quyết cuộc xung đột bằng phương tiện chính trị, cho phép họ ra khỏi cuộc chiến, đang ngày càng trở nên bị chán ghét hơn bao giờ trên đất Mỹ.

Tuy nhiên, cuộc chiến vẫn tiếp tục, và các
phi cơ F-4 Phantom và A-4 Skyhawk từ các hàng không mẫu hạm USS "Kitty Hawk" và "Ticonderoga" vẫn liên tiếp bị đưa vào các trận đánh trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. Thông thường, những chiếc phi cơ này được hộ tống bởi các phi cơ ECW : EA-1A (AD- 5Q) "Queer SPAD" ( Skyrader ) và EA-3A (A3D - 1Q) Skywarrior, được trang bị các khí cụ EW tiên tiến nhất, tạo rất nhiều thuận lợi cho việc đột phá hệ thống phòng không của đối phương.

Vì sự tàn phá gây ra bởi các cuộc tấn công phi trường Mỹ bằng súng cối ban đêm của Việt Cộng ở miền Nam Việt Nam tăng lên,
phi cơ Hải quân Mỹ bắt đầu phản ứng trả đũa. Trong vịnh Bắc Bộ tập trung 25 tàu hải quân Mỹ thuộc Hạm đội 7, bốn trong số đó là các hàng không mẫu hạm và mang theo trên tàu tổng cộng 600 phi cơ chiến đấuphi cơ cường kích tối tân nhất.

Tuy nhiên người ta nhanh chóng thấy rõ rằng, tác động của việc hộ tống bằng các
phi cơ  EW, thường bay chậm hơn các phi cơ chiến đấu, là không đáng kể và không tiếp tục làm giảm tổn thất. Để đạt điều đó, cần cải thiện hệ thống điện tử của chính phi cơ chiến đấu.

Do đó, các thiết bị RWR được cải thiện, vì các phi công
phi cơ chiến đấu cần trong hệ thống một sự cảnh báo có khả năng đánh giá chính xác và ngay lập tức xác định bản chất mối đe dọa nằm sau bức xạ radar bị ngăn chặn. Bất cứ nơi nào mà phi công không chọc thủng được không phận, anh ta biết rằng sớm hay muộn nó sẽ được "chiếu xạ" bởi radar điều khiển hỏa lực; trong tình trạng căng thẳng của cuộc tấn công của phi cơ trên hàng không mẫu hạm, nhiệm vụ diễn giải chỉ thị cảnh báo và các tín hiệu âm thanh không quen thuộc của thiết bị EW, cần phải thật nhanh và thật đơn giản. Thiết bị cũng cần phải đạt độ tin cậy tối đa, vì việc nó không làm việc trong tình trạng chiến đấu sẽ có nghĩa là sự tổn thất của phi cơ.

Vì vậy, người Mỹ bắt đầu sản xuất một thế hệ mới khí cụ chiến tranh điện tử, trội hơn nhiều so với thế hệ trước. Đặc biệt, một loạt các thiết bị làm nhiễu lắp trên
phi cơ có công suất mạnh hơn nhiều, có khả năng áp chế hoàn toàn tất cả các loại radar, cũng như các máy thu ngăn chặn tín hiệu đã được cải tiến. Các máy thu phân tích đổi tần được sử dụng kết hợp với các hệ thống tự động hóa tương quan thời gian / mối đe dọa trực quan, trên thực tế, đã tỏ ra rất hiệu quả.

Trong vài năm tiếp theo, đã có thay đổi bộ chỉ huy và chiến lược của Mỹ, nhưng tần suất và cường độ của các cuộc tấn công đêm và phục kích của Việt Cộng vẫn tăng lên. Các cuộc không kích của B-52 xuống Hà Nội và Hải Phòng trở nên thường xuyên hơn và dữ dội hơn, nhưng một lần nữa cũng thường bị đình chỉ.

Người Nga cung cấp cho Bắc Việt các khẩu đội S-75 mới, đặc điểm của chúng là radar mới FanSong (ít nhất có đến 7 phiên bản hệ SAM này). Các khác biệt chính giữa phiên bản thứ hai và phiên bản gốc là radar làm việc tại tần số cao hơn - 4,91-4,99 GHz và 5,01-5,09 GHz thay vì 2,965-2,99 và 3,025-3,06 GHz.

Người Nga cũng giới thiệu một loại phản-ECW mới, sử dụng kỹ thuật quét mới rất độc đáo và hiệu quả, trong đó chùm "không quét" được sử dụng để chiếu xạ mục tiêu, còn tín hiệu phản xạ được thu nhận bởi ăng-ten quét không bức xạ năng lượng. Phương pháp thông minh này được gọi là "Cánh sóng chỉ thu" (LORO), được chứng minh là rất hiệu quả và cho thấy người Nga đạt được tiến bộ như thế nào trong lĩnh vực ECM. Và một lần nữa, cuộc sống của các phi công Mỹ trở nên khó khăn. Trong khi đó, những cuộc không kích B-52 xuống Hà Nội và Hải Phòng ngày càng mạnh mẽ hơn.

Ngoài ra, Bắc Việt áp dụng phát minh của mình - rất đơn giản nhưng hiệu quả "cái bẫy" điện tử cho oanh tạc cơ B-52. Những
phi cơ Mỹ này đóng căn cứ trên đảo Guam, ở giữa Thái Bình Dương, có rất ít cơ hội thay đổi tuyến đường bay đến Hà Nội hoặc Hải Phòng, do đó, khi biết đường bay của chúng, người Bắc Việt Nam đặt dọc theo nó các máy phát đơn giản mô phỏng sự hiện diện của radar FanSong. Chúng được bật khi máy bay Mỹ đến gần, buộc người Mỹ phải phóng hỏa tiển chống radar. Sự đánh lừa này làm việc rất hoàn hảo, và thường xuyên, người Mỹ tiêu tốn chống lại mồi nhử toàn bộ cơ số hỏa tiển chống radar, làm cho bản thân họ trở nên dễ tổn thương trước đối phương và trên các tuyến đường bay trở về trước các cuộc tấn công của S-75.

Người Mỹ ngay lập tức nhận ra những thiếu sót của thiết bị ECW trên B-52, đặc biệt là thiết bị gây nhiễu của nó, không thích hợp với chuyến bay ở độ cao cao lớn như vậy. Họ bắt đầu thay đổi thiết bị hiện có và lắp đặt máy phóng PRLO. Tuy nhiên, Bắc Việt phản ứng với sự đối kháng này bằng cách làm cho radar của họ có khả năng thay đổi tần số hoạt động khi chỉ có dấu hiệu nhỏ nhất của việc bị gây nhiễu; phương pháp phản-đối kháng điện tử này được gọi là tần số linh hoạt frequency agility (chuyển tần số nhanh).

Tuy nhiên, tổn thất của B-52 trong Chiến dịch Linebacker 2 - chiến dịch thả bom Hà Nội và Hải Phòng đã giảm đáng kể. Trong 700 phi vụ của chúng, hệ thống phòng không mạnh mẽ và hoàn hảo của miền Bắc Việt Nam đã phóng khoảng 1000 (?)
hỏa tiển, nhưng chỉ bắn rơi 15 oanh tạc cơ, tỷ lệ tổn thất 1,5%. BCH Không quân ước tính rằng, nếu B-52 không được trang bị tất cả các phương tiện đối kháng điện tử hiện đại, số lượng phi cơ bị bắn rơi trong chiến dịch này sẽ lên đến ít nhất là 75 chiếc. Sự dao động các giới hạn trên và dưới của tổn thất phi cơ tiêm kích-oanh tạc có mối tương quan chính xác với sự xuất hiện các hệ thống vũ khí mới và trang bị đối kháng điện tử mới.

Ở giai đoạn này của chiến tranh, Không quân Mỹ là phương tiện duy nhất gây áp lực và buộc Chính phủ
miền Bắc Việt Nam bắt đầu các cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh. Trên mặt đất thì người Mỹ phòng thủ, và cuộc chiến nhìn từ quan điểm chính trị, đã được chơi xong.

Tuy nhiên, năm 1968 và 1969 rất thành công đối với người Bắc Việt Nam không chỉ trên mặt đất mà còn trong không trung, chủ yếu là do sự tăng cường hệ thống phòng không quy mô lớn. Chỉ tính riêng trong một tháng, người Mỹ đã mất khoảng 90
phi cơ, hầu hết trong số đó bị bắn rơi trong thời gian không kích vào Bắc Việt. Ngày 01 Tháng Năm năm 1968, tổn thất trong các cuộc không kích như vậy đạt đến đỉnh cao của nó - 400 phi cơ cánh cố định.

Từ năm 1970 trở đi cho đến khi kết thúc chiến tranh, tổn thất
phi cơ dần dần giảm, chủ yếu nhờ các biện pháp thực hiện nhằm tạo thuận lợi cho việc đột phá qua hệ thống phòng không của đối phương. Tiến bộ công nghệ đã dẫn đến việc cải tiến hệ thống thiết bị điện tử trên phi cơ để tác chiến điện tử, đặc biệt là các bộ cảnh báo sớm RWR, sử dụng các vi sơ đồ kỹ thuật số và lai ghép, các linh kiện chuyên ngành tần số siêu cao. Trong giai đoạn này, ngành công nghiệp đã xuất xưởng thiết bị RWR đầu tiên kiểm soát bằng máy tính, có khả năng phân tích đồng thời và cực nhanh các thông số của tín hiệu điện từ ngăn chặn được.

[​IMG]EA-6B Prowler thuộc phi đoàn xung kích điện tử VAQ-131 (Electronic Attack Squadron 131), không đoàn
phi cơ trên hàng không mẫu hạm số 14 (Carrier Wir Wing 14 - CVW-14), đóng căn cứ trên hàng không mẫu hạm USS "Enterprise" (CVAN-65) là phi đoàn thứ 2 triển khai trong Chiến tranh Việt Nam (từ tháng 9 năm 1972 đến tháng 6 năm 1973).

Năm 1971, loại
phi cơ mới Grumman EA-6 Prowler được đưa vào phục vụ, phi cơ được thiết kế đặc biệt cho nhiệm vụ chiến tranh điện tử. Ngoài RWR, nó còn được trang bị các máy phát nhiễu công suất lớn để áp chế radar giám sát vào thời điểm các phi cơ tiêm kích-oanh tạc tấn công các khẩu đội hỏa lực phòng không. Trong các chiến dịch này, các phi cơ gây nhiễu vẫn quần trong khu vực nằm ngoài tầm diệt mục tiêu của đạn hỏa tiển phòng không, vì thế, phương pháp gây nhiễu trên được đặt tên là Stand-Off-Jamming (gây nhiễu từ khu vực quần vòng).

Và cuối cùng, người Mỹ trang bị cho
phi cơ của họ thiết bị thế hệ mới: các máy phát nhiễu "thông minh" hoặc máy phát nhiễu mô phỏng. Các khí cụ này có thể đánh lạc hướng kẻ thù, khi tạo ra trên màn hình radar của địch các dấu vết hiển thị mục tiêu không tồn tại, nó cho thông tin sai lệch về cự ly, hướng và tốc độ của mục tiêu thực sự. Điều này dẫn đến việc đạn hỏa tiển phòng không có điều khiển bị dẫn đến các mục tiêu không thực đó.

Tuy nhiên, bất chấp việc đã có một số lượng lớn các phát minh mới rất hoàn hảo trong công nghệ quân sự, người Mỹ sau khi trực tiếp hoặc gián tiếp nhúng chân vào kiểu "bán chiến tranh" với nước Việt Nam trong gần một thập kỷ, đã phải rút nhanh chóng và hoàn toàn quân đội của họ khỏi điểm nóng này ở Đông Nam Á.

Không nghi ngờ gì, việc ứng dụng đối kháng điện tử trong suốt cuộc chiến tranh đã dẫn đến việc giảm tổn thất. Vào đầu chiến tranh tỷ lệ tổn thất là 14%, còn trong giai đoạn cuối tỷ lệ đó giảm còn 1,4%. Tuy nhiên, sự giảm mức tổn thất như trên không xảy ra liên tục. Khi người Bắc Việt Nam chuyển sang loại radar mới điều khiển vũ khí, tổn thất của người Mỹ tăng lên, nhưng khi người Mỹ, đến lượt họ, lắp đặt các thiết bị tác chiến điện tử mới, tổn thất lại bắt đầu giảm xuống.

Như vậy, cuộc đối đầu giữa radar và ECM và giữa ECM và phản-ECM thể hiện rõ bản chất năng động của EW.




Chương 17. Các cuộc chiến tranh Ả Rập - Israel
17.1. Chiến tranh Sáu ngày



[​IMG]
Quân dù Israel bên Bức Tường Tây Jerusalem sau khi chiếm được nó trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày

Sau trận chiến Sinai 1956 - cuộc thứ 2 trong một chuỗi dài các cuộc chiến tranh không dài ở Trung Cận Đông - trong khu vực bất ổn này của thế giới, tiếp đến là một thời gian yên tĩnh khá dài. Trong giai đoạn này, cả người Ả Rập và Israel bắt đầu hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình trên cơ sở kinh nghiệm thu được từ cuộc xung đột vừa qua.

Israel nhận được từ Mỹ một số hệ SAM Hawk, từ Vương quốc Anh - xe tăng Centurion. Pháp cung cấp cho họ
phi cơ chiến đấu Dassault - Breguet Mirage III và Super Mystere, tăng cường đáng kể lực lượng không quân của họ. Bây giờ, người Israel có lực lượng không quân rất hiệu quả, được trang bị các phi cơ cánh cố định và phi cơ trực thăng chất lượng tuyệt vời.

Trong khi đó, Nga cung cấp cho Ai Cập một số lượng lớn vũ khí tối tân như
phi cơ tiêm kích MiG-21 và oanh tạc cơ Tu-16.

[​IMG] 

Vị trí eo biển Tiran ra Biển Đỏ

Trong những tháng đầu tiên của năm 1967, sau một loạt sự kiện trên biên giới Israel, mối quan hệ giữa Israel và các nước Ả Rập láng giềng bắt đầu xấu đi. Vào mùa xuân năm đó, Ai Cập đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc rút quân đội trung lập cách ly các bên ra khỏi bán đảo Sinai, và đưa trở lại đó quân đội của mình quân số 100.000 người và khoảng 1.000 xe tăng. Căng thẳng lên đến đỉnh điểm khi Tổng thống Ai Cập Nasser đóng cửa eo biển Tiran và bằng cách đó không cho phép tàu Israel đi vào Biển Đỏ từ Vịnh Aqaba. Israel ngay lập tức đặt quân đội vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất, để chuẩn bị tiến hành các hoạt động chiến lược chớp nhoáng. Lý do không chỉ nằm ở chỗ sự can thiệp của quốc tế đã đặt dấu chấm hết tình trạng thù địch, ngay sau khi mọi chuyện trở nên rõ ràng rằng Israel sẽ thắng, mà còn vì một cuộc huy động quy mô lớn sẽ sớm dẫn đất nước đến tê liệt.

Các nước Ả rập (Ai Cập, Syria, Iraq và Jordanie) triển khai dọc các đường biên giới với Israel gần một triệu quân được trang bị tốt, 700
phi cơ chiến đấu và khoảng 2.000 xe tăng, sẵn sàng tấn công đối phương từ mọi phía.

Cả thế giới nín thở theo dõi các sự kiện này, sợ rằng đang trên bờ vực của Chiến tranh Thế giới III. Tất cả các hệ thống tình báo điện tử đa dạng tập trung vào tình hình ở Trung Cận Đông.

Các tàu Hải quân Liên Xô ở Địa Trung Hải, đặc biệt là những tàu được thiết kế đặc biệt để thực hiện các hoạt động do thám điện tử, liên tục nghe trộm toàn bộ dải phổ điện từ, khi theo dõi tình hình đang căng thẳng.

Hạm đội 6 Hoa Kỳ hướng về vùng biển phía đông Địa Trung Hải, còn các
phi cơ chuyên dụng được trang bị các hệ thống điện tử tiên tiến nhất thì giám sát các khu vực Israel, Sinai, và hầu như toàn bộ Trung Cận Đông. Các tàu - SIGINT, lớp "Liberty", liên tục tuần tra gần vùng lãnh hải các nước Trung Đông. Chúng được trang bị các thiết bị điện tử rất nhạy cảm, có thể ngăn chặn và giải mã tất cả các bức điện vô tuyến của người Ả Rập và Israel, cũng như ngăn chặn và phân tích tất cả các bức xạ radar của họ. Người Anh cũng theo dõi tình hình từ trạm giám sát của mình trên dãy núi Troodos ở đảo Síp.

[​IMG]Trạm SIGINT của RAF trên núi Troodos đảo Síp ngày nay

Đương nhiên, tất cả các radar Ai Cập đã ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu thường trực; chúng có 23 trạm, trong đó 16 trên bán đảo Sinai. Tất cả không phận và các tuyến đường biển duyên hải dọc bờ biển Ai Cập được các radar phát hiện sớm theo dõi. Radar Israel và các phương tiện thông tin vô tuyến cũng được chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu hoàn toàn.

Chiến tranh Sáu ngày bắt đầu vào ngày 05 tháng 6 năm 1967. Ngày này cũng đánh dấu sự khởi đầu một loạt các vấn đề điện tử kéo dài trong nhiều năm.Đúng 07:45 Israel bắt đầu cuộc tấn công bất ngờ nhằm chiếm cho mình ưu thế trên không, điều đó đến lượt nó sẽ cho phép họ đạt được các mục tiêu khác. Kế hoạch hành động rất khéo léo và chính xác của họ là giáng đòn tấn công vào các căn cứ không quân và tiêu diệt tất cả các máy bay chiến đấu của đối phương đậu trên mặt đất. Điều kiện tiên quyết cho thành công của chiến dịch này là để bắt kẻ thù bất ngờ và làm tê liệt hệ thống thông tin liên lạc và giám sát của đối phương. Để không gây ra sự nghi ngờ nào dù nhỏ nhất cho cuộc tấn công sắp xảy ra, Israel đã xây dựng một kế hoạch khéo léo lừa địch. Các chuyến bay huấn luyện vào buổi sáng hàng ngày vẫn được thực hiện như bình thường, nhưng đòn tấn công của họ đã được lên kế hoạch đúng 7:45, bởi vì các phi công Ai Cập được báo động chiến đấu từ sáng sớm đến 07:30 - quãng thời gian thường bắt đầu các cuộc chiến tranh, sau đó sẽ tập hợp đi ăn sáng trong nhà ăn, còn các sĩ quan tham mưu sẽ tập hợp đi làm việc.

Trinh sát trên không ban đầu cho thấy việc bố trí chính xác các phi đội
phi cơ đối phương và các trận địa, khu vực giám sát và vùng chết của radar; người Israel thậm chí đã  mở tuyến không trình giữa các tòa tháp và giáo đường của Cairo, nhờ đó, ở độ cao thấp, tránh được radar kẻ thù phát hiện, họ có thể bắt đầu một cuộc tấn công bất ngờ xuống căn cứ không quân Tây-Cairo, tại đó triển khai MiG-21 thuộc hệ thống phòng vệ thủ đô Ai Cập, cũng như oanh tạc cơ hạng nặng Tu-16, có thể dùng vào các cuộc tấn công xuống Tel Aviv. Sau khi các bức ảnh trinh sát được khéo léo giải mã, người Israel đã thành công trong việc phân biệt phi cơ thực sự với các mô hình, mà người Ai Cập dựng lên nhằm đánh lạc hướng các phi công Israel.

Thay vì bay thẳng đến mục tiêu, làn sóng tấn công đầu tiên của các
phi cơ Israel bay trên vùng biển mở, cách xa bờ biển Ai Cập, rồi đổi hướng, bay ở độ cao thấp trên đỉnh sóng, xông đến từ phía tây, hoàn toàn không từ hướng mà người Ai Cập chờ đợi cuộc tấn công.

Cuộc tấn công bắt đầu theo kế hoạch, vào đúng 07:45. Tại thời điểm này, tất cả các
phi cơ Ai Cập đang còn trên mặt đất, ngoại trừ một chiếc phi cơ hai động cơ Il, đã bay đến biên giới Israel cùng với ba sĩ quan cấp cao của lực lượng vũ trang Ai Cập. Một trong số đó là Tổng Tham mưu trưởng, tướng Amer. Họ lắng nghe các cuộc đàm thoại trên tần số mà các phi công Israel sử dụng trong các chuyến bay thông thường của họ, nhưng không nhận ra bất cứ điều gì bất thường. Đột nhiên, trung tâm kiểm soát không lưu căn cứ không quân Ai Cập truyền cho viên tướng biết tin căn cứ không quân vừa chịu một cuộc không kích. Đó chính là lúc 07:45, chiếc IL ngay lập tức quay lại, và trên đường hướng tới căn cứ không quân, viên tướng ra lệnh bằng radio cho BCH trên mặt đất cố gắng tìm hiểu những gì đang xảy ra, nhưng tất cả những điều mà họ có thể nghe thấy chỉ là sự hỗn tạp chói tai của những tiếng nói và tiếng ồn. Mỗi lần khi họ muốn tiếp đất ở đâu đó, thì họ hiểu ra một vài từ đơn giản rằng phi trường đang bị tấn công. Họ đã cố gắng nhiều lần hạ cánh trên một trong nhiều căn cứ không quân Ai Cập trong khu vực kênh đào Suez, nhưng tất cả đều bị thả bom, đường băng của chúng đã không còn dùng được. Cuối cùng, chiếc Il hạ cánh thành công tại phi trường quốc tế Cairo, ba viên tướng vội vã đến trụ sở bộ tham mưu, nơi người ta báo cáo họ rằng, gần như tất cả lực lượng không quân Ai Cập đã bị tiêu diệt.

[​IMG]Lính Do Thái xem xét
phi cơ MiG-21 Ai Cập bị phá hủy bởi chiến dịch không kích phủ đầu Focus trong Chiến tranh Sáu ngày. Phi trường Bir Gifgafa trên bán đảo Sinai, tháng 6 năm 1967.
Tính đến số lượng hạn chế
phi cơ có sẵn mà họ có và thực tế là cự ly họ phải bay là khá nhỏ, người Do Thái đã có cơ hội nhiều lần sử dụng phi cơ, bằng cách đó nhân số phi vụ lên. Sau đợt tấn công đầu tiên, vốn là sự bất ngờ hoàn toàn với Ai Cập vì radar và phương tiện thông tin liên lạc của họ đã bị làm mù mắt bịt tai, các phi cơ Israel quay trở lại phi trường để tiếp nhiên liệu và nạp lại vũ khí đạn dược rồi bay tiếp với các phi công khác. Phá hủy xong 300 trong số 320 phi cơ Ai Cập, Israel ngay lập tức chuyển sự tàn phá sang lực lượng không quân các quốc gia Ả Rập khác giáp biên giới với Israel. Sau các cuộc tấn công nhanh chóng, Không quân Iraq, Jordanie và Syria đã bị tiêu diệt.

Chỉ sau chưa đầy hai ngày, với một số ít
phi cơ, Không quân Israel tiến hành được khoảng 1.100 phi vụ, và nhiều phi công thực hiện 8 - 10 chuyến bay mỗi ngày.

Đến thời điểm này, Israel đạt được ưu thế tuyệt đối trên không và đã có thể chuyển sang yểm trợ trực tiếp các lực lượng mặt đất. Quân đoàn viễn chinh Ai Cập ở Sinai, quân số 100.000 người, đã bị nghiền nát và đánh bại hoàn toàn bởi các đơn vị tăng thiết giáp Israel và quẳng lại trên chiến trường toàn bộ hệ thống vũ khí mới, bao gồm cả xe tăng và thiết bị điện tử vừa nhận được từ Nga.

Tổng thống Ai Cập Nasser không thể tin rằng người Israel, không cần trợ giúp bên ngoài, lại có thể đạt được các kết quả xuất sắc như vậy chỉ trong một lát cắt thời gian ngắn ngủi. Lập luận rằng không thể dùng một lực lượng không quân nhỏ như thế để thực hiện nhiều phi vụ, ông cố gắng thuyết phục đồng minh của mình - Vua Hussein của Jordan, rằng Israel được các
phi cơ Mỹ và Anh giúp sức. Tuy nhiên, người Israel thường xuyên chặn thu tất cả các bức xạ điện từ của đối phương, đã công bố cuộc trò chuyện điện thoại vô tuyến diễn ra hồi 4:45 ngày mùng 6, giữa Tổng thống Nasser và vua Hussein. Từ cuộc trò chuyện trên, thậm chí người Nga cũng hiểu rõ là các nhà lãnh đạo Ả Rập đã âm mưu lan truyền tin đồn Hoa Kỳ và Vương quốc Anh tham gia vào các cuộc tấn công của Israel. Kết quả của vụ ngăn chặn cuộc đối thoại này làm tình hình quốc tế căng thẳng được dịu xuống, và viễn cảnh chiến tranh với sự tham gia của các siêu cường quốc đã tránh được.

Như thường xảy ra trong các cuộc chiến tranh, ngay cả người chiến thắng cũng phạm sai lầm. Và trong cuộc chiến này, người Israel cũng phạm phải một vài lỗi như vậy, một trong số đó là một lầm lẫn đặc biệt nghiêm trọng. Sáng ngày 08 tháng 6, gần El Arish, tàu do thám của Hải quân Mỹ "Liberty" bị tấn công bởi hai
phi cơ chiến đấu Mirage của Israel và ba tàu pháo. Họ nhầm lẫn tàu Mỹ với tàu khu trục Ai Cập trang bị thiết bị tác chiến điện tử để chế áp radar Israel. Con tàu-xui xẻo bị hư hại nặng, 34 thành viên kíp thủy thủ của tàu đã thiệt mạng, 75 người bị thương. Chính phủ Mỹ chấp nhận lời giải thích và bào chữa của Israel, mặc dù rất khó hiểu làm thế nào Israel có thể nhầm lẫn tàu khu trục với tàu gián điệp. Trung úy James M.Ennes, sĩ quan-kỹ sư điện tử tàu "Tự do", cho biết cuộc tấn công được phối hợp tốt đến mức rất khó để gọi nó là một vụ lầm lẫn. Mặt khác, lời giải thích của Bộ Ngoại giao Mỹ về việc tàu do thám đang làm gần vùng lãnh hải Ai Cập, cũng hoàn toàn không hiểu được. Người ta nói rằng con tàu ở đó để "bảo đảm" liên lạc giữa các trạm nghe lén của Mỹ ở Trung Cận Đông.

Sự thật là các tàu Mỹ kiểu như "Tự do" và tàu SIGINT tương tự của Nga ở trong khu vực này để ngăn chặn và ghi lại bức xạ phương tiện thông tin liên lạc và bức xạ radar và chuyển tiếp chúng tới các chính phủ của họ, đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến trong khu vực dễ bùng nổ này của thế giới.


[​IMG]Xuồng cao tốc phóng lôi Israel dàn đội hình. Trong cuộc tấn công ngày 8 tháng 6 năm 1967, USS Liberty đã dính cả ngư lôi và bom của người Do Thái.

Israel đã làm thế nào để có thể hoàn toàn tiêu diệt lực lượng không quân Ai Cập trong hai giờ, mà không cho Ai Cập có thời gian phản ứng?

Vì những lí do hiển nhiên, Israel không bao giờ tiết lộ kế hoạch các chiến dịch điện tử của mình. Tuy nhiên, với 23 radar Ai Cập và nhiều tàu do thám Mỹ và Liên Xô, rất khó để tin rằng, trong thời gian cuộc tấn công, tất cả các trắc thủ, hiệu thính viên đều ngủ say như chết. Cũng khó để tin rằng các phi công Ai Cập đã không được nhận lệnh trước và sau mỗi cuộc không kích.

Lời giải thích nằm trong thực tế là vào năm 1967, đối với Israel đối kháng điện tử không chỉ là lịch sử các chiến dịch của người Anh trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, khi họ truyền các báo cáo giả, bóp méo tín hiệu radar hướng dẫn oanh tạc cơ của đối phương và chế áp radar của địch. Chiến tranh Việt Nam đã diễn ra nhiều năm, và Israel biết rằng người Mỹ phải viện đến việc sử dụng các thiết bị phát nhiễu để chống lại tổ hợp
hỏa tiển phòng không S-75 Liên Xô và radar dẫn bắn pháo phòng không 57-mm.

Người Israel đã không có bất kỳ hành động nào chống lại radar Ai Cập cho đến 7:45 ngày mùng 5 tháng 6, vì yếu tố bất ngờ là điều cần thiết cho sự thành công của các chiến dịch và do đó, người Do Thái không thể mạo hiểm khơi dậy sự nghi ngờ của kẻ thù. Đúng 7:45, hầu hết các trạm radar ở xa đã bị tấn công và đánh hỏng, còn những trạm rơi vào vùng hoạt động của các thiết bị điện tử của người Israel, đều bị gây nhiễu. Hơn nữa, trong và sau cuộc tấn công đầu tiên, các điện đài viên người Israel nói tốt tiếng Ả Rập, phát vào trong hệ thống liên lạc vô tuyến của lực lượng phòng kẻ thù những mệnh lệnh sai thay cho mệnh lệnh thực và nói chung làm rối loạn và gây trở ngại cho Bộ chỉ huy Ai Cập sử dụng liên lạc vô tuyến. Còn trong một số trường hợp, người Israel gây nhiễu cả các hệ thống radar và thông tin liên lạc của người Mỹ lẫn người Nga.


17.2. "Chiến tranh Tiêu hao"

Xe tăng Do Thái trên cao nguyên Golan.

Người Israel dĩ nhiên hy vọng rằng chiến thắng của họ trong Sáu ngày chiến tranh chớp nhoáng sẽ bảo đảm một quãng thời gian dài có hòa bình và cho phép họ hòa đàm ở tư thế thuận lợi hơn.

Niềm tin này được xác nhận bởi tất cả kết quả của các chiến dịch ngắn nhưng thành công của họ : bộ máy quân sự của Ai Cập đã hoàn toàn bị phá hủy, Jordanie mất phần lớn quân đội và vùng lãnh thổ của mình, còn Syria bị mất địa bàn chiến lược quan trọng trên cao nguyên Golan. Nhưng quan trọng nhất trong tất cả là một thực tế giờ đây Israel đã chiếm đóng toàn bộ bán đảo Sinai, một vùng đệm rất tốt giữa họ và nước Ai Cập quân sự hóa. Ở đây, họ có thể tạo ra một mạng lưới radar phát hiện sớm và bố trí các hệ thống điện tử quan trọng để bảo đảm công tác giám sát các vùng lãnh thổ thù địch, đó là những gì họ muốn từ đã lâu.

Tuy nhiên, tình thế lý tưởng này không xảy ra. Kết thúc Chiến tranh Sáu ngày đánh dấu sự khởi đầu một chuỗi dài các cuộc xung đột vũ trang - cái gọi là "chiến tranh tiêu hao", đã trở thành có thể nhờ cả hai bên đều có các phương tiện EW hoàn hảo nhất.

Người Soviet sợ kênh đào Suez có thể rơi vào tay Israel, họ nhanh chóng bổ sung cho cỗ máy quân sự cạn kiệt của Ai Cập máy bay, xe tăng và pháo binh hiện đại, để ngăn chặn ý muốn của người Israel vượt qua kênh đào. Chỉ hai tuần sau thảm bại, Ai Cập nhận được từ Nga 200
phi cơ, chủ yếu là MiG-21 và Su- 7, xe tăng hiện đại T-55 và nhiều pháo phòng không có radar tìm diệt. Do đó, Ai Cập bù lại được 70% thiệt hại của họ và bây giờ có số vũ khí chất lượng tốt hơn nhiều so với trước chiến tranh.

[​IMG] 

Địa điểm của "Chiến tranh tiêu hao"

Vì trong quá trình cuộc chiến tranh Sáu ngày, phần lớn máy bay Ai Cập bị phá hủy trên mặt đất, Ai Cập bị mất rất ít phi công, do đó không quân Ai Cập có cơ hội để gửi nhiều người trong số đó sang đào tạo lại tại Nga, trong khi không làm suy yếu gì mấy đội ngũ đơn vị chiến đấu của họ.

Tuy nhiên, với người Israel, việc mất 40
phi cơ trong chiến đấu là một tổn thất nghiêm trọng, do quy mô hạn chế của lực lượng không quân. Vì các lý do chính trị, nhà cung cấp thường xuyên của Israel - nước Pháp, áp đặt lệnh cấm vận lên hợp đồng cung cấp 50 phi cơ Mirage tiếp theo, còn Hoa Kỳ phản đối việc cung cấp các phi cơ tiêm kích-oanh tạc A-4 Skyhawk mà họ đã hứa.

Các cuộc đàm phán hòa bình bị hoãn lại vì người Ai Cập tiếp tục tích lũy các loại vũ khí mới. Ai Cập từ chối chấp nhận tình hình lãnh thổ mới có lợi cho Israel và bắt đầu thả bom thường xuyên các vị trí của Israel trên bờ phía đông kênh đào Suez.

Ngày 21 tháng 10, vài tháng sau cuộc Chiến tranh Sáu ngày, một sự kiện xảy ra nâng tinh thần của người Ai Cập lên rất nhiều : tàu Israel "Eilat" - tàu cũ của người Anh, thời Thế chiến thứ Hai là tàu khu trục "Zilos", độ choán nước 1.710 tấn, bị bắn trúng và đánh chìm bởi các
hỏa tiển phóng từ các tàu phóng ngư lôi Ai Cập đậu tại Port Said. Trong 202 thành viên thủy thủ đoàn "Eilat" có 47 thiệt mạng và 91 người bị thương. Vụ việc gây ra một nỗi kinh hoàng bởi lần đầu tiên một tàu chiến bị đánh chìm bởi các hỏa tiển, cũng vì thế phiên bản chuyện đã xảy ra của cả hai bên khác nhau rất nhiều.

Như người Israel nói, tàu "Eilat" ở cự ly cách Port Said 22 km, cách lãnh hải Ai Cập 3 km, khi nó trúng hai quả
hỏa tiển P-15U "Termit-U" từ một xuồng tuần tra do Liên Xô chế tạo kiểu "Komar". Hỏa tiển do Liên Xô chế tạo có radar đạn đạo, tầm bắn khoảng 40-50 km và đầu đạn nặng 400kg. Sau khi trúng đạn, "Eilat" lộn sống tàu lên nhưng không chìm. Hai giờ sau, người Ai Cập thấy rằng con tàu vẫn nổi, họ bắn thêm hai quả đạn T-15U, một trong hai quả đạn đó đã dìm con tàu xuống đáy, còn quả thứ hai bùng nổ trên mặt nước, giết chết và làm bị thương nhiều người trong thủy thủ đoàn.

[​IMG] 

Sơ đồ trận đánh chìm "Eilat"

Người Ai Cập cũng nói rằng "Eilat " khi đó nằm ở cự ly cách Port Said 16 km, bên trong vùng lãnh hải Ai Cập. Họ chỉ bắn có hai
hỏa tiển, và thế là đủ để nhấn chìm tàu Israel ngay lập tức. Ai Cập cũng bác bỏ cáo buộc cho rằng trên con tàu tuần tra nhỏ của họ có các cố vấn quân sự của Liên Xô.

Dù hoàn cảnh vụ đánh đắm tàu "Eilat" ra sao - đó là một chiến thắng tuyệt vời cho người Ai Cập, củng cố niềm tin của họ vào các lực lượng vũ trang cũng như niềm tin của họ vào việc không thảo luận hòa bình với Israel.

Từ một quan điểm khách quan hơn, vụ đắm khu trục hạm bởi
hỏa tiển phóng từ tàu tuần tra cỡ nhỏ và ảnh hưởng mạnh mẽ của thực tế này đến những tư tưởng về hải quân, đánh dấu sự khởi đầu của nhiều thay đổi trong việc chế tạo các tàu chiến và trang bị vũ khí cho chúng, chưa kể chiến thuật sử dụng chúng. Sự kiện này là tiếng chuông cảnh báo với các hạm đội lớn nhất thế giới, buộc họ phải hiểu rằng ngay cả những tàu chiến lớn nhất thì hầu như cũng không có khả năng tự vệ chống lại một mối đe dọa mới -hỏa tiển  có cự ly hoạt động lớn hơn hẳn so với pháo hạm, và hơn nữa, có thể phóng từ tàu tuần tra nhỏ hoặc xuồng phóng ngư lôi. Nhưng nỗi kinh hoàng lớn nhất của phương Tây chính là thực tế rằng Nga đã cung cấp cho nhiều hạm đội nhỏ, mà một số hạm đội thuộc về các nước khối Cộng Sản, không chỉ tàu lớp "Komar", mà cả những tàu lớn hơn thuộc lớp "Osa", trên đó có một số lượng lớn hỏa tiển.

Phản ứng của Israel trước vụ bắn chìm "Eilat" là rất nhanh chóng và tàn bạo : buổi sáng ngày 24 tháng 10, lần đầu tiên người Israel thả bom thành phố và cảng Suez, sau đó tấn công hai nhà máy lọc dầu lớn ở vùng ven biển, có sản lượng khoảng 5 triệu tấn nhiên liệu mỗi năm. Ngoài ra,
phi cơ Israel còn tấn công căn cứ tại cảng Alexandria, nơi có các tàu hỏa tiển lớp "Osa" và lớp "Komar".

[​IMG]Lính commandos Do Thái rời trực thăng bước vào chiến dịch Tarnegon-53 đánh chiếm radar P-12

Sau khi trao đổi nhau những đòn tấn công, bờ kênh đào Suez trở thành chiến trường của các trận đấu tay đôi thường xuyên diễn ra hàng ngày của pháo binh, của các cuộc đột kích của lính commando, các trận không chiến và thả bom, đặc biệt là từ phía Israel, vì họ đang chiếm ưu thế cục bộ trên không.

Pháo cao xạ Ai Cập, không có radar tìm diệt đã không thể đối phó lại những cuộc không kích của Israel. Để thay đổi cán cân lực lượng, vào cuối năm 1968, Nga đã đồng ý cung cấp cho Ai Cập tổ hợp S-75, lần đầu tiên xung trận năm 1965 tại Việt Nam, và chúng đã được sử dụng cho đến khi kết thúc Chiến tranh Sáu ngày ở mặt trận Syria. Chúng được triển khai trong một dải 25 km chạy dọc bờ phía tây kênh đào Suez. Tuy nhiên, cũng như ở Việt Nam, S-75, do lỗi trong thiết kế của nó (như đã đề cập trong Chương 16 về cuộc Chiến tranh Việt Nam), không gặt hái được nhiều thành công. Ngoài những thiếu sót đã biết, trên không gian chiến trường kênh đào Suez đã phát hiện thêm hai nhược điểm. Đầu tiên là tính di động hạn chế của hệ thống, vốn phải được kéo bằng xe đầu kéo và mất một thời gian nhất định để triển khai và chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu; điểm thứ hai là hệ thống radar dẫn đường làm việc ở độ cao trên 6000 mét, và do đó, không có hiệu quả khi chống lại
phi cơ bay thấp.

Tương tự các phi công Mỹ ở Việt Nam, người Do Thái cũng phải học bài hát nổi tiếng "SAM song" - những âm thanh đặc biệt của bức xạ xung radar S-75, có nghĩa là
hỏa tiển đang bay lên phía phi cơ. Có lẽ, Israel đã chiếm được tổ hợp S-75 vào năm 1967, trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến đấu trên Cao nguyên Golan ở Syria, và không nghi ngờ gì nữa, họ biết được chính xác tần số hoạt động, vì vậy đã phát triển các thiết bị gây nhiễu liên quan vốn chỉ có thể chế tạo được trên cơ sở hiểu biết về thông tin đó.

Như vậy là ở Trung Đông đã bắt đầu một cuộc chiến tranh "không tuyên bố"- trận chiến điện tử "ủy nhiệm" vì không ai trong số các bên, cả Ai Cập lẫn Israel, sở hữu nền công nghiệp có khả năng sản xuất ra các hệ thống điện tử công nghệ tiên tiến như vậy, vì thế thiết bị họ sử dụng tương ứng đều do Liên Xô và các cường quốc phương Tây cung cấp.


[​IMG] 

Đường di chuyển của biệt kích dù Israel trong chiến dịch Tarnegon-53

Để tìm ra phương pháp ECW hiệu quả chống lại
hỏa tiển có điều khiển của hệ thống phòng không, việc đầu tiên là cần phải biết các đặc tính chính xác của các radar đang được sử dụng. Vì vậy, trong năm 1969, Israel và Ai Cập bắt đầu thực hiện các cuộc tấn công vào lãnh thổ đối phương, mục đích của chúng là chiếm các radar đối phương mà họ quan tâm, hoặc ít nhất cũng là những thành phần quan trọng nhất của nó, những thứ đủ để thu được các thông tin cần thiết.

Tháng 6 năm 1969, người Ai Cập thực hiện ba cuộc đột kích, trong đó họ phá hủy được một số vị trí radar của Israel. Cũng trong tháng đó, người Do Thái cũng đã đột kích vào khu vực 10 km về phía nam kênh đào Suez, trong đó, theo họ cho biết, họ đã phá hủy một vị trí radar của người Ai Cập. Trong tháng Sáu, Israel thông báo họ đã bắt giữ trong kênh đào Suez một xuồng thuộc lực lượng phòng vệ bờ biển Ai Cập. Trong tháng Bảy, biệt kích Israel tấn công pháo đài trên đảo Green, ở phía bắc kênh đào Suez. Tại đó có một tháp lắp đặt radar, bao quanh bởi những bức tường cao. Lính Israel vượt qua bức tường, giết chết lính bảo vệ, tháo gỡ những bộ phận đáng quan tâm của radar, phần còn lại thì họ phá hủy. Toàn bộ chiến dịch mất chưa quá một giờ.

Ngày 9 tháng 9, trên bờ biển phía nam Ai Cập, người Do Thái đã tiến hành một hoạt động quy mô lớn. Lúc bình minh, một đoàn công-voa nhỏ gồm các tàu pháo và tàu đổ bộ, chở 6 xe tăng và 3 xe chiến đấu bộ binh, ra khỏi một trong những cảng trên bán đảo Sinai và hướng về bờ biển phía nam Ai Cập. Tất cả các xe tăng và BMP do Liên Xô chế tạo, có sơn phù hiệu quân đội Ai Cập. 150 lính Israel mặc quân phục Ai Cập, đều nói tốt tiếng Ả Rập. Ngay sau lúc mặt trời mọc, biệt kích Israel vận quân phục ngụy trang đã đổ bộ cách 50 dặm về phía nam kênh đào Suez mà không bị phát hiện, họ đi thẳng đến trạm radar gần El Khafaer mà họ nhanh chóng tháo dỡ. Sau đó, trên con đường dọc theo bờ biển, họ đi về phía nam, nơi đội hộ tống đường không và đường biển hội quân với họ, giúp họ tiêu diệt tất cả các công trình quân sự của kẻ thù dọc theo tuyến đường họ đi.

Vị trí radar gần Ras Darg là đối tượng bị phá hủy đầu tiên, tiếp theo là vị trí gần cảng nhỏ của Ras Zofaran, cách 90 km về phía nam kênh đào Suez; ở đây họ chiếm được một số xe BMP mới do Liên Xô chế tạo, mà họ mang đi cùng về Israel với tất cả các thiết bị điện tử của xe để nghiên cứu tiếp.


[​IMG]Ngày 26 tháng 12 năm 1969. Lính biệt kích dù Israel tháo dỡ radar Nga đánh chiếm được trước khi chuyển lên trực thăng

Tuy nhiên, trường đoạn quan trọng nhất xét trên quan điểm của các nhà điện tử học, là vụ lính Israel đánh chiếm được toàn bộ thiết bị của radar P-12 (NATO Spoon Rest) tại căn cứ hải quân Ai Cập ở Ras Galeb trên Biển Đỏ trong một cuộc đột kích, diễn ra ngày 29 (26?) tháng 12 năm 1969. Radar này do Liên Xô chế tạo, mới được lắp đặt gần đây tại Ras Galeb để hoàn thành việc xây dựng mạng lưới phát hiện sớm của người Ai Cập. Nó có tầm hoạt động 270 km, có khả năng phát hiện các
phi cơ cất cánh từ căn cứ không quân Israel ở bờ phía bên kia kênh đào Suez và bám sát chúng cho đến khi radar S-75 khóa được mục tiêu. Radar P-12 và S-75 làm việc hỗ trợ nhau; tại một thời điểm xác định, phi cơ được chuyển giao sang cho radar của tổ hợp S-75, radar tổ hợp sẽ dẫn hỏa tiển tới phi cơ.

Radar P-12 nặng bảy tấn, và để chuyên chở nó phải mất hai đầu kéo hạng nặng. Người Israel hầu như không biết gì về các đặc tính của radar, và vì thế muốn tìm một biện pháp ECW hiệu quả, họ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải đánh chiếm toàn bộ bộ khí cụ và nghiên cứu nó. Nó trở thành mục tiêu của cuộc đột kích commando Ras Galeb, nằm cách 184 km về phía nam kênh đào Suez.

Để đánh lạc hướng kẻ thù khỏi chiến dịch, trong thời gian đó người ta lên kế hoạch không kích bờ Ai Cập của kênh đào. Sau khi đổ quân, biệt kích Israel vòng qua vị trí radar, họ di chuyển từ phía sa mạc, tiến vào công kích. Sau khi đánh chiếm đối tượng, hai
phi cơ trực thăng lớn đã bay đến chỗ họ, tiếp nhận và chuyển tiếp radar P-12 về Israel.

Có trong tay bản mẫu thực của radar đối phương, người Do Thái đã dễ dàng hơn rất nhiều trong việc tìm ra biện pháp đối kháng điện tử thích hợp để chế áp hoặc đánh lừa loại radar này. Họ đã có thể phát hiện và xác định tần số hoạt động và đặc tính quan trọng khác của nó, bao gồm đặc điểm chống-đối kháng điện tử, tích hợp vào P-12 để bảo vệ nó khỏi hoạt động ECM của đối phương.

Israel không phải là quốc gia duy nhất quan tâm đến việc tìm ra biện pháp ECW thích hợp, có khả năng làm giảm hiệu quả của P-12. Các nước NATO cũng rất quan tâm đến việc này, và trải qua một thời gian chưa phải là dài, các chuyên gia phương Tây đã trả lời bằng việc chế tạo ra các thiết bị thích hợp để chế áp chúng và đánh lạc hướng chúng.


Vị trí anten UKV của tổ hợp S-125 Ai Cập
Cuối năm 1969, trong các bài xã luận trên các tờ báo của mình, người Israel thông báo việc chuyển khỏi nước Pháp 5 tàu tuần tra cao tốc độ dãn nước 250 tấn. Đây là số cuối cùng trong 12 tàu Israel đã đặt hàng trước có lệnh cấm vận của Tổng thống De Gaulle. Năm tàu đã được chuyển đến cảng Cherbourg, trên mỗi tàu có một thủy thủ đoàn tối thiểu. Vào đêm Giáng sinh, lợi dụng sự lỏng lẻo của đội bảo vệ, họ trốn khỏi bến cảng và ra khơi phóng hết tốc độ, hướng về bờ biển quê hương, đêm giao thừa đã đến Haifa trước đám đông cuồng nhiệt vui mừng chào đón. Năm tàu pháo trên, cũng như 7 chiếc trước đã ở Israel, được trang bị
hỏa tiển diện-đối-diện Gabriel do Israel sản xuất và phương tiện ECW chủ động.

Trong khi đó, "cuộc chiến tranh tiêu hao" không tuyên bố dọc theo bờ kênh đào Suez, ngày càng trở nên khốc liệt hơn, sau mỗi cuộc tấn công của lính commando lại đến đòn trả thù của phía bên kia. Người Israel bắt đầu sử dụng
phi cơ của họ như một pháo bay chống lại các bệ phóng hỏa tiển phòng không S-75. Nhiều trận địa SAM Ai Cập bị tiêu diệt, nhưng những chiếc phi cơ Israel cũng đã bị bắn hạ rất nhiều.

Viện trợ cho Israel đến từ phía Hoa Kỳ, họ cung cấp cho Israel các
phi cơ McDonnell -Douglas F-4 Phantom. F-4 đã đóng một vai trò quan trọng trong không chiến trên bầu trời Việt Nam. Chúng đã chứng tỏ mình là một loại phi cơ nghêng chiến xuất sắc, nhưng cũng rất phù hợp cho việc yểm trợ hỏa lực trực tiếp cho các lực lượng mặt đất và tấn công mục tiêu mặt đất. Nhưng có lẽ quan trọng nhất là cùng với F-4 Phantom, người Israel nhận được cả các thiết bị EW bố trí trong các thùng chứa đặc biệt treo vào phi cơ.

Trận địa S-125 Ai Cập

Các bộ RWR trong container cũng được cài đặt trên các
phi cơ tiêm kích chiến thuật hạng nhẹ A-4 Skyhawk ; trong các container cũng lắp các máy phát nhiễu mới có khả năng hoàn toàn làm mù radar P-12, chúng được phát triển trên cơ sở các dữ liệu thu được sau khi chiếm được radar này vài tháng trước. Thiết bị gây nhiễu mới và các thiết bị điện tử khác có khả năng giám sát trạng thái điện tử khắp khu vực kênh đào Suez, cũng đã được lắp đặt trên một phiên bản của phi cơ Boeing B-47 Stratocruiser. B-47 trở thành một trong những phi cơ đầu tiên được thiết kế đặc biệt chỉ dành cho các nhiệm vụ EW. Các phi cơ này đã khẳng định tầm quan trọng rất lớn của chúng đối với Israel. Ở độ cao lớn hơn, vì các lý do an ninh dễ hiểu, cách xa mặt trận, chúng bay song song với kênh đào Suez và dọc biên giới với Syria, chúng có khả năng quan sát các hành động của kẻ thù trong không trung, và khi cần thiết, sẽ vô hiệu hóa hệ thống radar phòng không của địch.

Trong ba hoặc bốn tháng đầu năm 1970,
phi cơ Israel dưới sự yểm hộ của chiếc mộc điện tử đã có thể thâm nhập sâu hơn vào không phận đối phương. Mục tiêu đầu tiên của chúng là hệ thống mạng radar nằm dọc theo kênh; sau đó chúng chuyển đến các hệ thống phòng không sâu trong nội địa, bao gồm các radar quan sát và radar tìm diệt được triển khai xung quanh thủ đô Ai Cập, đập Aswan và các cơ sở quân sự khác.

Người Ai Cập phản ứng bằng các trận pháo kích liên tục dọc theo toàn bộ kênh đào và bằng cả các cuộc không kích MiG-21, bắt đầu đột phá sâu hơn vào lãnh thổ Israel. Tuy nhiên, các cuộc tấn công của người Ai Cập không thành công như của người Israel,
phi cơ của Israel đã tới tận Cairo và các đối tượng xa hơn, trong khi làm bất lực các tổ hợp S-75 Ai Cập, nhờ thiết bị EW mới của mình.

Ai Cập yêu cầu Liên Xô cấp các loại vũ khí và trang thiết bị tốt hơn để chống lại các chiến dịch tấn công của Israel. Mùa xuân năm 1970, Liên Xô đã trang bị một cách đúng đắn cho Ai Cập tổ hợp TLPK S-125. S-125 có cự ly diệt mục tiêu 34 km và độ cơ động lớn hơn nhiều so với S-75, vì được gắn trên xe ô tô thông thường, và có hiệu quả chống mục tiêu bay thấp cũng tốt như chống
phi cơ bay cao (90 - 13 500 mét). Mỗi tổ hợp S-125 có bốn bệ phóng, hoạt động phối hợp với hai radar; radar quan sát (NATO phân loại Flat Face) và radar bám sát (NATO phân loại Long Track). Loại đầu tiên có nhiệm vụ phát hiện phi cơ-kẻ xâm nhập, loại sau, sau khi khóa mục tiêu sẽ bám sát mục tiêu với độ chính xác đủ phóng đạn hỏa tiển phòng không có điều kiển vào chúng.

[​IMG]Radar Nga P-12, bị quân dù Israel đánh chiếm trong đêm 26 tháng 12 năm 1969. Hiện trưng bày tại bảo tàng Không lực Israel ở căn cứ KQ Hatserim.

Ngoài ra, Nga đã cung cấp cho Ai Cập các phiên bản mới của MiG-21 - MiG-21Zh (nguyên bản như vậy. Có lẽ tác giả đề cập đến MiG- 21M và MiG-21MF.), được trang bị loại radar trên
phi cơ mới hơn, cải tiến hơn so với các phiên bản trước, có thời gian bay dài hơn, cho phép hoạt động sâu hơn trong lãnh thổ Israel.

Sau khi tăng số lượng chuyên gia kỹ thuật Liên Xô, các phi công và cố vấn quân sự kèm theo vũ khí mới, sau vài tháng Liên Xô đã tiếp nhận quyền chỉ huy toàn bộ hệ thống phòng không Ai Cập. Ngay sau đó, từ băng ghi âm các cuộc đàm thoại vô tuyến Ai Cập, người Israel hiểu rằng nhiều MiG- 21Zh được điều khiển bởi các phi công Nga, họ hơi hoảng khi tưởng tượng những gì sẽ xảy ra nếu một trong số đó sẽ bị bắn rơi, điều sớm hay muộn cũng sẽ đến.

Sự tham gia của các phi công Liên Xô, mặc dù các chuyến bay chỉ hạn chế ở khu vực Cairo và các vùng quan trọng khác bên trong Ai Cập, thực sự đã giúp Không quân Ai Cập giải phóng các phi công của mình, tập trung họ vào các chiến dịch tấn công và tập kích trả đũa chống lại Israel. Cả hai bên đều bị tổn thất nặng trong các cuộc không chiến thường xuyên trên bầu trời kênh đào Suez, mặc dù các báo cáo về chúng không thường xuyên được công bố. Trong khi đó, hai bên tiếp tục nhận được các loại vũ khí tối tân mới và thiết bị điện tử từ các siêu cường, vốn tin rằng Trung Cận Đông là bãi thử nghiệm hỏa tiển lớn, nơi họ có khả năng thử nghiệm các vũ khí mới của mình trong tình hình chiến đấu thực sự.

Người Israel cũng nhận được thiết bị điện tử bí mật nhất trong tất cả các phương tiện EW - máy phát nhiễu mô phỏng. Loại máy phát này có khả năng bóp méo các dữ liệu liên quan đến cự ly, hướng và tốc độ mà radar đầu tự dẫn hỏa tiển hoặc radar tìm diệt của đối phương cố gắng nhận được. Nếu hỏa tiển bay đến mục tiêu (mặt đất, trên không hoặc trên biển), mà mục tiêu được trang bị máy phát nhiễu mô phỏng, các tín hiệu bức xạ từ máy phát về hướng radar dẫn đường hỏa tiển, sẽ cho thấy mục tiêu ở một vị trí khác so với tọa độ thực sự của nó. Do đó, đạn
hỏa tiển phòng không có điều khiển, thay vì tiếp tục đường bay đến đích, sẽ bị lệch khỏi mục tiêu thực khi tiếp nhận thông tin sai lệch.

[​IMG]

[​IMG] 

Ví dụ tạo nhiễu mô phỏng. Máy phát-lặp (hoặc máy phát nhiễu mô phỏng) được gắn trên tàu hoặc phi cơ, "sẽ khóa" tín hiệu của radar đầu tự dẫn hỏa tiển hoặc radar pháo phòng không. Những tín hiệu này bị trì hoãn và thay đổi ngay lập tức trước khi tái bức xạ, tạo ra một tín hiệu radar sai. Như vậy, hỏa tiển có những thông tin sai về mục tiêu : cự ly, tốc độ, hướng, và tiếp theo là tọa độ của nó và bị hướng đến tín hiệu sai, làm cho nó bắn trượt mục tiêu.
Một lợi thế đáng chú ý của phương pháp này là radar của đối phương không hiểu điều gì đánh lạc hướng nó, vì tín hiệu phản hồi từ mục tiêu vẫn như nhau. Điều này là có thể vì khoảng cách đến mục tiêu được tính toán bằng cách đo thời gian trễ giữa xung điện từ bức xạ và phản hồi của nó. Khi
phi cơ hoặc tàu, được trang bị máy phát nhiễu mô phỏng, radar đối phương bị chiếu xạ, chúng sẽ khá dễ dàng trì hoãn tín hiệu phản hồi hoặc biến đổi độ dài của nó nhằm mục đích tạo thông báo không chính xác về cự ly hoặc hướng của mục tiêu được hiển thị trên màn hình radar đối phương.

Các máy phát nhiễu mô phỏng khá nhỏ và có thể bố trí tương đối dễ trên
phi cơ, hoặc bên trong thân phi cơ, hoặc trong các thùng chứa treo bên ngoài, tại chính các điểm treo bom và thùng dầu phụ. Từ quan điểm sản xuất công nghiệp, loại máy phát như vậy đòi hỏi năng lực kỹ thuật rất hoàn hảo và các công nghệ tiên tiến nhất, đó là điều không dễ dàng có được.

Sự xuất hiện các phương tiện điện tử mới thực sự nâng cao tinh thần chiến đấu của quân đội Israel, còn tướng Moshe Dayan dự đoán "mùa hè điện tử" nóng bỏng nhanh chóng sẽ đến. Trong tháng sáu năm 1970 đã xảy ra một trận đấu giữa
phi cơ Israel và SAM Ai Cập, dẫn đến sự tiêu diệt hầu hết các tổ hợp S-75 Ai Cập.

Trong khi đó, Không quân Ai Cập cuối cùng cũng đã nhận được những chiếc MiG-23 đầu tiên của Liên Xô vốn được chờ đợi từ lâu; đó là những
phi cơ tiêm kích tối tân, đa chức năng, chúng đều tốt như nhau dù là phi cơ ngăn chặn hay phi cơ chiến đấu khi tấn công các mục tiêu mặt đất cũng như trinh sát, chúng trang bị đầy đủ các hỏa tiển mới có radar đầu tự dẫn để tiến hành không chiến. Chúng nhanh hơn so với F-4 Phantom và A-4 Skyhawk của Israel, sự xuất hiện của chúng trên bầu trời Ai Cập dẫn đến sự suy giảm đáng kể nhịp độ các cuộc không kích của Israel.

Hơn nữa, việc sử dụng các
phi cơ MiG-23 đã dẫn đến việc người Do Thái phải giảm số lượng các chuyến bay do thám, vì phi cơ sử dụng cho các nhiệm vụ như vậy không được vũ trang, do đó dễ chịu tổn thất. Như vậy, người Israel đã bị mất thông tin được coi là vô giá trong chiến tranh hiện đại. Nhằm giải quyết vấn đề này, họ quay sang sử dụng các phi cơ do thám KNL Mỹ loại Teledyne Ryan R-124-1, trên khoang của nó chỉ có các thiết bị điện tử hoặc quang học và được điều khiển từ xa.

Trong thời gian các cuộc không kích của Israel vào Ai Cập, có vẻ như giữa các phi công Nga và Israel đã có một thỏa thuận bất thành văn tránh đối đầu trực tiếp bằng bất kỳ giá nào. Tình hình kéo dài cho đến ngày 25 tháng 7 năm 1970, khi hai
phi cơ MiG do phi công Nga lái, đột ngột và khá cố ý tấn công một A-4 Skyhawk Israel, chiếc phi cơ đó, tuy nhiên, đã trốn thoát. Sau cuộc va chạm, Israel không có lựa chọn nào khác là dỡ bỏ tất cả các hạn chế. Vậy là, vào ngày 30 tháng Bảy, khi một phi đội phi cơ Phantom của Israel bị ngăn chặn và bị tấn công bởi mười sáu phi cơ MiG do người Nga lái, để giải cứu họ các phi cơ tiêm kích Mirage của Israel cất cánh xuất kích, và sau năm phút giao tranh ác liệt, năm phi cơ MiG bị bắn rơi. Israel cũng phải chịu tổn thất, mặc dù không công bố, trong ngày hôm đó: ba chiến đấu cơ Phantom không quay trở về các căn cứ và họ có thể bị bắn hạ bởi pháo phòng không Ai Cập trên đường trở về nhà.

Đến thời điểm này, cả người Ai Cập và Israel, đang tiến hành cuộc chiến tranh "ủy nhiệm" ("proxy") cho các siêu cường, nhận ra rằng cuộc chiến không xứng đáng để tiếp tục khi mà cả hai đối thủ đều mạo hiểm kích động cuộc chiến tranh toàn cầu không bên nào mong muốn. Vì vậy, ngày 07 Tháng Tám năm 1970, không mất thời gian phản đối quá lâu, họ đã đồng ý ngừng bắn theo đề nghị của Hoa Kỳ, đánh dấu sự kết thúc các cuộc đụng độ đẫm máu gần ba năm không mang lại những kết quả quyết định. Cả hai bên đều bị tổn thất nặng nề, mặc dù chính thức thì họ không công nhận, hoặc giảm thiểu nhằm mục đích tuyên truyền. Vì vậy, rất khó đưa ra được con số thương vong chính xác, nhưng có thể giả định một cách tương đối chính xác rằng Israel đã có ít nhất 400 người thiệt mạng và 4.000 người bị thương, còn người Ả Rập - 1500 thiệt mạng và 7000 người bị thương. Ước tính thiệt hại
phi cơ có lẽ chính xác hơn, bởi vì giữa các nguồn có một số điểm phù hợp : 105 phi cơ của người Ả Rập và 60 phi cơ của người Israel, trong đó chỉ có 7 phi cơ bị bắn hạ bởi các hỏa tiển phòng không có điều khiển.

Ưu thế lớn có lợi cho Israel như vậy, có khả năng ở một mức độ đáng kể, thuộc về việc sử dụng các thiết bị chiến tranh điện tử được lắp đặt trên khoang
phi cơ của họ, mà trong các trận đấu tay đôi giữa các phi cơ và SAM, chính nó đã cứu sống nhiều phi công Israel.

17.3. Chiến tranh Yom-Kippur và những bất ngờ về công nghệ
 


[​IMG]

Quân đội Ai Cập bắc cầu phao vượt Kênh Suez ngày 7 tháng 10 năm 1973

Ngày 06 Tháng Mười năm 1973, Ngày Lễ Vượt qua hoặc Lễ Yom-Kippur của Do Thái giáo, người Ả Rập phát động một cuộc tấn công bất ngờ tàn khốc chưa từng có. Vào ngày hôm đó, gần như toàn bộ dân chúng Israel đang cầu nguyện. Lúc 14:00, Su-7 và MiG của Ai Cập phát động một cuộc tấn công vào các công trình phòng thủ và căn cứ không quân của Israel tại Sinai, còn 4.000 pháo các cỡ bắt đầu cuộc pháo kích ồ ạt tuyến phòng thủ Bar Lev và các cơ sở quan trọng khác dọc theo kênh đào Suez.

Sau đó, người Ả Rập bắt đầu gây nhiễu phương tiện thông tin liên lạc vô tuyến Israel, khiến cho nó không thể truyền mệnh lệnh cho quân đội Israel. Ngoài ra, một số đài vô tuyến Israel và các radar dọc theo Kênh đã bị lực lượng người nhái Ai Cập phá hủy.

Ở mặt trận Syria,
phi cơ Su không quân Syria, do Liên Xô chế tạo, tấn công Cao nguyên Golan, phá hủy gần như toàn bộ các mục tiêu của Israel trong khu vực.

Một vài phút sau, dòng thác 800 xe tăng Ai Cập do Liên Xô chế tạo bố trí rải dọc theo kênh đào Suez, đã vượt Kênh tại một số địa điểm bằng các cầu phao di động, được lắp đặt trong một thời gian ngắn kỷ lục. Người Israel bất ngờ, và vì nhiều binh sĩ được cho về nhà nghỉ lễ, khả năng phòng vệ của họ đã bị suy yếu hẳn. Tuyến phòng thủ Bar-Lev bị chọc thủng bởi hàng đoàn xe tăng di chuyển tới từ phía Kênh. Tuyến phòng thủ Israel bằng napalm, cần phải phóng hỏa toàn bộ khu vực kênh đào Suez, đã bị người nhái Ai Cập khéo léo vô hiệu hóa, lực lượng này bí mật tiến hành chiến dịch của họ trong vài đêm trước cuộc tổng công kích mà không ai hay.

Sau vài giờ hỗn loạn hoàn toàn, Bộ chỉ huy tối cao Israel đã có thể nhanh chóng phác thảo kế hoạch phòng vệ của họ. Đầu tiên các lực lượng không quân phản ứng, sau khi tung các
phi cơ Phantom và Skyhawk của họ vào tấn công. Người Israel yên tâm về tính ưu việt của phi cơ, mà chủ yếu là do được trang bị các khí cụ EW hoàn hảo, chúng đã chứng tỏ ưu thế của mình trong các trận chiến với kẻ thù. Tuy nhiên, các trận đánh của họ với các phân đội thiết giáp Ai Cập đang tiến quân không thể gọi gì hơn là một thảm họa. Phi công Israel không nghe thấy "bài hát SAM" thông thường, và do đó, không thể làm gì để tránh hỏa tiển của đối phương. Trong hai hoặc ba ngày đầu cuộc chiến, một số lượng rất lớn phi cơ Israel đã bị bắn rơi.

Rõ ràng đã có một cái gì đó thay đổi trong môi trường điện từ, vì khí cụ điện tử
phi cơ Israel không còn bảo đảm được tính hiệu quả. Đánh giá đầu tiên về tình hình cho thấy radar hướng dẫn đạn SAM Ai Cập làm việc ở tần số cao hơn và sử dụng phương pháp dẫn tinh vi hơn so với S-75 và S-125.

Phi công Israel những người may mắn sống sót trong vụ thảm sát thực sự các
phi cơ Skyhawk và Phantom này, báo cáo rằng đoàn tăng thiết giáp của kẻ thù đang tiến quân được bảo vệ đặc biệt hiệu quả bởi hệ thống phòng không di động đa dạng. Trước hết, đó là lưới lửa bảo vệ sườn rất hiện đại của các tổ hợp SAM "Kub", đặt trên khung gầm xe bọc thép, sau đó đến pháo cao xạ tự hành ZSU-23-4 "Shilka" 4 nòng có radar dẫn đường, gắn trên khung gầm xe tăng, và đi cuối cùng là các hệ MANPADS "Strela -2M" với đầu tự dẫn hồng ngoại để phục vụ công tác phòng không tầm thấp. Cùng kết hợp với nhau, chúng tạo nên vòng đai phòng thủ gần như không thể chống lại - một chiếc ô bảo vệ di động, dưới sự che chở của nó xe tăng có thể di chuyển mà vẫn được bảo vệ một cách an toàn trước mọi sự tấn công từ trên không.

[​IMG]
Sức mạnh của hệ thống đó không nằm trong hỏa lực hùng mạnh của mình, hoặc các yếu tố khác, mà chỉ ở các hệ thống dẫn đường cho vũ khí đã trở thành sự bất ngờ kỹ thuật hoàn hảo nhất, không chỉ đối với người Israel, mà còn với tất cả các nước phương Tây.

SAM "Kub", có nhiệm vụ chính là bảo đảm phòng không cho lực lượng mặt đất bao gồm hai xe xích, một trong hai xe đó mang đạn
hỏa tiển phòng không có điều khiển 2Q12 (NATO phân loại SA-6 Gainful), chiếc kia - Radar Straight Flash (theo phân loại của NATO). Điểm mới của hệ thống này là nó làm việc trong chế độ bức xạ liên tục khác  với chế độ xung của S-75 và S-125. Mục tiêu được chiếu xạ bởi tín hiệu liên tục có công suất thấp của radar Straight Flash, còn đạn SAM "Kub" tự dẫn từ tín hiệu phản xạ. Do thiết bị thu trên phi cơ Israel được thiết kế để nhận tín hiệu xung, nó không thể phát hiện bức xạ liên tục. Và để phức tạp thêm vấn đề, radar của Nga hoạt động ở hai tần số khác nhau. Vì vậy, do là kết quả của hai cải tiến kỹ thuật, đạn SAM "Kub" có thể bay đến gần phi cơ mà không bị tác động bởi khí cụ đối kháng điện tử của người Israel - nghĩa là không bị phát hiện, không bị chế áp và không thể đánh lừa.

Một bất ngờ khác là radar kiểm soát hỏa lực (NATO phân loại Gun Dish) của tổ hợp
pháo phòng không di động 23 mm ZSU-23-4 "Shilka". Để tăng sức đề kháng trước ECM của đối phương, radar làm việc ở tần số cao hơn nhiều so với bất kỳ khí cụ phòng không nào trước đây được người Ai Cập sử dụng. Các máy thu Israel được thiết kế để phát hiện bức xạ tần số 12 GHz, không thể phát hiện bức xạ của nó - khoảng 16 GHz.

Một điểm mới về kỹ thuật là tổ hợp MANPADS nhỏ "Strela -2M", được một người lính mang vác trên lưng. Nó có một kiểu hệ thống dẫn đường hoàn toàn mới dựa trên bức xạ hồng ngoại. Tất cả những thứ một người lính phải làm, chỉ là chĩa hỏa tiển
lên phi cơ bay thấp. Bộ cảm biến hồng ngoại của đạn SAM có điều khiển sẽ phát hiện bức xạ nhiệt của động cơ phản lực của mục tiêu, nó truyền tín hiệu cự ly và phương vị cho hệ thống điều khiển và dẫn đường, hệ thống sau đó sẽ hướng dẫn hỏa tiển bay tới mục tiêu. Hệ thống dẫn đường này được gọi là - IR-homing (tự dẫn hồng ngoại).

Tất cả các hệ thống vũ khí mới trên cùng hệ thống S-75 và S-125 mà người Ai Cập đã có sẵn làm thành một hệ thống phòng không đặc biệt mạnh, cho phép họ tiến quân thậm chí không cần quan tâm đến thực tế là lực lượng Không quân của họ không nắm ưu thế trên không. Các phi công máy bay Israel yểm trợ trực tiếp các lực lượng mặt đất, khi tấn công đoàn xe tăng thiết giáp, đi đến kết luận rằng họ không có cơ hội nào tránh khỏi bức tường lửa này; nếu họ hạ xuống độ cao thấp để tránh SAM, thì chắc chắn sẽ rơi vào lưới hỏa lực thuộc loại khủng khiếp nhất của các cỗ pháo phòng không bắn nhanh "Shilka" hoặc trở thành mục tiêu cho tổ hợp MANPADS "Strela -2M". Tổn thất của Không quân Do Thái lớn đến mức BTL Lục quân đã quyết định không gọi
phi cơ đến chiến đấu chống lại chiến xa của địch quân.

Đối với người Israel, trên cả hai mặt trận, mỗi giờ đi qua tình hình càng trở nên tệ và tồi tệ hơn, bởi vì ngoài một số lượng lớn
phi cơ bị mất trong những ngày đầu cuộc chiến, xe tăng của họ cũng đã bị tiêu diệt. Chúng trở thành mục tiêu dễ dàng cho sản phẩm mới của người Nga ATGM 9K11M "Maliutka-M". Được bộ binh phóng ở cự ly gần, những hỏa tiễn này, điều khiển qua dây dẫn, có độ chính xác đặc biệt cao.

[​IMG]

[​IMG] 

A. Chiến thuật ECW của Israel để tấn công một khẩu đội SAM "Kub" và tránh đạn SAM của nó. Sử dụng điểm yếu của "Kub", và trước hết là sự không có khả năng hoạt động hiệu quả ở độ cao thấp của SAM, phi cơ Israel tiếp cận ở độ cao cực thấp, tránh radar trong màn nhiễu bề mặt địa vật ở bên dưới. Bay qua khẩu đội, nó leo cao theo chiều đứng, sau đó bổ nhào xuống mục tiêu, thả bom hoặc phóng hỏa tiển chống tăng có điều khiển. Hoàn thành tấn công xong, phi cơ vẫn còn ở độ cao rất thấp, nó thả PRLO và bẫy hồng ngoại để đánh lừa các tổ hợp hỏa tiển SAM khác mà có thể bắn trúng phi cơ.
Bây giờ khi nhận ra rằng sự tồn tại của đất nước đang là vấn đề, Bộ Chỉ huy Tối cao Israel phải ra một quyết định có tầm quan trọng đặc biệt - đặt mức ưu tiên cho mặt trận nào. Họ quyết định rằng nguy cơ lớn nhất đến từ mặt trận phía Bắc, do đó họ quyết định tập trung phản kích cuộc tấn công của Syria, và đồng thời, cố gắng chống đỡ cuộc tấn công của Ai Cập trên khu vực kênh đào Suez. Hy vọng duy nhất là lực lượng không quân, mà tuy vậy, đã mất cảnh giác xét về quan điểm chiến tranh điện tử. Họ cần phải tìm ra càng nhanh càng tốt radar tương ứng và biện pháp đối kháng điện tử chống hồng ngoại thích hợp, bằng cách đó làm giảm tỷ lệ tổn thất đang ở mức không thể chấp nhận.

Trong những ngày đầu tiên đầy kịch tính của cuộc chiến, việc sử dụng một lượng lớn PRLO và các máy phóng chúng đã trợ giúp cho lực lượng không quân Israel. Tất nhiên, PRLO không phải là điều mới, vì nó từng được sử dụng phổ biến trong Thế chiến thứ II và ở Việt Nam : điều duy nhất thay đổi trong việc này là độ dài của mỗi dải nhiễu đã được điều chỉnh phù hợp với bước sóng của radar mới. PRLO được đóng gói trong các băng đạn, rồi đến lượt nó được đặt trong container treo vào
phi cơ và bắn ra ngoài theo lệnh của phi công.

Ngoài PRLO, người Israel cũng nhận được cả bẫy hồng ngoại để đánh lừa
hỏa tiển có đầu tự dẫn hồng ngoại. Việc sử dụng chúng cũng tương tự PRLO, với ngoại lệ duy nhất rằng chúng bức xạ năng lượng nhiệt hay là năng lượng hồng ngoại. Để đáp ứng mục tiêu đặt ra, năng lượng được tạo ra bởi chúng cần phải bức xạ ở cùng tần số được sinh ra tại các thiết bị đầu ra của động cơ phi cơ, nhưng tất nhiên, cường độ lớn hơn nhiều nhằm tạo ra một mục tiêu giả có thể hút hỏa tiển của tổ hợp MANPADS "Strela -2M" vào đó.

[​IMG] 

B. Không quân Israel sử dụng các chiến thuật khác nhau phóng bẫy hồng ngoại để tránh hỏa tiển có đầu tự dẫn hồng ngoại. Một chiến thuật trong số đó là sử dụng hai phi cơ, một trong hai đột ngột đổi hướng bay lên cao, rồi sau đó đi xuống, cắt qua quỹ đạo bay của mình và do đó tạo ra một khu vực bị đốt nóng dữ dội. Trong khi đó, chiếc phi cơ kia bay tiếp, vừa bay vừa phóng bẫy hồng ngoại. Cũng như vậy, ta thấy rằng, thao tác cơ động bất ngờ và mạnh mẽ đã trở thành một phương tiện phòng vệ hiệu quả, để đánh lạc hướng đạn hỏa tiển.

Ngay khi các máy phóng PRLO và bẫy hồng ngoại được lắp đặt trên các máy bay Phantom và Skyhawk, người Israel đã có được khả năng tìm ra chiến thuật, mà sẽ cho phép các phi công của họ vượt qua bức tường lửa do người Ả Rập tạo ra, có một số cơ hội thực hiện thành công nhiệm vụ và sống sót. Ở một mức độ lớn, chiến thuật được tìm ra dựa trên việc tấn công trực tiếp SAM của kẻ thù. Động tác cơ động tấn công rất nguy hiểm, nhưng rất hiệu quả của một
phi cơ xuống tổ hợp SAM "Kub" đã đưa ra một ưu thế, vì "Kub" có những cơ hội ngăn chặn mục tiêu không quan trọng ở độ cao thấp và tốc độ quét thấp. Phi cơ, ẩn trong nhiễu bề mặt địa hình, bay tới xe phóng ở độ cao cực thấp để tránh bị radar của tổ hợp phát hiện. Ngay sau khi bay qua mục tiêu, phi công làm động tác leo cao gần như thẳng đứng, sau đó ngay lập tức bổ nhào xuống mục tiêu, phóng hỏa tiển và bom vào khoảnh khắc thích hợp. Trong thời gian bổ nhào và thoát ly tiếp theo, phi công, vẫn đang ở độ cao thấp, phải đầu tiên thả PRLO để đối kháng điện tử chống tổ hợp SAM "Kub", có thể phóng đạn vào phi cơ của anh ta, rồi sau đó thực hiện cơ động gấp để tránh đạn hỏa tiển tổ hợp SAM mang  "Strela -2M" có đầu tự dẫn hồng ngoại. Đơn giản nhất trong các động tác như trên là việc phóng bẫy hồng ngoại, sau đó ngoặt thêm về phía đạn hỏa tiển phòng không có điều khiển để sao cho quay được đầu ra động cơ - điểm nóng nhất của máy bay, khỏi đầu tự dẫn hồng ngoại của hỏa tiển, điều đó sẽ làm cho đạn bắn trượt máy bay.

Thậm chí một chiến thuật phức tạp hơn cũng đã được áp dụng. Đó là hai máy bay đang bay theo đội hình chặt chẽ, thì ngay khi biết rằng họ bị
hỏa tiển phòng không có tự dẫn hồng ngoại tấn công (hoặc được các phi cơ trực thăng tuần tra thông báo về việc này qua radio), họ thực hiện động tác cơ động cắt chéo đường bay riêng của nhau, tạo ra một khu vực nhiệt độ cao, khu vực đó sẽ là nguồn năng lượng hồng ngoại thu hút đạn hỏa tiển phòng không có đầu tự dẫn hồng ngoại.

Một chiến thuật rất hiệu quả khác, dựa trên tốc độ theo dõi có hạn chế và cự ly bám sát của tổ hợp SAM "Kub". Phantom và Skyhawk tiếp cận ở độ cao lớn, chiếc này ở bên trên chiếc kia: chiếc đầu tiên - Phantom, cần phải thả một số lượng lớn PRLO và bẫy hồng ngoại để chế áp radar và hệ thống dẫn đường của kẻ thù, do đó bảo đảm cho Skyhawk cơ hội bổ nhào xuống mục tiêu và thả bom hoặc phóng
hỏa tiển của nó với xác suất thành công cao và trở về.

[​IMG] 

C. Một chiến thuật nữa của Israel tránh đạn hỏa tiển phòng không của kẻ thù. Chiếc phi cơ đầu tiên, thả PRLO để đánh lừa radar đối phương, ngoặt ra phía sau, còn chiếc phi cơ kia bổ nhào tấn công khẩu đội phòng không của đối phương.

Toàn bộ chiến thuật này dựa trên các hoạt di chuyển rất mạnh, gần như không thể chịu nổi, mà hệ thống dẫn đường đạn hỏa tiển phòng không có điều khiển không thể bám theo; một thuật lái như vậy yêu cầu sức bền đặc biệt và sự phối hợp hành động nhuần nhuyễn của các phi công.


Sau này, các phi cơ được trang bị các thùng chứa có đặt các bộ RWR có khả năng chặn thu bức xạ tần số hoạt động bức xạ rất cao của tổ hợp SAM "Kub" và radar tìm diệt tổ hợp pháo phòng không "Shilka".

Với hệ thống mới, Israel không chỉ giảm đáng kể tổn thất máy bay của họ, mà thậm chí còn thành công trong việc tiêu diệt 40 trong số 60 hệ thống
hỏa tiển phòng không. Một lần nữa sau khi chiếm lại được ưu thế trên không, trước đây được chuyển sang cho người Ai Cập và Syria, Không quân Israel lại có thể bảo đảm yểm trợ đường không cho các lực lượng mặt đất của mình, không chỉ phòng vệ chống quân đội Ả Rập đang tiến công, mà còn bước vào tấn công, như đã diễn ra trong "Chiến dịch Gazelle" nổi tiếng khi quân đội Israel vượt qua kênh đào Suez, thâm nhập sâu lãnh thổ Ai Cập.

Vào cuối cuộc chiến, kết quả cuối cùng như sau : tổn thất 110
phi cơ của Israel - đó là một con số đáng kinh ngạc, nếu ta xét đến quân số Lực lượng Không quân Israel. Hầu hết các phi cơ bị bắn rơi bởi hệ thống vũ khí mới mà người Israel mất cảnh giác không có các biện pháp đối phó radar và hồng ngoại thích hợp.

Kết quả của các trận đánh Ả Rập-Israel trên biển, tuy nhiên lại hoàn toàn khác. Chúng ta đã thấy trong cuộc chiến tranh Sáu ngày, tàu khu trục của Israel "Eilat", không có RWR, cũng không ESM - mà không có nó không thể thực hiện hoạt động ECM, cũng không có PRLO hay bất kỳ thiết bị gây nhiễu khác, bị xuồng cao tốc của Hải quân Ai Cập do Liên Xô chế tạo đánh chìm như thế nào, sau khi phóng loạt
hỏa tiển  chống hạm do Liên Xô chế tạo "Termit-U"  vào con tàu-bất hạnh, mà thậm chí xuống cao tốc hỏa tiển còn chưa rời cảng. Sau thảm họa này, đã có quyết định đổi mới và tăng cường năng lực cho Hải quân Israel. Bước đầu tiên là phải bắt đầu chế tạo một lớp tàu chiến mới tấn công nhanh - lớp "Reshef ". Các tàu này có độ dãn nước 410 tấn, được trang bị hỏa tiển Gabriel do Israel sản xuất.

Đổi lại, hạm đội Ai Cập và Syria có một số lượng lớn các tàu cao tốc do Liên Xô chế tạo lớp "Komar" và "Osa" trang bị
hỏa tiển "Termit-U" mà chưa bao giờ bắn trượt mục tiêu cho đến lúc đó. Chúng đã khẳng định sức mạnh của mình năm 1971, trong cuộc xung đột Ấn Độ-Pakistan, khi trong giai đoạn ngày 4 - 8 tháng 12, một số tàu chiến Pakistan trong khu vực  Karachi, cũng như 3 tàu buôn neo tại cảng, bị đánh chìm bằng các quả đạn hỏa tiển "Termit-U" của đối phương phóng từ các tàu cao tốc Ấn Độ lớp "Komar" và "Osa".

Hòa tiển Gabriel của Israel chính xác hơn "Termit-U", nhưng cự ly của chúng thấp hơn đáng kể - 2,5 lần. Trong thực tế, điều này có nghĩa là các tàu Israel lớp "Reshef " hoặc "Saar" với
hỏa tiển Gabriel trên tàu sẽ phải đi vào khu vực thuộc tầm diệt mục tiêu của hỏa tiển "Termit-U" của kẻ thù trên chiều sâu 20 - 30 km trước khi chúng có thể sử dụng các hỏa tiển của mình. Do đó, bắt buộc phải phát triển một chiến thuật hữu hiệu đấu tranh chống lại các đơn vị hợp thành của kẻ thù, được vũ trang TLCH "Termit-U". Việc tìm kiếm một chiến thuật như thế đã trở thành nỗi đau đầu chủ yếu của Hạm đội Israel.

Kinh nghiệm cho thấy vấn đề không thể giải quyết được bằng phương tiện phòng vệ truyền thống, những thứ tỏ ra bất lực trước mối đe dọa của
hỏa tiển chống hạm. Chẳng mấy chốc, người Israel nhận ra rằng, cần phải có một cái gì đó mới và giải pháp này nằm trong lĩnh vực ECW.

Do đó, họ trang bị cho tất cả các tàu cao tốc
hỏa tiển của mình các máy phát nhiễu tạp và nhiễu mô phỏng và bao phủ chúng bằng một loại vật liệu hấp thụ bức xạ điện từ của bất cứ radar nào, nhiều hơn là phản xạ nó. Vật liệu hấp thụ sóng vô tuyến như vậy (RPM - РПМ) được đặt tên là "vật liệu hấp thụ sóng siêu cao tần" và có thể chuyển đổi năng lượng bức xạ điện từ sang một hình thức khác, trong trường hợp này là nhiệt, có thể được dễ dàng phát tán vào không trung hoặc vào nước. Cũng đã quyết định rằng, trong thời gian tấn công, thao tác cơ động tốt nhất sẽ là chiếm vị trí hướng mũi tàu tới đối phương trước tiên, để bảo đảm tín hiệu radar phản hồi trở về đối thủ là tối thiểu. Khi bắt đầu cuộc chiến tranh Yom-Kippur, Hạm đội Israel, một hạm đội nhỏ nhưng được trang bị tốt hơn so với tất cả tại khu vực Trung Cận Đông, được chuẩn bị tốt để thực hiện các chiến dịch trên biển như vậy, là độc nhất vô nhị trong loại hình của mình và có tầm quan trọng rất lớn trong chiến tranh tối tân trên biển.

[​IMG]Ngay trong đêm đầu tiên của cuộc chiến tranh vào tháng Mười năm 1973, Bộ chỉ huy Hải quân Israel, sợ rằng người Syria sẽ bắt đầu tấn công Haifa từ phía biển, ra lệnh cho năm tàu
hỏa tiển tốc độ cao "Reshef", "Mivtah", "Hanit", "Gaash" và "Miznag" tiến lên phía bắc và tìm kiếm các đơn vị đối thủ.

Bộ Chỉ huy Syria, đến lượt mình, cũng quan ngại về các thiếu sót của hệ thống phòng vệ bờ biển của mình, ra lệnh cho 3 tàu cao tốc hỏa tiển lớp "Komar" và "Osa", cũng như các tàu thuyền khác tiến hành giám sát và trinh sát.

Để tới được vùng biển Syria, hải đoàn Israel đi vòng bờ biển Lebanon và lúc 22:28 phát hiện các tàu phóng ngư lôi Syria, đang tuần tra bờ biển Latakia. Các tàu Syria cố gắng tìm nơi trú ẩn trong một cảng gần đó, nhưng đã bị ngăn chặn, và năm tàu Syria bị hỏa lực pháo binh đánh chìm.

Sau đó, hải đoàn Israel quay về phía đông, chia thành hai nhóm bắt đầu từ hai hướng đi vòng vùng biển Latakia. Trong giai đoạn này của chiến dịch, "Reshef " nhận thấy một tàu quét mìn Syria và ngay lập tức đánh chìm nó bằng một trong những quả đạn
hỏa tiển của mình.

Tuy nhiên tàu quét mìn, có lẽ, là mồi nhử, xuất hiện với mục đích thu hút người Israel về phía 3 tàu hỏa tiển Syria đang chuẩn bị tấn công hải đoàn Israel.

Hệ thống ESM (RTR) của các tàu Israel phát lệnh báo động, còn việc phân tích các bức xạ chặn thu được đã cho các dữ liệu liên quan đến loại các tàu tấn công và vũ khí của họ. Các hải đoàn Israel và Syria bắt đầu di chuyển chiếm các vị trí thuận lợi để xạ kích. Bây giờ họ đã ở cự ly cách nhau 40 km, và khoảng cách này nhanh chóng thu gọn - các đối thủ, mở hết tốc lực, gấp rút tiến về phía nhau.

Tại thời điểm này, người Syria, lợi dụng ưu thế về cự ly sử dụng hỏa tiển "Termit-U" của mình, từ khoảng cách 37,5 km thực hiện cú volley đầu tiên, còn người Israel ngay lập tức bật máy phát nhiễu mô phỏng của họ để đánh lệch hướng
hỏa tiển chống hạm và phóng ra một số lượng lớn PRLO, để làm họ khó nhận ra hơn. Phù hợp với kế hoạch đã chuẩn bị, người Israel sử dụng cả cự ly lớn và nhỏ PRLO để tạo ra sự nhầm lẫn tối đa trong đầu tự dẫn hỏa tiểnCH của Syria.

Căng thẳng bao trùm các thành viên thủy thủ đoàn cả Syria và Israel, họ biết rằng số phận của họ bây giờ chỉ phụ thuộc vào hệ thống điện tử cơ hữu của mình - hệ thống điện tử trên thân
hỏa tiển đối với người Syria và các máy phát nhiễu mô phỏng và PRLO đối với người Israel. Đó là trận hải chiến đầu tiên trong chiến tranh trên biển giữa các hải đoàn tàu hỏa tiển và không ai có thể nói trước chuyện gì có thể xảy ra ! Nó không phải là một trận hải chiến kinh điển trong đó hỏa lực pháo hạm được chỉ huy và điều chỉnh bởi con người; kết quả của trận đánh này phụ thuộc vào thiết bị điện tử, sự hoàn thiện của công nghệ có thể làm ra những điều không thể tưởng tượng, nhưng mỗi một bên trong đó đều có khiếm khuyết. Hỏa tiển cần có radar để khóa và bám sát mục tiêu, còn radar thì dễ bị tổn thương với đối kháng điện tử.

Tổn thất "Eilat" dạy người Israel một bài học tốt và buộc họ phải quan tâm nhiều hơn đến EW, và họ đã học tốt bài học này. Ngay sau khi bật thiết bị ECW trên tàu,
hỏa tiển chống hạm của Syria bắt đầu đi chệch khỏi các mục tiêu thực và bị hướng đến các mục tiêu không tồn tại, sau các động tác cơ động kỳ quặc và không thể tưởng tượng được, chúng rơi xuống biển mà không gây ra tác hại gì cho người Israel.

Tránh được đòn tấn công
hỏa tiển đầu tiên, các tàu Israel tiếp tục di chuyển toàn lực về phía trước theo hai hàng dọc, cho đến khi còn chưa vào vùng phóng các hỏa tiển chống hạm Gabriel của mình. Người Israel khai hỏa lúc 23:36, các tàu Syria không có trên tàu thiết bị EW cùng loại như của Israel, đã chịu tổn thất nặng nề. Chẳng mấy chốc, tiếp theo một tàu lớp "Komar" cả tàu lớp "Osa" cũng bị chìm, còn các tàu lớp "Komar" khác mắc vào bãi cát ngầm, tại đó chúng bị hỏa lực pháo hạm của hai tàu Israel bắn phá.

Tối hôm sau, Hải quân Israel tham gia vào một trận hải chiến nhiều kịch tính hơn, lần này là chống lại người Ai Cập. Các cuộc đàm thoại vô tuyến chặn thu được của kẻ thù giúp Israel phát hiện được hạm đội Ai Cập sẽ ra khơi ban đêm, đi từ Alexandria tới căn cứ hải quân Port Said gần mặt trận. Ngay lập tức để ngăn chặn hải đoàn của đối phương, Bộ Tư lệnh Israel đã điều động các tàu
hỏa tiển của mình "Reshef ", "Kashet", "Eilat", "Mifgav", "Herev" và "Soufa".

Tuân thủ sự im lặng vô tuyến và radar hoàn toàn, các tàu Israel đi thẳng đến bờ biển Ai Cập; chỉ có các thiết bị EW thụ động của họ làm việc, nghĩa là những khí cụ không bức xạ (các máy thu RWR và ESM).


Hải đoàn Ai Cập, gồm bốn tàu lớp "Osa" vũ trang hỏa tiển chống hạm "Termit-U", rời Alexandria ngay sau khi mặt trời lặn, đi đến Port Said. Khoảng 21:00, một trong các tàu Ai Cập bật radar của mình trong vài giây để kiểm tra hành trình và sự hiện diện của tàu địch gần đó. Sự "sơ suất" điện từ trường này ngay lập tức bị người Israel phát hiện, nó thông báo cho họ về sự hiện diện và vị trí của hải đoàn Ai Cập.

Di chuyển trong bóng tối hoàn toàn, cả hai hải đoàn cùng tiến tới gặp nhau. Lúc 23:00, người Ai Cập phát hiện trên mà hiển thị radar của họ sáu tàu của đối phương đang ở cự ly khoảng 41 km. Ngay khi tàu vào vùng phóng
hỏa tiển - 38 km, các tàu "Osa" đã phóng loạt  12 hỏa tiển chống hạm "Termit-U". Tuy nhiên các phương tiện ECW trên tàu Israel - các máy phát nhiễu mô phỏng và nhiễu tạp và máy phóng PRLO đã đánh lệch hướng tất cả 12 hỏa tiển chống hạm, và các quả đạn rơi xuống biển.

Đơn vị tàu Israel mở hết tốc độ tiến tới phía đối thủ, và sau 12 phút đã vào vùng phóng hỏa tiển của họ. Người Ai Cập không có khí cụ ECW trên các tàu "Osa", chúng không có khả năng tự vệ chống lại
hỏa tiển chống hạm Gabriel đang bay tới, ba tàu của họ bị đánh trúng và đã chìm. Tàu thứ tư bị hư hại nặng, bắt đầu trôi dạt về phía bãi cát gần Baltima.

[​IMG]Tầm quan trọng của vai trò mà EW nắm giữ trong những trận hải chiến nói trên là không cần phải bình luận ! Các đơn vị tác chiến đối kháng không tiếp xúc trực quan với nhau; tất cả đều được thực hiện bằng trang bị điện tử, và trong mỗi trận đánh, phía có phương tiện ECW hiệu quả hơn đã là người chiến thắng.

Trong các trận hải chiến gần Latakia và Damietta-Baltim, không quả đạn nào trong số 42 đạn
hỏa tiển chống hạm "Termit-U" phóng vào các tàu Israel tới được mục tiêu - một thực tế đã tự nó nói lên tất cả. Những kết quả như vậy đạt được là nhờ việc lập kế hoạch và sử dụng hiệu quả các thiết bị chiến tranh điện tử của Hải quân Israel. Bây giờ mối đe dọa của hỏa tiển chống hạm "Termit-U" đối với các hạm đội phương Tây đã biến mất. Trong khi đó, dù các kết quả này không ảnh hưởng mạnh đến bước chung cuộc trong Chiến tranh Yom-Kippur, chúng đã chắc chắn trở thành một bước ngoặt của chiến thuật chiến tranh trên biển.

Sự tham gia của Nga và Mỹ, mặc dù họ không chính thức bước vào chiến tranh, có ý nghĩa rất quan trọng. Cả hai siêu cường không chỉ cung cấp vũ khí, hệ thống điện tử, cung cấp dịch vụ hậu cần và nhiều thứ khác; họ sử dụng Trung Đông như một trường bắn
hỏa tiển khổng lồ để thử nghiệm các vũ khí và trang bị mới nhất. Có bằng chứng người Mỹ sử dụng phi cơ Israel để đánh giá, trong điều kiện chiến đấu thực, hỏa tiển AGM-65 Maverick dẫn đường bằng laser, loại hiếm khi bị mất mục tiêu. Tương tự như vậy, họ thử nghiệm phiên bản mới của hỏa tiển không-đối không AGM-45 Shrike, loại tự dẫn theo trường điện từ bức xạ của radar "đang theo dõi" hay các nguồn nhiễu chủ định, cũng được thử nghiệm trong điều kiện chiến đấu thực.

Ngay trong những ngày đầu của cuộc chiến, người Nga đã thử nghiệm
hỏa tiển không đối không mới Kh-20 (NATO định danh Kelt) của họ, có tầm bắn xa 320 km. Phi cơ Ai Cập Tu-16 bay trên Địa Trung Hải đã phóng một trong những quả hỏa tiển như vậy về hướng Tel Aviv. May mắn lớn cho người Israel, hỏa tiển đã bị phi công một chiếc Phantom Israel phát hiện, sau đó chặn đánh và bắn rơi quả đạn.

Người Soviet sử dụng Trung Đông để thử nghiệm hiệu quả các loại ATGM điều khiển dây Snapper (NATO phân loại) và 9K11M "Maliutka" của họ. Còn trên mặt trận Syria, họ thậm chí đã thử nghiệm mẫu mới nhất
hỏa tiển chiến dịch-chiến thuật 9K52 "Luna" (NATO định danh Frog 7) của mình. Tương tự như vậy, người Mỹ thử nghiệm ATGM TOW của họ, chuyển giao nó cho người Israel. TOW là một hệ thống bao gồm thiết bị phóng dạng ống và thiết bị theo dõi quang học gắn trên một chân máy. Sau khi phóng, đạn hỏa tiển được dẫn bằng dây và điều khiển bằng máy tính, tự động đưa tín hiệu điều khiển đến các cơ cấu chấp hành của quả đạn. Trong cuộc chiến tranh Yom Kippur người ta còn thử nghiệm các mẫu máy bay mới. Các chuyến bay do thám đặc biệt được thực hiện bởi máy bay Mỹ Lockheed SR-71 Blackbird, nó có tốc độ bay 3M, độ cao gần 30.500 mét, cũng như bởi phi cơ MiG-25 Liên Xô (để bay trên không phận Israel đã sử dụng bốn chiếc MiG- 25R và MiG- 25RB), nó có tốc độ 3,2 M và độ cao 24.500 m. Trên lãnh thổ Israel còn nhìn thấy một số chiếc siêu âm Su-25 Flagon-A (đúng trong văn bản, tuy nhiên Flagon theo phân loại của NATO có nghĩa là Su- 15.) và Su-20 (phiên bản xuất khẩu của Su-17.), còn trên các vùng lãnh thổ Ả rập - phiên bản cuối phi cơ Mirage của Pháp. Trong cuộc chiến này, có cả sự tham gia của phi công từ các quốc gia trung lập theo đuổi các mục tiêu khác nhau : huấn luyện, thử nghiệm vũ khí mới và làm quen với các chiến thuật sử dụng không quân mới nhất.

Việc chặn thu các cuộc đối thoại vô tuyến đã tiết lộ sự hiện diện của các phi công người Pakistan, Cuba và Libya ở phía người Ả Rập và Nam Phi ở phía Israel.

Dựa trên kinh nghiệm cuộc chiến tranh Yom-Kippur nhiều kết luận vội vã đã được rút ra. Ví dụ, người ta nói rằng sự xuất hiện của
hỏa tiển đánh dấu sự chấm hết của xe tăng và phi cơ, nhưng mục tiêu của cuốn sách này không phải là đánh giá tính có cơ sở của những kết luận như vậy. Tuy nhiên, từ việc phân tích tổng kết cuộc chiến tranh có thể rút ra những bài học giá trị liên quan đến tác chiến điện tử.

Một trong những bài học quan trọng nhất của cuộc chiến tranh Yom Kippur, đó là những hậu quả rất nghiêm trọng có thể xảy ra khi công tác tình báo không được tiến hành đến nơi đến chốn. Cơ quan tình báo Israel đã bị buộc tội, mà không phải không có lý do, rằng nó không có khả năng cảnh báo cho Chính phủ mình về việc sắp xảy ra một cuộc tấn công của Syria-Ai Cập - về thất bại sẽ đe dọa sự tồn vong của Israel với tư cánh là một nhà nước. Hạn chế lớn thứ hai là lực lượng vũ trang Israel không được trang bị các phương tiện ECW đầy đủ để có thể đối phó với các hệ thống vũ khí mới nhất của đối phương, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới những tổn thất rất nặng nề cả về con người và trang bị kỹ thuật.

Tất cả những điều đó có thể tránh được nếu bộ phận điện tử thuộc ngành tình báo làm việc có hiệu quả - bộ phận trinh sát SIGINT. Tất nhiên, nhiệm vụ đó là của Quốc gia, vốn quan tâm đến an ninh và sự sống còn của chính mình. Hạn chế của cơ quan SIGINT Israel nằm ở khâu nào, vẫn còn là một bí ẩn: hoặc trong việc thu thập dữ liệu hoặc trong đánh giá và phân tích chúng. Tuy nhiên, rõ ràng nếu người Israel cẩn thận hơn trong chặn thu, giải mã thông điệp vô tuyến của người Ả Rập và phân tích bức xạ radar trong thời bình, họ sẽ không phải chịu tác động của hai bất ngờ khủng khiếp đến như vậy - bản thân cuộc tấn công và thế hệ mới các hệ thống vũ khí mà các nước Ả Rập triển khai.

Ai Cập, về phần mình, không đánh giá thấp tầm quan trọng của tình báo quân sự, hơn thế, họ đã sử dụng nó rất hiệu quả trước khi bùng nổ chiến tranh. Sau những bài học cay đắng của cuộc chiến tranh năm 1967, người Ai Cập không còn muốn bị bắt bất ngờ một lần nữa. Với sự giúp đỡ của Liên Xô, họ hiện đại hóa toàn bộ các cơ quan tình báo của mình, trước hết mua tất cả các loại thiết bị do thám điện tử có sẵn tại thời điểm ấy : các máy thu radio cực nhạy, máy ghi âm từ tính, máy dò phương vị, v.v.

Trong chiến tranh, người Israel đã đoạt được, trong số nhiều thứ khác, các bản đồ của người Ai Cập có các mục tiêu quân sự của Israel được đưa lên rất chi tiết, theo kế hoạch các chiến dịch dọc Kênh đào, đánh dấu các căn cứ của họ ở Sinai, v.v. Ngoài ra, họ rất may mắn chiếm được toàn vẹn một vài tổ hợp
hỏa tiển phòng không "Kub", MANPADS "Strela -2M" và PPK ZSU-23-4 "Shilka", điều đó cho họ biết thông tin đầy đủ và chính xác về radar và mức độ kỹ thuật người Soviet đạt được trong lĩnh vực chiến tranh điện tử.

Chiến tranh Yom-Kippur là một ví dụ đặc biệt của một cuộc chiến tranh hạn chế, so với chiến tranh thế giới. Đó là một cuộc chiến tranh với các mục tiêu cục bộ, hạn chế cả về thời gian và lãnh thổ, được các siêu cường tài trợ, vì họ muốn thử nghiệm các loại vũ khí mới nhất của mình. Sự hiện diện một số lượng lớn như vậy các khí cụ điện tử điều khiển các hệ thống vũ khí khác nhau, làm cho việc theo dõi tình hình đặc biệt khó khăn; còn bị làm trầm trọng thêm bởi sự chế áp các phương tiện thông tin liên lạc vô tuyến, đặc biệt là bởi người Ai Cập. Trên thực tế, sự thiếu giám sát tình hình đường không dẫn đến việc cả hai bên nhiều lần đã bắn rơi
phi cơ của chính mình. Điều đó là vấn đề cuối cùng cần phải nhớ cho những ai chịu trách nhiệm lập kế hoạch các chiến dịch quân sự cũng như các hệ thống vũ khí trong tương lai, vì loại tổn thất này có thể xảy ra cả trong không trung và trên biển, trên mặt đất với những hậu quả còn nghiêm trọng hơn.

Tóm lại, việc cần phải trang bị đầy đủ các loại khí cụ tác chiến điện tử cho toàn bộ lực lượng vũ trang, ngay cả trong thời bình, có ngành trinh sát làm việc hiệu quả trang bị các thiết bị do thám vô tuyến điện tối tân nhất (SIGINT), có khả năng liên tục theo dõi tiến bộ công nghệ của các quốc gia thù địch tiềm tàng, là vô cùng quan trọng.


CHƯƠNG 18. Phương tiện hồng ngoại


[​IMG]

Ví dụ máy phát xung nhiễu hồng ngoại ALQ-144 «Hotbrick» lắp đặt trên thân máy bay OV-10D «Bronco»

Trong những năm của cuộc chiến tranh dài ngày tại Việt Nam, người Mỹ đã đưa vào sử dụng nhiều loại phương tiện áp chế điện tử khác nhau, cho phép họ hầu như hoàn toàn vô hiệu hóa được tính hiệu quả của các radar như một phương tiện phát hiện và dẫn đường. Radar tìm diệt FanSong của tổ hợp S-75 thường bị tắc nghẽn hoàn toàn bởi nhiễu tạp hoặc bị đánh lạc hướng bởi nhiễu mô phỏng, còn
hỏa tiển không-đối-không Soviet của các phi cơ MiG trở nên vô dụng trong không chiến chống các phi cơ Mỹ, được trang bị các máy phát nhiễu mô phỏng "thông minh". Đáp lại, công tác nghiên cứu và phát triển các hệ thống mới dẫn đường hỏa tiển dựa trên việc sử dụng năng lượng hồng ngoại đã được bắt đầu.

Việc sử dụng loại năng lượng này không phải là điều mới. Năng lượng hồng ngoại được tình cờ phát hiện vào năm 1800 bởi nhà thiên văn học người Anh Sir William Herschel, người đã được thế giới biết đến khi phát hiện ra hành tinh Sao Thiên Vương (Uranus). Ông đã thử nghiệm với nhiều bộ kính lọc màu khác nhau, để bảo vệ đôi mắt trước ánh sáng mặt trời, gây ra nhiều bất tiện trong thời gian thực hiện các thí nghiệm thiên văn của mình. Trong lúc thí nghiệm, ông nhận thấy việc giảm nhiệt không tương đương với việc giảm ánh sáng. Vì vậy, ông nghĩ ra một thí nghiệm trong đó quang phổ ánh sáng mặt trời được chiếu lên màn hình thông qua một lăng kính thủy tinh. Khi ông đưa nhiệt kế tới mỗi một trong các màu sắc được chiếu, thì nhận thấy nhiệt độ tăng lên ứng với mức độ chuyển dịch từ màu xanh sang màu đỏ. Tiếp nữa, ông kinh ngạc nhận thấy rằng sau khi qua vùng màu đỏ và chuyển sang vùng "trống", nhiệt kế tiếp tục cho thấy sự gia tăng nhiệt độ; từ đó khu vực này được gọi là khu vực hồng ngoại hoặc dải hồng ngoại. Trong thực tế, ông phát hiện ra rằng quang phổ của ánh sáng mặt trời có chứa các tia không nhìn thấy được bằng mắt thường và do đó, ông gọi chúng là "những tia vô hình". Herschel không hoàn toàn đánh giá đúng tầm quan trọng khám phá của ông, và than ôi, chỉ sau nhiều năm thì nghiên cứu đó mới lại tiếp tục. Đoạn ngừng này có thể được giải thích bởi thực tế là ngoài một nhiệt kế thông thường sẵn có hồi đó, không có thiết bị đo lường khác để đo nhiệt.

Trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, việc phát triển ứng dụng thực tế của tia hồng ngoại đã đạt được tiến bộ đáng kể. Cả hai phe đối địch nhanh chóng nhận ra tầm quan trọng của việc sử dụng bức xạ hồng ngoại vào mục địch quân sự như một phương tiện quan sát bí mật kẻ thù vào ban đêm, phát hiện các mục tiêu theo bức xạ nhiệt chúng phát ra và duy trì thông tin liên lạc an toàn - vốn rất khó đánh chặn. Trong những năm đó, đã phát triển, mặc dù chỉ ở dạng mẫu thử nghiệm, đèn tín hiệu (semaphore) dựa trên các xung bức xạ hồng ngoại với cự ly hoạt động 3,2 km và các thiết bị nhìn đêm có thể phát hiện
phi cơ bay ở độ cao lên đến 1500 mét hoặc con người ở khoảng cách 270 mét.

Thế chiến II đã thúc đẩy việc nghiên cứu trong lĩnh vực ứng dụng thực tế bức xạ hồng ngoại. Thật thú vị khi thấy kết quả của điều đó là một đánh giá sai lầm của người Đức tiến trình Trận chiến Đại Tây Dương giữa các đoàn tàu vận tải phe Đồng Minh và các tàu ngầm Đức. Lực lượng chống ngầm của Đồng Minh ngừng sử dụng các radar tìm kiếm dải tần số L, bởi vì bức xạ của chúng có thể dễ dàng bị tàu ngầm của Đức phát hiện, chúng được các bộ RWR của mình cảnh báo về khả năng bị phát hiện, sẽ lặn khẩn cấp và trốn thoát. Các Đồng Minh đã đưa vào trang bị các radar dải tần số X và điều này, đương nhiên, ngay lập tức mang lại kết quả; tổn thất tàu ngầm Đức, mà nguyên nhân của nó người Đức không thể giải thích được, đã tăng lên. Cơ quan tình báo Đức được giao nhiệm vụ tìm giải đáp cho điều đó, và họ lầm tưởng rằng các nước Đồng Minh đã bắt đầu sử dụng các cảm biến hồng ngoại.

Kết luận sai lầm này cướp đi của người Đức rất nhiều thời gian, và không nghi ngờ gì, nó đóng góp một phần nhất định vào thất bại chung cuộc của tàu ngầm của họ trong Trận chiến Đại Tây Dương. Mặt khác, công việc của người Đức hướng cụ thể vào các nghiên cứu trong lĩnh vực IR, đã dẫn đến những thành tựu quan trọng. Nhiều người Đức vẫn còn nhớ những nỗi kinh sợ và sự hân hoan mà họ trải qua khi những cỗ xe bọc thép khổng lồ, không hề có một ngọn đèn nào, gầm thét chạy ngang qua họ trong bóng tối như hũ nút! Đây là những chiếc xe đầu kéo vận chuyển
hỏa tiển hành trình nổi tiếng V-1 trên bờ biển nước Pháp đến eo biển Anh. Để tránh bị phát hiện bởi máy bay địch, chúng được lắp đặt các thiết bị bao gồm đèn chiếu sáng IR và các bộ chuyển đổi hình ảnh bảo đảm cho lái xe khả năng nhìn trong bóng tối. Đó là vào thời gian cuối chiến tranh, khi nước Đức chịu các cuộc không kích thường xuyên và dữ dội của quân Đồng Minh.

Ngoài ra, người Đức đã sử dụng tia hồng ngoại để tạo ra hệ thống thông tin liên lạc từ tàu đến tàu, từ tàu vào bờ và trên mặt trận Libya, để liên lạc giữa các xe tăng. Trong trận El Alamein năm 1942, một trong những hệ thống trên rơi vào tay người Anh, sau đó, quân Đồng minh bắt đầu các nghiên cứu của mình trong lĩnh vực sử dụng các bức xạ hồng ngoại cho mục đích quân sự.

Người Mỹ sử dụng các thiết bị trên nguyên tắc của tia hồng ngoại cho súng trường bắn đêm. Điều này cho phép đạt được độ chính xác đáng kể khi xạ kích vào con người ở cự ly khoảng 70 mét. Vũ khí này được gọi là Sniperscope, lần đầu tiên được lính Mỹ sử dụng khi đổ bộ xuống các đảo trên Thái Bình Dương và gây sự kinh ngạc lớn trong các binh sĩ Nhật Bản.

Ở Ý, các thiết bị dựa trên nguyên tắc của tia hồng ngoại đã được Hải quân Ý đánh giá về mặt thực nghiệm lần đầu tiên trong những năm 1941-1942 để xác định cự ly, có thể phát hiện mục tiêu trong bóng tối và sương mù. Để làm điều này, đã sử dụng một máy thu, gồm một gương parabol có đường kính 50 cm có lắp đặt trong đó cảm biến nhiệt-điện. Các thí nghiệm về đêm đã chứng minh rằng có thể quan sát được con người ở cự ly khoảng 900 mét, còn xe ô tô có động cơ đang làm việc - 450 m; tàu tuần dương "Taranto" được nhìn thấy ở khoảng cách 5 km, thậm chí bất chấp thực tế là động cơ của nó không làm việc ở công suất tối đa.


[​IMG]

[​IMG] 

Hỏa tiễn phòng không có dẫn bằng hồng ngoại của Đức Quốc xã trong Thế chiến 2: Messerschmitt Enzian Surface-to-Air Missile đang trên giàn phóng.

Sau chiến tranh, nghiên cứu về các hệ thống hồng ngoại tiếp tục. Bây giờ, giá trị của chúng như một phương tiện phát hiện khi bản thân đối tượng khó thấy được đánh giá cao. Tiến bộ liên tục trong lĩnh vực này đã dẫn đến một hàng dài các phát minh quân sự.

Để ứng dụng trong hàng không, đã phát triển các thiết bị theo dõi-hồng ngoại có khả năng phát tín hiệu về cao độ và góc trắc giác của bất kỳ mục tiêu nào bức xạ nhiệt trong không trung, trên đất liền, trên biển và dưới nước; cũng như chúng có thể được sử dụng trong hệ thống thiết bị hạ cánh cho
phi cơ và quan sát thủy văn dọc bờ biển. Một phát minh quan trọng là ảnh nhiệt hoặc hệ thống quan sát hồng ngoại (Forward Looking Infra Red - FLIR). Thiết bị này cho phép các phi công, bay trong mây hay bóng tối hoàn toàn, "nhìn thấy" các đối tượng trên mặt đất hay trên bầu trời, được phân biệt bởi nhiệt độ đo bằng bức xạ kế của mình so với môi trường xung quanh. Các hệ IR đặc biệt hữu ích trong lĩnh vực công nghệ tên lửa và giám sát chiến lược; được gắn trên vệ tinh, chúng cung cấp cảnh báo tức thì về việc phóng ICBM từ bất kỳ điểm nào trên địa cầu. Nhằm mục đích theo dõi đã phát triển các thiết bị có thể phát hiện sự hiện diện trong khí quyển các chất độc và khí độc hại. Để cải thiện khả năng của radar, người ta bổ sung cảm biến hồng ngoại cho nó. Điều này đặc biệt quan trọng khi tuân thủ sự im lặng radar.

Nhu cầu quân sự cho các thiết bị hồng ngoại tạo ra sự tiến bộ công nghệ nhanh chóng trong lĩnh vực này và dẫn đến sự phát triển các thiết bị còn cao cấp hơn nữa như các cảm biến công suất, các bức xạ kế và các thiết bị đo IR khác.

Ứng dụng IR trong lĩnh vực thuần túy khoa học, công nghiệp và y tế đa dạng đến mức bói về điều đó cần kể cụ thể. Các hệ thống IR được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ kiểm tra lớp phủ asphalt đường ô tô đến chẩn đoán sớm bệnh ung thư và nhiều bệnh khác , đặc biệt là bệnh tim mạch, từ lò nướng hồng ngoại để chuẩn bị thức ăn cho đến lồng ấp IR, từ sơn ô tô đến đo nhiệt độ các ngôi sao. Một trong những ứng dụng nổi tiếng nhất của nó, tất nhiên, là nhiếp ảnh. Thí nghiệm đầu tiên với chụp ảnh IR được thực hiện vào những năm 30, dẫn đến một loạt các sáng chế trong lĩnh vực này. Ví dụ, có thể làm ra một bức ảnh tốt bằng cách sử dụng công nghệ hồng ngoại, với cự ly khoảng 1.000 km; điều đó đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực trắc địa. Ảnh hồng ngoại cũng hữu ích đối với công tác khảo sát chất lượng của thảm thực vật theo màu sắc lá của nó, mà rõ ràng có thể nhìn thấy trong những bức ảnh hồng ngoại, cho phép phân biệt loại có bệnh so với loại khỏe mạnh.

Trong địa chất, ảnh chụp hồng ngoại các tầng khoáng vật cho thấy sự hình thành tuổi địa chất của chúng, vì nó phân biệt rõ ràng sự hiện diện của vi khuẩn trong những phiến đá, bởi vi khuẩn và đất bao phủ có nhiệt độ bức xạ khác nhau. Công nghệ tương tự đặc biệt hữu ích đối với việc phát hiện các trung tâm chỉ huy dưới lòng đất và các kho ngầm, cũng như các đối tượng khảo cổ học, các thành phố đã biến mất. Công nghệ hồng ngoại cũng đặc biệt hữu ích cho việc phát hiện chữ viết và tài liệu giả mạo, vì một số loại mực bị phát hiện bởi chiếu xạ IR. Ứng dụng tia hồng ngoại trong lĩnh vực hệ thống thông tin liên lạc là rất thú vị và hiện đang có các nghiên cứu tập trung vào sự phát triển các hệ thống, thông qua đó tín hiệu được truyền đi như qua sóng điện từ phổ hồng ngoại bằng cáp quang. Ứng dụng này đặc biệt được quan tâm trong tất cả các lĩnh vực viễn thông, như: điện thoại, truyền hình, truyền hình cáp và truyền dữ liệu.

Để tiếp tục câu chuyện về ứng dụng năng lượng hồng ngoại, đầu tiên sẽ rất hữu ích khi nhớ lại một số khái niệm của lĩnh vực vật lý.

Được biết, võng mạc của mắt người nhạy cảm với chỉ một phạm vi nhỏ của phổ tần số, nghĩa là phần nhìn thấy của phổ điện từ; hơn nữa, sự nhạy cảm của mắt là không liên tục và thay đổi tùy theo thang màu ánh sáng. Ví dụ, tác động kích thích của ánh sáng màu vàng hơn gần 100 000 lần so với ánh sáng màu đỏ, tỷ lệ đó là ít mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực này. Bước sóng màu vàng - khoảng 0,0005 mm, ở về phía lớn hơn và nhỏ hơn nó, độ nhạy của mắt người giảm mạnh. Trong phần xa của quang phổ, mắt vẫn có thể phân biệt các bước sóng khoảng 0,0008 mm, nhưng sau giá trị này là bóng tối ngự trị, vì kích thước của võng mạc ở bức xạ như vậy là quá nhỏ để tạo ra một phản ứng của cơ quan thị giác của chúng ta. Các bước sóng lớn hơn 0,0008 mm nằm trong phạm vi hồng ngoại, và nếu chúng có cường độ đáng kể, thì sẽ được chúng ta nhận thức như nhiệt. Vì vậy, yếu tố chủ chốt phân biệt năng lượng hồng ngoại so với bức xạ ánh sáng nằm trong chiều dài bước sóng của nó. Dải hồng ngoại bắt đầu ở nơi kết thúc màu đỏ của quang phổ nhìn thấy và chấm dứt phía trước dải siêu cao tần (vi sóng), được sử dụng cho các radar có độ phân giải cao (EHF). Dải IR bản thân được chia thành 4 phần: gần, trung, xa và cực xa. Các yếu tố cơ bản của hệ thống IR chính là các nguồn, bộ phát năng lượng hồng ngoại và các cảm biến hoặc bộ dò.


[​IMG]Bệ phóng tổ hợp hỏa tiển phòng không Anh "Rapier". Radar của tổ hợp này có thiết bị hồng ngoại bám sát vệt đạn
hỏa tiển phòng không có điều khiển ("Rapier Darkfire").

Năng lượng hồng ngoại phát ra một cách tự nhiên bởi tất cả các cơ quan có nhiệt độ trên không độ tuyệt đối (- 273 độ C). Quá trình này gây ra bởi các dao động mạng phân tử, vì thế phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ.

Cảm biến hồng ngoại nguyên mẫu có thể tìm thấy trong tự nhiên, trong thế giới động vật hoang dã. Loại sau có các loài rắn xuất hiện trên Trái đất - bộ rắn hổ pip viper rất độc, cư trú Bắc và Nam Mỹ, và đặc biệt ở Đông Nam Á, có hai lúm đồng tiền nhỏ giữa mắt và lỗ mũi chứa hai cảm biến hồng ngoại tuyệt vời, cho phép chúng phát hiện và xác định vị trí của tất cả các đối tượng ấm hơn hoặc mát hơn môi trường xung quanh. Các cảm biến này rất nhạy cảm và có thể phát hiện các thay đổi cực nhỏ về nhiệt độ.

Chúng bao gồm một màng chứa đầy các sợi thần kinh đặc biệt và được kéo dài sang một khoang nhỏ, chứa đầy không khí và phản ứng với nhiệt. Với sự giúp đỡ của chúng, con rắn, thường xuyên ẩn trong các khe nứt của hang ổ, trong bóng tối hoàn toàn vẫn có thể phát hiện sự hiện diện của ếch nhái, chuột, hoặc một sinh vật không may nào khác rơi vào vùng hoạt động của nó và giết chết đối tượng.

Như một dạng năng lượng điện từ, bức xạ hồng ngoại có thể được hấp thụ và chuyển hóa thành nhiệt hoặc chuyển đổi theo một số cách khác, để làm cho nó có thể nhìn thấy, ví dụ, nó có thể được chuyển đổi thành dòng điện hoặc chiếu lên phim nhạy cảm với tia hồng ngoại. Từ quan điểm ứng dụng quân sự, cảm biến hồng ngoại đã chứng tỏ giá trị thực tế của nó vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ Hai, khi lần đầu tiên chúng được sử dụng để phát hiện và theo dõi máy bay. Tất cả các thiết bị IR được sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai gần như hoàn toàn thuộc loại thiết bị chủ động, khi chùm tia năng lượng hồng ngoại hội tụ vào mục tiêu. Tuy nhiên, người Đức cũng đã thử nghiệm với một hệ thống hoàn toàn thụ động mà không phát ra năng lượng hồng ngoại - tương tự như một con rắn chuông. Hệ thống này được thiết kế để phát hiện máy bay ở khoảng cách 12 km, nhưng không bao giờ được sử dụng trong thực tế chiến đấu, có thể là do sự không hoàn hảo trong công nghệ IR thời bấy giờ, nó không cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống như vậy.


Sau chiến tranh, các cường quốc lớn trên thế giới tiếp tục các nghiên cứu về tia hồng ngoại, tập trung vào các hệ thống thụ động dẫn đường cho vũ khí.

Các hệ thống này có những ưu điểm: không phát lộ sự hiện diện của vũ khí có điều khiển, có độ chính xác cao, và hơn nữa, không nhạy cảm với ECW. Năm 1950, các nghiên cứu đó dẫn đến sự phát triển của hệ thống dẫn đường hồng ngoại thụ động đầu tiên cho
hỏa tiển. Hỏa tiển đầu tiên được dẫn bằng một hệ thống như vậy là hỏa tiển AIM-9 Sidewinder của người Mỹ, sau đó tiếp đến AIM-4 Falcon, Firestreak của Anh và Matra R.550 Magic của Pháp.

[​IMG]
Tia hồng ngoại dễ dàng lan truyền trong dải 3,0-4,0 micron, nhưng suy giảm mạnh trong phạm vi bước sóng 5,0-8,0 micron. Nói cách khác, không khí là "trong suốt" đối với các tia hồng ngoại chỉ trong một dải nhất định của chiều dài sóng.

Nổi tiếng nhất trong số này là AIM-9 Sidewinder của người Mỹ, nó khẳng định được tính chính xác ngay trong các vụ phóng thử nghiệm đầu tiên. Các bia-mục tiêu điều khiển bằng vô tuyến được sử dụng để bắn thử nghiệm đã bị phá hủy mạnh một cách có hệ thống bởi
hỏa tiển này, nó tự dẫn thẳng vào ống xả của mục tiêu động cơ phản lực. Để giảm chi phí phục hồi của các mục tiêu đắt tiền, trên bộ phận điều khiển cánh của nó đặt một nguồn bức xạ hồng ngoại mạnh, sẽ làm cho việc sửa chữa dễ dàng hơn nhiều. Sau đó, độ chính xác cao của Sidewinder được xác nhận bởi sự kiện bi thảm xảy ra vào năm 1961 tại Hoa Kỳ trong một chuyến bay huấn luyện. Oanh tạc cơ B-52 Stratofortress đã vô tình trúng một hỏa tiển Sidewinder phóng đi từ phi cơ tiêm kích-oanh tạc F-100 của Không quân Mỹ. Hỏa tiển lao vào phễu ống xả của một trong những động cơ và phát nổ, bộ phận điều khiển cánh bị gãy vàphi cơ đâm xuống đất. Hầu hết các thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.

[​IMG]
Tương quan hình học của gương, đầu dò hồng ngoại và mục tiêu.
Qua một số năm, xung quanh
hỏa tiển Sidewinder bao bọc một "câu chuyện" gián điệp chưa từng có, nhiều khía cạnh của nó không rõ ràng cho đến tận bây giờ. Một điệp viên Liên Xô tháo vát đã biết cách đánh cắp thành công quả hỏa tiển Sidewinder cùng với đầu tự dẫn hồng ngoại của nó tại một căn cứ không quân ở Tây Đức và bí mật chở nó về Moscow. Hỏa tiển được bọc kín trong một tấm thảm, điệp viên đi trên xe hơi của mình, lái xe qua nửa nước Đức, và sau đó gửi nó bằng xe lửa qua biên giới sau khi khai báo là hành lý của mình "không có giá trị thương mại" ! Ngay sau đó, người Nga bắt đầu phóng hỏa tiển có đầu tự dẫn hồng ngoại R-3, gần như giống hoàn toàn Sidewinder của Mỹ.

R-3 được vũ trang cho các
phi cơ MiG và Sidewinder, được lắp trên các loại phi cơ chiến đấu khác nhau của Mỹ, trở thành vũ khí chính của các trận không chiến trong chiến tranh Việt Nam. Năm 1966, lần đầu tiên Sidewinder bắn rơi MiG Bắc Việt.

Năm 1973, vài tháng sau khi chiến tranh bùng nổ ở Trung Cận Đông,
hỏa tiển tự dẫn hồng ngoại Shafrir của Israel, có thiết kế dựa trên thiết kế của Sidewinder, đã bắn rơi khoảng một chục máy bay Syria. Tháng 10 năm 1973, trên mặt trận Ai Cập, Israel đã bị tổn thất nặng vì hỏa tiển của Liên Xô có đầu tự dẫn hồng ngoại "Strela -2M". Hỏa tiển phòng không có điều khiển "Strela-2M" được trang bị các bộ lọc, loại được ở một mức độ nhất định một trong những điểm yếu cơ bản của hệ thống IR-homing - xác suất cao xảy ra cảnh báo sai, gây nên bởi việc nó chuyển thu các nguồn nhiệt khác. Khai thác sử dụng MANPADS "Strela -2M" khá đơn giản, chúng có thể được người lính mang vác trên vai mình. Chúng là loại vũ khí chết người đối với các phi cơ của Israel, buộc phải bay thấp để tránh bị phát hiện bởi radar tìm kiếm và radar dẫn bắn SAM "Kub". May mắn cho người Israel, sức mạnh của đầu nổ đạn hỏa tiển phòng không có điều khiển "Strela -2M" bị giới hạn bởi kích thước nhỏ của nó, nếu không nó sẽ trở thành sát thủ thực sự của phi cơ Israel.

Tuy nhiên,
hỏa tiển có đầu tự dẫn hồng ngoại có một vài khuyết điểm. Khuyết điểm nghiêm trọng nhất của Sidewinder là thường xuyên, thay vì dẫn vào mục tiêu, nó bay đến nguồn công suất lớn hơn : mặt trời , ánh sáng mặt trời phản xạ từ đám mây, các đối tượng nhiệt trên mặt đất, và thậm chí, trong một số trường hợp, lao vào chính phi cơ của quân mình. Ngoài ra, nó có một hạn chế nghiêm trọng, và đòi hỏi thực tế phải tiến hành công kích từ góc nguy hiểm nhất với phi cơ - bán cầu sau, nhằm hướng hỏa tiển tới điểm nóng nhất của phi cơ - miệng xả động cơ phản lực.

[​IMG]
Thử nghiệm AIM-9B năm 1957 trên bia-mục tiêu F-6F.
Các hạn chế nghiêm trọng như vậy gây nên bởi thực tế là các bộ cảm biến hồng ngoại đầu radar tự dẫn không nhạy cảm với phần sóng dài của quang phổ hồng ngoại. Ví dụ,
phi cơ bị buộc phải tấn công từ bán cầu sau, vì cảm biến chì sunfat của hỏa tiển Sidewinder phản ứng chỉ với các bước sóng liên quan đến bức xạ của kim loại bị làm nóng của thiết bị đầu ra động cơ phản lực. Cần phải có cảm biến hồng ngoại, phản ứng với toàn bộ phổ bức xạ của phần đuôi động cơ phản lực, để hỏa tiển có thể tấn công không phụ thuộc vào vị trí không gian hoặc quỹ đạo của phi cơ địch. Xét từ quan điểm công nghệ, cần phát triển một cảm biến hồng ngoại không phản ứng với các bước sóng 2,5 micromet (liên quan đến chùm tia mặt trời phản xạ từ đám mây và bức xạ của kim loại bị nung nóng của miệng phễu xả động cơ phản lực), và bước sóng 5 micron - bức xạ của khí ga đang cạn. Điều đó đã đạt được bằng cách làm lạnh bộ cảm biến đến nhiệt độ, được gọi là nhiệt độ đông lạnh (từ tiếng Hy Lạp "Krios" - làm lạnh sâu). Nhiệt độ này thấp hơn đáng kể so với các nhiệt độ có thể đạt được nhờ các thiết bị làm mát thông thường.

Ngày nay, hầu hết các hạn chế của
hỏa tiển có đầu tự dẫn hồng ngoại đã được loại bỏ bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như sử dụng bộ lọc, và bây giờ chúng là một vũ khí quan trọng trong kho vũ khí của nhiều quốc gia. Ngày nay, các hệ thống dẫn đường kết hợp thường được sử dụng, trong đó radar sử dụng để đo cự ly, còn hệ thống hồng ngoại để tìm mục tiêu hoặc làm nhiệm vụ phương tiện ECW hỗ trợ trong trường hợp radar bị vô hiệu hóa. Ngoài ra các hệ thống hồng ngoại được sử dụng để phân biệt các mục tiêu "nóng" (ví dụ, tàu và phi cơ) khỏi những vật không phát xạ nhiệt (ví dụ PRLO).

Nhìn lại một vài thập kỷ trước, chúng ta có thể thấy rằng mỗi khi trên chiến trường xuất hiện một hệ thống vũ khí mới, thì song song với nó, các phương tiện đối phó lại được phát triển, có khả năng vô hiệu hóa hoặc làm giảm hiệu quả của nó. Đầu tiên những diễn biến như vậy đã xảy ra với radar, còn bây giờ đang diễn ra với hệ thống hồng ngoại. Tuy nhiên, thông tin liên quan đến đối kháng hồng ngoại (IRCM), rất khó có được, vì các phát triển đó là đối tượng bí mật đặc biệt. Tuy nhiên, không nghi ngờ gì, nhiều nước đã phân bổ các nguồn lực trí tuệ và tài chính đáng kể cho sự phát triển các phương tiện đối kháng với hệ thống vũ khí dẫn đường bằng hồng ngoại.


[​IMG]Su-27 bắn bẫy hồng ngoại. Đội Russian Knights biểu diễn trong ngày lễ Không lực Nga năm 2007 tại Monino.

Thiết bị hồng ngoại cảnh báo sớm hay Hệ thống cảnh báo bị tấn công hỏa tiển (Missile Approach Warning - MAW), có chức năng giống hệt RWR ( Radar Warning Receivers), đang tồn tại. Khi được lắp trên
phi cơ, chúng cảnh báo phi công về hỏa tiển đang đến gần. Cảm biến hồng ngoại hoặc sẽ phát hiện nhiệt (năng lượng hồng ngoại) phát ra bởi hỏa tiển trong thời gian phóng; hoặc trong phân đoạn hoạt động chủ động của đường bay (khi động cơ đang làm việc); hoặc phát hiện sự sưởi nóng thân quả đạn, gây ra bởi ma sát trong khí quyển của hỏa tiển. Cảnh báo sớm kiểu này cho phép phi công thực hiện cơ động tránh hỏa lực phòng không thích hợp, bắn bẫy hồng ngoại hoặc bật hệ thống hồng ngoại để tác động đến quỹ đạo của hỏa tiển  nếu nó có hệ dẫn đường hồng ngoại. Thiết bị như vậy gây nhiễu hoặc đánh lừa hỏa tiển có đầu tự dẫn hồng ngoại có cơ sở dựa trên những nguyên lý mới, chẳng hạn như bức xạ của chùm tia laser, có thể làm hỏng hoặc thậm chí đốt cháy các cảm biến hồng ngoại. Phương pháp IRCM khác là cấp nhiệt cho màng vật liệu chuyên dụng dễ nóng có bức xạ được điều chế theo quy luật đặc thù của năng lượng hồng ngoại. Trong các hệ thống khác, để sinh năng lượng hồng ngoại tác động đến đầu radar tự dẫn hồng ngoại của hỏa tiển, người ta sử dụng khí propane chứa trong các thùng chứa đặc biệt hoặc đèn hồ quang.

Trong cuộc chiến tranh Yom-Kippur, việc sử dụng các mồi bẫy hồng ngoại đã mang lại những thành công đáng kể. Để làm lệch hướng
hỏa tiển có đầu tự dẫn hồng ngoại, người ta thả hoặc bắn ra các sản phẩm kỹ thuật pháo hoa: đạn hồng ngoại và bẫy hồng ngoại, sinh ra năng lượng lớn hơn đáng kể so với mục tiêu cần bảo vệ, nhưng có cùng các tham số IR. Một lĩnh vực hoàn toàn mới của tác chiến điện tử đã mở ra.

CHƯƠNG 19. Bom laser, bom truyền hình và bom "thông minh"

19.1. Bom laser

 

[​IMG]

Cầu Hàm Rồng trúng bom điều khiển bằng laser năm 1972

Trong những năm đầu thế kỷ XX, nhà khoa học người Croatia di cư sang Hoa Kỳ, Nikolai Tesla, (tên của Tesla đã được đặt cho đơn vị cảm ứng từ trong hệ thống đo lường quốc tế (hệ SI) - 1 Tesla = 1 Veber/m2), đã phát minh ra máy biến áp (như chính ông tự gọi như thế), có giá trị hệ số biến áp rất lớn và có khả năng sinh điện áp rất cao trong dải hàng trăm ngàn vôn. Các nhà cầm quyền quân sự trên toàn thế giới đã thể hiện mối quan tâm lớn với phát minh này, vì như Tesla nói, ông đã phát minh ra một loại "tia thần chết" có khả năng hủy diệt toàn bộ một tốp máy bay ở cự ly 300-400 km.

Lúc đầu tất cả đều vui mừng, cuối cùng thì "vũ khí tối thượng" chờ đợi từ lâu, có thể giành chiến thắng trong tất cả các cuộc chiến tranh, đã được phát minh. Tuy nhiên, chẳng bao lâu, bầu không khí hân hoan đã lụi tắt, khi nhà vật lý xuất sắc nhưng lập dị từ chối nói về các chi tiết của vũ khí mang tính cách mạng của mình. Tuy nhiên, bộ chỉ huy quân sự của các quốc gia lớn nhất trên thế giới không muốn từ bỏ ý tưởng "tia chết người" và chờ đợi năm này sang năm khác mong giấc mơ của mình trở thành sự thật.

Ngày 26 tháng 2 năm 1935, đại diện Bộ Quốc phòng Anh được mời tới một trong những trạm vô tuyến quân sự lớn nhất gần London, để xem nhà vật lý Robert Watson-Watt trình diễn radar của ông. Sự kiện này gây ra phấn khích lớn, vì Bộ Tổng tham mưu Quân đội Hoàng gia đã đưa ra một tài liệu phác thảo các yêu cầu cụ thể; đặc biệt truy vấn liệu radar có sinh được ra "chùm tia chết người" hay không, chùm tia sẽ cho phép các lực lượng vũ trang Anh ưu thế thống trị trước tất cả các đối thủ tiềm tàng. Mặc dù đó là một khám phá vĩ đại, cách mạng hóa hoạt động tác chiến truyền thống, buổi trình diễn này gây thất vọng mạnh, vì thấp hơn kỳ vọng của giới quân sự.


[​IMG] 

Khu vực thả khả thi của bom hàng không có điều khiển trong tương quan của cự ly-chiều cao
Nhiều năm sau, nhà vật lý Theodore Maiman, tạo ra trong một phòng thí nghiệm nghiên cứu của công ty Mỹ Hughes chiếc máy phát laser đầu tiên. Và một lần nữa các câu chuyện về "tia chết người" lại bắt đầu. Thậm chí, nhân dịp này, rất nhiều nhà báo đổ dồn về thành phố.

Tuy nhiên, một trong những ứng dụng đầu tiên của laser là lĩnh vực y tế - trong vi phẫu, nơi chùm tia laser được sử dụng để thực hiện các hoạt động đặc biệt tinh tế trong phẫu thuật thần kinh, phẫu thuật mắt để sửa chữa phục hồi võng mạc bong tách, trong điều trị một số bệnh ung thư bằng cách phá hủy các mô ác tính, trong nha khoa và nội soi. Laser đã chứng minh không thể thiếu nó trong khoa học và sản xuất công nghiệp - trong kính quang phổ, vi phân tích, nhiếp ảnh tốc độ cao, chụp ảnh siêu tinh vi, công nghệ hàn siêu nhỏ và in lito độ chính xác cao, khi cần tạo ra chỉ một vài mẫu.


[​IMG]Hỏa tiển
không-đối-diện AGM-65 Maverick, từng được sử dụng trong giai đoạn cuối Chiến tranh Việt Nam. Được phát triển thay cho hỏa tiển không-đối-diện có điều khiển AGM-12 Bullpup có độ chính xác phụ thuộc nhiều vào kỹ năng điều khiển thủ công của phi công và sức công phá của đầu đạn còn hạn chế.

Đương nhiên, tia laze bắt đầu được ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực quân sự, trong đó các đặc tính của chùm tia laser được sử dụng, hoàn toàn khác với thứ sử dụng trong lĩnh vực dân sự. Một trong những ứng dụng quân sự quan trọng nhất là sử dụng tia laser dẫn đường vũ khí chính xác : dẫn đường cho bom "thông minh" hay là bom đạn đạo bằng laser (LGB - Laser Guided Bomb), chẳng hạn như bom Paveway của công ty Texas Instruments hay hỏa tiển AGM-65 Maverick của công ty Hughes (nay là Raytheon). Chúng được trang bị các thiết bị theo dõi, bảo đảm dẫn đường tới mục tiêu được chiếu xạ bởi một chùm tia laser khác, được gọi là chùm laser chỉ thị mục tiêu. Thông thường, chiến thuật này được sử dụng để ném bom thông minh và yêu cầu phải có hai
phi cơ, một chiếc trang bị máy phát laser để chiếu xạ mục tiêu bằng chùm tia laser điều chế, một chiếc khác sẽ thả trước trái bom được chương trình hóa, có thể tự mình hướng theo năng lượng laser phản xạ từ mục tiêu bị "chiếu xạ" và đánh trúng nó với độ chính xác cao. Tương tự như vậy, bộ chỉ thị mục tiêu bằng laser có thể ở trên một máy bay trực thăng, thuộc nhân viên dẫn đường yểm trợ đường không cho tiền duyên hoặc bộ binh. "Điều biến" đối với chùm sáng laser có nghĩa là các xung tạo ra khác nhau về độ dài xung và / hoặc chu kỳ lặp xung và được thiết lập phù hợp với một chương trình ứng dụng bom cụ thể. Trong trường hợp với hỏa tiển  AGM-65, mỗi hỏa tiển có thể gắn bằng một mã duy nhất với một nhân viên dẫn đường không yểm trên không hoặc dưới mặt đất.

[​IMG] 

Sơ đồ ứng dụng tác chiến bom hàng không có điều khiển với hệ dẫn đường laser bán chủ động

Bom loại mới này được sử dụng trong những năm cuối cùng của cuộc Chiến tranh Việt Nam. Việc phá hủy cây cầu ở Thanh Hóa, nằm cách  Hà Nội một trăm cây số, là bằng chứng về độ chính xác của nó. Cây cầu là một mục tiêu quan trọng, và các
phi cơ Mỹ thả bom cầu liên tục bằng bom thông thường, nhưng không kết quả. Cây cầu bị phá hủy ngày 12 tháng 5 năm 1973 chỉ bằng một quả LGB. Ngày 08 tháng 6 cùng năm, người Mỹ tuyên bố rằng, bằng bom LGB, họ đã phá hủy 15 mục tiêu chiến lược, do đó làm giảm đáng kể tốc độ tiến quân của 3000 xe tải Bắc Việt cung cấp hậu cần cho Việt Cộng.

Ngoài ra, tia laser còn được sử dụng để dẫn đường cho hỏa tiển, bảo đảm cho nó mức độ tiếp mục tiêu chính xác chưa từng có. Một ứng dụng khác của laser là máy dò laser và máy đo khoảng cách (LADAR) - một sự hợp nhất radar và laser, ngày hôm nay được sử dụng cho nhiều mục đích đa dạng : dẫn đường cho các loại đạn, bao gồm cả đạn pháo, xác định vị trí của vệ tinh, dẫn đường chính xác - nói ngắn gọn, ở nơi mà việc sử dụng radar không bảo đảm đủ độ chính xác. Gần đây, Thủy quân lục chiến Mỹ và Hải quân Mỹ đã tiến hành một loạt các thí nghiệm về việc sử dụng tia laser để dẫn đường cho pháo hạm trong các chiến dịch đổ bộ. Được trang bị hệ thống dẫn đường như vậy, tất cả các quả đạn trái phá sẽ đạt tới mục tiêu, dẫn đến việc tiết kiệm đáng kể số đạn dược đắt tiền. Sự đổi mới này chắc chắn sẽ mang lại một chiều hướng mới cho chiến tranh trên biển.

19.2. Telekamera hoạt động ở điều kiện ánh sáng yếu (LLLTV)

Ai cũng biết việc kiếm được các thông tin về mục tiêu phải tấn công, và nếu có thể, xác định bản chất của nó và tình hình xung quanh là một yêu cầu cơ bản của hoạt động quân sự. Từ thời xa xưa, để đạt được các mục đích quan trọng này, người ta sử dụng tất cả các phương tiện. Radar phát hiện sự hiện diện của mục tiêu, nhưng không cho biết mục tiêu đó là gì hay là nó được làm từ cái gì.

Chúng ta đã thấy rằng hệ thống hồng ngoại cho chúng ta hình dung về bản chất của mục tiêu ngay cả trong bóng tối hoàn toàn. Ngày nay, các công nghệ nhìn ban đêm hiện đại cho phép nhìn thấy trong điều kiện trời tối cũng gần tương đương như ban ngày.

Công nghệ được sử dụng rộng rãi nhất để cải thiện sự quan sát trong điều kiện tầm nhìn hạn chế là việc ứng dụng trong các hệ thống truyền hình độ chiếu sáng thấp ( LLLTV - Low-Light-Level Television) để khuếch đại hình ảnh. Các bộ khuếch đại hình ảnh làm việc dựa trên nguyên tắc luôn luôn hiện diện trong khí quyển sự khuếch đại ánh sáng phản xạ yếu từ mặt trăng và các ngôi sao. Các bộ khuếch đại hình ảnh đầu tiên được phát triển vào cuối thập niên 50, nhưng rất cồng kềnh và không thực tế cho việc sử dụng trong quân sự. Tuy nhiên, mối quan tâm với chúng vẫn được duy trì bởi việc ứng dụng các thiết bị trên trong thời gian các chuyến bay vũ trụ để các nhà du hành vũ trụ tiến hành quan sát.

Lần đầu tiên, các bộ khuếch đại hình ảnh được sử dụng trong quân sự là vào năm 1965, kể từ đó tiếp tục sự cải thiện các đặc tính của chúng. Các hệ thống tối tân cung cấp khả năng nhìn thấy một điếu thuốc cháy sáng ở khoảng cách 2 km.

Bước tiến về phía trước trong công nghệ nhìn đêm được thực hiện bằng cách hợp nhất một máy ảnh chụp xa và bộ khuếch đại hình ảnh, dẫn đến việc tạo ra các máy ảnh chụp xa trong điều kiện ánh sáng yếu. Nó có một lợi thế gấp đôi, cho phép tăng cường mức độ sáng lên sáu lần và đẩy xa quan sát viên khỏi nguồn hình ảnh, bằng cách đó loại bỏ cho người xem sự cần thiết nhìn vào bóng tối. Thật vậy, có hệ thống LLLTV, sẽ có thể khuếch đại ánh sáng yếu của các ngôi sao sao cho ta có thể nhìn thấy khu vực quan sát vào ban đêm cũng gần như ban ngày. Hiện LLLTV đang được sử dụng rộng rãi trên
phi cơ cánh cố định và phi cơ trực thăng, bảo đảm cho phi công khả năng hiển thị đầy đủ khi thực hiện các chuyến bay đêm - bao gồm cả cất cánh và hạ cánh, cũng như định vị dẫn đường và hoạt động tác chiến vào ban đêm và trong điều kiện tầm nhìn kém. Bộ khuếch đại hình ảnh cũng được sử dụng trong kính tiềm vọng của các tàu ngầm hiện đại.

[​IMG] 

Sơ đồ ứng dụng tác chiến bom lượn có điều khiển bằng truyền hình AGM-62A «Walleye-2». Bom lượn điều khiển bằng TV (television-guided glide bomb) được KQ Mỹ sử dụng năm 1967 để thả bom nhà máy điện Yên Phụ, Hà Nội.
Một hệ thống khác, đơn giản, được phổ biến rộng rãi là hệ thống truyền hình lấy đường ngắm hàng không, được sử dụng trong các điều kiện bình thường của chuyến bay. Trong đó sử dụng các ống kính chuyên dụng, cực mạnh, có chiều dài tiêu cự biến thiên, cho phép người điều khiển xác định chính xác một người đang đi bộ trên đường phố từ chiều cao hàng nghìn mét. Người điều khiển có khả năng nhìn thấy mục tiêu từ độ cao thuận tiện nhất, tùy thuộc vào cự ly tiêu diệt của hệ thống phòng không. Ngay khi mục tiêu lọt vào khuôn hình trên màn hình, thao tác viên (sĩ quan điều khiển hệ thống vũ khí - WSO) sẽ thả bom hoặc phóng
hỏa tiển, loại có sự trợ giúp của màn hình-kamera giữ mục tiêu trong tầm nhìn và dẫn theo các tín hiệu của lệnh điều khiển vô tuyến. Bom dẫn bằng màn hình đã được sử dụng rộng rãi những năm gần đây trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Đặc biệt, các phi cơ hải quân trên hàng không mẫu hạm được trang bị bom điều khiển qua truyền hình AGM-62 Walleye, đặc biệt tốt đối với việc đánh phá loại mục tiêu khó tổn thương, chẳng hạn như các đường bộ và cầu đường sắt.

Pháo binh truyền thống cũng bắt đầu sử dụng những thành tựu trong quang điện tử và ngày nay có thể điều chỉnh quỹ đạo của đạn pháo.


19.3. Đối kháng quang-điện tử

Cũng như trong trường hợp với radar và bức xạ hồng ngoại, việc ứng dụng rộng rãi laser và LLLTV dẫn đến sự phát triển của các phương tiện đối kháng và phản-đối kháng thích hợp. Vì laser và LLLTV là thiết bị quang điện, sự đối kháng đó được gọi là đối kháng quang-điện tử (EOSM). Đối tượng này cũng được gọi là "quang điện tử", nhưng gần đây có một xu hướng phân biệt hai thứ với nhau, "quang điện tử" - đối với mục đích liên lạc và truyền thông tin, còn đối tượng kia là "quang-điện tử" - đối với các hệ thống vũ khí và biện pháp đối kháng tương ứng.

Chùm laser có tính định hướng rất mạnh và do đó rất khó đánh chặn. Mặt khác, có thể dễ dàng đánh lừa nó, vì nó chỉ có thể được sinh ra trong một dải bước sóng hẹp. Việc ứng dụng một chùm laser khác là kỹ thuật thiết lập nhiễu giả được phổ biến rộng rãi, trong đó chùm tia có các đặc tính tương tự, nhưng công suất lớn hơn nhiều. Chùm tia laser này hướng đến một điểm nằm ở khoảng cách an toàn so với mục tiêu cần được bảo vệ. Bằng cách đó, "bộ dò laser" cài đặt trên một quả bom hoặc hỏa tiển sẽ bị đánh lạc hướng tới chùm laser công suất mạnh hơn và hướng đến nguồn của nó, chứ không phải tới mục tiêu thực. Kết quả là, trái bom hoặc
hỏa tiển sẽ đánh trúng khu vực xa xôi, và sẽ không thể bảo đảm sự phá hủy mục tiêu chấp nhận được.

Để đối kháng lại tia laser có thể sử dụng đối kháng thụ động. Nó dựa trên việc giảm hiệu quả bức xạ laser bằng cách sử dụng aerosol, khói, các chất phụ gia hóa học hoặc các hóa chất khác hấp thụ hoặc phân tán năng lượng laser.

Vấn đề phát triển biện pháp đối kháng quang-điện tử LLLTV và các hệ thống quang học, bao gồm cả mắt người, nói chung, khó khăn hơn nhiều. Một trong những phương tiện EOSM thụ động là "PRLO-quang học", làm việc trên cùng một nguyên tắc như các dải lá kim mỏng được sử dụng chống radar. Từ
phi cơ hoặc tàu bị tấn công, có thể phóng ra một số lượng lớn các đốm sáng rất nhỏ (các mẩu giấy bạc), mà trong ánh sáng, sẽ làm mù TV-camera quang-điện tử của hệ thống tìm kiếm của đối thủ.

Điều đáng nói là về các phương pháp đối kháng mắt người, mà trong các cuộc xung đột ở Trung Đông và Viễn Đông là một trong những hệ thống đối kháng hiệu quả nhất. Một trong những hệ thống như vậy, làm việc trên nguyên tắc phản xạ, hướng năng lượng ánh sáng theo hướng mắt người (qua các thấu kính hội tụ, được sử dụng để ngắm mục tiêu), mà can thiệp vào mắt, gây nhầm lẫn hoặc lừa dối nó về vị trí thực của mục tiêu. Cũng có thể làm như vậy, hướng chùm tia laser vào mắt con người đang ngắm bắn, để sao cho qua hệ quang học của vũ khí mà làm hỏng võng mạc mắt anh ta.


19.4. Vũ khí laser công suất lớn

Mặc dù laser có hiệu quả trong hệ thống dẫn đường vũ khí và đạn, công tác phát triển vũ khí laser chết người - một cái gì đó giống như "tia chết", vẫn chưa mang lại thành công. Tuy nhiên, các Siêu cường vẫn cố gắng để đạt mục tiêu này. Theo toàn bộ các khả năng có được, một vũ khí laser xách tay "tia tử thần" cho cá nhân có thể nghiên cứu phát triển mà không có khó khăn gì đặc biệt và không nghi ngờ gì nữa, nó là vũ khí gây chết người. Tuy nhiên, thực tế, không ai đi đến loại vũ khí này. Lý do có lẽ nằm trong vấn đề có thể dễ dàng tìm thấy biện pháp đối kháng thích hợp, biện pháp sẽ vô hiệu hóa hiệu quả của nó. Ngoài ra, sẽ là quá đắt khi sử dụng nó như một thứ vũ khí cá nhân. Về mặt lý thuyết, một chiếc gương bình thường cũng có thể được sử dụng để phản xạ chùm tia trở lại phía mũi tên hoặc có thể tránh khỏi chùm tia bằng cách ẩn đằng sau một bức tường hoặc một chướng ngại vật khác, hoặc phun aerosol. Tốt hơn là chế tạo các lựu đạn cầm tay sinh ra đám mây bụi hay khói và chính chúng làm mù hệ thống quang học lấy đường ngắm bắn, và vô hiệu hóa tính hiệu quả của vũ khí.

Trong những năm qua, cả hai Siêu cường hướng các nỗ lực của họ vào phát triển một loại "laser năng lượng cao" công suất 5-10 MW - mạnh hơn nhiều so với bất kỳ tia laser hiện có nào. Vũ khí này, trong thực tế, sẽ phải sinh và truyền năng lượng to lớn thông qua khí quyển và tập trung nó vào các mục tiêu tốc độ cao, chẳng hạn như tên lửa và máy bay siêu âm, đốt cháy chúng hoặc gây tổn hại cho hệ thống dẫn đường của chúng bằng hiệu ứng nhiệt.


[​IMG]
Trong một phòng thí nghiệm của hãng Boeing phát triển mẫu laser công suất lớn theo công nghệ TDL (Thin Disk Laser)
Không quân đặc biệt quan tâm đến việc phát triển các loại vũ khí như vậy để bảo vệ oanh tạc cơ trước các
hỏa tiển không-đối-không và diện-đối-không, đặc biệt khi mà các phương tiện đối kháng điện tử truyền thống không có khả năng tạo sự bảo vệ đầy đủ trong quá trình đột phá hệ thống phòng không của đối phương. Hải quân, đến lượt họ, nhìn thấy vũ khí laser như một loại phương tiện đối kháng chính xác cao trước hỏa tiển chống hạm, bao gồm các hỏa tiển hành trình và hỏa tiển chống hạm bay ở độ cao cực thấp, ở chiều cao sát đỉnh sóng. Cuối cùng, với Lục quân, vũ khí này sẽ bảo đảm phòng không tầm thấp chống lại bất kỳ loại mục tiêu tấn công nào (hiện nay quân đội Mỹ cùng với Israel đang tiến hành thử nghiệm hỏa lực hệ thống tia laser phòng không, có khả năng bắn tiêu diệt đạn rốc-két không điều khiển của hệ thống bắn loạt "Katyusha").

Tuy nhiên, để vũ khí này trở thành hiện thực trước hết phải giải quyết những vấn đề rất lớn. Vấn đề đầu tiên là chuyển giao laser công suất cao từ môi trường phòng thí nghiệm mỏng manh sang môi trường khắc nghiệt khai thác sử dụng trang thiết bị quân sự bị hạn chế về nguồn nuôi, trọng lượng và khối tích nội bộ. Một trở ngại khác phải vượt qua là sự phân tán trong khí quyển, rất đáng kể ở các bước sóng laser. Cùng như với bức xạ hồng ngoại, khí quyển hấp thụ mạnh và do đó làm giảm cự ly hoạt động của laser, thậm chí giảm rất nhiều. Một phần nào, những vấn đề này có thể giải quyết bằng cách sử dụng vũ khí laser trên các độ cao lớn, hay đúng hơn, trong một không gian mở, nơi sẽ không có sự hấp thụ năng lượng.

Người Mỹ đã biến một số
phi cơ Boeing C-135 Stratolifter thành phòng thí nghiệm bay của tia laser, để nghiên cứu việc sử dụng vũ khí laser ở độ cao lớn. Những chiếc phi cơ này được trang bị các laser công suất mạnh và các hệ thống ngắm và bám sát chuyên dụng (hiện họ đang tiến hành công tác lắp đặt một laser mạnh để tiêu diệt ICBM và hỏa tiển chiến dịch-chiến thuật ở phân đoạn đường bay chủ động trên một chiếc Boeing 747 hoán cải. Tuy nhiên, vấn đề này rất lớn, nguồn tài chính bị cắt giảm, và công việc đang chậm lại). Một trong những phi cơ trên, ngày 06 tháng 5 năm 1981, đã bị vỡ tan từng mảnh tại tiểu bang Maryland trong khi tiến hành các thí nghiệm bí mật. Trong khi đó, các phòng thí nghiệm bay khác nhau đã vài lần sử dụng các loại máy phát laser khác nhau tiêu diệt thành công bia-mục tiêu. Trong các thử nghiệm được tiến hành ở bãi thử hỏa tiển White Sands, người ta cũng nghiên cứu vấn đề laser gây tổn thương cho vật liệu kim loại (thép, nhôm, v.v) dùng chế tạo ra mục tiêu.

Phát triển vũ khí laser năng lượng cao sẽ đòi hỏi ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ mất nhiều thời gian, còn sở hữu loại vũ khí như vậy chỉ bởi một Siêu cường, sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến cán cân quyền lực trên thế giới. Vì lý do này, Hoa Kỳ đã dành nhiều kinh phí cho nghiên cứu và phát triển các biện pháp đối kháng thích hợp để bảo vệ mình khi thứ vũ khí chết người đó cuối cùng cũng xuất hiện (xem Chương 23: Chiến tranh điện tử trong vũ trụ).

19.5. Vũ khí tần số siêu-thấp
Sau cái chết của Nikola Tesla năm 1943, Mỹ đánh giá thấp tầm quan trọng về mặt kỹ thuật và quân sự của phát hiện của ông, họ đồng ý chuyển toàn bộ kho lưu trữ của ông ta cho Nam Tư, nước yêu cầu trao trả lại. Ngay khi các tài liệu về đến Nam Tư, chúng liền được các chuyên gia tình báo Liên Xô bí mật nghiên cứu, họ đã ngay lập tức trở thành chủ sở hữu của các nghiên cứu và các đề án quan trọng nhất.

Người Soviet đặc biệt quan tâm các nghiên cứu của Tesla, và trong một thời gian họ đã tiến hành các nghiên cứu riêng của họ về tính khả thi của một loại vũ khí mới, loại vũ khí, mà không nghi ngờ gì nữa, sẽ có một tác động hủy diệt rất ghê gớm, nhưng rất khó đưa vào ứng dụng thực tế.

Khi thử nghiệm với cuộn dây cảm ứng, Tesla nghiên cứu khả năng truyền năng lượng điện qua không gian mà không sử dụng hệ thống dây dẫn điện thông thường. Ông cho rằng bản thân Trái Đất có thể được sử dụng như một vật dẫn, như thể nó là một chiếc âm thoa khổng lồ có khả năng bức xạ dao động ra một bước sóng cụ thể. Theo lý thuyết của ông, có thể thực hiện việc truyền tải ở tần số thấp (6-8 Hz) thông qua Trái Đất bằng cách sử dụng một kiểu sóng đứng được tự bản thân Trái đất bức xạ.

Nikola Tesla trong một thí nghiệm của ông tại Colorado Springs năm 1899

Năm 1899, tại Colorado Springs trên đất Mỹ, Tesla đã trình diễn cuộn dây cảm ứng kích thước rất lớn chưa bao giờ tạo ra trước đây, và với sự giúp đỡ của nó, đã đốt sáng hàng trăm ngọn đèn ở khoảng cách 40 km, truyền năng lượng điện thông qua Trái Đất mà không cần dùng dây điện.

Sau đó, ông tiếp tục phát triển một lý thuyết cho rằng, các tín hiệu gần với tần số cộng hưởng cơ bản, giá trị của nó ông tính là 8 Hz, có thể đi xuyên qua Trái đất và nhận được ở đầu bên kia. Điều này được giải thích bởi thực tế việc lan truyền tín hiệu là do sóng dọc. Một số chuyên gia Mỹ đã đi đến chỗ cho rằng một hệ thống như vậy có thể được sử dụng bởi người Liên Xô để kích thích các vụ động đất giống như các vụ động đất đã xảy ra ở Bắc Kinh vào đầu năm 1977.

Tuy nhiên, chúng ta phải nhấn mạnh rằng để kích thích động đất theo cách này sẽ đòi hỏi nguồn năng lượng khổng lồ và một ăng-ten cũng khổng lồ. Cụ thể, để gây các hoạt động địa chấn có cấp bằng cấp cường độ trận động đất năm 1977 tại Bắc Kinh, Liên Xô sẽ phải sử dụng một anten dưới dạng đĩa đồng đường kính 20 km, chắc chắn không thể qua mắt tình báo Mỹ !

Giả thuyết rằng người Nga có thể đã phát triển vũ khí tần số thấp dựa trên lý thuyết của Tesla, khá hợp lý. Vũ khí này sẽ làm việc trên tần số 8 Hz, rất gần với tần số làm việc của bộ não con người (hoạt tính điện của bộ não con người thường được đo với mục đích chẩn đoán, sử dụng điện não đồ và bao gồm các dao động hình sin với tần suất trung bình là 10 Hz và biên độ 10-50 microvolt. Các phương pháp kích thích điện não của con người được E.Hitzig và G.Frich nghiên cứu), và do đó có thể can thiệp sự làm việc của tư duy cùng một cách như ECW ngăn chặn liên lạc vô tuyến và radar. Có khả năng bức xạ xung ở tần số này có thể gây ra hiệu ứng từ buồn ngủ đến gây hấn. Có báo cáo rằng tại Riga và Gomel người  Liên Xô đã xây dựng hai máy phát đặc biệt tần số thấp. Ngoài ra, hiệu ứng cộng hưởng này cũng thường xuyên được BCH Hoa Kỳ sử dụng để liên lạc với các tàu ngầm của mình.

Tuy nhiên, vũ khí này có những khả năng mà Tesla không mong đợi : nó hoạt động trên một kiểu cộng hưởng được hình thành trong không gian giữa bề mặt Trái Đất và lớp dưới của tầng điện ly. Trong một hệ thống như vậy, các tia Tesla, ngoài việc truyền qua Trái Đất, sẽ được truyền cả vòng quanh nó.

Tác động của trường điện từ lên cơ thể con người cũng được nghiên cứu ở phương Tây. Nhờ dụng cụ đo lường rất nhạy cảm hiện nay, người ta phát hiện thấy rằng bộ não con người và trái tim đều có hoạt tính từ tính. Trong lĩnh vực y tế phát hiện này dẫn đến sự xuất hiện của điện não-từ và điện tim-từ.

Gần đây, nhiều mối quan tâm lớn đã tập trung vào ảnh hưởng của trường điện từ trong dải tần số cực thấp (ELF) - 3 Hz-3 kHz. Thật thú vị khi nhận xét thấy nhiều nhiễu loạn điện từ của khí quyển là nằm trong khu vực này và bức xạ ELF đó tương tự như nhịp điệu sinh học. Một số loài động vật cũng thể hiện sự nhạy cảm nhất định với các tần số trên. Hoạt động cơ động giảm ở loài chim đã được quan sát thấy khi có sự hiện diện của các trường điện từ tần số 1,75 Hz và 5 Hz, và tăng lên ở mức 10 Hz. Nhiều loài cá rất nhạy cảm với các dải tần số 0,1-10 Hz.

Bản báo cáo của Wever và Altman (xem "Ảnh hưởng của trường điện từ", biên tập Persinger, nhà xuất bản Plenum Press, New York và London, 1974.) nói rằng các trường điện từ trong dải tần số này ảnh hưởng đến hành vi của con người. Cơ sở cho các quan sát của họ là tính tự chủ của hệ thần kinh và nội tiết. Nói ngắn gọn, vũ khí ELF có thể có khả năng được sử dụng để gây ảnh hưởng đến suy nghĩ và do đó ảnh hưởng đến tất cả nhân loại.

Tuy nhiên, giả sử loại vũ khí như vậy đến một ngày nào đó có thể được phát triển, thì khi đó cũng sẽ không khó khăn gì, kể cả tính đến bức xạ tần số thấp và công suất của nó, tìm ra một biện pháp phản-ECW để bảo vệ bộ não của chúng ta khỏi mối nguy hiểm ngấm ngầm ẩn giấu trong quang phổ điện từ này.


CHƯƠNG 20. Các cuộc xung đột nhỏ, các cuộc chiến tranh cục bộ và xâm lược

20.1. Thỏa thuận về hạn chế vũ khí chiến lược và cuộc khủng hoảng Iran




[​IMG]
Phóng thử hỏa tiển đạn đạo tầm trung mang đầu đạn hạt nhân Pershing 2 trên bãi thử tại Cape Canaveral Mỹ, tháng 2 năm 1983

Chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc nổ ra ngay vào thời điểm Mỹ và Liên Xô đang ở đêm trước việc ký kết Thỏa thuận hạn chế vũ khi chiến lược (SALT-2). Cả hai bên đã có những nỗ lực tuyệt vời để vượt qua hai chướng ngại : các
hỏa tiển có cánh mới của Mỹ và hỏa tiển Pershing 2; và các oanh tạc cơ Liên Xô Tu-26 Backfire (trong văn bản, có nghĩa nói đến oanh tạc cơ Tu-22M.). Sự khó chịu của người Nga với các hỏa tiển có cánh của Mỹ, được trang bị hệ thống định vị dẫn đường có tính cách mạng tại thời điểm đó TERCOM, gồm có máy tính và máy đo cao độ vô tuyến, nhờ vậy có khả năng bay với độ chính xác cao ở các độ cao rất thấp, được giải thích bởi thực tế người Nga vẫn chưa thành công trong việc tìm ra biện pháp đối kháng khả dĩ, dù đối kháng điện tử hoặc bất kỳ đối kháng nào khác. Hệ thống dẫn đường TERCOM (so sánh đường bao địa hình khu vực, Terrain Contour Matching) của hỏa tiển hành trình (KR - có cánh) không-đối-diện dựa trên mối tương quan giữa dữ liệu lập bản đồ địa hình nằm trong bộ nhớ với cảnh quan địa hình mà hỏa tiển bay trên đó, để tìm các điểm kiểm soát dọc theo tuyến đường bay đến mục tiêu. Nói cách khác, các hỏa tiển bay tiếp tới mục tiêu phù hợp với tuyến đường bay được lập trình. Chức năng duy nhất đặc biệt của TERCOM là bù sai hướng bằng cách so sánh các đặc điểm của đường bao khu vực, lưu trữ dưới dạng dữ liệu kỹ thuật số trong "thư viện" máy tính của hệ thống dẫn đường với các đặc điểm thực tế của cảnh quan địa hình đo bằng máy đo độ cao vô tuyến trong suốt chuyến bay. Đường bay được lập trình bằng cách sử dụng dữ liệu do các vệ tinh và phi cơ trinh sát thu thập.

Sự khó chịu với hỏa tiển Pershing 2, dự kiến sẽ được triển khai ở Tây Âu, cũng bắt nguồn chủ yếu từ những cân nhắc về EW. Mặc dù các
hỏa tiển này và có tầm ngắn hơn so với hỏa tiển tương tự của Liên Xô, người Nga sợ chúng vì những khó khăn trong việc tìm ra phương thức ECW thích hợp để đối kháng lại hệ thống dẫn đường đặc biệt hoàn hảo của chúng, trong đó, khi hệ dẫn đường quán tính kết hợp với radar, nó gần như miễn dịch với việc bị áp chế hoặc đánh lạc hướng. Phần lớn đường bay hỏa tiển diễn ra dưới sự điều khiển của hệ quán tính (INS), nhưng sau đó, để tự dẫn đường tới mục tiêu, nó sẽ chuyển sang được điều khiển bằng RADAG (dẫn-radar vào khu vực mục tiêu. Ngay sau khi bắt đầu bổ nhào xuống, bộ "tương quan radar khu vực" (radar area correlator) của nó bắt đầu so sánh cảnh quan thực tế với "bản đồ" được lưu trữ trong một máy tính nhỏ, và đưa vào hoạt động cơ cấu bề mặt khí động học ngoài để điều khiển đầu đạn rơi chính xác vào mục tiêu.

Đổi lại, người Mỹ bày tỏ lo ngại về sự hiện diện của các
phi cơ Tu-22M của Nga. Nguyên nhân chính thức của mối quan ngại này là chúng nhiều hơn loại tương đương với chúng và đã xuất xưởng một số lượng hạn chế là phi cơ F-111 của Mỹ. Phiên bản EW của nó - EF-111 có tính bắt buộc khi đột phá vào không phận của đối phương.

Tại Hoa Kỳ, việc ký kết vào cuối tháng 6 năm 1979 , tại Vienna, hiệp ước SALT-2, đã trở thành nguồn gây tranh cãi nghiêm trọng, chủ yếu vì Mỹ sợ rằng bây giờ nước Mỹ không còn có thể kiểm tra xem Liên Xô trong thực tế có tuân thủ thỏa thuận đã ký kết hay không. Nhiều người còn nhớ các chuyến bay của
phi cơ thuộc CIA từ Iran, nơi sau cuộc cách mạng Hồi giáo và sự thay thế Vua Shah, Mỹ đã mất tất cả các trạm nghe lén vô giá của mình, sau nhiều năm hoạt động tại biên giới Iran - Liên Xô. CIA nhấn mạnh rằng bây giờ, khi thiếu các trạm nghe lén ở Iran, họ có thể không còn kiểm soát được xem người Nga có tuân thủ các hạn chế đã thỏa thuận được về việc triển khai các hỏa tiển  đạn đạo mới hay không.

[​IMG]Carter và Brezhnev ký SALT II, 1979
Mỗi
hỏa tiển  mới của Nga trước khi đưa vào phục vụ, trong vòng 1 năm,  cần phải trải qua một loạt các chuyến bay thử nghiệm - trung bình là hơn hai mươi vụ. Trong thời gian này, cần sử dụng radar dẫn đường và hệ thống lệnh vô tuyến điều khiển. Yêu cầu này cho phép người Mỹ theo dõi các đặc tính điện tử hỏa tiển của họ và do đó đánh giá được đặc tính chiến đấu của chúng. Thông tin đó về các hỏa tiển Nga CIA luôn luôn nhận được thông qua các trạm nghe lén ELINT của họ ở Iran.

Nhiều thượng nghị sĩ Mỹ bày tỏ mối quan ngại sâu sắc đối với khoảng "chân không tình báo" này và yêu cầu hoãn chưa phê chuẩn SALT-2, cho đến khi tìm thấy và phát triển được đề án bù đắp thiệt hại của các trạm nghe lén ở Iran và khôi phục lại đầy đủ khả năng giám sát điện tử nhờ các hệ thống khác.

20.2. Cuộc xâm lược Afghanistan

Sau đó, việc ký kết SALT-2 đã bị trì hoãn do cuộc xâm lược của Liên Xô tại Afghanistan. Cũng như trước khi nổ ra cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran, cuộc xâm lược Afghanistan làm lộ ra những thiếu sót hiển nhiên của hệ thống tình báo Mỹ. Nhân dịp này, một cuộc điều tra đặc biệt được tiến hành để cố gắng tìm hiểu làm thế nào một cuộc triển khai quy mô lớn như vậy của quân đội Nga lại không được các đơn vị khác nhau của CIA phát hiện.

Các nhà phân tích của CIA báo cáo rằng gần biên giới Afghanistan có triển khai một cụm quân, tổng số 15 000 người. Thực ra, số lượng quân đội tập trung ở miền Nam nước Nga, cao hơn rất nhiều, và trong thực tế, tham gia cuộc xâm lược là cụm quân quân số ít nhất 85.000 người. Phần lớn binh sĩ được triển khai qua đường không bằng 350 máy bay vận tải quân sự lớn giữa khoảng 24 đến 27 tháng 12 năm 1979 và đổ bộ xuống các phi trường Kabul và Bagram, và trong thời điểm này bốn sư đoàn xe tăng và một sư đoàn cơ giới hóa cũng vượt qua biên giới. Ngoài ra, một vài ngày trước, rất nhiều đơn vị trong số đó được triển khai đến các căn cứ ở Trung Á từ biển Baltic, và những cuộc chuyển quân này cũng thoát khỏi sự chú ý của các vệ tinh Mỹ thu thập thông tin tình báo và các cảm biến khác, vì người Liên Xô sử dụng chiến thuật đánh lạc hướng.

Ngoài ra, các trạm nghe lén Mỹ chặn thu được một số thông cáo radio phát cho nhân dân Afghanistan được ghi trước; những chương trình phát thanh này dự kiến lên sóng buổi phát thanh cuối cùng khi bắt đầu đánh chiếm Kabul. Điều này cho thấy hoạt động tốt nhất trong tất cả các đơn vị hoạt động trong những điều kiện như vậy của cộng đồng tình báo Mỹ là cơ quan đánh chặn tin điện của các phương tiện thông tin liên lạc (COMINT). Tiếp theo, đã xác nhận được rằng khi Kabul bị chiếm đóng bị cách ly với toàn thế giới, chỉ có cơ quan đánh chặn thông tin liên lạc là thành công trong việc thu thập thông tin về những gì đang xảy ra ở Trung Á. Vì vậy, để kết luận, phải nói rằng những thiếu sót nằm trong khâu phân tích và đánh giá các thông tin nhận được - công việc mà thường được thực hiện ở cấp cao nhất của đất nước.

20.3. ECW và sự thất bại của cuộc đột kích của Mỹ ở Iran

 

[​IMG]

Tổng quan vụ va chạm gây đổ vỡ tại bãi đáp căn cứ Desert One của chiến dịch giải cứu con tin Mỹ "Eagle Claw" tại Iran
Sáng ngày 25 tháng 4 năm 1980, sau khi Tổng thống Jimmy Carter đột nhiên ra tuyên bố rằng chiến dịch commando bí mật, tiến hành vào ban đêm để giải thoát các con tin Mỹ tại Tehran đã đổ vỡ, cả thế giới chìm trong lo sợ và nỗi ám ảnh bởi bóng ma của chiến tranh hạt nhân. Về sau, khi Bộ Quốc phòng Mỹ công bố các chi tiết của chiến dịch, phản ứng là một sự hỗn hợp của sợ hãi trộn lẫn với thái độ hoài nghi. Làm sao điều đó có thể xảy ra, nhiều người tự hỏi, bộ máy quân sự lớn nhất thế giới, chủ sở hữu hầu hết các mẫu công nghệ tiên tiến nhất, đã buộc phải chấm dứt chiến dịch có ý nghĩa quan trọng như vậy đối với nhân dân Mỹ đơn giản chỉ vì một vài máy bay trực thăng bị hỏng ?

Các chuyên gia quân sự của một số nước phương Tây không bị thuyết phục bởi những lời giải thích chính thức, và họ đưa ra giả thuyết rằng, lý do thực sự cho sự thất bại của Mỹ được cắt nghĩa bởi hoạt động ECW mà người Soviet sử dụng quá trình chiến dịch của người Mỹ. Nguyên nhân thực sự nào khi đó đã làm cho chiến dịch thất bại và ngành EW chịu trách nhiệm đến đâu trong vụ việc này ?

Ý tưởng một chiến dịch tấn công chớp nhoáng, tương tự cuộc đột kích Entebbe, mục đích nhằm giải các cứu con tin tại Đại sứ quán Mỹ ở Tehran, được xem xét từ đầu tháng 11 năm 1979, ngay sau khi Đại sứ quán bị chiếm giữ. Tuy nhiên, rất nhanh chóng người ta thấy rõ rằng chiến dịch tương tự như chiến dịch của Israel là không thể, vì tình hình con tin tại Tehran là khác xa so với ở Entebbe.

Các phương án khác nhau, được một nhóm nhỏ các chuyên gia Tòa Bạch Ốc soạn thảo trong bí mật, đã được xem xét, và cuối cùng, sự lựa chọn rơi vào một kế hoạch khá phức tạp, sử dụng
phi cơ trực thăng. Lựa chọn các loại phi cơ trực thăng cho chiến dịch như vậy là không đơn giản. Bởi dĩ nhiên phải cất cánh từ hàng không mẫu hạm, chúng phải là loại trực thăng của hải quân, và lựa chọn tốt nhất rõ ràng sẽ Sikorsky S-65, phiên bản của nó là CH- 53A Sea Stallion và RH-53D được khai thác sử dụng trong Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Iran. Vì vậy, khi một phi cơ trực thăng Mỹ đến gần Đại sứ quán để giải phóng các con tin, người Iran có thể nghĩ rằng đây là một trong những phi cơ của họ.

Chiến dịch được chia thành hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, sáu máy bay C-130 với 90 lính commandos trên khoang và một lượng lớn nhiên liệu sẽ cất cánh từ một phi trường Ai Cập, bay trên Biển Đỏ, vòng qua bán đảo Ả Rập và hạ cánh tại đường băng cũ bị bỏ hoang nằm ở đáy một hồ muối khô cạn trong sa mạc Dasht-Kavir gần thành phố Tabas của Iran, cách Tehran khoảng 450 km. Tại nơi hạ cánh, đánh dấu "sa mạc số 1", được ấn định làm nơi tập trung tám
phi cơ trực thăng RH-53, bay từ hàng không mẫu hạm "Nimitz", đang hướng về phía Vịnh Oman. Mục đích của điểm hẹn là để tiếp nhiên liệu cho các phi cơ trực thăng sau 800 km triển khai và đổi tàu cho lính commandos trên phi cơ trực thăng.

Ở giai đoạn thứ hai của chiến dịch, mà không bao giờ được thực hiện, quân biệt kích đi trên
phi cơ trực thăng phải được triển khai tại một địa điểm bí mật ở vùng núi và từ đó bay đến Tehran, tại đây, với sự giúp đỡ của các điệp viên thâm nhập vào từ trước và có thể cả hơi cay, phải lọt vào Đại sứ quán để cứu và sơ tán các con tin. Giữa các biệt kích và Ngũ Giác Đài luôn bảo đảm thông tin liên lạc vệ tinh không chậm trễ.

Như trong tất cả các chiến dịch loại này, tính bất ngờ và tốc độ là những yếu tố chính để đạt được thành công. Ngay từ đầu khi lập kế hoạch, khi tính đến hai yếu tố này, đã thấy rõ việc đặc biệt quan trọng là phải giải quyết hai vấn đề : thứ nhất - tránh bị radar kẻ thù và các thiết bị chiến tranh điện tử khác phát hiện, thứ hai - tránh đụng độ vũ trang với Iran.

Để đạt được mục tiêu đầu tiên, đã phát triển một kế hoạch chi tiết về tiến hành chiến tranh điện tử, phải hoạt động, cả trước và trong quá trình chiến dịch. Đầu tiên, người Mỹ bắt đầu chặn thu tất cả các tin điện vô tuyến giữa Đại sứ quán Iran ở Washington và Bộ Ngoại giao ở Tehran để bảo đảm cho Ngũ Giác Đài các thông tin có thể có ích trong việc lập kế hoạch chiến dịch. Thứ hai, để không khơi dậy sự nghi ngờ của vô số chiến hạm của Liên Xô trong Vịnh Oman và Biển Ả Rập, Không quân và Hải quân Mỹ đã tiến hành 90 bài tập trận có sử dụng
phi cơ trực thăng, thường bay thẳng đến bờ biển Iran. Mỗi đêm, các chiến hạm Mỹ khác, ở cách xa hàng không mẫu hạm "Nimitz", bắn các hỏa tiên đặc biệt phóng mục tiêu giả dưới dạng mồi nhử PRLO để mô phỏng sự hiện diện trong không trung của các phi cơ trực thăng và bằng cách đó đánh lạc hướng và gây nhầm lẫn cho các trắc thủ radar Liên Xô.

Mỗi đêm, các tàu và
phi cơ Mỹ trong khu vực truyền các thông điệp vô tuyến giả, để sao cho trong đêm bắt đầu chiến dịch sẽ không có bất kỳ sự thay đổi nào về lưu lượng các thông điệp vô tuyến và để không gây nghi ngờ cho các tàu gián điệp ở khắp nơi của Liên Xô, vẫn chặn thu một cách có hệ thống tất cả các luồng điện báo của Hoa Kỳ. Nói ngắn gọn, mục tiêu là bắt người Nga nghĩ rằng việc xuất kích ban đêm của tám phi cơ trực thăng RH-53 để thực hiện một chiến dịch có thật, chỉ là bài huấn luyện thường xuyên vào ban đêm.

Chiến dịch có tên mã "Eagle Clough" ("Eagle Claw" - "Móng vuốt Đại bàng"). Tên này được sử dụng trong tất cả các bức điện vô tuyến đề cập đến chiến dịch. Điều rất quan trọng là phải bảo đảm an toàn tối đa cho đường liên lạc giữa Ngũ Giác Đài và hàng không mẫu hạm "Nimitz", trên boong tàu đặt BCH đặc biệt của chiến dịch và lực lượng, dự định tham gia chiến dịch. Để đạt được điều này, Hoa Kỳ, vào đầu tháng Giêng, đã bí mật phóng lên không gian hai vệ tinh thông tin liên lạc, được cài đặt các máy phát mới và thực hiện phương pháp mã hóa mới, làm cho đường liên lạc của họ gần như hoàn toàn miễn dịch với sự gây nhiễu và giải mã. Đồng thời, đã đưa vào quỹ đạo địa tĩnh trên Ấn Độ Dương các vệ tinh trinh sát để bảo đảm chụp ảnh và trinh sát điện tử đầy đủ toàn khu vực này. Để bảo đảm sự cảnh báo bất kỳ
phi cơ nào đến gần các phi cơ C-130 và các trực thăng Mỹ đang bay đến Iran, trong khu vực chiến dịch có một số phi cơ Mỹ E-3A AWACS hoạt động : mỗi chiếc trong số đó được trang bị radar phát hiện tầm xa có thể phát hiện phi cơ và trực thăng ở khoảng cách hàng trăm cây số.

Nhiệm vụ khó khăn nhất là vấn đề xâm nhập và hành động mà không bị phát hiện trong không phận Iran. May mắn thay, mạng lưới radar phòng không của Iran đã được người Mỹ xây dựng một vài năm trước và chúng dựa vào các thiết bị sản xuất tại Mỹ, do đó, sử dụng các vệ tinh trinh sát điện tử mới đã tìm thấy hành lang "mù" giữa các cung quét của radar Iran, khi di chuyển trong hành lang đó,
phi cơ và trực thăng có cơ hội tốt để bay mà không bị phát hiện.

[​IMG]"Desert One", căn cứ tạm thời trong sa mạc.


Cả C-130 và RH-53 đều được trang bị máy phát nhiễu, nhằm sử dụng trên các đường bay để gây nhiễu và gây rối đường liên lạc kết nối giữa các phi cơ chiến đấu của Iran và các các trạm mặt đất dẫn đường của họ. Để hỗ trợ cuộc tấn công vào Đại sứ quán Mỹ trong trường hợp cần thiết, hai chiếc C-130 Hercules trang bị các súng máy 7,62 mm.

Và cuối cùng, khoảng 200
phi cơ tấn công của các hành không mẫu hạm "Nimitz" và "Coral Sea", sẵn sàng can thiệp nếu quân biệt kích gặp khó khăn.

Hai tuần trước ngày dự kiến mở chiến dịch, các
phi cơ C-130 thực hiện một chuyến bay đêm theo hành lang "mù" và hạ cánh tại "Desert One". Nhiệm vụ của nó là kiểm tra tính khả thi của việc thâm nhập không phận Iran mà không bị phát hiện và lấy mẫu nền đất sa mạc muối để phân tích, đảm bảo rằng các phi cơ vận tải và phi cơ trực thăng có thể hạ cánh an toàn ở đó.

[​IMG]Trực thăng RH-53 Sea Stallion đã được sơn ngụy trang lại màu cát, xếp hàng trên flight deck của USS "Nimitz" ngày 24 tháng 4 năm 1980 trước khi vào chiến dịch giải cứu con tin.
Chiến dịch thực được bắt đầu vào ngày 24 tháng 4, khi sáu chiếc C-130 cất cánh từ một phi trường quân sự Ai Cập Khena. Sau đó, vào lúc 19h30, từ hàng không mẫu hạm " Nimitz " đang hướng tới eo biển Hormuz, tám
phi cơ trực thăng RH-53 cất cánh.

Để gây nhầm lẫn cho radar các tàu Liên Xô, từ trên các tàu khác của Mỹ không chỉ ở trong Vịnh Oman, mà còn ở phía đông Địa Trung Hải đã phóng lên rất nhiều mồi nhử. Sự hỗn loạn tiếp theo trên các màn hình radar của Liên Xô được tạo ra bởi sự hiện diện của nhiều chiến hạm Israel (có lẽ hoàn toàn ngẫu nhiên) quyết định tiến hành tập trận KQ và HQ của họ vào đúng đêm ấy !

Để tránh bị phát hiện,
phi cơ C- 130 đã bay rất thấp, đầu tiên trên Biển Đỏ, sau đó trên Vịnh Aden. Ở đây, họ đã phải bật các máy phát nhiễu của họ làm mù các radar Liên Xô đặt tại phía nam Yemen và trên bờ biển Eritrea. Sau khi dừng chân ngắn tại phi trường Oman Masire để tiếp nhiên liệu, họ bay tới điểm "Sa mạc số Một". Phi cơ trực thăng từ hàng không mẫu hạm "Nimitz" bay thẳng đến bờ biển Iran. Để tránh bị phát hiện, chúng cũng bay ở độ cao thấp, xa các điểm dân cư.

Để tạo thuận lợi cho chuyến bay của họ trên nền các nếp gấp địa hình, tất cả các
phi cơ C-130 và trực thăng RH-53 được trang bị các hệ thống đạo hàng phức tạp nhất và chính xác nhất hiện có, bao gồm hệ thống INS và hệ thống đạo hàng tầm xa có độ chính xác cao Omega, cũng như các thiết bị nhìn đêm.

Toán trực thăng chỉ vừa vượt qua tuyến đường thứ ba giữa "Nimitz" và "Desert One", thì trên bảng điều khiển của chiếc trực thăng số 6 nhấp nháy đèn tín hiệu báo động, chỉ ra nguy cơ hộp số cánh quạt chính không làm việc - một điều hãn hữu, nhưng tiềm ẩn một sự xảy ra rất nguy hiểm.

Chiếc trực thăng lập tức hạ cánh xuống gần một hồ nước nhỏ mà nó đang bay trên đó. Tuân thủ sự im lặng vô tuyến theo quy định, chiếc trực thăng cuối cùng của nhóm - chiếc № 8, tự động tiếp theo số 6 để giúp nó. Cuộc kiểm tra nhanh chóng các cánh quạt sau khi hạ cánh đã khẳng định mức độ nghiêm trọng của tình hình. Người chỉ huy quyết định bỏ chiếc trực thăng và phi hành đoàn của nó di chuyển sang chiếc trực thăng số 8, cất cánh ngay và hướng đến "Desert One".

Sau đó, nhóm phải đối mặt với một thử thách khác, rơi vào một cơn bão cát rất mạnh vừa bất ngờ nổi lên. Tầm nhìn giảm mạnh xuống gần bằng không, phi hành đoàn các
phi cơ trực thăng không thể nhìn thấy nhau ngay cả với các thiết bị nhìn đêm hoàn hảo nhất của họ.

Lúc 21:30, chiếc C-130 đầu tiên cùng toán nhân viên phải tổ chức một điểm tiếp nhiên liệu, tiếp đất tại "Sa mạc số 1", nhưng chỉ qua vài phút, xảy ra một sự kiện bất ngờ. Đột nhiên, trên một con đường đất chạy dọc theo đường băng xuất hiện một chiếc xe buýt Iran chở khoảng bốn mươi thường dân. Sĩ quan Mỹ chỉ huy nhóm đầu tiên, ngay lập tức dừng xe buýt, nhưng không biết phải làm gì với các hành khách, anh ta liên lạc qua radio với "Nimitz" xin chỉ dẫn. Anh ta được lệnh phải giữ họ lại, nhưng tránh xa khu vực tiếp nhiên liệu. Một vài phút sau, đỉnh điểm của nó là sự xuất hiện một chiếc xe tiếp dầu và một chiếc xe tải, chẳng nghi ngờ gì, đang đi thảng về phía đường băng, nơi những chiếc C-130 còn lại vừa hạ cánh. Tài xế xe bồn và xe tải, vấp phải một tình hình đặc biệt như vậy, họ dừng xe, sau đó biến mất trong bóng tối.

Trong khi đó, các
phi cơ trực thăng vẫn đang xuyên qua cơn bão cát. Ngay trước nửa đêm, chiếc trực thăng 5 có con quay hồi chuyển không làm việc, làm cho thiết bị định vị của nó trở thành không đáng tin cậy và quan trọng hơn là hệ thống ổn định bay, sự hỏng hóc này làm cho nó rất khó khăn trong việc giữ hướng và độ cao. Nhóm đã tiếp cận dãy núi có độ cao 3.000 mét chạy cắt đường bay đến "Desert One". Do đó, người chỉ huy chiếc trực thăng số 5 phải đưa ra quyết định rất khó khăn : bay dọc theo thung lũng theo kế hoạch hoặc bay trên sườn núi. Phương án đầu tiên dường như rất nguy hiểm trong một tình huống mà con quay hồi chuyển bị hỏng, trong khi bay trên các ngọn núi sẽ phơi trực thăng ra trước mắt các radar tìm kiếm của Iran và hệ thống phòng không Liên Xô. Có lẽ vì lý do thứ hai, phi công quyết định bay trở lại - về "Nimitz".

Lúc 00:30,Ngũ Giác Đài nhận được tin tức qua vệ tinh rằng số 5 đang quay về HKMH. Sự kiện thực tế là do hỏng hóc, hai chiếc trực thăng không còn có thể tham gia vào chiến dịch, gây kinh ngạc lớn ở Washington. Nhưng thay đổi chúng thì đã quá muộn; và trong thực tế, đã không phát triển bất kỳ kế hoạch dự phòng và thay thế nào cho các tình thế không lường trước!

Ngay sau đó, trên bảng điều khiển
phi cơ trực thăng số 2 nhấp nháy đèn báo động, lần này chỉ sự giảm áp suất trong hệ thống thủy lực dự trữ, ổn định bước cánh hộp giảm tốc trục cánh quạt, và tiếp theo là tốc độ của phi cơ trực thăng.

Cuối cùng, khoảng từ 0:50-01:40, sáu
phi cơ trực thăng còn lại hạ cánh tại "Desert One". Kiểm tra hệ thống thủy lực chiếc trực thăng số 2 cho thấy khiếm khuyết ở mức rất nghiêm trọng đối với phi cơ trực thăng, cần phải tham gia chiến dịch.

[​IMG]Radar "Duga" (Дуга 5Н32), radar cảnh báo sớm các vụ thử ABM đặt gần Chernobyl (Ucraina) thuộc hệ thống phòng không Liên Xô. Làm việc ở tần số khoảng từ 3.26 và 17.54 МHz, biệt danh "Chim Gõ kiến".

Tại thời điểm này, theo phiên bản chính thức về các sự kiện đã xảy ra, ba viên chỉ huy (toán trực thăng, lính commandos và căn cứ "Desert One") hội ý, họ đi đến kết luận rằng nhiệm vụ không thể thực hiện bằng 5 chiếc trực thăng còn lại. Sau đó, họ gọi điện báo cáo chuyện đó về BCH "Nimitz", ở đó đến lượt mình người ta lại chuyển điện báo cáo của họ về Washington, trong đó đề xuất chấm dứt chiến dịch. Tổng thống Carter đã đồng ý và ra lệnh cho các
phi cơ cánh cố định và trực thăng trở về căn cứ.

Khi rời "Sa mạc số Một", trong cảnh tất bật chuẩn bị cho việc quay về, một
phi cơ trực thăng RH -53 đã va chạm với một phi cơ C-130, làm bùng lên một vụ cháy, giết chết tám quân nhân Mỹ.

Đó là - phiên bản chính thức của sự kiện. Nó không được thuyết phục cho lắm, không chỉ về lý do đưa ra, mà còn vì những hình dung cụ thể hơn.

Trước hết, rất khó hiểu chuyện làm thế nào mà người Mỹ, vốn đã có hàng trăm chuyên gia-phi công trực thăng ở Iran dưới chế độ Shah, lại có thể đánh giá thấp như vậy những khó khăn kỹ thuật có thể xảy ra của một chuyến bay 800 km của các cỗ máy tinh tế trong các điều kiện vùng sa mạc, nơi bão cát đâu phải vấn đề gì mới mẻ. Cũng khó để mà hiểu, tại sao với một chiến dịch phức tạp như thế, họ vẫn không coi là cần thiết việc phải có đội trực thăng dự bị trên boong "Nimitz" hoặc một chiến hạm khác, luôn sẵn sàng thay thế bất kỳ chiếc
phi cơ nào hỏng hóc.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, vì mỗi chiếc trực thăng RH -53 có thể chở tới năm mươi lăm người, năm
phi cơ trực thăng còn lại có lẽ cũng đủ để cứu năm mươi mốt con tin và các điệp viên. Người ta được báo cáo rằng nhiều sĩ quan biệt kích muốn tiếp tục thi hành nhiệm vụ trên năm trực thăng còn lại và đã cố gắng thuyết phục những người cho rằng quân số đó là không đủ. Vì trong số các chỉ huy không có viên sĩ quan duy nhất nào chịu trách nhiệm về toàn bộ trước BCH, tiếp theo lại xảy ra một cuộc tranh luận gay gắt, chỉ kết thúc vào lúc 2:30, khi lệnh của Carter truyền đến. Sau vụ va chạm thảm khốc lúc 3:18, tại căn cứ bắt đầu tình trạng hỗn loạn và chỉ có nó mới có thể giải thích một thực tế gần như không thể tin được, rằng các kế hoạch hoạt động và nhiều thiết bị điện tử bí mật khác nhau đã bị để nguyên trên những chiếc trực thăng bị vứt lại.

Như chúng ta đã thấy, trên lãnh thổ Iran, đặc biệt là khu vực gần biên giới với nước Nga, trong thời trị vì của chế độ Shah, vốn là khu vực "nóng" về EW : một mặt người Mỹ cố gắng ngăn chặn bức xạ radar của Liên Xô trong các vụ thử
hỏa tiển mới từ Tyuratam ở Kazakhstan, mặt khác người Nga, cố gắng ngăn chặn các hoạt động ngăn chặn này bằng hệ thống ECW và phản-ECW. Sau cuộc Cách mạng Hồi giáo, các công trình giám sát của Mỹ đã bị tháo dỡ, còn hệ thống của Nga vẫn giữ nguyên, thậm chí có thể còn được tăng cường vì cuộc khủng hoảng ở Vịnh Ba Tư. Cũng cần lưu ý rằng tuyến đường bay theo của các trực thăng Mỹ nằm trong giới hạn khu vực với tới được của các radar phòng không Liên Xô bố trí dọc theo biên giới Xô viết - Iran.

Như vậy, từ quan điểm của EW, giả định đầu tiên, có thể rút ra - Người Liên Xô sau khi phát hiện được bằng radar hoặc các hệ thống điện tử khác, một toán trực thăng Mỹ, họ đã gây nhiễu hệ thống thông tin vô tuyến và định vị dẫn đường của người Mỹ, do đó can thiệp vào việc dẫn đường và ngăn chặn việc trao đổi các mệnh lệnh và báo cáo giữa các trực thăng, lực lượng commandos và các điệp viên, mà sự giúp đỡ của họ là cần thiết để tới được Đại sứ quán Mỹ tại Tehran.

Một giả thiết khác được đưa ra, đó là các vệ tinh gián điệp của Liên Xô đã chặn thu bức xạ radar của
phi cơ và trực thăng Mỹ, theo dõi di chuyển của chúng trên lãnh thổ Iran. Vì đơn vị đặc nhiệm Mỹ, để đến được "Sa mạc số 1", phải bay về phía biên giới Afghanistan, người Nga, có lẽ do sợ chúng tấn công các lực lượng vũ trang của họ tại Afghanistan và Brezhnev có thể liên lạc với Carter qua "đường dây nóng" nổi tiếng và thuyết phục ông ta từ bỏ việc thực hiện bất kỳ hành động quân sự nào ở khu vực này của châu Á.

Thứ ba, và có lẽ đây là giả định có thể xảy ra nhất, cho rằng vô số cuộc phát sóng giữa các trực thăng trong thời gian phát sinh hư hỏng máy và quân biệt kích, tiếp theo sự xuất hiện bất ngờ chiếc xe buýt Iran đã bị các trạm nghe lén của kẻ thù chặn thu, Ngũ Giác Dài lo ngại chiến dịch đã mất yếu tố bất ngờ, cần thiết cho sự thành công của nó. Vì vậy, Carter, vốn sợ đối đầu trực tiếp với Iran, đã quyết định tốt hơn hết nên ra lệnh cho quân đội quay trở về trước khi quá muộn.

Tuy nhiên, theo các báo cáo khác nhau của người Mỹ, chẳng có hệ thống giám sát nào của Hải quân hoặc
phi cơ E-3A AWACS, bay quần vòng trong khu vực, chặn thu được các tin điện hoặc các tín hiệu chỉ ra rằng, radar Liên Xô, trong đó có các radar tại Afghanistan, phát hiện được sự hiện diện của phi cơ bay thấp trên lãnh thổ Iran của những kẻ không mong đợi hoặc của các phương tiện bay không nhận dạng được. Hơn nữa, cả người Nga hay Iran cho đến ngày nay cũng không ra bất kỳ tuyên bố nào, nhận trách nhiệm của họ trong sự thất bại của cuộc đột kích của người Mỹ.

Liên quan đến việc tuân thủ sự im lặng vô tuyến điện tử, khi xét đến tính bí mật của loại chiến dịch như vậy, thì việc trao đổi tin điện với Washington và hàng không mẫu hạm nên tránh. Mặc dù có các phương pháp siêu tối tân nhất bấy giờ trong truyền và mã hóa truyền tin (độ rộng phổ tín hiệu, tín hiệu nhiễu giả, v.v) vốn không dễ dàng gì chặn thu được, trong một khu vực nhồi nhét quá nhiều các loại vật mang phương tiện SIGINT như thế - các trạm mặt đất, các vệ tinh, chiến hạm và máy bay như khu vực Trung Cận Đông, luôn luôn có một số rủi ro nhất định, là điện tín có thể bị ngăn chặn và bị giải mã.


20.4. Cuộc đột kích vào phi trường Entebbe



[​IMG]

Một chiếc C-130 trước đài kiểm soát không lưu nhà ga cũ phi trường Entebbe năm 1994. Vẫn còn thấy vết đạn lỗ chỗ từ cuộc đột kích năm 1976.

Ngoài các cuộc khủng hoảng quốc tế nghiêm trọng, EW còn đóng một vai trò hữu ích, dù không phải lúc nào cũng được biết đến trong một loạt cuộc xung đột quy mô cục bộ gần đây - loại xung đột mà bây giờ được gọi là chủ nghĩa khủng bố quốc tế.

Một ví dụ điển hình cho việc sử dụng các biện pháp đối kháng điện tử tại một trong những cuộc "vi xung đột", cái được gọi như vậy là cuộc đột kích vào Entebbe, khi biệt kích Israel giải cứu 102 con tin bị bắt giữ ở phi trường Entebbe, cách thủ đô của Uganda - Kampala, 20 km. Một chuối biến cố thu hút sự quan tâm của thế giới đến sự kiện này, và có lẽ mọi người còn nhớ câu chuyện. Tuy nhiên, rất ít người nhận thức được vai trò của EW trong quyết định táo bạo này và nó đã góp phần lớn thế nào vào thành công của chiến dịch của người Do Thái.

Ngày 27 tháng 7 năm 1976, chiếc
phi cơ Airbus A-300 số hiệu chuyến bay 139 của hãng hàng không Air France bay từ Tel Aviv đến Paris chở 254 hành khách trên khoang phi cơ, ngay sau khi cất cánh từ Athens, đã bị bốn kẻ khủng bố thuộc Mặt trận Giải phóng Palestine bắt cóc, ban đầu chúng ra lệnh cho phi công bay đến Benghazi, còn sau đó đến Entebbe.

Để giải cứu các con tin, Israel đã chuẩn bị một nhóm biệt kích được huấn luyện đặc biệt. Họ bay trên bốn
phi cơ vận tải C-130 được hộ tống bởi hai phi cơ chiến đấu F-4 Phantom, bám sát họ ở giai đoạn đầu của chuyến bay. Sau đó, khi không còn tốp hộ tống, phi cơ Hercules hạ xuống bay ở độ cao rất thấp trên hồ Victoria rồi hạ cánh tại Entebbe, trong khi đó, hai phi cơ Boeing 707 quần đảo trong không trung, hoạt động như các trung tâm chỉ huy và kiểm soát chiến dịch.

Sau một cuộc đọ súng dữ dội, lính biệt kích đã giải cứu được các con tin, đưa họ lên một trong những chiếc Hercules. Nó lập tức cất cánh bay đến Nairobi, tại đó họ đưa những người bị thương xuống. Ba mươi phút sau, ba chiếc Hercules còn lại hạ cánh, đó là những chiếc tham gia áp chế dập tắt sự kháng cự, và loại khỏi vòng chiến đấu những chiếc MiG của Không quân Uganda, đóng căn cứ tại Entebbe.

Chuyến bay trở về Israel đánh dấu tám giờ bay của các
phi cơ vận tải quân sự Israel trong bối cảnh họ có thể gặp phải nguy cơ bị tấn công từ phía các phi cơ chiến đấu Uganda và Ả Rập. Để tránh các cuộc tấn công có thể trong không trung, người Israel đã bật máy phát nhiễu trang bị trên một trong những chiếc Boeing 707 để làm mù radar trên phi cơ đối phương và radar kiểm soát không lưu trong khu vực. Vì vậy, bất kỳ sự can thiệp khả dĩ nào của lực lượng không quân của Idi Amin đã được ngăn chặn và các phi cơ Israel đã trở về Israel một cách an toàn.


20.5. Chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc

Sau nhiều tuần đụng độ biên giới liên tục, lúc 05:30, ngày 17 tháng 2 năm 1979, 12 sư đoàn Trung Quốc, được yểm trợ bởi hàng trăm
phi cơ, xe tăng và pháo binh đã vượt qua biên giới dài 1.200 km với Việt Nam.

Mặc dù các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn tuyên bố rằng họ chỉ có ý định dạy cho người Việt Nam một bài học, sự xâm lược của Trung Quốc chống lại Việt Nam đã gây ra nguy cơ nghiêm trọng cho hòa bình trên trái đất và những bất đồng nghiêm trọng giữa các Siêu cường. Chỉ vài tháng trước, Liên Xô đã ký một hiệp ước hợp tác quân sự với Việt Nam, vì vậy lẽ tự nhiên, có nguy cơ một sự can thiệp quân sự của Liên Xô. Liên Xô, trong khi hoài nghi liệu có kích động Chiến tranh Thế giới thứ Ba hay không, vẫn thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa và chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu hoàn toàn cho toàn bộ quân đội ở Siberia và gửi một hải đoàn tuần dương hạm và khu trục
hạm hỏa tiển xuống Biển Đông. Để phòng ngừa, người Mỹ cũng phái tới khu vực bất ổn này nhiều hàng không mẫu hạm của Hạm đội 7 Thái Bình Dương. Cả hai Siêu cường chuyển lực lượng hạt nhân của họ sang trạng thái sẳn sàng chiến đấu cao, đặc biệt trước hết là các tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang hỏa tiển

[​IMG]K-455 đề án 667BDR tái khai triển từ Biển Bắc sang Thái Bình Dương tháng 2 năm 1979. Thay ca trực chiến.
Trong khi đó, tin tức nhỏ giọt về các sự kiện trên biên giới Trung-Việt đến được cộng đồng quốc tế, như thường lệ, đầy mâu thuẫn. Người Trung Quốc tuyên bố họ đã tiến sâu 80 km vào Việt Nam, còn người Việt Nam hân hoan thông báo rằng biên giới rải đầy xác quân xâm lược và xe tăng của chúng bị phá hủy.

Nếu chiến sự trên mặt đất của cuộc xung đột Đông Nam Á này diễn ra theo truyền thống, thì cuộc chiến tranh điện tử trong thinh không, từ một phía khác, lại rất tiên tiến về công nghệ - cả hai bên, để thu được tất cả các thông tin có thể có về đối phương và do thám nhau, đã sử dụng các hệ thống tối tân nhất của hai Siêu cường.

Trước tiên, cả người Nga và Mỹ ngay lập tức chụp ảnh vệ tinh bổ sung và trinh sát điện tử để giám sát không gian chiến trường. Họ chụp ảnh những gì đang xảy ra, và ngăn chặn tất cả các bức xạ điện từ trong thinh không, đặc biệt là các thông báo và mệnh lệnh trao đổi của BCH các đối thủ.

Để bảo
đảm giám sát tình báo một khu vực phức tạp như bán đảo Đông Dương và theo dõi sự di chuyển của các lực lượng không quân và hải quân của đối phương, người Nga gửi đến vịnh Bắc Bộ một số phi cơ tuần tra bờ biển và trinh sát điện tử Tu-95 trang bị các thiết bị giám sát điện tử hiện đại nhất. Người Mỹ, đến lượt họ, gửi đến căn cứ không quân chiến lược ở Okinawa, Nhật Bản, một số phi cơ Grumman E-2C Hawkeye. Được thiết kế và chế tạo đặc biệt để tiến hành trinh sát điện tử, các phi cơ này đã theo dõi sát hải đoàn Nga và ngăn chặn tất cả các bức xạ điện từ của các khí cụ
 thông tin liên lạc và radar của nó. Phân tích và giải mã các bức xạ trên sẽ bảo đảm cho Hoa Kỳ bức tranh thực tế các dự định hoạt động của Liên Xô. Trong lúc đó, khi mà không có một nhà báo, một "phóng viên đặc biệt", một tùy viên quân sự hoặc một điệp viên bí mật nào có thể khai thác được dù một mẩu thông tin nhỏ nhất đáng tin cậy về cuộc chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc, thì CIA và GRU, với sự giúp đỡ của các vệ tinh "đại bàng" và các phi cơ trinh sát điện tử của họ, đã có tất cả các thông tin cần thiết.

Chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc đã cho người Mỹ một cơ hội đặc biệt để thử nghiệm trong điều kiện thực tế hệ thống chỉ huy, kiểm soát và thông tin liên lạc của họ, dựa trên đó mà sử dụng các khả năng tấn công của lực lượng hạt nhân Mỹ. Vô cùng ngạc nhiên và kinh sợ, Tổng thống Carter nhận ra rằng bây giờ toàn bộ hệ thống của Mỹ rất dễ tổn thương trước các loại vũ khí không gian mới của Liên Xô.

Một vài tháng sau, cuộc xung đột Việt-Trung kết thúc, không bên nào đạt được kết quả quyết định. Cả người Trung Quốc, người Việt Nam đều chính thức tuyên bố rằng họ đã đạt được mục tiêu của mình, nhưng nhiều khả năng cuộc xung đột được ngừng lại với tổn thất nặng nề cho cả hai bên.

Một vài tháng sau chiến tranh, Trung Quốc thông báo rằng nhiều binh sĩ của họ phải đưa vào bệnh viện tại Quảng Châu vì bị thương ở mắt và não. Trung Quốc nghi ngờ Liên Xô sử dụng cuộc xung đột để kiểm tra một loại vũ khí bí mật mới của họ, có thể là một tia laser mạnh, và binh lính Trung Quốc trở thành "chú heo thí nghiệm" của loại vũ khí đó.

20.6. Giải quyết các cuộc khủng hoảng quốc tế

Ngoài những cuộc khủng hoảng đề cập ở trên, đã có nhiều cuộc khủng hoảng quy mô khác nhau, xảy ra gần như liên tục trên Trái Đất - gần đây, ví dụ, ở Trung Mỹ, vùng Sừng châu Phi, Campuchia, Angola, Namibia, và Vịnh Ba Tư - giữa Iraq và Iran, và đó mới chỉ là điểm tên một số. Các cuộc khủng hoảng thường xảy ra ở những nơi theo các nguyên nhân chính trị, quân sự hay địa lý, việc thu thập thông tin về tình hình trong khu vực này thông qua các kênh thông thường là khó, nếu không nói là không thể.



[​IMG] 

A-4E trên USS "Intrepid" kèm chặn phi cơ chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (AEW&C) Tu-126 trên Địa Trung Hải năm 1973.

Tuy nhiên, cả hai Siêu cường có các lợi ích chính đáng trong mỗi cuộc khủng hoảng quốc tế. Trực tiếp hoặc gián tiếp, mỗi cuộc khủng hoảng đều ảnh hưởng đến cân bằng lực lượng chiến lược và quân sự. Ví dụ, vì lo ngại nguồn cung dầu mỏ giữa hai khối, giữa khối NATO và khối Hiệp ước Warsaw luôn luôn có mối nguy hiểm của một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp với nguy cơ của một thảm họa hạt nhân tiếp theo. Mục đích của cả hai Siêu cường là khai thác các ưu thế tối đa của cuộc khủng hoảng mà không để quân đội của mình bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh thực sự, và cùng lúc đó, không cho phép Siêu cường khác có được ưu thế nào từ việc giải quyết cuộc khủng hoảng.

Tuy nhiên, họ cần phải không để mất kiểm soát các tình huống cực hạn và do đó có nguy cơ do sai lầm hay vô tình bị sa vào một cuộc xung đột hạt nhân. Tại đó, nơi có các thỏa thuận quốc tế về duy trì một sự cân bằng nhất định về sức mạnh chính trị và quân sự, mỗi bên phải thường xuyên cảnh giác trong trường hợp bên kia cố gắng đánh lừa họ. Vì vậy, vấn đề quan trọng sống còn đối với các cường quốc thế giới là nhanh chóng thu nhận và đánh giá chính xác tất cả các thông tin có thể về mỗi cuộc khủng hoảng quốc tế để đưa vào thực hiện các biện pháp đối phó thích hợp (chính trị, quân sự, điện tử, v.v).

Trong hoạt động này, đã có các thiếu sót nghiêm trọng, chẳng hạn như những thứ tình báo Mỹ phải đối mặt vào đêm trước cuộc khủng hoảng Iran và cuộc xâm lược Afghanistan, và những gì làm phức tạp các vấn đề đối với Hoa Kỳ. Điều này được sử dụng để nhắc nhở sự cần thiết trong các hệ thống có khả năng theo dõi hoạt động của các nước thù địch tiềm tàng trong các khu vực khủng hoảng quốc tế và phát hiện sự tập trung các xe tăng thiết giáp và binh sĩ dọc theo biên giới các quốc gia bị đe dọa và theo dõi sự di chuyển của chúng ngày cũng như đêm. Ngoài các vệ tinh, loại giám sát này cũng có thể được thực hiện rất hiệu quả bằng các
phi cơ và chiến hạm được trang bị thích hợp cho các nhiệm vụ SIGINT.

[​IMG]
Phi cơ - hệ thống cảnh báo sớm và kiểm soát trên không (AWACS), A-50 của KQ Liên Xô hiện còn được KQ Nga sử dụng.

Nhiệm vụ mới này đồng thời vừa có tính chất chiến lược và chiến thuật, bao gồm việc sử dụng các lực lượng không quân và hải quân, tương ứng được gọi là "giải quyết khủng hoảng". Các nhiệm vụ giám sát như vậy sẽ phải được thực hiện từ một khoảng cách an toàn, không bao giờ bao gồm việc bay qua các khu vực "nóng" và diễn ra dọc theo biên giới khu vực cả ngày lẫn đêm với việc sử dụng các trang bị điện tử, khí cụ chụp ảnh và thiết bị hồng ngoại có khả năng hoạt động ở các cự ly lớn. Các loại
phi cơ như vậy của phương Tây được trang bị để theo dõi các cuộc khủng hoảng, là những phi cơ trinh sát tân kỳ nhất của Mỹ : TR-1 và EF-111A, E-3A AWACS và EA-6B, E-2C Hawkeye, S-3A Viking và OV-1 Mohawk, BAE Nimrod của Anh và những loại khác. Phi cơ của Liên Xô được trang bị để thực hiện các nhiệm vụ tương tự, ngoại trừ Tu- 95 có mặt ở khắp mọi nơi, còn là Tu- 16 và MiG-25R, như đã đề cập về chúng. Họ cũng có các phi cơ hộ tống ECW Yak-28, Tu-22 và Tu-26 (trong nguyên bản, có nghĩa là Tu-22M.), chưa kể đến Tu-126, loại này có radar tầm hoạt động lớn rất giống loại AWACS của Mỹ (cần lưu ý rằng ưu tiên chế tạo phi cơ AWACS với bầu che radar xoay dạng "nấm" thuộc về Liên Xô. Nó được rút khỏi kế hoạch phục vụ năm 1984 và thay thế bằng A-50, chế tạo dựa trên khung phi cơ vận tải quân sự Il-76.).

Nhiều chiếc
phi cơ trong số này, phối hợp với các lực lượng Hải quân được triển khai ở Vịnh Oman, đã được sử dụng trong thời gian cuộc xung đột giữa Iraq và Iran để theo dõi diễn biến tại điểm "nóng" trên của Thế giới. Đặc biệt, người Mỹ đã sử dụng bốn phi cơ AWACS từ các căn cứ ở Ả Rập Saudi để kiểm soát toàn bộ vùng trời Trung Cận Đông và bằng cách đó, ngăn ngừa một cuộc tấn công bất ngờ vào lực lượng hải quân của mình ở các vùng biển trong khu vực.
 





No comments:

Post a Comment