; }

KHÁM PHÁ VỀ BIỂU HIỆN CỦA ĐÔI MẮT


Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, mọi tình cảm đa dạng và phức tạp đều thể hiện qua cửa sổ này.
Khám phá về biểu hiện của đôi mắt
Những người có tâm lòng rộng mở, giản dị, lương thiện thì ánh mặt họ rộng rãi khoan thai. Những người hẹp hòi tự tư tự lợi, giỏi mò đoán người khác, ánh mắt họ đen tối, giả dối. Những người không tham phú quý, không vì quyền thế, ánh mắt của họ cương nghị, rắn rỏi mạnh mẽ. Những người có tư tưởng dao động nhìn gà hòa cuốc ánh mắt họ đều điên đảo nhấp nháy … Thậm chí giữa tinh thần và sự biến đổi của con người của họ đều có liên quan với nhau. Khi tinh thần của họ buồn nản, có thái độ tiêu cực thì đồng tử của họ bị thu nhỏ, khi tinh thần họ phấn chấn, có thái độ tích cực thì đồng tử của họ mở to. Có tư liệu nói rõ, khi một người đang phấn khởi cao độ hoặc khủng hoảng cực độ thì đồng tử của họ có thể mở to gấp 3 lần trạng thái bình thường.
Mạnh Tử nói: “Quan sát sự thiện ác của một người chẳng gì hơn là quan sát đôi mắt của họ. Bởi đôi mắt không thể che giấu sự gian ác của một con người. Lòng dạ ngay thẳng, đôi mắt họ trong sáng, lòng dạ gian dối thì ánh mắt mờ ám”. Vì vậy khi nghe một người nói chuyện hãy chú ý đến ánh mặt của họ. Sự thiện ác của con người này thường ẩn náu ở nơi nào vậy? Có người nói: Khi người ta tiếp xúc với sự vật, tinh thần của họ đều tập trung  biểu hiện trong đôi mắt. Tâm hồn ngay thẳng, sự chú ý tập trung cao, đôi mắt họ sáng ngời, tâm hồn không ngay thẳng sự chú ý phân tán, đôi mắt họ u ám. Chính và bất chính đều xuất phát từ nội tâm, do vậy xem ra lòng dạ ngay thẳng và gian tà của con người che giấu không nổi. Lời nói có thể thực và giả song ánh mắt thì không thể làm được thực và giả.
Quan sát ánh mắt để hiểu người chính sự quan sát biến đổi của mắt, để nhận biết những điều bí mật giấu kín trong lòng của người đó. Nhà thơ Công Mộc trong bài thơ “Đôi mắt” đã viết thư sau: “Đôi mắt của trẻ thơ trong veo, đôi mắt của thanh niên đầy cuồng nhiệt, đôi mắt của tuổi trung niên nghiêm khắc, đôi mắt người già là sáng suốt”. “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn nên không thể che giấu và cũng không thể nói sai được, ánh mặt rực lửa căm hờn, những giọt nước mắt đau thương, nó làm cho tiếng cười tăng thêm ánh sáng rạng rỡ”, ánh mắt là sự thể hiện của ý chí, đôi mắt là sự thổ lộ tâm tình. Trong giao tiếp của thế giới con người ánh mắt nhạy bén có thể nắm bắt được trạng thái thay đổi biểu hiện tình cảm của đối phương, dò xét được thế giới nội tâm của đối phương.
Một đôi mắt chứa đựng tình cảm tràn đầy như mắt nước hè thu, như ngôi sao sáng. Bên trong đôi mắt sáng ngời đó chứa đựng những tình cảm, sự phẫn nộ sâu sắc của tâm hồn.
Nếu bạn để lòng mình yên tĩnh lại, dùng dùng đôi mắt để quan sát tỉ mỉ một đôi mắt khác, nhất định bạn sẽ rất dễ phát hiện: Đôi mắt này chính là tư tưởng tình cảm nộ tâm đối phương. Bởi vậy người ta thường ví đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Sự ví von đó chẳng những mang tính nghệ thuật rất cao mà còn tính khoa học rất lớn nữa.
Nếu hai người lần đầu tiên gặp mặt, không nói mà hai bên chỉ nhìn nhau thăm dò. Cái mà người thứ nhất chộp được chính là bộ mặt của đối phương, mà trên khuôn mặt đó người thứ hai chộp được lại là đôi mắt sáng ngời của đối phương. Mạnh Tử nói: “Con người sống trên đời này, có lương thiện hay không thì hãy xem con ngươi của mắt họ … Lòng dạ ngay thẳng con người trong sáng, lòng dạ không ngay thẳng con người mờ mịt. Nghe tiếng nói của họ, xem xét con mắt họ có thể hiểu được họ bệnh tật ở đâu”. Thần sắc trong mắt ra sao thì ánh mắt sẽ biểu lộ như vậy, thẳng thắn, đoan chính … đều có thể phản ánh tâm địa, nhân phẩm, đức hạnh, tình cảm của con người.
Có lúc lần thứ nhất gặp mặt, đôi mắt của đối phương chuyển động đảo điên, hiển nhiên đó là sự kiềm chế nộ tâm của đối phương. Qua đó có thể hiểu được một , hai điều rồi. Qua buổi nói chuyện phiếm của tác giả với một cảnh sát làm công tác an ninh nhiều năm, ta thấy cảnh sát thường nhận diện đôi mắt: Trong cửa hàng, trên đường phố, người bộ hành qua lại không ít, anh ta chỉ chú tâm để mắt một chút đã có thể hiểu được hành vi định làm gì của người nào đó, xem ra mười người cũng đúng 8, 9 người. Đôi mắt của đối phương thừa sức nói rõ mọi ý đồ.
Tóm lại, trong cuộc sống bạn có thể gặp ánh mắt đủ loại, nhưng từ trong ánh mắt phát hiện ra đều mang những ngụ ý khác nhau, giữ lại trong mắt bạn những đôi mắt, trên thực tế là những lời tự thuật từ đáy lòng mà không có tiếng nói.
Những người trốn tránh ánh mắt của đối phương thường là những người thiếu lòng tự tin, thiếu can đảm, vốn mặc cảm tự ti, tính tình bạc nhược …
Gặp người lạ, không chủ động bắt chuyện trước, khi chào hỏi lại trốn tránh ánh mắt của đối phương, như vậy người đó giải quyết vấn đề sẽ thiếu lòng tự tin, thường có mặc cảm tự ti.
Ánh mắt thể hiện văn hóa khác nhau, tuổi tác khác nhau, dân tộc và chủng tộc khác nhau. Do vậy quan hệ trao đổi giữa những người không thân thiết, ánh mặt cụp xuống hoặc tránh tiếp xúc là một biểu hiện lịch sự, mà ở phương Tây thì ngược lại, như vậy sẽ bị coi là biểu hiện ngạo mạn, coi thường và thiếu tôn trọng  nhau.
Một người có thể nhìn thấu tâm can người khác chỉ cần nhìn qua ánh mắt. Và nếu một ai có thể che giấu được cảm xúc của mình không cho thể hiện lên đôi mắt thì người đó quả thật là không phải bình thường.

No comments:

Post a Comment