; }

VIỆT NAM HÌNH ẢNH XƯA : ẢI NAM QUAN

Theo Đại Nam Nhất Thống Chí (1882) đoạn nói về Ải Nam Quan: “Ải Nam Quan cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây nước Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi Trấn Nam Quan. Cửa nầy dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 (1725) nhà Thanh, Án Sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là “Đại Nam Quan”; phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề “Trấn Nam Quan”, dựng từ năm Ung Chính thứ 6 (1728) triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ “Trung ngoại nhất gia”, dựng từ năm Tân Sửu [1781] đời Càn Long nhà Thanh. Phía bắc cửa có ”Chiêu đức đài”, đằng sau đài có “Ðình tham đường” (nhà giữ ngựa) của nước Thanh; phía nam có”Ngưỡng đức đài” của nước ta, bên tả bên hữu, có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ nầy làm nơi tạm nghỉ.”
Theo “Địa Dư Các Tỉnh Bắc Kỳ” của Ngô Vi Liễn, Phạm Văn Thư và Ðỗ Ðình Nghiêm (Nhà in Lê Văn Tân xuất bản, Hà Nội, 1926): “Cửa Nam Quan ở ngay biên giới Trung Quốc và Việt Nam. Kể từ Hà Nội lên đến tỉnh lỵ Lạng Sơn là 150km; đến cây số 152 là chợ Kỳ Lừa; đến cây số 158 là Tam Lung; đến cây số 162 là Ðồng-Ðăng; đến cây số 167 là cửa Nam Quan đi sang Long Châu bên Tàu. Như vậy từ Ðồng Ðăng lên cửa Nam Quan có 5km; từ Kỳ Lừa lên Nam Quan mất 15km [về phía tây nam chợ Kỳ Lừa có động Tam Thanh, trước động Tam Thanh có núi Vọng Phu hay tượng nàng Tô Thị là những danh thắng của tỉnh Lạng Sơn] và từ tỉnh lỵ Lạng Sơn lên Nam Quan là 17km.”
 Các bức ảnh trong entry này sắp xếp không theo trình tự thời gian, mà theo trình tự không gian của chuyến đi từ Đồng Đăng sang Long Châu - Trung Quốc. Trong số đó có các bức ảnh do vợ chồng Imbert chụp vào khoảng thời gian cuối năm 1906, trong chuyến đi tới vùng biên ải Trung Hoa.

                                              Những ngôi miếu....

Đã hơn 100 năm đã trôi qua từ lúc người Pháp chụp những bức hình trên. Vạn vật đã đổi thay. Một mầm cây non có thể đã trở thành cổ thụ. Một con sông có thể đã cạn khô hay đã đổi dòng. Một ngọn núi có thể đã trở thành bình địa. Các triều đại cũng vậy. Ải Nam Quan xưa có phải là Hữu Nghị Quan ngày nay? Người ta sẽ chẳng tranh cãi khi xung quanh nó không có những bức màn bí ẩn. Dù thế nào, trong tâm thức mỗi chúng ta dải đất hình chữ S bắt đầu từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau(1).

Nguồn: http://tranthanhnhan1963g.blogspot.com/2010/09/ngay-xua-ai-nam-quan.html

No comments:

Post a Comment