; }

NASA : ĐẠI HỌA LA NINA

Xảy ra trong kỳ La Nina 1998, cơn bão "giết người" lớn thứ 2 trong lịch sử nhân loại từng khiến 22.000 người thiệt mạng. Liệu, "kịch bản" đáng sợ này có tiếp diễn trong năm 2016?
NASA: Dai hoa La Nina tung 'tien' 22.000 nguoi ve coi chet - Anh 1
NASA: Đại họa La Nina từng "tiễn" 22.000 người về cõi chết
Ngày 9/6/2016, Cục quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) khiến thế giới vừa mừng vừa lo với thông báo:
Hiện tượng El Nino đã chính thức chấm dứt. Nhưng thay vào đó, loài người Trái Đất chúng ta chuẩn bị "hứng" thảm họa thiên nhiên không kém phần tàn khốc khác: La Nina !
Nếu như El Nino gây nên loạt hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, lũ lụt, mùa đông lạnh giá thì La Nina lại khiến con người phải chịu các siêu bão, áp thấp nhiệt đới, mùa đông ẩm ướt (thay vì khô lạnh).
Chúng ta cảm nhận niềm vui chưa được lâu thì tin buồn càng thêm chồng chất vì La Nina chỉ cách chúng ta trong nay mai, cụ thể là vào giữa Hè và đầu Thu năm 2016.
Thêm một tin buồn nữa, mặc dù El Nino đã chính thức kết thúc nhưng do biến đổi khí hậu, mùa hè năm nay trên khắp thế giới vẫn... nóng như thường!
Thông báo là như vậy, nhưng chúng ta có nắm được cácthuật ngữ tiếng Tây Ban Nha El Nino và La Nina cụ thể là gì? Và chúng từng và sẽ tác động khủng khiếp thế nào đến Trái Đất và con người chưa?
Mời bạn theo dõi tại nội dung sau:
NASA: Dai hoa La Nina tung 'tien' 22.000 nguoi ve coi chet - Anh 2
El Nino và La Nina - "Cặp thảm họa" hủy hoại Trái Đất và con người.
Phần 1. Hiểu rõ về El Nino và La Nina
Thuật ngữ El Nino Southern Oscillation (ENSO) chỉ một biến động tự nhiên của nhiệt độ nước biển ở vùng xích đạo Thái Bình Dương.
Hiện tượng ENSO chia thành 2 hiện tượng hoàn toàn đối lập nhau: El Nino và La Nina.
1. Hiện tượng thời tiết El Nino
El Nino (phát âm: En Ninô), một thuật ngữ tiếng Tây Ban Nha (nghĩa là "Bé trai"), chỉ hiện tượng thời tiết bất thường, là sự nhiễu động của hệ thống khí quyển trên vùng biển nhiệt đới Thái Bình Dương.
Tính chất: El Nino xảy ra sẽ hạn chế sự phát triển các cơn bão nhiệt đới ở Đại Tây Dương nhưng lại làm tăng số cơn bão ở vùng phía Đông và trung tâm Thái Bình Dương.
Hệ quả: Hiện tượng này khiến cho nước biển nóng lên bất thường. Hệ quả là gây nên loạt các hiện tượng thời tiết cực đoan mà con người phải chịu đựng trong suốt 5.000 năm trở lại đây, như nắng nóng kỷ lục, mưa bão liên miên, lụt lội.
Nguyên nhân của El Nino: Mặc dù chưa thống nhất hoàn chỉnh nguyên nhân gây nên El Nino, song các nhà khí tượng học xác định, El Nino gây nên bởi các nguyên nhân: Thay đổi hướng gió, thay đổi áp suất không khí, Trái Đất nóng dần lên, động đất dưới đáy biển.
NASA: Dai hoa La Nina tung 'tien' 22.000 nguoi ve coi chet - Anh 3
Bản đồ khu vực ảnh hưởng của El Nino. Ảnh: USAID.
Tác động đến Việt Nam:
Do Việt Nam nằm trong vùng biển Thái Bình Dương nên chúng ta nằm trong danh sách những quốc gia bị ảnh hưởng bởi El Nino nhiều nhất thế giới.
Khoảng 50 năm trở lại đây, chúng ta phải hứng chịu hơn 300 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp hoặc gián tiếp.
Vào những năm xảy ra El Nino, Việt Nam phải chịu trung bình từ 6 đến 7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, gậy thiệt hại nặng nề về người và của.
Lấy ví dụ, cơn bão nhiệt đới Côn Sơn (tên quốc tế là Joint Typhoon Warning Center) xảy ra vào tháng 7/2010.
NASA: Dai hoa La Nina tung 'tien' 22.000 nguoi ve coi chet - Anh 4
Lũ lụt hoành hành trong các kỳ La Nina. Hình minh họa.
Với sức gió mạnh nhất giật đến 117 km/h, Côn Sơn đã đổ bộ các tỉnh ven biển như Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Thái Bình, Nghệ An và cướp đi sinh mạng của 12 người, khiến hàng trăm ngôi nhà bị hư hỏng và hàng chục tàu thuyền bị đắm.
2. Hiện tượng thời tiết La Nina
Cũng là một thuật ngữ tiếng Tây Ban Nha (nghĩa là "Bé gái"), La Nina là hiện tượng đối ngược hoàn toàn với hiện tượng El Nino, chỉ hiện tượng bề mặt nước biển ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương lạnh đi dị thường.
NASA: Dai hoa La Nina tung 'tien' 22.000 nguoi ve coi chet - Anh 5
La Nina chỉ hiện tượng bề mặt nước biển ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương lạnh đi dị thường. Đồ họa: Weather.gov.
Tính chất: La Nina sẽ xảy ra sau khi hiện tượng El Nino kết thúc. Hiện tượng La Nina sẽ gây nhiều bão tố trên Đại Tây Dương nhưng lại làm giảm nguy cơ bão ở Thái Bình Dương.
Chu kỳ của La Nina thường kéo dài hơn El Nino, với thời gian trung bình trong 1 lần xuất hiện là từ 14 đến 24 tháng.
Nguyên nhân của La Nina: La Nina thường xảy ra khi nhiệt độ bề mặt nước biển thấp hơn nhiệt độ chuẩn (nhiệt độ chuẩn khoảng 25 độ C) từ 0,5 độ C trở đi.
Hệ quả: La Nina gây nên hàng loạt các cơn bão, siêu bão đổ bộ vào vùng Đại Tây Dương. Gây nên mùa đông khắc nghiệt (lạnh nhưng ẩm) tại Mỹ, các vùng lân cận và khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Thậm chí còn gây bão tuyết lớn ở Mỹ, Canada...
NASA: Dai hoa La Nina tung 'tien' 22.000 nguoi ve coi chet - Anh 6
Hệ quả của bão tuyết. Hình minh họa.
Cảnh báo: Đài quan sát Trái Đất của NASA vừa đưa ra cảnh báo, La Nina 2016 có nhiều khả năng sẽ xuất hiện vào giữa mùa hè, gây nên hàng loạt các cơn bão lớn tại vùng biển Đại Tây Dương cũng như hiện tượng thời tiết cực đoan khắp thế giới.
Phần 2. Tác động khủng khiếp của La Nina
Một nhà nghiên cứu thuộc Cục quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ cho biết: "Sự biến chuyển giữa El Nino sang La Nina tạo nên một dạng tàn phá khủng khiếp với con người và môi sinh".
NASA: Dai hoa La Nina tung 'tien' 22.000 nguoi ve coi chet - Anh 7
Các đợt La Nina trong quá khứ. Nguồn bảng: Đại học Mỏ - Địa chất.
Các nhà khí tượng học dự báo, khoảng 70% La Nina sẽ xảy ra vào mùa hè và đầu thu năm nay (2016).
NASA cho biết, hiện tượng La Nina xảy ra năm nay sẽ gây nên loạt cơn bão và siêu bão cũng như bão tuyết khủng khiếp đến các khu vực bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, La Nina còn gây ra loạt các thời tiết cực đoan đáng sợ trên toàn thế giới như: Tuyết rơi kỷ lục vào mùa đông, lũ lụt vào mùa xuân, hạn hán vào mùa hè (đặc biệt ở Mỹ, Đông Phi) và lũ lụt ở các nước Đông Nam Á, Australia).
Do những tác động khủng khiếp từ La Nina, lương thực toàn cầu cũng gặp phải các hệ lụy như gây ra mất mùa, nạn đói liên miên tại các quốc gia còn nghèo ở châu Phi, châu Á...
Cơn bão "giết người" lớn thứ hai trong lịch sử nhân loại - Minh chứng cho tác động khủng khiếp từ La Nina!
Vì trước đó, vào năm 1998 (năm diễn ra La Nina), siêu bão Mitch với sức gió 290km/h đã gây nên nỗi kinh hoàng, gây ám ảnh những người còn sống đến tận ngày nay.
NASA: Dai hoa La Nina tung 'tien' 22.000 nguoi ve coi chet - Anh 8
Mitch trong ngày 26 tháng 10 với sức gió duy trì một phút 290 km/giờ, cuồng phong cấp 5.
NASA đánh gia Mitch là một trong những siêu bão (hình thành từ Đại Tây Dương) gây thương vong lớn thứ 2 trong lịch sử nhân loại (tính cho đến nay), Mitch đã giết chết và làm mất tích 20.000 người tại 2 quốc gia Trung Mỹ là Nicaragua và Honduras.
NASA: Dai hoa La Nina tung 'tien' 22.000 nguoi ve coi chet - Anh 9
Bản đồ mô tả quỹ đạo và cường độ của Mitch theo thang gió bão Saffir–Simpson. Ảnh: Wikipedia.
Không chỉ khiến 2,7 triệu người mất nhà cửa, Mitch còn phá hủy hàng loạt tòa nhà, công trình, gây thiệt hại về của lên tới6 tỷ đô la Mỹ (năm 1998).
Thảm họa từ tự nhiên Mitch là cơn bão Đại Tây Dương gây tổn thất nhân mạng lớn thứ hai từng được ghi nhận trong lịch sử.
NASA: Dai hoa La Nina tung 'tien' 22.000 nguoi ve coi chet - Anh 10
Loạt các cơn bão từ Đại Tây Dương trong kỳ La Nina xảy ra năm 1998. Ảnh: Theweathernetwork.
Đầu tháng 6 vừa qua, theo dự tính của các nhà khoa học thuộc Đại học Colorado (Mỹ), Mỹ sẽ chịu khoảng 12 cơn bão, 5 cơn lốc biển Đại Tây Dương trong mùa La Nina năm 2016.
Những cơn cuồng phong từ Đại Tây Dương rộng lớn sẽ là "kịch bản đáng sợ" mà không chỉ người Mỹ, các quốc gia khác lân cận cũng phải nghĩ tới và có biện pháp đối phó.
Ngày 16/5 vừa qua, Viện Khí tượng và Nghiên cứu Môi trường Colombia cảnh báo: La Nina 2016 sẽ tác động lớn và gậy thiệt hại nặng nề cho ngành nông nghiệp nước này.
Cụ thể, Colombia có nguy cơ hứng hàng loạt các cơn mưa lớn kéo dài, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng. Riêng năm 2011, hơn 2 triệu gia súc tại Colombia chết do ENSO xảy ra liên tiếp nhau.
Liệu con số thiệt hại về người và của có tái diễn trong kỳ La Nina năm 2016? Chúng ta hoàn toàn phải nhờ vào những dự báo của các nhà khoa học và sự chuẩn bị đối phó của các quốc gia vùng ảnh hưởng.
*Bài viết tham khảo các nguồn: Theweathernetwork, Wikipedia
theo Trí Thức Trẻ

No comments:

Post a Comment