; }

CHIẾN TRANH VÔ TUYẾN ĐIỆN ( PHẦN BA )

CHƯƠNG 11. Không gian chiến trường Thái Bình Dương



[​IMG]
Một chiếc PB4Y-2 "Privateer" thuộc phi đoàn VPB-119, Hải quân Hoa Kỳ, đang bay phi vụ đối phó radar gần đảo Luzon, Philippine trong Thế chiến 2.

Đối kháng điện tử trên không gian chiến trường Thái Bình Dương đóng một vai trò ít quan trọng hơn và có phần khác xét theo tính chất so với ứng dụng của nó trên các không gian chiến trường Bắc-Tây Âu và Địa Trung Hải. Điều này có thể lý giải bởi trình độ còn thấp của công nghệ Nhật Bản và hoàn cảnh địa lý của khu vực.

Các radar Nhật chắc chắn ít hoàn hảo hơn nếu xét về các đặc tính và kém hơn nhiều về số lượng so với Đức và Đồng Minh, và chưa bao giờ là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với quân đội Mỹ. Tuy nhiên, sự rộng lớn của Thái Bình Dương đòi hỏi cần có một số lượng lớn các thiết bị phù hợp để thực hiện các hoạt động do thám điện tử, do đó nó giải thích số lượng và kiểu loại radar được người Nhật lắp đặt. Đó là một nhiệm vụ khó khăn, vì hầu hết các radar của họ ở rất xa các căn cứ Mỹ.

Trường hợp đầu tiên người Mỹ tiến hành hoạt động do thám điện tử xảy ra ở Thái Bình Dương tháng 3 năm 1943, tại quần đảo Aleutian - chuỗi đảo đá trải dài từ Alaska đến vùng biển Nhật Bản, một số trong đó nằm trong tay người Nhật. Kể từ khi xảy ra thảm họa tại Trân Châu Cảng ngày 07 Tháng 12 năm 1941, người Mỹ đã tiến hành trinh sát không ảnh thường xuyên trên các đảo do Nhật Bản chiếm đóng, để ngăn chặn các cuộc tấn công bất ngờ. Tại một trong các chuyến bay như vậy họ đã chụp ảnh đảo Kiska, trên đó có ghi được hai công trình mới được người Nhật xây dựng, trông giống như những tấm bảng thông báo lớn trên đỉnh ngọn núi cao nhất. Kiểm tra kỹ tấm ảnh này các chuyên gia EW cho rằng, trên thực tế, đó là các ăng-ten radar giám sát tầm xa không phận.

Trong các chuyến bay tiếp theo thực hiện nhiệm vụ trinh sát điện tử, trong đó sử dụng các máy thu đặc biệt, dữ liệu thu thập được về tần số, độ rộng xung, và các tham số khác là cơ sở để người ta có thể xác định không chỉ kiểu loại radar, mà còn là khu vực nó giám sát, và đồ thị hướng của ăng-ten.

Khi người Mỹ bắt đầu thả bom đảo, thông tin này là rất quan trọng, bởi vì việc phân tích cho thấy radar có một vùng "mù" tại nơi chùm tia quét của nó "bị che bóng" bởi một trong những đỉnh núi. Do đó, các phi công Mỹ có thể bay tiếp cận đảo mà không sợ bị phát hiện bởi radar đang bố trí ở đây.

Trường đoạn này mở ra một chương quan trọng trong lịch sử tác chiến điện tử. Nó chứng minh giá trị của nhiệm vụ phân vùng đối với ứng dụng quân sự. Những chiếc phi cơ đã được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ trên được gọi là
phi cơ-"con chồn" (ferret), vì chúng tương tự con thú này, rất ráo riết săn tìm chiến lợi phẩm, mà trong trường hợp này là radar.

Tuy nhiên, loại nhiệm vụ này không giới hạn ở việc chỉ sử dụng
phi cơ. Nhiều tàu chiến được trang bị các công cụ thích hợp đã đến thực hiện nhiệm vụ tại Thái Bình Dương. Khoảng cách từ đó các tàu có thể thu nhận được bức xạ của kẻ thù là nhỏ hơn so với phi cơ, vốn có lợi thế cao hơn nhiều. Mặt khác, các tàu biển có thể ở dài ngày trong khu vực quan sát để các chuyên gia trên tàu có nhiều thời gian hơn thu nhận, ghi lại và phân tích các bức xạ radar.

[​IMG] 

Ảnh một nhân viên kỹ thuật vô tuyến hàng không mẫu hạm Mỹ trên phi cơ trinh sát điện tử "Privateer" trong Thế chiến 2.

Ngoài ra, để giải quyết các vấn đề như vậy, Hải quân Mỹ được trang bị các máy thu và máy vô tuyến trắc giác, cùng một số lượng lớn các
phi cơ hạng nặng. Được trang bị tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ "trinh sát điện tử" như vậy là phi cơ bốn động cơ Consolidated-Vultee PB4Y2 Privateer - phiên bản hải quân của oanh tạc cơ nổi tiếng B-24 Liberator . Thành phần phi hành đoàn của mỗi chiếc Privateer, ngoài các thành viên chính thức của phi hành đoàn, còn có một tá các khai thác viên và có thể là một trung tâm đánh chặn bức xạ radar thực sự. Chiếc phi cơ này có thể dễ dàng nhận ra theo đường bao đặc trưng thân phi cơ có các bầu che rải rác làm từ một loại vật liệu tổng hợp đặc biệt che phủ một số lượng lớn các ăng-ten thu các tín hiệu radar của đối phương. Vì vẻ bề ngoài xấu xí của nó, mỗi phi cơ được gọi theo tên của các loài động vật kỳ lạ nhất và khủng khiếp nhất.Phi cơ Privateer, trong cuộc chiến tranh ở Thái Bình Dương, đã đóng một vai trò vô giá. Ta sẽ phải kể riêng về hai trong số chúng. Chúng tuần tra toàn bộ phần phía nam của Thái Bình Dương, từ Úc đến đảo Borneo, "đánh hơi" các vị trí radar cho vụ thả bom hủy diệt tiếp theo, và hỗ trợ các chiến dịch của lực lượng hải quân chống giao thương hàng hải của Nhật Bản.

Các tàu ngầm cũng được trang bị để thực hành kiểu nhiệm vụ như thế. Chúng là vật mang lý tưởng trang thiết bị do thám, còn khả năng thả trôi một thời gian dài của chúng, chỉ thò lên khỏi mặt nước phần tháp lái, cho phép nghe và ghi bức xạ radar và phương tiện thông tin liên lạc của kẻ thù. Sau đó, kết quả chặn thu được dùng chuẩn bị cho biện pháp đối kháng điện tử tương ứng, và thường là cho phép tránh được các cuộc tấn công bất ngờ của kẻ thù.

Một trong những trường hợp "phát hiện sớm" như thế xảy ra, khi một tàu ngầm Mỹ bị hỏng nặng trong chiến đấu được hai tàu ngầm khác hộ tống trở về căn cứ của họ. Trong thời điểm đó khi hải đội nhỏ đang đi trong sương mù, một trong những tàu ngầm hộ tống chặn được bức xạ radar của một
phi cơ Nhật bay gần đó. Rủi ro tạo nên bởi tình thế đặt người Mỹ phải đối mặt với một tình thế rất khó xử lý : lặn xuống hay ở trên mặt nước. Nếu họ lặn, họ sẽ mất chiếc tàu ngầm bị hỏng, nếu ở lại trên mặt nước, cả ba có thể bị đánh chìm.

Thuyền trưởng tàu ngầm có trang bị phương tiện EW quyết định sử dụng các máy thu trên tàu lắng nghe tất cả các dải tần số hoạt động của radar trên
phi cơ Mỹ, với hy vọng tìm thấy ít nhất một trong những phi cơ Mỹ đang bay gần đó. Tìm kiếm đã thành công, và các điện đài viên của tàu ngầm đã thông báo được cho viên phi công Mỹ về chiếc phi cơ Nhật Bản. Thông tin này cho phép anh ta tìm và tấn công kẻ thù. Đồng thời cả hai máy bay đã bay tới chỗ chiếc tàu ngầm không may mắn, phi công Nhật Bản nhận thấy rằng ai đó đang theo dõi anh ta, anh ta vội thả bom trước thời hạn mà không trúng mục tiêu. Sau đó viên phi công Mỹ đã bắn hạ được chiếc phi cơ Nhật Bản ngay trước mắt các phi hành đoàn tàu ngầm đang sửng sốt !

Ăng-ten một loại radar kiểm soát không trung trên tàu chiến hải quân Nhật thời Thế chiến 2.
Khi cuộc chiến ở Thái Bình Dương đạt đến điểm ngoặt có lợi cho người Mỹ, và họ đã có thể bắt đầu các cuộc không kích chiến lược, chiến thuật và đổ bộ từ biển lên các lãnh thổ bị Nhật Bản chiếm đóng, EW bắt đầu được áp dụng tích cực, nhưng khá đa dạng trong các chiến dịch khác nhau. Ví dụ, trong các cuộc không kích xuống các đảo được người Nhật cố thủ kiên cường, các
oanh tạc cơ Mỹ thường được trang bị các hệ thống điện tử để vô hiệu hóa các radar Nhật Bản - các máy phát nhiễu hoặc PRLO, giống như họ thực hiện trong các vụ thả bom nước Đức.

Sau này, mỗi trung đoàn không quân Mỹ được bổ sung các oanh tạc cơ
trang bị lại, chúng mang thêm nhiên liệu và thay vì bom mang thiết bị gây nhiễu. Vì ăng-ten được gắn tại thân trên phi cơ, các phi cơ đó có biệt danh là "con nhím" ("porcupine"). Khi bay đến mục tiêu, trong làn sóng thứ nhất của các oanh tạc cơ, chúng gây nhiễu hoặc vô hiệu hóa radar dẫn bắn của pháo phòng không Nhật Bản và ở lại trong khu vực này cho đến khi cho đến khi nào chiếc oanh tạc cơ cuối cùng chưa thả xong bom của nó.

Trước tiên, việc áp
chế radar Nhật Bản có một số khó khăn kỹ thuật do không biết các đặc tính khí cụ của họ. Ngược lại với các hệ thống radar Đức, các hệ thống Nhật Bản làm việc ở tần số thấp đến mức gần như không thể bị đánh lạc hướng nhờ sử dụng PRLO, vốn được sử dụng một cách hiệu quả ở châu Âu. Lý do cho điều này nằm ở chỗ các dải lá kim loại không phù hợp với khoảng nửa bước sóng của radar bị áp chế và do đó không mang lại hiệu quả mong muốn. Để giải quyết vấn đề, người ta đã chế tạo các dải nhiễu mới. Chúng làm bằng nhôm, có chiều dài lớn hơn nhiều (30 m x 3 cm) và vì hình dạng nên chúng được gọi là "dây thừng". Sử dụng phương tiện đối kháng điện tử cải tiến này đã làm giảm đáng kể tổn thất của người Mỹ trong thời gian các cuộc không kích vào các căn cứ không quân khác nhau của Nhật Bản trên các đảo chiếm đóng, được bảo vệ bởi các khẩu đội pháo phòng không, có radar điều khiển xạ kích.

Khi Nhật Bản có trong tay họ một số dải nhiễu mới do
phi cơ Mỹ thả xuống, họ ngay lập tức có những bước để lắp đặt trong các căn cứ không quân của họ các loại radar làm việc ở những bước sóng thậm chí dài hơn. Ngoài ra, bên cạnh các khẩu đội pháo phòng không họ còn thiết lập một số lượng lớn các radar kiểm soát các cụm đèn chiếu phòng không công suất lớn do radar kiểm soát. Các oanh tạc cơ của Mỹ, mới gần đây bắt đầu tấn công các căn cứ không quân chỉ vào ban đêm để gây khó khăn cho hoạt động của phòng không Nhật Bản, bây giờ tự nhiên thấy mình ở trong một mạng nhện các chìm đèn chiếu mà liên tục rội sáng họ, bất chấp mọi nỗ lực chế áp radar kiểm soát các cụm đèn. Khi trên màn hình radar của Nhật Bản vừa mới xuất hiện các chấm nhiễu, các trắc thủ vận hành tự động chuyển sang điều khiển đèn chiếu từ radar làm việc trên một tần số khác, nhằm bảo đảm rằng việc xạ kích sẽ được tiến hành tập trung vào các mục tiêu oanh tạc cơ đang được chiếu sáng. Sử dụng hệ thống này, người Nhật đã thành công khi gây những thiệt hại đáng kể cho không lực Lục quân Mỹ (United States Army Air Forces - USAAF or AAF) trên Thái Bình Dương : Hơn 80 phần trăm oanh tạc cơ B-29 Superfortress bị bắn rơi bởi hỏa lực phòng không Nhật Bản, và điều này có thể liệt kê vào thành công của hệ thống "radar-đèn chiếu phòng không-pháo cao xạ phòng không" ("Radar - Searchlight - AA Artillery").

Tuy nhiên, REP chỉ ảnh hưởng ở một mức độ đến kết quả các sự kiện ở Thái Bình Dương. Chung cuộc, việc giảm tổn thất
phi cơ Mỹ nên được quy cho việc sử dụng một số lượng lớn các thiết bị làm nhiễu, được trang bị trên phi cơ của họ (một số chiếc B-29 mang đến mười sáu máy phát nhiễu như vậy), cũng như việc sử dụng đồng thời các "dây thừng" được thả tự động có độ dài khác nhau. Ngoài ra, REB (EW) đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tấn công các đoàn công-voa tàu biển và trong các chiến dịch đổ bộ.

Đội bay PBY đã phát hiện hạm đội Nhật trong trận Midway

Như chúng ta đã thấy, một trong những vấn đề lớn nhất Nhật Bản phải đối mặt, là việc duy trì tuyến đường biển mở giữa Nhật Bản với tất cả các đảo bị chiếm đóng, bây giờ đã trở thành lãnh thổ của họ. Ngày 7 Tháng Mười Hai năm 1941, khi Nhật Bản tham chiến, họ có một hạm đội tàu buôn tổng lượng rẽ nước khoảng sáu triệu tấn, nhưng đến giữa năm 1943, nó mất đi hai triệu tấn, mà không thể lấp đầy bởi năng lực hạn chế của các nhà máy đóng tàu của nó. Và do các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng được mở rộng, ngày càng trở nên rõ ràng rằng đội tàu buôn của họ không có khả năng đáp ứng nhu cầu cung ứng ngày càng tăng cho các đảo ngoại biên.

Biết được điều này, người Mỹ đương nhiên đã bắt đầu sử dụng một cách có hệ thống việc đánh chìm càng nhiều tàu buôn càng tốt với sự trợ giúp của các tàu ngầm. Cố gắng tránh điều này, các tàu buôn Nhật Bản được trang bị radar của họ, bảo đảm phát hiện sớm sự hiện diện của tàu ngầm đối phương. Nhưng người Mỹ đối phó bằng cách trang bị cho tàu ngầm các bộ RWR, để có thể phát hiện ra kẻ thù trước khi người Nhật Bản phát hiện ra họ. Kết quả tỷ lệ nghịch với mong đợi của Nhật Bản, tàu ngầm Mỹ giờ đây khi đánh chặn được bức xạ radar tàu buôn địch, đã có cơ hội phát hiện và bắn chìm nó.

Đương nhiên, các bộ RWR của tàu ngầm có hiệu quả như nhau khi chống lại tàu chiến và đặc biệt là tàu ngầm Nhật. Trong trận chiến nổi tiếng vịnh Leyte, một tàu ngầm Mỹ đã có thể phát hiện bằng phương tiện EW ba tàu ngầm Nhật Bản và đánh chìm chúng.


Hai trường đoạn khác có những hậu quả quan trọng lên tiến trình cuộc chiến ở Thái Bình Dương. Một trong số đó là trận Midway, bước ngoặt trong cuộc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Cuộc tấn công Trân Châu Cảng của Nhật Bản, mà kết quả bi thảm của nó có thể nói trên mức độ lớn là do những thiếu sót nghiêm trọng trong việc tổ chức khí cụ trang thiết bị điện tử của Mỹ, đặt Hải quân Hoa Kỳ vào thế phải quỳ gối. Vì vậy, trước trận chiến đường không lớn gần đảo san hô vòng Midway, Đô đốc Nimitz, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hải quân Mỹ (CINCPAC), chỉ có ba hàng không mẫu hạm và hoàn toàn không có thiết giáp hạm. Mặt khác, Đô đốc Yamamoto, Tư lệnh Hải quân Nhật Bản có năm hàng không mẫu hạm và 11 thiết giáp hạm. Tuy nhiên Nimitz vẫn có cái mà Yamamoto không có, và điều đó dường như đã đóng một vai trò rất quan trọng.


[​IMG]Trận Midway: Hàng không mẫu hạm Nhật Hiryu bốc cháy trước khi chìm, ảnh chụp bởi một
phi cơ từ hàng không mẫu hạm Hosho Nhật ngay sau bình minh ngày 5 tháng 6 năm 1942. Hiryu chìm vài tiếng sau. Ảnh cho thấy sàn cất hạ cánh phía trên hangar trước đã bị phi cơ Mỹ bắn sập.

Kết quả trực tiếp của thảm kịch tại Trân Châu Cảng là tổ chức mạng lưới giám sát điện tử của người Mỹ là vô tiền khoáng hậu trên thế giới. Tất cả các bức xạ vô tuyến của kẻ thù, mang nội dung (các phiên
truyền tin vô tuyến) và không mang nội dung (bức xạ radar) ngày và đêm đều được phi cơ, chiến hạm và các trạm mặt đất thu thập. Toàn bộ các tín hiệu chặn thu, đều được gửi đến một bunker trên đảo Oahu, tại đó chúng được các chuyên gia điện tử và chuyên gia giải mã phân tích.

Việc giải mã hệ thống mật mã của Nhật Bản và phát hiện sự thay đổi định kỳ của tất cả các bộ mã của kẻ thù đã trở thành một trong một trong nhiều thành tựu lớn của trung tâm EW này.

Ngày 20 Tháng Năm năm 1942, một vài tuần trước trận Midway, Yamamoto truyền đến các chỉ huy các hạm đội hải quân của mình 1 bức điện được mã hóa, trong đó thông báo cho họ về các kế hoạch của mình đối với các chiến dịch hải quân tiếp theo - Kế hoạch "MO". Theo một hoàn cảnh trùng hợp ngẫu nhiên, cũng thường hay xảy ra, nhưng đóng một vai trò quan trọng, do nhầm lẫn thông báo được truyền đi theo bộ mã cũ, đã bị người Mỹ mở khóa, mà không phải là theo bộ mã mới, sẽ khó giải mã hơn nhiều.


[​IMG]USS Yorktown (CV-5) trúng ngư lôi Type 91 thả từ
phi cơ Nhật trong trận Midway, ngày 4 tháng 6 năm 1942.
Sau một tuần làm việc, các chuyên viên giải mã người Mỹ của trung tâm Oahu đã có thể hiểu được nội dung bức điện siêu mật của Nhật. Đô đốc Nimitz kịp thời được báo cáo về ý đồ của Yamamoto quyết định tấn công "A.F", có thể là vào ngày 03 tháng 6, và mong muốn của ông ta đánh lạc hướng sự chú ý khỏi nơi sẽ ra đòn tấn công chủ yếu bằng cách tổ chức cuộc tấn công vào quần đảo Aleutian. Vấn đề bây giờ là tìm hiểu địa điểm được chỉ ra bởi các chữ cái "A.F" ! Làm thế nào thực hiện được nó - đây là một kiệt tác của ngành do thám điện tử Mỹ.

Phân tích kỹ lưỡng các buổi phát sóng của Nhật Bản, người Mỹ đi đến kết luận rằng nơi ra đòn tấn công phải là Midway Atoll. Để xác nhận luận lý này người ta đã phát minh ra một sơ đồ độc đáo. Quân đội Mỹ từ đảo san hô vòng Midway chuyển tới bộ tham mưu của họ một bức điện dễ giải mã, trong đó báo cáo rằng thiết bị khử mặn lấy nước ngọt của họ bị hỏng. Nhật Bản cắn câu, và Đô đốc Yamamoto sau vài ngày đã truyền đi một thông báo nói rằng "AF" thiếu nước sạch do thiết bị khử mặn bị hư hỏng!

Đô đốc Nimitz giờ đã biết phải đi đâu và chờ đợi kẻ thù ở đâu. Ông ta ra lệnh chuẩn bị ngay lập tức cả ba hàng không mẫu hạm của mình : "Hornet", "Yorktown" và "Enterprise" và ấn định hướng đến - Midway. Theo mức độ hai hạm đội tiếp cận đảo san hô,
phi cơ trên hàng không mẫu hạm Mỹ thực hiện một loạt các cuộc tấn công hủy diệt, bắn chìm tất cả các hàng không mẫu hạm Nhật Bản từng chiếc một và buộc người Nhật hủy bỏ cuộc đổ bộ. Chiến thắng này của Mỹ có ảnh hưởng rất quan trọng đến kết quả cuộc chiến tranh.

Một trường đoạn khác có ảnh hưởng đến quá trình chiến tranh, diễn ra nhờ công tác tổ chức xuất sắc của ngành tác chiến điện tử Mỹ và nằm ở chỗ bây giờ chính Đô đốc Yamamoto trở thành mục tiêu trực tiếp.

Vào tháng Tư năm 1943, Tổng tư lệnh Hạm đội Liên hợp Hải quân Nhật Bản quyết định đến thăm các căn cứ phía tiền phương của họ và kiểm tra tiến trình chiến dịch hoạt tại Guadalcanal cũng như các công trình phòng thủ. Ngày 13 tháng 4, tư lệnh hạm đội 8 Hải quân Nhật Bản truyền cho các bộ tư lệnh khác, liên quan đến tuyến hành trình theo kế hoạch của đô đốc một bức điện. Điện nói rằng đô đốc Yamamoto sẽ bay từ Rabula đi lúc 06:00 ngày 18 tháng 4 trên một oanh tạc cơ
hạng nhẹ với sự hộ tống của sáu tiêm kích và bay về hướng đảo Bugainville trên mũi phía đông nam quần đảo Solomon để kiểm tra các căn cứ ở Balalae và Shortland. Phi cơ đến Balalae theo kế hoạch dự kiến lúc 08:00 cùng ngày.


USS Hammann và USS Yorktown trúng ngư lôi của tàu ngầm Nhật I-168 ngày 6 tháng 6 năm 1942

Bức điện trên bị chặn thu bởi các trạm vô tuyến làm việc cả ngày lẫn đêm của người Mỹ, chúng lắng nghe và ghi lại tất cả các bức xạ điện từ của đối thủ. Sau đó, điện nhanh chóng được chuyển giao cho bộ phận mã thám, tại đó nó cũng nhanh chóng bị giải mã.

Sáng ngày 18 tháng 4, tám
phi cơ tiêm kích Lockheed P- 38 Lightning Không quân Mỹ cất cánh từ phi trường Henderson tại Guadalcanal và chờ sẵn phi cơ đô đốc Nhật Bản tại không vực 35 dặm bắc Balalae. Khi phi cơ của Yamamoto xuất hiện, nó bị bắn rơi. Đô đốc Yamamoto đã chết như vậy.

Nhờ EW, các phi công Mỹ đã có thể loại bỏ khỏi không gian chiến trường Thái Bình Dương Đô đốc Yamamoto một đô đốc rất thông minh và rất đáng kính trọng - người nghĩ ra cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng. Cái chết của ông là một đòn giáng mạnh vào toàn bộ hạm đội Nhật Bản và ảnh hưởng lớn đến khả năng chiến đấu của nó.

Tuy nhiên, đóng góp to lớn nhất của EW vào không gian chiến trường Thái Bình Dương, là các chiến dịch đổ bộ đã đưa người Mỹ từ Guadalcanal đến tận trung tâm nước Nhật. Đó là một đóng góp liên tục, mặc dù gần như không được công nhận, cả trước và trong mỗi chiến dịch.

Ngay sau khi Nhật Bản chiếm giữ các hòn đảo, họ lập tức thiết lập trên đó tất cả các loại radar phát hiện sớm và radar dẫn bắn. Các phân đội tác chiến điện tử Mỹ phải xác định tọa độ của tất cả các trạm radar được bố trí, từ quần đảo Solomon kéo dài đến bờ biển Trung Quốc, và sau đó, để giảm bớt thiệt hại cho các binh sĩ của họ trong những giờ phút quan trọng của các chiến dịch, vô hiệu hóa các radar điều khiển hỏa lực trong khu vực  các chiến dịch đổ bộ.

Trong quá trình cuộc đổ bộ lên quần đảo Marshall ở trung tâm Thái Bình Dương, các tàu trang bị khí cụ EW đã chặn bức xạ radar cảnh báo sớm mà người Nhật bố trí trên một trong những hòn đảo của mình để cảnh báo quân đội của họ về sự xuất hiện của chiến hạm hoặc
phi cơ Mỹ. Sau khi nghiên cứu các tham số kỹ thuật của radar, chiến thuật thích hợp đã được phát triển. Sau vài tháng, thông tin thu được về các radar trên quần đảo Marshall trở thành rất quan trọng đối với Hải quân Mỹ, khi họ tấn công đảo Palau. Người Mỹ có được khả năng lắp đặt trên các tàu của họ thiết bị gây nhiễu, tinh chỉnh theo các tần số của các radar Nhật Bản trên đảo.

[​IMG] 

Đô đốc Yamamoto vài giờ trước khi gặp nạn. Ông đang chào các phi công hải quân Nhật tại căn cứ Rabaul, ngày 18 tháng 4 năm 1943.

Thậm chí EW còn được sử dụng với cường độ mạnh hơn trong quá trình quân Mỹ đổ bộ lên quần đảo Mariana. Trước khi đổ bộ, người Mỹ đã tiến hành trinh sát điện tử kỹ lưỡng tất cả các radar trong khu vực. Những nỗ lực này xứng đáng với thời gian bỏ ra, vì nó cho phép phát hiện "lỗ hổng" trong trường radar của người Nhật và cho phép các lực lượng xâm nhập tiến hành đổ bộ mà không bị radar của họ phát hiện.

Một lần nữa, tầm quan trọng của ECM (РЭП - REP) đã được chứng minh trong quá trình chiến dịch trên quần đảo Philippines. Trước chiến dịch trong vịnh Leyte, người Mỹ phát hiện 2 radar; một được lắp đặt ngay ở Vịnh Leyte, còn radar kia - trên đảo Mindanao. Chúng bao phủ lối tiếp cận một số khu vực bờ biển và có thể gây ra mối đe dọa cho sự thành công của quá trình đổ bộ. Để tạo thuận lợi cho chiến dịch xâm nhập, chúng đã bị tấn công và phá hủy.

Một sự kiện quan trọng nữa xảy ra khi áp dụng tác chiến điện tử trong quá trình cuộc đổ bộ đáng nhớ và đầy kịch tính lên đảo Iwo Jima. Trong thời gian chuẩn bị của hải đoàn tàu tuần dương Mỹ cho việc bắn phá hòn đảo, các trắc thủ vận hành hệ thống EW phát hiện ra người Nhật đặt trên đảo một radar kiểm soát hỏa lực. Và một lần nữa, xuất hiện khả năng phân tích các thông số của khí cụ trên và chuyển thông tin tới các tàu hộ tống. Sau đó, các tàu này bật máy gây nhiễu của họ và không cho phép người Nhật sử dụng radar kiểm soát hỏa lực của các khẩu đội pháo bờ biển khai hỏa vào quân Mỹ đang đổ bộ.


CHƯƠNG 12. Thông tin liên lạc và tác chiến điện tử

Trong suốt Thế chiến II, các quốc gia-đối thủ thường xuyên chế áp liên lạc vô tuyến của nhau khi cố gắng ngăn chặn sự phổ biến thông tin tuyên truyền của họ qua các phương tiện vô tuyến. Điều chỉnh máy thu radio của mình, nhiều người nhận thấy nhiễu rất mạnh, và đôi khi sóng radio truyền đi hoàn toàn chìm trong các âm thanh của kim loại va vào nhau, tiếng chuông rung, và đại loại như thế.

Ngoài ra, mặc dù ở mức độ thấp hơn, việc áp
chế liên lạc vô tuyến quân sự cũng diễn ra như vậy. Điều này được thực hiện để không cho phép đối phương sử dụng hiệu quả các phương tiện thông tin vô tuyến riêng của họ. Một trong những trường hợp đầu tiên gây nhiễu là những sự kiện diễn ra trong tháng 11 năm 1941, khi tập đoàn quân số VIII của Anh chuẩn bị một cuộc tấn công quy mô lớn chống lại quân đội các nước phe Trục trên mặt trận Libya, nhằm lấy lại các vị trí đã bị chiếm mất.

Người Anh nhận thấy rằng sự thành công của các chiến dịch táo bạo trước đó của các binh đoàn thiết giáp của tướng Rommel phần nào được giải thích bởi liên lạc vô tuyến có tổ chức giữa bộ chỉ huy và các xe tăng. Họ cho rằng, sau khi phá hủy đường thông tin liên lạc này, họ có thể làm tê liệt hoạt động của các xe thiết giáp của đối phương. Để làm điều này, các oanh tạc cơ
Wellington được trang bị rất nhiều các máy phát radio đơn giản 50 watt-điều tần. Chúng phát xạ tiếng ồn của động cơ phi cơ, tạo ra ở tần số được người Đức sử dụng tiếng ồn hỗn loạn điếc tai. Ban đầu, việc gây nhiễu này tạo ra sự hỗn loạn lớn giữa các đơn vị xe tăng Đức, nhưng ngay sau khi nhận ra nguồn gốc nhiễu, người Đức bắt đầu sử dụng phi cơ chiến đấu Bf 109 để săn diệt oanh tạc cơ Wellington. Đó không phải là điều khó khăn, vì Wellington di chuyển chậm và không được bảo đảm sự hộ tống đầy đủ.

[​IMG]Một chiếc Vickers Wellington DWI (Directional Wireless Installation) trên mặt đất tại Ismailia, Ai Cập, cho thấy vòng điện từ được dùng để kích nổ các bãi mìn từ tính. Ảnh chụp quãng 1940-1943.
Như chúng ta đã thấy, khi xem xét các chiến dịch ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, một trong những ứng dụng hiệu quả nhất của EW ảnh hưởng đến quá trình Thế chiến II là chặn sóng vô tuyến của đối phương. Các chiến dịch này được tiến hành bởi các nước tham chiến, không chỉ để có được thông tin hữu ích từ việc giải mã chương trình phát sóng, mà còn để phát hiện các mạng lưới điệp viên bí mật trong lãnh thổ của mình.

Trường hợp thú vị liên quan đến hoạt động này là một chiến dịch được người Đức thực hiện để xác định vị trí nơi phát sóng của điện đài Nga bí mật hoạt động tại các vùng lãnh thổ bị Đức chiếm đóng.

Trong năm 1941, cơ quan tình báo quân đội Đức Abwehr chặn thu được ít nhất 500 phiên truyền tin vô tuyến được mã hóa mà không thể giải mã. Abwehr nhận ra đây là mạng lưới điệp viên Liên Xô đang hoạt động ở Tây Âu. Các nhà lãnh đạo Đức Quốc xã ở Berlin đã rất giận dữ trước sự bất lực của nước Đức trong việc chấm dứt công việc của lưới điệp viên được trang bị các điện đài sóng ngắn tốt cùng với các trang thiết bị điện tử thích hợp, được gọi là "The Red Chapel" ("Dàn Nhạc Đỏ"). Họ vô cùng tức tối trước thực tế là trong những bức điện vô tuyến kia chứa các thông tin quân sự được truyền cho bộ tư lệnh quân đội Nga trực tiếp từ lãnh thổ Đức, nhưng tất cả những nỗ lực của họ để tìm ra hang ổ của những nhân viên tình báo Nga đã không có kết quả.

Trong thời đó, các máy định vị vô tuyến trắc giác hiện có vẫn chưa đủ tinh vi để ngay lập tức cung cấp các tọa độ chính xác của điện đài bí mật, mà hơn nữa, liên tục thay đổi vị trí của mình. Đó giống như một cuộc săn cáo, tiến hành giữa các máy phát vô tuyến bất hợp pháp và các máy vô tuyến trắc giác Peilung không ngừng được hoàn thiện của người Đức.


[​IMG] 

Phán quyết chống lại các thành viên của Dàn nhạc Đỏ

Hằng đêm các đài phát bí ẩn phát sóng bốn đến năm giờ. Người Đức chặn có hệ thống các buổi phát sóng và sử dụng công cụ vô tuyến trắc giác của họ, tính toán ra phương vị của nó. Nhưng mỗi khi họ xác lập được, các đài phát lại biến mất trước khi người Đức có thể tìm thấy. Tuy nhiên, họ đã có thể xác lập được đài phát chính của "Red Chapel" tọa lạc tại một trong những thành phố của Bỉ. Các hiệu thính viên khai thác máy vô tuyến trắc giác điêu luyện nhất của Đức được cử đến thành phố này để cố gắng để phát hiện vị trí chính xác của nó.

Điệp viên Nga nán lại quá lâu, lỗi lầm này gây tử vong cho họ. Đêm ngày 13 tháng 12 năm 1941, tòa nhà từ đó tiến hành các phiên phát sóng bí mật bị phát hiện bởi các hiệu thính viên Đức. Lính Đức, đi ngoài ủng nhưng chiếc vớ dày để tránh tiếng động do bước chân của họ, lặng lẽ thâm nhập tòa nhà và bắt sống tại chỗ các điệp viên.

Người ta được biết, người Anh tham gia chặn có hệ thống sóng vô tuyến của đối phương nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác và họ đã có kinh nghiệm đáng kể trong hoạt động này. Ngay sau Thế chiến thứ Nhất, họ xây dựng các đài phát vô tuyến bí mật trên toàn thế giới để chặn thu sóng điện đài của các đối thủ tiềm năng. Tất cả các sóng điện đài chặn thu được họ đều phân tích kỹ, và nếu có khả năng, sẽ được giải mã để thu nhận những thông tin có thể hữu ích cho các mục tiêu chính trị và quân sự của họ.

Thời đó, việc giải mã các điện vô tuyến vẫn còn là công việc mà sự thành công phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ năng và trí thông minh của các chuyên gia trong lĩnh vực này. Ngoài ra, việc giải mã các điện vô tuyến có sự tham gia của nhiều người và codebooks có chứa mã được lưu trữ trong các két sắt và bảo vệ ngày đêm.

Các báo cáo mã hóa là một công việc lâu dài và nằm ở chỗ "dịch" văn bản thông thường thành một chuỗi các con số và chữ cái, thường được mã hóa hai lần để làm cho nhiệm vụ giải mã của đối phương khó khăn hơn. Rõ ràng, càng sử dụng nhiều hơn tổ hợp các con số và chữ cái, càng khó để "mở" mật mã.


[​IMG]
Heinz Guderian trong Chiến dịch nước Pháp, với một chiếc máy Enigma.

Ngay trước khi bùng nổ Thế chiến thứ 2, người Đức chế tạo ra máy mật mã Enigma đặc biệt, có thể phối hợp một số lượng lớn hơn nữa các tổ hợp so với các phương pháp mã hóa thủ công thông thường. Nó là một máy điện với một bàn phím và các khai thác viên có thể cung cấp hơn bốn triệu tổ hợp. Bộ chỉ huy tối cao Đức bị thuyết phục rằng cỗ máy này sẽ hoàn toàn giải quyết vấn đề mã hóa, bởi vì nó sẽ làm cho nhiệm vụ giải mã gần như không thể.

Tuy nhiên, theo kết quả của một loạt sự kiện, được khởi xướng bởi một người Do Thái Ba Lan Richard Levinsky, người làm việc như một kỹ sư và nhà toán học tại nhà máy Berlin, nơi thiết kế Enigma, điều này đã không xảy ra. Một ngày của năm 1938, Levinsky bước vào tòa nhà trụ sở cơ quan tình báo ở Warsaw và chào bán thông tin về Enigma lấy 10 000 sterling Anh và tấm hộ chiếu cho phép ông và gia đình di cư sang Anh, khi đó là đồng minh của Ba Lan.

Tình báo Ba Lan và Anh không thể tin được một thành công như vậy, đặc biệt là khi đã thấy khá rõ ràng rằng họ sẽ sớm phải bước vào một cuộc chiến tranh với Đức. Tuy nhiên, việc sở hữu chỉ một cái máy không phải là phương tiện đủ để giải mã điện tín nhanh chóng, vì người Đức thay đổi bộ mã hàng ngày. Để giải quyết vấn đề này, người Anh quyết định thiết kế một cỗ máy có thể thực hiện tất cả các công việc cần thiết để nhanh chóng tìm thấy "khóa mã" hiện hành. Điều này sẽ dẫn đến việc xây dựng máy giải mã, cỗ máy dịch các tin điện của kẻ thù sang văn bản thông thường. Một nhóm gần ba mươi nhà toán học bắt đầu tính toán tất cả các tổ hợp số và chữ cái của máy mật mã Enigma mà đến thời điểm này người Anh đã có thể tái sử dụng nhờ Levinsky. Khi thực hiện xong, các tổ hợp tính toán bằng phương pháp điện tử được đưa vào chiếc máy giải mã có kích thước rất lớn, chiếc máy mà có thể tìm ra, với sự giúp đỡ của các thiết bị cơ điện, chìa khóa chính xác để giải mã các thông điệp của Enigma.


[​IMG] 

Ví dụ tiêu biểu : một bức điện chặn thu được tại Bletchley Park trước khi giải mã

Hệ thống này được gọi là Ultra (xem thêm về Enigma và Ultra trong "Ultrasecret" của Vinterbotham và "Il vero traditore" của A.Santoni, được nhà Mursia xuất bản) là một loại máy tính điện tử cơ bản, mặc dù nó sử dụng công nghệ điện tử lạc hậu xa so với công nghệ máy tính hiện đại ngày nay. Khi bùng nổ Thế chiến II, người Anh thấy mình ở một vị trí tốt hơn nhờ có Ultra vào mạng lưới các trạm chặn thu vô tuyến điện rải rác trên toàn thế giới. Chúng có khả năng chặn mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Lục quân, Không quân và Hải quân Đức gửi cho quân đội của mình, các thông điệp trong nội bộ quân đội và thậm chí lệnh của chính Hitler truyền trực tiếp cho họ trước khi mở đầu mỗi chiến dịch quan trọng.

"Của hiếm" không thể tin được này của các cơ quan mật vụ Anh đã có những hệ quả vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong những năm đầu của cuộc chiến tranh. Được Ultra cung cấp thông tin, sự hiểu biết thấu đáo của người Anh về các chiến dịch của đối phương, kế hoạch chiến lược của chúng, bố trí các vị trí quân đội và sự di chuyển của nó có ảnh hưởng lớn đến kết quả của nhiều trận đánh.

Lấy ví dụ, chiến thắng của người Anh trong trận Cape Matapan ngày 28 Tháng Ba năm 1941. Chiến thắng này, gần như không nghi ngờ gi nữa, có thể quy cho năng lực của người Anh đã giải mã được điện vô tuyến giữa Bộ Chỉ huy tối cao Đức và quân đoàn không quân (X- CAT) tại Ý, một vài ngày trước khi hạm đội Ý, vốn cần phải được X-CAT bảo vệ,  rời cảng Taranto.

Như chúng ta đã thấy trước đây, hạm đội Ý đã lên kế hoạch bất ngờ tấn công đoàn công-voa Anh tại Đông Địa Trung Hải bằng lực lượng một thiết giáp hạm, bốn tuần dương hạm hạng nặng và sáu khu trục hạm. Thành công của chiến dịch này phụ thuộc vào yếu tố bất ngờ, và người Ý đã làm mọi thứ có thể để giữ bí mật kế hoạch của họ. Tuy nhiên, họ yêu cầu các đồng minh của họ - người Đức, giúp họ bằng cách gửi
phi cơ tiêm kích của X-CAT tới, bảo vệ hạm đội của họ. Bức điện liên quan đến vấn đề này được mã hóa bằng máy Enigma và chuyển giao cho người Đức, nhưng cũng bị chặn thu và giải mã bởi máy Ultra của Anh. Do đó, người Anh biết tất cả về các giai đoạn cơ bản của các chiến dịch của hạm đội hải quân Ý : ngày tháng, thời gian, thành phần tàu, yểm trợ đường không và v.v.

[​IMG] 

Cũng bức điện trên sau khi giải mã

Biết thông tin này, Đô đốc Cunningham ra lệnh cho một phân hạm hải quân Anh, lúc đó đang đậu tại cảng Aleksandria Ai Cập, sẵn sàng ra khơi ngay lập tức. Để đánh lừa các điệp viên Ý ở Aleksandria, đô đốc Anh lên bờ trong trang phục dân sự và đi đến câu lạc bộ golf của mình. Khi màn đêm che phủ, ông ta bí mật quay trở về tàu, hạm đội ra khơi.

Ngoài ra, Ultra cũng góp phần vào việc tiêu diệt một số lượng lớn các đoàn công-voa Ý đi đến các cảng Bắc Phi. Người Anh giải mã các điện tín của Bộ Tư lệnh tối cao Đức, giao nhiệm vụ cho tướng Rommel và X-CAT tại Ý về thời hạn ra khơi và đến nơi, chuyển giao hàng hậu cần bằng đường biển cho Afrika Korps, cung cấp thông tin về thời điểm khởi hành và xuất hiện của đoàn công-voa, các cảng đi và mục đích cũng như hành trình của các con tàu. Do đó, người Anh biết các đoàn công-voa đối phương xuất bến thế nào khi nào từ trước và có thể nhanh chóng phái các binh đoàn đi tấn công đối thủ. Ngoài ra, việc  trinh sát không ảnh thường xuyên một cách có hệ thống các cảng của Ý đã trở thành một lợi thế tuyệt vời, mặc dù ít được biết đến của người Anh, vì nó cung cấp cho họ thông tin về thành phần hộ tống đoàn công-voa và v.v. Một yếu tố khác trong sự thành công của hạm đội Anh ở Địa Trung Hải là họ có radar, cho phép dẫn bắn ban đêm.

Trong trường hợp đảo Crete bị lính dù Đức chiếm đóng vào năm 1941, các thông tin chứa trong những điện tín bị chặn và giải mã đã thực sự giúp người Anh rất nhiều, những bức điện đó được Bộ chỉ huy Không quân Đức chuyển cho các đơn vị của họ. Mặc dù người Đức thành công trong việc chiếm đảo, thiệt hại của họ rất cao, vì quân đội Anh đã triển khai chính xác tại vị trí đổ bộ của lính dù Đức.


[​IMG] 

Một phiên bản chiếc máy Bombe do người Mỹ chế tạo, chiếc máy (Bombe) được phát triển tại Anh để giải mã các thông điệp do máy mã hóa Enigma của người Đức gửi đi trong thời gian Thế chiến II.

Nhiều thành công trong số những thành công khác của liên quân Anh-Mỹ trong Thế chiến II là kết quả của việc áp dụng cỗ máy kỳ diệu Ultra, và chúng ta chỉ cần nhắc đến Trận chiến nước Anh, trận El Alamein ở Bắc Phi và cuộc đổ bộ lên Normandy là cũng đã đủ. Thật khó để đánh giá chính xác, đóng góp lớn dường nào mà Ultra đã mang lại trong thành công của các chiến dịch này, không nghi ngờ gì nữa, nó bảo đảm cho người Anh những thông tin vô cùng quý giá làm thay đổi tiến trình của nhiều trận đánh. Chắc chắn các thủy thủ tàu buôn, thủy thủ quân sự Ý đã phải trả cái giá cao nhất do sự ứng dụng máy giải mã Ultra, đã cung cấp cho người Anh những thông tin quý giá như vậy về các hành động của họ.

Sự hiểu biết hành động của kẻ thù và ý định của nó, thu được bằng cách chặn và giải mã điện vô tuyến, cùng với sự bảo vệ đầy đủ các phương tiện thông tin liên lạc của bản thân, là yếu tố quan trọng nhât trong sự thành công của các hoạt động tác chiến. Tính đến sự tiến bộ lớn lao trong lĩnh vực điện tử ứng dụng vào quân sự và các yêu cầu ngày càng tăng, đặt ra cho công tác chỉ huy và kiểm soát các lực lượng vũ trang, việc bảo vệ thông tin liên lạc đã trở thành vô cùng cần thiết, không chỉ vì để giải mã, mà còn vì các biện pháp đối kháng điên tử (chặn thu, gây nhiễu và nghi binh đánh lạc hướng). Ngày nay, việc bảo vệ các phương tiện thông tin liên lạc, trên thực tế, đã trở thành ưu tiên hàng đầu của công tác quốc phòng trong tất cả các nước, và được cho là cũng quan trọng như việc mua sắm vũ khí, huấn luyện quân đội và tất cả các thành tố quan trọng khác của một cuộc chiến tranh hiện đại.





CHƯƠNG 13. Chiến tranh Lạnh, Triều Tiên và tái trang bị vũ khí điện tử

[​IMG] 

Ba hành lang hàng không, được phép sử dụng bay tới Berlin.

Thế chiến II kết thúc. Người Mỹ và người Anh nhanh chóng giải tán các máy móc quân sự của mình và ngừng sử dụng thiết bị EW (tác chiến điện tử). Một phần chúng bị hỏng do thiếu bảo trì, một số thậm chí được bán đi cho các đại lý vì dư thừa trang thiết bị quân sự. ECW (đối kháng điện tử) bị lãng quên và hầu hết những người có  kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực này trong những năm chiến tranh đã rời quân đội hoặc chuyển sang các vị trí làm việc được trả lương tốt hơn trong ngành công nghiệp điện tử. Mặt khác, các radar liên tục được cải tiến, vì chúng đã trở thành công cụ vô giá dẫn đường cho tàu biển và
phi cơ, đặc biệt là vào ban đêm và trong điều kiện tầm nhìn kém.

Không giống như Anh và Mỹ, Nga - một c
ường quốc vĩ đại khác, người chiến thắng khác, không vội vã giải ngũ quân đội, và lực lượng vũ trang Liên Xô tiếp tục thống trị ở châu Âu và châu Á. Sử dụng kinh nghiệm và kiến thức của hàng trăm nhà khoa học Đức bị bắt làm tù binh trong các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, người Nga đã tiến hành các nghiên cứu sâu rộng trong lĩnh vực thiết bị điện tử quân sự và bắt đầu sản xuất hàng loạt hỏa tiển đạn đạo điện tử.

Trong suốt Thế chiến II, người Nga, cũng như người Đức, sử dụng lực lượng không quân của họ hầu như chỉ để hỗ trợ chiến thuật lực lượng mặt đất và do đó, không cho ra lò được các oanh tạc cơ
4 động cơ giống như Anh và Mỹ để tiến hành các cuộc thả bom chiến lược. Sau chiến tranh, người Nga quyết định lấp chỗ trống này và sản xuất hàng trăm oanh tạc cơ kiểu như B-29, sao chép từ chiếc oanh tạc cơ chiến lược Boeing B-29 Superfortress Mỹ, rơi vào tay người Nga sau khi phải hạ cánh khẩn cấp ở Siberia (ở đây nói đến Tu-4. Hơn nữa, các phi cơ B-29 Mỹ, theo một thỏa thuận liên chính phủ Mỹ-Liên Xô, đóng căn cứ tại Ukraina, trên các phi trường Poltava, và Piryatin và Myrgorod năm 1944 khi thực hiện các vụ thả bom con thoi xuống nước Đức và nước Ý.).

Trong khi đó, do kết quả các vấn đề còn mơ hồ và gây tranh cãi của các hiệp ước hòa bình, giữa các cường quốc phương Tây và Liên Xô bắt đầu có sự bất đồng.

Trong thời kỳ đầu tiên sau chiến tranh, bom nguyên tử khi đó chỉ mình Hoa Kỳ sở hữu, đã ngăn chặn được sự khởi đầu của một cuộc chiến tranh mới; mối đe dọa trả đũa hạt nhân là phương tiện răn đe đủ mạnh để răn đe và ngăn chặn các hành động quân sự tiếp tục của người Nga. Ví dụ, răn đe hạt nhân, như hồi đó người ta gọi, đã ngăn chặn sự bùng nổ một cuộc chiến tranh vào năm 1948 khi Nga bắt đầu cuộc phong tỏa Tây Berlin. Cựu thủ đô của nước Đức bị bao vây bởi Đông Đức do Nga chiếm đóng và phân chia thành các khu Anh, Mỹ, Pháp và Nga. Hai triệu người dân sống trong các khu vực Tây Berlin đã phải quỳ gối khi người Nga từ chối cho phép khả năng sử dụng mạch máu giao thông đi qua lãnh thổ của Đông Đức để cung cấp hàng hóa. Sau khi người Mỹ, Anh và Pháp tổ chức cầu không vận Berlin nổi tiếng giữa Tây Đức và Berlin, người Nga có thể dễ dàng đánh chiếm phần phía tây của Berlin. Quyết định của họ không làm như vậy là do sợ bị trả thù hạt nhân từ phía Mỹ mà hồi đó họ chưa được bảo vệ.


[​IMG]C-54 Không lực Mỹ (United States Air Force) hạ cánh xuống phi trường Tempelhof (1948) trong cuộc phong tỏa Berlin

Cuộc phong tỏa Berlin kết thúc tháng 5 năm 1949, đó là một chiến thắng tinh thần cho thế giới phương Tây, nhưng cũng đánh dấu sự khởi đầu của những gì sau này được gọi là Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và các cường quốc phương Tây. Chiến tranh Lạnh diễn ra một thời gian, dài đặc trưng bởi các thời kỳ ngắn thù địch công khai và bầu không khí nghi ngờ lẫn nhau, cuối cùng dẫn đến việc tạo ra hai liên minh lớn : Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Tổ chức Hiệp ước Warsaw.

Việc gây nhiễu liên lạc vô tuyến đã trở thành một thành tố chiến lược rất quan trọng trong Chiến tranh Lạnh. Hành động đầu tiên của tác chiến điện tử, trong ý nghĩa này, là việc người Nga áp
chế các chương trình phát thanh của đài "Tiếng nói Hoa Kỳ" ( VOA ) và British Broadcasting Corporation (BBC), phát bằng tiếng Nga và nhằm vào các nước Đông Âu đang ở trong sau cái gọi là "Bức màn sắt".

Khi các nhà ngoại giao Mỹ và Anh bắt đầu thể hiện sự phản đối của họ đối với Moscow và Liên Hợp Quốc về sự vô căn cứ của các hành động như vậy trong thời bình, người Nga đáp rằng, các chương trình phát sóng của "Tiếng nói Hoa Kỳ" và BBC là một hành động chiến tranh tâm lý, Liên Xô có quyền chống lại nó để tự bảo vệ khi làm tê liệt các đài phát thanh của kẻ thù.

Việc người Nga áp
chế các chương trình phát thanh phương Tây diễn ra một thời gian rất lâu dài, bất chấp các chi phí khổng lồ mà các hoạt động như vậy kéo theo. Chỉ riêng "Tiếng Nói Hoa Kỳ" đã phát sóng thông qua tám mươi lăm đài phát thanh ở châu Âu và Bắc Phi và sử dụng mười sáu tần số khác nhau trong băng sóng trung và sóng ngắn. Theo ước tính trong những năm đó, người Nga đã có tại nhiều nơi khoảng 1.500 thiết bị gây nhiễu, 800 trong số đó nằm ở Nga và 700 tại các nước đồng minh.

Thiết bị phát nhiễu được thiết kế đặc biệt và sản xuất cho mục đích này và điều khiển mạng lưới chặn thu rất hiệu quả. Ngay sau khi "Tiếng nói Hoa Kỳ" thay đổi tần số phát sóng để thoát khỏi nhiễu, các máy thu Liên Xô lập tức xác định chính xác tần số hoạt động mới và tiếp tục áp
chế. Người Nga có hệ thống áp chế được tổ chức tốt đến mức thời gian gây nhiễu của họ trùng hợp gần như chính xác với thời gian phát sóng của "Voice of America" và BBC. Mặc dù người Mỹ thường thành công trong việc tránh sự áp chế của Liên Xô, người Xô Viết vẫn tiếp tục các hoạt động này cho đến tháng Chín năm 1959, khi lãnh tụ Liên Xô Nikita Khrushchev chính thức viếng thăm Hoa Kỳ.

[​IMG] 

Tổng Bí thư, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô N.Khrutsev tại Mỹ năm 1959, bên cạnh là Tổng thống Mỹ Eisenhower.

Việc áp dụng loại chiến tranh điện tử này không chỉ giới hạn ở châu Âu. Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông, sớm làm chủ được nghệ thuật "can thiệp" điện tử.

Theo các điều khoản quy định của các hiệp ước hòa bình, người Mỹ có quyền tới các cảng biển Trung Quốc. Trong thời gian cuộc "Trường chinh" (ý nói Hồng quân nam hạ, tiêu diệt Tưởng Giới Thạch và Quốc dân đảng Trung Hoa năm 1949) nổi tiếng tới các vùng phía đông và phía nam Trung Quốc, do chính Mao lãnh đạo, Hạm đội 7 Mỹ đang triển khai tại Thái Bình Dương, đã làm mọi thứ có thể để bảo vệ quyền đó. Chỉ trong một vài tháng trước khi bắt đầu cuộc Trường chinh, tại cảng Trung Quốc Thanh Đảo đã có mặt một con tàu trang bị đặc biệt
bảo đảm thông tin liên lạc vô tuyến giữa các tàu chiến Mỹ và Bộ Tư lệnh Hải quân trên đảo Guam và các đảo Thái Bình Dương khác.

Vào một ngày, tuy nhiên, các phương tiện liên lạc vô tuyến của người Mỹ đột nhiên ngừng làm việc, còn trong thinh không đã bắt đầu thường xuyên có những nhiễu lạ. Nghi ngờ rằng họ đang bị gây nhiễu, người Mỹ, với sự giúp đỡ của một tàu nhỏ được trang bị thiết bị vô tuyến trắc giác để định vị nguồn nhiễu, đã tiến hành chiến dịch trinh sát điện tử. Điều này được thực hiện một cách nhanh chóng và máy phát gây nhiễu của Trung Quốc cũng nhanh chóng mất khả năng làm việc bởi những người lính Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.

Chính trong bầu không khí quân sự-chính trị phức tạp đó, năm 1950, chiến tranh nổ ra giữa Bắc và Nam Triều Tiên.

Khi Roosevelt, Churchill và Tưởng Giới Thạch gặp nhau tại Cairo vào năm 1943 để quyết định tương lai của các vùng lãnh thổ bị Nhật chiếm đóng ở vùng Viễn Đông, họ đã quyết định rằng, sau chiến tranh, bán đảo Triều Tiên sẽ là một quốc gia độc lập và tự do. Tuy nhiên, ngay sau sự thất bại của Nhật Bản, người Nga đã chiếm phần phía bắc bán đảo và người Mỹ là phía nam. Như vậy là đã sinh ra hai nhà nước Triều Tiên khác nhau. Ranh giới lý thuyết giữa các quốc gia, được tổ chức dọc theo vĩ tuyến 38, chẳng mấy chốc trở thành "trái táo bất hòa" chủ yếu của cuộc đấu tranh ngày càng phát triển mạnh giữa người Nga và người Mỹ trên toàn thế giới.

Mối quan hệ giữa hai nước - Bắc Triều Tiên cộng sản và Nam Triều Tiên không cộng sản, ngày càng trở nên căng thẳng hơn, cuối cùng, ngày 25 tháng 6 năm 1950, quân đội Bắc Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38 xâm chiếm lãnh thổ Nam Triều Tiên. Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu phía xâm lược rút quân và kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc can thiệp. Một lực lượng viễn chinh nhanh chóng hình thành, bao gồm chủ yếu là quân đội Mỹ. Trong khi đó, Bắc Triều Tiên, với sự hỗ trợ của Liên Xô và Trung Quốc, di chuyển rất nhanh về phía nam và đã chiếm hầu hết Nam Triều Tiên, bao gồm cả thủ đô - Seoul.

Năm ngày sau cuộc xâm nhập
phi cơ Mỹ đóng căn cứ tại Nhật Bản, đến trợ giúp quân đội Nam Triều tiên, cung cấp cho họ với sự yểm trợ đường không. Ngay sau đó, quân đội Mỹ và các nước không cộng sản khác tham chiến bên phía Nam Triều tiên. Đây là khởi đầu của cuộc chiến tranh Triều Tiên kéo dài, đầy khó khăn và đẫm máu, trong suốt ba năm, 1950-1953.

[​IMG] 

Ba nhà lãnh đạo các quốc gia Đồng minh tại Hội nghị Cairo, ngày 25 tháng 11 năm 1943. Liên Xô không tham gia vì không có chiến tranh với Nhật Bản vào thời điểm đó, đồng thời giữa Liên Xô và Nhật còn hiệp ước trung lập ký năm 1941 có thời hạn 5 năm.
Trong vài tháng đầu chiến tranh, oanh tạc cơ
Mỹ B-29 Superfortress thả bom các mục tiêu gần như không bị cản trở kể cả các mục tiêu chiến thuật và chiến lược, tuy nhiên tình hình đã thay đổi nhiều kể từ khi trên chiến trường xuất hiện phi cơ tiêm kích phản lực MiG- 15 do Nga cung cấp. Phi cơ tiêm kích Nga sử dụng được ưu thế về các căn cứ không quân và radar tầm xa, bố trí ở Trung Quốc phía sông Áp Lục tạo thành ranh giới giữa Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. Vì vậy, đối với các oanh tạc cơ cỡ lớn của Mỹ, việc thực hiện các chuyến bay ban ngày trên không phận Bắc Triều Tiên là cực kỳ nguy hiểm. Đã có quyết định chúng chỉ được hoạt động vào ban đêm, trong thời gian tình hình đã được cải thiện đáng kể, vì người Bắc Triều Tiên không có các hệ thống hồng ngoại tuyến thích hợp.

Phương tiện duy nhất người Bắc Triều Tiên có các là radar cũ thời Thế chiến II, được người Trung Quốc và Nga chuyển giao cho họ, nhưng có tầm hoạt động nhỏ. Hai loại radar chính của họ là loại do người Nga phát triển trong thời gian Thế chiến II : Rus 1 (Dumbo) và Rus 2. Cả hai đều làm việc trong dải tần số thấp và được đặt trên xe ô tô có mooc, vận chuyển bằng đầu kéo, và đôi khi bằng sức ngựa. Chúng chỉ có thể đo cự ly tới
phi cơ và cung cấp thông tin về hướng bay gần đúng của chuyến bay.

Tuy nhiên, người Bắc Triều Tiên cũng đã nhận được từ người Nga rất nhiều radar điều khiển hỏa lực Mark II, mà bản thân người Nga nhận được từ người Anh trong Thế chiến II theo hiệp định Lend-Lease. Người Nga cũng cung cấp cho họ một số hệ thống radar giám sát SJ, trước đây được Hoa Kỳ giao cho họ và người Nga sau đó sao chép sản xuất với số lượng lớn.


[​IMG] 

Radar Rus-2, trang bị của Hồng quân từ năm 1940.

Mặc dù người Mỹ cũng được chuẩn bị tồi cho EW, may mắn thay cho họ, trên
phi cơ của họ đã có RWR. Trong thời gian các cuộc không kích vào Bắc Triều Tiên, phi công Mỹ nhận thấy rằng ngay trước khi họ sa vào lưới lửa pháo phòng không, đèn chỉ thị tín hiệu của hệ thống hạ cánh có thiết bị chỉ dẫn của họ bắt đầu nhấp nháy, như vậy nó cảnh báo về mối nguy hiểm sắp xảy ra. Lý do cho điều này là việc người Bắc Triều Tiên áp dụng radar giám sát Rus 2 hoạt động ở tần số 72 MHz, rất gần với tần số hoạt động của hệ thống hạ cánh có thiết bị chỉ dẫn Mỹ - 75 MHz. Theo sự trùng hợp ngẫu nhiên may mắn, các đèn tín hiệu chỉ thị trên bảng đồng hồ của các máy bay Mỹ, ngoài mục đích chính - thông báo cho phi công đã đến thời gian bắt đầu giảm độ cao bước vào quá trình hạ cánh, cũng cảnh báo họ rằng, họ đã bị radar đối phương phát hiện trên bầu trời Bắc Triều Tiên. Cảnh báo này đã cho phi công đủ thời gian cho các cơ động chống phòng không thích hợp.

Tuy nhiên, điều này không kéo dài lâu, vì người Bắc Triều Tiên nhanh chóng nhận được radar mới của người Trung Quốc, làm việc ở tần số cao hơn nhiều trong X-band, tức là từ 8 đến 12 GHz. Ngay khi các bộ RWR ngẫu hứng ngừng làm việc, tổn thất của Mỹ tăng lên đáng kể, bởi bây giờ họ không có cách nào biết họ đã nằm trong khu vực diệt mục tiêu của
pháo phòng không Triều Tiên hay chưa, hệ thống này thời điểm đó đã được tăng cường đáng kể.

Người Mỹ cũng nhận thấy hỏa lực của hệ thống phòng không đối phương đang trở nên chính xác hơn, ngay cả trong điều kiện tầm nhìn kém. Họ kết luận rằng Bắc Triều Tiên có thể có một loại radar mới. Do vậy họ vội vàng phục hồi lại các thiết bị mà họ có vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Họ thậm chí đã phải mua lại các thiết bị tại các đại lý của quân đội! Sau khi thiết bị đã được khôi phục và nâng cấp đạt điều kiện làm việc, nó ngay lập tức được điều đến Viễn Đông, lắp đặt trên các
phi cơ bay trên không phận Bắc Triều Tiên. Các máy thu cũ không thể phát hiện bức xạ radar mới của kẻ thù và do đó xác nhận những nghi ngờ của người Mỹ rằng radar mới hoạt động ở tần số cao hơn nhiều.

Một khi người Mỹ lắp đặt xong máy thu mới và có được thông tin chi tiết về các đặc tính của loại radar mới (tần số, độ rộng xung, tần số xung lặp lại, v.v), họ nâng cấp thiết bị gây nhiễu trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai và đặt chúng trên oanh tạc cơ
North American  B -25 Mitchell, loại mà sau đó được giao nhiệm vụ bảo vệ các oanh tạc cơ chiến lược B-29 trong các cuộc không kích của họ xuống Triều Tiên. Người ta cũng hồi sinh hệ thống gây nhiễu cũ cho radar đối phương bằng cách sử dụng dải lá kim loại, mà người Mỹ gọi là lưỡng cực phản xạ hoặc PRLO.

Phải đối mặt với các phương tiện này, radar Triều Tiên không còn có thể phát hiện
oanh tạc cơ Mỹ và hướng các đèn chiếu vào chúng : thương vong của Mỹ bắt đầu giảm trở lại.

Trong khi đó, trên mặt đất, cán cân chiến tranh dao động, đầu tiên nghiêng về một bên và nay thì bên khác. Năm 1950, sau vài tháng hậu chiến tranh, nhờ cuộc đổ bộ tại Inchon - nằm trên bờ biển phía tây bán đảo Triều Tiên, vào trong hậu phương đối thủ, các lực lượng của Liên Hợp Quốc đã có thể lấy lại toàn bộ lãnh thổ của nước Cộng hòa Triều Tiên. Trong các chiến dịch đổ bộ có sự tham gia của các phi cơ tiêm kích-
oanh tạc cơ với bốn hàng không mẫu hạm và Tập đoàn quân không quân 5, 250 tàu và 70.000 binh sĩ, gồm cả các sư đoàn Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Chiến dịch rất khó khăn vì đặc điểm địa lý của khu vực : vách đá dựng đứng, thủy triều lên hay xuống đều rất mạnh và có bão thường xuyên.

Ngay từ đầu đã thấy rõ sự thành công của chiến dịch phụ thuộc vào sự lựa chọn ngày giờ đổ bộ và phối hợp giữa quân đổ bộ và lực lượng không quân và hải quân hỗ trợ cho họ. Ngày đổ bộ được lên kế hoạch là 15 tháng Chín.


[​IMG]


Radar P-3 Dumbo

Một vài ngày trước khi đổ bộ, công tác trinh sát không ảnh và tình báo điện tử được thực hiện trên quy mô lớn để phát hiện các radar cần đánh sập. Tuy nhiên, ba mươi sáu giờ trước giờ đổ bộ ấn định, có một cơn bão mạnh ập đến Nhật Bản và Triều Tiên, gây ra những khó khăn nghiêm trọng cho các tàu nhỏ và phương tiện đổ bộ, cũng như cho các hoạt động đường không. Tuy nhiên, việc đổ bộ, sau đợt oanh kích đường không và pháo kích đường biển dữ dội đã diễn ra theo đúng kế hoạch. Nhờ vào việc lập kế hoạch tuyệt vời và sự hỗ trợ của hàng trăm chiếc F -4U Corsair và AD- 1 Skyraider, cuộc đột kích đổ bộ đã đạt thành công hoàn toàn, và sau bảy giờ chiến đấu, tất cả các mục tiêu của chiến dịch đều đã đạt được.

Khi quân đội Liên Hiệp Quốc băng qua vĩ tuyến 38 nổi tiếng tiến tới biên giới Trung Hoa Đỏ, nước này liền gửi chí nguyện quân sang trợ giúp người Bắc Triều Tiên với số quân còn lớn hơn. Mỹ và các đồng minh của họ đã buộc phải rút lui về phía nam. Có nhiều trận chiến đẫm máu, nhưng kết quả đáng thất vọng. Mặc dù sử dụng hàng ngàn phi cơ trên hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ,
phi cơ của quân đoàn Thủy quân lục chiến viễn chinh Mỹ và Hải quân Hoàng gia Anh, yểm trợ đường không đã không mang lại kết quả hữu hình do thiếu các mục tiêu quân sự quan trọng trên lãnh thổ Triều Tiên.

Thiệt hại của quân đội Liên Hợp Quốc lên đến hơn 1.300
phi cơ, và, theo thống kê của các chuyên gia Mỹ, con số này sẽ tăng gấp ba lần nếu quân đội LHQ đã không thực hiện các chiến dịch điện tử, như đã đề cập ở trên. Chiến tranh kết thúc ngày 22 Tháng Bảy 1953, để tình hình trở về giống như trước chiến tranh. Vĩ tuyến 38 một lần nữa trở thành ranh giới lý thuyết giữa 2 nước cộng hòa của Triều Tiên, ở mỗi miền chính quyền không thay đổi, nhưng bây giờ trở nên nghèo hơn. Sức tàn phá quét qua bán đảo, đưa đến con số gần hai triệu người chết, bị thương và mất tích, trong đó có cả người Triều Tiên, Trung Quốc, Mỹ và binh sĩ Liên Hiệp Quốc.

Một phòng tác chiến phòng không Anh thời Chiến tranh Lạnh, còn hoạt động đến năm 1993, nay trở thành bảo tàng radar
phòng không Chiến tranh Lạnh.

Chiến tranh Triều Tiên một lần nữa chứng minh EW có thể giúp giảm tổn thất như thế nào, đặc biệt là trong không trung. Vì vậy, ngay sau chiến tranh, bắt đầu một làn sóng "tái trang bị vũ khí điện tử" khổng lồ. Tất cả các cường quốc lớn nhất thế giới đã hướng những nỗ lực của họ vào việc chế tạo các loại thiết bị mới, cho phép các oanh tạc cơ của họ xuyên thủng không phận đối phương, mà không bị phát hiện bởi radar của địch, và áp dụng các loại đạn có dẫn đường điện tử.

Một thời gian ngắn sau khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên, Nga đã cho nổ quả bom nguyên tử đầu tiên và hai cường quốc lớn trên thế giới - Hoa Kỳ và Nga, bắt đầu hiểu những hậu quả tai hại gì có thể xảy ra nếu một trong số họ sử dụng vũ khí hạt nhân tấn công nước kia. Sở hữu các phương tiện có thể gây nạn hủy diệt lớn như vậy, buộc cả hai nước trở nên vô cùng nghi kỵ nhau.


[​IMG] 

Radar Type 80 (Air Search radar) của KQ Anh thời Chiến tranh Lạnh tại Bard Hill, Norkfolk. Có tầm phát hiện 200-250 dặm, băng tần S, công suất 2,5Mw.

Sự xuất hiện của bom nguyên tử, sau đó đến bom hydro, đã đưa ra một khuynh hướng mới cho chiến tranh và một chiến lược mới mà NATO đã công bố, đó là lý thuyết "trả đũa ồ ạt" - đòn trả đũa hạt nhân hủy diệt ồ ạt chống lại bất kỳ kẻ xâm lược nào.

Hoa Kỳ bắt đầu việc chế tạo các oanh tạc cơ lớn được gọi là
oanh tạc cơ "chiến lược", chỉ trong một phi vụ, sau khi thả các trái bom nguyên tử của mình, có thể gây ra sự hủy diệt không thể tưởng tượng. Các trái bom nguyên tử đầu tiên, sau khi hủy diệt Hiroshima và Nagasaki vào cuối Thế chiến II, đã được áp dụng cho các oanh tạc cơ Boeing B-29 Superfortress , và trong những năm đầu của Chiến tranh Lạnh, chính B-29 của Bộ chỉ huy Không quân chiến lược Hoa Kỳ được coi là vật mang thứ vũ khí chết người đó.

[​IMG]Một trạm radar thuộc Chuỗi Cảnh báo Sớm từ xa (Distant Early Warning Line) tại Point Lay, Alaska. Chụp 1987.
Năm 1950, B-29 được thay thế bởi các
oanh tạc cơ mới - B-50 và gần đây hơn, là oanh tạc cơ khổng lồ Convair B-36. Thêm vào sáu động cơ piston, chúng có bốn động cơ phản lực, cho nó bay cao gần 15.000 mét, tầm bay - 16 000 km và tốc độ - khoảng 688 km/giờ. Cuối những năm 50 trang bị vũ khí của Mỹ có thêm loại oanh tạc cơ phản lực đầu tiên Boeing B-47. Lần lượt, nó được thay thế bởi Boeing B-52 Stratofortress nổi tiếng, có thể mang một tải trọng bom khổng lồ, bay ở độ cao gần 16.500 mét với tốc độ hơn 1 000 km/h và có tầm hoạt động 20.000 km. Người Nga, đến lượt họ, vào cuối những năm 50, giao nhiệm vụ thả bom chiến lược cho các oanh tạc cơ Tupolev Tu-16 và Tu-20.

Trong khi đó, Anh và Pháp cũng thử bom nguyên tử và bắt đầu chế tạo phi cơ có khả năng mang loại vũ khí mới này. Vì cự ly chuyến bay của chúng giới hạn trong khuôn khổ châu Âu, những chiếc
phi cơ này không như các oanh tạc cơ của Mỹ. Người Anh đã chế tạo một loạt các oanh tạc cơ tầm trung Vickers Valiant, Vulcan Avro và Handley- Page Victor, còn Không quân Pháp vào năm 1964, tiếp nhận loại máy bay Dassault Mirage IV-A.

Đồng thời lúc đó bắt đầu công cuộc xây dựng một mạng lưới radar rộng lớn, phức tạp của hệ thống radar phòng không. Nhiệm vụ của chúng là bảo đảm phát hiện sớm trong trường hợp kẻ thù không kích. Để bảo vệ lãnh thổ của mình Hoa Kỳ thiết lập ba mạng radar như vậy. Một trong số đó chạy dọc theo biên giới phía bắc của Hoa Kỳ, mạng thứ hai - cắt ngang trung tâm Canada và mạng thứ ba - mạng tiên tiến nhất, đi từ bang Alaska đến đảo Greenland. Tất cả các hệ thống radar khác nhau này được liên kết bằng một hệ thống cáp phức tạp và một hệ thống liên lạc vô tuyến, hoạt động hai mươi bốn giờ mỗi ngày.


[​IMG]Bản đồ DEW Line-mạng radar cảnh báo sớm từ xa của Hoa Kỳ và NATO thời Chiến tranh Lạnh, chụp năm 1987.
Cũng như vậy, để bảo vệ Bắc Cực, Mỹ đã triển khai một mạng lưới radar dọc theo bờ biển Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Một số hệ thống radar như thế, trên một nền móng đặc biệt, đã được thiết lập trên đại dương cách bờ biển một vài km. Và cuối cùng, để bảo đảm phát hiện
phi cơ địch, bay từ phía đông hoặc phía tây tới, đã đưa vào hoạt động một hệ thống giám sát trên không rất hoàn hảo, sử dụng các phi cơ bốn động cơ Lockheed C-121 Constellation, trang bị radar phát hiện tầm xa và các phương tiện phát hiện tầm xa đặc biệt khác.

Tại châu Âu, các nước NATO cũng bắt đầu xây dựng một chuỗi radar khổng lồ kéo dài từ Na Uy đến Thổ Nhĩ Kỳ.

Trước chiến tranh Triều Tiên, trong các năm 1947 - 1949, người Nga cũng xây dựng hệ thống chuỗi radar phòng không, điều khiển hỏa tiển và oanh tạc cơ
hạng nặng. Nhưng tất cả công việc này được thực hiện trong bí mật nghiêm ngặt và rất ít thông tin về nó lọt qua các kênh thông thường.

Đương nhiên, để bay qua chuỗi radar này mà không bị phát hiện, các
oanh tạc cơ cần có trong trang bị các thiết bị điện tử có thể vô hiệu hóa radar. Các cường quốc phương Tây, những người theo kinh nghiệm của mình đã hiểu việc nắm rõ các đặc tính của hệ thống radar đối phương có tầm quan trọng như thế nào, họ biết trên thực tế mình không biết gì về radar của người Nga, và do đó, không có khả năng tạo ra các phương tiện đối kháng điện tử thích hợp với nó. Tình hình quốc tế vô cùng mong manh và sự căng thẳng thường trực giữa Đông và Tây, dẫn đến cuộc khủng hoảng Berlin có thể chuyển cuộc Chiến tranh Lạnh thành cuộc Chiến tranh Nóng !

Biết khả năng này, các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, bắt đầu thu thập thông tin về các radar của Nga, đã thực hiện các chuyến bay liên tục làm nhiệm vụ tình báo điện tử (ELINT); người Nga đương nhiên áp dụng các biện pháp trả đũa và đã đáp trả cũng như vậy.

Một loại tàu ngầm tuần tra mang radar thời đầu Chiến tranh Lạnh: USS Salmon.

Từ năm 1949 trở đi và tiếp theo, các phi cơ và chiến hạm được trang bị đặc biệt, các trạm thu nhận mặt đất được ngụy trang, đã tham gia các hoạt động liên quan đến việc thu thập các thông số điện tử của thiết bị thuộc kẻ thù tiềm năng, một nhiệm vụ mà nay đã trở thành mối ưu tiên hàng đầu. Dọc theo biên giới, lãnh hải và không phận kẻ thù tiềm năng, các quốc gia thù địch bắt đầu tiến hành các hoạt động do thám điện tử thực sự.

Các phương tiện được sử dụng cho các nhiệm vụ ELINT trên chủ yếu như sau:
• các máy thu và máy thu chặn các loại khác nhau - để phát hiện bức xạ điện từ radar các nước đối thủ tiềm năng;
• các bộ phân tích để nghiên cứu bức xạ chặn thu được và xác định các thông số cơ bản của nó ;
• các máy vô tuyến trắc giác để xác định hướng đến của bức xạ và xác định vị trí chính xác của các trạm phát ;
• một loạt các loại máy ghi âm khác nhau để ghi lại và lưu trữ thông tin, rồi tiếp theo, phân tích chi tiết hơn.

Mục đích của việc này là để tìm ra "đội hình chiến đâu vô tuyến điện tử" của kẻ thù, hay nói cách khác, vị trí radar kẻ thù trong tất cả các khu vực giám sát nhằm mục đích phát triển các biện pháp đối kháng điện tử thích hợp, và sử dụng nó nếu cần thiết hoặc khi có yêu cầu.

Sự hiểu biết môi trường điện từ trường của kẻ thù tiềm năng và sự thay đổi của nó có rất nhiều giá trị ở tầm thứ hai. Một trong số đó cho phép theo dõi các vụ phóng thử ICBM mới của kẻ thù tiềm năng. Thực tế là các thử nghiệm bay của các ICBM mới đòi hỏi kiểm tra hệ thống radar dẫn đường của chúng, radar bám sát (radar có khả năng đo liên tục tầm, hướng, phương vị và độ cao của mục tiêu để xác định tọa độ tiếp theo của nó nhằm bảo đảm vụ phóng
hỏa tiển thành công hoặc việc xạ kích pháo phòng không vào điểm dự báo), thiết bị liên lạc vô tuyến và các hệ thống đo đạc từ xa của chính bản thân các hỏa tiển. Việc đánh chặn và phân tích các bức xạ điện từ này có thể cho biết thực sự có xảy ra vụ phóng thử hỏa tiển mới hay không, và thông tin điện tử thu thập được - cho biết các hỏa tiển đó có được triển khai trong những khu vực nhất định nào đó hay không, cải tiến kỹ thuật nào mà đối phương đã đưa vào trong nhiệm vụ và cấu trúc các hệ thống điện tử. Ngoài ra, việc trinh sát điện tử này cho phép tái tạo tương đối chính xác hình ảnh hệ phòng thủ của đối phương, và đôi khi thậm chí cho biết cả hướng phát triển chính trị-quân sự của nó. Nói ngắn gọn, có thể hiểu những gì thường được gọi là "mối đe dọa ", đó là tổng số các khả năng và ý định của đối thủ trong bán kính 360 độ xung quanh biên giới của đất nước mình. Từ quan điểm của điện tử học, các mối đe dọa nằm trong các phương pháp thực tại và tiềm năng sử dụng năng lượng điện từ của kẻ thù để điều khiển vũ khí, chỉ huy, kiểm soát quân đội và giám sát không gian chiến trường.

[​IMG]
Một chiếc U.S. Air Force Boeing RB-29A Superfortress (s/n 44-61727) thuộc phi đoàn trinh sát chiến lược 91 (the 91st Strategic Reconnaissance Squadron) trên bầu trời Triều Tiên. Chiếc phi cơ này bị bắn rơi bởi một chiếc MiG-15, có thể trên không phận Trung quốc hoặc miền cực bắc Triều Tiên vào ngày 4 tháng 7 năm 1952. Phi hành đoàn có 11/13 người bị bắt làm tù binh, 2 người chết.
Thường những nhiệm vụ trinh sát điện tử như vậy, gọi là nhiệm vụ "đánh hơi" (ferret), rất nguy hiểm, vì phi cơ hay chiến hạm để thực hiện nhiệm vụ này phải thâm nhập không phận của kẻ thù tiềm năng hoặc lãnh hải của nó. Trên thực tế, nhiệm vụ đó không đơn giản chỉ là thu thập số liệu về radar và các phương tiện liên lạc vô tuyến, mà còn thường là sự “khiêu khích” , nằm trong việc kiểm tra phản ứng của đối phương trên phương diện thời gian và tính hiệu quả.

Trong nhiệm vụ "đánh hơi" tiêu biểu,
phi cơ trinh sát điện tử giả làm oanh tạc cơ, xuyên vào không phận đối thủ. Nó bay thẳng tới biến giới quốc gia "thù địch" và thường cắt qua đất nước đó. Trường hợp này, nó thường bị phát hiện và bám sát bởi hệ thống radar tầm xa của đất nước trên. Phi cơ không hề muốn tránh sự phát hiện dưới bất kỳ hình thức nào, vì các chuyên gia EW cần ghi tần số làm việc và tần số lặp xung của các radar giám sát tầm xa của đối phương và đánh dấu vị trí của chúng trên bản đồ. Ngay sau khi mục tiêu bị phát hiện bởi các radar quan sát hoặc tự động bám sát, các phi cơ-chiến đấu của đối phương sẽ cất cánh chặn chiếc phi cơ xâm nhập. Trong thời điểm đó, các phi công phi cơ-do thám cần phải đo đạc các tham số bức xạ của các radar quan sát, và xác định thời gian trôi qua giữa lúc khóa mục tiêu và khi phi cơ chặn cất cánh xuất kích. Nếu các khẩu đội pháo cao xạ của hệ thống phòng không bật máy tham gia, thì các trắc thủ ELINT của phi cơ-do thám cần đo cả các tham số bức xạ của các radar điều khiển xạ kích của chúng. Đôi khi, họ phải quan tâm đến thời gian mà các khẩu đội cần để có thể bắn được loạt đạn đầu, và nếu có thể, đánh giá độ chính xác xạ kích của chúng.

Các thành viên chuyên ngành hẹp của phi hành đoàn, tham gia vào các phi vụ như thế này, là những người rất nhiều kinh nghiệm và kỹ năng, và trên hết, rất can đảm ; trong mỗi chuyến bay của mình, họ đã liều mạng sống của bản thân mình cũng như mạo hiểm khiêu khích những va chạm ngoại giao đặc biệt nghiêm trọng.

Nhưng , bất chấp chuyện đó, các nhiệm vụ trên vẫn được thực thi hàng ngày và không có chính phủ nào thậm chí phản đối. Nguyên tắc bao trùm thời kỳ đó là các hành động đáp trả tương tự ; ăn miếng trả miếng, như thường xảy ra trong quan hệ quốc tế thời bình. Luật duy nhất, không phụ thuộc Bạn làm gì, mà phải làm tốt và không bị thất bại.

Một chiếc Tu-16 trinh sát trên Biển Bắc năm 1968.
Phi cơ bị tai nạn ngày 28 tháng 5 năm 1968 khi bay trên đầu một đội chiến hạm Mỹ do USS Essex dẫn đầu tại vùng biển phía bắc Na Uy.Phi cơ sử dụng cho các chiến dịch như vậy cần phải có tầm bay rất lớn, có thể bay ở độ cao rất cao ngoài vùng diệt mục tiêu của kẻ thù và có tốc độ gây khó dễ cho việc can thiệp của các phi cơ chặn chúng.

Trong những ngày đầu tiên, người Mỹ sử dụng những oanh tạc cơ
thời Thế chiến II được hoán cải và tái trang bị đặc biệt để thực hiện các hoạt động do thám điện tử. Trong số đó có các B- 24 Liberator và biến thể hải quân của nó - PB4Y2 Privateer. Oanh tạc cơ B-29 Superfortress và B-50, được đổi tên, tương ứng, là RB-29 và RB-50 (R - có nghĩa là trinh sát), cũng đôi khi được sử dụng. Ngoài kíp lái chính thức, trên phi cơ thường xuyên có một số trắc thủ-khai thác viên thiết bị điện tử, mỗi người trong số đó quan sát một vùng nhất định của phổ điện từ. Sau này, để phục vụ nhiệm vụ "đánh hơi" còn sử dụng phi cơ tuần tra hai động cơ của Hải quân Mỹ Lockheed P2V Neptune. Trong thời của mình, Neptune nổi tiếng với chuyến bay có thời gian kỷ lục của nó. Thời gian bay là một đặc tính cơ bản cần được xem xét khi lựa chọn phi cơ cho nhiệm vụ này. Thường phi cơ do thám phải tuần tra trong khu vực quan sát một thời gian rất dài để phát hiện và ghi nhận các xung bức xạ radar. Với cùng lý do trên, người ta sử dụng cho những nhiệm vụ này các phi cơ vận tải C -47 và C-18. Kế thừa Neptune của người Mỹ là P-3C Orion Lockheed - phiên bản quân sự của phi cơ vận tải phản lực cánh quạt Electra.

Khi nguy cơ bị tấn công từ
phi cơ tiêm kích của đối phương là không thể tránh khỏi, Hải quân Mỹ bắt đầu sử dụng phi cơ Martin P4M1Q Mercator, được thiết kế đặc biệt cho các chiến dịch cụ thể này. Nó có tầm bay xa tuyệt vời và bốn động cơ, hai trong số đó là phản lực, cho phép tăng tốc độ nhanh và né tránh đòn tấn công khi xuất hiện đột ngột các phi cơ tiêm kích của đối phương.

Người Nga, về phần mình, giao nhiệm vụ "đánh hơi" cho những chiếc Tu- 16 (NATO - Badger), lần đầu tiên trình làng năm 1953, và là oanh tạc cơ tầm xa, mỗi chiếc mang hai
hỏa tiển không đối đất theo phân loại của NATO là Kennel hoặc AS -1, về sau này được thay thế bằng lớp tương tự Kelt (AS- 5) và Kipper (AS- 2). Biến thể Tu- 16D được sử dụng riêng cho ELINT và dễ dàng nhận ra bởi các bầu che ăng-ten trên thân phi cơ. Lúc đầu, phi cơ được sử dụng ở Thái Bình Dương để tiến hành giám sát điện tử Hạm đội 7 Mỹ và các căn cứ của nó ở Thái Bình Dương. Căn cứ không quân chính của Tu-16D là ở Petropavlovsk trên bán đảo Kamchatka. Trên khoang mỗi chiếc Tu- 16D, trừ phi hành đoàn ra thì thường xuyên có bảy khai thác viên và sĩ quan radar, tất cả được huấn luyện đặc biệt để tiến hành giám sát điện tử. Về sau, khu vực hoạt động của chúng được mở rộng bao trùm Địa Trung Hải và Biển Bắc.

[​IMG] 

Máy ghi và phân tích tín hiệu điện báo "Mastab-" R-348 thường dùng trên các tàu trinh sát Liên Xô của Lữ đoàn tàu trinh sát 38 Hạm đội Thái Bình Dương, thời Chiến tranh Lạnh.
Các nhiệm vụ "đánh hơi" của Liên Xô, tất nhiên, cũng tương tự như những nhiệm vụ mà người Mỹ thực hiện. Mỗi điện đài viên có một máy thu để đánh chặn các tín hiệu điện từ trong một dải phổ nhất định, một bộ phân tích xung, một bộ vô tuyến trắc giác để xác định hướng đến của bức xạ, và cuối cùng, rất nhiều máy ghi để ghi chúng. Mỗi điện đài viên khai thác phải quan sát kỹ các phần quang phổ gắn với mình, ghi chú trong nhật ký của mình tất cả các tín hiệu chặn thu được và đánh dấu những thứ đặc biệt đáng quan tâm. Đồng thời các dải tần số được sử dụng phổ biến nhất là L (1-2 GHz) và X (8-12 GHz).

Trong quá trình một nhiệm vụ "đánh hơi" điển hình của Liên Xô ở Thái Bình Dương,
phi cơ cất cánh từ Petropavlovsk bay về hướng khu vực quy định. Sau đó, các điện đài viên chịu trách nhiệm băng tần số L, bắt đầu phát hiện tín hiệu yếu của radar do thám Mỹ tại quần đảo Aleutian, có nhiệm vụ phát hiện phi cơ của kẻ địch tiềm năng ở tầm xa. Tín hiệu âm thanh phát ra trong băng tần L, nghe rất rõ trong các tai nghe của điện đài viên theo âm đặc trưng của xung lặp.

Theo mức độ tiếp tục chuyến bay theo hướng chỉ định, điện đài viên trên
phi cơ, có trách nhiệm giám sát dải tần số X, bắt đầu nghe thấy trong tai nghe của mình tín hiệu âm thường xuyên của radar dẫn bắn, thường làm việc trong băng tần này. Điều này có nghĩa là phi cơ của Liên Xô đã bị radar Mỹ phát hiện và bám sát như một mục tiêu nguy hiểm tiềm tàng. Nếu tại thời điểm này phi cơ không đổi hướng và không ngoặt khỏi căn cứ hỏa tiển, nó có thể sẽ là một mục tiêu dễ dàng cho hỏa tiển phòng không Hawk-Hercules, khi đó là phương tiện chủ yếu của hệ thống phòng không các nước NATO. Do đó, Tu- 16D lượn vòng quay trở lại, mang theo trên khoang phi cơ các cuộn băng từ quý giá ghi lại các tín hiệu radar của Mỹ và các thông điệp điện tín vô tuyến giữa các sở chỉ huy của Mỹ, các trung tâm kiểm soát và các căn cứ không quân ở Viễn Đông và trên Thái Bình Dương. Ngay sau khi hạ cánh, các tài liệu này được gửi đến Trung tâm trinh sát tín hiệu Nga, nằm trong một bunker bê tông ẩn trong một khu rừng gần Moscow. Tại đây, các chuyên gia EW phân tích cẩn thận các tín hiệu thu thập được, cố gắng xác định các đặc tính của các radar Mỹ trong khu vực và phát hiện bất kỳ điểm mới nào được thể hiện trong các radar đó.

Các
phi cơ Liên Xô cũng thực hiện các nhiệm vụ loại này trên các vùng nước bang Alaska, nơi mà khả năng chặn tín hiệu radar của Mỹ cao hơn nhiều do sự hiện diện trong khu vực chuỗi radar giám sát tầm xa, nhiều căn cứ quân sự và một lực lượng lớn không quân, hải quân và lục quân. Đôi khi, trong khu vực này, các phi cơ Nga xâm nhập không phận Mỹ trên chiều sâu đến 80 km. Vài năm trước, tại một trong các chuyến bay như thế, hai phi cơ Nga bay ở độ cao 11.000 feet với tốc độ hơn 1.040 km/h ở trong vùng trời bang Alaska trong khoảng nửa giờ, nhưng bay ngoài vùng diệt mục tiêu của hỏa tiển phòng không Nike. Để ngăn chặn kẻ xâm phạm, người Mỹ cho cất cánh lên không trung bốn chiếc tiêm kích F-102, nhưng khi chỉ vừa nhìn thấy những chiếc F-102, người Nga liền quay lại.

Do thám điện tử, trong đó người Nga vượt trội tất cả, nằm ở sự hiện diện "dai như đỉa" của các con tàu được trang bị đặc biệt và các máy bay trong tất cả các khu vực nơi các đơn vị hải quân lớn NATO tiến hành định kỳ tập trận hải quân, để giám sát hoạt động điện tử của họ. Thông thường, các
phi cơ Nga bay trực tiếp trên đầu các binh đoàn hải quân NATO, đặc biệt là các hàng không mẫu hạm , và các lực lượng NATO không có lựa chọn nào khác là đuổi họ đi với sự trợ giúp của các máy bay tiêm kích.

Người Nga cũng sử dụng một số tàu đánh cá lớn để tiến hành trinh sát điện tử. Thường chúng được triển khai dọc bờ biển Hoa Kỳ. Ngoài sự hiện diện của các lưới đánh cá, các con tàu này có một số lượng lớn máy thu và các ăng-ten đặc biệt, chức năng của nó chẳng để lại bất cứ nghi ngờ nào. Thông thường, các tàu đó triển khai gần các căn cứ
hỏa tiển của NATO, chờ đợi vụ phóng bất kỳ một mẫu hỏa tiển mới nào. Mục tiêu chính của chúng là gì, điều đó có thể dễ dàng hiểu được căn cứ vào một số lượng lớn các ăng-ten xoắn ốc - loại thích hợp nhất cho chặn thu bức xạ điện từ của các hệ thống dẫn đường hỏa tiển và radar dẫn bắn.

Vào tháng Tư năm 1960, tàu đánh cá do thám Nga "Vega" tiến hành một cuộc trinh sát điện tử dài ngày ở các vùng nước Long Island, nơi người Mỹ tiến hành các thử nghiệm bay đầu tiên của hỏa tiển Polaris phóng từ tàu ngầm hạt nhân "George Washington".




[​IMG]

Tàu trinh sát cỡ trung "Vega" đang theo dõi hàng không mẫu hạm Mỹ trong Chiến tranh Lạnh trên Thái Bình Dương.

Để tiến hành trinh sát điện tử, người Nga cũng sử dụng những tàu hải dương học lớn, được hoán cải đặc biệt. Ngoài các bộ sưu tập dữ liệu hải dương học trong các chuyến đi dài, họ thu thập thông tin liên quan về tác chiến điện tử. Người Mỹ và người Nga sử dụng cho mục đích này cả tàu ngầm, mặc dù nó hoàn toàn không phù hợp cho công việc, đặc biệt vì tàu cần nổi lên để thu thập tín hiệu radar, do đó có nguy cơ bị phát hiện bởi chính các radar trên. Tuy nhiên, hoạt động do thám điện tử của tàu ngầm Nga và Mỹ chắc chắn phải được thực hiện khá mạnh mẽ, vì năm 1961, cả hai bên đều bày tỏ với nhau sự phản đối về mặt ngoại giao do các hoạt động như vậy.

Tuy vậy, không bao giờ, không một
phi cơ nào của Nga bị bắn rơi trong khi thực hiện nhiệm vụ ELINT, cũng như không có sự trục trặc nghiêm trọng nào xảy ra với các loại phương tiện mang, được người Nga sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ đó. Mặt khác, khoảng hai mươi sáu phi cơ Mỹ đã bị bắn rơi hoặc buộc phải hạ cánh ở Liên Xô hoặc trong các khu vực khác sau Bức Màn Sắt.

Có hai lý do chính cho sự khác biệt này. Đầu tiên,
phi cơ Nga hiếm khi thâm nhập đủ sâu vào không phận của đối phương, để không rơi vào khu vực diệt mục tiêu của SAM NATO, trong khi phi cơ Mỹ, lại thường xuyên thâm nhập không phận của khối cộng sản và thậm chí bay xuyên qua chúng. Thứ hai, các nước NATO từ chối sử dụng SAM đối với các phi cơ chưa xác định được, đặc biệt vì trong thời gian ấy, nhiều phi công các nước cộng sản Đông Âu đã chạy sang phương Tây trên phi cơ, do đó rất khó để hiểu viên phi công của một quốc gia Cộng sản thực hiện chuyến bay gián điệp hay đào ngũ để xin tị nạn chính trị.

Ngoài ra, không giống như người Mỹ, người Nga tuân thủ nghiêm ngặt sự im lặng điện đài/radar. Trong khi đó các radar của Mỹ, trên thực tế, làm việc liên tục, còn người Nga, hầu như luôn luôn tắt radar của họ khi phát hiện
phi cơ do thám Mỹ, vì vậy mà không cho người Mỹ cơ hội chặn bức xạ và tiếp theo là xác định vị trí radar của họ. Chỉ khi một phi cơ nước ngoài bị nghi ngờ xâm nhập không phận đất nước cộng sản, nghĩa là phát sinh nguy cơ một cuộc tấn công, người Nga mới bật radar. Chính vì lý do này, các phi công Mỹ, đang thực hiện nhiệm vụ ELINT, bao gồm cả việc thâm nhập không phận quốc gia cộng sản, được lệnh mô phỏng một cuộc tấn công thực sự để buộc các trắc thủ radar mở máy. Chỉ bằng cách sử dụng thủ thuật này, phi cơ Mỹ có thể chặn và ghi lại các đặc điểm của radar và phương tiện liên lạc vô tuyến của quốc gia cộng sản. Thật không may, việc sử dụng chiến thuật như vậy rất nguy hiểm và khiêu khích hệ thống phòng không bước vào thực sự tác chiến.

[​IMG]
Một trang nhật ký ghi chép của Мasiaghutov E.G. Chuyến hành quân trên tàu hải dương học "Protraktor" tại Biển Đông năm 1964. Trang №3.

Một trong những sự xảy ra đầu tiên, có thể quy cho hành động nguy hiểm như vậy, là sự biến mất vào tháng Tư năm 1950 một
phi cơ Privateer PB4Y2 Hải quân Hoa Kỳ. Chiếc phi cơ lớn này, sáu trong mười thành viên phi hành đoàn là các chuyên gia trong ngành điện tử, ngày 08 Tháng 4 năm 1950 cất cánh từ Wiesbaden Tây Đức. Chính thức đường bay của nó là bay đến Copenhagen, tuy nhiên, rất có thể nhiệm vụ chính của nó là thực hiện ELINT ở biển Baltic. Lần cuối cùng nó lên sóng liên lạc hồi 14:40, trên bầu trời Bremerhaven Tây Đức.

Theo thông báo của người Nga, chiếc
phi cơ  mà họ phân loại như oanh tạc cơ B-29, bị phát hiện cự ly khoảng 560 km cách Copenhagen, trên bầu trời Leye (Latvia), nằm trong không phận Nga, chiều sâu thâm nhập 11 km, và đã bị chặn lại bởi các phi cơ tiêm kích Liên Xô làm nhiệm vụ trực chiến, những chiếc tiêm kích này ra lệnh cho nó phải hạ cánh xuống phi trường Liên Xô. Người Nga cho rằng phi cơ Mỹ đã nổ súng vào các phi cơ tiêm kích, sau đó chiếc phi cơ xâm nhập bị bắn rơi.

Tuy nhiên, các bằng chứng dường như chỉ ra rằng "oanh tạc cơ
B-29", trên thực tế, là Privateer, bởi vì phi hành đoàn hy sinh cuộc sống của họ khi thực hiện nghĩa vụ, đã được truy tặng phần thưởng quân sự của Chính phủ Hoa Kỳ.

[​IMG] 

Lionel Crabb năm 1944 tại Gibralta trong Thế chiến 2.
Loại sự xảy ra như vậy xảy ra trên toàn thế giới, từ biển Baltic đến Đông Đức, từ Nga sang Tiệp Khắc, từ biển Đen tới biển Trung Hoa, từ Triều Tiên đến Siberia, nhưng nhiều chuyện trong số đó không bao giờ được đề cập đến.

Để có một ý tưởng về mức độ nghiêm khắc của việc im lặng điện đài vô tuyến và radar Nga, chỉ cần nhớ lại trường hợp xảy ra với chuyến Khruschev viếng thăm Vương quốc Anh vào tháng Tư năm 1956. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Khrushev và Thủ tướng Bulganin của Liên Xô, ngày 16 tháng 4 năm 1956, đi trên tuần dương hạm "Ordzhonikidze", hộ tống có hai khu trục hạm  "Smotriasy" và "Soversenny" xuất phát từ một trong những bến cảng trên biển Baltic, đi tới thành phố Portsmouth của nước Anh. Dọc theo tuyến đường biển của các tàu Nga, một số tình báo NATO, với sự hỗ trợ của một phần hạm đội, các
phi cơ ELINT và trạm chặn mặt đất, tổ chức một mạng lưới các máy thu. Tuy nhiên, trong suốt chuyến đi biển, kéo dài ba ngày, tàu của Nga không bao giờ bật thiết bị điện tử của mình.

Trong khi "Ordzhonikidze" và đội tàu hộ tống của nó neo ở cảng Portsmouth, trung tá hải quân "Buster" Crabbe, một cựu thuyền trưởng tàu tuần tra Anh, và cũng là một tay thợ lặn danh tiếng, đã biến mất trong vùng nước của cảng; thi thể không đầu, không tay của ông ta chỉ được tìm thấy vài ngày sau. Theo tin đồn, ông ta đã gặp nạn trong khi đang cố gắng thu thập thông tin về các sonar và các tần số làm việc của các hệ thống dưới nước của những con tàu Nga : tin đồn này cho đến nay chưa ai bác bỏ.

Một công cụ quan trọng để thu thập thông tin EW là mạng lưới các trạm mặt đất được bố trí phù hợp, có thể chặn thu một số lượng lớn các tín hiệu radio và radar và sử dụng phương pháp tam giác để xác định vị trí của các nguồn bức xạ. Do đó, tất cả các cường quốc thế giới, dù lớn hay nhỏ, đã bắt đầu xây dựng hoặc mở rộng mạng lưới các trạm tiếp nhận chuyên dụng.

Lẽ tự nhiên, hoạt động này có mức bí mật cao nhất. Tuy nhiên, mọi người cũng biết rằng, dọc theo biên giới giữa Đông và Tây Đức đã thiết lập các hệ thống chặn thu tín hiệu radar cực kỳ hiệu quả, một của NATO và một của các nước khối Hiệp ước Warsaw. Ngoài ra, không nghi ngờ gì, một mẫu mực tuyệt vời của việc đánh chặn là ở vùng Vịnh Ba Tư, khoảng giữa năm 1948 và năm 1950, khi một nhóm các điện đài viên Anh cải trang thành các nhà khảo cổ !


[​IMG]Hỏa tiển đạn đạo liên lục địa đầu tiên R-7. Trên trường bắn Tiura-Тam sau khi phóng «R-5» năm 1956.
Hỏa tiển đạn đạo «R-7» ngày 15 tháng 5 năm 1957.

Tuy nhiên, trung tâm SIGINT (tình báo truyền tin) quan trọng nhất được thành lập là ở Iran. Các nước phương Tây đặc biệt quan tâm mạnh mẽ đến khu vực này của Trung Cận Đông, vì người Nga đã xây dựng trường bắn hỏa tiển Tiura-Tam giữa các vùng biển Caspian và Aral. Để theo dõi tiến bộ của người Nga trong lĩnh vực vũ khí có điều khiển, đồng thời, để có được thông tin về các đặc tính và chế độ làm việc của các hệ thống radar dẫn đường tương ứng, người Mỹ quyết định xây dựng ở Iran, gần phạm vi trường bắn hỏa tiển Nga, một trạm thu nhận tin trinh sát đặc biệt.

Các trạm đó được trang bị các công cụ nhạy cảm nhất và chính xác nhất mà nền công nghiệp điện tử của họ có thể sản xuất, được xây dựng tại Kabkan, khoảng gần Meshkhed, trên vùng núi phía bắc gần biên giới với Liên Xô và tại Beshkhehr trên biển Caspian. Chúng làm việc liên tục và bất cứ khi nào người Nga bắt đầu thử nghiệm hỏa tiển mới, các khai thác viên người Mỹ đã có thể tính toán, bằng phương pháp tam giác, quỹ đạo của hỏa tiển và đo lường tất cả các tham số của hệ thống radar mới của họ. Sử dụng các phương pháp này, người Mỹ có thể tạo ra các công cụ và biện pháp đối kháng điện tử phù hợp để chế áp và tiến hành đánh lừa các hệ thống radar trong trường hợp có chiến tranh.

Trong Chiến tranh Lạnh, các hoạt động của Hoa Kỳ không chỉ giới hạn bởi việc chặn dữ liệu về ICBM. Họ cũng quan tâm đến chiến lược và chiến thuật của Không quân Xô viết. Để có được thông tin liên quan đến lĩnh vực này, họ xây dựng các trạm nghe lén mới rất phức tạp ở Anh (Chiksendz), ở Đức (Darmstadt và Berlinhof), ở Ý (Brindisi), ở Thổ Nhĩ Kỳ (Karamushel và Trabzon), trên đảo Crete và vô số trên Thái Bình Dương. Nhiệm vụ chính của các trạm này là chặn thu và ghi lại toàn bộ các tín hiệu radio trao đổi giữa các
phi cơ và các sở chỉ huy của chúng. Mục đích là để nhận được thông tin liên quan đến hoạt động của các phi cơ, hỏa tiển và radar của họ, các chiến thuật họ sử dụng. Một số trạm có những chảo ăng-ten khổng lồ, không gian quét 360 độ, có khả năng nhận được tín hiệu radio của các phi cơ cách chúng hàng ngàn km.

[​IMG]
Menwith Hill, một trung tâm SIGINT xây dựng từ năm 1954 gần Harrogate, North Yorkshire, Anh. Hoạt động trong thời Chiến tranh Lạnh cho đến ngày nay. Ảnh chụp năm 2005 thể hiện các bầu che radar.

Trong giai đoạn căng thẳng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh,
phi cơ cũng trở thành mục tiêu đánh lạc hướng điện tử, đôi khi dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng, mặc dù các sự xảy ra như vậy không nhiều người biết đến. Tín hiệu dẫn đường vô tuyến giả được truyền đến phi cơ bởi các trạm dẫn đường vô tuyến không thực. Chúng phát các tín hiệu giả hệ thống ADF (Automatic Direction Finder - hệ thống vô tuyến trắc giác tự động), hệ thống đèn hiệu vô tuyến (Electric beacon, Радиомаяк), hệ thống TACAN (hệ thống dẫn đường hàng không chiến thuật - hệ thống vô tuyến định vị quân sự, trong đó máy phát mặt đất sóng UKV phát ra tín hiệu yêu cầu thiết bị được cài đặt trên phi cơ trả lời bằng tín hiệu có chứa thông tin về hướng bay và khoảng cách đến trạm) và các hệ thống định vị khác. Tại Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Đức, ví dụ, đã có một số trường hợp phi cơ chiến đấu của NATO bị đánh lạc hướng tới các hải đăng vô tuyến không đáng tin, nhằm mục đích đưa chúng hạ cánh xuống các phi trường phía sau Bức Màn Sắt. Khi làm việc trên cùng một tần số, hải đăng vô tuyến Liên Xô sử dụng mã gửi của các đài vô tuyến phương Tây ở các quân khu biên giới hay chỉ đơn giản là phát ra thông tin sai về quỹ đạo mà phi cơ cần bay vào để hạ cánh. Có báo cáo rằng, một lần, chiến hạm của Nga đậu ở cảng Ai Cập Alexandria trên Địa Trung Hải, đã bắt chước tín hiệu mã của hệ thống TACAN (TactiCal Air Navigation system) của một hàng không mẫu hạm Mỹ, suýt nữa dẫn đến tai nạn của phi cơ F-4 Phantom.

CHƯƠNG 14. Do thám điện tử trong thời bình
14.1. Bí ẩn U-2


[​IMG]Đầu năm 1956 trên bầu trời Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước NATO có thể thấy một chiếc
phi cơ lạ. Nó gây ra sự tò mò lớn trong số các công dân các nước này, một số thậm chí còn viết trên các tờ báo của họ để tìm hiểu đó là loại phi cơ gì và làm việc gì. Trả lời phỏng vấn báo chí, đại diện lực lượng không quân luôn đưa ra một câu trả lời lảng tránh, hoặc thậm chí từ chối bất kỳ bình luận nào. Cuối cùng, lời giải thích chính thức được Hoa Kỳ đưa ra, cho biết đó là phi cơ Lockheed U-2, được sử dụng để thu thập dữ liệu về các dòng xoáy không lưu, tia vũ trụ và nồng độ ozone và hơi nước trong khí quyển.

Người Mỹ đã làm mọi thứ có thể để giữ cho
phi cơ tránh xa các "cặp mắt tò mò", tuy nhiên, mặc dù tất cả các biện pháp phòng ngừa, một số người cũng nhìn vào nó và những ai nhìn thấy ở cự ly gần, ngay lập tức hiểu rằng đó phải là một phi cơ thiết kế đặc biệt để thực hiện các nhiệm vụ tối mật. Ở nước Nga, nơi nhiều phi công đã nhìn thấy phi cơ bay ở độ cao mà họ không thể tiếp cận, U-2 được mệnh danh là "mệnh phụ gián điệp áo đen" ("black lady espionage").Phi cơ, quả thật, hoàn toàn sơn màu đen, làm cho nó rất khó bị phát hiện trực quan ở độ cao rất lớn, còn nhiệm vụ thật sự của nó là bay vào Bức màn Sắt, chụp ảnh và thu thập dữ liệu liên quan đến tác chiến điện tử. Nó được phát triển vào năm 1950 để bảo đảm cho Chính phủ Hoa Kỳ và các cường quốc phương Tây khác thông tin về các hệ thống hỏa tiển Liên Xô và các đặc tính bức xạ của radar điều khiển các khí cụ ấy.

Không quân Mỹ không hài lòng với các kết quả của rất nhiều chuyến bay của các
phi cơ thông thường chụp ảnh và trinh sát điện tử trên không phận Nga thời kỳ 1950-1955 ; trong thời gian này có đến mười lăm "tai nạn", mất tổng cộng mười phi cơ Mỹ. Vì vậy, nhiệm vụ tổ chức trinh sát trên không phận nước Nga được giao cho CIA. Bước đầu tiên của CIA là đặt hàng Lockheed thiết kế và chế tạo một chiếc phi cơ phù hợp cho loại hình hoạt động như thế.

Người ta đã tạo ra U-2 như vậy - đó là một viên ngọc thực sự trên vương miện của ngành hàng không. Đó là một cái gì đó ở giữa một
phi cơ tiêm kích phản lực và một chiếc tàu lượn, chỉ có một động cơ phản lực duy nhất và sải cánh lớn đến 30 mét. Nó có thể bay hơn 30 000 m, tầm hoạt động - hơn 7200 km, tốc độ tối đa - khoảng 800 km/h và thời gian chuyến bay - khoảng mười giờ. Để tạo thuận lợi cho nó, và bằng cách đó cho nó tầm hoạt động lớn hơn, sau khi cất cánh, nó thả sát-xi gầm và hạ cánh như một chiếc tàu lượn - trên hai ván trượt.

[​IMG] 

Clarence Leonard "Kelly" Johnson bên một phiên bản U-2 đời đầu

Các
phi cơ có khả năng đạt độ cao tuyệt vời như vậy đã được người Mỹ, Anh và Nga làm ra, và có lẽ cả các nước khác, nhưng tất cả chỉ là phi cơ thử nghiệm được thiết kế cho mục đích ghi kỷ lục (Liên Xô đã tiếp nhận trang bị một phiên bản Yak- 25 để đánh chặn các phi cơ U-2, nhưng độ cao của nó là 21.000 mét, thấp hơn so với độ cao U-2. Hơn nữa, cánh kéo dài lớn của Yak- 25 tỏ ra quá mỏng manh và không thích hợp để phóng vũ khí có điều khiển. Do đó, Yak- 25 tiếp tục được sử dụng để trinh sát, bay trên Trung Cận Đông, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan và dọc theo biên giới các nước NATO. Trích từ báo cáo được giải mật gần đây: "CIA và chương trình U-2, các năm 1954-1972". Tiếp theo, trong chương này, sẽ đề cập tài liệu đó). Chúng chỉ có thể bay ở độ cao lớn như vậy chỉ một thời gian ngắn, và khả năng cơ động bị hạn chế nghiêm trọng bởi bầu không khí loãng và chiếc cánh hẹp. Ngoài ra, theo các chuyên gia CIA, không có hỏa tiển đất-đối-không hoặc không-đối-không hiện có nào thời đó, đạt được đến tầm cao đáng kinh ngạc như vậy. Bởi thế một chiếc U-2 có thể hành động mà không bị trừng phạt, bay cao trên bầu trời nước Nga nó không sợ bị tấn công từ phía phi cơ và hỏa tiển.

Người Nga nhiều lần cố gắng vít cổ U-2 xuống với sự giúp đỡ của các
phi cơ tiêm kích và hỏa tiển, nhưng mọi nỗ lực của họ đều thất bại. Ngoài ra, U-2 hầu như không thể phát hiện bằng radar bởi vì nó được làm chủ yếu bằng nhựa và gỗ dán (Vị tất như vậy, nếu không Mỹ sẽ không chi tiêu nâng cấp U-2 nhằm giảm EPR của nó. Có hai phương pháp được sử dụng. Thứ nhất, phương pháp "hình thang",phi cơ "được treo" bằng các thanh tre và sợi thủy tinh gắn kết bằng dây tiết diện nhỏ, trên đó xâu các hạt ferrite đường kính nhỏ. Loại đó cần để bảo đảm giảm EPR tại tần số 70 MHz. Cách thứ hai - phương pháp "dán giấy bồi", các tấm chất dẻo được dán vào phi cơ, chúng chứa các tấm in đặc biệt để hấp thu bức xạ trong dải tần số 65 - 85 MHz. Cả hai phương pháp này không hiệu quả. Sau đó, sơn hấp thụ bức xạ vô tuyến và lớp phủ trên cơ sở chất độn-hạt ferrite trở thành tiêu chuẩn. Hơn nữa, trong những năm đó khó có thể chế tạo cánh có độ kéo dài lớn mà không sử dụng vật liệu kim loại.. Chỉ có động cơ phản xạ bức xạ radar, nhưng không đủ để phát hiện ra nó, trừ khi biết vị trí chính xác và tuyến đường bay của nó. Rất ít chuyến bay của U-2 bay qua lãnh thổ Nga bị phòng không Liên Xô phát hiện, vì tín hiệu phản xạ của nó trên màn hình radar hầu như không thể nhìn thấy ngay cả đối với các trắc thủ được đào tạo tốt nhất và có kinh nghiệm nhất. (Không giống như các radar Mỹ, các radar của Liên Xô P-30 và P-35 có hiệu quả hơn trong việc phát hiện mục tiêu ở độ cao lớn và phát hiện tất cả hoặc gần như tất cả các chuyến bay của U-2. Các trắc thủ radar của Liên Xô không gặp khó khăn gì lớn khi bám sát các máy bay này.

Các tính năng nói trên không chỉ là phép mầu duy nhất của U-2 ! Trên khoang
phi cơ có tám máy ảnh hoàn toàn tự động có thể chụp ảnh hầu hết các đối tượng trên biển hoặc trên mặt đất, trong ánh sáng ban ngày hoặc trong bóng tối, trong thời tiết tốt và xấu, từ các độ cao đáng kinh ngạc ; hình ảnh của các máy ảnh này có độ phân giải cao đến mức mà từ độ cao 24.500 mét có thể phân biệt người đi bộ với người đi xe đạp hoặc người mặc quân phục với người mặc đồ dân sự; từ độ cao khoảng 15.000 mét có thể đọc được tiêu đề trên báo hoặc áp phích dán trên các bức tường; từ độ cao khoảng 10.000 mét có thể nhìn thấy ngay cả chiếc đinh nằm trên đường ! Không đến bốn giờ bay, một chiếc U-2 có thể chụp một khu vực kích thước 780 x 4.300 km; lãnh thổ của đất nước có kích thước như nước Nga có thể được chụp ảnh trọn vẹn trong một vài tuần !

CIA cũng đặt hàng phát triển các thiết bị điện tử cực kỳ tinh vi để do thám điện tử trên không phận Nga.Thiết bị thông thường của U-2 bao gồm máy thu đánh chặn, có khả năng tiếp nhận tất cả các tín hiệu phát ra từ các radar đang bức xạ của Nga, máy thu có khả năng tiếp nhận tất cả các tín hiệu liên lạc radio của hệ thống phòng không Nga, máy định vị vô tuyến để xác định hướng đến của các bức xạ bị chặn thu, máy ghi từ tính siêu đặc biệt để ghi các bức xạ điện từ bị chặn thu, tất nhiên còn có cả la bàn vô tuyến, máy lái tự động và điện đài băng UKV.

Tất cả mọi thứ liên quan đến U-2 được lưu trữ trong vòng thật bí mật, còn trong các tài liệu chính thức và tạp chí hàng không người ta nói về nó như một
phi cơ trinh sát khí tượng, và trên thực tế, trong năm 1957, đã công bố bức ảnh một cơn bão trong vùng biển Caribbean chụp từ U-2. Tuy nhiên, mặc dù tất cả các biện pháp giữ kín nhiệm vụ thật sự của U-2 trong vòng siêu bí mật, sau một số sự cố với phi cơ, tấm màn che im lìm bắt đầu bị vén lên và nó làm người ta nghi ngờ mục đích thực sự của chiếc phi cơ bí ẩn này.

Liên quan đến ba hoặc bốn sự kiện đầu tiên xảy ra tại Hoa Kỳ và Đức, báo chí chỉ nói về những chiếc
phi cơ đang thực hiện các nhiệm vụ tối mật, nhưng khi U-2 một lần buộc phải hạ cánh khẩn cấp tại một sân tàu lượn ở Nhật Bản và một nhà báo địa phương may mắn có mặt tại chỗ có cơ hội trong 15 phút xem xét phi cơ, cho đến khi những người lính tới nơi vây kín chiếc phi cơ bị hư hỏng và chĩa súng đe dọa những người xung quanh, buộc họ phải rút đi. Nhà báo, cũng từng là một phi công, đã nhìn thấy viên phi công U-2 ra khỏi phi cơ bị hư hỏng như thế nào và nhận thấy trên trang phục của anh ta không hề có phù hiệu nào, và anh ta có một khẩu súng lục. Nhà báo chỉ việc lấy hai cộng với hai và đi đến kết luận rằng chiếc phi cơ được sử dụng không chỉ để trinh sát khí tượng mà còn cho mục đích gián điệp.

[​IMG]Kelly Johnson (ông tổ của U-2 và SR-71) và phi công Francis Gary Powers trước một chiếc U-2.
Phi cơ Mỹ cất cánh từ căn cứ không quân Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ lúc 06:26, ngày 26 Tháng 4 năm 1960, để chụp ảnh và trinh sát điện tử vùng trung tâm Liên Xô, cũng là một U-2. Phi công - Francis Gary Powers, 30 tuổi, một cựu đại úy phi công Không quân Mỹ, được nhất trí coi là một phi công xuất sắc và một hoa tiêu hoàn hảo. Power đã bay trên U-2 trên 500 giờ, chủ yếu là trên lãnh thổ Nga và các chuyến bay đã trở thành quen thuộc với anh ta, anh ta đùa gọi chúng là "các chiến dịch vắt sữa". CIA tiến hành các hoạt động này một cách thường xuyên, bởi vì đó là cách duy nhất để có thể có được một kết quả có ích và hiệu quả thực sự : trên thực tế, thực hiện chuyến bay và chụp ảnh một khu vực cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó so sánh hình ảnh và bản ghi của chuyến bay trước đó, có thể có được thông tin quan trọng về việc xây dựng các công trình quân sự, các radar, bãi thử hỏa tiển, các căn cứ tàu ngầm và những điều tương tự.

Tuyến đường không, mà Powers cần phải bay theo, như sau: Adana - Peshawar (Pakistan) - Kabul (Afghanistan) - Sverdlovsk (Nga) - Bodo (Na Uy). Power mang theo một khẩu súng lục cỡ nòng 22, một đồng đô la bạc ở túi trong, một ống tiêm nhỏ với liều lượng gây chết người chứa chất độc chiết từ nhựa một loài cây độc trong trường hợp phải hạ cánh bắt buộc. Việc nhảy dù, theo hướng dẫn của CIA là "không bắt buộc" ; tiền lương phi công-gián điệp là 35 000 đô la mỗi năm biện minh cho một nguy cơ như vậy !

Nhánh đầu tiên của chuyến bay chỉ là bay chuyển từ Incirlik đến Peshawar, nơi anh ta ở lại bốn ngày để nghỉ ngơi và tiếp nhiên liệu trước khi có chuyến bay dài trên lãnh thổ Nga. Ngày 01 Tháng Năm, Power ngồi trong buồng lái của U-2 để thực hiện một "chuyến bay điên rồ", trong đó, ở độ cao 30.000 mét, nó sẽ bao phủ cự ly 5640 km, bay qua thành phố Ural, các thành phố Nga là Stalingrad, Aralsk, Kirov, Murmansk, Arkhangelsk và hai bãi thử hỏa tiển quan trọng : Tyura-Tam và Kapustin Yar, mà tình báo Mỹ phát hiện trong thời gian gần đây.

U-2 cất cánh chậm một giờ so với lịch trình, vì lệnh "cho phép" của Tổng thống Eisenhower - thủ tục thông thường cho tất cả các chuyến bay trên không phận nước Nga, đến trễ. Trong thời gian chờ, Powers vài lần kiểm tra hệ thống điện tử trên
phi cơ và không nghi ngờ gì nữa, anh ta cảm thấy điềm báo đen tối khi cặp mắt gặp phải nút đề chữ "tiêu hủy", nút cần nhấn vào thời điểm quan trọng, để ngăn chặn việc một số bộ phận thiết bị điện tử tối mật rơi vào tay người Nga. Theo bảng nhắc đặt gần nút, chất nổ sẽ chỉ phá hủy thiết bị, nhưng Powers biết rằng chất nổ được gắn vào bức vách bên trong của khoang thân kín, và với sự khác biệt khổng lồ về áp lực ở độ cao rất lớn, vụ nổ, chắc chắn, sẽ là dấu chấm hết của chính chiếc phi cơ.

Sau khi cất cánh, U-2 bắt đầu leo cao nhanh chóng và tới lúc bay qua Kabul - thủ đô của Afghanistan, nó đã đạt đến độ cao 19.800 m; tại đây, Powers, bật máy thu và ghi tất cả các bức xạ điện từ trong thinh không, bao gồm cả các máy phát vô tuyến quân sự và tín hiệu radar ở tất cả tần số hoạt động. Thiết bị tự động ghi lại các thông số cơ bản của mỗi radar; tần số, độ dài mỗi xung, tần số xung lặp lại và thời gian quét ăng-ten. Các thông số đó cấu thành thành phần của radar và khi phân tích nó, có thể xác định loại radar chưa biết và đặc điểm ứng dụng cụ thể của nó. Dùng hai hoặc nhiều phương vị (đo hướng đến của bức xạ điện từ để bảo đảm phương pháp tam giác) nhằm xác định vị trí của radar và do đó xác định nơi bố trí các hệ thống vũ khí mà nó kiểm soát. Khi radar thuộc về một quốc gia thù địch tiềm tàng, thông tin này là rất hữu ích để phát triển các phương pháp đối kháng điện tử khi các phi công của mình, trong tương lai, có thể phải vượt qua không phận của đối phương.


Việc sử dụng trước tiên các thông số ấy là cần phải lưu giữ hoặc "nhớ" chúng trong RWR, loại thiết bị mà sẽ cảnh báo phi công về sự hiện diện và hướng tới radar mặt đất hoặc đường không đang đe dọa. Cảnh báo về cuộc tấn công hỏa tiển hoặc pháo cao xạ sắp xảy ra rõ ràng là một yếu tố quan trọng cho việc thực hiện nhiệm vụ một cách thành công và sự sống còn của chính phi công, do đó cho phép anh ta lập tức thực hiện thao tác cơ động lảng tránh hoặc bật thiết bị đối kháng điện tử thích hợp. Có rất nhiều phương pháp ECW khác nhau và lựa chọn sử dụng phương pháp ECW nào còn phụ thuộc vào tình huống cụ thể. Ví dụ, phi công có thể áp chế radar đối phương để vô hiệu hóa hiệu quả của nó hoặc sử dụng nhiễu mô phỏng để đánh lệch hỏa tiển ra khỏi hướng bay, khi phát về phía radar tìm diệt tín hiệu đáp ứng giả. PRLO vốn được sử dụng rất thành công trong Thế chiến II, cũng có thể được dùng để lái hỏa tiển ra khỏi mục tiêu thực sự, tạo ra bên cạnh phi cơ nhiều mồi nhử. Hiện nay, PRLO được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau : nylon tráng bạc, nhôm pha chì, sợi thủy tinh phủ nhôm và các hợp chất khác. Ngày nay, nhờ các thiết bị phối lượng đa dạng, các dải nhiễu được thả ra từ phi cơ một cách tự động, theo một quy luật nhất định và với số lượng xác định theo một mối đe dọa cụ thể.

[​IMG] 

Powers không phải là một chuyên gia tác chiến điện tử. Tuy nhiên, với tư cách phi công U-2, được CIA đào tạo, anh ta biết rằng nếu MiG-21 Nga bay ở độ cao 10.000 m thấp hơn anh ta, bắn hỏa tiển không-đối-không để cố gắng hạ anh ta, anh ta có thể tính đến việc dùng một thiết bị điện tử mới, rất tinh vi, được cài đặt trên phi cơ của mình nhằm mục đích làm rối loạn radar của hỏa tiển Nga. Thực tế, thiết bị này là một trong những máy phát nhiễu mô phỏng đầu tiên. Ba nhà sản xuất phương tiện tác chiến điện tử của Mỹ phát triển nó một cách đặc biệt theo yêu cầu của CIA, và tất nhiên nó là "tối mật".

Powers cũng biết người Nga rất khó chịu với các chuyến bay của U-2, mặc dù họ vẫn giữ được bình tĩnh, vì họ không thể làm gì được nó. Không nghi ngờ gì nữa, các radar Nga chờ đợi và cố gắng phát hiện nó ngay khi U-2 có mặt trong không phận Liên Xô. Tuy nhiên, Powers tự an ủi với ý nghĩ máy bay của mình có thể bay ở độ cao lớn đến mức không có
phi cơ tiêm kích nào của Liên Xô có thể với đến.

Các radar Mỹ tại Pakistan và Afghanistan có thể bám sát Powers miễn là anh ta chưa vượt qua biên giới Liên Xô, chưa biến mất khỏi màn hình radar họ. Từ thời điểm này phương tiện duy nhất theo dõi anh ta là trạm nghe lén của CIA, làm nhiệm vụ đánh chặn tín hiệu vô tuyến của hệ thống phòng không Nga; không có tiếp xúc trực tiếp nào với Powers là khả dĩ, vì anh ta giữ sự im lặng vô tuyến hoàn toàn.

Rất nhanh sau khi Powers bay đến Afghanistan, một trong những radar Liên Xô phát tín hiệu cho một radar khác rằng đã phát hiện một chiếc
phi cơ không rõ lai lịch, và vì U-2 bay vào vùng trung tâm Liên Xô, thông tin về việc phát hiện được truyền từ radar này đến radar khác. Đột nhiên, hiệu thính viên của CIA nghe tiếng kêu vui mừng, lặp đi lặp lại nhiều lần : "Mục tiêu bị diệt! Mục tiêu đã bị diệt!". Và cùng thời điểm này Powers cảm thấy thân mình bị ném về phía trước và từ bên ngoài một vầng đỏ lòa chiếu sáng thân phi cơ U-2 của mình, như thể đằng sau phi cơ có một vụ nổ lớn. Phi cơ ngừng nghe theo cần lái và bắt đầu vừa quay chậm vừa mất độ cao. Powers mở đèn để bung ra, anh ta bị ném ra khỏi phi cơ bởi lực ly tâm. Dù của Powers mở tại độ cao khoảng 10.000 m và anh ta từ từ hạ xuống lãnh thổ Liên Xô.

Powers đã bị bắt. Trong khi thẩm vấn, anh ta khẳng định mình làm việc cho công ty Lockheed và thử nghiệm
phi cơ trinh sát để tiến hành hoạt động gián điệp trên bầu trời nước Nga.

Tất cả xảy ra ngay trước Hội nghị thượng đỉnh ở Thụy Sĩ giữa Tổng thống Mỹ Eisenhower và Thủ tướng Liên Xô Khrushchev để thảo luận các vấn đề của thế giới. Khrushchev đã lợi dụng trường hợp may mắn cho mình để hạ nhục Hoa Kỳ trước toàn thế giới.

Báo Mỹ đưa tin về vụ Tòa án Liên Xô xét xử F.G. Powers.

Powers, tất nhiên, đã xuất hiện tại Moscow trước Tòa quân sự của Tòa án tối cao, nơi anh ta được mô tả là một người Mỹ trẻ vô nguyên tắc điển hình, do lòng tham lam không cưỡng nổi của mình với tiền bạc, mà không ngần ngại phạm tội ác có thể gây ra cuộc chiến tranh hạt nhân. Các công tố viên đã trình với tòa án các bằng chứng dưới dạng các băng từ được tìm thấy trong đống xác U-2. Chúng chứa các thông số tín hiệu radar của hệ thống phòng không Liên Xô. Các hình ảnh thiết bị điện tử của chiếc U-2 cũng được trình ra.

Bản án khắc nghiệt, mặc dù, như đã nêu trong kết luận bản án, chỉ hạn chế ở mức mười năm tù, ba năm trong đó anh ta phải ở trong xà lim. Tuy vậy Powers đã được phóng thích sau mười bảy tháng để đổi lấy một trung tá KGB siêu điệp viên Rudolph I. Abel, người đã bị bắt và bị giam cầm trong một nhà tù Mỹ từ trước.

Ngay sau khi đặt chân lên đất Mỹ, Powers bị cách ly và bị CIA thẩm vấn liên tục trong hơn hai mươi ngày; trong trường hợp này có rất nhiều vấn đề mơ hồ mà CIA muốn làm rõ. Họ quan tâm hơn hết đến nguyên nhân thất bại của chuyến bay U-2, cho dù nó xảy ra do sự hiện diện các hỏa tiển phòng không mới của người Nga hoặc do hành vi phản quốc mà Powers thực hiện, và đặc biệt người Nga liệu có hay không phương tiện ngăn chặn sự đột phá của các oanh tạc cơ
Mỹ, được trang bị các phương tiện điện tử đối kháng trên không phận Liên Xô, trong trường hợp chiến tranh.

Tại phiên tòa ở Moscow, Powers tuyên bố
phi cơ của anh ta bị bắn rơi ở độ cao khoảng từ 13 700 đến 22 250 mét, thấp hơn nhiều so với độ cao 30.500 mét, mà người ta khuyến cáo anh ta khi thực hiện loại nhiệm vụ như vậy. Powers giải thích rằng do việc nhiên liệu ngừng cấp, động cơ phản lực của chiếc U-2 bị dừng, vì vậy anh ta đã mất độ cao đáng kể khi cố gắng khởi động lại nó một lần nữa.

Những bí ẩn khác mà CIA muốn làm rõ liên quan đến việc các radar Nga phát hiện và bắn hạ chiếc U-2 thế nào. Làm sao mà người Nga có thể nhanh chóng phát hiện ra
phi cơ nếu như phi cơ được làm bằng vật liệu hấp thụ bức xạ radar ? Và nếu nó bị hỏa tiển bắn trúng, làm thế nào mà ảnh của nó chụp được và thiết bị điện tử lại vẫn nguyên vẹn ? Như Khrushchev đã nói, tất cả chỉ có một quả đạn hỏa tiển được phóng vào chiếc U-2, đạn bắn trúng phi cơ ở độ cao khoảng 22.750 mét. Nếu điều đó đúng sự thật, CIA tự hỏi, tại sao RWR và máy tạo nhiễu mô phỏng không làm việc ?

Nguồn thông tin bí mật của Mỹ ở Nga báo cáo rằng, ngay sau khi Powers bay gần vào phạm vi bãi thử hỏa tiển ở Sverdlovsk, người Nga cho hai chiếc MiG cất cánh lên để chặn
phi cơ Mỹ, và ngay sau đó họ phóng ba hỏa tiển SAM. Có vẻ như hai hỏa tiển đã tấn công các phi cơ tiêm kích MiG và bắn hạ một trong số đó, còn quả đạn thứ ba phát nổ gần đuôi chiếc U-2.

Thông tin này chưa bao giờ và chưa được bất cứ ai khẳng định, nhưng nếu mọi chuyện xảy ra theo cách đó, khi ấy một lời giải thích khả dĩ sẽ là thiết bị ECW của
phi cơ U-2 có thể đã làm lệch hướng hai đạn hỏa tiển, nhưng bận đối phó với hai quả đạn đầu tiên, nó đã không thể nhận được tín hiệu và đối phó thành công với quả đạn hỏa tiển thứ ba đang đến gần, quả đạn đó vẫn tiếp tục bay theo hướng tới chiếc U-2. Tuy nhiên, khi tính đến chuyện chiếc U-2 không bị trúng đạn trực tiếp, một số người ngạc nhiên vì tại sao Powers không sử dụng ghế phóng của anh ta, vốn được thiết kế để sau khi phóng phi công ra sẽ kích hoạt cơ chế tự hủy phi cơ, mà lại tự mình rời khỏi phi cơ, làm mất đi thời gian quý báu. Và, nếu anh ta có nhiều thời gian tự do như vậy, tại sao không ấn nút tự hủy và bằng cách đó đã không phá hủy các thiết bị điện tử tối mật trên khoang phi cơ ?

Sau cuộc thẩm vấn của CIA, Powers cũng xuất hiện trước các ủy ban chính phủ khác nhau và thậm chí ra làm chứng trước Quốc hội, nhưng không có câu trả lời thỏa đáng nào cho những câu hỏi trên được đưa ra.

CIA thậm chí còn phái tới bám sát anh ta một trong những điệp viên nữ quyến rũ nhất của mình để cố gắng nói chuyện với Powers, khi sử dụng không chỉ những phương pháp chính thống ! Tuy nhiên, kết quả là, Powers chỉ đơn giản là ly dị người vợ xinh đẹp Barbara của mình và kết hôn với người phụ nữ, mà như CIA hy vọng, đã đưa anh ta ra một tòa án đặc biệt.

Một vài năm về sau, người ta nhận thấy có một mối liên hệ nào đó giữa các chuyến bay bằng
phi cơ U-2 và Lee Harvey Oswald - kẻ đã giết Tổng thống Mỹ John Fitzgerald Kennedy. Có lẽ khi phục vụ trong Quân đoàn Thủy quân lục chiến Mỹ, Oswald đã phục vụ với tư cách một điều phối viên radar tại trạm kiểm soát không lưu của căn cứ không quân Mỹ ở Atsugi Nhật Bản. Trong tư cách đó, anh ta có cơ hội không chỉ quan sát các phi cơ U-2 cất cánh và hạ cánh, mà còn có thể được tiếp cận cả với thông tin tối mật về hoạt động do thám đường không chống lại Liên Xô và Trung Quốc. Bởi vì các cuộc đàm thoại vô tuyến giữa phi công U-2 và các điều phối viên căn cứ không quân trước khi cất cánh là thủ tục bình thường, Oswald có thể nghe và yêu cầu báo cáo tình hình khí tượng trên các tuyến đường không nhất định và độ cao đường bay của U-2 trong các chuyến bay đặc biệt của chúng. Sau này, Oswald chạy trốn sang Nga, nơi anh ta ở lại một thời gian cho đến khi KGB phái anh ta trở lại Mỹ, nơi anh ta sẽ hữu ích cho họ hơn.

[​IMG] 

Lee Harvey Oswald khi là thủy quân lục chiến Mỹ

Giả thuyết về việc chính Oswald đã cung cấp cho người Nga thông tin về các tuyến bay và độ cao chuyến bay U-2, đưa ra câu trả lời khá chính đáng cho những câu hỏi đặt ra ở trên; có nghĩa là, làm thế nào radar Nga phát hiện được và bám sát chuyến bay của chiếc
phi cơ được làm bằng vật liệu hấp thụ bức xạ radar, và thứ hai, làm thế nào người Nga có thể bắn trúng U-2 bằng các quả đạn hỏa tiển, mà tầm của nó nhỏ hơn độ cao chuyến bay U-2 ?
Giả thuyết này cũng làm nặng ký thêm cho tin đồn rằng U-2 là nạn nhân của một vụ phá hoại. Theo một số báo cáo, các điệp viên làm việc cho KGB, đã cài đặt được ở phía đuôi U-2 một lượng thuốc nổ nhỏ kích nổ bằng vô tuyến, trước khi máy bay cất cánh, hoặc một lượng thuốc nổ hẹn giờ, làm cho máy bay mất độ cao sau khi nó phát nổ (phiên bản tư biện, phổ biến ở phương Tây. Ví dụ, như đã nêu trong chính bản báo cáo đó, Trung Quốc, sau khi phát triển được chiến thuật thích hợp sử dụng MiG-21 và hỏa tiển phòng không S-75, đã bắn rơi được năm
phi cơ Mỹ U-2).

Ngày 01 Tháng Tám năm 1977, Francis Gary Powers, ở tuổi bốn mươi tám, đã chết thảm trong một vụ tai nạn
phi cơ trực thăng. Chiếc trực thăng, thuộc sở hữu một công ty truyền hình ở Los Angeles và do viên cựu phi công U-2 điều khiển, đang quay cảnh cháy rừng, thì bị rơi xuống giữa đám rừng đang cháy. Cơ thể cháy thành than của ông ta mang đi theo nó mọi cơ hội tiết lộ nhiều bí mật của chuyến bay, từng gây ra một vụ bê bối quốc tế chưa từng có thời ấy và vẫn còn là một bí ẩn ngay cả đối với CIA.

14.2. Sự trục trặc với B-47 Stratojet

B-47E thử nghiệm hệ thống cất cánh có rocket trợ lực.

Ngay sau sự trục trặc với chiếc U -2 của Powers, xảy ra ngày 01 tháng 5 năm 1960, Tổng thống Mỹ Eisenhower cho dừng tất cả các chuyến bay U-2 trên lãnh thổ Liên Xô và ra lệnh cho bộ chỉ huy quân đội phát triển các phương pháp khác để thu thập thông tin điện tử và chụp ảnh lãnh thổ Liên Xô. Không nghi ngờ gì nữa, chính trong các điều kiện ấy đã phát sinh ý tưởng sử dụng các vệ tinh nhân tạo cho các mục đich tình báo; chúng có thể hoạt động trong tình trạng bay không người lái, và ở bên ngoài tầm bắn trúng của bất kỳ hệ thống vũ khí nào có vào thời đó.

Tuy vậy một đề án hiếu thắng như thế cần có thời gian, mà đợi đến lúc đó thì mất thông tin về các radar Nga, vấn đề quan trọng sống còn đối với quốc phòng và thậm chí cho cả sự sống còn của Mỹ Quốc, CIA tự mình không thể cho phép điều đó. Giám đốc CIA Allen Dulles vẫn giữ ý kiến cho rằng, nhiệm vụ hiện tại của tình báo Mỹ trong lúc này là tiến hành các hoạt động gián điệp sau "Bức Màn Sắt" và các phương tiện truyền thống không còn phù hợp. Ông ta viện dẫn rằng, KGB có thể mua với 5 cent - giá một tờ báo "New York Times", các thông tin mà CIA không thể mua ngay cả với 10 000 dollars ! Tại Hoa Kỳ, tất cả các đề án của các nhà phát triển hỏa tiển mang hỏa tiển và những thứ tương tự phải được Quốc hội phê chuẩn, do đó sẽ được thảo luận công khai. Tất cả các căn cứ không quân được đánh dấu trên các atlas thông thường của đường ô tô, còn tin tức về tất cả các vụ nổ nguyên tử trong sa mạc Nevada, được xuất bản trong mỗi tờ báo. Người Nga, đến lượt mình, giữ im lặng hoàn toàn về những chuyện như vậy. Những mẩu thông tin nhỏ nhất và không đáng kể nhất mà Bộ Quốc phòng chất vấn, có thể là cái chết của một điệp viên Mỹ, mà người ta yêu cầu anh ta khai thác loại thông tin như vậy. Thực chất luận điểm của Dulles, được ông ta nhắc đi nhắc lại, nằm ở chỗ người Mỹ cho phép người Nga biết quá nhiều, trong khi đó người Nga không cho phép họ biết gì cả!

Để khắc phục những thiếu sót của mình, người Mỹ đã phải đẩy nhanh tiến bộ trong công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử. Ở các quốc gia đồng minh và thân thiện giáp giới Nga, các trung tâm nghe lén mới được dựng lên. Các máy thu vô tuyến rất hoàn thiện của họ có thể chặn thu hai triệu từ một ngày, chúng được chuyển giao ngay lập tức về Washington để giải mã.

Như vậy, người Mỹ đã truy cập được vào đường thông tin của người Nga mà họ quan tâm. Ví dụ, năm 1958, họ nghe được cuộc  đàm thoại giữa các phi công tiêm kích Nga, những người tấn công chiếc
phi cơ Lockheed C-130 Hercules, đang thực hiện nhiệm vụ "đánh hơi". Vào tháng Tư năm 1967, họ đã theo dõi được các sự kiện kịch tính xảy ra với con tàu vũ trụ Nga "Soyuz", do phi hành gia Komarov điều khiển. Tại thời điểm khi bộ phận hạ cánh của tàu vũ trụ lao về phía Trái đất, Komarov kinh hãi hiểu rằng việc bộ phận kiểm soát, phải tác động đến sự làm việc của các dù hãm đã không hoạt động. Trên mặt đất, vợ ông và Thủ tướng Kosygin của Liên Xô cố gắng động viên tinh thần ông và thông báo rằng ông đã được trao giải thưởng cao nhất của đất nước, nhưng Komarov tiếp tục la hét : "Tôi không muốn chết! Hãy làm một cái gì đó đi chứ !", cho đến tận khi thiết bị hạ cánh, cuối cùng, còn chưa vỡ tan.

Mặc dù Nga là chủ đề chính cần quan tâm, người Mỹ cũng chặn và giải mã tất cả các điện vô tuyến quân sự, ngoại giao và thương mại của các quốc gia chủ chốt khác, đặc biệt là trong thời gian có các cuộc khủng hoảng quốc tế. Loại hoạt động này thuộc phạm vi Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA). Đồng thời người Mỹ có thể chặn thu bức xạ radar của các nước đối thủ tiềm tàng trong bất cứ phần nào của địa cầu. Sau khi xác định các đặc tính cơ bản của radar, các chuyên gia ngành điện tử của cơ quan NSA sao chép lại các radar cần quan tâm  để phân tích chi tiết và nghiên cứu học hỏi.

Tại nhiều căn cứ bao quanh nước Nga, các trạm radar tầm xa mới được dựng lên. Chúng có khu vực quét sâu khoảng 1600 km vào lãnh thổ Nga và có thể theo dõi các vụ phóng hỏa tiển thử nghiệm tại Tyura-Tam và thậm chí cả những vụ phóng thử nghiệm tại Kapustin Yar, nằm cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ đến 1200 km. Radar có thể bám sát hỏa tiển tới tận nơi nó rơi trong sa mạc Kyzyl - Kum, gần biên giới Nga với Afghanistan. Hơn nữa, các trạm chặn, bổ sung và mới, đã ghi lại và phân tích bức xạ của các radar của Liên Xô bố trí tại tất cả các nước thân thiện, cho phép lắp đặt chúng trên lãnh thổ của họ.

Tuy nhiên, bất chấp tất cả các biện pháp trên, nhiều bức xạ từ các radar Nga có thể không bị chặn do thực tế lãnh thổ Liên Xô quá rộng lớn, và bức xạ của các radar đóng ở miền trung tâm nước Nga và Siberia nằm ngoài giới hạn với tới. Vì vậy, để xác định hoặc xác nhận tọa độ các radar mới của Nga trong các khu vực cách xa các trạm ngăn chặn của Mỹ, cần phải dùng đến
phi cơ. Vì tính cơ động và độ cao bay của chúng, phi cơ đã mở rộng rất nhiều khu vực chặn thu được tín hiệu, thậm chí bất chấp thực tế sau sự kiện xảy ra với U-2, phi cơ không còn bay trên lãnh thổ Liên Xô nữa, và U-2 không còn được sử dụng cho loại nhiệm vụ như vậy.

Ngày 01 Tháng Bảy năm 1960,
phi cơ ERB-47 – biến thể của oanh tạc cơ chiến lược Boeing B-47 Stratojet (ER có nghĩa là trinh sát điện tử), cất cánh từ căn cứ không quân Anh Brize Norton để thực hiện một phi vụ ELINT dọc theo bờ biển miền Bắc Liên Xô. Chiếc ERB-47  bay cao 13.100 m, tầm hoạt động - 5120 km và tốc độ tối đa - 1160 km/h. Nó phải thực hiện chuyến bay trên một không trình hình tam giác có điểm khởi đầu cách 160 km về phía tây đảo Novaya Zemlya, sau đó bay song song với bờ biển của hòn đảo này đến khi gặp mũi cực-đông bắc, từ đó bắt đầu đường bay trở về trên biển Barents. Phiên liên lạc vô tuyến cuối cùng với phi cơ là khi nó ở vị trí 480 km về phía tây Novaya Zemlya, nơi người Nga trong những tháng mùa hè thường thử nghiệm ICBM của họ.

Chiếc ERB-47 bị hệ thống radar phòng không của Nga phát hiện và ngay lập tức các
phi cơ tiêm kích bay lên chặn nó. Năm giờ sau khi cất cánh, phi hành đoàn sáu người của phi cơ Mỹ, bay ở độ cao khoảng 9750 mét, thấy phía trên đầu họ chiếc MiG đầu tiên của người Nga bay tới. Ngay sau đó, thêm một chiếc MiG tiếp cận họ ở bên phải và nổ súng. Chiếc ERB-47 khai hỏa cỗ pháo đuôi đáp trả, nhưng nó không thể đọ với hỏa lực của phi cơ tiêm kích Liên Xô, không gặp nhiều khó khăn gì khi bắn hạ phi cơ Mỹ.

Như trong trường hợp U-2, thông tin về sự kiện này được báo cáo Thủ tướng Chính phủ Liên Xô Khrushchev, người một lần nữa cáo buộc Mỹ vi phạm không phận Liên Xô. Nga khẳng định họ ngăn chặn
phi cơ tại vị trí 22 km về phía bắc mũi Sviatoy trên bán đảo Kola, và họ bắn hạ nó vì nó bay về hướng hải cảng lớn của Nga - Arkhangelsk. Người Mỹ, đến lượt mình, tuyên bố rằng chiếc phi cơ bị bắn rơi ở vị trí 80 dặm trên không phận phía bắc của mũi này.

Đường bay trinh sát tiêu biểu từ căn cứ không quân Thule tới Liên Xô của các kíp bay RB-47H.

Một vài giờ sau khi
phi cơ Mỹ bị bắn rơi, các tàu của Liên Xô ở Biển Barents bắt đầu tìm kiếm những người sống sót. Một trong những tàu đánh cá vớt lên được hai người sống sót – những người đầu tiên là các trung úy John McCown và Freeman B.Olmsted và xác của một trong những phi công; dấu vết của các thành viên phi hành đoàn còn lại không tìm thấy.

Cả hai viên sĩ quan còn sống sót bị buộc tội làm gián điệp, bị bắt và bỏ tù. Sau đó, ngày 25 tháng 5 năm 1962, họ được phóng thích theo yêu cầu của đích thân Tổng thống mới của nước Mỹ - John F. Kennedy.


14.3. Thảm kịch của con tàu do thám "Pueblo"
 

[​IMG]

Sơ đồ của Bắc Triều Tiên cho thấy nơi họ tuyên bố bắt giữ USS Pueblo, tháng 1 năm 1968.

Năm 1963, người Mỹ bắt tay vào hoạt động do thám điện tử ở châu Á. Mười sáu chiến dịch như thế được các
chiến hạm Mỹ thực hiện dọc theo bờ biển phía đông Siberia, Trung Quốc và Triều Tiên, nhưng sự cố duy nhất xứng đáng đề cập là trường hợp của "Banner" -  tàu gián điệp đang hoạt động ở Thái Bình Dương cùng với tàu "Winnebago". Khi đang tiến hành nhiệm vụ cuối cùng của mình, các chiến hạm của Nga tiếp cận con tàu, và một trong số đó chĩa pháo vào "Banner" rồi đánh tín hiệu hàng hải quốc tế : "Dừng lại nếu không sẽ nổ súng". Một trong những tàu phóng ngư lôi của Nga tiến rất gần, nhưng không có chuyện gì xảy ra. Trong một trường hợp khác, các tàu đánh cá Trung Quốc bao vây "Banner" và chĩa pháo vào nó. Thuyền trưởng "Banner" đối phó với tình hình rất xuất sắc bằng cách mở hết tốc độ, tách khỏi các tàu đánh cá và chấm dứt sự truy đuổi của chúng.

Ngày 01 tháng 12 năm 1967, tàu Hải quân Mỹ "Pueblo" đến cảng Nhật Bản Yokosuka, nơi đặt căn cứ của các tàu do thám Mỹ. Nó vừa đại tu xong tại Mỹ, tại đó nó được hiện đại hóa triệt để chuyển từ tàu cung ứng sang tàu tiến hành " nghiên cứu cơ bản bổ sung về môi trường", từ đó mà ra các chữ AGER 2 trên cả hai mạn tàu. Đó là ý nghĩa chính thức của "Pueblo", và để chính danh, trước khi rời Hoa Kỳ, thủy thủ đoàn được bổ sung hai nhà vật lý dân sự và trên tàu có bố trí thiết bị đặc biệt nhằm nghiên cứu hải dương học. Tuy nhiên, mục đích thực sự của "Pueblo" là tình báo truyền tin (SIGINT), nói cách khác, nó thu thập dữ liệu liên quan đến EW. Tám ăng-ten có bầu che bao phủ, nhô lên trên cấu trúc thượng tầng của tàu, và trong cabin lớn, dưới cầu điều hướng hành trình, lắp đặt 2 máy thu cỡ lớn, có  khả năng chặn tín hiệu điện từ của các thiết bị thông tin vô tuyến và radar ngay cả ở những khoảng cách lớn. Tất cả các sóng điện tín được ghi lại tự động và chính xác trên một loại băng đặc biệt với các thiết bị kỹ thuật số mới nhất. Sau đó, các cuộn băng được chuyển cho các trung tâm phân tích và đánh giá của CIA.

Độ choán nước của "Pueblo" là 900 tấn, chiều dài - 53,2 m, chiều rộng - 9,75 m, tốc độ tối đa - 9 hải lý. Thuyền trưởng Lloyd M.Bacher 39 tuổi, chưa tốt nghiệp Học viện Hải quân đầy uy tín ở Annapolis, và trên thực tế, ông ta học ở "Boys Town" - một trường nội trú tại bang Nebraska, từ đó gia nhập Hải quân Hoa Kỳ, sau khi học xong Đại học Nebraska thì trở thành sĩ quan hải quân. Sĩ quan an ninh 21 tuổi Timothy L. Harris, người chịu trách nhiệm ngăn chặn bức xạ và các tài liệu bí mật liên quan đến hoạt động này. Thủy thủ đoàn gồm tám mươi mốt người và bao gồm sáu sĩ quan, hai mươi chín trắc thủ ELINT, hai nhà vật lí đề cập ở trên, cùng bốn mươi bốn thủy thủ.

Cuối tháng 12 năm 1967 "Pueblo" nhận lệnh của Tư lệnh Hải quân Mỹ tại Nhật Bản, ra khơi thực hiện chuyến đi biển - do thám điện tử đầu tiên của nó; điều đó có nghĩa là chặn sóng điện đài và bức xạ radar của Bắc Triều Tiên và giám sát cuộc tập trận hải quân Liên Xô ở eo biển Triều Tiên.



[​IMG]
Ngày 5 tháng 1, tàu rời Yokosuka theo hướng đi qua đảo Kyushu, ngày 9 tháng 1 đến cảng Nhật Bản Sasebo. Ở đây, Bucher nhận được hướng dẫn chi tiết về chiến dịch và thông tin về các tàu Nga mà ông ta có thể chạm trán.

Ngày 11 tháng 1, trước bình minh, nhằm tránh bị phát hiện, "Pueblo" rời cảng Sasebo và hướng về eo biển Triều Tiên và Biển Nhật Bản, nơi nó thực hiện nhiệm vụ của mình. Theo hướng dẫn, nó phải ghi lại bức xạ radar của các hệ thống phòng thủ bờ biển của Bắc Triều Tiên, để Mỹ có thể tìm cách để vô hiệu hóa các hệ thống radar trên trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Thuyền trưởng lên kế hoạch đầu tiên là thu thập thông tin điện tử về các radar của Bắc Triều Tiên, sau đó trên đường trở về Sasebo, theo dõi cuộc tập trận hải quân của người Nga. Nó được quyền tiếp cận "không quá 200 mét" với các
chiến hạm Nga để chụp ảnh cận cảnh chúng. Khu vực đi biển của nó giới hạn trong các vĩ độ 39 và 42 độ vĩ bắc. Nó được lệnh phải duy trì sự im lặng radio và radar hoàn toàn; chỉ được phép sử dụng liên lạc radio trong trường hợp khẩn cấp. Lý do của điều này, tất nhiên, để tránh bị phát hiện bởi các chiến hạm Nga hay tàu tuần tra của các nước thù địch tiềm tàng khác.

Sau một vài giờ chạy tàu, "Pueblo" đi tiếp theo hướng về phía bắc - đến đảo Ullyndo (đánh dấu 1 trên bản đồ), nhưng rơi vào vùng một cơn bão rất mạnh nên buộc phải giảm tốc độ và thay đổi hướng để tránh bị phát hiện. Khi cơn bão kết thúc, thuyền trưởng Bucher cho tàu hướng đến mục tiêu đầu tiên của mình - vùng biển gần cảng Chongjin của Bắc Triều Tiên (được đánh dấu số 2 trên bản đồ). Tàu đến đó vào ngày 16 và ở lại khu vực hai ngày, lựa hướng hoặc thả trôi ngược gió ở tốc độ thấp nhất, đồng thời chặn thu và ghi lại các bức xạ điện từ. Ban ngày, "Pueblo" thường ở cự ly 22-28 km cách bờ biển, nhưng vào ban đêm lui ra cự ly 32 - 40 km do những khó khăn trong việc xác định vị trí chính xác của mình trong bóng tối. Sau những khoảng thời gian đều đặn, động cơ tàu được dừng để hai nhà khoa học có thể tiến hành nghiên cứu hải dương học, đo nhiệt độ của nước biển và lấy mẫu kiểm tra. Các dữ liệu từ những nghiên cứu này rất quan trọng cho cuộc chiến tranh chống tàu ngầm, bởi vì chúng có thể được sử dụng để xác định nhiệt độ, độ mặn và các đặc tính vật lý khác của nước biển trong một khu vực cụ thể, ảnh hưởng đến sự làm việc của các sonar, được sử dụng để phát hiện dưới nước.

Sau khi rời vùng nước Chongjin, "Pueblo" hướng mũi về phía nam, đến 18 tháng 1 tàu tới Kim Chhek (điểm 3), nơi nó ở lại khoảng hai ngày, nhưng không tìm thấy gì đặc biệt quan trọng.

Sau đó, tàu chuyển hướng tới Honvon (được đánh dấu trên bản đồ, điểm số 4), nó ở lại đây đến ngày 21 tháng 1; vào buổi tối hôm đó, ngay sau khi mặt trời bắt đầu lặn, Bucher nhận thấy một tàu chống ngầm của Bắc Triều Tiên chạy ở tốc độ 25 hải lý. Cho rằng con tàu đó có lẽ không nhận thấy "Pueblo", ông ta quyết định không báo cáo điều này với bộ chỉ huy của mình ở Nhật Bản, vì việc truyền bức điện có thể làm cho Bắc Triều Tiên nhận ra sự hiện diện của "Pueblo". Chắc chắn Bucher đã lập tức ra lệnh rời khỏi khu vực và chuyển hướng về cảng Wonsan quan trọng của Bắc Triều Tiên (được đánh dấu trên bản đồ, điểm số 5). Điều kiện thời tiết rất xấu, gió mạnh và tuyết rơi liên tục, tuy nhiên, nhiệm vụ lúc này vẫn diễn ra đúng kế hoạch. "Pueblo" đến Wonsan vào buổi sáng ngày 22 tháng Giêng và như thường lệ, tiến hành ngăn chặn và ghi lại bức xạ của radar phòng thủ bờ biển, cẩn thận tránh đi vào khu vực 12 dặm lãnh hải của Bắc Triều Tiên, ít nhất là viên sĩ quan hoa tiêu của tàu đã nói như vậy.

Khoảng 13:30 phía trước thủy thủ quan sát báo hiệu rằng hai tàu đánh cá từ cảng đi ra tiến về phía tàu "Pueblo". Sau khi tới gần tàu gián điệp ở cự ly khoảng 50 mét, chúng bắt đầu chậm chạp chạy xung quanh nó. Trên tàu không có vũ khí, nhưng cuộc viếng thăm khó chịu là hệ quả tất yếu của cuộc chạm trán ngày hôm trước với tàu chống ngầm Bắc Triều Tiên.

Bucher ra lệnh cho tất cả tự do đi lại trên boong và cho Bắc Triều Tiên thấy số lượng người trên tàu, mà tất nhiên, là không bình thường, nếu xét theo ý định và mục tiêu của nó. Giả thiết là phải vận chuyển hàng hóa ! Đồng thời, ông ta ra lệnh chuyển một bức điện về trạm liên lạc của Hải quân Mỹ tại Kamosei Nhật Bản, rằng "Pueblo" bị người Bắc Triều Tiên phát hiện.

Trong vòng vài giờ, các hiệu thính viên cố gắng truyền bức điện từ máy phát sóng WL-7 "Pueblo", nhưng không hiểu vì lý do gì mà họ không thành công. Trong khi đó, theo sau hai tàu đánh cá, tàu "Pueblo" tiếp tục di chuyển chậm trong khu vực 24 km cách lối vào cảng Wonsan. Lúc 9:00 sáng ngày 23 Tháng 1, sau khoảng mười sáu giờ, bức điện từ "Pueblo" cuối cùng đã được phát đi


[​IMG]USS Pueblo (AGER-2), tàu trinh sát ELINT và SIGINT của Mỹ (Banner-class technical research ship) thuộc cơ quan tình báo hải quân (Navy intelligence). Ảnh chụp năm 1967, khi rời San Diego, California, ngày 19 tháng 10 năm 1967.
Khoảng giữa trưa, tàu săn ngầm Bắc Triều Tiên SO-1 đi hết tốc độ tiếp cận nó, các pháo đội của con tàu đó đã đứng bên các cỗ pháo của họ, sẵn sàng nổ súng vào "Pueblo". Người Bắc Triều Tiên một lần nữa đi vòng quanh con tàu để kiểm tra nó chặt chẽ hơn và sau đó yêu cầu nó thông báo quốc tịch của mình. Trong khi đó, từ Wonsan bốn tàu phóng ngư lôi Bắc Triều Tiên đi ra và đang tiếp cận ở tốc độ cao. Khi trả lời yêu cầu khai báo quốc tịch, tàu "Pueblo" kéo lên lá cờ lớn của nước Mỹ, chiếc tàu săn ngầm đánh tín hiệu mã quốc tế: "Dừng lại nếu không tôi bắn".

Người Mỹ tiếp tục di chuyển chậm trong vùng biển mở, đồng thời trả lời bằng tín hiệu rằng "Pueblo" - tàu hải dương học. Tuy nhiên, tàu săn ngầm Bắc Triều Tiên, mà bây giờ có thêm sự tham gia của các tàu phóng lôi ra lệnh cho "Pueblo" theo mình. Thuyền trưởng Bucher thông báo rằng ông đang ở trong vùng biển quốc tế và cố gắng thoát ra khơi. Đáp lại điều này, người Bắc Triều Tiên bắn một loạt đạn vào "Pueblo", làm bị thương, mặc dù không nghiêm trọng, hai thủy thủ và chính thuyền trưởng Bucher.

Đó là lúc 14:20. Tại thời điểm này, Bucher ra lệnh cho người lái tàu quay đầu về hướng cảng Wonsan, còn sĩ quan an ninh tiêu hủy thiết bị điện tử và các tài liệu mật. Ông ta tổ chức một cuộc họp với một số sĩ quan của mình về những gì có thể thực hiện trong tình huống phức tạp này, và yêu cầu báo cáo các tọa độ chính xác của con tàu của mình. Vào thời điểm đó tàu đang ở cách đảo Ulyndo 25 km, gần lối vào cảng Wonsan. Bucher đánh tín hiệu cho người Bắc Triều Tiên rằng họ cản trở quyền hàng hải của mình trong vùng biển quốc tế, nhưng tàu săn ngầm đã có câu trả lời và bây giờ đi song song "Pueblo", còn bốn tàu phóng ngư lôi bao quanh tàu Mỹ ở tất cả các bên, với hai tàu phía đuôi và hai tàu phía mũi. Sĩ quan phụ trách vũ khí của "Pueblo", gồm có hai khẩu súng 40-mm, báo cáo Bucher rằng chúng đã bị che phủ bởi một lớp băng và vẫn còn che bạt, để khai hỏa chúng là vô cùng khó khăn. Thật vậy, nhiệt độ rất thấp, và Bucher nhận ra rằng nếu ông ta đánh chìm tàu bằng cách mở van kingstone, thủy thủ đoàn sẽ không tồn tại nổi năm phút trong làn nước băng giá này.

Cơ hội duy nhất của "Pueblo" là hy vọng có được sự giúp đỡ của lực lượng không quân hay hải quân Mỹ đóng quân tại Đông Nam Á. Thế nên nó phát đi một bức điện yêu cầu giúp đỡ. Trong khi đó , con tàu vẫn đi càng chậm càng tốt để tạo cơ hội cho thủy thủ đoàn có đủ thời gian tiêu hủy thiết bị điện tử và các tài kiệu mật, tuy nhiên, chiến dịch này diễn ra không phải là hoàn toàn tốt, bởi vì trên tàu có một số lượng tài liệu lớn và chỉ có một số lượng nhỏ các thiết bị để tiêu hủy chúng. Cuối cùng, câu trả lời đến từ Hải quân Mỹ tại Nhật Bản, trong đó nói: "Đã nhận điện của các anh. Hãy gắng tồn tại càng lâu càng tốt. Chúng tôi đã ra lệnh cho bộ chỉ huy tại Nam Triều Tiên phái phi cơ tiêm kích F-105 Thunderchief đến. Chúc may mắn !". Một vài phút sau, như thể chứng tỏ sự nhạo báng của số phận, hai chiếc tiêm kích Bắc Triều Tiên MiG-21 bay qua đầu "Pueblo" rồi biến mất trên đường chân trời.

Bucher quyết định quay hướng tàu để cho thủy thủ đoàn có thêm thời gian tiêu hủy các tài liệu mật, mà trong mọi trường hợp không được để rơi vào tay kẻ thù. Người Bắc Triều Tiên từ trên tàu săn ngầm trả lời bằng một loạt pháo tự động 57, làm bị thương một số thành viên thủy thủ đoàn, còn các tàu phóng ngư lôi của họ chĩa các ống phóng ngư lôi về phía "Pueblo". Sau một thời gian, một trong những tàu phóng ngư lôi tiếp cận "Pueblo", và khoảng một chục binh lính trang bị súng tự động và lưỡi lê tốt trần, đổ bộ lên boong tàu Mỹ. Viên sĩ quan chỉ huy họ, với khẩu súng lục trong tay, bắt đầu ra các mệnh lệnh trước sự ngạc nhiên của các thủy thủ Mỹ.

Tàu hải quân Hoa Kỳ USS "Pueblo" đã đầu hàng mà không chiến đấu như vậy đấy. Ngoài sự nhục nhã, cuộc đầu hàng này gây ra cho Hoa Kỳ thiệt hại không thể tưởng tượng bởi vì cùng với con tàu, rơi vào tay những người cộng sản Bắc Triều Tiên lần này có cả các thiết bị công nghệ tác chiến điện tử tiên tiến nhất và hầu hết các tài liệu siêu bí mật.

Ngay sau khi tin tức về việc bắt giữ "Pueblo" bay đến Washington, Tổng thống Hoa Kỳ, Lyndon B. Johnson, đang ngủ vào thời điểm đó, đã được đánh thức và ông đã được thông báo về sự cố trong vùng biển Nhật Bản. Theo thói quen của mình, Johnson trả lời: " Cảm ơn", và đi ngủ trở lại.

Tư lệnh Tập đoàn Không quân 5 được báo cáo sự việc qua điện thoại, và lúc 15:55, ông ta ngay lập tức ra lệnh cho bộ chỉ huy của mình trên đảo Okinawa chuẩn bị tất cả mọi máy bay phù hợp cho chuyến bay đến Wonsan; nhưng vì chúng chỉ có thể mang vũ khí hạt nhân, nên không thể cất cánh lên không trung.

Tư lệnh khu vực Thái Bình Dương ra lệnh cho bộ chỉ huy phái một tàu khu trục đến giải thoát cho "Pueblo", nhưng chỉ đến được đó lúc 12:00 sáng hôm sau.

Ngay khi Tư lệnh Hải quân Mỹ tại Nhật Bản, Phó Đô đốc Frank L.Johnson, cấp trên trực tiếp của Bucher, nhận được tin, ông ta chạy đến bộ tham mưu tại Tokyo, và theo sáng kiến riêng của ông, ra lệnh cho hàng không mẫu hạm hạt nhân "Enterprise", lúc đó ở cách Triều Tiên 1536 km, đi về hướng Wonsan. Các phi cơ chiến đấu đóng quân tại Nhật Bản, không thể được phái đi vì vướng thỏa thuận ký kết với chính phủ của nước này, cấm
phi cơ quân sự Mỹ thực hiện nhiệm vụ chiến đấu từ lãnh thổ Nhật Bản. Phó Đô đốc Johnson tin rằng việc phái ngay cả phi cơ tìm kiếm cứu nạn đi cũng là vô ích, bởi không có bằng chứng cho thấy "Pueblo" có nguy cơ bị đánh chìm.

Ngày 23 tháng 1 tại Wonsan mặt trời lặn lúc 17:41, còn hoàng hôn kéo dài đến 17:53, sau đó đã quá muộn để phái
phi cơ và tàu đi trợ giúp "Pueblo".

Cũng không có bất kỳ sự hỗ trợ cụ thể nào từ Washington. Mặc dù áp lực của công luận chống lại Bắc Triều Tiên, không có hành động quân sự nào diễn ra chống lại Bắc Triều Tiên. Chỉ có sự phản đối hình thức được thể hiện với Bắc Triều Tiên và lời kêu gọi tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc yêu cầu thả ngay lập tức con tàu và thủy thủ đoàn, Chính phủ Hoa Kỳ coi việc bắt giữ đó như một hành động cướp biển công khai vì tàu "Pueblo" đang ở trong vùng biển quốc tế.



[​IMG]Thủy thủ đoàn USS Pueblo khi đến trại của LHQ, khu phi quân sự Nam Triều Tiên, ngày 23 tháng 12 năm 1968, tiếp theo việc họ được phóng thích bởi chính quyền Bắc Triều Tiên.

Như vậy, vì một lý do nào đó, "Pueblo" đã bị bỏ mặc cho số phận ! Các thành viên của thủy thủ đoàn bị bắt giữ gần một năm. Ngày 22 Tháng 12 năm 1968, họ được phóng thích và được phép trở về nhà, ngoại trừ một thành viên thủy thủ đoàn đã chết vì vết thương trong thời gian bắt giữ tàu.

Hai ngày sau cuộc trở về Mỹ của thủy thủ đoàn, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương ra lệnh thành lập một Ủy ban Điều tra để nghiên cứu hoàn cảnh liên quan đến vụ bắt giữ "Pueblo". Ủy ban bao gồm các sĩ quan cao cấp ba quân chủng lực lượng vũ trang Mỹ, được giao nhiệm vụ thực hiện kết luận sơ bộ về tác động đối với an ninh quốc gia do sự mất mát các tài liệu nhạy cảm trên tàu


14.4. Vụ tổn thất EC-121
 


[​IMG]

Chiếc EC-121 số 135749

Trong thời gian các buổi điều trần, ngày 14 tháng 4 năm 1969, Ngũ giác đài đột ngột thông báo rằng vào lúc nửa đêm, các lực lượng vũ trang CHDCND Triều Tiên đã bắn rơi một chiếc
phi cơ EC- 121 của Hải quân Mỹ, đang thực hiện nhiệm vụ trinh sát điện tử, cách bờ biển Bắc Triều Tiên khoảng 80 km. Tính đến sự giống nhau của sự cố này với trường hợp "Pueblo", theo quan điểm của tiểu ban an ninh quốc gia, phân ban ba quân chủng quyết định mở rộng cuộc điều trần của mình liên quan đến vụ mất EC-121. Thật vậy, giữa hai sự kiện này có nhiều điểm tương đồng và cả hai phát lộ những lỗ hổng nghiêm trọng trong hệ thống các bộ chỉ huy.

Chiếc EC- 121 thuộc 1 phi đoàn trinh sát, trục thuộc Tư lệnh và BCH Hạm đội 7 Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trách nhiệm đảm bảo
phi cơ bảo vệ cho EC-121, nếu cần thiết, thuộc Tư lệnh Tập đoàn không quân 5. Khi chiếc phi cơ gián điệp, lúc 17:00 ngày 14 tháng 4 năm 1969, cất cánh từ căn cứ không quân Atsugi tại Nhật Bản, nó cũng ra khỏi quyền kiểm soát hoạt động của ban chỉ huy phi đoàn và không có ban chỉ huy nào khác chịu trách nhiệm quản lý nó, mặc dù các trung tâm kiểm soát radar khác nhau của không quân Mỹ, Hải quân và quân đội Mỹ đều theo dõi chuyến bay của nó trên các màn hình radar và bản đồ tình hình chiến thuật đường không của mình.

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy chiếc EC-121 đang gặp nguy hiểm đến từ chính phi đoàn, sĩ quan trực chiến của ban chỉ huy báo cáo rằng đài vô tuyến của BCH nhận được bức điện từ một đài vô tuyến khác của Mỹ cảnh báo chiếc EC-121, rằng  một
phi cơ của đối phương đang tiếp cận nó trên không phận vùng biển Nhật Bản. Khi đó, người chỉ huy phi đoàn yêu cầu trạm vô tuyến chính của Mỹ ở vùng Viễn Đông tại Fushu, chuyển bản sao tất cả các thông báo đã được truyền cho EC-121 và sử dụng tất cả các nguồn thông tin có được, giải thích lý do tại sao chuyến bay bị đứt quãng. Trong hơn một giờ rưỡi chỉ huy phi đoàn gọi trạm vô tuyến ở Fushu, nhưng không có lời giải thích về vấn đề trên. Vì vậy, ông ta quyết định truyền một bức điện khẩn, có độ ưu tiên cao hơn tất cả các loại điện báo vô tuyến khác, truy vấn tất cả các đài vô tuyến Mỹ của BCH về chiếc EC-121.

Ngay lập tức sau đó, BCH phi đoàn nhận được một thông báo nói rằng chiêc EC-121 có thể đã bị các
phi cơ chiến đấu Bắc Triều Tiên bắn rơi trên vùng biển Nhật Bản. Tại thời điểm này, chỉ huy phi đoàn yêu cầu Tập đoàn KQ 5 ngay lập tức tổ chức hoạt động cấp cứu, và nhận được lời xác nhận một phi cơ C-130 Hercules đã sẵn sàng. Giờ địa phương là 1:09, đó là ngày 15 tháng 4, và có lẽ vì đêm tối, không có dấu vết nào của chiếc EC-121 và mười hai thành viên phi hành đoàn của nó được tìm thấy.

Trong UB Điều tra của Hải quân, điều tra vụ bắt giữ tàu "Pueblo", có 5 vị đô đốc, đứng đầu là đô đốc Harold G.Bowen. Thủy thủ đoàn "Pueblo" và tất cả những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào hoạt động này, đều bị thẩm vấn trong hai tháng. Tất cả năm đô đốc đã tham gia chiến tranh Triều Tiên - một trong những cuộc chiến tranh tàn bạo nhất mà Hoa Kỳ đã tham gia chiến đấu. Họ được chọn chính vì lý do này, và tất nhiên, không tha thứ cho Bucher. Bucher giao nộp con tàu của mình cho đối phương mà không kháng cự, và theo ý kiến của họ, tội đó không thể tha thứ ; thuyền trưởng không bao giờ được giao nộp con tàu của mình, bất kể trường hợp nào. Và như niềm hy vọng cuối cùng, nếu nó thực sự bị bao vây bởi một kẻ thù có số lượng vượt trội, con tàu phải được đánh đắm. Lời kết án rất khắc nghiệt; cơ quan xét xử yêu cầu thuyền trưởng Bucher phải ra trước Tòa án và ông ta bị buộc 5 tội : cho phép lục soát con tàu của mình, khi vẫn còn khả năng kháng cự; từ chối phản ứng ngay lập tức khi bị tấn công bởi những người Bắc Triều Tiên; cho phép BCH Bắc Triều Tiên chỉ huy mình theo yêu cầu của họ đi về cảng Wonsan; không có khả năng chứng thực trước khi đi biển, rằng các sĩ quan và thủy thủ đoàn của ông đã được huấn luyện và thực tập việc tiêu huỷ tài liệu bí mật và thiết bị điện tử trên tàu; không có khả năng phá hủy các tài liệu và thiết bị gây ra bởi sự sơ suất, do đó dẫn đến việc chúng rơi vào tay người Bắc Triều Tiên.



Thuyền trưởng "Pueblo" Lloyd Pete Bucher.

Tòa cũng yêu cầu Phó Đô đốc Frank L. Johnson, Tư lệnh lực lượng Hải quân ở Nhật Bản, phải bị khiển trách vì ông ta không thấy rõ "Pueblo" đã được chuẩn bị đúng cách và được bảo vệ hay chưa, tương tự, đại úy Everett B.Glending, trưởng ban an ninh BCH Hạm đội Thái Bình Dương, bị khiển trách vì ông ta không kiểm tra xem hiệu quả của phân khúc thu thập dữ liệu của tàu "Pueblo" đủ nghiêm ngặt theo yêu cầu hay chưa.

Tuy nhiên, trong cùng ngày Tòa án công bố khuyến nghị của mình, Bộ trưởng Hải quân đã ban hành thông cáo chính thức, trong đó nói rằng đối với thủy thủ đoàn của "Pueblo", sẽ không có bất kỳ biện pháp trừng phạt nào, bởi vì họ đã phải chịu đựng quá đủ trong thời gian bị giam giữ, và rằng không có bản án nào hết - không có sự công nhận vô tội cũng không có sự buộc tội nào có thể đưa ra chống lại các sĩ quan và thuyền trưởng, vì tiền đề mà hoạt động của những con tàu kiểu "Pueblo" dựa vào - là tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế - đã bị phá vỡ bởi cuộc tấn công của người Bắc Triều Tiên bên ngoài lãnh hải của họ.

Ủy ban ba quân chủng LLVT đã xem xét lại nhiều khía cạnh của việc tiến hành giám sát điện tử mà Ủy ban Điều tra Hải quân đã điều tra, cuối cùng họ phát hành một báo cáo có chứa một số khám phá rất thú vị, các kết luận và kiến nghị.

Chiến dịch "Pueblo" và EC-121 Warning Star  là một phần trong kế hoạch đắt tiền của hệ thống an ninh quốc gia để nhận được thông tin quân sự về các nước thù địch tiềm tàng. Theo các chuyên gia về chiến tranh hiện đại, an ninh quốc gia được dựa trên sự hiểu biết về sức mạnh quân sự của kẻ thù tiềm năng và để thu thập, phân tích, đánh giá và sử dụng thông tin cần phải sử dụng các phương tiện kỹ thuật hoàn hảo nhất. Nhằm mục đích này, Hoa Kỳ bắt đầu tiến hành giám sát trên quy mô lớn và thu thập các thông tin về mặt kỹ thuật và về mặt hoạt động cần thiết, cả thông tin công khai và bí mật, sử dụng tàu và máy bay trang bị đặc biệt.

Bị đánh bại bởi người Bắc Triều Tiên, các chiến dịch "Pueblo" và EC-121, được sử dụng chính là cho các mục đích ấy, và cả hai đều có ưu và nhược điểm. Tuy nhiên, về tổng thể, cả tàu và máy bay đều tỏ ra cực kỳ hữu ích cho loại hình hoạt động này, bất kể cùng phối hợp hoặc hành động riêng rẽ.

Trong giai đoạn đầu Chiến tranh Lạnh, để thu thập thông tin về EW, Hải quân Mỹ sử dụng các chiến hạm thông thường, tàu tuần dương, các tàu phóng ngư lôi, v.v. Tuy nhiên, sau nhiều năm sử dụng, thực tế đã từ chối điều đó, vì nó có một số hạn chế nghiêm trọng : đầu tiên, các
chiến hạm phải tách khỏi việc thực hiện mục tiêu chính của chúng; thứ hai, sự hiện diện của các tàu quân sự Mỹ trong khu vực căng thẳng có thể được coi là một hành động khiêu khích quốc gia mà nó đang ở gần bờ, do đó hạn chế khả năng của các chiến hạm khi tiến hành các hoạt động do thám điện tử; và thứ ba, theo các điều ước khác nhau và các thỏa thuận quốc tế, chiến hạm có vô số hạn chế không áp dụng đối với các tàu khác; và cuối cùng, chiến hạm không phải lúc nào cũng có đủ không gian để chứa tất cả các thiết bị điện tử và các chuyên gia thiết cho hoạt động của mình. Vì vậy, Hoa Kỳ, quyết định sử dụng tàu buôn để do thám điện tử. Trong một số trường hợp, chúng được thiết kế và chế tạo đặc biệt để thực hiện chỉ các nhiệm vụ như vậy, còn trong các trường hợp khác, chúng được hoán cải theo cách phù hợp để thực hiện vai trò mới.

Con tàu đầu tiên - thiết kế đặc biệt để giám sát điện tử được đặt hàng ở nhà máy đóng tàu New York tháng Bảy năm 1961. Nó được gọi là "Oxford" và mang số mạn AGER-1. Nó rất giống con tàu nổi tiếng từ thời Thế chiến II "Tự do", đặc biệt bởi thân tàu. Sau này, có thêm sáu tàu lớp này được đặt hàng. "Georgetown", "Jackstein", "Belmont", "Liberty", "Valdez" và "Muller".

Tuy nhiên, vào năm 1965, có vẻ như các tàu đó đáp ứng được quá ít yêu cầu của cơ quan an ninh quốc gia trong việc thu thập thông tin tình báo điện tử, do đó, chính phủ Mỹ giao nhiệm vụ tân trang lại thành tàu gián điệp kiểu "Pueblo" một số lượng lớn các tàu phụ trợ. Được đóng trong Thế chiến II để vận tải hàng đường biển phục vụ quân đội Mỹ, chúng được giải nhiệm năm 1944 và chuyển sang lực lượng trù bị. Hai tàu đầu tiên được lên kế hoạch chuyển đổi, đã trở thành các tàu "Banner" và "Pueblo", sau chúng là tàu "Palm Beach". Hải quân Mỹ rất hài lòng với loại tàu gián điệp này, vì thế đã phê duyệt kế hoạch triển khai mười lăm tàu khác trên các vùng biển toàn thế giới. Nhiệt tình của Hải quân Hoa Kỳ với các tàu như vậy cũng được thúc đẩy bởi yếu tố chi phí hoạt động của chúng thấp hơn nhiều so với các loại tàu khác.


Ưu điểm chính của việc sử dụng các tàu mặt nước để tiến hành trinh sát điện tử, theo khẳng định của Hải quân Hoa Kỳ, là khả năng của chúng ở trong khu vực làm nhiệm vụ một thời gian dài (tàu lớp "Pueblo" có tầm hoạt động 4.000 dặm biển !), do đó dù sớm hay muộn chúng sẽ phát hiện ra các tín hiệu radar mới của kẻ thù. Lợi thế lớn khác của chúng là những tàu như vậy được bảo vệ bởi các công ước quốc tế tương ứng mà tất cả các nước trên thế giới đã ký kết, các công ước ấy tuyên bố rằng con tàu là 1 phần lãnh thổ của nước mà nó treo cờ, vì vậy nó không thể bị tấn công hoặc bị bắt giữ. Và cuối cùng, như đã đề cập ở trên, khía cạnh tài chính không phải không có ý nghĩa. Tuy nhiên trên thực tế, "Pueblo" không hề có một trong những phẩm chất mà ban đầu bắt Hải quân Hoa Kỳ khai thác sử dụng mạnh mẽ các tàu loại này; ngược lại, chúng không đủ 100 phần trăm khả năng đi biển, vũ trang kém, chậm và không đáng tin cậy và có những thiết bị tiêu hủy tài liệu mật và thiết bị mật lỗi thời một cách vô vọng. Những yếu tố này có khả năng là lý do thực sự giải thích tại sao, sau cuộc điều tra, thuyền trưởng và kíp thủy thủ "Pueblo" đã không bị trừng phạt. Ngoài ra, mệnh lệnh mà Bucher nhận được, không rõ ràng và quá mơ hồ, trong thời điểm quan trọng thậm chí con tàu không hề có được điều gì đáng gọi là sự hỗ trợ có tổ chức.

Bài học kinh nghiệm từ trường hợp của "Pueblo" và EC- 121, nằm ở chỗ nhiệm vụ càng khó khăn thì bộ phận chỉ huy càng phải rõ ràng hơn và chắc chắn hơn. Đó là điều quan trọng có tính chất tuyệt đối sống còn, bởi vì sự đứt gãy trong chuỗi mắt xích các BCH tại một thời điểm quan trọng có thể dẫn đến hậu quả vô cùng tai hại.

Một bài học kinh nghiệm khác, đặc biệt là từ sự xảy ra với "Pueblo", nằm ở chỗ các tàu như vậy cần phải có khả năng phòng thủ đầy đủ. Chúng phải được vũ trang đúng cách, phải được trang bị hệ thống cảnh báo sớm thích hợp để thấy kẻ thù tiềm tàng trước khi nó phát hiện ra con tàu, và chúng phải đủ nhanh để nhanh chóng ra khỏi khu vực nguy hiểm trước khi phải đối mặt với những rắc rối nghiêm trọng.


Tàu hàng quân sự FP-344 năm 1944, sau này được cải tạo thành USS Pueblo.

Như chúng ta đã thấy, các tàu giống như "Pueblo" được sử dụng như một thành phần của hệ thống tích hợp giám sát điện tử và hoạt động gián điệp được Hải quân Hoa Kỳ xây dựng vào năm 1965. Đóng căn cứ trên Thái Bình Dương, chúng hoàn toàn trực thuộc Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương thông qua sĩ quan BCH Hạm đội TBD, người chuyển các mệnh lệnh tác chiến trực tiếp cho các BCH hải quân ngoại vi. Điệp vụ "Pueblo" là một phần trong kế hoạch tổng thể giám sát khu vực, tương tự Nhật Bản, nơi có sự thiếu thông tin về hệ thống EW. Vì vậy, các nhiệm vụ, được thực thi trong khu vực này, thuộc thẩm quyền điều hành tác chiến của BCH hải quân tại Nhật Bản. Tuy nhiên như đã thấy, vào đúng thời điểm cần thiết, không có BCH nào có khả năng ra quyết định.

Vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được trả lời liên quan đến việc bắt giữ "Pueblo" và EC-121 đã bị bắn rơi như thế nào. Một trong những câu hỏi quan trọng nhất là vị trí của "Pueblo" tại thời điểm bị bắt; liệu nó nằm trong hay ngoài lãnh hải CHDCND Triều Tiên ?

Như tất cả người đi biển đều biết, do các yếu tố khác nhau có thể không phải lúc nào cũng biết tuyệt đối chính xác vị trí hoặc "điểm " tàu. Gió, dòng chảy đại dương, thiếu điểm mốc định hướng trên bờ, và sự không đáng tin cậy của các hệ thống dẫn đường cho tàu, đều ảnh hưởng đến việc định vị này. Kết quả là, thường xuyên có bất đồng về vị trí của tàu ở gần giới hạn vùng lãnh hải. Trong trường hợp của các tàu tương tự như "Pueblo", lý do chính cho sự không chắc chắn này là sự thiếu chính xác của hệ thống định vị sử dụng trên các tàu. Trên tàu "Pueblo" người ta xác lập hệ thống định vị tầm xa LORAN, nó quyết định vị trí của con tàu bằng cách nhận các xung đồng bộ của các đài phát vô tuyến khác nhau nằm ở những khoảng cách rất xa nhau. Sử dụng Loran hoặc bất kỳ hệ thống định vị nào khác như vậy có thể dẫn đến sai số một vài cây số, đặc biệt là khi gần bờ biển, và do đó việc "Pueblo" ở bên trong hay bên ngoài lãnh hải CHDCND Triều Tiên - một câu đố để cho bói toán và sự thật là hầu như không bao giờ được biết đến.

Còn một khía cạnh quan trọng của sự xảy ra với "Pueblo" là một câu hỏi về trách nhiệm. Sau khi truyền thông điệp radio cho ban chỉ huy của mình, rằng con tàu đã bị người Bắc Triều Tiên phát hiện, Bucher đã phải chờ gần hai giờ trước khi ông ta nhận được một câu trả lời. Thực tế này, cùng với sự thiếu sáng kiến của Bucher, có lẽ là nguyên nhân chính dẫn đến việc mất con tàu.

Trường hợp của EC-121 - thì hơi khác. Khi một chiếc phi cơ chậm chập, không có vũ khí và không được bảo vệ bởi bất kỳ phương tiện nào bị tấn công, phi hành đoàn có rất ít cơ hội. Do đó, việc chủ động chỉ huy hoạt động của máy bay từ phía BCH thậm chí còn có vai trò quan trọng hơn. Những người lên kế hoạch chuyến bay của EC-121, phải dự kiến trước việc bảo vệ nó. Đã có hai sai lầm lớn : thứ nhất, sau những gì xảy ra với "Pueblo", không thể phái một chiếc máy bay không có bảo vệ đi hoạt động trong một khu vực mà nó hoàn toàn có khả năng bị tấn công và ở đó rất khó can thiệp vào hành động của nó trong tình huống nguy kịch, khi tính đến tình hình hoạt động không ổn định trong Không quân Hoa Kỳ, đã bắt đầu tham gia vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam; thứ hai, trách nhiệm chỉ huy tác chiến một phi vụ phức tạp của phi cơ, phải thừa nhận rằng, được phân chia giữa quá nhiều BCH, kết quả là ở thời điểm quan trọng, không rõ ai là người chịu trách nhiệm cho chiếc
phi cơ trên, do đó không có ai làm bất cứ điều gì để bảo vệ hoặc cứu nó.

Tóm lại, có một điểm chung mà hai trường đoạn này rất giống nhau trong nhiều khía cạnh, và mang yếu tố cực kỳ quan trọng, đó là : sự cẩu thả của những người ra lệnh thực hiện nhiệm vụ và không chịu trách nhiệm tiếp theo về kết quả của nó.


14.5. Do thám hiện đại

Nhân viên của các cơ quan mật vụ ngày hôm nay có hơi khác với những điều mà các cuốn sách về gián điệp vẫn kể. Hiện nay, phi công
phi cơ-do thám chỉ trong một chuyến bay đã có thể thu thập nhiều thông tin hơn hàng trăm trinh sát viên bình thường, tương tự như những người từng hoạt động trong Thế chiến thứ Nhất và những người cần cả năm để thu thập nó ! Những câu chuyện nổi tiếng về những phụ nữ xinh đẹp giấu trong bộ ngực tuyệt trần của họ những thứ quý giá, các bản đồ sao chép chớp nhoáng, lấy từ phòng ngủ của một viên đại úy đa cảm hoặc một viên tướng phóng đãng, bây giờ đã thuộc về quá khứ.

Nhưng không nên nói rằng các hình thức truyền thống của hoạt động gián điệp không còn cần thiết. Ngược lại ! Có thể cho một ví dụ về một trong các trường hợp được biết đến của hoạt động gián điệp kinh điển, xảy ra sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, khi các điệp viên Nga biết cách có được những bí mật nguyên tử của người Anh từ nhà khoa học Anh Klaus Fuchs, người sau này được đặt tên là "gián điệp của thế kỷ". Nhưng có lẽ đây là một trường hợp đặc biệt vì kẻ phản bội nước Anh đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tư tưởng cộng sản.


[​IMG] 

Nhà vật lý người Đức Klaus Fuchs, ảnh chụp của cảnh sát.

Loại gián điệp như vậy được gọi là "thâm nhập", vì sự xâm nhập vào các trung tâm hoạt động của đất nước thù địch tiềm tàng thông qua việc sử dụng các điệp viên bên trong chúng hoặc gần gũi với chúng, sau đó có thể ăn cắp tài liệu quan trọng hoặc nghe trộm được các cuộc trò chuyện liên quan đến an ninh quốc gia. Hình thức gián điệp đó cực kỳ khó thực hiện vì sự kiểm tra nghiêm ngặt hiện hành và các biện pháp an ninh nhằm ngăn chặn việc cài cắm điệp viên từ ngoài vào. Khó khăn này trên mức độ lớn có thể khắc phục bằng cách sử dụng các điệp viên nội bộ - những người chiếm một vị trí cao trong các tổ chức trên, và vì lý do ý thức hệ hay vì tiền mà có xu hướng làm việc cho các cơ quan tình báo của các quốc gia thù địch.

Tuy nhiên, ngoài các tài liệu và kế hoạch rất quan trọng, hầu hết các thông tin mong muốn có thể thu được bằng cách chặn và giải mã thông tin vô tuyến của đối phương, chủ yếu bằng cách tiến hành trinh sát điện tử và trinh sát ảnh. Với sự ra đời của thiết bị chụp ảnh và điện tử vô cùng hoàn hảo để giám sát từ khoảng cách rất xa các vụ thử hạt nhân và phóng hỏa tiển, hoạt động gián điệp đã trở thành bộ môn có tính kỹ thuật công nghệ và khoa học hơn nhiều.

Khi trong những năm 50, khả năng 1 cuộc tấn công hạt nhân bất ngờ, đầy thảm họa đã trở thành một mối đe dọa thực sự, phương tiện duy nhất thấy trước vấn đề này là hoạt động gián điệp. Dự đoán một cuộc tấn công như vậy là vô cùng khó khăn bởi vì, không giống như các hình thức chiến tranh truyền thống, trong đó hành động tấn công được đi trước bằng việc huy động quân đội, xe tăng, chiến hạm, v.v, thì việc chuẩn bị cho một cuộc tấn công hạt nhân có thể được thực hiện trong bí mật.

Do đó, các cơ quan bí mật của thời đại nguyên tử cần phải có các thông tin hiện tại về sức mạnh tấn công của các nước khác, và đặc biệt trước hết là thông tin liên quan đến vũ khí hạt nhân của họ và hệ thống cung cấp của họ. Nó là sự thông tin về việc triển khai các căn cứ của hỏa tiễn có điều khiển và tiến bộ kỹ thuật trong các hệ thống dẫn đường cho hỏa tiển. Hơn nữa, vì cách duy nhất để giữ cho kẻ thù khỏi đòn tấn công bất ngờ là mối đe dọa một sự trả đũa trên quy mô lớn, điều cũng rất quan trọng là phải biết cả khả năng phòng thủ của nó để tìm ra và lập kế hoạch làm thế nào xâm nhập qua hệ thống phòng thủ của nó và có những cơ hội đủ để thành công và giữ được sự tồn tại cho lực lượng của bản thân.

Mặc dù khả năng hiện có giấu thiết bị phóng hỏa tiển trong các hầm ngầm dưới lòng đất, ngụy trang radar dẫn đường hỏa tiển và sử dụng nhiều thủ đoạn khôn khéo khác để đánh lừa đối phương về những hành động và ý định của mình, chưa ai tìm thấy cách nào có thể giấu bức xạ điện từ radar của họ, gần như luôn gắn với các hệ thống vũ khí hiện đại. Sớm hay muộn, trong thời gian triển khai các hệ thống vũ khí, đào tạo các trắc thủ radar, hoặc trước hết trong các lần phóng thử, radar cần phải mở máy; mà sau đó chúng không thể tránh khỏi việc bị phát hiện và các tọa độ của chúng được xác định bởi trinh sát điện tử. Điều đó gợi đến việc radar để lại "chữ ký" hoặc "dấu vân tay" của chúng trong bầu không khí cho bất cứ ai muốn thu được chúng, như xảy ra trong các ví dụ cổ điển về việc phát hiện kẻ giết người. Sau khi radar vừa bị phát hiện, vị trí của nó bị xác định, bức xạ được phân tích, biện pháp đối kháng điện tử tương ứng có thể được phát triển để vô hiệu hóa hoặc giảm tác dụng vào đúng thời điểm làm việc hiệu quả của radar.





CHƯƠNG 15. Các cuộc khủng hoảng quốc tế

15.1. Cuộc khủng hoảng hỏa tiển Cuba




[​IMG]

Một bức ảnh trinh sát của
phi cơ U-2 chụp lãnh thổ Cuba, cho thấy các hỏa tiển Soviet, các xe vận chuyển chúng và các lều dã chiến tiếp nhiên liệu và bảo dưỡng.


Sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, đã xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng quốc tế lớn - các cuộc khủng hoảng mà trong đó EW đóng một vai trò quyết định. Cuộc khủng hoảng có khả năng bùng nổ nguy hiểm nhất bắt đầu vào cuối mùa hè năm 1962, khi tàu do thám của Hải quân Mỹ "Muller", tuần tra và nghe lén trên biển Caribbean, chặn thu được tín hiệu radar bất thường đến từ phía lân cận hòn đảo Cuba. Các băng từ chứa tín hiệu ghi nhận ngay lập tức được gửi về Washington để phân tích và nỗ lực định danh. Người Mỹ tỏ ra hoảng hốt khi họ đi đến kết luận rằng chúng chính là tín hiệu radar của Liên Xô thường được sử dụng để dẫn đường cho
hỏa tiển đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân.

Để xác nhận phát hiện của mình, các
phi cơ tuần tra được phái đến vùng biển Caribbean, thực hiện nhiệm vụ ELINT, còn một vài ngày sau đó, dọc theo bờ biển phía nam Florida, đã thiết lập những máy thu đặc biệt nhạy cảm với các ăng-ten định hướng chĩa về Cuba. Tất cả các tín hiệu vô tuyến phát đi và truyền đến đều bị đánh chặn.

Ngay sau đó, vào ngày 14 tháng 10,
phi cơ U-2 được phái đến trinh sát hòn đảo. Các bức ảnh chụp từ độ cao 30.500 mét, trong đêm đó ngay lập tức được xử lý và phân tích bởi các chuyên gia của CIA. Họ do sánh chúng với các hình ảnh khác thực hiện trên bầu trời Cuba hai năm trước trong tháng 1 năm 1960 bởi một phi cơ trinh sát U-2 khác sử dụng máy ảnh hồng ngoại. Chuyến bay này may mắn ở chỗ đã chụp được ảnh từng cm lãnh thổ Cuba mà không gây ra dù chỉ những nghi ngờ nhỏ nhất của lực lượng phòng không của Fidel Castro.

Các bức ảnh trở thành chủ đề của một cuộc phân tích cẩn thận và buổi tối hôm sau, đã tìm thấy có dấu hiệu của căn cứ
hỏa tiển chiến dịch-chiến thuật (ОТР - оперативно-тактическая ракета) ở San Cristobal. Các chuyến bay trinh sát tiếp theo trên bầu trời Cuba xác nhận rằng người Nga, quả thật, đã triển khai một số hỏa tiển loại này và đang chuẩn bị các trận địa phóng cho loại hỏa tiển tầm hoạt động lớn hơn. Tầm bay xa của chúng đến khoảng 1600 km, điều đó có nghĩa là người Cuba có thể bắn trúng và tiêu diệt các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ, bao gồm cả Washington, kênh đào Panama và một loạt căn cứ của Bộ Tư lệnh Không quân Chiến lược.

Sáng ngày 16, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã được thông báo điều này, ông ta ngay lập tức tổ chức cuộc họp với các cố vấn thân cận nhất của mình, yêu cầu họ phân tích sâu sắc những mối nguy hiểm đối với Mỹ bởi sự triển khai trên, và sau đó có thể thực hiện những hành động trả đũa nào.


[​IMG]
USNS Joseph E. Muller (T-AG-171), tàu trinh sát SIGINT, đã phát hiện ra tín hiệu radar điều khiển hỏa tiển Liên Xô tại Cuba năm 1962.

Nhóm công tác nghiên cứu và thảo luận tất cả các đề xuất trong năm ngày, còn trong khi đó, cường độ các chuyến bay do thám U- 2 được tăng lên. Một vài ngày sau Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô đảm bảo với Tổng thống Kennedy rằng nước Nga chỉ đưa cho Fidel Castro các "vũ khí phòng thủ".

Ngày 27 tháng 10, một
phi cơ U-2 đang bay do thám trên không phận Cuba, bị trúng hỏa tiển phòng không Nga S-75 và phi công của nó, thiếu tá Rudolf Anders, tử nạn. Ngay lập tức các chuyến bay U-2 bị dừng, còn nhiệm vụ của chúng, bắt đầu được thực hiện bởi các phi cơ McDonnell RF-101 Voodoo có căn cứ tại Florida, thuộc Bộ Chỉ huy Không quân chiến thuật. Chúng có thể bay với tốc độ gấp hai lần tốc độ âm thanh, từ độ cao 15.000 mét cho đến độ cao trên ngọn cây. Chúng được trang bị máy ảnh điều khiển điện tử và đạn pháo sáng để chụp ảnh vào ban đêm.

Sau một loạt chuyến bay ngắn nhưng cường độ cao cả ngày lẫn đêm ở độ cao thấp của RF-101, người Mỹ thu được sự xác nhận không chỉ thực hiện bằng các bức ảnh, mà còn bởi thực tế là các phi công đã thấy tận mắt : 42 trận địa phóng
hỏa tiển tầm trung (RSD, РСД - ракеты средней дальности, ở đây là hỏa tiển R-12) đã chuẩn bị xong cùng với các radar dẫn đường của chúng. Đã có được sự xác nhận Cuba có 42 oanh tạc cơ phản lực Il-28, 144 trận địa hỏa tiển phòng không S-75, 42 phi cơ MiG- 21 và một số tàu hỏa tiển do Liên Xô chế tạo, cũng như trên đất Cuba đang có 20.000 cố vấn quân sự và chuyên gia Liên Xô. Các trạm mặt đất ngăn chặn khẳng định rằng tần số hoạt động trước đó do các phi cơ và tàu quân sự chặn thu được, thực sự thuộc về những khí cụ liên quan đến hỏa tiển đạn đạo. Chưa có xác nhận sự hiện diện của các đầu đạn hạt nhân; và chúng, cùng với các hỏa tiển, có lẽ vẫn còn trên đường đi, được nhiều tàu buôn từ Nga chuyên chở, đang đi đến vùng biển Caribbean.

Trên cơ sở các thông tin không thể chối cãi này Tổng thống Kennedy quyết định áp dụng các hành động trả đũa và thông báo cho dân chúng Mỹ và các đồng minh của Mỹ về những gì đã xảy ra và những gì có thể xảy ra.

Trong một số giải pháp hiện có sẵn để làm cho tình hình thuận lợi thuộc thẩm quyền mình, Kennedy quyết định chọn phương án phong tỏa đường biển hòn đảo. Tất cả các tàu có mang vũ khí trên tàu, bất kể quốc tịch, đều không được phép tới Cuba. Để cho phép người Nga giữ thể diện, những hành động này được gọi là "cách ly kiểm dịch".

Đồng thời trong lúc đó, 18 tàu buôn Liên Xô, chất đầy đạn
hỏa tiển và trang thiết bị cho chúng, đang tiến về phía hòn đảo của Castro. Cuộc đụng độ giữa người Nga và người Mỹ trên Đại Tây Dương dường như sắp xảy ra, thế giới nín thở chờ đợi những gì có thể đánh dấu sự khởi đầu của Chiến tranh Thế giới III.
[​IMG]Bố trí các trận địa hình sao tại một điểm triển khai SA-2 trên đất Cuba tháng 11 năm 1962, ảnh chụp của phi cơ trinh sát Mỹ. Sau những thành công của các phi vụ Wild Weasel đầu tiên, người Bắc Việt Nam bắt đầu bố trí trận địa theo cách khác để làm cho nó khó bị phát hiện hơn.

Các tàu Nga, được các tàu ngầm của họ hộ tống, ở dưới sự giám sát liên tục của người Mỹ. Khi những tàu đầu tiên bị dừng lại, bị lục soát kiểm tra và người ta yêu cầu chúng lập tức đổi hướng, Chính phủ Xô Viết đã ra lệnh cho chúng quay trở lại.

Chưa bao giờ, kể từ năm 1945, thế giới quá gần với một thảm họa hạt nhân như trong tháng 10 năm 1962. Nếu Hải quân Mỹ không thu thập được và phân tích thông tin điện tử về các radar Liên Xô một cách nhanh chóng như vậy, và như thế sẽ cho người Nga thời gian lắp đặt thêm
hỏa tiển ở Cuba, thì sau khi lắp đặt chúng xong, hậu quả đối với hòa bình thế giới sẽ nghiêm trọng hơn nhiều và sẽ rất khó khăn trong tác động để rút chúng đi.

Sau hành động nhượng bộ nhục nhã này ở vùng biển Caribê, người Nga bắt tay thực hiện một chương trình rộng lớn tăng cường hạm đội của mình. Chịu trách nhiệm về chương trình này là Đô đốc Sergei Gorshkov, Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô. Mỗi năm, nhiều tàu mới thuộc các lớp khác nhau được đặt hàng, chúng trang bị các
hỏa tiển diện-đối-diện và diện-đối không. Hạm đội Liên Xô tăng nhanh như thổi, trở thành hạm đội lớn thứ hai trên thế giới. Thông thường, trên các tàu mới của người Nga, các thiết bị điện tử được lắp đặt có phổ rất rộng, người ta có thể nói là một rừng ăng-ten dày đặc trên giá treo, rất ấn tượng cả về số lượng và chất lượng. Với mục đích tránh ECM của kẻ thù, người Nga tăng dần tần số hoạt động và cải thiện thiết kế radar của mình.

Song song với việc tăng cường Hải quân Liên Xô và sự gia tăng ảnh hưởng chiến lược của Moscow, cũng bắt đầu các công việc gia tăng số lượng hạm đội tàu thương mại bằng cách bổ sung các tàu chở hàng và tàu phụ trợ, bao gồm cả các tàu hải dương học lớn và các tàu đánh cá lớn. Nhiều tàu trong số các tàu phụ trợ, nằm dưới sự chỉ huy trực tiếp của Hải quân Liên Xô, theo lời Gorshkov, chúng được coi là một phần cơ hữu của lực lượng hải quân Liên Xô, có khả năng tiến hành hoạt động do thám điện tử. Được gọi theo NATO là các tàu phụ trợ, trinh sát và thu thập tin tình báo (AGI), chúng là tai mắt của ngành trinh sát hải quân Nga và chúng thu thập cho Hải quân Nga thông tin liên quan đến việc triển khai và các phương pháp ứng dụng radar, các hệ thống thông tin vô tuyến và định vị dẫn đường, v.v của kẻ thù tiềm năng, bắt đầu từ các nước NATO.

Do các nước NATO sử dụng nhiều loại radar khác nhau và các hệ thống vô tuyến điện tử khác, khu vực giám sát được mở rộng, số lượng AGI tăng từ 4 năm 1962 lên hơn 160 vào năm 1979. Chúng được phân chia giữa các hạm đội khác nhau của Liên Xô : Thái Bình Dương, Biển Bắc, Baltic, Biển Đen, Địa Trung Hải và liên tục hoạt động ở bất cứ nơi nào có thể ngăn chặn bức xạ điện từ. Chúng hầu như luôn luôn hiện diện trong khu vực tiến hành tập trận không quân và hải quân, trong vùng gần bãi thử
hỏa tiển khi phóng hỏa tiển và dọc theo tất cả các bờ biển nơi bố trí các radar của các nước NATO.

AGI khá ấn tượng về trọng tải, tầm hoạt động và độ dài thời gian đi biển, v.v. Ví dụ, tàu lớp "Primorye" có lượng rẽ nước 5.000 tấn, một số lượng lớn các ăng-ten trên các cột buồm và cấu trúc thượng tầng, còn dưới boong tàu có hai khoang lớn, trong đó có thể bố trí các thiết bị điện tử để phân tích các tín hiệu chặn thu được. Chúng cũng sở hữu một số lượng lớn các máy phát và máy thu để ngăn chặn tất cả các thông tin liên lạc vô tuyến giữa các tàu của NATO và BCH NATO; bản thân chúng có thể liên lạc với Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô, hoặc một cách trực tiếp hoặc thông qua vệ tinh. Các lớp tàu khác gây ấn tượng không chỉ về số lượng mà còn là chất lượng của các thiết bị điện tử, đó là tàu thuộc các lớp "Hải đăng" và "Đại dương".

15.2. Cuộc xâm lược Tiệp Khắc




[​IMG]
Prague ngày 21 tháng 8 năm 1968

Một ví dụ cổ điển của hoạt động ứng dụng rộng rãi đối kháng điện tử trong các chiến dịch thời bình là cuộc xâm lược Tiệp Khắc của các nước cộng sản khối Hiệp ước Warsaw, chủ yếu là Liên Xô, vào đêm từ 20 sang ngày 21 tháng 8 năm 1968.

Một thời gian ngắn trước cuộc xâm lược, để che giấu sự tập trung xe thiết giáp dọc theo biên giới Tiệp Khắc, người Nga tổ chức gây nhiễu rất mạnh ở tất cả các tần số hoạt động của các radar giám sát của Tiệp Khắc và khối NATO tại Trung Âu. Họ sử dụng cho mục đích này một số lượng lớn thiết bị gây nhiễu : Mound Brick, Tube Brick и Cheese Brick theo phân loại của NATO. Chúng được đặt trên các xe ô tô và áp chế toàn bộ phổ tần số hoạt động của các loại radar nói trên. Máy phát nhiễu phương tiện thông tin liên lạc R-118 cũng được dùng vào mục đích đó, chúng được gắn trên các xe bánh xích, và không cho phép các khí cụ thông tin liên lạc của Tiệp Khắc và khối NATO làm việc, hoặc ít nhất là cản trở sự hoạt động của các phương tiện ấy.

Ngoài thiết bị gây nhiễu đó ra, trong đêm xâm lược, người Nga sử dụng một số lượng lớn PRLO để làm mù hoàn toàn màn hình radar Tiệp Khắc và NATO. Kết quả là, không ai biết gì về các xe tăng đang tiến công và các
phi cơ vận tải khổng lồ đang đổ bộ binh sĩ xuống các phi trường tại Prague và các thành phố khác ở Tiệp Khắc. Người Nga đã thành công trong việc che dấu tất cả các radar lân cận về sự hiện diện một khối lượng lớn xe máy kỹ thuật của đội quân xâm lược đang triển khai, và như vậy họ đã tối đa hóa yếu tố bất ngờ và sự an toàn của mình ở tất cả các giai đoạn của chiến dịch. Tóm lại, chiến dịch gây nhiễu đã hoàn toàn làm tê liệt mọi nỗ lực kháng cự, vì người Tiệp đơn giản là không biết những gì đang xảy ra.

Thế giới được đặt trước sự việc đã rồi. Các nước Tây Âu và Hoa Kỳ chẳng thể làm gì hơn là tuân theo một chính sách thận trọng không can thiệp và thể hiện một loạt các lời phản đối và buộc tội. Chính phủ Mỹ cũng ra tuyên bố phản đối, rằng Liên Xô đã gây khó dễ bằng cách gây nhiễu đài "Voice of America" phát vào các nước khối Đông Âu.

Tuy nhiên, cuộc xâm lược Tiệp Khắc bắt người Mỹ và các đồng minh của họ hiểu rằng, kiến thức của họ về khả năng tác chiến điện tử của người Nga còn nhiều thiếu sót. Do đó, họ ngay lập tức tăng cường các hoạt động tình báo dọc theo biên giới của khối Hiệp ước Warsaw.


15.3. Sự gia tăng mạnh mẽ khả năng tác chiến điện tử của Liên Xô


[​IMG]

Một tốp quân nhân Liên Xô bên xe R-118

Việc sử dụng gần như hoàn hảo đối kháng điện tử (ECW) của người Nga trong cuộc xâm lược Tiệp Khắc là một bất ngờ thực sự cho phương Tây, nó cho thấy tầm quan trọng mà người Nga dành cho EW và mức tiến bộ mà họ đã đạt được trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, những người đã đọc cuốn sách "Chiến lược quân sự của Liên Xô" của Nguyên soái V.D.Sokolovsky xuất bản một vài năm trước đó, sẽ không quá ngạc nhiên. Trong cuốn sách này, cựu thứ trưởng quốc phòng Liên Xô xác định rõ ràng vai trò EW trong chiến lược của Liên Xô. Ông xác định các nhiệm vụ cơ bản của EW như cản trở việc sử dụng hiệu quả quang phổ điện từ của kẻ thù để bảo vệ khí cụ của mình trước ECM của đối phương. Ông viết rằng, bây giờ, việc sử dụng ECW và phản ECW đã trở thành phổ biến, ứng dụng của chúng rất quan trọng, và những phát triển trong lĩnh vực thiết bị điện tử hiện nay là ngang bằng về tầm quan trọng với các phát triển trong lĩnh vực hỏa tiển và vũ khí hạt nhân, mà tự nó sẽ ít có ý nghĩa nếu không có thiết bị điện tử.

Cơ cấu tổ chức tác chiến điện tử ở Liên Xô rất phức tạp và trách nhiệm về nó thuộc hai cơ quan lớn : KGB và GRU.

KGB là cơ quan cấp cao nhất trong số đó, nó nằm dưới sự giám sát trực tiếp của Chính phủ. Nó thu thập tất cả các loại thông tin liên quan đến an ninh quốc gia bằng tất cả các phương tiện sẵn có, từ các điệp viên thông thường đến các vệ tinh nhân tạo, từ các trạm chặn thu mặt đất tới các trạm thiết lập trong các đại sứ quán và lãnh sự quán ở nước ngoài. Nó bao gồm bốn Tổng cục, bảy Cục độc lập và sáu ban đặc biệt. KGB có một lượng nhân lực dồi dào và nguồn vật lực rất lớn.

GRU, đến lượt nó, trực thuộc Tổng tư lệnh các quân binh chủng và hoạt động gần như độc quyền trong lĩnh vực quân sự. Tương tự các cơ quan tình báo phương Tây, nó thu thập thông tin hoạt động quân sự và thông tin kỹ thuật liên quan đến các hệ thống vũ khí, chiến thuật sử dụng và trường vô tuyến điện tử của các quốc gia thù địch tiềm tàng.

Phục vụ cho các hoạt động EW của mình, người Nga sử dụng rộng rãi các radar lắp đặt trên
phi cơ, vì lý do dễ hiểu là tầm hoạt động xa của chúng. Rất nhiều kiểu loại và số lượng các phi cơ khác nhau được sửa đổi để tiến hành chiến tranh điện tử. Đầu tiên người ta sử dụng các phi cơ dân sự, chẳng hạn như chiếc phi cơ hai động cơ Il- 14 đi vào phục vụ năm 1954 với tư cách một loại phi cơ chở khách và phi cơ tuabin cánh quạt An-12 đi vào phục vụ với tư cách phi cơ vận tải năm 1959. An-12 đã được sử dụng một thời gian tại Ai Cập để thu nhận thông tin về các hệ thống điện tử của Israel.

Ngoài ra, để tiến hành tác chiến điện tử, người ta cũng cải tạo một số loại
phi cơ tiêm kích-thả bom. Một trong những máy bay đầu tiên là MiG- 21, mang một container chứa các thiết bị điện tử treo dưới thân máy bay.

Một
phi cơ tiêm kích-thả bom khác được sử dụng để tiến hành chiến tranh điện tử là MiG-25. Đặc tính hiệu suất cao của phi cơ là một bất ngờ khó chịu cho người Mỹ và Tây Âu, khi nó bắt đầu vượt qua các thử nghiệm bay vào giữa thập niên 60. Nó có thể bay ở độ cao lớn trong một thời gian ngắn với tốc độ 3,2 M (hơn 3 lần tốc độ âm thanh), mặc dù tốc độ cận âm trên mực nước biển, nó có độ cao 24.400 m và dường như tất cả các tham số đều trội hơn toàn bộ các loại phi cơ tương tự của phương Tây. Phiên bản của nó làm nhiệm vụ trinh sát ảnh / giám sát điện tử ra đời năm 1971. Thiết bị chụp ảnh hoàn hảo của nó, camera hồng ngoại với đường quét khai triển theo dòng, radar quét cạnh và các trang thiết bị điện tử khác gây cho các cơ quan tình báo phương Tây rất nhiều sự tò mò và quan tâm.

MiG-25 thường xuyên thực hiện các chuyến bay trên bầu trời Trung Quốc và Trung Cận Đông. Trong cuộc chiến tranh Yom Kippur năm 1973, Israel đã cố gắng nhiều lần đánh chặn chúng bằng cách sử dụng các
phi cơ chiến đấu F-4 Phantom trang bị hỏa tiển tầm trung của AIM- 7 Sparrow, nhưng không thể đến đủ gần để có thể bắn rơi MiG-25. Hơn nữa, nỗ lực của các cơ quan tình báo phương Tây nhằm có được thông tin về loại phi cơ này đều kết thúc không thành công vì các phi trường căn cứ của chúng là đối tượng an ninh chiến lược. Phi cơ loại này là "điều cấm kỵ" ngay cả với bản thân người Nga, còn trong các tài liệu chính thức nó được gọi là "Sản phẩm 84".

Tuy nhiên, chính phi công Nga có tên Viktor Belenko lại là người thỏa mãn sự thèm muốn của tình báo phương Tây trong việc tìm hiểu nhiều hơn về chiếc
phi cơ này. Vào buổi sáng ngày 6 tháng 9 năm 1976, Belenko đã hạ cánh xuống phi trường Nhật Bản Hakodate chiếc phi cơ MiG-25 của mình, trước đó cất cánh từ căn cứ không quân một Sakazovka, cách Vladivostok thuộc Siberia190 km về phía bắc. Đã có nhiều phi công Liên Xô trốn sang phương Tây trên phi cơ của họ, nhưng chiếc phi cơ mà trên đó Belenko bay đi trốn là một trường hợp rất đặc biệt! Các chuyên gia vội vàng từ Mỹ bay sang Hakodate, để nghiên cứu trang thiết bị của phi cơ. Họ tháo dỡ radar của nó (tên NATO phân loại là Fay Bird, hoạt động ở tần số từ 12,88 và 13,2 GHz), RWR (tên phân loại của NATO Sirena III), thiết bị ECW và các panel cách điện phần mũi để hấp thụ bức xạ radar. Tất cả những thứ đó trở thành đối tượng của các nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng nhất.

[​IMG]MiG-25 RBT - phiên bản trinh sát điện tử (1979).

Vào cuối năm 1976, các thông tin về đặc tính của trang thiết bị trên MiG-25 đã được tất cả các BCH của khối NATO biết rõ, và
phi cơ Liên Xô đã không còn là mối de dọa với các phi công phương Tây nữa.

Tuy nhiên, việc so sánh MiG-25 với các
phi cơ tương tự của Mỹ và châu Âu đã chỉ ra rằng công nghệ của Nga trong lĩnh vực này, cả trong các thiết kế cơ bản lẫn thiết bị điện tử, còn kém nhiều so với phương Tây.

Loại
phi cơ mà đất nước Xô Viết thường xuyên sử dụng nhất cho công tác trinh sát điện tử là các oanh tạc cơ nổi tiếng M-4 KB Myasishchev và Tupolev Tu-16. Loại sau, có các biến thể F và H theo phân loại của NATO, hiện vẫn đang được sử dụng để thu thập thông tin. Nó mang được một tải trọng rất ấn tượng các thiết bị điện tử và quang điện tử, như ta có thể đánh giá qua số lượng lớn các ăng-ten (khoảng một chục) được giấu sau các bầu che nhô từ mọi phía trên thân phi cơ. Phiên bản mới nhất, Badger-H, còn mang thêm RWR Sirena III và thiết bị trinh sát điện tử thụ động (ESM), cũng được trang bị máy phát nhiễu cho hoạt động đối kháng điện tử, và do đó có thể được sử dụng để bảo đảm gây nhiễu cho các cuộc không kích của oanh tạc cơ.

Một gương mặt thực thụ nữa trong cuộc chiến tranh điện tử giữa Nga và NATO là phiên bản
oanh tạc cơ hạng nặng Tu-95 dành cho trinh sát điện tử và trinh sát ven biển - Tu-95RT (NATO phân loại Bear-D). Phi cơ này có bốn động cơ và phạm vi hoạt động không cần tiếp nhiên liệu là 13.500 km. Trong các cuộc khủng hoảng quốc tế, người ta thường thấy nó bay trên các "điểm nóng" của thế giới để theo dõi tình hình. Chính phủ Mỹ thường hay phàn nàn về sự hiện diện của nó trên vùng biển Caribbean. Rõ ràng chúng có mặt ở đó là để đánh chặn bức xạ điện từ các radar hải quân mới trên chiến hạm Mỹ, và đôi khi thậm chí nó còn áp chế các radar gần đó của Bộ Chỉ huy Không lực Mỹ.
 

 

No comments:

Post a Comment