Trong năm
qua, y học đã có những bước phát triển gì mới? Dưới đây là 10 phát minh
quan trọng nhất trong cuộc chiến chống lại bệnh tật.
1. Ra đời vắc xin đầu tiên cho chứng sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết—một loại virus được lây
truyền phổ biến nhất nhờ muỗi Aedes aegypti—lây nhiễm cho khoảng 400
triệu người mỗi năm. Biểu hiện: Sốt cao, đau đầu kinh khủng, nôn mửa,
thậm chí tử vong. Khoảng 40% dân số thế giới đứng trước nguy cơ mắc
chứng bệnh này, và khi khí hậu toàn cầu trở nên ấm hơn cùng các hoạt
động du lịch gia tăng, nguy cơ này thậm chí còn lớn hơn nữa.
Năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới
giới thiệu loại vắc xin đầu tiên phòng chống sốt xuất huyết, và công
tác tiêm chủng đã bước đầu được thực hiện ở những khu vực ấm áp như
Brazil và Philippines. Có bốn loại virus gây sốt xuất huyết, nên các nhà
nghiên cứu đã phải cần đến 20 năm để phát triển một loại vắc xin chống
lại cả bốn loại này. Tiềm năng là rất lớn. Nếu 20% dân số thế giới được
tiêm chủng, số ca mắc sốt xuất huyết có thể giảm một nửa chỉ trong vòng 5
năm. Kiểm soát tốt sốt xuất huyết sẽ giúp giảm thiểu 9 tỷ USD chi phí y
tế mỗi năm cho nền kinh tế toàn cầu.
Trong quá trình điều trị cai nghiện ma
túy, thiếu mất một hoặc hai liều thuốc cắt cơn có thể khiến triệu chứng
vã thuốc tái phát. Để giải quyết vấn đề này, hãng dược phẩm Braeburn
Pharmaceuticals đã phát minh ra loại mô Probuphine
kích thước ngang que diêm, dùng cấy bên dưới da. Loại mô này sẽ liên
tục giải phóng hoạt chất buprenorphine, với lượng nhỏ, đều đặn giúp
kháng lại triệu chứng vã thuốc. Phát minh y học này hiện đã được Cục
quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt cho bệnh nhân đang
trong quá trình hồi phục tích cực khỏi trạng thái nghiện thuốc.
3. Thuốc chống ung thư từ virus
Từ lâu các nhà khoa học đã biết rằng
virus có thể kích hoạt hệ miễn dịch kháng lại ung thư, nhưng chưa thể
điều chỉnh virus để không ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể. Cuối
năm 2015, IMLYGIC đã trở thành loại thuốc virus kích hoạt hệ miễn dịch diệt ung thư đầu tiên được FDA phê duyệt.
Được dùng để điều trị u hắc tố, biến thể
virus herpes sẽ được tiêm vào khối u; tại đây nó sẽ kích hoạt phản ứng
miễn dịch đối với khối u ung thư.
4. Stent tự tiêu
Stent kim loại là ống nhỏ dùng để thông
tắc động mạch, một công cụ quan trọng trong phẫu thuật tim. Nhưng do
miếng kim loại này lưu ở đó lâu dài, nên mảng bám có thể tích tụ xung
quanh. Chính vì vấn đề này, hãng Abbott đã nghiên cứu phát triển một
loại stent tự tiêu sinh học có khả
năng tự phân hủy sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Được làm từ polylactide,
một loại polymer dễ phân hủy sinh học có trong thành phần chỉ tự tiêu,
phát minh y học này có chất lượng tương đương stent kim loại trong thử
nghiệm lâm sàng.
6. Nhiệt kế hồng ngoại “2 giây biết kết quả”
Nhiệt kế cặp nách thủy ngân (hay điện tử) thông thường cần đợi 3 phút trước khi biết kết quả, nhưng với chiếc nhiệt kế Thermo hồng ngoại
của hãng Withings này, thời gian chờ đợi chỉ là 2 giây. Mười sáu cảm
ứng hồng ngoại ghi nhận số đo hơn 4.000 lần từ động mạch vùng trán mà
hoàn toàn không cần chạm vào da. Giá thị trường: 100 USD
Video giới thiệu nhiệt kế hồng ngoại Thermo (tiếng Việt):
6. Robot phẫu thuật khéo léo
Robot phẫu thuật STAR (Smart Tissue Autonomous Robot)
có thể khâu ráp một trong những khu vực khó thao tác nhất trên cơ thể
người: phần ruột. Hệ thống cảm ứng trong robot phẫu thuật STAR sẽ cảm
nhận và phản ứng với các tác động lực kéo và sự thay đổi áp suất cực
nhỏ, từ đó nâng cao độ chính xác của robot. Khi khâu ráp ruột lợn, vốn
có độ đàn hồi tương đương, robot STAR có thể khâu cách đều hơn so với
bác sĩ, thậm chí so với cánh tay robot hỗ trợ phẫu thuật.
7. ‘Làn da thứ hai’ loại bỏ tức thì các dấu hiệu lão hóa
Các nhà khoa học tại MIT (Mỹ) đã phát triển được một “làn da thứ hai”
khiến bạn trông trẻ trung hơn. Khi đắp lên da, chất liệu này sẽ “mô
phỏng đặc tính cơ học và đàn hồi của một làn da trẻ trung, khỏe mạnh”.
XPL có một độ đàn hồi đáng kinh ngạc – nó có thể trở lại trạng thái
ban đầu sau khi được kéo giãn 250%, trong khi làn da bình thường chỉ có
thể kéo giãn được 180%.8. Thiết bị kiểm tra đường huyết không cần lấy máu
Những người mắc tiểu đường được chỉ định
tiêm insulin (tiểu đường nặng) thường sẽ phải lấy máu đầu ngón tay cả
chục lần mỗi ngày để kiểm tra lượng đường trong máu (đường huyết –
glucose). Thiết bị FreeStyle Libre của hãng Abbott có thể loại bỏ công
đoạn lấy máu đau đớn này. Một cảm ứng nhỏ, tròn trên cánh tay trên chứa
một sợi nhỏ mà, khi được cấy ngay bên dưới da, sẽ liên tục giám sát
lượng đường huyết. Các bệnh nhân sử dụng một máy quét nhỏ để kiểm tra
chỉ số đường huyết của họ. Đối với những người sử dụng phát minh y học
mới này, trạng thái đường huyết thấp xảy ra ít hơn 38%.
Có hai phiên bản của thiết bị FreeStyle Libre. Một phiên bản chuyên gia, FreeStyle Libre Pro, sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ, đã được FDA chứng nhận vào tháng 9 vừa qua. Một phiên bản người tiêu dùng, FreeStyle Libre, hiện đang được FDA giám định.
9. Phương pháp xét nghiệm virus Zika chi phí thấp, lấy kết quả nhanh của MIT
Mối đe dọa lớn nhất của virus Zika là
nguy cơ gây dị tật đầu nhỏ ở trẻ, tuy nhiên các bà mẹ tương lai có thể
không biết họ bị lây nhiễm. Phương pháp xét nghiệm virus zika thông
thường tại phòng thí nghiệm cho ra kết quả sau nhiều ngày, đồng thời đòi
hỏi nhiều trang thiết bị không có sẵn ở vùng nông thôn. Các nhà nghiên
cứu tại MIT đã phát minh ra một phương pháp xét nghiệm bằng giấy
cho ra kết quả trong vòng 3 tiếng đồng hồ. Khi tiếp xúc với mẫu máu
chứa virus Zika, các chấm vàng trên giấy sẽ chuyển tím. Các nhà nghiên
cứu cho rằng phương pháp tương tự có thể giúp chẩn đoán nhanh các loại
bệnh khác, như sốt rét.
Tiêm thuốc tê thường là công đoạn đau đớn nhất của việc trám (hàn) răng. Đứng trước vấn đề này, hãng St. Renatus đã cho ra đời Kovanaze, một loại thuốc gây tê qua đường mũi. Hai lần xịt vào lỗ mũi phía bên răng cần thao tác sẽ giúp xóa đi cơn đau khi trám răng.
Theo Popular Science,
Việt Anh
No comments:
Post a Comment