; }

VŨ KHÍ NGƯỜI VIỆT XƯA


Nỏ Cổ Loa với lẫy nỏ được tán bằng đồng
Nỏ Cổ Loa với lẫy nỏ được tán bằng đồng
6 lưỡi kiếm của nghĩa quân Lam Sơn đào được ở Tân Kì-Nghệ An.
6 lưỡi kiếm của nghĩa quân Lam Sơn đào được ở Tân Kì-Nghệ An.
Mũi tên đồng khai quật được ở Cổ Loa-Hà Nội
Mũi tên đồng khai quật được ở Cổ Loa-Hà Nội
Mô hình nỏ thần An Dương Vương
Mô hình nỏ thần An Dương Vương
Cọc gỗ Bạch Đằng - Hưng Đạo Đại Vương diệt quân Nguyên trên sông Bạch Đằng
Cọc gỗ Bạch Đằng - Hưng Đạo Đại Vương diệt quân Nguyên trên sông Bạch Đằng

Súng lệnh thời Quang Trung
Súng lệnh thời Quang Trung
Khiên, giáo chống Tàu
Khiên, giáo chống Tàu
Lưỡi qua
Lưỡi qua
Khuôn đúc mũi tên đồng tìm thấy trong hố khai quật Đền Thượng, Cổ Loa
Khuôn đúc mũi tên đồng tìm thấy trong hố khai quật Đền Thượng, Cổ Loa
Vũ khí bằng đồng trong văn hóa Đông Sơn
Vũ khí bằng đồng trong văn hóa Đông Sơn
Bao chân, bao tay bằng đồng giai đoạn Đông Sơn
Bao chân, bao tay bằng đồng giai đoạn Đông Sơn
Nỏ ở thành Cổ Loa
Nỏ ở thành Cổ Loa
Những chiếc mũi tên đồng thường có cấu tạo độc đáo ba cạnh với khả năng sát thương rất lớn. Kẻ bị bắn trúng mũi tên này sẽ không dám rút mũi tên ra bởi chúng sẽ xé nát thịt, gây mất máu và dẫn đến tử vong nhanh.
Những chiếc mũi tên đồng thường có cấu tạo độc đáo ba cạnh với khả năng sát thương rất lớn. Kẻ bị bắn trúng mũi tên này sẽ không dám rút mũi tên ra bởi chúng sẽ xé nát thịt, gây mất máu và dẫn đến tử vong nhanh.
Các tấm che ngực có hình vuông hay hình chữ nhật, có hoa văn trang trí đúc nổi thời Hùng Vương
Các tấm che ngực có hình vuông hay hình chữ nhật, có hoa văn trang trí đúc nổi thời Hùng Vương
Khẩu súng thần công của Việt Nam đúc năm 1659.
Khẩu súng thần công của Việt Nam đúc năm 1659.
Có thể bạn chưa biết.

Ngày 15 tháng 3 năm 1874  triều Nguyễn và Pháp ký Hoà ước Giáp Tuất 1874 trong đó: 
* Tổng thống Cộng Hòa Pháp quốc cam kết tặng hoàng thượng Vua nước An Nam:
- Năm chiếc tàu chạy máy hơi nước tổng cộng là 500 mã lực, trong tình trạng toàn hảo về mặt máy móc và bồn đun nước sôi, cùng với súng ống đạn dược và đồ phụ tùng đúng như chế độ quân sự quy định;
- Một trăm khẩu trọng pháo loại 70 ly và 160 ly, với 200 viên đạn cho mỗi khẩu súng, một ngàn khẩu súng và 500 ngàn viên đạn. Tàu và súng ống đạn dược sẽ được chở tới Nam Kỳ và chuyển giao trong thời hạn tối đa là 1 năm kể từ ngày trao đổi hòa ước đã được hai phía chuẩn phê;
* Ngài Tổng thống Cộng Hòa Pháp Quốc cũng cam kết rằng: Đặt dưới quyền sử dụng của đức Vua
- Những huấn luyện viên quân sự và hải quân đủ số cần thiết để tái lập quân đội và hạm đội của hoàng thượng;
- Những kỹ sư và trưởng xưởng để điều hành những công trình do đức Hoàng thượng đề xướng;
- Những chuyên viên tài chánh để tổ chức các cơ cấu thuế khóa và hải quan trong Vương quốc;
- Những giáo sư để thành lập một trường đại học ở Huế. Ngài tổng thống cũng cam kết cung ứng cho đức Vua những tàu chiến, súng ống đạn dược cần thiết.

Phía Pháp đã chuyển giao vũ khí và kĩ sư, chuyên viên kĩ thuật, Việt Nam đã sử dụng như thế nào?
Những chiến cụ nhận được của Pháp đều để phế đến hư hại và các chuyên viên kỹ thuật người Pháp bị làm khó dễ nên bỏ ra đi về nước.
Trong thư ngày 7-11-1878 gởi cho thống đốc Nam Kỳ Philastre, đại diện Pháp tại Huế viết: “Chính phủ An nam đã nhận được 2000 khẩu súng, đó là thứ khí giới tạm dùng được, nếu người ta chịu chăm sóc. Ngay bây giờ hoặc một năm sau nữa là cùng, có lẽ không một khẩu súng nào còn dùng được bình thường. Các tàu thủy cũng thế, cái gì cũng vậy cả.”.

Ảnh: Đại bác của hải quân Pháp, được đúc năm 1868, phía dưới là những khẩu "Thần uy tướng quân" nhỏ bé của quân đội nhà Nguyễn.
Có thể bạn chưa biết.
Ngày 15 tháng 3 năm 1874 triều Nguyễn và Pháp ký Hoà ước Giáp Tuất 1874 trong đó:
* Tổng thống Cộng Hòa Pháp quốc cam kết tặng hoàng thượng Vua nước An Nam:
- Năm chiếc tàu chạy máy hơi nước tổng cộng là 500 mã lực, trong tình trạng toàn hảo về mặt máy móc và bồn đun nước sôi, cùng với súng ống đạn dược và đồ phụ tùng đúng như chế độ quân sự quy định;
- Một trăm khẩu trọng pháo loại 70 ly và 160 ly, với 200 viên đạn cho mỗi khẩu súng, một ngàn khẩu súng và 500 ngàn viên đạn. Tàu và súng ống đạn dược sẽ được chở tới Nam Kỳ và chuyển giao trong thời hạn tối đa là 1 năm kể từ ngày trao đổi hòa ước đã được hai phía chuẩn phê;
* Ngài Tổng thống Cộng Hòa Pháp Quốc cũng cam kết rằng: Đặt dưới quyền sử dụng của đức Vua
- Những huấn luyện viên quân sự và hải quân đủ số cần thiết để tái lập quân đội và hạm đội của hoàng thượng;
- Những kỹ sư và trưởng xưởng để điều hành những công trình do đức Hoàng thượng đề xướng;
- Những chuyên viên tài chánh để tổ chức các cơ cấu thuế khóa và hải quan trong Vương quốc;
- Những giáo sư để thành lập một trường đại học ở Huế. Ngài tổng thống cũng cam kết cung ứng cho đức Vua những tàu chiến, súng ống đạn dược cần thiết.

Phía Pháp đã chuyển giao vũ khí và kĩ sư, chuyên viên kĩ thuật, Việt Nam đã sử dụng như thế nào?
Những chiến cụ nhận được của Pháp đều để phế đến hư hại và các chuyên viên kỹ thuật người Pháp bị làm khó dễ nên bỏ ra đi về nước.
Trong thư ngày 7-11-1878 gởi cho thống đốc Nam Kỳ Philastre, đại diện Pháp tại Huế viết: “Chính phủ An nam đã nhận được 2000 khẩu súng, đó là thứ khí giới tạm dùng được, nếu người ta chịu chăm sóc. Ngay bây giờ hoặc một năm sau nữa là cùng, có lẽ không một khẩu súng nào còn dùng được bình thường. Các tàu thủy cũng thế, cái gì cũng vậy cả.”.

Ảnh: Đại bác của hải quân Pháp, được đúc năm 1868, phía dưới là những khẩu "Thần uy tướng quân" nhỏ bé của quân đội nhà Nguyễn.
Có thể bạn chưa biết.

CAO LỖ VÀ NỎ LIÊN CHÂU

Theo truyền thuyết kể lại, Cao Lỗ chính là người đã sáng chế ra nỏ liên châu, hay còn gọi là nỏ thần, có khả năng bắn một phát ra hàng chục mũi tên bịt đồng, bay rất xa và chính xác. Đây là một trong những phát minh quan trọng có tính đột phá trong thời kỳ đó; thời kỳ mà vũ khí lạnh thống trị các cuộc chiến tranh, trong đó cung, nỏ là loại vũ khí đánh xa chủ lực, mạnh mẽ và rất hiệu quả. Uy lực của nỏ liên châu mạnh đến nỗi sử sách cũ đã thần thánh hóa gọi là "Linh Quang Thần Cơ".
 
Sáng chế ra nỏ thần, lại có tài bắn nỏ nên Cao Lỗ được dân gian gọi là Ông Nỏ. Ông Nỏ cho dựng gò Đống bắn, gò Pháo đài và tự mình trực tiếp huấn luyện hàng vạn binh sỹ ngày đêm tập bắn, sử dụng thành thạo nỏ liên châu. Là tướng tài, ông cũng được vua An Dương Vương tín nhiệm giao trấn giữ cửa thành phía Bắc, nơi xung yếu vào bậc nhất của Loa thành.
 
Với "Linh Quang Thần Cơ" do Cao Lỗ sáng chế, loại vũ khí mang tính cách mạng đầy uy lực này cùng với hệ thống phòng thủ hiệu quả của Loa thành và quân đội kỷ luật đã giúp An Dương Vương nhiều lần đánh tan các thế lực ngoại xâm. Mỗi lần Triệu Đà đem quân xâm lược, chúng luôn bị các tay nỏ liên châu đón đánh phủ đầu bằng những trận mưa tên mãnh liệt khiến cho thây chất đầy đồng, buộc phải lui binh. Có thể nói, nỏ liên châu trở thành thứ vũ khí thần dũng vô địch của nước Âu Lạc. Sách “Lĩnh Nam chích quái” viết dưới thời nhà Trần có ghi lại rằng: Cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám đến gần.
Là người có tầm nhìn xa, có tư tưởng cởi mở, kiệt xuất trên nhiều lĩnh vực, Cao Lỗ còn là người tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp của người Việt – yêu nước, cương trực khẳng khái, trọng tín nghĩa.
 
Ông là người đã thẳng thắn can gián vua không nên kết thông gia với Triệu Đà – kẻ đã bao lần đem quân sang xâm lược. Truyền thuyết kể lại rằng, khi An Dương Vương hỏi Cao Lỗ về việc Triệu Đà muốn cầu hôn Mỵ Nương cho con trai mình là Trọng Thủy. Cao Lỗ đã sáng suốt chỉ cho vua thấy dã tâm thật sự của họ Triệu. Ông nói “Xưa nay chưa thấy kẻ bại trận lại xin cho con trai ở gởi rể. Chẳng qua họ muốn biết cách bảo vệ đất nước của Loa Thành mà thôi. Việc này ngàn lần không nên.”
 
Tiếc thay, bởi quá say sưa với chiến thắng, lại chủ quan ỷ vào nỏ thần và tin vào những lời Triệu Đà lừa bịp mà An Dương Vương đã bỏ ngoài tai lời can gián ngay thẳng đó. Kết cục là, sau khi đã đánh cắp được bí mật nỏ thần cùng sơ đồ bố phòng Loa thành, Triệu Đà lại đem quân sang đánh Âu Lạc. An Dương Vương thua to phải bỏ thành mà chạy và chết ở núi Mụ Dạ, (Nghệ An) năm 179 TCN, nước Âu Lạc mất.
 
Là trung thần nặng lòng với đất nước, Cao Lỗ mặc dù đã bị dèm pha biếm chức về quê, nhưng trước vận nước lâm nguy, ông vội chiêu tập binh mã lên ứng cứu. Có điều trước thế giặc quá mạnh, sức ông khó lòng địch lại. Thi hài ông được mang về quê và được nhân dân an táng, lập đền thờ cúng và tôn làm thần bảo hộ ở xã Quảng An (huyện Từ Liêm, Hà Nội)

Ảnh: Lẫy nỏ và hàng vạn mũi tên đồng được khai quật tại khu vực Cổ Loa
Có thể bạn chưa biết.
CAO LỖ VÀ NỎ LIÊN CHÂU

Theo truyền thuyết kể lại, Cao Lỗ chính là người đã sáng chế ra nỏ liên châu, hay còn gọi là nỏ thần, có khả năng bắn một phát ra hàng chục mũi tên bịt đồng, bay rất xa và chính xác. Đây là một trong những phát minh quan trọng có tính đột phá trong thời kỳ đó; thời kỳ mà vũ khí lạnh thống trị các cuộc chiến tranh, trong đó cung, nỏ là loại vũ khí đánh xa chủ lực, mạnh mẽ và rất hiệu quả. Uy lực của nỏ liên châu mạnh đến nỗi sử sách cũ đã thần thánh hóa gọi là "Linh Quang Thần Cơ".

Sáng chế ra nỏ thần, lại có tài bắn nỏ nên Cao Lỗ được dân gian gọi là Ông Nỏ. Ông Nỏ cho dựng gò Đống bắn, gò Pháo đài và tự mình trực tiếp huấn luyện hàng vạn binh sỹ ngày đêm tập bắn, sử dụng thành thạo nỏ liên châu. Là tướng tài, ông cũng được vua An Dương Vương tín nhiệm giao trấn giữ cửa thành phía Bắc, nơi xung yếu vào bậc nhất của Loa thành.

Với "Linh Quang Thần Cơ" do Cao Lỗ sáng chế, loại vũ khí mang tính cách mạng đầy uy lực này cùng với hệ thống phòng thủ hiệu quả của Loa thành và quân đội kỷ luật đã giúp An Dương Vương nhiều lần đánh tan các thế lực ngoại xâm. Mỗi lần Triệu Đà đem quân xâm lược, chúng luôn bị các tay nỏ liên châu đón đánh phủ đầu bằng những trận mưa tên mãnh liệt khiến cho thây chất đầy đồng, buộc phải lui binh. Có thể nói, nỏ liên châu trở thành thứ vũ khí thần dũng vô địch của nước Âu Lạc. Sách “Lĩnh Nam chích quái” viết dưới thời nhà Trần có ghi lại rằng: Cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám đến gần.
Là người có tầm nhìn xa, có tư tưởng cởi mở, kiệt xuất trên nhiều lĩnh vực, Cao Lỗ còn là người tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp của người Việt – yêu nước, cương trực khẳng khái, trọng tín nghĩa.

Ông là người đã thẳng thắn can gián vua không nên kết thông gia với Triệu Đà – kẻ đã bao lần đem quân sang xâm lược. Truyền thuyết kể lại rằng, khi An Dương Vương hỏi Cao Lỗ về việc Triệu Đà muốn cầu hôn Mỵ Nương cho con trai mình là Trọng Thủy. Cao Lỗ đã sáng suốt chỉ cho vua thấy dã tâm thật sự của họ Triệu. Ông nói “Xưa nay chưa thấy kẻ bại trận lại xin cho con trai ở gởi rể. Chẳng qua họ muốn biết cách bảo vệ đất nước của Loa Thành mà thôi. Việc này ngàn lần không nên.”

Tiếc thay, bởi quá say sưa với chiến thắng, lại chủ quan ỷ vào nỏ thần và tin vào những lời Triệu Đà lừa bịp mà An Dương Vương đã bỏ ngoài tai lời can gián ngay thẳng đó. Kết cục là, sau khi đã đánh cắp được bí mật nỏ thần cùng sơ đồ bố phòng Loa thành, Triệu Đà lại đem quân sang đánh Âu Lạc. An Dương Vương thua to phải bỏ thành mà chạy và chết ở núi Mụ Dạ, (Nghệ An) năm 179 TCN, nước Âu Lạc mất.

Là trung thần nặng lòng với đất nước, Cao Lỗ mặc dù đã bị dèm pha biếm chức về quê, nhưng trước vận nước lâm nguy, ông vội chiêu tập binh mã lên ứng cứu. Có điều trước thế giặc quá mạnh, sức ông khó lòng địch lại. Thi hài ông được mang về quê và được nhân dân an táng, lập đền thờ cúng và tôn làm thần bảo hộ ở xã Quảng An (huyện Từ Liêm, Hà Nội)

Ảnh: Lẫy nỏ và hàng vạn mũi tên đồng được khai quật tại khu vực Cổ Loa
Thuyền chiến của triều Nguyễn trên sông Sài Gòn thế kỷ 18, tranh vẽ của người Pháp. 

Theo giáo sĩ Le Labousse, ngoài 4 chiến hạm, chúa Nguyễn còn có 40 chiếc làm theo kiểu bản xứ trong số đó có 5 chiếc mang được mỗi chiếc 46 khẩu đại bác, 18 chiếc khác mang được từ 20 đến 26 khẩu. Các chiến thuyền chèo bằng tay có tới 100 chiếc lớn và 200 chiếc nhỏ để chiến đấu trên các mặt sông.
Cả triều Tây Sơn và Nguyễn Ánh đều có lực lượng thủy binh hùng mạnh, tiếp thu kỹ thuật đóng thuyền phương Tây. Những trận thủy chiến giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh trên đầm Thị Nại (Quy Nhơn) đáng được xem là những trận thủy chiến ác liệt nhất của lịch sử.
 Hằng năm, cứ khi trời trở gió nồm thì thủy binh Nguyễn Ánh từ Gia Định lại dong buồm ra miền Trung đánh quân Tây Sơn, đến khi gió bấc thì lại rút quân về. Dân gian có câu: “Lạy trời cho cả gió nồm/Để cho chúa Nguyễn kéo buồm thẳng ra”.
Trận Thị Nại, Quy Nhơn (năm 1801) là trận thủy chiến dữ dội nhất, quân Tây Sơn mất hết cả hải đội hùng mạnh và năm sau (1802) Cảnh Thịnh Hoàng Đế Nguyễn Quang Toản bị bắt, triều Tây Sơn sụp đổ.
Thuyền chiến của triều Nguyễn trên sông Sài Gòn thế kỷ 18, tranh vẽ của người Pháp.
Theo giáo sĩ Le Labousse, ngoài 4 chiến hạm, chúa Nguyễn còn có 40 chiếc làm theo kiểu bản xứ trong số đó có 5 chiếc mang được mỗi chiếc 46 khẩu đại bác, 18 chiếc khác mang được từ 20 đến 26 khẩu. Các chiến thuyền chèo bằng tay có tới 100 chiếc lớn và 200 chiếc nhỏ để chiến đấu trên các mặt sông.
Cả triều Tây Sơn và Nguyễn Ánh đều có lực lượng thủy binh hùng mạnh, tiếp thu kỹ thuật đóng thuyền phương Tây. Những trận thủy chiến giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh trên đầm Thị Nại (Quy Nhơn) đáng được xem là những trận thủy chiến ác liệt nhất của lịch sử.
Hằng năm, cứ khi trời trở gió nồm thì thủy binh Nguyễn Ánh từ Gia Định lại dong buồm ra miền Trung đánh quân Tây Sơn, đến khi gió bấc thì lại rút quân về. Dân gian có câu: “Lạy trời cho cả gió nồm/Để cho chúa Nguyễn kéo buồm thẳng ra”.
Trận Thị Nại, Quy Nhơn (năm 1801) là trận thủy chiến dữ dội nhất, quân Tây Sơn mất hết cả hải đội hùng mạnh và năm sau (1802) Cảnh Thịnh Hoàng Đế Nguyễn Quang Toản bị bắt, triều Tây Sơn sụp đổ.

No comments:

Post a Comment