; }

THUYỀN NHÂN VƯỢT BIỂN VÀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT THA HƯƠNG

 

Biến cố tháng 4 năm 1975 khởi đầu một cuộc viễn xứ vĩ đại của hàng triệu người Việt trên những con thuyền ra biển Đông mưu cầu hạnh phúc. Những thuyền nhân sống sót bởi lòng bác ái của cộng đồng thế giới đã tạo dựng nền tảng của tập hợp người Việt tha hương khắp nơi.
Phương Anh, phóng viên đài RFA
2008-04-30
Ước tính 3 triệu người Việt rời bỏ qu6 hương trên những con thuyền mong manh sau biến cố 1975.
Ước tính 3 triệu người Việt rời bỏ quê hương trên những con thuyền mong manh sau biến cố 1975.
Photo courtesy of UNHCR

Bao nỗi mất mát, chết chóc khi vượt biển, nghịch cảnh trên đất tạm dung , và những nỗ lực , khó khăn cùng sự thành công khi  lập lại cuộc đời ở xứ người trong mưu cầu tự do, hạnh phúc được gợi lại trong loạt 2 bài về bước quanh lịch sử của hỏn 3 triệu con dân Việt.

Ba mươi ba năm đã trôi qua  kể từ biến cố 30 tháng 4 năm 1975. Trong khi ở Việt Nam, nhiều lễ hội được tổ chức rầm rộ để kỷ niệm ngày chiến thắng, ở hải ngoại hầu hết cộng đồng người Việt khắp nơi lại có những hoạt động để vinh danh những người đã hy sinh vì lý tưởng tự do.

Một trong các chủ đề được nhắc đến nhiều nhất là “thuyền nhân”, với những thảm cảnh khi vượt biên, những câu chuyện đau thương mà chưa và có lẽ không bao giờ có giấy bút nào ghi lại được cho đầy đủ.

Nhiều năm đã trôi qua, nhưng ai đã từng lênh đênh trên những chiếc ghe thuyền mong manh, thường chỉ được sử dụng đánh cá ven biển, để vượt đại đương đi tìm tự do, họ không thể nào quên được những giây phút hiểm nguy đã qua, nếu họ may mắn sống sót sau cuộc hải hành tử sinh ấy.

Hôm nay, Phương Anh xin mời quí vị cùng sơ lược nhìn lại câu chuyện thuyền nhân suốt 33 năm qua. Dân tộc nào cũng có quá khứ, và cộng đồng nào cũng có lịch sử hình thành.

Việc nhìn lại câu chuyện thuyền nhân Việt Nam, không phải để gợi lại những bức xúc và oán hận, vốn là những động lực đẩy con người ra biển, nhưng để xác định lại rằng chính những chuyến đi hãi hùng ấy, chính những thuyền nhân ấy, cùng với làn sóng người di tản từ tháng tư năm 1975, đã gây dựng nên khối cộng đồng người Việt vững mạnh hiện nay ở hải ngoại.

Nhiều chi tiết, thời điểm liên quan đến thuyền nhân và các chuyến vượt biên khác nhau được ôn lại trong loạt bài hai phần trong Câu Chuyện Hàng Tuần này. Phần thứ nhất đề cập đến khỏang thời gian từ sau năm 1975 cho đến tháng 3 năm 1989, là thời điểm Liên Hiệp quốc quyết định đóng cửa các trại tỵ nạn sau khi những thảm cảnh vượt biên đánh động lương tâm nhân lọai.


Làn sóng tị nạn



Thuyền nhân được vớt từ những ghe thuyền nhỏ bé lên tàu lớn.
Hình của UNHCR
Thuyền nhân được vớt từ những ghe thuyền nhỏ bé lên tàu lớn. Hình của UNHCR

Ông Vũ Văn Lộc, hiện là Giám Đốc Cơ Quan Định Cư Người Tị Nạn Việt Nam ở San Jose, California, Hoa Kỳ cho biết một vài số liệu đáng quan tâm như sau:

“Theo chỗ tôi được biết, thuyền nhân bắt đầu từ sau 1975. Những người di tản từ 1975 thì có những người đi bằng đường thủy, nhưng đa số là người di tản. Phải đến ít nhất là tháng 8, tháng 9 năm 1975, tức là sau khi Cộng Sản vào Sàigòn rồi, mới bắt đầu có những người rời Việt Nam bằng đường biển đến Mã Lai, Thái Lan. Lúc đó không còn người Mỹ đón ngoài biển nữa. Lúc đó, coi như là vượt biên bằng đường biển thực sự.

Theo thống kê của các cơ quan mà chúng tôi nhận được, từ 1975 cho đến 2005, trong 30 năm đã có gần 3 triệu người Việt định cư trên 126 quốc gia trên toàn thế giới. Trong số người đi bằng đườngbiển có gần 1 triệu người đi vượt biên. Thống kê của các trại tị nạn Đông Nam Á vào năm 1995 là  839.200 người, kể cả 42.900  người đi bằng đường bộ. Có phỏng chừng 3 trăm đến 400 ngàn người đã bị bỏ mình không đi đến được bến bờ tự do.“

Ông lưu ý là khi nói đến ”thuyền nhân”  thế giới trước đây thường nghĩ ngay đến những người dân Hồng Kông, sống trên các thuyền bè, 50, 60 năm trở về trước, đến khi có sự kiện người Việt vượt biển: 

“Kể từ khi có người Việt vượt biển và có biết bao nhiêu người chết, vào các trại tị nạn thì trong tự điển thế giới bắt đầu có chữ mới “thuyền nhân” “boat people”, và định nghĩa “thuyền nhân” là những người tị nạn. Trong tất cả những gia đình người Việt ở hải ngoại, không có một gia đình nào là không có liên hệ với thuyền nhân, trực tiếp hay con cháu của thuyền nhân.  Cho nên thuyền nhân là một ý nghĩa chính thức  để xây dựng một cách toàn thể cộng đồng của người Việt ở hải ngoại.”

Làm mồi cho hải tặc

Thời kỳ cao điểm người Việt trong nước vượt biên nhiều nhất là những năm 1979, 1980 trở đi.  Trong giai đoạn này hải tặc Thái Lan bắt đầu hoành hành. Ngoài việc phải chấp nhận sóng gió trên biển cả, họ còn phải đối diện với nạn hải tặc. Không biết bao nhiêu phụ nữ đã bị hãm hiếp, thậm chí bị bắt đi mất tích. Những thanh niên liều mình chống lại hải tặc đều bị  chết thảm thương và xác thì bị quăng xuống lòng biển sâu. Có người thì bị giam giữ nơi sào huyệt của bọn chúng, nếu không may được cứu thoát thì không biết số phận sẽ ra sao. Nhà văn Nhật Tiến, một trong những thuyền nhân đã từng là nạn nhân của bọn hải tặc Thái Lan, hiện đang cư ngụ tại Orange County kể lại:

“Tôi vượt biển vào tháng 10 năm 1979, Sau 10 ngày trên biển, tàu chết máy và trôi, sau vài lần bị cướp, cuối cùng bị hải tặc kéo vào đảo Kra, cách bờ biển Thái Lan khoảng 4 giờ tàu chạy . Sau 3 tuần lễ liền, bị nhốt trên đảo, là sào huyệt của hải tặc. Nhóm của tôi có 81 người, trong 3 tuần đó thì có thêm 3 ghe thuyền nữa, cũng bị hải tặc kéo vào, tổng số là 157 người.  Ngày thứ 21, có một trực thăng của Liên Hiệp Quốc bay qua đảo, phát hiện thuyền nhân bị như vậy, Cao Ủy đã mang thuyền ra để cứu vào đất liền. Khi vào đất liền, chúng tôi bị giữ tại trạm cảnh sát Patnamang. Và ngay khi ở trạm cảnh sát đó, tôi đã ghi lại những kinh nghiệm để giúp cho người đi sau, đồng thời cũng muốn đánh động lương tâm thế giới nhìn vào số phận thuyền nhân, để phần nào làm giảm thiểu tình trạng hải tặc…


Người vượt biển đổ bộ lên đất liền trong nhiều hoàn cảnh khó khăn , thường không còn được chính quyền các nước vùng Biển Đông tiếp nhận từ giữa thập niên 1980. Hình của UNHCR
Người vượt biển đổ bộ lên đất liền trong nhiều hoàn cảnh khó khăn , thường không còn được chính quyền các nước vùng Biển Đông tiếp nhận từ giữa thập niên 1980. Photo courtesy of UNHCR

Ít ngày sau, họ chuyển tôi vào trại Songkla, và tôi đã gửi bài viết cho nhà văn Lê Tất Điều ở San Diego, và may mắn, nhà văn Lê Tất Điều cũng ở vùng với nhà văn Phan Lạc Tiếp. Họ cùng với một số người khác mau chóng thành lập Ủy Ban Cứu Nguy Người Vượt Biển.”        

Vào ngày 27 tháng 2 năm 1980, Ủy Ban Báo Nguy Cứu Người Vượt Biển, tức “Boat People SOS”  được chính thức thành lập. Giáo sư Nguyễn Hữu Xương, hiện là giảng viên trường Đại Học San Dieogo, lúc bấy giờ là chủ tịch Ủy Ban, kể lại:      

“Lúc đầu, Uỷ Ban chỉ muốn là lên tiếng để cho cộng đồng lưu ý chính phủ Mỹ và chính phủ Thái Lan biết để giúp đỡ thuyền nhân chống hải tặc. Nhưng đến năm 1984, 1985 thì thấy hải tặc tàn ác quá nên chúng tôi mới nghĩ đến chuyện gửi tàu vớt người ngoài biển.”

Mảnh thuyền con đánh thức lương tâm thế giới

Cũng vào thời gian ấy, tại Pháp, hội Y sĩ Không Biên Giới đang tiến hành việc tổ chức đi cứu thuyền nhân Việt Nam, nhưng không ai được ai hỗ trợ về tài chính. Thế là nhân chuyến công tác tại Âu Châu, giáo sư Nguyễn Hữu Xương đề nghị Hội này kết hợp làm việc. Giáo sư Xương kể tiếp về nhiều buổi gây quỹ được tổ chức để ủng hộ cho chiến dịch vớt thuyền nhân:

“Lúc ấy cộng đồng ta còn nghèo nàn, chưa có nhiều như bây giờ, nhưng việc vớt thuyền nhân lại rất nhiều. Có người chỉ có 5, 10 đồng nhưng họ hết lòng đóng góp. Trong 5 năm quyên lên đến 1 triệu đô la. Không hẳn chỉ ở bên Mỹ, mà còn ở Úc, Canada, ở Pháp. nơi nào cũng lập ra ủy ban  để quyên tiền cho việc vớt thuyền nhân. Vì thế mới gửi được 5 chiếc tàu đi.  Một chiếc đi thường là 3 tháng. Trong 5 năm đi được 5 chuyến tàu, cứu được hơn 3000 người.

Chúng tôi phải xin visa Âu Châu, hay Mỹ, thì Philippines, hay Malaysia mới nhận thuyền nhân lê. Xin visa là một chuyện rất khó khăn, chính phủ Pháp và Đức thì có nhiều visas. Chính phủ Mỹ thì không cho visa, nhưng giúp bằng cách là khi thuyền nhân được vớt lên trên đảo Palawan, Philippines, nếu có gia đình bên Mỹ thì chính phủ Mỹ sẽ nhận. Vì thế, visa còn lại sẽ được dùng để cứu thêm người.”

Một trong những người rất tích cực hoạt động này là nhà văn Phan Lạc Tiếp, từng là sĩ quan hạm trưởng hải quân.  Với kinh nghiệm về bờ biển Việt Nam, nơi các ghe thuyền ra cửa biển, ông thường đóng góp ý kiến cho các con tàu đi vớt ở những điểm nào. Giờ đây, sau khi về hưu, cư ngụ tại vùng San Diego, ông hồi tưởng lại: 

“Năm 1985, con tàu Jean Charchaco, là con tàu đầu tiên ra biển, và sau 40 ngày hoạt động thì vớt được 110 người.  Danh sách của những người đó được gửi đi khắp nơi và bà con mình rất vui mừng  Trong đó, vai trò của báo chí, văn nghệ sĩ, anh em Hưng Ca, đã đứng ra để tổ chức gây quỹ cứu người vượt biển. Sau đó một con tàu khác là tàu Cap Anamour, do 3 tổ chức hợp lại: Boat People Committee, Hội Y sĩ Thế Giới ở Pháp, tàu Cap Anamour của Đức. Tàu này đi  trong 14 chuyến vớt được 818 người.  Tổng cộng trong 5 năm, vớt được 3103 người.

Trước kia, đối với thế giới, họ hiểu lầm những người này không có chính nghĩa.  Cộng Sản nói mình ra đi là trốn nước ra đi, nhưng chính những hình ảnh bi thương tị nạn đã làm bừng tỉnh lương tâm nhân loại. Những người thuyền nhân này được đón tiếp như những chiến sĩ của tự do. Tôi nghĩ đó là công lao của tất cả mọi người và đó là vinh dự chia đều cho tất cả chúng ta.”

Tàu Cap Anamuor, ân nhân của thuyền nhân

Một trong những thuyền nhân được tàu Cap Anamuor vớt vào năm 1986 là ông Phạm Khắc Triều, hiện định cư tại Hoà Lan, kể lại:

“Khi đi được 32 giờ thì tàu Cap Anamour vớt, trên tàu có bác sĩ Đinh Tuấn. Chúng tôi ở trên tàu 11 ngày, tổng kết số người được vớt thêm là khoảng gần 1000 người.  Tôi được vớt buổi trưa. Một chiếc được vớt sau tôi buổi tối hôm đ, thì bị hải tặc cướp.”

Không phải con thuyền nào rời Việt Nam cũng may mắn gặp ngay tàu vớt, như câu chuyện của ông Phạm Văn Đại, vượt biên tháng 3 năm 1987, hiện sinh sống ở Garland, Texas, ôn chuyện cũ:
   
“Đi được hai đêm, một ngày, thì bị tàu biên phòng của nhà nước chặn, và bắn vào tàu, trúng một người chết, chúng tôi quay tàu chạy, thì họ bắn theo, chúng tôi phải tốp lại.  Họ đậu cách chúng tôi khoảng 50 mét và bắt chúng tôi giơ tay hết lên, và bắt hai người bơi sang tàu của họ. Trên biển, hai thanh niên nhảy xuống và bơi sang tàu của họ. Họ giữ hai thanh niên và áp sát tàu  vào tàu chúng tôi. Họ đem súng ống xuống và làm dữ lắm. Họ đòi kéo về lại Việt Nam, nhưng chúng tôi  lấy hai cái nón để gom tiền Việt Cộng, vàng, đồng hồ, đủ thứ đưa cho họ. Họ lấy và cho được 1 nồi cơm, 4 cây đá, và một nồi cá kho, rồi họ chỉ ra đi ra chỗ sáng, tức là chỗ tàu Cap Anamour đang đậu.”

Thuyền nhân định cư năm phương tứ hướng

Theo như các tài liệu và thông tin của tổ chức Ủy Ban Báo Nguy Cứu Người Vượt Biển SOS, vào tháng 3 năm 1989, để chặn bớt làn sóng người vượt biên, Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã ra chính sách thanh lọc tại các trại tị nạn Đông Nam Á, bắt đậu giai đoạn đóng cửa trại tị nạn.  Đồng thời lúc ấy, Hoa Kỳ cũng bắt đầu có chương trình di dân ODP (Orderly Departure Program), HO ( Humanitarian Operation) và chương trình Con lai (Amerasian Resettlement Program), ông Vũ Văn Lộc cho hay:          
           
“Người ta thấy đi bằng thuyền chết chóc nhiều quá, rồi ở trại tị nạn không được giải quyết, nên người ta cho chương trình Ra Đi Có Trật Tự thì mới giải quyết được bằng các diện người đoàn tụ gia đình, HO, hay con lai…Ngay cả những người đến trại tị nạn rồi bị trở về Việt Nam theo chương trình gọi là ROVR (Resettlement Opportunity for Vietnamese Returnees) ”.

Vì sao lại có chuyện cưỡng bức hồi hương các thuyền nhân từ các trại tị nạn Đông Nam Á, dẫn đến chương trình ra đi theo diện ROVR? Vì sao lại có chuyện thuyền nhân bị giam giữ tại Indonesia trong nhiều năm? Vì sao lại có gần 2000 thuyền nhân Việt Nam kẹt tại Philippines và mới được giải quyết cho định cư ở Canada trong những ngày gần đây .

No comments:

Post a Comment