Sự ra đời Cột Cờ Thủ Ngữ được đặt cột đầu tiên tại Sài Gòn vào năm 1863 ,tính tới thời điểm này là năm 2022 như vậy là cách đây đã 159 năm ,cũng tại thời điểm này người Pháp đã dựng lên để đón những chiếc tàu hiện đại đầu tiên cập bến tại Sài Gòn và cũng từ cột mốc này Sài Gòn trở nên hiện đại và thành một Paris thu nhỏ, cây cột cờ Thủ Ngữ hiện còn tồn tại ngự trị tại Sài Gòn ,tuy nhiên nó chỉ khác ở chỗ đó là thay đổi lá cờ.
Đây là những tấm ảnh rất hiếm về thuở sơ khai cột cờ thủ ngữ tại Sài Gòn cách đây hơn 156 năm và cây cột này là minh chứng cho vai trò quan trọng trong việc phát triển vùng đất Gia Định xưa sau này gọi là Sài Gòn ,các tấm ảnh được ghi lại từ năm 1863 ,lúc này sở thuế quan Nam Kỳ hay truớc đó còn gọi là khách sạn Wan-Tai vẩn còn đang xây nhé ,hướng nhìn từ bên khu dân Khánh Hội xưa (sau này được gọi là Quận Tư).
Theo sử sách ghi lại cách đây khoảng 300 năm sau khi chiến tranh tàn phá Cù lao Phố và tiếp đó, thành Gia Định (thành Bát Quái, thành Qui) được thành lập theo ý đồ chính trị của chúa Nguyễn Ánh, Bến Nghé trở thành xứ thành thị, chợ phố Sài Gòn, nằm trên bờ sông Sài Gòn, đã dần dần giành mất vai trò của Cù lao Phố ngoài ra xã Thanh Hà ở Biên Hòa cũng bị làng Minh Hương thay thế, cuối thế kỷ 18, Bến Nghé – Sài Gòn là một thành thị đô hội...,từ năm 1788, vùng đất này đã bước vào công cuộc xây dựng hòa bình, thành Gia Định được xây theo kiểu thành Vauban và là cơ quan của Gia Định kinh với dinh thự, kho lẫm, cuộc chế tạo, xưởng đóng ghe thuyền, tàu chiến.
Hệ thống đường sá, phố chợ được chỉnh đốn một bước quy mô, thương cảng Bến Nghé thu hút tàu bè của thương nhân ngoại quốc đến buôn bán đông đảo. Chợ phố, bến cảng đã làm cho Bến Nghé–Sài Gòn (hiểu là Chợ Lớn) trở thành trung tâm chính trị, kinh tế cho toàn vùng.
Cho đến khi: "Bến Nghé của tiền tan bọt nước/ Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây"...Khu vực trung tâm Bến Nghé, kinh rạch được san lấp, dinh thự, công sở (Bưu điện, Pháp đình, dinh Thống đốc, tòa thị chính), nhà thờ Thiên Chúa giáo, đường sá, phố sá...lại được dựng lên...đã làm thay đổi về chất bộ mặt của xứ đô hội Gia Định cũ ,ngoài vai trò là thủy lộ quan trọng, sông bến Nghé còn là nơi để hướng dẫn tàu bè ra vào sông Sài Gòn được an toàn, những người Pháp đã cho xây một cột cờ cao 30 mét cách vàm Bến Nghé vài trăm mét, gọi là cột cờ Thủ Ngữ ngày nay
Nằm trên mũi đất nhìn ra sông Sài gòn cách vàm Rạch Bến Nghé vài trăm mét, cột cao 30 m dùng treo cờ làm tín hiệu cho tàu ra vào cảng Sài Gòn, bao quanh chân cột cờ là một ngôi nhà nhỏ tường gạch có hình bát giác, mái được lợp ngói, khác với cột cờ Hà Nội được xây bằng gạch, cột cờ Thủ Ngữ ở Sài Gòn lại được làm bằng sắt, từ 2/3 của chiều cao cây cột có cái giàn, người ta có thể lên đứng đó để quan sát xung quanh thành phố, từ đầu cột có nhiều sợi dây toả ra từ trên xuống chân cột, trong đó có hai thang dây để có thể lên xuống.
Nhìn từ xa cột cờ giống như cột buồm tàu thuỷ, hình tượng cột cờ cho thấy mục đích dùng vào việc quan sát tàu thuyền qua lại trên bến sông này, hiện nay, cột cờ Thủ ngữ không làm nhiệm vụ báo hiệu cho tàu thuyền ra vào sông Sài Gòn, mà làm nhiệm vụ giương cao lá cờ trên bến cảng Sài Gòn.
Tài liệu: www.historicvietnam.com/the-signal-mast/
No comments:
Post a Comment