; }

PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG (1885 - 1889)

Sau khi cuộc tấn công tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết - một đại thần thuộc phe chủ chiến - đưa vua Hàm Nghi ra ngoài, phát hịch Cần Vương chống Pháp. Người Pháp dựng vua Đồng Khánh lên ngôi tại Huế. Ngoài Khởi nghĩa Cần Vương của vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn, các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng lời kêu gọi của vua Hàm Nghi gồm có:
Nghĩa hội Quảng Nam của Nguyễn Duy Hiệu
Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895) của Phan Đình Phùng, Cao Thắng ở Hương Khê, Hà Tĩnh.
Khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn ở Nghệ An
Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887) của Đinh Công Tráng, Phạm Bành ở Nga Sơn, Thanh Hóa.
Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định.
Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886-1892) của Tống Duy Tân ở Bá Thước và Quảng Xương, Thanh Hóa.
Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885-1889) của Nguyễn Thiện Thuật ở Hưng Yên
Phong trào kháng chiến ở Thái Bình-Nam Định của Tạ Quang Hiện và Phạm Huy Quang,
Khởi nghĩa Hưng Hóa của Nguyễn Quang Bích ở Phú Thọ và Yên Bái.
Khởi nghĩa Sông Đà (1885-1892) của Đốc Ngữ (Nguyễn Đức Ngữ) ở Hòa Bình.

Đêm 30/10/1888, vua Hàm Nghi bị người Pháp bắt trong lúc mọi người đang ngủ say. Bắt được vua Hàm Nghi thực dân Pháp ra sức dụ dỗ thuyết phục, mua chuộc nhà vua trẻ cộng tác với chúng nhưng vua Hàm Nghi đã từ chối quyết liệt. Không mua chuộc được vua Hàm nghi thực dân Pháp quyết định đưa vua Hàm Nghi đi an trí tại Algeria, một thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi (châu Phi), các cuộc khởi nghĩa chống Pháp vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, phong trào Cần Vương suy yếu dần; từng cuộc khởi nghĩa lần lượt bị tiêu diệt. Từ cuối năm 1895 đầu 1896, khi tiếng súng cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng thất bại, phong trào Cần Vương coi như chấm dứt.
Chiếu Cần Vương.
Tên chính thức là Lệnh dụ thiên hạ cần vương, là lệnh dụ của vua Hàm Nghi nhà Nguyễn, tuyên bố ngày 13 tháng 7 năm 1885 (tức ngày mùng 2 tháng 6 năm Ất Dậu) tại căn cứ Tân Sở thuộc Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị khi phe chủ chiến của triều đình Huế thất bại trong trận chiến Kinh thành Huế ngày 5 tháng 7 năm 1885, nhà vua phải xuất bôn. Đây là lời dụ kêu gọi sĩ phu và dân chúng toàn quốc nổi dậy chống lại sự đô hộ của người Pháp lên đất nước Đại Nam sau Hiệp ước Giáp Thân (1884).

Bản dịch tiếng quốc ngữ:
Chiếu vua Hàm Nghi
Dụ rằng :
Từ xưa sách lược chế ngự giặc không ngoài đánh, giữ, hòa, ba điều mà thôi. Đánh thì chưa chắc có cơ hội, giữ thì khó đạt đủ sức lực, hòa thì đòi hỏi không chán. Đang lúc thế sự muôn khó vạn khăn như vậy, bất đắc dĩ phải dụng quyền. Thái Vương dời sang đất Kỳ, Huyền Tông thăm chơi nẻo Thục, người đời xưa cũng đều có làm cả.

Nước ta gần đây bỗng gặp nhiều việc. Trẫm tuổi trẻ nối ngôi, không lúc nào nguôi nghĩ đến tự cường tự trị.

Phái viên Tây ngang bức, càng ngày càng quá. Trước đây, chúng tăng thêm binh thuyền, buộc theo những điều không thể được, ta chiếu lệ tiếp đón, không chịu nhận một thứ gì. Kinh đô náo sợ, nguy biến chỉ trong sớm chiều. Đại thần lo việc quốc gia chỉ nghĩ kế nước được yên, triều đình được trọng ; cứ cúi đầu nghe mệnh, ngồi để mất cơ hội, sao bằng thấy âm mưu biến động của giặc mà đối phó trước ? Ví như việc đến không tránh được thì cũng còn có ngày nay để lo cho tốt cái lợi sau này, ấy là do thời thế xui nên vậy. Phàm đã dự chia mối lo này, tưởng cũng dự biết. Biết thì phải dự vào, nghiến răng dựng tóc, thề giết hết giặc, nào ai không có lòng như thế ? Gối gươm, đánh chèo, cướp giáo, lăn chum, chẳng lẽ không có ai sao ? Vả thần tử đứng ở triều chỉ có theo nghĩa thôi, nghĩa ở đâu thì sự sống ở đấy. Hồ Yển, Triệu Thôi nước Tấn, Quách Tử Nghi, Lý Quang Bật nhà Đường là người thế nào đời cổ vậy ?

Trẫm đức mỏng, gặp biến cố này, không thể hết sức giữ toàn, đô thành bị hãm, Từ giá phải dời, tội ở mình trẫm, xấu hổ vô cùng. Chỉ duy luân thường quan hệ, trăm quan khanh sĩ không kể lớn nhỏ, tất không bỏ trẫm, kẻ trí hiến mưu, người dũng hiến sức, kẻ giàu bỏ của trợ giúp quân nhu, đồng bào đồng trạch chẳng từ gian hiểm, phải thế chứ ? Đến như cứu nguy chống đỡ, mở chỗ nguy khốn, giúp nơi bức bách, không tiếc tâm lực, may được lòng trời giúp thuận, chuyển loạn thành trị, chuyển nguy thành an, thu lại cõi bờ chỉ cơ hội này, phúc của tôn xã tức là phúc của thần dân, cùng lo với nhau thì cùng nghỉ với nhau, há chẳng tốt sao ? Nhược bằng lòng sợ chết nặng hơn lòng yêu vua, nghĩ lo cho nhà hơn nghĩ lo cho nước, làm quan thì mượn cớ tránh xa, đi lính thì đào ngũ trốn tránh, dân không biết hiếu nghĩa cứu gấp việc công, sĩ cam bỏ chỗ sáng đi vào nơi tối, ví không phải sống thừa ở đời thì áo mũ mà hóa ra ngựa trâu, ai nỡ làm thế ? Thưởng cũng hậu mà phạt cũng nặng, triều đình tự có phép tắc, chớ để hối hận sau này ! Phải nghiêm sợ tuân hành !

Khâm thử.
Ngày 2 tháng 6 niên hiệu Hàm Nghi thứ nhất (1885)


Posted by Admin ĐN
Chiếu Cần Vương.
Tên chính thức là Lệnh dụ thiên hạ cần vương, là lệnh dụ của vua Hàm Nghi nhà Nguyễn, tuyên bố ngày 13 tháng 7 năm 1885 (tức ngày mùng 2 tháng 6 năm Ất Dậu) tại căn cứ Tân Sở thuộc Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị khi phe chủ chiến của triều đình Huế thất bại trong trận chiến Kinh thành Huế ngày 5 tháng 7 năm 1885, nhà vua phải xuất bôn. Đây là lời dụ kêu gọi sĩ phu và dân chúng toàn quốc nổi dậy chống lại sự đô hộ của người Pháp lên đất nước Đại Nam sau Hiệp ước Giáp Thân (1884).

Bản dịch tiếng quốc ngữ:
Chiếu vua Hàm Nghi
Dụ rằng :
Từ xưa sách lược chế ngự giặc không ngoài đánh, giữ, hòa, ba điều mà thôi. Đánh thì chưa chắc có cơ hội, giữ thì khó đạt đủ sức lực, hòa thì đòi hỏi không chán. Đang lúc thế sự muôn khó vạn khăn như vậy, bất đắc dĩ phải dụng quyền. Thái Vương dời sang đất Kỳ, Huyền Tông thăm chơi nẻo Thục, người đời xưa cũng đều có làm cả.

Nước ta gần đây bỗng gặp nhiều việc. Trẫm tuổi trẻ nối ngôi, không lúc nào nguôi nghĩ đến tự cường tự trị.

Phái viên Tây ngang bức, càng ngày càng quá. Trước đây, chúng tăng thêm binh thuyền, buộc theo những điều không thể được, ta chiếu lệ tiếp đón, không chịu nhận một thứ gì. Kinh đô náo sợ, nguy biến chỉ trong sớm chiều. Đại thần lo việc quốc gia chỉ nghĩ kế nước được yên, triều đình được trọng ; cứ cúi đầu nghe mệnh, ngồi để mất cơ hội, sao bằng thấy âm mưu biến động của giặc mà đối phó trước ? Ví như việc đến không tránh được thì cũng còn có ngày nay để lo cho tốt cái lợi sau này, ấy là do thời thế xui nên vậy. Phàm đã dự chia mối lo này, tưởng cũng dự biết. Biết thì phải dự vào, nghiến răng dựng tóc, thề giết hết giặc, nào ai không có lòng như thế ? Gối gươm, đánh chèo, cướp giáo, lăn chum, chẳng lẽ không có ai sao ? Vả thần tử đứng ở triều chỉ có theo nghĩa thôi, nghĩa ở đâu thì sự sống ở đấy. Hồ Yển, Triệu Thôi nước Tấn, Quách Tử Nghi, Lý Quang Bật nhà Đường là người thế nào đời cổ vậy ?

Trẫm đức mỏng, gặp biến cố này, không thể hết sức giữ toàn, đô thành bị hãm, Từ giá phải dời, tội ở mình trẫm, xấu hổ vô cùng. Chỉ duy luân thường quan hệ, trăm quan khanh sĩ không kể lớn nhỏ, tất không bỏ trẫm, kẻ trí hiến mưu, người dũng hiến sức, kẻ giàu bỏ của trợ giúp quân nhu, đồng bào đồng trạch chẳng từ gian hiểm, phải thế chứ ? Đến như cứu nguy chống đỡ, mở chỗ nguy khốn, giúp nơi bức bách, không tiếc tâm lực, may được lòng trời giúp thuận, chuyển loạn thành trị, chuyển nguy thành an, thu lại cõi bờ chỉ cơ hội này, phúc của tôn xã tức là phúc của thần dân, cùng lo với nhau thì cùng nghỉ với nhau, há chẳng tốt sao ? Nhược bằng lòng sợ chết nặng hơn lòng yêu vua, nghĩ lo cho nhà hơn nghĩ lo cho nước, làm quan thì mượn cớ tránh xa, đi lính thì đào ngũ trốn tránh, dân không biết hiếu nghĩa cứu gấp việc công, sĩ cam bỏ chỗ sáng đi vào nơi tối, ví không phải sống thừa ở đời thì áo mũ mà hóa ra ngựa trâu, ai nỡ làm thế ? Thưởng cũng hậu mà phạt cũng nặng, triều đình tự có phép tắc, chớ để hối hận sau này ! Phải nghiêm sợ tuân hành !

Khâm thử.
Ngày 2 tháng 6 niên hiệu Hàm Nghi thứ nhất (1885)


Posted by  ĐN
Bộ tổng tham mưu của tướng Brière de Lisle, những kẻ đã dìm nhiều cuộc phản kháng của các sĩ phu yêu nước trong bể máu.
Posted by Admin ĐN
Add caption

Bộ tổng tham mưu của tướng Brière de Lisle, những kẻ đã dìm nhiều cuộc phản kháng của các sĩ phu yêu nước trong bể máu.
Posted by Admin ĐN
Sĩ quan Tiểu Đoàn Trưởng Léon-Frederic-Hubert Metzinger 1842-1914.
Posted by Admin ĐN
Add caption

Sĩ quan Tiểu Đoàn Trưởng Léon-Frederic-Hubert Metzinger 1842-1914.
Posted by ĐN
Tướng Léon Prudhomme 1833-1931.
Posted by Admin ĐN
Tướng Léon Prudhomme 1833-1931.
Posted by ĐN


Công sự Ba Đình 1886-1887.
Posted by Admin ĐN
Công sự Ba Đình 1886-1887.
Posted by Admin ĐN


Cổng làng với cầu mái che và cây đa.
Posted by Admin ĐN
Cổng làng với cầu mái che và cây đa.
Cổng thành Nam Định sau cuộc tấn công của giặc Pháp.
Posted by Admin ĐN
Cổng thành Nam Định sau cuộc tấn công của giặc Pháp.
Giặc Pháp dừng chân bên bờ sông Lạng Sơn trên đường đi dập tắt các cuộc khởi nghĩa yêu nước.
Posted by Admin ĐN
Giặc Pháp dừng chân bên bờ sông Lạng Sơn trên đường đi dập tắt các cuộc khởi nghĩa yêu nước.
Lược đồ cuộc phản công ở kinh thành Huế và phong trào Cần Vương 1885-1895.
Posted by Admin ĐN
Lược đồ cuộc phản công ở kinh thành Huế và phong trào Cần Vương 1885-1895.
Lược đồ khởi nghĩa Bãi Sậy 1885-1892.
Posted by Admin ĐN
Lược đồ khởi nghĩa Bãi Sậy 1885-1892.
Một phái đoàn của triều đình Huế được cử đi đàm phán với tướng Millot.
Posted by Admin ĐN
Một phái đoàn của triều đình Huế được cử đi đàm phán với tướng Millot.


Một viên quan cùng đoàn tùy tùng, đại diện của tầng lớp quan lại.
Posted by Admin ĐN
Một viên quan cùng đoàn tùy tùng, đại diện của tầng lớp quan lại.
Ngày 5-7-1885, Vua Hàm Nghi kêu gọi toàn dân nổi dậy chống Pháp, phong trào Cần Vương ra đời.
Posted by Admin ĐN
Ngày 5-7-1885, Vua Hàm Nghi kêu gọi toàn dân nổi dậy chống Pháp, phong trào Cần Vương ra đời.
Nghĩa quân  Ba Đình bị bắt.
Posted by Admin ĐN
Nghĩa quân Ba Đình bị bắt.
Người Việt đi lính cho Pháp.
Posted by Admin ĐN
Người Việt đi lính cho Pháp.


Phụ nữ nông dân bị bắt trong khởi nghĩa Ba Đình.
Posted by Admin ĐN
Phụ nữ nông dân bị bắt trong khởi nghĩa Ba Đình.
Thành Tân Sở với du Cần Vương của vua Hàm Nghi xây vào năm Quý Tị 1883, tỉnh Quảng Trị.
Posted by Admin ĐN
Thành Tân Sở với du Cần Vương của vua Hàm Nghi xây vào năm Quý Tị 1883, tỉnh Quảng Trị.
Tôn Thất Thuyết , lãnh tụ phong trào Cần Vương của thế kỷ 19. 
Posted by Admin ĐN
Tôn Thất Thuyết , lãnh tụ phong trào Cần Vương của thế kỷ 19.
Vệ binh triều Nguyễn với những vũ khí thô sơ.
Posted by Admin ĐN
Vệ binh triều Nguyễn với những vũ khí thô sơ.
Vũ khí của Giặc Cờ Đen bị quân Pháp tịch thu sau các cuộc tấn công.
Posted by Admin ĐN
Vũ khí của Giặc Cờ Đen bị quân Pháp tịch thu sau các cuộc tấn công.


Tranh vẽ vua Hàm Nghi bị Pháp bắt. 
Nguồn tranh vẽ belleindochine
Posted by Admin ĐN
Tranh vẽ vua Hàm Nghi bị Pháp bắt.
Nguồn tranh vẽ belleindochine
Ảnh một toán nghĩa binh thuộc phong trào khởi nghĩa Ba Đình - trong ảnh có chú thích Đội Văn.
Posted by Admin ĐN
Ảnh một toán nghĩa binh thuộc phong trào khởi nghĩa Ba Đình - trong ảnh có chú thích Đội Văn.


Ảnh những người Việt nam đi lính cho Pháp - lực lượng chính để đàn áp phong trào Cần vương tại VN ở thế kỷ 19.
Posted by Admin ĐN
Ảnh những người Việt nam đi lính cho Pháp - lực lượng chính để đàn áp phong trào Cần vương tại VN ở thế kỷ 19.
Mộ vua Hàm Nghi ngày nay (1871-1944).
Posted by Admin ĐN
Mộ vua Hàm Nghi ngày nay (1871-1944).
TTống Duy Tân (chữ Hán: 宋維新; 1837-1892), là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1887[1]-1892) trong lịch sử Việt Nam.Tống Duy Tân (chữ Hán: 宋維新; 1837-1892), là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1887[1]-1892) trong lịch sử Việt Nam.ống Duy Tân (chữ Hán: 宋維新; 1837-1892), là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1887[1]-1892) trong lịch sử Việt Nam.
TTống Duy Tân (chữ Hán: 宋維新; 1837-1892), là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1887[1]-1892) trong lịch sử Việt Nam.Tống Duy Tân (chữ Hán: 宋維新; 1837-1892), là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1887[1]-1892) trong lịch sử Việt Nam.ống Duy Tân (chữ Hán: 宋維新; 1837-1892), là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1887[1]-1892) trong lịch sử Việt Nam.

No comments:

Post a Comment