; }

LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2009

HOÀNG PHÚC TƯỜNG THUẬT TỪ LITTLE SAIGON
HÌNH ẢNH: TRƯƠNG TUẤN
Nghi lễ chào Quốc Kỳ Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng Hòa và Phút Mặc Niệm
Ban Tù Ca Xuân Điềm - Ban Chân Quê - Ca Sĩ Thái Doanh Doanh (đứng giữa)

MC. Diệu Quyên và Minh Phượng

MC. Việt Dzũng - thành viên của Ủy Ban Thực Hiện Đài Tưởng Niệm TNVN
mở đầu chương trình Lễ Khánh Thành Đài Tưởng Niệm TN

Nhà Thơ Thái Tú Hạp đọc diễn văn
chào mừng quan khách và đồng hương


Bà Eileen C. Moore, Chánh Án Tòa Phá Án phát biểu ý kiến

BS. Lê Hồng Sơn phát biểu... bên cạnh MC. Đỗ Tân Khoa
Chánh Án Nguyễn Trọng Nho phát biểu cảm tưởng

Market Director Robert Dowson, Westminster Memorial Park
General Manager Jeff Gibson - Sale Manager Chris Wendell
Hứa Trung Lập, Nhân Viên Hậu Sự Westminster Memorial Park


Hàng ngàn quan khách và đồng hương tham dự Lễ Cầu nguyện tại Tượng Đài


Giây phút lịch sử trọng đại, các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo cầu nguyện đến Chư Hương Linh Thuyền Nhân
 
(Từ trái) Nghị Viên Andy Quách - Tài Tử Kiều Chinh - Dân Biểu Trần Thái Văn - LS Nguyễn Quốc Lân - Nữ Sĩ Ái Cầm...
 
Thả chim bồ câu và bong bóng để cầu nguyện...

GS. Vân Bằng - Ông Bà Thái Tú Hạp - Ái Cầm,
nhận bản Nghị Quyết của Hội Đồng Thành Phố Westminster

Bà Thu Thủy - BS Ngô Phùng Hỷ và Ủy Ban tặng Plaque lưu niệm
đến ông Robert Dowson


LS. Từ Huy Hoàng và Chí Thiện, Radio Bolsa, tặng Plaque
lưu niệm đến ông Jeff Gibson

Kỹ Sư Tăng Khánh Hiền - Tiến Sĩ Đan Tâm (Cựu Chủ Tịch TH SV Nam Cali
trao bản lưu niệm đến ông Chris Wendell (BGĐ Westminster Memorial Park)


Cô Janet Nguyễn, Giám Sát Viên Hội Đồng Giám Sát Quận Cam
bên cạnh Nghị Viên Andrew Đỗ


Phong Trào Hưng ca với Việt Dzũng - Nguyệt Ánh, đang trình bày
những ca khúc về thảm trạng Thuyền Nhân

Các cơ quan truyền thông và báo chí tại Nam California


Đồng hương tìm tên thân nhân khắc trên bia đá


Những ngậm ngùi xót xa trước mộ bia người thân


Đúng đây là tên con của chúng ta. Bao nhiêu năm mong đợi một ngày...
Bia đá cũng đau - Một cựu thuyền nhân đang đặt nụ hôn lên bia đá có khắc tên của một thân nhân tử nạn trên đường tìm tự do.  Đây là một trong 6,000 nạn nhân chết hoặc mất tích có tên trên các bia đá đặt xung quanh Tượng Đài Thuyền Nhân được khánh thành hôm 25-04-2009 tại Westminster.  Phía xa xa, những lá cờ của các quốc gia có người Việt tỵ nạn định cư phất phới trong gió (ảnh Anh Thành)
Ông Nguyễn Mạnh Kym, Cựu SVSQTĐ K.6/68, đến từ San Jose, Bắc California,
ngồi tại tấm bia có ghi tên vợ là Nguyễn Thị Kim Dung,
tử nạn ngày 02-09-1979 tại biển Nam Hải.

Westminster Memorial Park. 25/4 đã có những giọt nước mắt lăn dài trên má những bà mẹ, những ông bố hoặc anh chị với nỗi đau buồn, nhưng không che dấu được niềm vui, nhỏ xuống những phiến đá hoa cương khi họ tìm thấy tên thân nhân được khắc vào những phiến đá đặt quanh Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam trong buổi lễ khánh thành 25 tháng 4 năm 2009 và những bó hoa được trang trọng đặt lên những phiến đá đó để tưởng nhớ đến con em họ đã tử nạn trên đường vượt biển tìm tự do sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Một ông bố nói với PV/SGT rằng “tôi đã tìm thấy tên một trong hai đứa con, tôi sẽ trở lại tiếp tục tìm tên cháu thứ hai...”. Nhà báo, nhà văn Lê Anh Dũng: “tôi đã tìm thấy tên 8 người cháu của tôi khắc vào những tấm bia đá đó...”. Nhà thơ Vũ Hoài Mỹ: “tôi chưa tìm thấy tên hai người cháu của tôi, tôi sẽ quay lại tiếp tục tìm, vì hôm nay quá đông người và ai cũng chăm chú vào những tấm bia đá kia...”. Trên đây là hình ảnh sinh động, đau thương và cũng bi tráng để khắc ghi sự hy sinh cao cả của hằng trăm ngàn Thuyền Nhân Bộ Nhân đã vượt biển, vượt biên tìm Tự Do trong các cuộc hành trình đầy gian khổ, đau thương nhưng bi tráng sau ngày đảng CSVN xua quân đánh chiếm Saigon với danh nghĩa “Giải phóng miền Nam” nhưng đã tạo nên thảm trạng Thuyền Nhân với trên 200 ngàn người đã tử nạn trên đường tìm Tự Do bằng tàu thuyền và hằng trăm ngàn người khác bị đưa vào những trại tập trung trá hình “trại cải tạo tư tưởng”, nhưng là những nhà giam.
Đã có hàng ngàn quan khách và đồng hương từ các tiểu bang ngoài Cali và tại Nam Cali đến tham dự Lễ Khánh Thành Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam diễn ra trọng thể vào lúc 1 giờ chiều ngày 25 tháng 4 năm 2009 tại Westminster Memorial Park, thành phố Westminster, cách Little Saigon nửa dặm Anh. Đài Tưởng Niệm nằm ngay góc đường Bolsa-Hoover được trang trí hằng trăm lá quốc kỳ Mỹ và VNCH góc nghĩa trang về hướng Bolsa và Hoover. Sân khấu cũng được trang trí 34 lá quốc kỳ của 34 quốc gia có Thuyền Nhân được những nước nầy tiếp nhận cho định cư. Lễ Khánh Thành được phối hợp và yểm trợ của các tổ chức Trung Tâm Tây Nam Tập Thể Chiến Sĩ VNCH, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Nam Cali. Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Nam Cali. Đoàn Thanh Niên Cờ Vàng. Các Liên Đoàn Hướng Đạo Việt Nam. Trung Tâm Asia-SBTN. Ban Tù Ca Xuân Điềm. Gia Đình Phật Tử Chùa Điều Ngự và Huynh Trưởng Miền Vạn Hạnh. Các Cơ Quan Truyền Thông Báo Chí. Xe Đò Hoàng và Xe Đò Thiện Thành.
Điều hợp chương trình do MC Việt Dzũng, Diệu Quyên, MC Minh Phượng, Đỗ Tân Khoa.
Trong hàng quan khách chúng tôi nhận thấy sự có mặt: Đức Giám Mục Mai Thanh Lương Hội Đồng Liên Tôn Tại Hoa Kỳ: Hòa Thượng Thích Minh Nguyện, Mục Sư Trần Thanh Vân, Giáo Sư Nguyễn Thanh Giầu, Hiền Tài Phạm Văn Khảm. Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội PGVNTN/Văn Phòng II Viện Hóa Đạo: Hòa Thượng Thích Chơn Trí, tổng vụ trưởng tổng vụ cư sĩ. Thượng Tọa Thích Viên Lý, tổng thư ký Văn Phòng II Viện Hóa Đạo Hải Ngoại tại Hoa Kỳ. Ngoài ra còn có sự hiện diện của hòa Thượng Thích Chơn Thành, viện chủ chùa Liên Hoa. Về phía quan khách Hoa Kỳ có mặt: thị trưởng thành phố Westminster Margie Rice phó thị trưởng Tạ Đức Trí, nghị viên Andy Quách, Diệp Miêng Trường, Frank Fry. Cảnh sát trưởng Westminster Andy E.Haull. Phó thị trưởng thành phố Santa Ana, Glorida Alverez. Chánh án tòa phá án California Eilleen Mooce. Thị trưởng thành phố Garden Grove Bill Dalton, cô Janet Nguyễn Giám Sát Viên Hội Đồng Giám Sát Quận Cam. Nghị viên Andrew Đỗ. Chánh án Nguyễn Trọng Nho. Dân biểu Trần Thái Văn LS. Nguyễn Quốc Lân phó chủ tịch Hội Đồng Giáo Dục Garden Grove. Về phía quan khách Việt Nam có mặt các bác sĩ Bùi Xuân Dương, chủ tịch Hội Y Sĩ Việt Nam California bác sĩ Phạm Quang Tố, bác sĩ Võ Văn Tùng. Ông Robert Dowson, Market Director, ông Jeff Gibson, General Manager, ông Chris Wendell Sale Manager và ông Hứa Trung Lập thuộc Westminster Memorial Park. và nhiều nhân sĩ, đại diện Cộng Đồng Việt Nam, Nam Cali. Cựu đại tá Phạm Văn Thuần (Lực Lượng Quân Cán Chính VNCH). Cựu Đại Tá Nguyễn Văn Quý chủ tịch Khu Hội Cựu Tù Nhân chính trị Los Angeles. BS. Nguyễn Xuân Vinh chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam Los Angeles. Ông Nguyễn Đình Huy (Lực Lượng Quân Dân VNCH) ông bà bình luận gia Lý Đại Nguyên Giáo Sư Song Thuận (Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt) nhà văn Phạm Thanh Quang và nhiều văn nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức khác có mặt.
Về phía truyền thông báo chí chúng tôi nhận thấy có mặt: ký giả Nguyên Huy (Nhật Báo Người Việt) ký giả Nguyễn Thanh Huy (Nhật Báo Việt Báo) ký giả Thanh Phong (Nhật Báo Viễn Đông) ký giả Anh Thành (Việt Tide) nữ ký giả Bích Huyền (Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ - VOA) nữ phóng viên Hà Giang và ký giả Nguyễn Khanh (Đài Phát Thanh Á Châu Tự Do - RFA) nhà báo Hoàng Phúc (Saigon Times) ký giả Nguyễn Quang Trường (Việt Weekly) Phan Đại Mam, phóng vien và Camera man Đài TH/SBTN, ký giả Phan Nguyên Luân (Việt Star) nhà báo Lê Tâm Anh (Free Land) ông Bùi Bỉnh Bân (giám đốc Đài TH/Free Vietnam) nhà báo Huy Phương (SBTN) phóng viên Nguyễn Thảo (Đài VHN) ông bà Trần Hải Thu Thảo (Việt Magazine-USA-Việt Satellite) ký giả Ngọc Hoài Phương (Hồn Việt) ký giả Đinh Quang Anh Thái (Little Saigon Radio-Hồn Việt TV-Việt Tide), ký giả Đoàn Trọng (Take2tango), Ngụy Vũ, Saigon TV, Little Saigon Television, Nguyên Thảo Đài VAN.TV, Phóng viên Vi Tuấn (Đài TH/QT 18), nhà văn Nguyễn Ninh Thuận – nhà thơ Nguyễn Tiến Quỳnh Giao (Báo Việt Magazine-USA) và nhiều ký giả phóng viên truyền hình báo chí khác có mặt.
Nghi thức khai mạc diễn ra trọng thể do Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Nam Cali Phan Tấn Ngưu với toán hầu quốc kỳ và đại diện các Quân Binh Chủng. Ca sĩ Thái Doanh Doanh hát quốc ca Mỹ và quốc ca VNCH Do Diệu Quyên – Việt Dzũng – Phong Trào Hưng Ca và Ban Tù Ca Xuân Điềm cùng hát. Phút mặc niệm do một nhạc sĩ thổi kèn Trompet bản Chiêu Hồn Tử Sĩ, tiếng kèn vang lên ai oán réo rắc sầu bi trong bầu không khí trang nghiêm của buổi lễ dưới nắng xuân của Cali và mọi người đều lắng tâm tư vào tiếng kèn với niềm xót thương nghĩ đến người thân đã tử nạn trên đường tìm tự do. Có tiếng khóc sụt sùi từ hướng pho tượng vọng lại và có tiếng cô con gái hỏi mẹ: “mẹ ơi anh con bây giờ ở đâu ?”. Nhà thơ Thái Tú Hạp, trưởng ban tổ chức, trong bài diễn văn khai mạc nhấn mạnh đến...“dưới chế độ hà khắc bạo tàn của Cộng Sản. Nên bằng mọi cách, bằng mọi phương tiện hằng triệu người Việt đau lòng đành đoạn bỏ nước ra đi tìm Tự Do và những quyền sống căn bản của con người. Trong những cuộc hành trình đó đã có khoảng 200,000 Thuyền Nhân, Bộ Nhân tử nạn vì đói khát, hải tặc hãm hiếp, bão tố và những cơn biển động nghiệt ngả, kinh hoàng bi thảm trên biển Đông và nơi rừng sâu núi thẳm...”.
Ông Thái Tú Hạp nói tiếp: “theo đánh giá của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc: chưa có cuộc di tản nào trong lịch sử dân tộc Việt Nam thể hiện sự can trường của người Việt chấp nhận đi vào con đường chết để tìm sự sống như hiện tượng Thuyền Nhân. Những đau thương thống khổ không thể nào tả xiết là một minh chứng hùng hồn nói lên quyết tâm của người Việt tỵ nạn thiết tha yêu chuộng Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền...”. Đề cập đến sự hy sinh cao cả của Thuyền Nhân Việt Nam không khác gì người Chiến Sĩ hy sinh ngoài chiến trường, ông Hạp nói: “nếu chúng ta vinh danh các chiến sĩ Quốc Gia đã hy sinh cho Tổ Quốc Việt Nam thì chúng ta cũng phải có bổn phận vinh danh đến những người đã chết trong các cuộc vượt biên, vượt biển. Họ chính là chiến sĩ đã hy sinh cho Tự Do của nhân loại...”. Nói đến “Nhân Duyên” trong việc phối hợp giữa Ủy Ban Thực Hiện Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam với Hội Đồng Quản Trị Westminster Memorial Park, nhà thơ Thái Tú Hạp nói: “Tất cả đều do nhân duyên, nên chúng ta đã được ông Jeff Gibson, General Manager Westminster Memorial Park xúc động mở tâm từ ái đón nhận và trình lên tổng giám đốc chấp nhận yểm trợ xây dựng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam hoàn thành trong một địa thế đầy tâm linh, tĩnh lặng và tôn nghiêm...”. Sau bài diễn văn của nhà thơ Thái Tú Hạp là bài tường trình của bác sĩ Lê Hồng Sơn bằng Anh Ngữ nói về một số diễn biến trên biển Đông đối với người vượt biển không tránh khỏi tai ương và rủi ro (xin xem toàn bài diễn văn ở trang...).
Ông Jeff Gibson, Tổng Quản Trị Viên Westminster Memorial Park trong bài phát biểu đã nói rằng: “đã từ lâu chúng tôi có ý định tìm một pho tượng có ý nghĩa để đặt tại Westminster Memorial Park, nhưng chưa được, khoảng gần hai năm trở lại đây, ông Hứa Trung Lập có giới thiệu với tôi ông Thái Tú Hạp và Ủy Ban Thực Hiện Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam, chúng tôi thấy được sự quan trọng và cơ duyên thực hiện một Tượng Đài cho Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại. Hằng ngày, hằng trăm xe qua lại trên đường Bolsa khoảng đường Golden West đến trung tâm tỵ nạn CSVN. Mọi người lái xe trên đường đều thấy được biểu tượng người Việt Nam vượt biên, bỏ hết nhà cửa người thân, quê hương, sinh mạng để tìm đến bến bờ Tự Do. Chúng tôi thành thật cám ơn ông Thái Tú Hạp cùng toàn thể thành viên trong ủy ban và đồng hương Việt Nam đã đến với chúng tôi như những người bạn giúp ý kiến và tin tưởng chúng tôi để cùng nhau thực hiện được một biểu tượng thiêng liêng là Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam trong nghĩa trang Westminster”.
Đến tham dự buổi lễ, bà Margie Rice, Thị Trưởng, Chủ Tịch Hội Đồng Thành Phố Westminster phát biểu rằng: “với tư cách Thị Trưởng, chủ tịch Hội Đồng Thành Phố Westminster tôi long trọng công bố quyết nghị công nhận Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam tại Nghĩa trang Westminster như là một biểu tượng thiêng liêng của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản, nhằm vinh danh và tưởng nhớ đến những Thuyền Nhân đã hy sinh trên đường tìm Tự Do, sau Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam”. Sau đó, bà thị trưởng mời nghị viên Andy Quách phát biểu, bà Rice nói: “Nghị viên Andy Quách cũng từng là Thuyền Nhân và may mắn đến được bến bờ Tự Do và định cư tại Hoa Kỳ”. Nghị viên Andy Quách nói: “ông rất sung sướng và hãnh diện vì đã có một biểu tượng thiêng liêng dành cho người Việt Nam vượt biển và họ đã hy sinh trên biển đông”. Các nghị viên Diệp Miêng Trường, Frank Fry cũng phát biểu cảm tưởng và đều công nhận Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam tại nghĩa trang Westminster là cần thiết cho Cộng Đồng Việt Nam. Trong dịp nầy phó thị trưởng Tạ Đức Trí đã tuyên đọc Nghị Quyết của Hội Đồng Thành Phố và sau đó trao cho Ủy Ban TH/ĐTNTNVN. Cảnh sát trưởng thành phố Westminster Andy E.Haull, trong dịp này đã trao tặng ban tổ chức bức tranh về chiếc tàu đánh cá chở theo nhiều người và đang đưa cao lá cờ trắng kêu cứu giữa biển đông đầy sóng to gió lớn.
Dân biểu Trần Thái Văn phát biểu rằng: “Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 hằng triệu người Việt phải bỏ nước ra đi vì không sống được dưới chế độ Cộng Sản, trong số đó có nhiều người Việt phải đi bằng những con thuyền, những con tàu và không ít trong họ đã nằm xuống dưới lòng đại dương vì những cơn bão tố. Không ít gia đình Việt Nam phải trải qua những cơn thử đó và có ít nhất hơn 200,000 người Việt đã nằm xuống vĩnh viển dưới lòng biển sâu trong các cuộc hành trình tìm Tự Do của họ. Hôm nay chúng ta đã có một biểu tượng thiêng liêng để vinh danh và tưởng nhớ đến đông bào chúng ta không đến được bến bờ Tự Do như chúng ta”. Trong dịp này dân biểu Trần Thái Văn cho biết: “ông đại diện thống đốc tiểu bang California, Arnold Schwazeneger đọc thư chúc mừng của thống đốc gởi ban tổ chức và ủy ban XD/ĐTNTNVN, vì ông quá bận rộn không tham dự được. Lời lẽ trong thư của thống đốc Arnold rất chân thành và hết lời ngợi khen Cộng Đồng Việt Nam đã hoàn thành được một biểu tượng thiêng liêng nhằm vinh danh và tưởng niệm đến những thuyền nhân Việt Nam can đảm vượt trùng dương đi tìm Tự Do nhưng không may họ đã nằm xuống vĩnh viển dưới lòng biển sâu sau khi trải qua những cơn nguy biến với giông bão trên đại dương”.
Chánh án tòa phá án California, bà Eileen C. Moore phát biểu rằng: “Tôi rất hân hạnh được có mặt ở đây hôm nay và tự cho phép tôi được đại diện những người Mỹ không phải Việt Nam nói lên những tiếng nói từ trái tim của chúng tôi. Trước hết, tôi xin được ca ngợi Ủy Ban KDĐTNTNVN đã vất vả trong 10 năm qua để đạt được kết quả như hôm nay mà không có sự yểm trợ tài chánh của chánh phủ. Sự chịu đựng và hy sinh của những người Việt Nam đã được thể hiện qua hình ảnh hôm nay. Chúng ta không ngạc nhiên khi mà thời gian đi qua, ký ức phai mờ và những ngày đầu tiên chịu đựng đã chấm dứt cuộc đời của họ thì đã có một ước nguyện muốn đánh dấu và ghi lại những hy sinh này một cách cụ thể. Là một phụ nữ từng phục vụ trong thời chiến, tôi đã từng chứng kiến nỗi thống khổ của người Việt Nam và tôi hiểu tại sao những người Việt Nam phải đi tìm Tự Do. Người Mỹ rất cảm kích ước muốn đi tìm Tự Do, vì chúng tôi đều đến từ những gia đình trốn chạy sự áp bức. Gia đình tôi trốn chạy khỏi Ái Nhĩ Lan và chồng tôi đã trốn chạy khỏi chế độ Nga Sô...”.
Đề cập đến sự kinh hoàng đưa đến cho những Thuyền Nhân Việt Nam chánh án Eileen Mooce nói: “Sự kinh hoàng xảy ra cho người Việt Nam thực sự đã bắt đầu từ nhiều năm trước khi mà người Việt di tản vào Nam từ thập niên 1950, 1960, bởi vì họ không chấp nhận chế độ Cộng Sản. Khi mất Sàigon, những nạn nhân nầy một lần nữa bỏ nhà cửa ra đi. Không có thống kê chính xác nào của Liên Hiệp Quốc cho biết có bao nhiêu Thuyền Nhân đã tử nạn trên biển Đông. Nhưng, con số vài trăm ngàn người Việt đi tìm Tự Do đã không đến được bến bờ mà họ ước mơ. Hôm nay chúng ta đến đây để cùng chào đón những người đã bỏ mình trong đại dương trên con đường tìm Tự Do và Nhân Phẩm và đây là nơi cuối cùng họ có thể an nghỉ. Tôi rất xúc động về Tượng Đài Thuyền Nhân được đặt ngay Trung Tâm Little Saigon và lịch sử những Thuyền Nhân tìm Tự Do sẽ được ghi nhớ mãi trong tâm khảm của mọi người”. Chánh án Nguyễn Trọng Nho, trong lời phát biểu của ông đã khen ngợi ông bà Thái Tú Hạp – Ái Cầm đã kiên trì chịu đựng những khó khăn về dự án xây dựng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân và hôm nay thì đã có kết quả. Đài TNTNVN là một biểu tượng thiêng liêng dành cho những Thuyền Nhân đã bỏ mình trong đại dương trên con đường đi tìm Tự Do. Chánh án Nguyễn Trọng Nho cũng khen ngợi Ủy Ban XDĐTNTNVN, trong đó có ông bà Bác sĩ Lê Hồng Sơn và phu nhân ông Giáo Sư Vân Bằng đã tích cực hoạt động trong Ủy Ban từ nhiều năm qua.
Phó thị trưởng thành phố Santa Ana, Glorida trong dịp nầy cũng phát biểu cảm tưởng, bà nhấn mạnh đến tinh thần bất khuất của người Việt sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 không chấp nhận sự cai trị của Đảng CSVN phải bỏ nước ra đi và có những người không may mắn đã tử nạn trên đường tìm Tự Do. Dân biểu Trần Thái Văn, phó thị trưởng Santa Ana trao tặng ban tổ chức bằng Tưởng Lục về thành quả trong việc xây dựng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam ngay tại thủ dô tinh thần người Việt tỵ nạn Cộng Sản khu Little Saigon.
Giây phút chờ đợi đầy xúc động đã diễn ra khi tấm vải màu xanh phủ pho tượng Thuyền Nhân, tác phẩm của Họa Sĩ ViVi Võ Hùng Kiệt được tháo gỡ và Hội Đồng Liên Tôn, Hội Đồng Thành Phố Westminster cùng quan khách, đồng hương tiến về Đài Tưởng Niệm cắt băng khánh thành và cử hành lễ cầu nguyện 5 vị đại diện Hội Đồng Liên Tôn cầu nguyện theo từng tôn giáo của mình sau khi cắt băng khánh thành đồng thời mở lồng thả những con chim bồ câu cùng bong bóng hai màu xanh trắng vào không gian theo nghi thức phóng sinh. Trước Đài Tưởng Niệm một lư hương lớn được đồng hương thắp nhang để tưởng nhớ thân nhân đã tử nạn trên đường tìm Tự Do và đã bỏ mình trên đại dương. Một tấm bảng đồng được ghi nội dung bằng hai ngôn ngữ Anh Việt như sau: “Tưởng niệm đến hằng trăm ngàn Thuyền Nhân, Bộ Nhân Việt Nam đã chết trên đường tìm Tự Do, Nhân Phẩm và Nhân Quyền. Gợi nhớ về cuộc hành trình đầy đau thương và khổ nạn của hằng triệu người Việt rời bỏ Quê Hương sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 vì không chấp nhận chế độ Cộng Sản. Lưu truyền chứng tích đến các thế hệ mai sau về nguyên nhân sự hiện hữu của người Việt tại Hoa Kỳ và các quốc gia Dân Chủ, Tự Do trên thế giới. Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Tại Hoa Kỳ. Westminster Memorial Park Mortury. Ủy Ban Thực Hiện Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam. Ngày 25 tháng 4 năm 2009.”
Trước khi chấm dứt chương trình lễ khánh thành Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam chúng tôi được Bà Ái Cầm cho biết: “Mặc dù các thành viên trong ủy ban gồm có ca nhạc sĩ Việt Dzũng, Chí Thiện, Minh Phượng Radio Bolsa, ông bà BS. Lê Hồng Sơn – Thu Thủy, Luật Sư Từ Huy Hoàng, BS. Ngô Phùng Hỷ, Cử Nhân Đan Tâm Cựu Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Nam Cali, Kỹ Sư Tăng Khánh Hiền, Ký Giả Khúc Minh, Kiến Trúc Sư Bạch Hồng và ca sĩ Thái Doanh Doanh và nhà thơ Thái Tú Hạp đã vượt qua mọi khó khăn trong suốt 10 năm qua, hôm nay Tâm Nguyện Chung của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Hải Ngoại đã đạt thành viên mãn. Có thể chư hương linh Thuyền Nhân Bộ Nhân muốn quy về an nghỉ trong nghĩa trang Westminster nầy, không có biên giới tôn giáo và trong trái tim nồng ấm của thủ đô Tinh Thần Người Việt tại Little Saigon...”
Một vòng hoa của Ủy Ban Thực Hiện Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam được đặt tại pho tượng trong dịp nầy. Chương trình văn nghệ đấu tranh do các ca nhạc sĩ Việt Dzũng, Khải Minh và nhóm Hưng Ca do ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh và Huỳnh Lương Thiện đảm nhận cùng các ca sĩ Trung Tâm Asia trình diễn, đã mang lại bầu không khí vui tươi giảm bớt căng thẳng sau nhiều tiếng đồng hồ đồng hương dò tìm tên tuổi thân nhân khắc trên phiến đá hoa cương đặt quanh Đài Tưởng Niệm. Buổi lễ kết thúc sau hơn 3 tiếng đồng hồ diễn ra. Mọi người ra về mang theo niềm thương cảm, tiếc thương thân nhân đã vĩnh viễn nằm xuống dưới lòng đại dương trên đường đi tìm Tự Do./-
 


DIỄN VĂN KHAI MẠC
ĐÀI TƯỞNG NIỆM
THUYỀN NHÂN VIỆT NAM
 
- Kính thưa quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo
- Kính thưa quý vị dân cử
- Kính thưa đại diện các Hội Đoàn, Đoàn Thể
- Kính thưa đại diện các cơ quan truyền thông báo chí
- Kính thưa quý quan khách và Đồng Hương
Sau khi Hiệp Định Paris ký kết năm 1973 Hoa Kỳ hoàn tất nhiệm vụ nên đã rút quân về nước. Quân Đội Việt Nam Cọng Hòa đảm nhận cuộc chiến mặc dù tinh thần chiến đấu anh dũng kiên cường nhưng phải chấp nhận buông súng trong thế chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á. Trong khi đó, quân Bắc Việt với sự yểm trợ vũ khí của các nước Liên Sô và Trung Quốc đã vượt qua vĩ tuyến 17 xâm chiếm miền Nam Tự Do.
Ngày 30-4-1975 Đại Sứ Mỹ cuối cùng rời khỏi nhiệm sở ở Sài Gòn. Cuộc chiến chấm dứt trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Kể từ đó dân chúng sống dưới chế độ tàn bạo hà khắc của Cộng Sản. Nên bằng mọi cách, bằng mọi phương tiện hàng triệu người Việt đã đau lòng đành đoạn bỏ nước ra đi tìm Tự Do và những quyền sống căn bản của con người. Trong những cuộc hành trình đó đã có đến khoảng bốn trăm ngàn Thuyền Nhân, bộ nhân tử nạn vì đói khát, hải tặc hãm hiếp, bão tố và những cơn biến động nghiệt ngã kinh hoàng bi thảm trên biển đông và nơi rừng sâu núi thẳm theo ước tính của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc. Chưa có một cuộc di tản nào trong lịch sử Dân Tộc Việt Nam thể hiện sự can trường của người Việt chấp nhận đi vào con đường chết để tìm sự sống như hiện tượng Thuyền Nhân. Những đau thương thống khổ không thể nào tả xiết là một minh chứng hùng hồn nói lên quyết tâm của người Việt tỵ nạn thiết tha yêu chuộng Tự Do - Dân Chủ và Nhân Quyền.
Báo chí thế giới đã lên tiếng về thảm trạng Thuyền Nhân đề cao đến lòng dũng cảm của hàng triệu người tỵ nạn và lánh nạn Cộng Sản với nội dung: “Họ đã mất tất cả ngoại trừ niềm hy vọng sau khi đã đánh đổi bao nhiêu nỗi kinh hoàng bằng máu và nước mắt trên biển đông”. Bà Ogata Cao Ủy Trưởng Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đã cảm phục và tuyên dương: “Họ là những người sống sót thật vĩ đại của thế kỷ 20”. Thuyền Nhân Việt Nam trở nên mối quan tâm lớn cho cả thế giới. Mỗi thuyền nhân là một sứ giả mang đến Thế Giới Tự Do những thông điệp lịch sử về sự thật tàn bạo của Chủ Nghĩa Cộng Sản.
Chính vì thế họ đã đánh thức lương tâm nhân loại mở lòng từ bi bác ái đón nhận người Việt chúng ta vào các Xứ Sở An Bình Tự Do Dân Chủ và nhất là chính phủ và quốc dân Hoa Kỳ. Tổng thống thứ 39 của Hoa Kỳ là Jimmy Carter vị ân nhân được mệnh danh là The Président of The Boat People (Tổng Thống của Thuyền Nhân) vì ông đã ký sắc lệnh chấp nhận cho Thuyền Nhân vào Hoa Kỳ định cư cao nhất.
Hơn 30 năm nhìn lại, chúng ta ra khỏi quê hương, nhưng quê hương không bao giờ ra khỏi trong tâm khảm chúng ta. Chúng ta luôn ý thức con người tạo nên lịch sử chứ không phải lịch sử tạo nên con người. Cho dù ở chân trời tha phương, chúng ta vẫn hướng về nguồn cội, để ước mơ sẽ có một ngày Dân Tộc Việt Nam sống trong Thanh Bình Tự Do thực sự. Không có tự do sẽ không có hạnh phúc và thịnh vượng để vươn lên trong Cộng Đồng lớn mạnh của Thế Giới.
Thưa quý vị!
Nếu chúng ta vinh danh các chiến sĩ Quốc Gia đã hy sinh cho Tổ Quốc Việt Nam thì chúng ta cũng phải có bổn phận vinh danh đến những người đã chết trong các cuộc vượt biên, vượt biển. Họ chính là chiến sĩ đã hy sinh cho Tự Do của Nhân Loại, của chính mỗi người chúng ta, và của con cháu muôn đời chúng ta đang được đãi ngộ xứng đáng ở các xứ sở tự do. Và cũng để lưu truyền chứng tích đến các thế hệ mai sau, biết đến nguyên nhân hiện hữu tại xứ sở Hoa Kỳ và các quốc gia Tự Do, An bình trên thế giới. Đáng lý Đài Tưởng Niệm phải được sớm thành hình từ nhiều năm trước. Nhưng số phận của ngôi Đài Tưởng Niệm này nó cũng lênh đênh như con thuyền trôi nổi trên sóng cả đại dương, mãi đến nay mới tìm được bến đậu. Có lẽ đây là một vấn đề tâm linh huyền nhiệm. Hồn thiêng của những người vượt biên muốn về nằm chung với nơi an nghỉ của đồng bào mình, trong khuôn viên Wetsminster Mermorial Park, không còn biên giới tôn giáo... một nghĩa trang lớn của Thủ Đô Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại Nam California.
Tất cả đều do Nhân Duyên nên chúng ta đã được ông Jeff Gilson, General Manager Westminster Memoral Park xúc động mở tâm từ ái đón nhận và trình lên Tổng Giám Đốc chấp nhận yểm trợ xây dựng Đài Tưởng Niệm Tuyền Nhân Việt Nam hoàn thành trong một địa thế đầy tâm linh tĩnh lặng và tôn nghiêm. Theo ông Jeff Gibson cho biết ý nghĩa về đồ án kiến trúc phải dùng đến năm mươi bốn, là con số 9 tượng trưng cho sự vĩnh cửu với những tảng đá kích thước khác nhau để khắc trên sáu ngàn phương danh những thuyền nhân bộ nhân tử nạn từ gia đình thân nhân gởi về và khắc thành từng nhóm người đã vượt biên bằng những con thuyền khác nhau từ mỗi địa phương trên toàn cõi đất nước. Mỗi tảng đá tượng trưng cho mỗi mảnh thuyền đã chìm sâu dưới đáy biển. Pho tượng thuyền nhân hướng về biển Đông và bên kia đại dương là quê hương Việt Nam yêu dấu. Công trình mang ý nghĩa tâm linh và lịch sử mà Ban Giám Đốc Westminster Memorial Park yểm trợ ngoài sự mơ ước của chúng ta. Chúng tôi cũng xin chân thành cám ơn bà Margie Rice thị trưởng. Ông Tạ Đức Trí phó thị trưởng và Hội Đồng Thành Phố Westminster. Các vị lãnh đạo tinh thần trong Hội Đồng Liên Tôn. Thượng Tọa Thích Viên Lý tổng thư ký Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Văn Phòng 2 Viện Hóa Đạo. Chánh Án Nguyễn Trọng Nho. Các vị đại diện các hội đoàn, các cơ quan truyền thông báo chí. Hội Y Sĩ Việt Nam Miền Nam California. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh, nhạc sĩ Trúc Hồ Tổng Giám Đốc SBTN, ông Hứa Trung Lập nhân viên Westminster Memorial Park và sự hổ trợ nồng nhiệt của quý Đồng Hương.
Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam là công trình chung của Cộng Đồng Người Việt tỵ nạn Cộng Sản Hải Ngoại. Ủy ban chúng tôi sẽ cố gắng vận động để có một Ngày Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam để bà con đồng hương hằng năm quy tụ về nghĩa trang Westminster nầy thắp nén hương cầu nguyện và Tưởng Niệm đến Thuyền Nhân, bộ nhân như một truyền thống đạo nghĩa văn hóa của dân tộc nơi viễn xứ.
Nhân dịp nầy chúng tôi trân trọng thông báo kể từ ngày hôm nay Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam chính thức bàn giao đến Ban Giám Đốc Westminster Memorial Park để bảo quản vĩnh cửu trong khuôn viên nghĩa Westminster như đã đồng thuận trong thỏa ước ký vào ngày 27 tháng 11 năm 2007. Mặc dù công trình dự án chỉ đạt đến 90% đang còn tiếp tục trong những ngày sắp tới.
Hôm nay thứ bảy ngày 25 tháng 4 năm 2009. Chúng ta đang ở vào thời điểm 30-4. Ngày Tưởng Niệm Quốc Hận của Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Hải Ngoại. Chúng ta hãy giữ mãi giây phút thiêng liêng lịch sử trọng đại nầy để tưởng niệm và cầu nguyện đến hàng trăm ngàn Thuyền Nhân Bộ Nhân đã tử nạn trong cuộc hành trình tìm Tự Do và Nhân Quyền.
Trân Trọng Kính Chào Quý Liệt Vị
Trưởng Ban Tổ Chức
THÁI TÚ HẠP



DIỄN VĂN CỦA CHÁNH ÁN
NGUYỄN TRỌNG NHO TRONG
LỄ KHÁNH THÀNH TƯỢNG
ĐÀI THUYỀN NHÂN
WESTMINSTER, CALIFORNIA
NGÀY 25 THÁNG 4 NĂM 2009
Tôi xin cảm ơn và ca ngợi nỗ lực quí báu của uỷ ban xây dựng Tượng Đài Thuyền Nhân về những cố gắng tận tuỵ của qúi vị, đặc biệt là Thi sĩ Thái Tú Hạp, Nữ sĩ Ái Cầm, Bác sĩ Lê Hồng Sơn và phu nhân Thu Thủy là những người đã có sáng kiến khởi đầu công trình này. Tôi cũng xin ca ngợi những đóng góp đáng quí của nhiều người khác như  ca nhạc sĩ Việt Dzũng, xướng ngôn viên thật khả ái Minh Phượng và Vân Bằng người bạn đời của tôi. Tất cả quí vị đã gắn bó từ trên một thập niên, vựơt qua nhiều khó khăn để hoàn thành công trình tượng đài này.
Thưa quí vị.
Từ giây phút những thuyền nhân bước lên những chiếc thuyền mong manh nhỏ bé, họ đã gắn bóvới  nhau trong những nỗi sợ hãi, với cùng một sự can đảm vô biên.
Những thuyền nhân, những người còn sống hay đã chết, tất cả đã quyết định khước từ một cuộc sống vô nghĩa với thể xác bị tù ngục đọạ đầy và tri thức bì vùi dập bởi  ý thức hệ phi nhân, vong quốc. Vì vậy đôi khi để tâm thức xuyên xâu vào lòng biển hay để mắt rơi trên những bờ cát, tôi đã như nhìn thấy dấu chân của hàng trăm hàng ngàn linh hồn của những người đã cảm nhận và cùng trải qua những khổ đau. Và giờ đây chúng ta đang nhìn thấy họ, thấy những bước chân dính đầy cát từ lòng đại dương xâu thẳm của những con người chứa chất âu lo đang tiếp tục những bước cuối cùng của cuộc hành trình của ho, tụ họp về nơi đây để nhìn nhận sự tôn vinh bởi những người còn sống. 
Và trong giây phút đáng ghi nhớ này của người Việt tị nạn, chúng ta xin tôn vinh những người thuyền nhân can trường chống lại sóng gío, bão tố oan khiên, cướp biển, và bao hiểm nguy khôn tả. Chúng ta tưởng nhớ những người cha, người mẹ, những người anh, người chị, người em, những trẻ thơ, những bạn bè đã không đến được bến bờ của tự do và hứa hẹn cùng lúc với chúng ta. Chúng ta tôn vinh họ những con người đã chấp nhận ngay cả cái chết cho lý tưởng tự do.
Hình ảnh tượng đài vô cùng cảm động này của ba thế hệ đã chia xẻ cùng một định mệnh bị ảnh hưỡng xâu xa bởi hành trình tự do sẽ là một chứng tích của những khổ đau nhưng cũng sẽ là cảm hứng của niềm hãnh diện.  Bất kể những đớn đau, bất kể sức lực đang tàn lụi, gia đình thuyền nhân tiêu biểu này, đã kiên trì, đứng thẳng trên chiếc thuyền mong manh của họ. Và không phải sự cứng cỏi của chiếc thuyền đã đưa họ tới  bến bờ nước Mỹ. Nhưng sự kiên trì của người thuyền nhân vào niềm tin nơi giá trị của một cuộc sống mà nhân phẩm được nâng niu và tư do là lẽ sống đã là nguồn động lực vượt sóng của họ. Trong bối cảnh đó chúng ta đang đứng đây hôm nay để cảm nghiệm về những gì chúng ta đã mất và ấp ủ những gì chúng ta tìm được ngay trong vô vàn mất mát đó.
Đài tưởng niệm này tượng trưng cho cả qúa khứ, hiện tại và tương lai của chúng ta. Những suối nước và những phiến đá ấp ủ tượng đài này sẽ nhắc nhở đến sự can trường vô biên đã đưa chúng ta tới đây để chúng ta có thể đứng thẳng với tất cả niềm hảnh diện là người Việt yêu chuộng hoà bình công lý và tự do. Và đó cũng là những lời réo gọi chúng ta hãy nắm chặt tay, dìu dắt nhau, vượt qua những vướng mắc của quá khứ khổ đau để cùng tiến về phía tương lai tươi sáng trước mặt.
Qua những bền bỉ và phấn đấu để thăng tiến của chúng ta, và qua sự tưởng nhớ chân thành, chúng ta sẽ làm sống lại những vong linh can trường này và sẽ cống hiến cho họ tự do mà họ ước mơ. Hôm nay họ đã tới đích. Vâng, sau cùng thì họ cũng đã tới được bến bờ mà họ vẫn trông chờ. Họ sẽ góp phần viết nên trang sử về người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ.
Trân trọng cảm ơn quí vị đã lắng nghe.



BÀI PHÁT BIỂU CỦA
BS LÊ HỒNG SƠN
LỄ KHÁNH THÀNH ĐÀI
TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN

Ladies and Gentlemen:
Finally the Boat People Monument is completed, standing tall in a peaceful land.
Who are the Boat People? In 1954, Vietnam was divided into the North (Communism) and South (Democracy). The North was supported by the Chinese and Soviet Union bloc. The South was backed by the U.S and its allies. During that year the Vietnamese were free to choose where to live. Over 1 million North Vietnamese moved to the South to live during 1954, mostly by boat. Even so, they were not the boat people. In 1973 the U.S withdrew out of Vietnam, two year later, 1975, after the fall of Saigon, again, the Vietnamese risked their lives to escape out of the communist rulers by boat, this time, not 1 million, but more than 3 million people set out to the sea. These people are called "boat people".
Ladies and Gentlemen:
In the history of mankind, there is no other exodus of people that was in such a large scale including the immigration of the Jews.
The fall of Saigon, which was marked by the last US helicopter rushing out of the sky of Saigon, carrying the last remaining American marines, was the beginning of the adventure of million to the unknown future. Those with influence were airlifted out by the Americans but many had to make do with overcrowded, under-equipped, and dangerously constructed boats. These boats sailed to the nearby shores of Thailand, Hong Kong, the Philippines, Indonesia, Malaysia, and Singapore. Unfortunately, these boats became easy targets for pirates, starvation, and capsizing.
Many suffered the storms, the robbery, and the rape repeatedly. Many lost husbands, wives, children, parents, relatives. Some of them were abducted, others killed and buried at sea or on deserted island. Thousands of boat people were massacred in the sea by pirates. The way they killed these boat people, which has been documented, was extremely barbarous, and was certainly far more brutal than that of Pol Pot's clans. In many cases, the pirates used hammer, knives, bare hands, and gun to kill the entire boat, including children and women; some were simply dumped to the sea to die slowly, many were sold into slavery and prostitution. Estimates for deaths vary from 300,000 to 500,000.
No words could describe how terrifying boat people suffered on those unforgettable escapes.
I would like to tell you 2 true stories:
A young lady, named Ms. Phan, booked a passage out of Vietnam with her mother, aunt and younger sister. After ten days at sea the boat was stranded and without food or water. They were attacked by pirates, who shot her aunt. An old man's gold teeth were ripped out of his mouth with pliers and a woman's baby was thrown into the sea. The survivors were forced to strip and then left stranded on a deserted island. Their boat was destroyed and sank to the bottom of the ocean. The women were lined up and two girls were selected and taken on board a fishing boat. Over the next three weeks the girls were repeatedly raped, until they could not stand it and in the end the pirates threw one of them overboard, Ms. Phan was sold to a village brothel. She became pregnant but the baby was aborted with a bamboo stick. Miraculously, she escaped and was handed over to the UN.
Another true story:
This is the true story of Mr. Nguyen, after 3 year in “re-education camp”, after 3 month in Saigon, was about to be sent to “new economic zone”, Mr. Ngan and his wife, and 4 year old son had the opportunity to escape the Viet Nam, by disguising themselves as a Chinese family. The boat was a small fishing boat; the number of people was over 300. He was separated from his wife and son, stuffed in the lower cabin, which used to be a storage area, with another 100 people. His wife and 4 year old son were up in the deck with 200 people. He was kept in darkness, with no room to move, very little food and water, people had to urinate on the floor, he had no idea what was happening until day 7, when his wife called him up. His son became very sick because of the storm the night before. That was the last time he saw his 26 year old wife and his first son. Soon after he got up to the deck, the storm become a lot more violent, with repeated huge waves crashing into the little boat, and within minutes, the storm destroyed the boat, sending people in the ocean, killing all 100 people in the lower cabin. Mr. Nguyen was knocked unconscious into the choppy ocean; waken up on the shore of Malaysia, among hundreds of dead bodies. Searching among the deaths, he found his son dead. He could never find his lovely wife, who, like other Vietnamese housewives, had scarified their life for their husband and family.
I want to read to you a poem “Boat people” by Anna Johnstone, NZ, written on a visit to Australia in July 2003.
These boat people are poor,
driven by desperation,
leaving homeland to avoid persecution
torture
death
they find themselves
 not in the paradise they expect
but in a hell
of another kind
Some of us made it, but hundred of thousand others were gone forever!
This brings up a question, yet until now, I have no answer: Why? Some of us made it; hundred of thousand others were gone? Could someone explain how destiny works? The line between life and death is so thin, invisible. I was one of the lucky ones; Mr. Nguyen was one of the lucky ones. Why were our lives spared, and not the others? No answer!!
We are here at Westminster Memorial Park with the Boat People Monument. There are 54 stones, with different size and shape, bearing the names of 6,000 boat people who had died on the way to their dream land. Each stone represents a boat, an unfortunate family, broken down and buried deep under the Pacific Ocean. The Monument is facing the East, looking to the other side of the ocean, where is the never forgotten homeland.
We are grateful to the United States of America and all the countries; that have rescued and supported us! Without such generous helping hands, many of us would not survive!
We would like to extend our sincere appreciation to Mr. Jeff Gibson and the owner and management team at the Westminster Memorial Park, who have graciously provided a home for the Vietnamese Boat People Monument.
Many thank to the Honorable Judge Nguyen Trong Nho, my personal idol, who has been a solid support of the Project from the beginning.
We like to thank Mrs. Margie Rice, Mayor, and Mr., Ta Duc Tri, Vice Mayor of the city of Westminster.
Thank to the Vietnamese Physicians Association of Southern California and particularly Dr.& Mrs. Bui Xuan Duong, and Pham Quang To, and the Cao Dai Religious Group, who have warmly supported our cause by taking large shares of this beautiful land, allowing the realization of our dream. We appreciate the support of the In the Faith Council, and especially the Honorable Thich Vien Ly.
Last but not least, our deepest and most sincere thanks to the Vietnamese community. This is a community project. Without the support of the Vietnamese community, we would never have this day.
Ladies and Gentlemen,
On behalf of the Vietnamese Boat People Monument Project Committee, we welcome you and thank you all for being here to witness the historic moment for Boat People Monument.
Dr. SON HONG LE, M.D.
Rosemead, CA 91770



Ủy Ban Thực Hiện Đài Tưởng Niệm
Thuyền Nhân Việt Nam
CHÂN THÀNH CẢM TẠ

v Đức Giám Mục Mai Thanh Lương
v Thượng Tọa Thích Viên Lý Tổng Thư Ký 
   Giáo Hội PGVNTN/VP 2 Viện Hóa Đạo
v Quý Vị Lãnh Đạo Hội Đồng Liên Tôn Hải Ngoại
v Dân Biểu Trần Thái Văn
v Bà Eileen C. Moore Chánh Án Tòa Phá Án Tiểu Bang
v Chánh Án Nguyễn Trọng Nho
v Cô Janet Nguyễn Giám Sát Viên Hội Đồng Giám Sát Quận Cam
v Mr. Robert Dowson, Market Director
    Westminter Memorial Park...
v Bà Claudia Alverez, Phó Thị Trưởng Santa Ana.
v Luật Sư Nguyễn Quốc Lân Phó Chủ Tịch Hội Đồng
    Giáo Dục Học Khu Garden Grove
v Các Nghị Viên Thuộc Hội Đồng Các Thành Phố  Garden Grove,
    Santa Ana, Fountain Valley...
v Bà Margie L. Rice, Thị Trưởng Westminster
v Ông Tạ Đức Trí, Phó Thị Trưởng Và Hội Đồng   
    Thành Phố Westminster
v Quý Đại Diện Đoàn Thể, Hội Đoàn, Các Tổ Chức Đấu Tranh
v Bác Sĩ Nguyễn Xuân Vinh, Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam
    Nam California
v Trung Tâm Tây Nam Tập Thể Chiến Sĩ VNCH/Hải Ngoại
v Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Nam California
v Tổng Hội Sinh Viên Nam Cali
v Các Cơ Quan Truyền Thông Báo Chí Các Liên Đoàn
    Hướng Đạo Nam Cali
v Thanh Niên Cờ Vàng
v Nhạc Sĩ Trúc Hồ SBTN-SET Và Ca Sĩ Trung Tâm Asia
v Phong Trào Hưng Ca
v Ban Tù Ca Xuân Điềm
v Ban Chân Quê
v Gia Đình Phật Tử Chùa Điều Ngự và Chùa Diệu Pháp
v Huynh Trưởng Vạn Hạnh
v Xe Đò Hoàng Và Xe Đò Thiện Thành
v Tiệm Bánh Van's Bakery, San Gabriel Valley
v Katie Trần T&T Travel & Tour
v Cang Nguyễn, Moonflower
Đã đến tham dự và yểm trợ tinh thần trong Ngày Lễ Khánh Thành Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam được long trọng tổ chức vào Thứ Bảy ngày 25 tháng 04 năm 2009, trong khuôn viên Nghĩa Trang Westminster Memorial Park.  Cho dù Ban Tổ Chức có chuẩn bị chu đáo nhưng không thể tránh khỏi những sự sơ xuất ngoài ý muốn. Chúng tôi chân thành kính mong tất cả quý vị niệm tình thứ lỗi.
Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân là công trình Tâm Nguyện chung của Người Việt tỵ nạn cộng sản hải ngoại.  Chúng tôi kính mong quý vị giữ mãi giây phút lịch sử trọng đại này để Tưởng Niệm đến hàng trăm ngàn Thuyền Nhân - Bộ Nhân đã tử nạn trên đường đi tìm Tự Do và Nhân Quyền.
TM. Ủy Ban Thực Hiện Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam
Thái Tú Hạp - Việt Dzũng - BS. Lê Hồng Sơn

No comments:

Post a Comment