; }

ÔNG JEAN HENRI DUNANT THÀNH LẬP HỘI HỒNG THẬP TỰ

Do kinh hoàng bởi trận chiến Solférino,
 

Ngày 8 tháng 5 kỷ niệm ngày quốc tế thế giới Hồng Thập Tự, ngày này là ngày sinh nhật của ông Henri Dunant, người Thụy Sĩ, nhà sáng lập Hội Hồng Thập Tự được ông thành lập cách đây 150 năm.

fr.aleteia.org, Caroline Becker, 2018-05-08

 

Ngày 24 tháng 6 năm 1859, là chứng nhân của trận chiến Solférino (Lombardi) giữa quân đội Pháp của Napoléon III quân đội Áo của François-Joseph, ông Henri Dunant quá kinh hoàng trước cảnh ông chứng kiến. Tổn thất của cả hai bên quá nặng nề, gần 40 000 thi thể phơi ở trận chiến.
Vào thời đó, các dịch vụ y tế thiếu thốn, các điều kiện vệ sinh chưa đủ nên quân nhân bị nhiễm trùng rất nhiều. Các người bị thương được khẩn cấp đưa về thành phố nhỏ Castiglione delle Stivierie ở cách đó mười mấy cây số, họ được săn sóc trong các cơ sở công cộng hoặc được dân làng săn sóc.

Giữa chiến trường của đau khổ

Ông Henri Dunant lúc đó 31 tuổi, là tín hữu kitô và là thương gia, khi đến gần Solférino, ông thấy cảnh kinh hoàng của chiến tranh. Kinh nghiệm này đã tác động mãnh liệt trên ông, đến mức vài năm sau ông xuất bản quyển sách có tên Một kỷ niệm ở Solférino năm 1862. Ông viết: “Người nào hôm qua băng qua chiến trường mênh mông khốc liệt này đều thấy ở đây, trên từng bước đi , lòng mình ngổn ngang với các nỗi tuyệt vọng không diễn tả được, các khốn cùng đủ mọi cảnh”.

Với tấm lòng nhân bao la, ông Henry Dunant không thể dửng dưng trước cảnh bất hạnh này. Cùng với sự giúp đỡ của dân chúng, ông ra tay cứu giúp và quyết định giúp đỡ mọi binh lính, không kể họ thuộc phe nào. Sáng kiến này đánh dấu bước đầu căn bản của phong trào
Hồng Thập Tự : trung lập hóa các dịch vụ y tế quân đội trên chiến trường. Hết sức dấn thân trong nhiệm vụ này, ông Dunant đích thân săn sóc người bị thương trong nhiều tuần trước khi về lại nhà ông ở Genève, Thụy Sĩ. Nhưng kỷ niệm của các cơ thể bị thương in hằn trong trí ông làm cho ông không có một đời sống bình thường. Bị kinh hoàng vì những gì đã thấy, ông quyết định dấn thân hết mình vào cuộc chiến nhân đạo này.
An ủi các nạn nhân

Ông viết thư cho bà bá tước Gasparin, nhà sáng lập trường y tá ở Lausanne, Thụy Sĩ, ông xin bà giúp đỡ. Bà liên lạc với Hội Phúc Âm Genève, Hội gởi ban cấp cứu đến thành phố Castiglione. Nhưng không may, hai tháng sau trận chiến, tổn hại còn gấp đôi. Ông Dunant không thể giải quyết được thực trạng này, ông quyết định xuất bản quyển sách về trận chiến Solférino để cuộc chiến này được nhiều người biết đến. Ông bỏ công việc và gởi quyển sách mình đến các nhân vật chính trị có trách nhiệm, đến các nhà lãnh đạo quân đội và các nhà trí thức trên toàn Âu châu. Ông nói lên ước mong của mình là thành lập các tổ chức nhân đạo trên tất cả các nước, dựa trên sự trung lập và thiện nguyện. Tóm tắt, ông Dunant muốn tất cả những người bị thương, dù ở chiến tuyến nào cũng được săn sóc xứng đáng và các bác sĩ, y tá làm việc mà không sợ bị kẻ thù bắt. Quyển sách đã có một tiếng vang đáng kể và được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Sự hình thành Hội
Hồng Thập Tự
 
Năm 1863, Hội hữu dụng công cộng Genève quan tâm đến các vấn đề ông Dunant đưa ra, Hội thành lập Hội đồng Năm nước. Nhưng để thực hiện được công việc này, cuộc đấu tranh còn nhiều hơn. Họ muốn nới rộng ra thêm nhiều nước. Như vậy phải thuyết phục các nhà lãnh đạo Âu châu! Đó là chuyện họ làm một năm sau: các đại diện của 12 nước, trong đó có nước Pháp ký bản Công ước Genève đầu tiên, thành lập Hội
Hồng Thập Tự. Ngày 22 tháng 8 năm 1864, Hội với quyền quốc tế nhân đạo ra đời.
Chủ yếu xây dựng trên các đề nghị của ông Dunant, Công ước Genève nổi tiếng này khẳng định sự cần thiết phải tôn trọng các nạn nhân chiến tranh, đối xử bình đẳng cho mỗi bên, không được vi phạm đến thiết bị y tế và nhìn nhận các tổ chức cấp cứu quốc gia. Một dấu hiệu ra đời: chữ thập đỏ trên nền trắng, chỉ là đổi ngược màu cờ của Thụy Sĩ. Qua năm tháng, Hội đã có mặt trên nhiều quốc gia trên thế giới, Mỹ, Ba Tây, Nam Phi, Nhật, Trung quốc… Hội
Hồng Thập Tự can thiệp chủ yếu trong các cuộc xung đột vũ trang, nhưng dần dần Hội nới rộng tầm hoạt động của mình, Hội giúp tất cả các nạn nhân, quân đội cũng như thường dân.
Con người của hòa bình

Đối với ông Henry Dunant, người rất sâu đạo, việc thành lập Hội
Hồng Thập Tự là mục đích tối hậu đời ông và thể hiện con người của ông: một người có tấm lòng nhân sâu đậm. Từ khi còn ở tuổi vị thành niên, ông dành ra các buổi chiều để đi thăm tù nhân và giúp đỡ những người khốn cùng nhất. Năm 1901, ông được Giải Nobel hòa bình.
“Còn hơn là
Hồng Thập Tự, hòa bình thế giới ở trong tâm hồn tôi. Hồng Thập Tự chỉ là kết quả của lòng khát khao hòa bình của tôi”.

No comments:

Post a Comment