; }

CHUYỆN TÌNH ĐIỀN DÃ

 Tình cờ đọc được một truyện ngắn với nội dung khá lạ của nhà văn Pháp Guy de Maupassant và kết cục hơi bất ngờ, xin tạm dịch thô sang tiếng Việt gửi bạn bè đọc cho vui.

Lê Quang Huy
Chuyến xe lửa vừa rời thành phố Gênes đi về hướng Marseille và chạy dọc theo bờ biển khúc khuỷu lởm chởm đá, nhẹ lướt giữa biển cả và núi non như con rắn sắt, trườn trên bờ biển cát vàng, nơi những đợt sóng nhấp nhô vỗ bờ trông như mảnh lưới bạc; và rồi đột nhiên chui vào cửa họng đen ngòm của những con đường hầm, như con thú chui vào hang.
Trong toa xe cuối cùng, một phụ nữ to lớn và một thanh niên ngồi đối diện nhau, không nói một câu, và thỉnh thoảng lại nhìn nhau. Chị ta trông độ hai mươi lăm tuổi; và ngồi cạnh cửa ngắm phong cảnh. Chị là một nông dân vùng Piémont, đôi mắt đen láy, bộ ngực đồ sộ, đôi má phúng phính. Chị đã đẩy mớ hành lý của mình vào dưới băng ghế gỗ, và ôm một chiếc giỏ trên gối.
Anh thanh niên khoảng hai mươi tuổi, gầy gò, đen sạm, cái đen đúa của người làm ruộng ngoài trời nắng gắt. Bên cạnh anh, trong chiếc khăn mù-soa là tất cả gia tài của anh: một đôi giày, một áo sơ-mi, một chiếc quần cụt và một áo vét. Dưới băng ghế anh cũng đã cất một vài thứ: một cái xẻng và một cái cuốc buộc lại với nhau bằng một sợi dây. Anh sang Pháp tìm việc làm.
Mặt trời đã lên cao, toả cái nóng gay gắt xuống vùng biển; lúc ấy vào cuối tháng năm, và những hương thơm ngây ngất bay lãng đãng, luồn vào toa xe qua các cửa kính đã hạ xuống. Những cây cam, cây chanh đang độ ra hoa, toả lên không trung êm ả những mùi thơm ngọt ngào dịu dàng, mãnh liệt làm ta ngây ngất, chúng hoà lẫn hương thơm ấy với mùi hoa hồng, những cánh hoa mọc khắp nơi như cỏ dại dọc theo đường, trong những khu vườn trù phú, trước cửa những căn nhà xập xệ, và cả trong cánh đồng.
Vùng bờ biển này chính là quê hương của hoa hồng! Những bông hoa hồng phủ kín vùng này bằng mùi thơm mãnh liệt và êm ái của chúng, chúng biến không khí thành kẹo ngọt, tuyệt vời còn hơn cả rượu vang, và làm ta chếnh choáng say.
Xe lửa từ từ chạy, như cố nán lại trong khu vườn này, trong trạng thái êm ả này. Nó cứ dừng lại luôn, ở những ga xép, trước vài ngôi nhà sơn trắng, đoạn tiếp tục lên đường với dáng điệu thong thả, sau khi đã rúc một hồi còi thật lâu. Không ai đáp chuyến xe ấy cả. Có thể nói rằng mọi người đều đang ngủ say, và không ai muốn đi đâu cả trong buổi sáng mùa xuân nóng nực hôm ấy.
Người phụ nữ mập mạp kia thỉnh thoảng lại nhắm mắt, rồi chợt mở mắt ra, khi chiếc giỏ của chị tụt xuống khỏi gối, chực rơi xuống sàn xe. Chị nhanh nhẹn chụp nó lại, nhìn ra ngoài trong vài phút, rồi lại tiếp tục ngủ lim dim. Mồ hôi rịn ra trên trán chị, và chị thở một cách khó nhọc, như thể đang chịu đựng một sức ép khủng khiếp nào đó.
Từ nãy giờ, chàng trai gục đầu và ngủ một giấc ngon lành như mọi người dân quê khác.
Thình lình, khi xe vừa ra khỏi một ga xép, chị nông dân chợt tỉnh giấc, và vừa mở giỏ, chị vừa lôi ra một miếng bánh mì, vài quả trứng luộc, một bình rượu vang và mấy quả đào, những quả đào chín mọng trông bắt mắt, và chị bắt đầu ăn.
Đến lượt chàng trai chợt thức giấc, và anh ta nhìn chị, anh nhìn từng miếng ăn của chị di chuyển từ đầu gối lên mồm. Anh ngồi khoanh tay, mắt nhìn đăm đăm, đôi gò má hõm xuống, miệng mím chặt.
Còn chị, chị ăn uống như mọi phụ nữ to béo phàm ăn, chốc chốc lại uống một ngụm rượu cho trôi mấy miếng trứng, rồi dừng lại để thở một chút.
Chị ngốn sạch đám thực phẩm, nào bánh, nào trứng, nào đào, nào rượu. Và khi chị dùng xong bữa, chàng trai lại nhắm mắt. Lúc ấy, vì cảm thấy khó chịu, chị bèn nới lỏng áo ngực, và chàng trai bỗng nhìn tiếp.
Chị không hề quan tâm đến điều ấy, và cứ tiếp tục mở nốt cúc áo váy. Sức căng của ngực chị làm lần vải tung ra, để lộ một mảnh vải trắng và khoảng da thịt nằm giữa cặp vú.
Khi cảm thấy thoải mái hơn, chị bèn nói một câu bằng tiếng Ý: “Trời nóng đến nỗi không thể thở được nữa.”
Chàng trai bèn trả lời bằng thứ ngôn ngữ ấy và cũng bằng cách phát âm ấy: “Thời tiết này thật tốt để đi chơi.”
Chị hỏi: “Anh người Piémont?”
“Tôi người Asti.”
“Còn tôi ở Casale.”
Họ là láng giềng của nhau. Họ bắt đầu trò chuyện.
Họ nói với nhau những chuyện tầm phào, những câu chuyện làng quê của dân thôn dã ít học. Họ nói về quê họ. Họ cùng quen biết nhiều người. Họ kể tên ra, và mỗi khi họ khám phá ra thêm một người quen chung nào thì họ càng trở nên thân thiện hơn. Họ nói nhanh hơn, vội hơn, với các âm cuối ồn ào và ngữ điệu của người Ý. Và rồi họ tìm hiểu về nhau.
Chị đã lập gia đình; chị đã có ba con, hiện đang gửi nhờ cô em nuôi hộ, vì chị đã tìm ra một chỗ thuê vú em, một chỗ làm tốt ở nhà một bà người Pháp, tại Marseille.
Còn anh, anh đang tìm việc làm. Người ta đã mách cho anh biết rằng anh cũng có thể tìm được việc ở đó, vì hiện nay người ta đang xây cất nhiều.
Rồi họ lại im lặng.
Mặt trời càng lúc càng nóng kinh khủng, nó rọi thẳng xuống nóc toa xe như mưa trút. Một đám bụi mù bay là đà đằng sau xe, bay cả vào trong toa; và mùi thơm của cam và hoa hồng thêm ngây ngất, và dường như nó càng đậm đặc, càng nặng nề hơn.
Hai vị hành khách lại lim dim ngủ.
Họ lại mở mắt ra gần như cùng một lúc. Mặt trời nghiêng dần xuống biển cả, trút xuống mặt nước xanh biêng biếc một trận mưa rào ánh sáng chói chang, không khí mát mẻ hơn, dường như cũng nhẹ nhàng hơn.
Chị vú thở hổn hển, chiếc áo ngực mở tung, đôi gò má mềm nhũn, cặp mắt lờ đờ; và chị nói bằng một giọng mệt nhọc:
“Từ hôm qua đến nay, tôi chưa cho bú. Bây giờ tôi cảm thấy choáng váng như sắp chết.”
Anh thanh niên chẳng trả lời gì cả, vì chẳng biết nói chi, chị nói tiếp: “Khi dư sữa như tôi, mỗi ngày phải cho bú ba bận, nếu không thì khó chịu lắm, như thể ôm đá trước ngực; nó làm tôi khó thở, và tay chân rụng rời. Thật là khổ sở khi dư sữa như vầy.”
Anh nói: “Vâng, khổ thật. Chị sẽ bị mệt nhiều đấy!”
Thật vậy, chị ta có vẻ ốm nặng vì bị mệt mỏi và đau điếng người. Chị thì thầm: “Chỉ cần ấn mạnh vào bên trên để sữa phun ra là được. Thật buồn cười khi nhìn cảnh ấy. Nhưng không ai tin đâu. Ở Casale, các ông bà hàng xóm thường xúm lại nhìn tôi.”
Anh nói: “Chà, thật vậy sao.”
“Vâng, thật vậy. Tôi sẽ cho anh xem được thôi, nhưng như thế chẳng giúp gì cho tôi. Chẳng làm chảy ra được bao nhiêu sữa đâu.”
Và chị im lặng.
Đoàn xe dừng lại ở một trạm. Một người đàn bà đứng gần thanh chắn đường, tay bồng một đứa bé đang khóc. Bà ta gầy còm, rách rưới tả tơi.
Chị vú nhìn bà. Chị nói bằng một giọng thương cảm: “Kia là một người nữa mà tôi có thể giúp được. Và ngay đứa bé cũng có thể giúp tôi. Này, tôi không giàu đâu, bởi vì tôi đang bỏ nhà, bỏ người thân, bỏ thằng con út bé bỏng để đi làm mướn. Nhưng tôi sẽ biếu năm quan tiền để được thằng bé kia bú hộ mười phút, để tôi bớt đau. Được vậy, thằng bé kia sẽ hết khóc và tôi sẽ hết đau tức ngực. Tôi sẽ như được sinh ra lần nữa.”
Chị lại im lặng. Rồi chị dùng bàn tay nóng hổi của mình xoa đi xoa lại vầng trán ướt đẫm mồ hôi. Và chị rên rỉ: “Tôi hết chịu nổi nữa rồi. Tôi sắp chết mất.” Và bằng một cử chỉ vô ý thức, chị mở tung chiếc áo váy ra.
Chiếc vú bên phải hiện ra căng phồng to tướng với cái núm vú nâu sậm. Và người đàn bà tội nghiệp rên rỉ: “Ôi trời ơi, tôi phải làm sao bây giờ?”
Xe lửa lại lên đường và tiếp tục băng qua những vườn hoa toả ngát hương thơm vào trời chiều ấm áp. Đôi khi người ta gặp thuyền đánh cá dường như mơ màng trên mặt biển xanh biếc, in bóng xuống mặt nước cùng với cánh buồm trắng xoá, im lìm, như thể có một con tàu khác đang lộn đầu xuống biển.
Anh thanh niên lúng túng nói: “Nhưng… thưa bà… tôi có thể… giúp bà.”
Chị trả lời bằng giọng nói đứt quãng: “Vâng, nếu ông muốn. Tôi sẽ mang ơn ông rất nhiều. Tôi không thể chịu nổi nữa, tôi không chịu được nữa.”
Anh quỳ xuống trước mặt chị; và chị nghiêng người về phía anh, tay cầm chiếc núm vú nâu cho vào miệng anh, như người vú đang nuôi cháu bé. Khi chị dùng tay nâng vú, một giọt sữa chảy ra ở đầu núm. Anh uống lấy vội vã, mồm ngoạm chặt đầu vú nặng trĩu như ngoạm một trái chín. Và anh bú hau háu và đều đều.
Anh choàng đôi cánh tay quanh lưng chị, để kéo chị lại gần hơn; và anh uống từng ngụm sữa, động tác như trẻ em.
Chợt chị lên tiếng: “Bên này thế là được rồi, bây giờ tới cái bên kia.”
Và anh ngoan ngoãn chuyển sang vú bên kia.
Chị đặt đôi bàn tay lên lưng chàng trai, và bây giờ chị hít thở rất thoải mái, rất sung sướng, vừa thưởng thức mùi hương của hoa hoà lẫn gió quyện vào toa tàu.
Chị nói: “Bây giờ đã cảm thấy dễ chịu lắm rồi.”
Anh không trả lời, và vẫn cứ uống mãi cái nguồn suối da thịt ấy, và nhắm nghiền mắt lại, như để tận hưởng hương vị của nó.
Nhưng chị nhẹ nhàng đẩy người anh ra:
“Thế là được rồi. Tôi cảm thấy khá hơn rồi. Tôi tỉnh táo lại rồi.”
Anh đứng dậy, dùng mu bàn tay chùi mép.
Chị vừa nói vừa cho cặp vú căng tròn vào trong áo: “Ông đã giúp tôi một việc rất đáng quý, thưa ông.”
Và anh đáp lại bằng một giọng biết ơn:
“Chính tôi mới là người phải cảm ơn, thưa bà, vì đã hai ngày nay, tôi chưa được ăn gì cả!”
Ngày 12 tháng 2 năm 1884
————
IDYLLE
À Maurice Leloir.
Le train venait de quitter Gênes, allant vers Marseille et suivant les longues ondulations de la côte rocheuse, glissant comme un serpent de fer entre la mer et la montagne, rampant sur les plages de sable jaune que les petites vagues bordaient d’un filet d’argent, et entrant brusquement dans la gueule noire des tunnels ainsi qu’une bête en son trou.
Dans le dernier wagon du train, une grosse femme et un jeune homme demeuraient face à face, sans parler, et se regardant par moments. Elle avait peut-être vingt-cinq ans ; et, assise près de la portière, elle contemplait le paysage. C’était une forte paysanne piémontaise, aux yeux noirs, à la poitrine volumineuse, aux joues charnues. Elle avait poussé plusieurs paquets sous la banquette de bois, gardant sur ses genoux un panier.
Lui, il avait environ vingt ans ; il était maigre, hâlé, avec ce teint noir des hommes qui travaillent la terre au grand soleil. Près de lui, dans un mouchoir, toute sa fortune : une paire de souliers, une chemise, une culotte et une veste. Sous le banc il avait aussi caché quelque chose : une pelle et une pioche attachées ensemble au moyen d’une corde. Il allait chercher du travail en France.
Le soleil, montant au ciel, versait sur la côte une pluie de feu ; c’était vers la fin de mai, et des odeurs délicieuses voltigeaient, pénétraient dans les wagons dont les vitres demeuraient baissées. Les orangers et les citronniers en fleur, exhalant dans le ciel tranquille leurs parfums sucrés, si doux, si forts, si troublants, les mêlaient au souffle des roses poussées partout comme des herbes, le long de la voie, dans les riches jardins, devant les portes des masures et dans la campagne aussi.
Elles sont chez elles, sur cette côte, les roses ! Elles emplissent le pays de leur arôme puissant et léger, elles font de l’air une friandise, quelque chose de plus savoureux que le vin et d’enivrant comme lui.
Le train allait lentement, comme pour s’attarder dans ce jardin, dans cette mollesse. Il s’arrêtait à tout moment, aux petites gares, devant quelques maisons blanches, puis repartait de son allure calme, après avoir longtemps sifflé. Personne ne montait dedans. On eût dit que le monde entier somnolait, ne pouvait se décider à changer de place par cette chaude matinée de printemps.
La grosse femme, de temps en temps, fermait les yeux, puis les rouvrait brusquement, alors que son panier glissait sur ses genoux, prêt à tomber. Elle le rattrapait d’un geste vif, regardait dehors quelques minutes, puis s’assoupissait de nouveau. Des gouttes de sueur perlaient sur son front, et elle respirait avec peine, comme si elle eût souffert d’une oppression pénible.
Le jeune homme avait incliné sa tête et dormait du fort sommeil des rustres.
Tout à coup, au sortir d’une petite gare, la paysanne parut se réveiller, et, ouvrant son panier, elle en tira un morceau de pain, des œufs durs, une fiole de vin et des prunes, de belles prunes rouges ; et elle se mit à manger.
L’homme s’était à son tour brusquement réveillé et il la regardait, il regardait chaque bouchée aller des genoux à la bouche. Il demeurait les bras croisés, les yeux fixes, les joues creuses, les lèvres closes.
Elle mangeait en grosse femme goulue, buvant à tout instant une gorgée de vin pour faire passer les œufs, et elle s’arrêtait pour souffler un peu.
Elle fit tout disparaître, le pain, les œufs, les prunes, le vin. Et dès qu’elle eut achevé son repas, le garçon referma les yeux. Alors, se sentant un peu gênée, elle desserra son corsage, et l’homme soudain regarda de nouveau.
Elle ne s’en inquiéta pas, continuant à déboutonner sa robe, et la forte pression de ses seins écartait l’étoffe, montrant, entre les deux, par la fente qui grandissait, un peu de linge blanc et un peu de peau.
La paysanne, quand elle se trouva plus à son aise, prononça en italien : « Il fait si chaud qu’on ne respire plus. »
Le jeune homme répondit dans la même langue et avec la même prononciation : « C’est un beau temps pour voyager. »
Elle demanda : « Vous êtes du Piémont ? »
— Je suis d’Asti.
— Moi de Casale.
Ils étaient voisins. Ils se mirent à causer.
Ils dirent les longues choses banales que répètent sans cesse les gens du peuple et qui suffisent à leur esprit lent et sans horizon. Ils parlèrent du pays. Ils avaient des connaissances communes. Ils citèrent des noms, devenant amis à mesure qu’ils découvraient une nouvelle personne qu’ils avaient vue tous les deux. Les mots rapides, pressés, sortaient de leurs bouches avec leurs terminaisons sonores et leur chanson italienne. Puis ils s’informèrent d’eux-mêmes.
Elle était mariée ; elle avait déjà trois enfants laissés en garde à sa sœur, car elle avait trouvé une place de nourrice, une bonne place chez une dame française, à Marseille.
Lui, il cherchait du travail. On lui avait dit qu’il en trouverait aussi par là, car on bâtissait beaucoup.
Puis ils se turent.
La chaleur devenait terrible, tombant en pluie sur le toit des wagons. Un nuage de poussière voltigeait derrière le train, pénétrait dedans ; et les parfums des orangers et des roses prenaient une saveur plus intense, semblaient s’épaissir, s’alourdir.
Les deux voyageurs s’endormirent de nouveau.
Ils rouvrirent les yeux presque en même temps. Le soleil s’abaissait vers la mer, illuminant sa nappe bleue d’une averse de clarté. L’air, plus frais, paraissait plus léger.
La nourrice haletait, le corsage ouvert, les joues molles, les yeux ternes ; et elle dit, d’une voix accablée :
— Je n’ai pas donné le sein depuis hier ; me voilà étourdie comme si j’allais m’évanouir.
Il ne répondit pas, ne sachant que dire.
Elle reprit : « Quand on a du lait comme moi, il faut donner le sein trois fois par jour, sans ça on se trouve gênée. C’est comme un poids que j’aurais sur le cœur ; un poids qui m’empêche de respirer et qui me casse les membres. C’est malheureux d’avoir du lait tant que ça. »
Il prononça : « Oui. C’est malheureux. Ça doit vous tracasser. »
Elle semblait bien malade en effet, accablée et défaillante. Elle murmura : « Il suffit de presser dessus pour que le lait sorte comme d’une fontaine. C’est vraiment curieux à voir. On ne le croirait pas. À Casale, tous les voisins venaient me regarder. »
Il dit : « Ah ! vraiment. »
— Oui, vraiment. Je vous le montrerais bien, mais cela ne me servirait de rien. On n’en fait pas sortir assez de cette façon.
Et elle se tut.
Le convoi s’arrêtait à une halte. Debout, près d’une barrière, une femme tenait en ses bras un jeune enfant qui pleurait. Elle était maigre et déguenillée.
La nourrice la regardait. Elle dit d’un ton compatissant : « En voilà une encore que je pourrais soulager. Et le petit aussi pourrait me soulager. Tenez, je ne suis pas riche, puisque je quitte ma maison, et mes gens, et mon chéri dernier pour me mettre en place ; mais je donnerais encore bien cinq francs pour avoir cet enfant-là dix minutes et lui donner le sein. Ça le calmerait, et moi donc. Il me semble que je renaîtrais. »
Elle se tut encore. Puis elle passa plusieurs fois sa main brûlante sur son front où coulait la sueur. Et elle gémit : « Je ne peux plus tenir. Il me semble que je vais mourir. » Et, d’un geste inconscient, elle ouvrit tout à fait sa robe.
Le sein de droite apparut, énorme, tendu, avec sa fraise brune. Et la pauvre femme geignait : « Ah ! mon Dieu ! ah ! mon Dieu ! Qu’est-ce que je vais faire ? »
Le train s’était remis en marche et continuait sa route au milieu des fleurs qui exhalaient leur haleine pénétrante des soirées tièdes. Quelquefois, un bateau de pêche semblait endormi sur la mer bleue, avec sa voile blanche immobile, qui se reflétait dans l’eau comme si une autre barque se fût trouvée la tête en bas.
Le jeune homme, troublé, balbutia : « Mais... madame... je pourrais vous... vous soulager. »
Elle répondit d’une voix brisée : « Oui, si vous voulez. Vous me rendrez bien service. Je ne puis plus tenir, je ne puis plus. »
Il se mit à genoux devant elle ; et elle se pencha vers lui, portant vers sa bouche, dans un geste de nourrice, le bout foncé de son sein. Dans le mouvement qu’elle fit en le prenant de ses deux mains pour le tendre vers cet homme, une goutte de lait apparut au sommet. Il la but vivement, saisissant comme un fruit cette lourde mamelle entre ses lèvres. Et il se mit à téter d’une façon goulue et régulière.
Il avait passé ses deux bras autour de la taille de la femme, qu’il serrait pour l’approcher de lui ; et il buvait à lentes gorgées avec un mouvement de cou, pareil à celui des enfants.
Soudain elle dit : « En voilà assez pour celui-là, prenez l’autre maintenant. »
Et il prit l’autre avec docilité.
Elle avait posé ses deux mains sur le dos du jeune homme, et elle respirait maintenant avec force, avec bonheur, savourant les haleines des fleurs mêlées aux souffles d’air que le mouvement du train jetait dans les wagons.
Elle dit : « Ça sent bien bon par ici. »
Il ne répondit pas, buvant toujours à cette source de chair, et fermant les yeux comme pour mieux goûter.
Mais elle l’écarta doucement :
— En voilà assez. Je me sens mieux. Ça m’a remis l’âme dans le corps.
Il s’était relevé, essuyant sa bouche d’un revers de main.
Elle lui dit, en faisant rentrer dans sa robe les deux gourdes vivantes qui gonflaient sa poitrine :
— Vous m’avez rendu un fameux service. Je vous remercie bien, monsieur.
Et il répondit d’un ton reconnaissant :
— C’est moi qui vous remercie, madame, voilà deux jours que je n’avais rien mangé !
12 février 1884

No comments:

Post a Comment