Tháp nước Sài Gòn, hình chụp năm 1879, ngay khi tháp được hoàn thành.
Chú thích chữ viết tay của tác giả Émile Gsell trên ảnh:
Cochinchine : Le château d'eau de Saigon.
-------------
Chú thích của thư viện Pháp:
Vue du château d'eau de Saigon, dont l’édification semble remonter à 1879 si l'on se fie à un numéro de 1923 du Bulletin de la Société des études indochinoises. À sa gauche, l'usine des eaux. Il se trouvait sur la place Maréchal Joffre, de nos jours Cong Truong Quoc Te. Il s'agit peut-être d'un cliché de Gsell ; en effet, dans le catalogue des clichés de Gsell dressé par Terry Bennett, le cliché numéroté 624 porte le titre suivant (choisi ici par Bennett) : "[Water Tower, Saigon]", ce qui correspond à ce qui est montré ici. Ce tirage est peut-être postérieur à la mort de Gsell ; la prise de vue originale a quoi qu'il en soit dû se faire avant octobre, mois où Gsell meurt. Les divers drapeaux et poteaux décorés, le vide de la place, suggèrent d'ailleurs la préparation d'une fête d'inauguration du monument.
Tạm dịch:
Hình ảnh tháp nước của Sài Gòn, được xây dựng vào khoảng năm 1879 theo một ấn phẩm năm 1923 của Bulletin de la Société des études Indochinoises. Bên trái của nó là nhà máy nước. Nó nằm trên quảng trường Maréchal Joffre, ngày nay là Công Trường Quốc Tế. Đây có thể là một bức ảnh của Gsell; thật vậy, trong danh mục các bức ảnh của Gsell do Terry Bennett biên soạn, bức ảnh được đánh số 624 mang tiêu đề sau (được Bennett chọn ở đây): "[Tháp nước, Sài Gòn]", tương ứng với những gì được hiển thị ở đây. Bản in này có thể được thực hiện sau khi Gsell qua đời; dù sao thì việc chụp ảnh gốc cũng phải được thực hiện trước tháng 10, tháng mà Gsell qua đời. Các lá cờ và cột trang trí khác nhau, sự trống trải của quảng trường, gợi ý việc chuẩn bị cho lễ khánh thành tượng đài.
------------------------------
Năm 1871, trong hai phiên họp quan trọng ngày 24-10 và 6-12, Hội đồng thành phố Sài Gòn bàn đến việc xây dựng một tháp nước [château d’eau] cạnh ngôi chợ Cũ ngày nay với kinh phí 50.788 franc, sử dụng nước lấy từ kênh Charner [còn gọi là kênh Lấp].
Sự hình thành tháp nước cho Sài Gòn đòi hỏi phải giải quyết một số trở ngại, trước hết là vấn đề nước. Nước trên dòng kênh Charner ở sát ngôi chợ nên được sử dụng thường xuyên cho việc rửa sạch chợ, do đó không đạt yêu cầu về mặt vệ sinh, chính quyền Pháp dự trù việc đào các giếng để cấp nước cho tháp nước.
Phải đến năm 1876 mới ra đời dự án cấp nước đầu tiên cho cư dân thành phố Sài Gòn, với nước từ các giếng đào riêng cho công tác này. Việc cung cấp nước ban đầu được thực hiện bởi một giếng thủy tĩnh có đường kính lọt lòng 2,8m và sâu 20m cùng các bể lọc. Giếng lấy nước từ vỉa nước ngầm trải dài dưới lòng đất. Bể lọc tạo thành một phòng chứa khổng lồ bên dưới mặt đất có kích thước dài 120m, rộng 12m, cao 9,5m, vách được xây dựng bằng các cột chống đỡ một mái vòm, những tấm lọc bằng đá khô.
Hai bể chứa nước đã lọc được xây dựng trên một nền đất cao (thay vì 4 bể chứa theo hình chữ thập như thiết kế). Thành bể chứa được xây bằng đá granit (đá hoa cương) rất dày, bề dày phần dưới đáy lên đến 1,5m.
Tháp nước được xây dựng từ năm 1876 và khánh thành vào năm 1879, tại địa điểm nay là hồ Con Rùa.
Từ năm 1881, nước cung cấp cho cư dân Sài Gòn qua vài mươi trụ nước nằm rải rác khắp nơi mà người địa phương gọi là "phông-tên nước" (fontaine). Đến thập niên 1910, sự gia tăng dân số của Sài Gòn cho thấy sự bất cân bằng giữa cung và cầu về nước sạch ở Sài Gòn. Dung tích của tháp nước xây dựng từ cách đó hơn 30 năm không còn đáp ứng đủ nhu cầu của công chúng, dù vào năm 1910 người ta đã sử dụng được bơm nước chạy bằng điện.
Năm 1918, chính quyền Pháp thiết lập một hệ thống cung cấp nước sạch mới bao gồm các nhà máy nước ở Sài Gòn và Chợ Lớn, kết nối với các giếng nước ở Phú Thọ, Gò Vấp và Tân Sơn Nhất. Năm 1921, khi hệ thống cung cấp nước đã khá hoàn chỉnh, họ phá bỏ tháp nước.
Từ đó, trong sinh hoạt hằng ngày, người dân Sài Gòn kéo nhau ra các phông-tên nước nằm trên những con đường lớn xếp hàng hứng nước vào những đôi thùng có dung tích khoảng 20 lít. Nhà nào có người giúp việc, việc gánh đôi thùng nước ra xếp hàng ở phông-tên được dành ưu tiên cho các "con sen" (người giúp việc nữ). Trong lúc chờ đợi đến phiên hứng nước, các cô gái này thường gác chiếc đòn gánh lên hai cái thùng rồi ngồi lên, ư ử ca những bài ca. Họ được các nhà báo viết phóng sự thời đó gọi bằng một cái tên vui là "Mari phông-tên"!
------------------------
Ảnh do É mile Gsell chụp, Page Nét Xưa xử lý ảnh màu từ ảnh đen trắng.
Để tìm hiểu về Lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam, quý vị có thể tìm đọc cuốn: Early photography in Vietnam [Buổi đầu nhiếp ảnh Việt Nam] của tác giả Terry Bennett.
--------------------------
No comments:
Post a Comment