"Tôi sẽ mở nắp ..." Richard Smith nói khi mua vé vào Đài Tưởng Niệm. Anh ta đang kiểm tra sàn gỗ sồi như thể nó đang giấu một căn phòng bí mật, như trong một bộ phim Indiana Jones. Phía trên anh là một chồng tờ thông tin trên bàn ghi "Giấy xác nhận rằng ________ đã trèo lên 311 bậc thang của Đài Tưởng Niệm".
Không phải, thực sự là 345 bậc.
Đài Tưởng Niệm cho vụ cháy lớn là một tháp xây bằng đá cao 61 mét, được trang trí bằng những con rồng và có một quả cầu bằng vàng rực rỡ trên đỉnh. Bên trong là một cầu thang đá xoắn ốc liên tục lên tới đỉnh như vỏ quả táo gọt.
Trong nhiều năm, một bảng nứt nẻ được đóng vào phần móng ghi là nó do ngài Christopher Wren thiết kế.
Một lần nữa, điều này cũng không hẳn đúng.
Đài Tưởng Niệm yêu quý của thủ đô phải do kiến trúc sư nổi tiếng nhất của Anh thiết kế, như thế mới có ý nghĩa. Nói cho cùng, Wren đã tham gia rất nhiều vào việc xây dựng lại London sau khi vụ hỏa hoạn đã tàn phá hầu hết mọi thứ phía trong thành phố, kể cả 13,200 ngôi nhà và nhiều công trình công cộng phi thường, từ các thành quách bên sông đến Longhouse của Whittington, một trong những nhà vệ sinh công cộng lớn nhất ở Châu Âu . Thậm chí ông đã xây dựng tòa thành St Paul gần đó.
Thực tế, Đài Tưởng Niệm do bạn thân của ông thiết kế, một nhà khoa học.
WELLCOME LIBRARY, LONDON |
Ngày nay tên của ông gần như bị quên lãng, nhưng những đóng góp của ông thì còn. Ngoài nhiều thứ khác, ông đã đặt ra từ "tế bào" để mô tả các đơn vị cơ bản của cuộc sống, phát minh ra luật đàn hồi Hooke, và nghĩ ra cơ cấu mà hiện vẫn được sử dụng trong đồng hồ và máy ảnh.
Sau trận hỏa hoạn, Hooke cũng thử tài mình trong kiến trúc, thiết kế bệnh viện, công trình công cộng và nhà thờ khắp thành phố. Người ta không gán tên ông cho nhiều công trình và lại gán nhầm cho ông Wren, một phần cũng vì công trình của ông không được tốt lắm.
Một công trình như vậy là Bệnh Viện Hoàng Gia Bethlem. Ở một thời đại mà từ thiện ngày càng trở thành mốt, bệnh viện tâm thần mới này được thiết kế dành cho du khách nhiều hơn là cho bệnh nhân. Sự tập trung vào thẩm mỹ là quá đáng nên nó đã bị chế riễu là "lâu dài cho người điên". Trong số các đặc trưng khác, phần mặt tiền trang trí công phu đến mức sụp đổ vì quá nặng, và tường bao vườn lại thấp, rất nguy hiểm; mặc dù bệnh nhân có thể trốn thoát nhưng ít nhất nó không che khuất sự huy hoàng của tòa nhà. Không cần phải nói là tên của bệnh viện, "Bedlam", cho đến ngày nay vẫn đồng nghĩa với từ hỗn loạn.
Sau đó đến Đài Tưởng Niệm. Nó được dự kiến để ghi nhận về vụ hỏa hoạn, nhưng vào thời đó, "điều mà Hooke thực sự muốn là xây dựng một kính thiên văn rất dài" Maria Zack, một nhà toán học tại đại học Point Loma Nazarene, California, nói. Cuối cùng, ông quyết định kết hợp cả hai.
Hướng dẫn viên trong ngày của tôi là Richard Smith, người London nói giọng Cockney và sự nhiệt tình dễ truyền nhiễm với cột trụ bí ẩn này. Anh ta nâng cửa nắp lên (trên sàn chỉ nhìn thấy bản lề) và đi xuống lòng đất. Xuất hiện thêm nhiều cầu thang.
Cuối cùng chúng tôi tới một căn phòng mái vòm. Những bức tường gạch để trơ, hư vỡ và có mùi ẩm ẩm như quần áo để lâu trong máy giặt. Chỗ này không là nơi thăm của du khách, nhưng tôi nghĩ họ cũng chẳng quan tâm.
Hôm nay căn phòng trống rỗng, ngoại trừ một router không dây và một số cảm biến. "Cách đây vài năm khi xây tòa nhà kế bên người ta sợ tòa nhà này bị đổ," Smith nói. Nhưng vài trăm năm trước, đây là một phòng thí nghiệm hiện đại về vật lý .
Để biết lý do, Smith đưa tôi vào giữa phòng. Qua lưới sắt, ta nhìn được rõ ràng xuyên qua cầu thang xoắn ốc đến điểm cao nhất trong tòa nhà. Ngay ở trên cùng, ẩn bên trong quả cầu bằng vàng trang trí, là một cửa nắp nữa, lần này nó được làm bằng sắt nặng. Khi mở nắp, bạn có thể nhìn xuyên suốt, từ phòng thí nghiệm ở hầm lên tới bầu trời ban đêm. Thực tế, toàn bộ tòa nhà là một kính thiên văn khổng lồ.
Đây không phải điều điên rồ như ta tưởng. Ở thế kỷ 17, các nhà khoa học vẫn còn đang tranh cãi về việc mặt trời xoay quanh trái đất hay ngược lại. Giống như tất cả những người có lý trí ngày nay, Hooke hoàn toàn cho rằng trái đất xoay quanh mặt trời. Nhưng không ai có thể chứng minh điều đó.
Về lý thuyết thì nó là dễ hiểu nhờ ở "thị sai thiên văn", tức sự thay đổi rõ ràng về vị trí của một đối tượng so với hậu cảnh của một đối tượng khác.
Để trải nghiệm thị sai, tất cả việc cần làm là đưa một ngón tay lên và nhìn nó bằng một mắt, sau đó lại nhìn nó bằng một mắt bên kia. Mặc dù mọi thay đổi đó là chỉ là phối cảnh nhìn của ta, nhưng ngón tay ta có vẻ chuyển động. "Đó là một khái niệm mà tất cả chúng ta hiểu một cách trực giác," Zack nói.
Mở rộng khái niệm này, nếu trái đất thay đổi vị trí của nó so với các ngôi sao khi nó xoay vòng quanh mặt trời, vậy ta sẽ thấy các ngôi sao chuyển vị trí trong suốt một năm.
Sự nắm bắt là khó vì những di chuyển này là rất nhỏ. Thí dụ Gamma Draconis, một ngôi sao màu cam khổng lồ cách ta khoảng 1,4 triệu tỷ km. Thay vì đo chuyển động của vật thể trên bầu trời, từ các hành tinh tới vệ tinh, tính bằng mét hoặc inch, các nhà thiên văn học phân chia bầu trời giống như mặt của một đồng hồ ảo. Mỗi sáu tháng, ngôi sao này di chuyển về phía bắc hoặc nam trên bầu trời với tỷ lệ tương đương với kim đồng hồ di chuyển 22 phần mười nghìn của một giây.
Để phóng đại thị sai đủ để nhìn thấy nó thì bạn cần một chiếc kính thiên văn rất lớn.
Ý tưởng đầu tiên của Hooke là lắp một cái kính thiên văn ở trường Cao đẳng Gresham, nơi ông là giáo sư về hình học. Kính này dài 11m, là quá lớn, phải khoét các lỗ qua kết cấu tòa nhà. Cuối cùng, nó đã đi qua hai tầng và thông ra ngoài qua mái nhà.
Tiếp theo, Hooke đã chọn sao của mình. Sao Gamma Draconis là ứng cử viên lý tưởng vì nó tương đối sáng và đi thẳng trên đỉnh đầu. Bây giờ tất cả những gì phải làm là chờ đợi nó đi qua đầu, ông đã sẵn sàng để thay đổi mãi mãi quan điểm của chúng ta về Vũ trụ.
Ngoại trừ khi nó không hoạt động. Việc đo đạc phụ thuộc vào việc lắp các thấu kính một cách chính xác, nhưng cấu trúc này lại không đủ ổn định. Cấu trúc được dựng bằng gỗ là vật liệu nở ra khi nóng và uốn cong khi bị gió.
Thay vào đó, ông chuyển sang Đài Tưởng Niệm. Lần này, ông nhất quyết là cấu trúc sẽ vững chắc. Kế hoạch của ông cần tới 798 m3 đá Portland loại tốt nhất, nghĩa là khoảng bằng trọng lượng 14 con cá voi xanh. "Đây không chỉ là một ống nhỏ hẹp như kính thiên văn trước đó," Zack nói:
Việc xây dựng đã cần đến sáu năm ròng do thiếu vật liệu. Cuối cùng nhà vua đã ban hành một tuyên bố, cấm bất cứ ai vận chuyển đá từ đảo Portland mà không có hỏi ý kiến Wren, người chính thức phụ trách công trình này.
Getty Images
Có một vài trục trặc khác trong quá trình làm, chẳng hạn như việc gợi ý rằng nên đặt tượng của nhà vua Charles II ở trên đỉnh. Dĩ nhiên, như vậy sẽ loại trừ việc sử dụng nó như một kính thiên văn.
"Wren nói ý 'Ồ, tôi hiểu ý bạn, nhưng sẽ tốt hơn không nếu có quả cầu vàng đẹp trên đỉnh? Khi đó ta có thể dùng nó để bắn pháo hoa." Zack nói, trong khi chỉ ra rằng việc cần một bệ bắn pháo hoa thì quần chúng khó có thể nghĩ ra.
May mắn thay, nhà vua từ chối không muốn có tượng của mình trên đỉnh tháp vì ông nghĩ điều này có vẻ như ông là người chịu trách nhiệm về trận hỏa hoạn. Thế là Hooke được tiếp tục và tháp được hoàn thành năm 1677.
Mới đầu, các thấu kính có thể sẽ được lắp vào ở 2 đầu và người quan sát, đứng ở phòng thí nghiệm, có thể lấy số liệu đo các sao với một kính đặc biệt đính kèm. Lần này, chắc chắn Hooke sẽ làm xong việc.
Thế rồi điều bất hạnh ập đến. "Ông cố giữ hai thấu kính (cách nhau 60 m) thẳng hàng, việc neo chúng vào kính thiên văn lại rất khó," Zack nói. Tệ hơn nữa, Đài Tưởng Niệm nằm sát ngay Phố Cá là tuyến đường chính đến Cầu London vào thời đó. Đây là một trong những con đường nhộn nhịp nhất ở London, chỉ cách vài mét với nơi thí nghiệm khoa học cần độ nhạy cảm cao. Kết cục là những rung động giao thông hủy hoại mọi thứ.
Việc thị sai mãi tới năm 1838 mới được phát hiện khi nhà thiên văn học người Đức Friedrich Bassel quan sát sự chuyển động của ngôi sao 61 Cygni.
Nhưng câu chuyện về Đài Tưởng Niệm không kết thúc ở đó. Ở thế kỷ 17, các tòa nhà cao là hiếm. Vào thời điểm đó, tòa nhà cao nhất thế giới là tòa thánh Strasbourg, chỉ cao hơn hai lần. Trước đây, Hooke đã buộc phải thực hiện các thí nghiệm đòi hỏi đến độ cao trên đỉnh tu viện Westminster Abbey ở London hay tòa thánh St Paul. Bây giờ (với Đài Tưởng Niệm) ông đã có phòng thí nghiệm riêng của mình cho "mọi thử nghiệm" liên quan đến tác động của độ cao, đặc biệt là về áp suất của không khí xung quanh. Năm 1678, ông viết, theo cách viết lộn xộn, trong cuốn nhật ký:
Thứ năm, 16 Tháng5 - đã viết cho Grace bức thư giận dữ về mẹ cô Shirds. ag. tại tháp phố cá làm thử nghiệm Trid mức thủy ngân trên hạ xuông khoảng 1/3 inch. DH. xem tại Bedlam cùng thị trưởng 0. Sir Joseph Watt. Mở két Iron bị đau ở ngón tay. ngồi không, thảo luận về thí nghiệm ở Tháp Phố Cá với ông Henshaw, & c, tại Jonathans.
Hooke đã sử dụng một áp kế để đo mức áp suất đã thay đổi khi ông bước lên cột Đài Tưởng Niệm. Trước đây ông lập kế hoạch rất cẩn thận, mỗi bực thang cao 6 inch, do vậy ông có thể theo dõi sự thay đổi áp suất một cách chính xác. Giữa bậc dưới cùng và trên cùng của cầu thang, mực thủy ngân giảm khoảng 1/3 inch, xác nhận áp suất không khí giảm xuống theo cao độ.
Cuối cùng đã có một thử nghiệm thành công tại Đài Tưởng Niệm. Ai quan tâm đến điều đã được phát hiện từ ba thập kỷ trước đó? Ngay cả khi chỉ cần đơn giản là đi lên một ngọn núi.
Bài tiếng Anh trên BBC Future
No comments:
Post a Comment