Sau
một thời kỳ dài phân chia Nam Bắc Việt Nam, triều đại miền nam của chúa
Nguyễn đã thành công trong việc thống nhất vương quốc, với sự ủng hộ của
nước Pháp, vào năm 1802, chấm dứt Phong Trào Tây Sơn do các người bất
mãn vùng An Nam cầm đầu. Người thống nhất quốc gia Việt Nam hiện đại,
Nguyễn Ánh (trong nguyên bản được nêu danh là Caung-shung [Hoàng Thượng
hay Chúa Thượng (?), chú của người dịch]), chọn đế hiệu trị vì Gia Long
(1802-1819), là một nhân vật có nhiều khả năng khác thường. Ông được mô
tả dưới đây bởi Sir John Barrow (a), một người dân Anh Quốc du lịch
nhiều nơi và là kiểm toán viên tòa đại sứ Anh Quốc tại Trung Hoa năm
1793.
… Trước khi tôi tiến đến
việc đưa ra bất kỳ một sự kế toán nào về các sự giao dịch của chính
chúng ta với xứ sở này, hay về các cung cách và nhân dáng của dân chúng,
tôi cần tiếp tục lời trần thuật của tôi về sự tiến triển được thực hiện
bởi Nguyễn Ánh trong việc phục hồi vương quốc của ông ta; và lựa chọn
từ những tài liệu của tôi những đặc tính tiêu biểu trong nhân cách của
nhân vật phi thường này, là người đáng được xếp vào một số ít người sinh
ra với khả năng cai trị thế giới; người mà đôi khi xuất hiện, trong mọi
xứ sở, với một vẻ huy hoàng sẽ làm mờ nhạt tất cả những con người đồng
thời tầm thường của họ. Điều cần làm là xin thưa với độc giả rằng phần
lớn sự phác họa mà tôi đưa ra ở đây, cũng như phần tiếp theo sau, là nội
dung của một bản thảo tập hồi ức được viết bởi ông Barissy (b), một sĩ
quan người Pháp thông minh, đang chỉ huy một chiến thuyền phục vụ vị
quân vương này. Và khi mà đoạn văn trước rất phù hợp với những gì chúng
ta hay biết được tại vịnh Turon [Đà Nẵng ngày nay, chú thích của người
dịch], xuyên qua người thông dịch của chúng tôi, từ một viên thư ký
người Trung Hoa cho chính quyền ở nơi chốn đó, và với nhiều quan hệ khác
nhau với các nhà truyền giáo cư ngụ tại đó, tôi không ngần ngại gì khi
đặt niềm tin tưởng tuyệt đối nhất nơi đoạn văn kế tiếp. Trong thực tế,
các sự kiện cụ thể đã chứng thực cho lời chứng của hai ông khách Anh
Quốc đã từng thăm viếng Sai-gong [trong nguyên bản, chú của người dịch]
trong các năm 1799 và 1800…
Từ năm 1790, khi mà Nguyễn
Ánh trở về Nam Kỳ, cho đến năm 1800, ông chỉ được hưởng hai năm trong
hòa bình, năm 1797 và 1798: và hai năm này đã là, trong mọi khả tính xác
xuất, hai năm quan trọng nhất cho sự trị vì nhiều trắc trở của ông tính
đến lúc bấy giờ. Dưới sự che chở của Giám Mục Adran, người mà trong
mọi công việc quan trọng đã là nhà cố vấn của Ngài, Nguyễn Ánh đã hướng
sự chú tâm đến sự cải tiến xứ sở của mình. Nhà Vua đã thiết lập cơ sở
chế tạo muối hột tại Fen-tan (xứ Chàm)… mở các tuyến giao thông giữa các
đồn bót quan trọng và các thị trấn lớn, và cho trồng hai bên đường cây
cối cho bóng mát. Nhà Vua đã khuyến khích sự canh tác cây cau và lá
trầu không, những đồn điền đã bị tàn phá bởi đạo quân nổi dậy. Nhà Vua
cũng treo giải thưởng cho việc truyền giống dâu tằm; tạo ra các vùng đất
rộng lớn để chuẩn bị cho việc trồng cây mía đường; và thiết lập nhiều
nhà máy điều chế hắc ín, nhựa đường, chất nhựa dẻo. Nhà Vua đã ra lệnh
chế tạo ra hàng ngàn khẩu súng hỏa mai; Ngài cho khai một mỏ chứa quặng
sắt, và xây dựng các lò nấu quặng luyện kim. Nhà Vua phân chia lực
lượng bộ binh thành các trung đoàn chính quy, thiết lập các quân trường,
nơi mà các sĩ quan được giảng dậy các lý thuyết về việc bắn súng và chế
tạo đại bác bởi các thầy dậy người Âu Châu…
… Nhà Vua gửi các phái đoàn
đến các huyện miền núi phía tây vương quốc của Ngài, được cư trú bởi dân
Lào và dân Miêu (Miaotse), những sắc dân man rợ mà Ngài muốn dẫn họ
nhập vào một quốc gia văn minh và một chính quyền lương hảo. Những cư
dân miền núi này là những người mà người Trung Hoa dã gọi họ bằng một
danh xưng miệt thị là “Người Có Đuôi”; mặc dù trong mọi trường hợp khả
hữu, họ là hậu duệ bình thường của các thổ dân thực sự nguyên thủy của
đế quốc văn minh lâu đời này. Tóm lại, vị Quân Vương này, bởi sự ứng
dụng không mệt mỏi các nghệ thuật và sự sáng tạo của chính Ngài, giống
như Hoàng Đế Peter của nước Nga, mà không cần đến sự tàn bạo, đã khơi
động, bởi gương sáng cá nhân mình, các năng lực của thần dân của Ngài,
và cũng giống như vị vua Alfred bất tử của chúng ta, đã không từ nan một
sự khổ nhọc nào để đổi mới xứ sở của Ngài…
Hoàng Thượng tượng trưng,
theo đúng ý nghĩa nghiêm ngặt nhất của từ ngữ, một chiến sĩ hoàn toàn.
Ngài được nói đã ưa thích danh xưng Tướng Công (c) hơn danh xưng Chúa
Tể. Ngài được mô tả là một người can đảm nhưng không cẩu thả; nhiều
sáng kiến về các điều thiết thực, khi gặp phải những khó khăn cần vượt
qua. Các ý niệm của Ngài thường chính xác; hành động của Ngài thì cương
quyết; Ngài không hề nản lòng khi gặp các khó khăn, hay né tránh sang
bên lề khi gặp các trở ngại. Cẩn trọng trong khi quyết định, nhưng một
khi đã quyết nghị, Ngài sẽ thi hành một cách nhặm lẹ và mạnh mẽ. Trong
chiến trận Ngài luôn luôn nổi bật trên hết (d) …
Sự đối xử của Ngài đối với
người ngoại quốc thì lịch sự và nhã nhặn. Đối với các sĩ quan Pháp phục
vụ Ngài, Ngài đã dành sự chú ý rõ rệt nhất và đối xử với họ bằng phép
lịch sự nhất, thân thiện nhất và cũng khá khôi hài. Trong tất cả cuộc
đi chơi săn bắn của Ngài, và các các buổi tiệc tùng vui vẻ khác, lúc nào
cũng có một trong các sĩ quan này được mời tham dự. Ngài công khai
tuyên bố sự tôn kính lớn lao của Ngài đối với các đạo lý của Thiên Chúa
Giáo, và dung chấp tôn giáo này và trong thực tế mọi tôn giáo khác trong
lãnh địa của Ngài (e). Ngài tôn thờ với sự gìn giữ nghiêm ngặt nhất
các châm ngôn của lòng hiếu thảo, như được đề ra trong các tác phẩm của
Khổng Tử, và đã hạ mình một cách kính cẩn trước mặt thân mẫu của Ngài
(người vẫn còn sống) không khác gì một đứa trẻ trước mặt cha mẹ mình.
Ngài thông hiểu trọn vẹn các tác phẩm của các danh gia Trung Hoa nổi
tiếng nhất; và, xuyên qua bản chuyển dịch sang Hán ngữ bộ Bách Khoa Từ
Điển của Giám Mục Adran, Ngài thụ đắc được không ít kiến thức về nghệ
thuật và khoa học của Âu Châu, trong đó Ngài quan tâm nhiều nhất về các
vấn đề liên hệ đến việc hải hành và đóng tàu …
Để giúp Ngài có thể để tâm
nhiều hơn đến việc trị nước, nếp sống của Ngài đã được quy định theo một
chương trình cố định. Vào 6 giờ sáng, Ngài thức dậy rời giường ngủ, và
đi tắm bằng nước lạnh. Vào 7 giờ sáng Ngài tiếp các Quan: mọi văn thư
nhận được ngày hôm trước đều được đọc lên, theo đó, các chỉ dụ của Ngài
được ghi chép cẩn thận bởi các quan lại liên hệ. Sau đó Ngài sang thăm
kho đạn dược của thủy quân, xem xét các công việc đã được thực hiện khi
Ngài không có mặt, chèo thuyền rồng quanh hải cảng, thanh tra các chiến
thuyền của Ngài. Ngài đặc biệt quan tâm đến ban chỉ huy; và tại xưởng
đúc, được dựng lên trong kho đạn dược, súng đại bác được đúc với đủ mọi
loại kích thước…
Ngài không uống rượu nho của
Tàu cũng như không dùng bất kỳ loại rượu mạnh nào khác, và lấy làm hài
lòng với một lượng thịt rất nhỏ. Một ít cá, cơm, rau và trái cây, cùng
với trà và chút bánh ngọt, tạo thành các đồ ăn chính trong thực đơn hàng
ngày của Ngài. Giống như một hậu duệ Trung Hoa thực sự, như Ngài từng
tuyên xưng, của một vương gia nhà Minh, Ngài luôn luôn dùng bữa một
mình, không cho phép vợ Ngài hay bất kỳ người nào khác trong gia đình
được ngồi ăn cùng mâm với Ngài (f)…
Để tương xứng với sự tưởng
niệm (Giám Mục) Adran, từ trần vào năm 1800, cần phải ghi nhớ, đó là cá
tính của vị Quân Vương này, rằng sự phục hồi vương quốc của Ngài, sự
thắng lợi trong chiến tranh, sự cải thiện xứ sở trong những thời khoảng
hòa bình và, trên hết, sự tiến bộ mau chóng được thực hiện trong các
lãnh vực nghệ thuật, sản xuất và khoa học, phần lớn là nhờ vào tài năng,
sự chỉ dẫn và sự giám sát nghiêm chỉnh của vị truyền giáo này. Nhà
Vua, về phần mình, yêu mến giám mục đến mức độ tôn thờ, xưng tụng giám
mục bằng từ ngữ chỉ dành riêng cho đức Khổng Tử, như là một Sư Biểu
(Illustrious Master). Và để chứng thực sự tôn kính cao vời của mình,
sau khi thi hài của Giám Mục đã được chôn cất bởi các tu sĩ đồng dòng
theo các nghi thức của Giáo Hội La Mã, Nhà Vua đã ra lệnh thi hài phải
được quật lên và cải táng với tất cả tang lễ và nghi thức được quy định
bởi lễ giáo người dân Nam Kỳ (g); Ngài cũng đã không bị thuyết phục để
bỏ qua cử chỉ tiêu biểu lòng tưởng nhớ của mình, bất kể những lời khẩn
cầu và sự trần tình của các giáo sĩ người Pháp, là những người không ít
kinh hoàng về cách thức hành động không thiêng liêng như thế …
John Barrow, A Voyage to Cochinchina
Ngô Bắc dịch
———-
Chú thích của người dịch:
(a) Tác giả, John Barrow
sinh ngày 19 tháng Sáu năm 1764 tại Ulverston, Anh Quốc, từ một gia đình
tiểu điền chủ. Ông đã làm nhiều nghề ngay từ lúc trẻ, trước khi làm kế
toán trưởng cho một xưởng đúc thép tại Liverpool. Năm 1792, ông được
cử đi theo Lord McCartney sang mở tòa đại sứ đầu tiên của Anh Quốc tại
Trung Hoa. Nhờ vậy ông đã có dịp du hành sang vùng lân cận, trong đó có
Việt Nam. Sau này ông còn đi thám hiểm nhiều vùng sâu trong nội địa
Phi Châu.
Với nhiều kinh nghiệm du hành như vậy, ông đã được chính phủ Anh Quốc bổ nhiệm làm nhân vật thứ nhì tại Bộ Tư Lênh Hải Quân và đã tái tổ chức Hải Quân Hoàng Gia thành một lực lượng hữu hiệu. Sau những chiến thắng quân sự lớn lao đánh bại nước Pháp tại Trafalgar và Waterloo, chính ông Barrow đã là người quyết định đầy vua Napoleon của nước Pháp sang đảo St. Helena. Ông là tác giả của tác phẩm nổi tiếng ‘Mutiny of the Bounty’ [Cuộc Nổi Loạn trên tàu Bounty].
Ông cũng tổ chức cuộc thám hiểm tìm kiếm hải trình từ Bắc sang Tây và là sáng lập viên Hội Địa Lý Hoàng Gia Anh Quốc. Tên ông được dùng để đặt cho Mũi Barrow ở đỉnh cực bắc của vùng Alaska và Eo biển Barrow Strait tại miền Bắc Canada.
Ông được phong tước tùng nam tước (dưới nam tước trên tước hiệp sĩ) vào năm 1835. Ông về hưu năm 1845 và chết bất đắc kỳ tử năm 1848.
Với nhiều kinh nghiệm du hành như vậy, ông đã được chính phủ Anh Quốc bổ nhiệm làm nhân vật thứ nhì tại Bộ Tư Lênh Hải Quân và đã tái tổ chức Hải Quân Hoàng Gia thành một lực lượng hữu hiệu. Sau những chiến thắng quân sự lớn lao đánh bại nước Pháp tại Trafalgar và Waterloo, chính ông Barrow đã là người quyết định đầy vua Napoleon của nước Pháp sang đảo St. Helena. Ông là tác giả của tác phẩm nổi tiếng ‘Mutiny of the Bounty’ [Cuộc Nổi Loạn trên tàu Bounty].
Ông cũng tổ chức cuộc thám hiểm tìm kiếm hải trình từ Bắc sang Tây và là sáng lập viên Hội Địa Lý Hoàng Gia Anh Quốc. Tên ông được dùng để đặt cho Mũi Barrow ở đỉnh cực bắc của vùng Alaska và Eo biển Barrow Strait tại miền Bắc Canada.
Ông được phong tước tùng nam tước (dưới nam tước trên tước hiệp sĩ) vào năm 1835. Ông về hưu năm 1845 và chết bất đắc kỳ tử năm 1848.
(b) Laurent André Barisy
sinh tại Port Louis, Pháp Quốc, ngày 8 tháng 11 năm 1769, con của một
viên chức làm việc tại công ty buôn bán với Ấn Độ. Từ 17 tuổi, Barisy
đã đi theo các thương thuyền, đến năm 21 tuổi là thuyền trưởng của tàu
Ile de Groix. Khoảng năm 1791, Barisy khởi hành sang Thổ Nhĩ Kỳ, rồi
sang Ấn Độ và gặp đám cướp biển Mã Lai. Đến năm 24 tuổi, Barisy tìm
đựoc nơi trú náu bên cạnh chúa Nguyễn Ánh. Nhờ kinh nghiệm thương mại
hàng hải, Barisy đã được chúa Nguyễn Ánh phái đi sang Ấn Độ, Phi Luật
Tân, Mã Lai, Malacca để mua quân trang quân dụng cho quân đội 200,000
người của chúa Nguyễn Ánh khi đó.
Laurent Barisy đã thực sự trở thành một người Nam Kỳ, ông ta lấy một người đàn bà Việt Nam và có nhiều con với người vợ này. Barisy được vua Gia Long phong tước làm Thiện Tri Hầu.
Barisy cũng mang cấp Trung Tá trong quân đội của chúa Nguyễn Ánh, tham dự nhiều trận đánh trên bộ, đặc biệt là trận đánh đuổi quân Tây Sơn tại Đà Nẵng ngày 8 tháng Ba năm 1801 và trận đánh Huế vào ngày 15 tháng Sáu năm 1801.
Barisy chết vào ngày 23 tháng Bảy năm 1802, trước khi chúa Nguyễn Ánh chiếm được Hà Nội và thống nhất đất nước Việt Nam.
Laurent Barisy đã thực sự trở thành một người Nam Kỳ, ông ta lấy một người đàn bà Việt Nam và có nhiều con với người vợ này. Barisy được vua Gia Long phong tước làm Thiện Tri Hầu.
Barisy cũng mang cấp Trung Tá trong quân đội của chúa Nguyễn Ánh, tham dự nhiều trận đánh trên bộ, đặc biệt là trận đánh đuổi quân Tây Sơn tại Đà Nẵng ngày 8 tháng Ba năm 1801 và trận đánh Huế vào ngày 15 tháng Sáu năm 1801.
Barisy chết vào ngày 23 tháng Bảy năm 1802, trước khi chúa Nguyễn Ánh chiếm được Hà Nội và thống nhất đất nước Việt Nam.
(c) Người đương thời hay gọi
chúa Nguyễn Ánh là Tướng Gia Định. Vua Gia Long đã là người thống nhất
đất nước sau gần 300 năm bị phân chia thành Đằng Trong và Đằng Ngoài.
Vua Gia Long xin đổi quốc hiệu là Nam Việt (bao gồm Việt Thường và An
Nam) nhưng vua nhà Thanh lo sợ vua Gia Long có hậu ý đòi lại các phần
đất thuộc Nam Việt trước đây trong nội địa Trung Hoa nên mới đổi ngược
lại thành Việt Nam Quốc. Nước ta có danh xưng Việt Nam từ đó.
(d) Bản văn của John Barrow
dựa chính yếu trên tài liệu của Laurent Barisy là người hầu như suốt đời
phục vụ vua Gia Long nên chỉ ghi toàn những lời tán tụng hay ở vị thế
tế nhị nên không thể bày tỏ các ý kiến phê bình hay chỉ trích. Để sự
phán đoán được cân bằng hơn, xin trích dịch một vài sử liệu khác có cái
nhìn ít nhiều khác biệt về con người vua Gia Long như sau:
“18. Một ít đ[i]ều trách nhà vua
Song cũng có kẻ chê vua rằng: chẳng được vững lòng; vì khi nào đặng thạnh sự thì vui mừng quá; bằng khi phải khốn khổ ít nhiều, hay ít khi bị trận, thì ra như ngã lòng và sợ hãi quá. Vậy khi nào đã được trận thì vui mừng quá lẽ, chẳng biết thừa dịp thắng trận mà theo bắt quân giặc và ép nó chịu phép cho xong. Có kẻ lại trách rằng: chẳng hay cầm giữ quân mình cho đủ, nên bắt người ta nặng việc quan quá.” (Sử Ký Đại Nam Việt, Annales Annamites, Nhóm Nghiên Cứu Sử Địa Việt Nam Xuất Bản, Sài gòn, 1974, trang 58.)
“18. Một ít đ[i]ều trách nhà vua
Song cũng có kẻ chê vua rằng: chẳng được vững lòng; vì khi nào đặng thạnh sự thì vui mừng quá; bằng khi phải khốn khổ ít nhiều, hay ít khi bị trận, thì ra như ngã lòng và sợ hãi quá. Vậy khi nào đã được trận thì vui mừng quá lẽ, chẳng biết thừa dịp thắng trận mà theo bắt quân giặc và ép nó chịu phép cho xong. Có kẻ lại trách rằng: chẳng hay cầm giữ quân mình cho đủ, nên bắt người ta nặng việc quan quá.” (Sử Ký Đại Nam Việt, Annales Annamites, Nhóm Nghiên Cứu Sử Địa Việt Nam Xuất Bản, Sài gòn, 1974, trang 58.)
(e) Trong cùng sách dẫn trên
(Sử Ký Đại Nam Việt, trang 100), nơi đoạn cuối cùng có ghi lại chính
sách của vua Gia Long đối với đạo Thiên Chúa như sau:
” Vả lại năm sau, khi vua ra Kẻ Chợ thọ phong thì giáng chỉ mới chẳng cấm đạo tỏ tường, nhưng mà nói phạm đến sự đạo, cùng chê kẻ có đạo nhiều đ[i]ều nặng lắm, vì gọi đạo thánh Đ[ức] C[húa] T[rời] là dị đoan, là tả đạo; và trách bổn đạo là chấp mê chi đồ; và lễ làng nào chưa có nhà thờ, thì cấm nhặt chẳng cho làm; còn nơi nào đã có nhà thờ mà đã hư đi, thì phải bẩm quan; quan có phê cho, mới đặng làm.”
Nơi trang 65 cùng sách đã dẫn còn kể chuyện vua “dạy hai quan đại thần kia ép quan lớn có đạo, tên là Dinh Trung, bỏ vào trong hoàng cung, mà giúp việc tế lễ và bái tổ tiên…” Ông Dinh Trung này không chiu lạy tổ tiên Vua, và nói “Tôi lạy một Đức Chúa Trời Ba Ngôi mà thôi.” Vua Gia Long có giải thích cho ông Dinh Trung rằng chính đức giám mục Adran “cũng nói với trẫm rằng: lạy tổ tiên thế ấy thì chẳng tội gì.” Viên quan Dinh Trung đó vẫn không chịu . Vua Gia Long có nói “Thằng này là nghịch thần.” Đoạn thì vua nói qua đ[i]ều khác.
” Vả lại năm sau, khi vua ra Kẻ Chợ thọ phong thì giáng chỉ mới chẳng cấm đạo tỏ tường, nhưng mà nói phạm đến sự đạo, cùng chê kẻ có đạo nhiều đ[i]ều nặng lắm, vì gọi đạo thánh Đ[ức] C[húa] T[rời] là dị đoan, là tả đạo; và trách bổn đạo là chấp mê chi đồ; và lễ làng nào chưa có nhà thờ, thì cấm nhặt chẳng cho làm; còn nơi nào đã có nhà thờ mà đã hư đi, thì phải bẩm quan; quan có phê cho, mới đặng làm.”
Nơi trang 65 cùng sách đã dẫn còn kể chuyện vua “dạy hai quan đại thần kia ép quan lớn có đạo, tên là Dinh Trung, bỏ vào trong hoàng cung, mà giúp việc tế lễ và bái tổ tiên…” Ông Dinh Trung này không chiu lạy tổ tiên Vua, và nói “Tôi lạy một Đức Chúa Trời Ba Ngôi mà thôi.” Vua Gia Long có giải thích cho ông Dinh Trung rằng chính đức giám mục Adran “cũng nói với trẫm rằng: lạy tổ tiên thế ấy thì chẳng tội gì.” Viên quan Dinh Trung đó vẫn không chịu . Vua Gia Long có nói “Thằng này là nghịch thần.” Đoạn thì vua nói qua đ[i]ều khác.
(f) Về đời sống cá nhân vua Gia Long, cùng sách dẫn trên (Sử Ký Đại Nam Việt, trang 64), có đoạn ghi như sau:
” Vua mê sắc dục, nên ghét đạo, và đôi khi chẳng vì nể Đức Thầy {giám mục Adran]; những nói nặng đ[i]ều chê bai sự đạo và thêm lời hoa tình nữa.”
” Vua mê sắc dục, nên ghét đạo, và đôi khi chẳng vì nể Đức Thầy {giám mục Adran]; những nói nặng đ[i]ều chê bai sự đạo và thêm lời hoa tình nữa.”
(g) Về mối giao tình giữa
vua Gia Long và Bá Đa Lộc (giám mục Adran), sách Hoàng Việt Hưng Long
Chí,nhà xuất bản Văn Học, Sàigòn, 1993, của Ngô Giáp Dậu, nơi các trang
235-236 có ghi như sau:
” Đông Cung [tức Hoàng Tử Cảnh, chú của người dịch] tâu lên Thế Tổ [tức vua Gia Long, chú của người dịch]:
– Bá Đa Lộc ốm nặng đã chết ở trong quân.
Bá Đa Lộc từng bảo hộ Đông cung Cảnh sang Tây, lại được dự bàn việc binh nhung nơi màn trướng, cậy mình có nhiều công lao nên có ý phóng túng kiêu ngạo, từng bị Trần Đại Luật dâng sớ hạch tội, xin vương thượng mượn kiếm trời chém đầu đi. Nhưng Thế Tổ dụ rằng:
-Bá Đa Lộc đánh đông dẹp bắc, là người ngu xuẩn trí trá nhưng có thể sai khiến được. Hãy tạm để đó đã!
Đến đây có tin cáo phó của Đông cung. Thế Tổ bèn phong cho Bá Đa Lộc tước Bi Nhu quận công”, đưa thi hài về chôn cất tại Gia Đinh. “
[Bá Đa Lộc chết ngày 9 tháng 10 năm 1799 ở cửa Thị Nại, xác được ướp thuốc, đưa về chôn và cho xây lăng tức Lăng Cha Cả, gần cổng phi trường Tân Sơn Nhứt, theo chú thích nơi trang 236, sách Hoàng Việt Hưng Long Chí dẫn trên.]
” Đông Cung [tức Hoàng Tử Cảnh, chú của người dịch] tâu lên Thế Tổ [tức vua Gia Long, chú của người dịch]:
– Bá Đa Lộc ốm nặng đã chết ở trong quân.
Bá Đa Lộc từng bảo hộ Đông cung Cảnh sang Tây, lại được dự bàn việc binh nhung nơi màn trướng, cậy mình có nhiều công lao nên có ý phóng túng kiêu ngạo, từng bị Trần Đại Luật dâng sớ hạch tội, xin vương thượng mượn kiếm trời chém đầu đi. Nhưng Thế Tổ dụ rằng:
-Bá Đa Lộc đánh đông dẹp bắc, là người ngu xuẩn trí trá nhưng có thể sai khiến được. Hãy tạm để đó đã!
Đến đây có tin cáo phó của Đông cung. Thế Tổ bèn phong cho Bá Đa Lộc tước Bi Nhu quận công”, đưa thi hài về chôn cất tại Gia Đinh. “
[Bá Đa Lộc chết ngày 9 tháng 10 năm 1799 ở cửa Thị Nại, xác được ướp thuốc, đưa về chôn và cho xây lăng tức Lăng Cha Cả, gần cổng phi trường Tân Sơn Nhứt, theo chú thích nơi trang 236, sách Hoàng Việt Hưng Long Chí dẫn trên.]
Sách Sử Ký Đại Nam Việt đã dẫn trên, trang 65, có đoạn như sau:
“Khi vua muốn dùng người [giám mục Adran] làm việc gì trọng phò vực nhà nước, mà người xin kiếu, vì sợ các quan ghen, thì vua làm thinh; song qua một ít lâu, thì nói nhiều đ[i]ều phạm sự đạo, cùng đe cấm đạo, có ý nhắc lại và ép người chịu lấy việc ấy. Có khi vua quỉ quyệt giả sự bắt tội cho các quan có đạo, hay là ép làm sự rối; vua đã rõ biết Đức Thầy sẽ xin dong thứ chẳng sai; nên có ý dùng dịp tha cho các quan ấy mà lấy lòng người, cùng kể là ơn riêng vua làm bởi vì nể người.”
“Khi vua muốn dùng người [giám mục Adran] làm việc gì trọng phò vực nhà nước, mà người xin kiếu, vì sợ các quan ghen, thì vua làm thinh; song qua một ít lâu, thì nói nhiều đ[i]ều phạm sự đạo, cùng đe cấm đạo, có ý nhắc lại và ép người chịu lấy việc ấy. Có khi vua quỉ quyệt giả sự bắt tội cho các quan có đạo, hay là ép làm sự rối; vua đã rõ biết Đức Thầy sẽ xin dong thứ chẳng sai; nên có ý dùng dịp tha cho các quan ấy mà lấy lòng người, cùng kể là ơn riêng vua làm bởi vì nể người.”
————————————–
Nguồn: John Barrow, A Voyage to Cochinchina, in the Years 1792 and 1793, London: Cadell and Davies, 1806, các trang 271, 273-279, 281.
Nguồn: John Barrow, A Voyage to Cochinchina, in the Years 1792 and 1793, London: Cadell and Davies, 1806, các trang 271, 273-279, 281.
No comments:
Post a Comment