; }

HÌNH ẢNH ANNAM NĂM 1911


“Trung Kỳ (Annam) khá khác với Nam Kỳ, nơi mà hệ thống đường sá, đường sắt và đường sông hoàn chỉnh đã làm cho việc đi lại trở nên rất dễ dàng. Nam Kỳ vốn được chiếm đóng (bởi người Pháp) rất lâu trước Trung Kỳ. Tài nguyên thiên nhiên và các giá trị kinh tế của nó đã ngay lập tức khiến người Pháp đứng ra thiết lập và tổ chức một hệ thống giao thông nhanh và hiệu quả. […] Trung Kỳ không có những lợi thế đó. Biển dường như là con đường giao thông duy nhất thuận lợi để đi từ nơi này đến nơi khác. Tuy thế, mặc dù có một dải bờ biển dài với những bến cảng tương đối an toàn, lượng giao dịch lại rất ít. Vận tải nội địa được thực hiện bằng những chiếc thuyền mà nếu dùng vào các hoạt động giải trí cho người Âu thì có lẽ thích hợp hơn, và chỉ trong điều kiện khi gió mùa thuận lợi. Trên mặt đất, có Đường Cái Quan (La Route Mandarin) dọc theo bờ biển từ bắc xuống phía nam; nhưng con đường này chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu đi lại.”
Tạp chí Le Tour du Monde – trích cuốn sách “Ba Năm Của Tôi Ở Annam” – Tác giả: Gabrielle M. Vassal. 1911
 Một con đường ở Mũi Đại Lãnh (Le fameux Cap Varella), trên Đường Cái Quan (la Route Mandarine) sau thời gian dài khai phá và xây dựng. Nơi đây đã từng là biên giới thiên nhiên tưởng như không thể vượt qua.


Hải Vân Quan (La porte d’Annam) trên Đường Cái Quan (la Route Mandarine), với độ cao 900 bậc, phía nam Hà Tĩnh, cách Huế 200km ; một tầm nhìn tuyệt vời !

 

Chùa Cầu (còn gọn là Cầu Nhật Bản) ở Hội An (Fai-Fo) năm 1911 và ngày nay.


Đường phố Hội An năm 1911 và Chùa Cầu (ngày nay)
Vịnh Nha Trang

  Vịnh Đà Nẵng (Tourane)

 Đường cái quan xuyên qua một rừng cọ

  Một khúc sông ở Huế

 Đập Bái Thượng ở Thanh Hoá (do người Pháp xây năm 1918 và là hệ thống thủy nông đầu tiên được xây dựng ở Trung Kỳ).

  Bệnh viện ở Quãng Ngãi

 Nhà máy vôi và xi-măng ở LongTho, gần thành phố Huế

  Một con đường ở Bình Giã (Bà Rịa – Vũng Tàu)

 Một bữa cơm nhà giàu.
 
Auto Draft 
Một ông quan và các “đồ nghề” (điếu tráp, quạt…)
 Bờ biển Đà Nẵng (Tourane)

  “Người Annam thích nước; giặt giũ là một trong những hoạt động thường xuyên của họ”

 Thuyền binh.

  Một vở diễn

 Guồng quay đưa nước lên ruộng

  Một nghệ nhân đàn tam thập lục

 Sản xuất đường

  Một người nông dân

 Bức ảnh toàn cảnh về sinh hoạt bên trong một nhà giàu với nhiều hoạt động của nhiều thế hệ.

  Thuyền tam bản

 Sản xuất đường : Rót mật vào khuôn

 Chợ quê
Đôi lời về tác giả: “Tôi” trong bài này là bà Gabrielle M. Vassal – một phụ nữ người Anh lấy chồng là sỹ quan quân y người Pháp J.J. Vassal. Khi ông được bổ nhiệm làm việc ở Viện Pasteur Nha Trang, bà đã theo ông và có thời gian 3 năm ở đây. Trong khi ông bận rộn với công vụ và việc nghiên cứu những chứng bệnh nhiệt đới sau này sẽ làm ông nổi tiếng, bà đã thu vén công việc và để bớt nỗi nhớ nhà, đã bỏ công nghiên cứu cuộc sống xung quanh mình, thích thú tìm hiểu cảnh vật và con người. Bà quan sát cảnh quan, phong tục người An Nam với cặp mắt tinh tường rồi thuật lại một cách rõ ràng sinh động. Không chỉ quan sát, bà còn lặn lội đến tận nơi những dân tộc thiểu số sinh sống mà từ trước đến giờ ít ai biết rõ. Bà Vassal là tác giả của một vài cuốn sách được xuất bản ở châu Âu kể lại về cuộc sống, đất nước, con người của những nơi bà đã đến (In and Round Yunnan FouOn and Off Duty in AnnamMes Trois Ans d’Annam). Cuốn Mes Trois Ans d’Annam đã được dịch ra tiếng Việt với nhan đề Ba Năm Ở An Nam Hay Nha Trang 100 Năm Trước
 Chân dung bà Gabrielle M. Vassal (1880 – 1959)  

Nguồn: http://belleindhine.free.fr

No comments:

Post a Comment