Trong
hồi ức của người Sài Gòn lớn tuổi chắc vẫn còn nhớ hình ảnh một cô gái
trẻ với mái tóc dài kẹp sau lưng, tay cô cắp tập giấy “croquis” trắng
tinh
kèm theo những bức tranh đã vẽ. Cô thường lang thang trên những con
đường mang tên Tây như Catinat (Đồng Khởi), Charner (Nguyễn Huệ)… Một
công đôi việc, cô vừa vẽ và vừa bán tranh cho khách qua lại…
Đặc
biệt, trong số khách hàng mua tranh còn có những người ngoại quốc. Họ
có mặt tại Sài Gòn và muốn giữ lại những hình ảnh của “Hòn ngọc Viễn
đông” để đem về nước làm kỷ
niệm. Hóa ra tranh của cô là một “đại sứ lưu động” tỏa ra thế giới để
giới thiệu những hoạt cảnh của một đất nước khi đó hãy còn là một “ẩn
số” đối với người Phương Tây.
Tranh
của cô thuộc loại “carricature” hay còn có tên “sketching”. Nói khác đi
chỉ là những bức ký họa, tốc họa, hoạt họa hay phác họa… mô tả những
cảnh “đời thường” diễn
biến trong cuộc sống… Chỉ qua vài nét bút giản dị, cô bé vẽ từ con
chim, con cá, con trâu, con ngựa, con gà…cho đến những hình ảnh mẹ con,
trẻ thơ, gồng gánh, chợ búa…
Cô gái đó là Bé Ký. Danh hiệu
“Nữ nghệ sĩ trẻ tuổi của đô thành”
được dành cho Bé Ký thời cuối thập niên 50 sau đợt di cư của người miền
Bắc vào Nam năm 1954. Bé Ký sinh ra tại Hải Dương (năm 1938) với một cái
tên thật mộc mạc: Nguyễn Thị Bé.
Vốn
mồ côi từ thuở tấm bé, cô được họa sĩ Trần Đắc nhận làm con nuôi đồng
thời là học trò tại Hải Phòng rồi theo gia đình cha nuôi cùng di cư vào
Nam. Họa sĩ Trần Đắc đã
mang kinh nghiệm của mình, dạy cho Bé Ký phương pháp vẽ bằng chì than
rồi đi dần qua màu sắc trên lụa.
Bé
Ký mê vẽ từ thuở còn lên 4, lên 5. Cô bé bước vào hội họa một cách tự
nhiên theo năng khiếu, không hề qua một trường lớp nào. Khởi đầu bằng
những nét vẽ nguệch ngoạc và
cho đến khi thành danh cũng chỉ bằng những nét đơn sơ, không cầu kỳ.
Nhà phê bình văn học – nghệ thuật Thụy Khê nhận xét:
“
… Các họa sĩ thường bắt đầu từ dessin rồi dựa vào dessin mới phóng ra
các màu sắc khác nhau. Bé Ký dừng lại ở dessin. Dường như bà đã tìm
thấy vùng đất Thánh và dứt khoát ở lại thiên đường nguồn cội của mình.
Bà không lớn nữa. Có thể nói Bé Ký - như cái tên lựa chọn có ý tiền định
của bà - đã lấy tuổi thơ làm quê hương, dừng lại ở thời điểm hàn vi,
ngây thơ (naif) trong hội họa và trong đời.
Bé Ký là hiện tượng không già, rất độc đáo trong hội họa Việt…” (Bé Ký, Nỗi Hoài Nhớ Niềm Vui Đã Khuất)
Chọi gà
Hình
ảnh 5 đứa trẻ ngồi xem đá gà hình như gợi lại cho người xem một hoạt
cảnh, tuy chỉ mang những nét chấm phá đơn giản nhưng lại gợi trong ký ức
của người thưởng ngoạn
cất dấu từ thời thơ ấu.
Tranh
trong kho tàng tranh dân gian cũng có con gà nhưng gà của Bé Ký sống
động trong một cuộc thư hùng, lông dựng đứng. Bức tranh có cái “hồn” của
những đứa trẻ chăm chú
ngồi xem và cái “thần” của hai con vật trong một cuộc “giác đấu” một
mất một còn.
Ở
bức tranh ông cháu che dù người ta thấy sự khăng khít của một già, một
trẻ. Cũng bằng những nét “carricature” đơn giản nhưng lại toát lên một
cảnh tượng xa xưa đã từng
nằm sâu trong ký ức người xem. Ông mặc áo dài, tay cầm dù… dắt cháu đầu
để chỏm. Cả hai hình như trên đường đi xem hội ngoài đình làng.
Có
lẽ hình ảnh này cũng đã nằm sẵn trong ký ức của người họa sĩ và có lẽ
Bé Ký vẽ rất nhanh cho kịp bước chân của hai ông cháu. “Sketching” là
như vậy. Chỉ cần vài nét chấm
phá để “tốc họa” nhưng hình ảnh đó – tựa như “snap shot” thời nay – đã
ghi lại những khoảnh khắc sinh động.
Che dù
Vốn là phụ nữ nên Bé Ký vẽ rất nhiều tranh về mẹ và con. Trong bức
“Đi chợ mua bông sen” người thưởng
ngoạn có thể tưởng tượng hai mẹ con trên đường từ phiên chợ quê về nhà.
Nét mặt người mẹ hớn hở vì bán hết hàng, bà mua 3 bông sen về cúng Phật
tạ ơn. Cô con gái cười tươi như hoa với 3
bông sen đặt trên vai như chia sẻ niềm vui được đi chợ với mẹ.
Người
ngoại quốc rất thích hình ảnh đặc thù Việt Nam này. Có áo dài thướt
tha, có đôi quang gánh truyền thống, có chiếc khăn che đầu theo kiểu phụ
nữ miền Nam và nhất là
có cả chiếc nón lá rất… Việt Nam. Thời bây giờ có người sẽ nói Bé Ký là
“Đại sứ Du lịch” của Việt Nam!
Đi chợ mua bông sen
Hàng
loạt những bức ký họa về mẹ & con đã được Bé Ký khai thác, có thể
nói đây là chủ đề nổi bật nhất của người họa sĩ vốn là một đứa trẻ mồ
côi. Bao ấp ủ thầm kín, bao nỗi
niềm sâu lắng, bao khát khao cháy bỏng được người vẽ thể hiện một cách
nồng nàn trên tranh.
Đó là một hiện tượng rất hiếm trong hội họa.
“Mẹ con”, “Mẹ chải tóc cho con” là những bức điển hình cho bộ sưu tập có chủ đề “Mẹ & Con” của Bé Ký.
Mẹ chải tóc cho con
Mẹ con
Bức tranh
“Giã biệt” khiến người xem liên tưởng
đến cuộc di cư vĩ đại của hơn 1 triệu người miền Bắc vào Nam năm 1954.
Người mẹ với khuôn mặt khắc khoải nhìn lại phía sau… trên tay bồng đứa
con cùng nhìn về một hướng với vẻ mặt ngây
thơ vô tội. Có sống trong cảnh cất bước rời xa quê hương này mới hiểu
được tâm trạng của người họa sĩ…
Giã biệt
Chuyển
sang giai đoạn tranh màu ta vẫn thấy chủ đề “Mẹ & Con” vẫn được Bé
Ký khai thác, khai thác một cách triệt để. Thường là tranh lụa hay sơn
mài được vẽ theo một phong
cách riêng. Mới thoạt nhìn tựa như tranh dân gian ngày xưa nhưng lại
pha trộn những đường nét trừu tượng của thời hiện đại.
Âu yếm
Mẫu tử
Mẹ & Con
Năm
1957 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời làm nghệ thuật của Bé
Ký. Chị đã có cuộc triển lãm đầu tiên tại Pháp văn Đồng minh hội
(Alliance Francaise, Sài Gòn).
Cuộc triển lãm do ông René de Berval, phê bình gia mỹ thuật cho tạp chí
France d’Asie và Journal d’Extrême Orient bảo trợ. Cuộc triển lãm rất thành công về tài chánh, nhưng quan trọng hơn cả là sự khẳng định tài năng của Bé Ký,
“Nữ Họa sĩ của Vỉa hè Đô Thành”.
Phải
thắng thắn nhìn nhận, sự thành danh nhanh chóng của họa sĩ Bé Ký phần
lớn nhờ vào những người sưu tập hội họa Âu châu, bên cạnh đó là những
bài viết giới thiệu, phê
bình của nhiều tạp chí ngoại quốc như Le Journal d’Extrême Orient, The Yomiuri Shimbun, The Manila Times, Asiaweek, The Orange County Register và
Los Angeles Times.
Từ
năm 1957 đến năm 1975, Bé Ký đã mở 18 cuộc triển lãm tranh, trong đó có
16 lần tại Sài Gòn, 1 lần tại Pháp và 1 lần tại Nhật Bản. Sau khi định
cư tại Hoa Kỳ chị cũng đã có 8 lần triển lãm để khẳng định tên tuổi của
người họa sĩ dân gian điển hình của miền
Nam Việt Nam.
Về
mặt tình cảm, một bước ngoặt không kém phần quan trọng đã đến với Bé Ký
vào năm 1965: “người họa sĩ đường phố” gặp người họa
sĩ “tha hương” tại Sài Gòn. Nhà văn Luân Hoán dùng cụm từ “song kiếm
hợp bích trong hội họa” để mô tả sự kết hợp của hai họa sĩ Bé Ký và Hồ
Thành Đức [*].
Hồi đó truyện chưởng của Kim Dung đang thịnh hành tại miền Nam. Trong “Thiên Long Bát Bộ” có hai nhân vật chính là Dương Quá và Tiểu Long Nữ, họ đã luyện thành công bộ “song kiếm hợp bích” trong một ngôi cổ mộ.
Hồi đó truyện chưởng của Kim Dung đang thịnh hành tại miền Nam. Trong “Thiên Long Bát Bộ” có hai nhân vật chính là Dương Quá và Tiểu Long Nữ, họ đã luyện thành công bộ “song kiếm hợp bích” trong một ngôi cổ mộ.
Ở
lãnh vực hội họa, Bé Ký và Hồ Thành Đức là một cặp họa sĩ luôn hỗ trợ
nhau trong nghệ thuật. Điều đáng nói là cả hai đi theo trường phái hội
họa riêng khiến họ hoàn toàn
độc lập khi thực hiện tác phẩm. Theo lời kể của Luân Hoán, hai họa sĩ
đến với nhau trong một bất ngờ của định mệnh:
“…
Chợt anh thấy từ cửa phòng tranh xuất hiện một cô gái tóc kẹp, thả dài
xuống lưng. Anh bất ngờ giật mình, nhưng làm tỉnh được ngay. Cô
gái đã dừng trước họa phẩm thứ nhất, im lặng ngắm…. Cô gái quả thật
không có nhan sắc của một giai nhân. Nhưng sự dịu dàng từ tốn đã là một
sắc đẹp, gợi mở trong Hồ Thành Đức những thao thức rất lạ lùng…
-- Chào ông, phòng tranh có vẻ vắng quá.
Đức chợt tìm thấy ngay cái mau miệng lém lỉnh của mình:
-- Không đâu thưa cô, có lẽ giờ này chưa được thuận tiện.
Anh
cười dù cỏ vẻ hơi phật lòng. Cô gái không mỉm cười trả lễ, nhưng không
lạnh lùng, cô nhìn quanh phòng tranh. Đức cũng đưa mắt theo chiều
quan sát của người khách... thì bất ngờ nghe tiếng hỏi:
-- Anh có biết tôi là ai không ?
Chừng nửa giây ngập ngừng, Đức đáp chững chạc, tự nhiên:
-- Thưa rất làm tiếc, xin lỗi cô là ai.
Không lưỡng lự, cô gái, giới thiệu mình:
-- Tôi là Bé Ký
-- A, thế ra cô là những họa sĩ của hè phố.
Lẽ
ra Đức phải có cái nụ cười tinh nghịch, châm chọc như thói quen. Nhưng
không hiểu sao, lòng anh thấy yên ả, bình thản và có cái gì như
ấm áp đang vây bọc lấy anh.
-- Hôm nay cô không ra Lê Lợi, Catinat…?
-- Không, mấy hôm nay tôi không ở Sài Gòn. Tôi vừa từ Buôn Mê Thuộc về đây, cốt yếu xem phòng tranh của anh…”
Sách của Bé Ký & Hồ Thành Đức
Rõ
ràng là miền Nam cũng có loại tranh dân gian bên cạnh những phong cách
dân gian của miền Bắc và miền Trung. Tranh của Bé Ký được xếp vào loại
“dân gian” của Sài Gòn xưa,
thời VNCH. Để chấm dứt bài viết này, xin mượn lời nhà phê bình Huỳnh
Hữu Ủy:
“…
Bút pháp của Bé Ký thuộc về đại chúng, đó là một thứ nghệ thuật của
quần chúng. Như vậy, chẳng có gì đáng tiếc khi nghệ thuật của Bé Ký
chỉ ngừng ngang mức dân gian mà không đi xa hơn nữa.
Nếu
chúng ta đã có những nguồn tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, tranh đỏ
Kim Hoàng, tranh làng Sình ở Huế, thì chúng ta còn có thêm một
nguồn tranh dân gian quý giá không kém chính là thế giới tranh Bé Ký.
Dĩ nhiên, tranh Bé Ký cao và thơ mộng hơn nhiều vì nó là hơi thở thuần
nhất của một nghệ sĩ chân thành và tài hoa, độc đáo và sáng tạo. Một
giòng tranh dân gian của đại chúng như tranh Đông
Hồ, thì hoàn toàn ngược lại, xoá hẳn cá tính vì được hình thành bằng
nhiều thế hệ qua thời gian và lịch sử”.
Nguyễn
Ngọc Chính
***
Chú thích:
[*]
Họa sĩ Hồ Thành Đức sinh năm 1940 tại Đà Nẵng, Quảng Nam. Ông tốt
nghiệp Cao Đẳng Quốc Gia Mỹ Thuật Sài Gòn, sáng lập viên đồng thời là
chủ tịch của Hội Họa sĩ Trẻ Việt Nam (1968-1975), Giáo sư hội họa Viện
Đại Học Vạn Hạnh (1969-1975), Khoa trưởng ngành Họa Thực Tiễn tại Đại
Học Phương Nam (1974-1975). Ông đến Mỹ cùng với gia đình năm 1989 và
hiện nay đang sống cùng với vợ là Họa sĩ Bé Ký
và gia đình tại tiểu bang California.
Tranh
của Hồ Thành Đức được người xem đồng cảm ở màu sắc là điều dễ nhận ra
nhất. Hầu như ông chỉ sử dụng những gam màu sáng tươi trong những
hy vọng cùng những con đường nhẹ nhàng dẫn người xem vào bên trong thế
giới nội tâm của khung vải. Hồ Thành Đức thành công ở thể loại acrylic
hơn là ở các chất liệu khác. Ông chạy theo sự quyến rũ xảy ra cấp thời
ngay sau những nhát vẽ đầu tiên cho đến khi
kết thúc. Sự nhạy cảm với màu sắc đã giúp ông phân biệt một cách tài
tình giữa những khoảng tối cần nhấn mạnh để các góc sáng trở nên tinh tế
hơn gây cảm giác mở ra những câu hỏi mà người xem có thể tự đặt cho
chính mình.
Họa
sĩ Hồ Thành Đức đã đi qua một đoạn đường rất dài và ông cũng là chứng
nhân của nhiều cuộc biến động từ chính trị, lịch sử đến thăng trầm
của nền hội họa nước nhà. Ông đã có tranh trong nhiều bảo tàng viện
nhằm góp tiếng nói hiếm hoi của mỹ thuật Việt Nam vào nền mỹ thuật thế
giới. Tuy thế, niềm thao thức về một sức sống mới đẩy hội họa Việt Nam
lên cùng nhịp điệu của thế giới vẫn luôn bên cạnh
ông trong những ngày còn lại nơi xứ người.
(Mặc Lâm, RFA)
No comments:
Post a Comment