Tiểu Tử
Ông
Hai vừa mở mắt thức giấc đã nghiêng đầu nhìn cái đồng hồ reo nằm trên
bàn cạnh đầu giường. Đồng hồ quartz loại nhảy số. Ông nheo mắt đọc:
“Chín giờ hai mươi”. Rồi nằm ngay ngắn lại, càu nhàu: “Đồng hồ gì mà
không có một cây kim, không có một tiếng tích-tắc. Chẳng biết đâu mà
rờ!”. Ông nhớ lại hồi còn ở bên nhà, ông cũng có một cái đồng hồ reo đặt
ở cạnh đầu nằm. Nó lớn bằng bốn cái đồng hồ điện tử “mắc dịch” này. Nó
hiệu Jaz, ông còn nhớ rõ. Nước xi bóng loáng, mặt dạ quang,“ban đêm thấy
rõ nhưban ngày”! Và khi nó reo thì... “hàng xóm còn nghechớ đừng nói
chi người nằm ngủ kếbên”. Nhưvậy mới gọi là đồng hồ báo thức. Chớ phải
đâu nhưcái đồng hồ điện tử này, nó reo “bíp bíp, bíp bíp” nhỏ rí nhưsợ
người ta nghe! Ngoài ra, cái đồng hồ reo của ông, không cần nhìn cũng
biết nó đang chạy, bởi vì chỉ cần nghe tiếng “cộc cộc, cộc cộc” của nó
là đủ. Phải công nhận là tiếng kêu của nó “có hơi lớn”, nhứt là vềkhuya,
lúc thanh vắng, nghe giống nhưtiếng gõ mõ nhịp đôi.
Hồi xưa, hồi còn sanh tiền, bà Hai vẫn phàn nàn vềvụ tiếng “cộc cộc, cộc cộc” của cái đồng hồ. Bà nói:
- Cái đồng hồ reo của ông càng già càng kêu lớn. Nó giống nhưông, càng vềgià ông càng ngáy to, chẳng để cho ai ngủ hết!
Rồi,
chẳng lẽ đi chỗ khác ngủ sau mấy chục năm ngủ chung, bà Hai đã giải
quyết vấn đềbằng cách... nằm ngược chiều với ông Hai, nghĩa là bà nằm
xoay đầu vềphía chân giường. Dĩ nhiên là ông Hai đã phật ý, không thèm
nói chuyện với bà Hai hết một thời gian. Nhưng riết rồi cũng quen đi,
nên không còn để ý đến tình trạng dị thường đó. Cũng nhưông Hai đã quen
nghe tiếng “cộc cộc, cộc cộc” của cái đồng hồ nên không nhận thấy là nó
kêu lớn. Đối với ông, tiếng động quen thuộc đó chứng tỏ là cái đồng hồ
còn “sống”, nghĩa là ông không có quên lên giây thiều. Và nhưvậy, ông
mới yên lòng dỗ giấc ngủ.
Ông
Hai đưa mắt nhìn quanh căn phòng nhỏ. Thời tiết đã sang xuân nên vào
giờ này, trong phòng đã đầy ánh sáng. Căn phòng thật là “nhỏ xíu giống
nhưmột cái hộp”. Hồi ông mới tới Pháp, mấy con ông đi rước ở phi trường
Charles de Gaulle, tíu ta tíu tít:
-
Tụi con đều ở chung một immeuble. Chỉ có chị Hai là ở tuốt dưới Tours.
Mới đầu, tụi con định lấy một studio trong immeuble cho ba ở, nhưng chị
Ba không chịu. Nói ba già rồi, ở một mình bất tiện, nên chị Ba dọn cho
ba một phòng riêng trong appartement của chỉ, có vue xuống hồ. Rồi ba
coi. Dễ thương lắm!
Ông
Hai chưa từng xuất ngoại nên chẳng hình dung được cái “appartement” bên
Pháp nó ra làm sao, nhưngnghe các con diễn tả có vẻ “rất vừa ý cả bọn”,
ông cũng nghe vui trong lòng.
Khi
vềđến nhà Kim – người con gái thứ nhì của ông Hai – ông tưởng nhưđi vào
một cái hang chớ không phải một cái nhà! Cái gì mà mới bước vào là đã
phải lo quẹo trái - bởi vì bên mặt là cửa vào nhà bếp - rồi bước vài
bước phải quẹo mặt rồi lại quẹo mặt lần nữa để tránh nhà tắm và cầu tiêu
nằm liền nhau ở góc đó, rồi đi tới mấy bước lại phải quẹo trái mới vào
được căn phòng “có vue xuống hồ dễ thương lắm”. Phòng nhỏ xíu vuông vức,
bước có mấy bước là đụng tường, nhìn ra phía ngoài qua ô kiếng to thấy
trời lồng lộng bởi vì không có nhà ở phía đối diện. Nhìn xuống bên dưới -
vì nhà ở từng thứ tám – thấy toàn bộ cái hồ nhân tạo thật rộng với đồi
cao trũng thấp và những con đường đất nhỏ uốn khúc quanh quanh.
Thằng
Út - con trai út của ông Hai, tên Tuân nhưng ở nhà quen gọi là Út, năm
nay “trên hai mươi tuổi là ít”- ôm lấy lưng ông Hai đang đứng gần ô
kiếng:
-
Ba biết không? Ở Paris khó kiếm được nhà có cái vue nhưvầy lắm. Và
hướng này là hướng đông nam, sáng, nắng vào tận phòng. Ba có thể vừa
ngồi đây sưởi nắng vừa nhìn xuống hồ coi vịt, thiên nga... Tụi con biết
thếnào ba cũng thích.
Ông
đưa tay vỗ vai nó - bây giờ nó cao lớn quá, không vỗ được đầu nó nhưhồi
thuở ông đưa nó lên phi trường để “đi Tây”- gật gật đầu:
- Ờ... Ba cũng thích lắm!”
Nói
nhưvậy, nhưng khi mấy con kéo hết ra phòng khách để cho ông thay đồ,
ông ngồi xuống giường nhìn quanh rồi thở dài... Mấy đứa con, vì “đi
Tây” quá sớm, không biết cái nhà mà ông đã xây cất ở trên sở cao su của
ông. Cái nhà đó, ông đã mơnó từ thuở còn là thơký cho hãng cao su Terre
Rouge. Hồi đó mới có hai đứa con, mà đã hình dung trong đầu một cái nhà
thật to, kiểu “colonial”, có hàng ba thật rộng vây quanh để tránh trời
trưa hanh nắng... Cái nhà “trong mộng” đó phải to hơn đẹp hơn cái nhà
của thằng chủ Terre Rouge. Mà muốn nhưvậy, không phải làm công suốt đời
mà có được. Vậy là hai vợ chồng “thôi” Terre Rouge (bà Hai cũng làm việc
cho Terre Rouge). Rồi vay nợ ngân hàng, gom góp từng đồng để xây dựng
một đồn điền cao su riêng cho mình. Sau đó, phải đổ mồ hôi xót con mắt
hết mười mấy năm để bắt đầu dưdả tiền bạc thực hiện “cái nhà trong
mộng”. Ông hãnh diện với cái nhà đó lắm. Ông thường nói:
- Tôi đã vẽ nó trong đầu hồi tôi chỉ có hai bàn tay trắng.
Hôm
ăn tân gia, ông Hai đã “mời hết cả tỉnh” đến dự, có cả mấy hãng cao su
Terre Rouge, SIPH... Quan khách ai cũng trầm trồ khen ngợi, nhứt là cái
phòng ngủ thật rộng trong đó có cả bộ xa lông để ông Hai ngồi hút thuốc
đọc báo nghe ra-dô!
Hồi
75, Việt Cộng về, vẫn cho ông ở cái nhà đó tuy rằng sở sùng đã bị tịch
thu hết (Họ nghĩ tình hồi xưa ông đã “đóng góp” giúp cách mạng nên cho
ông một chân trong tổ kếhoạch, suốt ngày ngồi... uống trà, hút thuốc. Vụ
này đã làm cho bà Hai buồn rầu sanh bịnh rồi qua đời vào giữa năm
sau...). Rồi lần lần, Việt Cộng “lấn” ông ra nhà bếp để lấy nhà trên làm
trụ sở ủy ban nhân dân. Cái nhà bếp đó vậy mà rộng rãi thoải mái hơn
cái “phòngnhỏ có vue xuống hồ” này...
Nghĩ
đến đó, ông Hai bật cười. Hồi mới đến tịch thu đồn điền, Việt Cộng chạy
xe thẳng vào văn phòng nằm cạnh con lộ cái. Ở đó, có khu nhà máy, khu
nhà kho, khu cơgiới... v.v. Thấy đồ sộ nhưvậy, chúng nó bèn “đóng chốt”
ngay ở văn phòng, ăn ngủ ở đó luôn mặc dù trong đồn điền còn có khu nhà
ở, bịnh xá, trường học, câu lạc bộ... không thiếu gì nơi để ở. Đã gọi
là hòa bình rồi mà tụi Việt Cộng vẫn còn lối sống dã chiến: lấn chiếm
được đến đâu là “ta đóng chốt ngay ở đó thôi”. Vềsau, khi chúng nó “báo
cáo rằng mạng lưới tổ chức đã hoàn chỉnh” thì khu văn phòng đã biến
thành nhà ở của mấy gia đình cán bộ, còn nhà ở của ông Hai được chia
đôi, một bên làm văn phòng, một bên làm ủy ban nhân dân – nghĩa là làm
việc ở cách nhà máy trên hai cây số! – nhà bếp của ông đã biến thành nhà
kho sau khi chúng nó đã “lích” ông ra nhà kho để ở! Cái gì cũng ngược
ngạo hết. Ngược ngạo đến vô lý! Vậy mà hể mở miệng ra là chúng nó cứ tự
hào là “đỉnh cao trí tuệ”!
Nắng
đã bắt đầu vào đầy phòng. Căn phòng nhỏ bây giờ thật ấm. Ông Hai vẫn
nằm yên, lắng nghe từng tiếng động (Đó là cái thú “nằm nướng” của ông
hồi còn ở bên nhà vào những sáng chủ nhựt rỗi rảnh). Bốn bềyên lặng. Lâu
lâu nghe tiếng nước “giựt cầu” từ mấy từng lầu trên theo ống dẫn chảy
ngang một cách âm thầm vội vã... Rồi hết. Yên lặng đến buồn thiu! Chẳng
bằng ở bên nhà. Hừng sáng đã nghe gà gáy, không phải một con mà là ba
bốn con, gáy “đối đáp” thật rộn rã. Rồi tiếng bầy chim trong lá ríu rít,
nghe lúc xa lúc gần đủ biết là chúng đang bay liệng từ cây này sang cây
nọ, trở đi trở về. Đến khi nghe mấy con gà mái kêu tục tục xen lẫn
tiếng gà con chim chíp, tiếng vịt khàn khàn, tiếng ngỗng hoen hoét...
là biết ngay thím Tám Lưđang cho gà vịt ăn ở vườn sau. Rồi đến tiếng
mô-tô nổ máy, rồ vài “cú” xong là nghe tiếng máy đi xa lần xa lần. Đó là
thằng Rớt đang chạy xuống tỉnh mua hủ tiếu vềcho ông ăn sáng. Ngần đó
tiếng động vây quanh ông, thật là tầm thường nhưng cũng thật sinh động.
Chẳng có gì hết, vậy mà sao ông nghe hoài không thấy chán. Trái lại, mỗi
lần có dịp “nằm nướng” để lắng nghe những tiếng động quen thuộc đó, tâm
hồn ông lâng lâng trải rộng. Làm nhưchúng nó đem đến cho ông cái thi vị
đầu ngày, nhẹ nhàng tươi mát...
Những
tiếng động đó, bây giờ, ông nằm đây trong cái yên lặng của căn phòng
nhỏ, ông mường tượng nhưcòn nghe rõ ở trong đầu. Không sót, không quên
một tiếng động nào hết, kể cả tiếng đổ kiểng tòn-teng tón-teng mỗi mười
lăm phút của cái đồng hồ Westminster treo ở phòng khách nhà ông. Ờ...
cái đồng hồ hồi đó ông mua ở Passage Eden đường Catinat. Thùng làm bằng
gỗ quí chạm trổ thật khéo. Trên mặt có ba lỗ để lên dây thều: một lỗ để
cho máy chạy, một lỗ để đổ kiểng, một lỗ để đánh giờ.“Trứng dái” đong
đưa nghe cọc-cạch cọc-cạch chậm rãi đều đặn
(Vềđiểm này, bà Hai cằn nhằn:
- Ông ăn nói không thanh bai chút nào hết. Quả lắc thì gọi là quả lắc, chớ gọi trứng này trứng nọ nghe dị hụ quá chừng!
Ông cãi:
-
Thì từ xưa đến giờ thiên hạ gọi cái đó là trứng dái, chớ gọi bằng gì?
Tôi chẳng thấy có gì tục tĩu trong đó hết. Tại vì mình nghĩ bậy nên mới
thấy nó tục.
Từ đó, bà Hai không thèm đá động tới cái bộ phận lòng thòng lắc qua lắc lại ở phần dưới của cái đồng hồ Westminster!)
Hồi
đó, những lúc “nằm nướng”, ông hay lắng tai nghe tiếng đồng hồ đổ kiểng
dìu dặt: đổ “một hồi” là mười lăm phút, đổ “hai hồi” là ba chục phút,
đổ “ba hồi” là bốn mươi lăm phút, còn đổ “bốn hồi” là sửa soạn đánh
giờ... Thật là thú vị! Mình “nghe” thời gian đi qua và “biết” thời gian
đã đi qua từ lúc nào! Thành ra, tiếng cọccạch cọc-cạch, tiếng đổ kiểng,
tiếng đánh giờ của đồng hồ Westminster cũng thuộc vào những tiếng động
mà ông Hai đã mang theo trong lòng khi bỏ xứ ra đi...
Giờ
này, nhà vắng teo. Vợ chồng Kim đã đi làm, chiều mới về. Thằng Tí, bốn
tuổi, cháu ngoại của ông, đã được cô Út của nó rước vềAntony hôm qua vì
có ông bà nội nó từ dưới tỉnh lên chơi. Hồi ông mới qua Pháp, lần đầu
gặp thằng Tí, nó thấy người lạ nên lấp ló núp sau váy của má nó, miệng
cười lỏn lẻn. Má nó nói:
- Ông ngoại nè con. Bonjour ông ngoại đi!
Ông ngồi xuống ghếxa-long đưa hai tay vềphía nó:
- Lại đây. Lại đây ngoại cưng.
Má
nó phải đẩy nhẹ nó mấy lần nó mới bước tới bắt tay ông Hai. Ông ôm nó
vào lòng, hôn lên má phinh phính của nó mà nghe thơm nghe ngon. Tình
thương bỗng dâng tràn trong lòng. Trong giây phút đó, ông bỗng thấy
chẳng còn tiếc cái gì nữa hết, từ đồn điền cao su đến cái nhà trong mộng
mà Việt Cộng đã chiếm đoạt. Làm nhưđứa cháu ngoại mà ông đang ôm trong
vòng tay đã mang đến cho ông một luồng sinh khí mới, một cái gì mà ngay
bây giờ đã chiếm trọn tâm hồn ông. Lạ quá! Có bằng chút xíu nhưvậy –
thằng Tí – mà đã có thể thay thếđược những gì thật lớn lao thật sâu rộng
mà ông đang mang mển trong lòng nhưquê hương nhưsự nghiệp! Ông lại ôm
hôn nó một lần nữa để nhận thấy rằng ông không lầm: tình cảm mới mẻ đó
có thật như vậy. Lần này, chẳng ai bảo mà thằng Tí tự nhiên nhón chân
lên hôn ông Hai. Nó hôn bằng mũi giống nhưônghôn nó! Rồi nó quay lại
nhìn mọi người, miệng cười lỏn lẻn.
Ông
ứa nước mắt vì sung sướng và nghĩ rằng ở cái tuổi già và trong cuộc
sống lưu vong, có được đứa cháu ngoại nhưvầy, thật là Trời còn thương
ông nhiều quá! Rồi ông ví von: quê hương của ông bây giờ là thằng cháu
ngoại này. Ông sẽ vun bồi nó nhưngày xưa ông đã vun bồi chăm sóc vườn
ương cao su con, để khi đem ra lô nó sẽ lớn mau lớn mạnh. Nhứt là cái
gốc Việt Nam, phải còn, phải có... Từ đó hai ông cháu nhưhìnhvới bóng.
Ông lãnh phần đưa rước thằng Tí đi trường mẫu giáo. Mỗi sáng, ăn điểm
tâm xong là ông cháu dẫn nhau thả bộ lại trường nằm cách nhà không xa
lắm, ở khu cư xá nằm phía bên kia hồ. Thằng Tí phát âm tiếng “ngoại ”
không được, nên gọi ông nó bằng “moại” nhưng lại nghe ra là “mọi” làm má
nó rầy quá, cứ bắt thằng nhỏ chu môi ngoáy miệng lập đi lập lại cho
đúng. Ông rầy:
-
Kệ nó, con! Từ từ... Đừng làm quá đây rồi nó bị mặc cảm không thèm gọi
ba bằng gì hết thì khổ? Thà để nó gọi trại trại mà mình còn nghe có cái
gì Việt Nam. Rồi mình sửa lần, con hiểu không?
Ông
thường can thiệp những chuyện nhưvậy nên thằng Tí thích ông ngoại nó
lắm. Đi với ông, nó học từng tiếng Việt và cố gắng nhớ để nói cho đúng.
Bởi vì nó thấy mỗi lần nó nói đúng, ông ngoại nó thật vui. Còn ôm nó hôn
trơtrất nữa. Có một lần ông Hai chỉ mấy con vịt đang lội trên hồ, hỏi:
- Con này kêu là con gì, Tí?
Thằng
nhỏ nhìn vịt rồi nhìn ông, vừa lắc đầu vừa cười lỏn lẻn: “Không biết”.
Ông nói, phát âm từng tiếng thật rõ: “Con... vịt”. Thằng nhỏ lập đi lập
lại mấy lần cho đúng và cho nhớ. Một lúc sau, ông chỉ vịt mà hỏi: “Con
này là con gì?”. Thằng nhỏ nói “Con..” rồi há miệng tròn vo định nói
tiếp. Ông thấy ngay là sai rồi, bởi vì “vịt” không thể phát âm với cái
miệng mở tròn được. Ông bèn ra dấu để nhắc nó, ông chỉ chỉ lên miệng
ông. Ở đó, ông bành môi ra cho giẹp giẹp nhưsắp phát âm “vịt”.Thằng nhỏ
mắt sáng rỡ, khép miệng lại rồi làm y nhưôngnhắc. Nó nói “vịt” mà đầu nó
gật xuống một cái, đủ thấy nó cố gắng vô cùng, làm ông thương quá. Bỗng
nó hỏi:
- Moại! Moại! Sao con vịt nó giống con... nó giống con... .
Ông “tiếp hơi” cho thằng nhỏ:
- Nó giống con... ?
Thằng Tí nói lớn nhưvừa được tiếp sức, vừa lớn vừa rõ:
- Nó giống con canard ...?
Ông bật cười, chửi đổng nho nhỏ “Cha mầy!” rồi ôm hôn nó đầy mặt đầy cổ. Nó nhột, rút đầu rút cổ cười lên hăng hắc...
Nghĩ
đến đó, ông Hai thở dài. Bây giờ, ông không còn đưa rước thằng Tí nữa.
Má nó giành làm. Viện cớ là cần gặp thường xuyên những người phụ trách
mẫu giáo để hỏi han theo dõi tình hình phát triển của thằng nhỏ. Ông
nghi là có một lý do nào khác mà má thằng Tí không tiện nói ra. Mới đầu,
ông thật buồn, nhưng rồi cũng phải nhẫn nại chịu nhưvậy. Và định bụng
có dịp nào đó sẽ hỏi Kim cho “rõ trắng đen”. Trong khi chờ đợi, ông “nằm
nhà nhưmột người thất nghiệp”, đi ra đi vô phòng khách nhà bếp, hút
thuốc hết điếu này đến điếu khác, cũng không mở télé. Lâu lâu nhìn đồng
hồ để coi mấy giờ, làm nhưđang trông một cái gì hay đang đợi một người
nào đó! Có hôm ông cũng xuống dưới nhà đi bách bộ quanh hồ, rồi quen
chân đi lại trường mẫu giáo đứng cạnh rào lưới kẽm đưa mắt tìm thằng Tí
trong bầy trẻ đang nô đùa bên trong. Không có gì: ông chỉ cần thấy xa xa
thằng cháu ngoại đang la hét chạy nhảy với bầy bạn của nó là đủ để ông
nghe trong lòng phơiphới một niềm vui... Có khi thằng Tí nhìn thấy ông,
nó mừng rỡ vừa chạy lại vừa kêu: “Moại! Moại!”. Đến hàng rào, nó đưa
ngón tay trỏ mũm mĩm qua lỗ lưới kẽm để cho ông nắm lấy bằng đầu mấy
ngón tay khẳng khiu của ông, lắc nhè nhẹ. Đó là cái “bonjour” của hai
ông cháu. Xong, ông nói:
- Thôi! Vô trỏng chơi đi con. Ngoại về.
Chỉ có nhưvậy thôi! Vậy mà cả ngày hôm đó, cái gì ông cũng thấy tươi thấy đẹp...
Ông
Hai vươnvai ngáp rồi ngồi dậy với lấy áo lạnh dài tay máng trên thành
ghếmặc vào kỹ càng mới bước xuống giường. Ông kéo cái couette xuống phía
chân giường để so lại thẳng thớm cái mền xếp đôi nằm giữa cái drap và
cái couette. Xong, ông lại kéo cái couette đắp trở lại trên mền, kéo mí
drap phủ lên couette. Cuối cùng, ông lòn tay kéo tất cả cái “thứ tự” đó
lật ngửa lên rồi lôi tuột xuống phía chân giường. Ông phải làm như vậy
để chiều vềcon gái ông làm giường thấy rằng “ông ngủ hạp vệ sinh” nghĩa
là có nằm giữa hai lớp drap đàng hoàng! Câu chuyện có vẻ “rắc rối” này
bắt đầu từ hồi ông mới qua Pháp. Hai đêm đầu, ông ngủ không được. Một
phần vì sự chênh lệch giờ giấc, một phần vì lạ nhà và nhứt là lối “ngủ
theo tây” ông không hạp. Cái gì mà khi mình chui vào giữa hai tấm drap,
mình nghe nó lạnh ngắt. “Mò” tới đâu là nghe lạnh tới đó, mặc dầu bên
trên có phủ kín nhét kỹ một cái couette dầy. Rồi phải nằm đợi một lúc
lâu, bên trong mới âm ấm! Đến ngày thứ ba, ông nói với con gái:
- Cho ba xin một cái mền, con!”
Kim ngạc nhiên:
- Ủa! Bộ cái couette không đủ ấm sao ba?
Ông ngần ngừ rồi đáp:
- Thì... cũng ấm. Nhưng ba muốn có một cái mền...
Ba thằng Tí chen vào, nói với Kim:
- Thì em cứ mua cho ba một cái mền, đi! Ba già rồi chớ phải nhưtụi mình đâu mà ngủ với cái couette là đủ.
Vậy
là hôm đó, đi làm về, Kim mang vềmột cái mền to. Kim xếp cái mền làm
đôi đặt ở giữa tấm drap trên và cái couette. Đêm đó, thay vì chui vào
giữa hai lớp drap, ông Hai chui vào giữa hai lớp mền! Chui vào tới đâu
là nghe ấm tới đó! Thật là thích thú! Ông đưa bàn chân “mò” bên mặt bên
trái, ông đưa bàn tay rờ rờ lớp mền dưới lớp mền trên, bắt gặp lại cảm
giác quen thuộc khi đắp mền hồi còn ở bên nhà: lông mền dù mịn nhưngvẫn
đâm đâm chích-chích. Ông lại thích nhưvậy. Ông nhớ lại hồi nhỏ khi còn ở
với bà nội dưới quê, trưa trưaông hay nhảy vào bồ lúa trải cái bao bố
tời lên mặt lúa rồi “ình” lên đó ngủ một giấc “ngon lành”. Riết rồi ông
ghiền cái vừa êm êm vừa xót xót đó! Cho nên khi đã chui vào giữa hai lớp
mền, ông tưởng chừng nhưông là đứa bé vừa nắm được “cái ghiền” để đi
vào giấc ngủ... Vậy rồi hôm sau, khi con gái của ông làm giường thấy
cái “ổ” êm êm xót xót đó, la lên:
-
Trời ơi! Ba ngủ gì kỳ vậy? Người ta nằm giữa hai lớp drap cho nó sạch
sẽ hợp vệ sinh, bởi vì drap mình thay mình giặt. Chớ còn chui vào mền,
nó tẩm trong đó chịu gì nổi!
Vậy
là từ đó, đầu hôm, ông chui vào hai lớp drap “cho con nó vui” (Kim
thường đưa cha vào giường mỗi tối để chèn tấn mí couette thật kỹ sợ ông
già thấm lạnh vềkhuya) Nhưng khi đã tắt đèn, ông chờ một lúc “coi động
tịnh thếnào” rồi mới chun ra để mò mẫm dỡ mí mền chui vô... Rồi sáng nào
dậy cũng phải... sắp xếp lại drap mền couette cho có vẻ “tự nhiên”, làm
nhưông đã ngủ giữa hai lớp drap, “đúng nhưlời con nó dặn”!
Ông
đốt điếu thuốc rồi vào ngồi trong cầu tiêu. Cái cầu này, ông đã để ý từ
hôm mới đến, nước cứ chảy tỏn tỏn. Chắc cái clapet đóng không kín. Mấy
vụ này mà có thằng Rớt ở đây thì chỉ “mười lăm phút, nửa tiếng là xong
ngay”. Thằng Rớt là con trai út của Chín Lúa, người phụ tá đắc lực của
ông. Chín Lúa đến giúp việc cho ông từ thuở ông còn chạy nợ hốt hụi mỗi
cuối tháng để trả lương dân thợ. Sau này, vì nghĩ đến cái công góp phần
dựng nghiệp đó mà ông đã cắt đất cho vợ chồng Chín Lúa ra canh tác
riêng, ông giúp nông cụ cơgiới và phân bón. Thay vì trồng cây ăn trái
nhưcác nhà vườn khác, Chín Lúa lại tiếp tục trồng cao su. Ông Hai thường
nói đùa:
-
Tên là Lúa, dân Hậu Giang, vậy mà lại lập nghiệp ở miền Đông và chuyên
môn trồng cao su chớ không phải trồng lúa! Thiệt là tréo cẳng ngỗng!
Cái
hôm mà vợ Chín Lúa chuyển bụng thằng Rớt, Chín Lúa đi Sàigòn vắng. Hay
tin, ông bèn cho tài xếlấy xe đưa bà bầu đi sanh. Nhưng đi nửa đường là
thằng nhỏ đã lọt lòng! Vì vậy mới đặt tên nó là Rớt. Vềsau, để tỏ lòng
biết ơn, vợ chồng Chín Lúa bắt thằng nhỏ gọi ông bà Hai bằng ông nội bà
nội. Lớn lên, thằng Rớt chỉ mê có máy móc. Thứ gì nó cũng “vọc”. Máy nào
ăn-banh, nó cũng lăn vào phụ mấy ông thợ cái mò ra “bịnh” để sửa. Nhờ
vậy mà nó giỏi. Trong nhà, có cái gì hưcũng một tay nó sửa hết. Cho nên
bà Hai mến nó lắm. Hồi bà Hai mãn phần, nó cũng chít khăn chịu tang, rồi
dọn vềở với ông Hai “cho có ông có cháu”. Chiều chiều nó lấy Honda đèo
“ông nội” nó xuống quán TưSiêu nhậu thịt rừng. Nó không ưa Việt Cộng. Nó
nói với ông Hai:
-
Tụi này xài không vô, nội à! Dốt thấy mẹ mà cứ làm tàng. Cho nên rớ tới
đâu là hưtới đó, rồi chê trong Nam máy móc thiết bị không đúng tiêu
chuẩn, bảo quản không có kếhoạch... Có khi còn nghi là có kẻ phản động
muốn phá hoại nữa! Cho nên bác Tư, chú Hai Quới, bác Sáu Tài đều lần lần
rút lui hết vì sợ vạ lây! Bỏ máy móc lại cho cha con tụi nó mò thắt
họng. Thằng thủ trưởng có tới gặp con mấy lần nhưng con cho deluôn. Kệ
bà nó! Muốn tới đâu thì tới!
Tánh
tình thằng Rớt rất bộc trực, lại ít học nên ăn nói “phang ngang bửa
củi” chẳng cần dè dặt nể nang gì hết. Vậy mà ông Hai lại thương nó ở chỗ
đó. Ông thấy ở nó cái cốt cách của người dân quê, thật tự nhiên, “ăn
sao nói vậy” nhưng xử sự “có thủy có chung, biết tình biết nghĩa”. Hồi
Việt Cộng vềtịch thâu đồn điền (sở cao su của Chín Lúa cũng cùng chung
một số phận) vợ chồng Chín Lúa và thằng Rớt chạy qua nhà định chở ông bà
Hai đi lánh mặt ở dưới quê Chín Lúa, ông bà Hai không chịu đi. Thằng
Rớt quyết định ở lại để bảo vệ “ông bà nội”. Nó nói:
-
Mấy thằng này tiền hậu bất nhứt, khó tin lắm, nội! Hồi mới vô tuyên bố
là không động tới cây kim sợi chỉ của nhân dân, nghe ngon lành. Vậy rồi
sau đó hốt hết!”
Sau này, chính thằng Rớt khuyên “ông nội” nó đi Tây. Nó nói:
-
Nội già rồi. Bà đã mất. Mấy cô chú đều ở ngoại quốc hết. Nội còn tiếc
cái gì nữa mà không chịu đi Tây phứt cho rồi? Ở lại đây, liệu nội có làm
gì được nữa không? Nội đi, đi! Để còn hưởng cái an nhàn của tuổi già.
Còn hơn ở lại mà ứa gan khi nhìn tụi nó cạo chết cây cau su, còn lên lớp
dạy lại mình cách trồng cao su, cách lấy mủ!
Đến
khi ông đi lo giấy tờ để xin xuất cảnh, thằng Rớt lái Honda đưa ông lên
lên xuống xuống thành phố. Và cuối cùng, trong lúc ngồi trên xe ca đưa
ông lên phi trường, nó kềtai nói nhỏ:
- Nội đi rồi, chắc con không ở lại đây lâu đâu. Con sẽ vô khu đi kháng chiến phục quốc.
Ông
bỗng nghe nhưxương sống của ông đứng thẳng lên, máu trong người chảy
mạnh hơn, hơi thở thật sâu thật dài... Ông cầm lấy tay thằng Rớt, ráng
sức già bóp thật mạnh. Chắc nó phải hiểu rằng ông đồng ý với nó. Chắc nó
phải hiểu rằng ông đặt hết niềm tin vào nó và chúc nó thật nhiều can
đảm để dấn thân. Nhưng chắc nó không thể hiểu rằng trong cái siết tay đó
ông còn ngầm cảm ơn nó đã cho ông thấy rằng tinh thần bất khuất của
người dân miền Nam vẫn còn được luân lưu tiếp nối. Ông nói với nó mà
tưởng chừng nhưnói với chính mình:
- Bây giờ, ông thấy chẳng còn gì thắc mắc. Ông đi được rồi đó, Rớt!
Ở phi trường, trong lúc ông theo luồng người bước vào bên trong, ông nghe thằng Rớt nhắn vói, giọng thật to thật rõ:
- Chừng yên nơi yên chỗ rồi, nội nhớ viết cho con ít chữ cho con yên lòng, nghe nội!
Câu
nói chẳng có gì hết nhưng lại làm ông xúc động đến rớt nước mắt. Ông có
cảm tưởng nhưthằng “cháu nội” đó thật sự là ruột thịt của ông và nó
đang gởi ông đến một nơi an toàn để rảnh tay “lo chuyện lớn”, chuyện mà
người già nhưông không còn đủ sức để gánh vác. Ông nhìn lại thấy thằng
Rớt thật mạnh khỏe, thật hiên ngang, nổi bật trong rừng người đưa tiễn.
Ông gật gật đầu trả lời nó rồi tiếp tục bước vào trong mà có cảm tưởng
nhưvừa nhìn thấy, ở phía sau, một chân trời đang mở rộng...
Ông
Hai qua nhà tắm súc miệng rửa mặt, rồi vào nhà bếp kiếm cái gì bỏ bụng.
Trên bàn ăn, Kim có dằn một miếng giấy chữ viết hơi to để ông đọc mà
khỏi phải mang kiếng lão: "Hột gà để sẵn trong cái chảo nhỏ. Bánh mì
trong four. Ba hâm cà phê sữa trong micro-ondes, nhớ vặn nút qua nấc thứ
ba. Trưa, có cơm trong nồi điện, thịt kho rau sống trong frigo. Hôn
ba.”
Sáng
nào cũng có miếng giấy dặn dò từa tựa nhưvậy, nhứt là cái điểm “nấc thứ
ba trên micro-ondes”. Bởi vì hồi mới qua, ông đã làm trào sữa ở trong
đó! Mấy đứa con đã chỉ thật kỹ, “làm nhưvầy... vặn nhưvầy... rồi đợi
nghe một tiếng keng là xong, nhưng coi chừng phỏng tay”. Ông đã áp dụng
đúng mấy cái “nhưvầy nhưvầy” nhưng khi nghe cái keng ông mở cánh cửa lò
micro-ondes thì... sự đã rồi! Ông đã chùi lau rất kỹ vậy mà chiều vềKim
cũng thấy. Vậy là mỗi sáng, có màn dặn dò khi cần nấu sữa nhớ để nấc số
3...
Ông
ngồi ăn trứng chiên mà bỗng nghe thèm tô bánh canh của con TưLiếu, con
gái Sáu Tài thợ máy ở đồn điền (Sáu Tài có “nghềtay trái” là đờn ghi-ta
cổ nhạc, nên đặt tên con là thằng Xang, thằng Xừ, con Liếu, con Xê...)
Tô bánh canh của con Liếu thơm phức, nước trong veo, sợi bánh tròn đều
trắng phau phau không dai không bở, thịt heo vừa mềm xắt không mỏng
không dầy. Đặc biệt là mỗi miếng đều có đủ thịt mỡ và da. Chỉ cần nhai
vài cái là đủ thấy cái thi vị của cuộc sống nằm hết trong răng trong
nướu! Hàng bánh canh của con Liếu đặt nép dưới mái hiên của tiệm nước
thằng Tỷ, người Việt gốc Hoa. Tiệm này không có bảng hiệu, nhưng vì nằm
ngay dưới gốc cây điệp thật lớn nên người ta gọi là “quán Cây Điệp”.
Nhưng riết rồi khách hàng chỉ gọi trổng bằng “Cây Điệp” hay “Thằng Tỷ”
là hiểu ngay cái tiệm nước đó. Có lẽ tại vì chung quanh không còn cây
điệp nào khác và chắc cũng không còn “thằng Tỷ” nào khác bán quán cà phê
trong cái tỉnh lỵ nhỏ xíu này! Điểm đặc biệt là ở đây còn giữ nguyên
nét “cổ điển” của tiệm cà phê: bàn gỗ vuông vuông đóng thô sơ,ghếđẩu mặt
tròn, trên bàn có ống đũa bằng sành và hai chai bằng sành loại có vòi
nhưbình trà, một đựng xìdầu một giấm đỏ (Để phân biệt, thằng Tỷ có chấm
một chấm sơn đỏ trên cái nút dẹp, cũng bằng sành, của chai giấm. Nhưng
khách hàng không cần để ý tới điểm đó bởi vì đã có thói quen đưa vòi lên
mũi hửi trước khi sử dụng). Cái bếp nằm ngay phía trước. Ở đó, nấu mì
hủ tiếu pha cà phê bán thuốc lá và thâu tiền. Trên quầy có để hộp tăm
xỉa răng và một hộp quẹt máy cột dính vào một cây đinh bằng sợi nhợ
dài... để khách hàng đốt thuốc mà khỏi mang nó đi luôn!
Hồi
đó, ông Hai có cái thú dậy thật sớm lái xe xuống “Cây Điệp” uống cà phê
để nghe cái mùi tiệm nước nó đánh thức từ từ khứu giác và vị giác. Thật
là đặc biệt, cái mùi tiệm nước. Mà phải là tiệm nước thuộc “loại cổ
điển” mới có cái mùi đó. Mùi ngây ngấy của bàn ghếgỗ thấm dầu mỡ lâu
ngày mặc dù vẫn được lau tới lau lui. Mùi béo ngậy của giò cháo quảy
bánh tiêu vừa mới chiên xong để trong dĩa trên bàn. Mùi nước lèo phất
qua mỗi lần thằng Tỷ mở nắp để múc chan lên tô mì hay tô hủ tiếu. Và đặc
biệt là mùi cà phê mà tía thằng Tỷ lược bằng vợt vải trong mấy cái siêu
bằng sành da láng màu vàng sậm. Cà phê do tía thằng Tỷ pha trộn và rang
lấy theo “bí quyết gia truyền” có phun rượu trắng và “áo” bưa Bretel,
nên thơm một cách... mời mọc! Chen vào những thứ mùi đó, lâu lâu có mùi
khói than trong bếp, nồng nồng cay cay... Thật là thú vị “cái mùi tiệm
nước” buổi sáng sớm, khi mặt trời chưa ló dạng, khi bên ngoài không khí
còn ướt lạnh sương đêm.Cái mùi đó nghe “thật ấm”, làm cho hớp cà phê đầu
ngày càng thêm đậm đà... Đối với ông Hai, cái mùi tiệm nước đó cũng
mang nét quê hương nhưmùi đống un, mùi rơm mùi rạ, mùi bông lài bông
bưởi bông cau... Những thứ mùi mà dù đi xa mấy cũng không bao giờ quên
và dù thời gian cách biệt mấy cũng vẫn còn nhớ rõ. Làm nhưnó thấm ở đâu
trong xương trong tủy... mà chỉ có trong kiếp lưu vong, con người mới
nhận thấy rõ sự hiện diện của nó thôi.
Ông
Hai thay đồ ấm rồi xuống đi bộ chậm chậm quanh hồ. Giờ này cũng vắng
người. Trên khoảnh đất trống cạnh hồ, một bé gái tóc vàng cỡ tuổi thằng
Tí đang chơi một mình với quả bóng to. Phía sau nó, trên một băng gỗ, ba
bà người Pháp vừa đan áo vừa nói chuyện với nhau, trong nắng. Ông Hai
dừng chân gần đó, đứng hút thuốc cạnh bờ nước nhìn bầy thiên nga trắng
phau bơi trên mặt hồ nhẹ nhàng nhưnhững đám bông gòn bị gió đưa đi. Trời
đã sang xuân nên cây cối quanh hồ trổ chồi non mươn mướt. Cỏ xanh được
cắt xén kỹ, trải dài từ đồi nhỏ qua đồi to. Rải rác dọc theo chân đồi là
những khoảnh đất trồng bông đủ màu sắc. Mùi cỏ mới cắt thoang thoảng
trong không khí, ông Hai hít một hơi dài sảng khoái. Bỗng một vật gì
chạm nhẹ vào chân ông. Nhìn xuống thì ra là quả bóng của con bé tóc
vàng. Ông nhìn nó, nó cười với ông. Thấy thươngquá! Ông bèn đá bóng
vềphía nó, nó vỗ tay nhảy lên vui mừng. Rồi chận bóng đá trở lại, nhưng
vì còn vụng vềnên bóng đi xéo xéo làm ông Hai phải chạy vài ba bước mới
chận kịp. Thấy ông Hai chận được bóng, con bé lại vỗ tay thích chí. Vậy
là ông Hai với nó đá qua đá lại một lúc.
Bỗng
con bé giao bóng lệch đi khá xa. Ông Hai cố sức chạy theo nhưng không
kịp. Quả bóng văng luôn xuống hồ. Ông vừa thở hổn hển vừa “bật” ra bằng
tiếng Việt:
- Đá nhưvậy, ông nội tao giờ cũng chận không kịp nữa!
Sực nhớ ra, ông quay vềhướng nó, nói bằng tiếng Pháp:
- Mày giao bóng xa quá mà!
Con nhỏ mếu máo, rồi vừa khóc vừa chạy vềmấy người đàn bà. Ông thấy nó chỉ ông và ông nghe rõ nó nói:
- Thằng chệt già đó làm văng bóng của con xuống hồ rồi kìa!
Một
bà đứng lên nhìn quả bóng đang bập bềnh cách bờ hồ độ một thước rồi cau
mày nhìn ông. Có lẽ bà ta thấy mái tóc bạc của ông Hai nên nét mặt hơi
dịu lại. Tuy nhiên, bà cũng đi nhanh vềphía ông, vừa chỉ chỏ quả bóng
vừa to tiếng:
-
Ông làm gì quả bóng của con bé vậy? Ông đá nó xuống hồ, hả? Sao ông ác
quá vậy? Hả? Hả Rồi bây giờ lấy gì cho nó chơi? Nó khóc kìa, ông thấy
không?
Đằng xa, con bé vừa dậm chân vừa khóc la:
- Trả bóng lại đây! Trả đây! Ư... Ư...
Ông Hai vừa ngạc nhiên vừa tức giận, nhưng cố giữ trầm tĩnh để phân trần:
- Không! Không phải tại tôi. Tại con bé đó chớ!
Người đàn bà vẫn to tiếng:
- Tại nó? Vô lý! Chính nó nói là ông đã làm văng quả bóng kia mà.
Ông lắc đầu, chỉ tay vềhướng con bé:
- Nó đá quả bóng chớ phải tôi đá đâu! Nó nói láo đó!
Bà ta vẫn gân gân:
- Trẻ con tuổi đó mà nói láo à?
Ông
chưa biết phải nói làm sao thì hai bà kia đã dẫn con bé đến “tiếp sức”
với bà thứ nhứt. Cả ba bà tranh nhau nói, tranh nhau lý luận để đổ lỗi
cho ông Hai. Còn con bé bây giờ đã ngồi bẹp xuống đất tiếp tục khóc la
đòi bóng! Nghe to tiếng, ông làm vườn đang trồng bông gần đó chạy đến
xem. Mấy người đàn bà lại tranh nhau phân trần cho ông làm vườn. Bây giờ
câu chuyện đã trở thành nhưsau: ông Hai giành chơi bóng của con nhỏ rồi
đá bóng xuống hồ để... trả thù! Ông làm vườn phá lên cười:
- Tôi xin lỗi. Mấy bà nói quá lời, đó! Làm gì có chuyện nhưvậy? Tôi biết ông đây mà.
Rồi quay sang bắt tay ông Hai:
- Ông mạnh giỏi? Mấy lúc sau này sao không thấy ông đưa thằng Titi đi học?
(Ông ta gọi thằng Tí là “Titi”) Ông Hai vui vẻ trả lời:
- Cám ơn ông, tôi vẫn mạnh. Dạo này, mẹ nó đưa nó.
Ông làm vườn “à” rồi quay sang mấy người đàn bà:
- Ông đây ở cao ốc số 28. Ông thương trẻ con lắm. Tôi biết mà. Thôi các bà yên tâm. Để tôi vớt quả bóng cho.
Mấy
bà nói “vậy à” lấy lệ rồi làm ra vẻ bận lo dỗ vềcon nhỏ để khỏi phải
chú ý đến ông Hai. Ông cám ơn ônglàm vườn rồi chậm rãi đi vềnhà bằng con
đường tắt dẫn lên lưng chừng đồi. Ông nghe lòng nặng trĩu và thèm chửi
thềmột tiếng thật lớn!
Vào
nhà, ông lấy rượu chát uống ực một ly. Ông rất thích rượu chát. Ngày
xưa, lúcnào trong nhà cũng có rượu chát. Bây giờ ở Pháp, các con mua cho
ông loại Chateauneuf du Pape là loại mà ông thích nhứt. Ngày nào ông
cũng nhâm nhi mấy lần kể cả khi ăn điểm tâm. Ông thường nói:
-
Rượu chát, phải nhìn màu nâu đỏ của nó gợn lên trong ly, phải hít nhẹ
mùi thơmcủa nó khi đặt vành ly lên môi. Chừng đó mới hớp một hớp, ngậm
một chút để nghe chất rượu tròn lên trong miệng rồi mới nuốt từ từ...
Vậy mà bây giờ, ông ực một ly giống nhưuống nước lạnh! Để thấy “thiệt là
bực mình biết bao nhiêu”! Qua phòng khách, ông đốt điếu thuốc rồi ngồi
bập liên miên. Phải chi thằng Tí đừng vềnội, giờ này nó ở trường, giờ
này ông đã đến thăm nó... thì đâu có chuyện gì. Phải chi ông còn đưa
rước thằng Tí nhưdạo trước thì ông đâu cần đi lang bang... Phải chi “con
Kim nó nói thiệt để mình biết tại sao nó không để mình đưa rước thằng
Tí”... thì ông đâu có thắc mắc, bởi thắc mắc nên cứ muốn đi vòng
vòng... Phải chi hồi còn “vàng son”, bay qua đây tậu một biệt thự thiệt
là lớn cho các con, có đất rộng vườn to... thì bây giờ ông đâu gặp
chuyện bực mình ở nơi công cộng... Ờ... mà phải chi miền Nam đừng bị
Việt Cộng chiếm đoạt... thì ông đâu trắng tay để phải lưu vong
nhưvầy... Phải chi... Phải chi... Ông Hai thở dài, dụi điếu thuốc rồi
đưa hai tay vuốt tóc nhưmuốn phủi xuống những cái “phải chi” đang đè
nặng trên đầu. Ông nghe ở kẽ mấy ngón tay dính vài sợi tóc. Đưa ra trước
mặt, nheo mắt nhìn: sợi tóc nào cũng trắng phau nhưcước.
* * *
Đêm đó, sau khi đưa cha vào giường nằm giữa hai lớp drap, Kim vừa tấn mí couette vừa hỏi:
- Ba có đồ giặt không?
- Có. Cái quần với cái áo sơ-mi máng trên cửa đó, con.
Kim
cầm lấy quần áo thọc tay vào mấy túi để coi “ông già có để quên gì
trong đó không”. Từ trong túi quần, Kim móc ra một cái đồng hồ đeo tay
cũ kỹ. Ngạc nhiên, Kim hỏi:
- Ủa, Đồng hồ nào đây?
- Đồng hồ của ba, à...
- Còn cái đồng hồ Seiko điện tử mà thằng Út mua tặng ba đâu rồi?
Ông Hai nghiêng đầu vềphía cái bàn con đặt cạnh đầu giường:
- Đó! Nó nằm cạnh cái đồng hồ reo, đó. Ba vẫn đeo nó chớ!
- Vậy! Còn cái này? Ông Hai ngập-ngừng một lúc:
- Ờ... thì... ba giữ nó làm kỷ niệm.
Kim cầm đồng hồ ngấm nghía rồi cau mày:
- Ủa! Đồng hồ gì mà chạy kỳ vậy? Bây giờ mà nó chỉ 5 giờ!
- Giờ Việt Nam đó con.
Kim phì cười:
- Ở bên Pháp mà ba còn giữ giờ Việt Nam làm gì?
- Để… nhớ...
Tiếng
“nhớ” nghẹn ngang ở cổ. Mặt ông Hai bỗng nhăn lại. Ông nhắm nghiền mắt
để kềm xúc động. Trong một khoảnh khắc, bao nhiêu hình ảnh hiện vềtrong
đầu ông thật nhanh, chớp tắt không thứ tự lớp lang: bà Hai, cái nhà, sở
cao su, tiệm nước thằng Tỷ, con nhỏ tóc vàng đòi bóng, thằng Tí đứng sau
hàng rào lưới kẽm, thằng Rớt tiễn ông ở phi-trường... Một lúc sau, ông
mở mắt nhìn con gái, giọng buồn vô hạn:
-
Ba bỏ xứ ba đi, ba chẳng còn gì để đem theo hết. Chỉ có cái đồng hồ đó
là còn giữ được chút gì của Việt Nam, lâu lâu lấy ra dòm coi mấy giờ ở
bên đó. Để còn có cái gì nó nhắc nhở. Và để thấy làm nhưmình vẫn chưa
cắt lìa cuống rún đối với quê hương. Con hiểu không?
Kim
cảm động nhìn cha. Mái tóc trắng càng quá trắng trên nền áo gối màu
xanh sậm. Bao nhiêu nếp nhăn trên mặt trông thật rõ nét vì niềm xúc động
dâng lên. Kim thấy thương cha vô cùng. Cô đem cái đồng hồ cũ của cha
đến đặt một cách trang trọng cạnh đồng hồ Seiko, rồi cúi xuống vừa hôn
lên trán cha vừa nói:
- Ba đừng buồn. Ở đây còn có tụi con, còn có thằng Tí...
Ông Hai xẳng giọng:
- Thằng Tí! Thằng Tí! Có mỗi chuyện đưa rước nó đi mẫu giáo mà con còn giành thì lấy gì biểu ba vui đây?
Kim quỳ xuống cạnh giường, nhìn cha một lúc rồi nói:
- Chừng thằng Tí đi nội về, con sẽ giao nó lại cho ba đưa rước.
Ông Hai ngóc đầu lên, tròn mắt ngạc nhiên:
- Thiệt hả con?
Kim gật gật đầu nghiêm giọng:
-
Nhưng mà với điều kiện là ba đừng cho nó uống rượu và ba phải bớt hút
thuốc đi. Trong trường, người ta than phiền là sáng nào thằng nhỏ vào đó
cũng nghe mồm miệng hôi rượu và quần áo tẩm mùi thuốc lá. Vậy, ba có
hứa không?
Ông
Hai nhớ lại sáng nào khi ông uống rượu chát ông cũng cho thằng Tí hớp
một hớp giống nhưkhi ông ănvặt ông thường đút cho nó vài miếng. Thằng
nhỏ khoái lắm, nhảy tưng tưng. Hình ảnh đó thật là dễ thương.Bây giờ
thì... thôi! Điều quan trọng là được tiếp tục đưa rước thằng cháu
ngoại. Nghĩ nhưvậy nên ông nheo mắt mỉm cười:
- Hứa chớ sao không, con.
Bỗng
cái cười của ông méo đi. Ông chớp chớp nhanh mắt. Không kịp rồi! Hai
giọt nước mắt đã lăn xuống hai bên thái dương. Kim ngạc nhiên:
- Ủa! Sao ba lại khóc?
- Ờ... già rồi, kỳ lắm. Buồn thì khóc đã đành. Mà vui cũng bắt chảy nước mắt nữa con! Ba đang vui lắm đó chớ!
Kim
phì cười, cúi xuống hôn cha rồi đứng lên lấy đồ giặt bước ra. Đến
ngưỡng cửa, Kim quay nhìn cha mà nghe tình thương càng dào dạt trong
lòng. Kim đưa tay tắt đèn rồi đóng cửa lại nhè nhẹ. Trong bóng tối, ông
Hai tự nhủ thầm: “Rồi mình cũng phải tìm cách cai thuốc lá nữa chớ! Cho
con nó vui... ”
Đêm đó, ông Hai ngủ thật ngon, quên luôn rằng mình đang nằm giữa hai lớp drap chớ không có chui vào hai lớp mền nhưthường lệ!
Tiểu Tử
No comments:
Post a Comment