Búng vào mũi con ngựa cái, nó sẽ vẫy đuôi.
K. Prutkov. “Những trước tác”
Sự ra đời
Tên gọi của cơ quan mới được chọn một cách cố ý để người ta không phán đoán ra vai trò và vị trí thật sự của nó trong lĩnh vực bảo đảm an ninh quốc gia Mỹ. Bản thân sắc lệnh dài 7 trang này, kể từ thời điểm ký, cũng là một trong những văn kiện bí mật nhất của Mỹ. Mãi đến năm 1957, lần đầu tiên, người ta mới đưa một đoạn mô tả NSA rất ngắn gọn và mơ hồ vào danh bạ “Các cơ quan chính phủ Mỹ”. Đoạn mô tả chung chung này gồm ba câu.
Hai câu đầu thông báo việc thành lập NSA và quy chế của nó: “Cục An ninh Quốc gia được thành lập theo sắc lệnh của tổng thống vào năm 1952. Cơ quan này nằm trong biên chế của Bộ Quốc phòng và hoạt động của nó do Bộ Quốc phòng chỉ đạo và kiểm soát”. Câu thứ ba là khuôn mẫu của kiểu nói mà có thể nói là không nói gì: “Cục An ninh Quốc gia tiến hành ở cấp cao nhất các chức năng kỹ thuật chuyên biệt và điều phối liên quan đến an ninh quốc gia”.
Nhưng dù sao thì cách mô tả NSA ở dạng được chấp nhận vào năm 1957 là đúng, mặc dù cực kỳ thiếu. Ví dụ, các chức năng “kỹ thuật” của NSA là chặn thu luồng điện tín và tiến hành mã thám các điện mã chặn thu được của tất cả các nước, bất kể là bạn bè hay thù địch với Mỹ. Các chức năng “điều phối” bao gồm chủ yếu là bảo đảm an ninh thông tin liên lạc, tức là tổ chức, kiểm soát và hợp nhất nỗ lực của tất cả các đơn vị thuộc ngành cơ yếu Mỹ nhằm đạt hiệu quả tối đa trong việc sử dụng các hệ mã dùng trong tất cả các quân chủng của quân đội và cơ quan nhà nước Mỹ cần đến thông tin liên lạc mật.
Các quý ông đọc lén cái gì?
Một câu hỏi tất yếu nảy sinh: Điều gì đã xảy ra ở Mỹ trước khi con quái vật tình báo vô tuyến điện tử khổng lồ có tên NSA ra đời? Không phải là ít nếu tính đến việc Hải quân Mỹ bắt đầu quan tâm đến tình báo vô tuyến điện tử từ năm 1899, tức là từ thời điểm trang bị máy phát vô tuyến điện cho chiến hạm đầu tiên của họ. Thực ra, trước khi Mỹ tham gia chiến tranh thế giới thứ I, mối quan tâm này vẫn chỉ dừng ở mức độ nghiệp dư.
NSA xuất thân từ một số cơ quan tình báo Mỹ mà cho đến đầu thập niên 1950 vẫn tiến hành các hoạt động tình báo vô tuyến điện tử. Dĩ nhiên, lịch sử ra đời của NSA rắc rối và đầy rẫy những tên gọi các cơ quan và tổ chức đã từ lâu không còn tồn tại. Bởi vậy, người ta có ý định đặt tên ngắn gọn để không phải trình bày dài dòng những tình tiết không cần thiết.
Trong thập niên 1920, công tác mã thám trong quân đội Mỹ được tập trung tại cái gọi là “Phòng đen” do Herbert Osborne Yardley tổ chức năm 1917. “Phòng đen” hoạt động bí mật chủ yếu ở New York, được Bộ Chiến tranh và Bộ Ngoại giao Mỹ cung cấp kinh phí
Để có hình dung tương đối về quy mô hoạt động của “Phòng đen” chỉ cần dẫn ra đây một ví dụ. Trong thời gian tồn tại của “Phòng đen” từ năm 1917-1929, nó đã giải mã hơn 10.000 bức điện mật mã từ luồng điện tín của Argentina, Brazil, Vatican, Đức, Trung Quốc, Costa Rica, Cuba, Liberia, Mehico, Nicaragua, Panama, Peru, Salvador và Liên Xô. Những thành tựu thật ấn tượng!
Thành công lớn nhất của “Phòng đen” là giải phá được các mật mã ngoại giao của Nhật. Năm 1921, trong quá trình đàm phán tại hội nghị Washington về giải trừ quân bị. Hoa Kỳ đã cố làm cho Nhật về chấp thuận tỷ lệ tương quan trọng tải cho hạm đội Mỹ và Nhật là 10:6. Trong khi đó, người Nhật đến hội nghị này với ý đồ công khai là giành tỷ lệ tương quan 10:7. Trong các cuộc đàm phán ngoại giao, cũng như mọi cuộc mặc cả, ưu thế chủ yếu là phải biết đối tác có thể sẵn sàng chấp nhận những nhượng bộ nào. Việc “Phòng đen” giải mã điện tín liên lạc của các nhà ngoại giao Nhật ở Washington với Tokyo đã cung cấp cho chính phủ Mỹ tin rằng, nếu phía Mỹ gây áp lực thì Nhật Bản sẵn sàng chấp nhận tương quan như họ mong muốn. Mỹ đã nhanh chóng tạo áp lực cần thiết mà không ngại làm hỏng hội nghị.
Năm 1929, Bộ Ngoại giao Mỹ do Stimson lãnh đạo. Khi một bức điện do “Phòng đen” giải mã xuất hiện trên bàn ông ta, Stimson đã có một câu nói lịch sử: “Các quý ông không có đọc lén thư tín của nhau” - và hạ lệnh “ngừng cấp ôxy” cho tình báo vô tuyến điện tử, tức là không chi thêm tiền cho hoạt động của “Phòng đen”.
Stimson sau này đã cố biện minh cho quyết định hấp tấp của mình là do không khí yêu hoà bình đang ngự trị trong cộng đồng quốc tế khi đó. Sau một cuộc chiến đẫm máu dài bốn năm, tất cả đều mong muốn hoà bình. Chẳng có kẻ thù nào mà chỉ có một bên là quý ông Mỹ Stimson, còn bên kia là các quý ông của những nước khác được cử đến Mỹ với tư cách các đại sứ hay đại diện toàn quyền. Câu nói của Stimson đã trở thành lời có cánh, mặc dù đôi khi các chuyên gia mã thám đã quên mất ý nghĩa thực sự của nó - đó là các quý ông sẽ là bất nhã khi đọc thư tín của các quý ông khác, chứ không phải thư tín của người khác nói chung.
Sau khi về nghỉ, Yardley mải mê, đắm chìm vào văn chương và đã viết hai cuốn tiểu thuyết phiêu lưu - “Mặt trời đỏ của Nhật Bản” và “Nữ bá tước tóc vàng”. Hãng phim Metro Goldwin Meyer cho rằng, các nhân vật của các tiểu thuyết của Yardley - nữ bá tước-gián điệp tóc sáng xinh đẹp và một nam nhân vật không chỉ là một mỹ nam tử mà còn là một chuyên gia mã thám tài năng - rất thích hợp để dựng một bộ phim ly kỳ. Đối với tác giả kịch bản, khó khăn là ở chỗ nhân vật chính buộc phải thể hiện năng khiếu xuất chúng trong một công việc buồn tẻ là giải mã. Hãng Metro Goldwin Meyer đã giải quyết êm đẹp tình thế khó khăn này bằng cách sửa đổi cốt truyện “Nữ bá tước tóc vàng” và nhà khoa học bàn giấy bướng bỉnh, vào thời điểm chiến tranh khó khăn đối với đất nước, đã lên đường chiến đấu ở bên kia đại dương. Bộ phim có tên là Rendezvous. Tờ báo Mỹ New York Times đã mô tả bộ phim này như một “vở kịch thông tục sống động và cuốn hút”.
Tiền nhuận bút mà Yardley nhận được từ việc cốt truyện sách của ông được sử dụng cho phim không tiêu xài được lâu. Năm 1938, Tưởng Giới Thạch đã thuê cựu chuyên gia mã thám đã nhẵn túi này. Tại Trung Quốc, Yardley làm việc giải mã các bức điện mã của quân đội Nhật đang chiếm đóng nước này.
Năm 1940, Yardley từ Trung Quốc sang Canada và lập ra một văn phòng mã thám tư nhân. Ông đã bị trục xuất khỏi đây do áp lực của Stimson, mặc dù người Canda rất miễn cưỡng chia tay ông. Cho đến khi qua đời vào năm 1958, Yardley đã làm nhân viên tại Cơ quan thực phẩm Mỹ. Một năm trước khi chết, Yardley đã xuất bản cuốn sách “Dạy chơi bài poker”.
Suối nhỏ biến thành sông lớn
Sau khi “Phòng đen” chấm dứt tồn tại, Bộ Quốc phòng Mỹ đã quyết định củng cố và tăng cường hoạt động tình báo vô tuyến điện tử của mình. Nhằm mục đích đó, vào năm 1930, quân đội Mỹ đã thành lập Cục Mã thám Lục quân của riêng mình, trong biên chế của nó, ngoài người đứng đầu còn có ba chuyên gia mã thám và hai thư ký.
Do căng thẳng gia tăng trong quan hệ Mỹ-Nhật, người ta đòi hỏi Cục Mã thám Lục quân thu thập từ các kênh thông tin liên lạc của Nhật ngày càng nhiều loại tin tình báo mà để bảo đảm an toàn và tiện trích dẫn, nguồn tin này đã được cục trưởng tình báo Hải quân Mỹ đặt mật danh là Magic ngay từ đầu thập kỷ.
Cần phải nói là người Nhật không hề coi nhẹ mật mã. Năm 1934, Hải quân Nhật đã mua một loạt máy mã thương mại của Đức. Cũng trong năm đó, họ bắt đầu sử dụng chúng cả ở Bộ Ngoại giao Nhật. Tại đây, dựa trên máy mã này, người ta đã xây dựng hệ mã bí mật nhất của Nhật. Ngoài hệ mã này, đất nước mặt trời mọc còn có nhiều hệ mã khác. Bộ Chiến tranh, Bộ Hải quân và Bộ Ngoại giao Nhật đã sử dụng mã lặp để liên lạc. Đồng thời, mỗi bộ lại có một bộ các mật mã của mình. Ví dụ, riêng Bộ Ngoại giao Nhật cũng có tới bốn hệ mã được sử dụng tuỳ thuộc độ mật của tin tức cần truyền đi. Ngoài các mã này, họ còn sử dụng các hệ mã bổ trợ nữa.
Dòng suối nhỏ Magic khởi nguồn vào đầu thập niên 1930, sau năm 1940 đã trở thành dòng sông lớn mà từ đó giới quân sự Mỹ khai thác được các tin tức quan trọng về các kế hoạch quân sự và chính trị của Nhật Bản. Công lao trong việc này không chỉ thuộc về người Nhật vì họ đã trang bị rộng rãi cho các nhà ngoại giao của mình các loại mã không tin cậy, mà còn thuộc về cả thiếu tướng Mỹ Joseph Morborne, người được bổ nhiệm làm tư lệnh binh chủng thông tin liên lạc của Bộ Quốc phòng Mỹ vào tháng 10 năm 1937.
Morborne từ lâu đã quan tâm đến mã thám. Năm 1914, khi còn là một trung uý nhất trẻ, ông đã giải phá được mật mã quân sự của Anh và viết cuốn sách dày 19 trang mô tả kỹ thuật giải mã mà ông đã áp dụng. Đó là ấn phẩm đầu tiên về mã thám mà chính phủ Mỹ cho phép xuất bản.
Trở thành tư lệnh thông tin liên lạc, Morborne lập tức hạ lệnh tăng cường công tác mã thám. Ông đã cải tổ Cục Mã thám Lục quân thành một cơ quan độc lập trực tiếp trực thuộc ông, mở rộng phạm vi hoạt động của nó, tăng ngân sách và biên chế, thành lập các chi nhánh, trở thành người khởi xướng các khoá học mã thám hàm thụ, hiện đại hoá và tăng cường các phương tiện chặn thu.
Morborne về hưu tháng 9 năm 1941. Đến lúc đó, Cục Mã thám Lục quân đã trở thành một tổ chức hiệu quả và hùng mạnh với gần 200 sĩ quan, binh sĩ và nhân viên dân sự ở Washington và 150 người hoạt động tại các trạm chặn thu. Cơ quan này có trường riêng để dạy mật mã học cho các sĩ quan và nhân viên dự bị. Trong biên chế của cơ quan này còn có đại đội tình báo vô tuyến điện tử phụ trách bảo dưỡng các trạm chặn thu và bốn phân đội ở thủ đô là hành chính, mã thám, mật mã và nguỵ trang tin tức (stenography) (Stenography là tập hợp các phương pháp che giấu tin tức, ví dụ như sử dụng mực mật - ND).
Bí mật của căn phòng số 1649
Ngay từ thập niên 1920, tại căn phòng số 1649 của toà nhà Bộ Hải quân Mỹ ở Washington, các chuyên gia mã thám đã tiến hành giải phá các loại mật mã ngoại giao và hải quân sơ đẳng của Nhật. Trong số nhân viên cơ quan mã thám của Hải quân Mỹ có tên gọi OP-20-G lúc đó đã có 50 sĩ quan biết tiếng Nhật sau các khoá học tiếng ba năm. Bởi vậy, yêu cầu tăng cường hoạt động chống Nhật không hề làm họ ngạc nhiên.
Trong cơ cấu chính thức của Hải quân Mỹ, OP-20-G có nghĩa là Ban G thuộc Phòng 20 của Bộ Tham mưu Hải quân Mỹ. Phòng 20 làm nhiệm vụ tổ chức thông tin liên lạc hải quân, còn Ban G của nó được gọi là ban “bảo đảm an ninh thông tin liên lạc”. Cái tên đó che đậy định hướng mã thám trong hoạt động của Ban G.
Nhiệm vụ hàng đầu của OP-20-G cũng như của Cục Mã thám Lục quân là tiếp cận điện mã của nước ngoài. Tại Mỹ vào thời bình thì làm việc đó không phải là dễ.
Năm 1912, nhiều nước, kể cả Mỹ, đã ký cái gọi là “Định ước về liên lạc vô tuyến điện”. Theo đó, “không một ai làm việc tại trạm truyền tin hoặc người nào biết công việc của trạm được tiết lộ nội dung các bức điện được gửi qua trạm này cho bất kỳ ai, trừ người được nhận tin đó hoặc người nhân viên của trạm đóng vai trò mắt xích trung chuyển trên đường tới người nhận hoặc toà án và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong lịch sử tình báo vô tuyến điện tử Mỹ, giữa hai cuộc chiến tranh thế giới đã xảy ra một trường hợp các chuyên gia mã thám quân đội được phép chặn thu chính thức theo quyết định của “cơ quan thẩm quyền nhà nước” là quốc hội Mỹ. Năm 1924, phái bộ thương mại Liên Xô mở văn phòng ở New York. Phái bộ này hoạt động vào thời kỳ giữa Mỹ và Liên Xô chưa thiết lập quan hệ ngoại giao, bởi vậy trên thực tế, nó đồng thời đóng vai trò thương vụ và sứ quán. Tại quốc hội Mỹ, người ta cho rằng, công ty cổ phần Xô-Mỹ Amtorg còn làm nhiệm vụ chỉ đạo hoạt động của tình báo Liên Xô ở Mỹ. Điện tín liên lạc của Amtorg với Moskva tất nhiên là được mã hoá và hệ mã được sử dụng đã bảo vệ tin cậy các nội dung trao đổi này. Cuối thập niên 1920, Mỹ quyết định phải bằng tình báo vô tuyến điện tử để lấy cho được bằng chứng văn bản cho những nghi ngờ của quốc hội. Năm 1930, Fisch, chủ tịch uỷ ban điều tra hoạt động cộng sản ở Mỹ thuộc quốc hội Mỹ, với cớ muốn có thông tin đầy đủ hơn về hoạt động này, đã lấy từ kho lưu trữ gần ba ngàn bức điện mã của Amtorg. Các chuyên gia mã thám Hải quân Mỹ đã nhận được các bức điện này và họ đã báo cáo rằng, mật mã mà Amtorg sử dụng quá khó nên họ không đủ kiến thức để giải phá. Lúc đó, Fisch liền chuyển các điện mã tới Bộ Chiến tranh. Hai năm sau, trong phiên họp quốc hội, ông ta than phiền: “Không một chuyên gia nào có thể trong vòng 6-12 tháng đọc được một trong các bức điện mã này dù họ đã cam đoan với tôi là sẽ phá giải được mật mã này”.
Ngoài “Định ước về liên lạc vô tuyến điện”, từ năm 1934, có hiệu lực ở Mỹ còn có một chương trong luật về các phương tiện liên lạc liên bang. Nó cấm nghe lén các cuộc gọi điện thoại và chặn thu điện tín liên lạc giữa các quốc gia và các cơ quan đại diện ngoại giao của họ ở Mỹ. Tướng Craig, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ năm 1937-1939, đã yêu cầu các thuộc cấp của ông chấp hành nghiêm chỉnh luật này, điều đó đã gây trở ngại lớn cho việc tổ chức chặn thu các bức điện ngoại giao của Nhật gửi đến Mỹ hay từ Mỹ gửi đi. Nhưng do nhu cầu bức xúc bảo đảm an ninh quốc gia trước nguy cơ ngày càng gia tăng từ phía Nhật, thái độ của Mỹ đối với vấn đề này đã thay đổi. Thêm vào đó, vào năm 1939, George Catlett Marshall (1880-1959) đã thay thế Craig. Ông ta cho rằng, luật liên bang về các phương tiện liên lạc chỉ là một chuyện rầy rà pháp lý. Kết quả là các cơ quan mã thám Mỹ bắt đầu đẩy nhanh chương trình tổ chức chặn thu điện tín ngoại giao nước ngoài.
Công tác bảo mật nghiêm ngặt khi tiến hành chương trình này đã giúp các cơ quan mã thám Mỹ khỏi bị lộ. Mục tiêu chặn thu chính là liên lạc vô tuyến điện bởi vì các công ty điện báo Mỹ vốn nắm rất vững các hạn chế luật pháp nên thường từ chối cung cấp các bức điện báo cho các chuyên gia mã thám Mỹ. Do đó, đại đa số các bức điện chặn thu được là các bức điện vô tuyến. Số điện còn lại là các bức điện báo và bản sao của chúng do một vài công ty đồng ý cộng tác gửi đến. Tuy vậy, bất chấp những khó khăn, cơ quan chặn thu Mỹ đã hoạt động rất hiệu quả và chỉ “để lọt” một số tương đối ít điện tín. Ví dụ, trong số hơn 200 bức điện vô tuyến của Nhật gửi từ Washington về Tokyo và từ Tokyo đến Washington trong thời gian đàm phán Mỹ-Nhật năm 1941, họ chỉ không chặn thu được bốn bức điện. Dòng sông điện mã đã nhanh chóng tràn ngập OP-20-G và Cục Mã thám Lục quân: số chuyên gia mã thám ít ỏi đã không thể ứng phó nổi với lượng tin tức chặn thu lớn đến thế. Có hai cách để khắc phục những khó khăn phát sinh.
Cách thứ nhất - giảm bớt việc làm trùng lặp. Ban đầu, hai cơ quan mã thám cùng làm việc đọc tất cả các bức điện mã ngoại giao của Nhật. Nhưng khoảng một năm trước khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng, người ta đã quyết định các chuyên gia mã thám hải quân sẽ đọc các bức điện gửi từ Tokyo đến Washington vào những ngày lẻ, còn điện gửi vào những ngày chẵn sẽ do các chuyên gia mã thám lục quân đọc. Mỗi cơ quan vẫn nhận được từ các trạm chặn thu của mình tất cả các bức điện mã, sau đó thì phân loại chúng và giữ lại cho mình phần được quy định.
Cách thứ hai - tập trung nỗ lực trên những hướng quan trọng nhất. Nhưng làm thế nào để xác định được những điện mã nào là quan trọng nhất một khi chưa đọc được chúng? Rất đơn giản. Tất cả các bức điện không được phép mã bằng một hệ mã vì một số lớn các bức điện sẽ có thể giúp các chuyên gia mã thám đối phương nhanh chóng giải phá được hệ mã đó. Bởi vậy, đa số các nước (không loại trừ cả Nhật Bản), đều đồng thời sử dụng nhiều hệ mã. Những hệ mã vững chắc nhất trong số đó được dùng để mã những tin tức quan trọng nhất. Các chuyên gia mã thám Mỹ đã chia tất cả các hệ mã Nhật ra làm bốn loại tương ứng với độ khó giải phá. Các bức điện mã được đọc tuỳ theo thuộc tính tương ứng với bốn loại mật mã này.
Các loại mật mã Orange, Red và Purple
Đến năm 1938, các bức điện ngoại giao mật nhất của Nhật được mã
bằng hệ mã mà các chuyên gia mã thám Mỹ gọi là mã “màu vàng da cam”
(Orange) - trong các tài liệu chính thức, các kế hoạch quân sự và trong
thư tín trao đổi riêng của các sĩ quan cao cấp, nước Nhật được gọi như
vậy. Khi xuất hiện các hệ mã hoàn thiện hơn dùng để bảo mật các điện
tín quan trọng nhất của Bộ Ngoại giao Nhật, chúng được đặt quy ước theo
màu đậm hơn: ban đầu là “màu đỏ” (Red), sau đó là “màu huyết dụ”
(Purple).
Những thành công đối với mã Red và các hệ mã kém vững chắc hơn đã cho phép người Mỹ nghiên cứu những tập hợp từ hay dùng nhất và phong cách viết thư tín liên lạc ngoại giao của Nhật. Họ đã có thể phỏng đoán những từ nào sẽ được sử dụng để soạn các bức điện. Những câu mở đầu và kết thúc của các bức điện như “Rất vinh hạnh được thông báo với quý ngài” hay “Phúc đáp bức điện của Ngài” là những chỗ dựa chính.
Các bài báo cung cấp thêm thông tin về nội dung có thể của các bức điện mã chặn thu được của Nhật.
Những thành công đối với mã Red và các hệ mã kém vững chắc hơn đã cho phép người Mỹ nghiên cứu những tập hợp từ hay dùng nhất và phong cách viết thư tín liên lạc ngoại giao của Nhật. Họ đã có thể phỏng đoán những từ nào sẽ được sử dụng để soạn các bức điện. Những câu mở đầu và kết thúc của các bức điện như “Rất vinh hạnh được thông báo với quý ngài” hay “Phúc đáp bức điện của Ngài” là những chỗ dựa chính.
Các bài báo cung cấp thêm thông tin về nội dung có thể của các bức điện mã chặn thu được của Nhật.
Bộ
Ngoại giao Nhật thường gửi cùng một điện văn bằng điện báo đến mấy sứ
quán của mình mà không phải sứ quán nào trong số này cũng có máy mã
Purple. Nhân viên cơ yếu Nhật do sơ suất có thể gửi bức điện được mã
trên máy Purple đến sứ quán còn chưa được trang bị máy mã này. Dĩ nhiên
là sứ quán đó sẽ yêu cầu gửi lại bức điện mã đó. Khi sực nhớ ra, nhân
viên cơ yếu liền tìm cách sửa lỗi lầm. Anh ta lại gửi bức điện đó được
mã bằng hệ mã kiểu cũ có trong tay sứ quán này vốn đã bị Mỹ giải phá. Sự
hiện diện đồng thời của cả bản rõ và bản mã giúp người Mỹ dễ dàng hơn
nhiều trong việc giải phá mã Purple.
Bởi thế mà đến tháng 8 năm 1940, các chuyên gia Cục Mã thám Lục quân Mỹ đã tái thiết kế được một máy mã Purple và chế tạo một số máy khác. Máy đầu tiên họ để lại dùng, máy thứ hai gửi cho các đồng nghiệp bên Hải quân, máy thứ ba gửi cho người Anh, còn máy thứ tư để dự phòng. Một tình huống oái oăm đã nảy sinh : người Mỹ đọc được các bức điện quan trọng nhất của Nhật nhanh và dễ hơn nhiều so với các bức điện kém bí mật hơn của Nhật. Họ cũng học được rất nhanh cách giải phá các hệ mã hai bậc, trong đó máy mã Purple đóng vai trò như phương tiện mã lặp các bức điện đã mã sơ bộ.
Say sưa với thắng lợi
Các chỉ huy các cơ quan tình báo Lục quân và Hải quân Mỹ đã có một thoả thuận đặc biệt quy định những người được nhận tin Magic. 10 người được liệt kê trong danh sách này là bộ phận tinh hoa của bộ máy nhà nước Mỹ thời đó: tổng thống, ngoại trưởng, bộ trưởng chiến tranh, tham mưu trưởng Lục quân, tham mưu trưởng Hải quân, các cục trưởng kế hoạch tác chiến của các bộ tham mưu Lục quân và Hải quân. Trên thực tế, còn có nhiều người nữa được biết nội dung các bức điện giải mã của Nhật như các cục trưởng thông tin liên lạc của các bộ tham mưu Lục quân và Hải quân nắm giữ các cơ quan mã thám quân sự thuộc quyền, bản thân các chuyên gia mã thám và phiên dịch viên của các cơ quan này, cũng như những người ngoài không nằm trong danh sách người nhận và không tham gia vào việc thu nhận thông tin. Giao thông viên chuyên đưa các bức điện giải mã đến cho các quan chức cao cấp tất nhiên là không thể lúc nào cũng đứng sau lưng họ khi họ đọc bản rõ của các bức điện mã. Cặp đựng các bức điện Magic nói chung đều được để lại một đêm tại Bộ Ngoại giao Mỹ. Hậu quả của việc không chấp hành đầy đủ yêu cầu an toàn đã nhanh chóng xuất hiện.
Ban đầu, Bộ Ngoại giao Mỹ đã mất một bản ghi nhớ có thông tin thu được từ Magic. Sau đó, trong sọt rác của viên sĩ quan tuỳ tùng của tổng thống Mỹ đột nhiên tìm thấy một bản ghi nhớ Magic khác. Tại Boston, các nhân viên FBI đã bắt giữ một người định bán thông tin mã thám có liên quan đến Magic.
Một chuyện không thể sửa chữa suýt nữa đã xảy ra vào mùa xuân năm 1941. Hiroshi Oshima, đại sứ Nhật ở Đức, ngày 3 tháng 5 đã gửi về Tokyo một bức điện thông báo Bộ Ngoại giao Mỹ đang có khoá mã của hệ mã Nhật. Các nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ đã giải mã các bức điện gửi từ Tokyo cho đại sứ Nomura ở Washington liên quan đến các báo cáo mà đại sứ Oshima từ Berlin gửi về Tokyo. Thông tin này Oshima nhận được từ Bộ Ngoại giao Đức, sau khi nó được tham tán sứ quán Đức ở Washington gửi về qua điện báo.
Trả lời yêu cầu sau đó của Tokyo, Nomura đã nói: bất chấp “các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt nhất được tất cả những người nắm giữ các mật mã, áp dụng Mỹ đã giải phá được một vài loại mã của chúng ta, mặc dù chưa biết đích xác cụ thể là những loại nào”. Việc thay đổi mật mã xem chừng không tránh khỏi.
Tuy vậy, tính sĩ diện đã không cho phép người Nhật thừa nhận sự yếu kém của các loại mã vững chắc nhất của họ. Họ không tin những đồn đại về việc Mỹ đã giải phá được chúng. Họ đã không thay thế các hệ mã. Và nếu như các sự kiện này không dạy cho người Nhật mấy thì người Mỹ, sau khi suýt mất một nguồn tin quý giá nhất, liền áp dụng ngay các biện pháp hiệu quả nhằm giảm phạm vi đối tượng được biết nội dung điện mã của Nhật và kiểm soát việc lưu hành chúng trong giới quan chức cao cấp nhất của bộ máy nhà nước Mỹ.
Nhưng điều khiến các chuyên gia mã thám quân đội Mỹ đau đầu không chỉ có thái độ cẩu thả của giới lãnh đạo Mỹ đối với việc bảo mật nguồn tin quý giá này. Họ buộc phải theo dõi sát để báo cáo kịp thời nội dung bức điện mã nào đó cho người quan tâm. Các nhà lãnh đạo các cơ quan mã thám luôn lo sợ nảy sinh tình huống như tham mưu trưởng Lục quân muốn thảo luận tin tức thu được từ nguồn Magic với tham mưu trưởng Hải quân khi mà ông này vẫn chưa nhận được chúng.
Lau bụi cho các máy mã không phải là việc của các võ sĩ đạo Nhật Bản
Trong khi Bộ Ngoại giao Nhật phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa gắt gao nhất và các chuyên gia mã thám Mỹ bị vắt kiệt sức bởi công việc nhức đầu nhức óc để giải phá hệ mã Purple thì tại sứ quán Nhật tại Mỹ lại xảy ra một tình huống tức cười: một công dân Mỹ đang tửng từng tưng dùng giẻ lau bụi trên những chiếc bàn đặt các cỗ máy tinh vi vốn là đối tượng của cuộc chiến thầm lặng này. Cuối thập niên 1930, trong một hành động gây tổn hại đến an ninh của chính mình, sứ quán Nhật ở Washington đã thuê một người da đen luống tuổi tên là Robert vào làm việc. Trong phạm vi chức trách của người này có việc lau bụi ở các bàn và máy móc liên lạc tuyệt mật trong phòng cơ yếu. Các nhân viên cơ yếu, ở mức độ nào đó, cũng nhớ đến các quy tắc an ninh nên không cho phép người quét dọn ở một mình trong phòng. Nhưng người Nhật rõ ràng đã không suy nghĩ nghiêm túc về khả năng Robert là gián điệp. Còn người Mỹ thì lại không tính đến chuyện cài cắm điệp viên vào sứ quán Nhật. Bởi lẽ, phát giác ra một gián điệp ở đó cũng có nghĩa là phía Nhật tất yếu sẽ thay đổi mật mã, tuy rằng chúng dù có khó nhưng vẫn bị giải phá.
Tuy vậy, sẽ là không đúng nếu cho rằng, Mỹ hoàn toàn bỏ qua khả năng mã thám ứng dụng vì lo ngại nó sẽ xoá sạch những thành công trong việc đọc điện mã nước ngoài có được nhờ các nghiên cứu lý thuyết. Ví dụ, ở Lisbon, người ta đã lấy được ở chỗ vị tuỳ viên Nhật bản sao các bức điện được mã bằng loại mã sơ đẳng. Các bản sao này được lấy từ sọt rác. Sau điệp vụ ở Lisbon, cường độ liên lạc vô tuyến có sử dụng mật mã này không giảm nên người Mỹ nghĩ rằng, Nhật vẫn chưa bị phát hiện các tài liệu này bị mất.
Đến mùa thu năm 1941, nhu cầu đối với các bức điện Magic còn bức xúc hơn nữa ở cấp lãnh đạo cao cấp nước Mỹ. Chúng đã biến thành một yếu tố quan trọng sống còn để hoạch định chính sách quốc gia. Các quan chức cao cấp đã thảo luận các bức điện này tại các cuộc họp và căn cứ vào chúng để đưa ra các quyết định, biện pháp. Chẳng hạn, quyết định thành lập bộ chỉ huy quân Mỹ tại Viễn Đông đã ra đời trực tiếp do ảnh hưởng của các bức điện giải mã vào đầu năm 1941, trong đó nước Đức hối thúc Nhật Bản tấn công các thuộc địa của Anh ở châu á với hy vọng bằng cách đó để lôi kéo Mỹ tham chiến.
Chiến tranh mở màn vào lúc 1 giờ trưa
Lập tức sau nửa đêm ngày 7 tháng 12 năm 1941, cái tai linh mẫn của một đài vô tuyến điện hải quân Mỹ trên đảo Bainbridge, cách không xa thành phố Seattle ở Mỹ đã bắt được các tín hiệu trên làn sóng. Bức điện này được phát theo kênh liên lạc ngoại giao từ Tokyo đến Washington. Bức điện được phát trong vòng 9 phút và được gửi cho sứ quán Nhật.
Tại đài vô tuyến điện, điện văn bức điện chặn thu được in ra băng đục lỗ, rồi người ta quay số trạm điện báo đánh chữ-điện báo ở Washington và khi kênh liên lạc đã thông, người ta cho băng đục lỗ được chuẩn bị sẵn vào máy đọc cơ khí để chạy qua máy đọc với tốc độ 60 từ/phút. Sau đó, bức điện này xuất hiện ở máy đánh chữ trong phòng số 1649 của toà nhà Bộ Hải quân Mỹ.
Máy đánh chữ đặt trên bàn sĩ quan trực của Ban OP-20-G, thiếu uý Francis Brotherhood. Máy này in lại và nhân bản điện văn của các bức điện đến. Qua các dấu hiệu đặc biệt trên bức điện mã chặn thu (các dấu hiệu này được đánh để lưu ý các nhân viên cơ yếu Nhật), sĩ quan trực ban lập tức xác định được điện này được mã bằng hệ mã bí mật nhất và vững chắc nhất - mã Purple.
Một năm rưỡi trước các sự kiện được mô tả, Cục Mã thám Lục quân Mỹ đã hoàn tất tốt đẹp việc giải phá mã Purple và chế tạo mấy máy mã Purple. Một trong các máy đó đặt tại phòng số 1649 của toà nhà Bộ Hải quân Mỹ. Sĩ quan trực ban mang bức điện Nhật chặn thu được tới chính phòng đó.
Brotherhood đặt máy theo khoá mã Nhật dùng để mã hoá các bức điện mà Mỹ đã giải phá được, và gửi lên làn sóng vào cái ngày định mệnh 7 tháng 12 đó rồi gõ phím đánh máy điện văn bức điện mật mã chặn thu được trên đảo Banebridge. Các xung điện chạy trong các dây dẫn để làm ngược lại quy trình giải mã phức tạp. Không lâu sau, trước mặt sĩ quan trực ban đã có bản rõ của bức điện mã bằng tiếng Nhật. Tại bộ phận dịch thuật của Ban “G”, quy ước gọi là OP-20-GZ, vào lúc muộn như thế thì chẳng còn ma nào nữa. Bởi vậy, sau khi đóng dấu thượng khẩn lên bức điện, Brotherhood đích thân giao nó cho đại diện của Cục Mã thám Lục quân vì các phiên dịch viên của cơ quan này trực suốt ngày đêm. Lúc đó là đúng 5 giờ sáng giờ Washington.
Tại Cục Mã thám Lục quân, người ta đã dịch từ tiếng Nhật bức điện có nội dung như sau: “Đại sứ phải trao câu trả lời của chúng ta cho chính phủ Mỹ (cho ngoại trưởng nếu có thể) vào lúc 01giờ 00 ngày 7 tháng 12 theo múi giờ của chúng ta”. “Câu trả lời” được nhắc đến trong bức điện này được người Nhật gửi từ Tokyo đến Washington trong vòng 18 giờ rưỡi trước và Brotherhood vừa mới giải mã nó trên máy Purple. “Câu trả lời” bằng tiếng Anh và có câu cuối như sau: “Chính phủ Nhật lấy làm tiếc thông báo cho chính phủ Mỹ là do lập trường của chính phủ Mỹ, chính phủ Nhật không thể không cho rằng, không hề có bất kỳ cơ hội nào đạt được thoả thuận bằng tiếp tục đàm phán”.
Vào lúc 7 giờ 30, chuyên gia tiếng Nhật, thiếu tá Elwin Cramer, người đứng đầu OP-20GZ và chuyên gửi các bức điện giải mã cho những người nhận ở Mỹ, xuất hiện ở nơi làm việc. Khi thấy đã có được cái quan trọng nhất là đoạn kết của công hàm ngoại giao Nhật dài lê thê và sau khi biên tập lại lời văn công hàm, ông hạ lệnh in thêm 14 bản nữa, giữ lại 2 bản trong đó vào hồ sơ lưu, số còn lại gửi đi.
Lúc 9 giờ 30 sáng, Cramer mang phần cuối của bức công hàm Nhật đến Bạch ốc gặp Đô đốc Harold R. Stark, Tổng tư lệnh Hải quân và Bộ trưởng Hải quân Frank Knox. Knox phải tham gia một cuộc họp ấn định vào lúc 10 giờ 00 buổi sáng chủ nhật này tại toà nhà Bộ Ngoại giao Mỹ với ngoại trưởng Cordell Hull (1871-1955) và Bộ trưởng Chiến tranh Henry Lewis Stimson (1867-1950). Họ phải thảo luận về tính nguy kịch của cuộc đàm phán Mỹ-Nhật mà theo bức công hàm vừa nhận được, họ biết là đã đi vào ngõ cụt. Nhưng cả Stark và Knox, lẫn Hull và Stimson vẫn chưa biết lúc nào người Nhật tuyên bố chính thức việc này.
Biết được thời điểm phía Nhật định tuyên bố chấm dứt đàm phán là cực kỳ quan trọng: ngày 3 tháng 11, Cục Mã thám Lục quân đã giải mã bức điện do Tokyo gửi đi ra lệnh cho các cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự quán Nhật ở Washington, Hongkong, Honolulu, London, Manila và Singapore bắt đầu tiêu huỷ mật mã. Nếu chấm dứt đàm phán trong điều kiện bình thường thì không nhất thiết phải tiêu huỷ các quyển mã. Các nhà ngoại giao có thể lên đường về nước và mang mật mã của mình cùng các tư trang khác. Đồng thời, quan hệ lãnh sự thường không bị cắt đứt, các tổng lãnh sự vẫn ở tại chỗ của mình cùng với đồ đạc và mật mã. Một khi có lệnh cho các sứ quán và lãnh sự quán tiêu huỷ mật mã thì việc từ chối đàm phán tiếp chỉ có thể có một ý nghĩa - đó là chiến tranh sắp xảy ra đến nơi.
Nhân đây cũng phải nói rằng, lệnh tiêu huỷ mã sau khi Trân Châu Cảng bị tấn công đã được người Nhật thực hiện thuận lợi ở khắp nơi, ngoại trừ lãnh sự quán ở Honolulu. Tại đó, các cảnh sát bảo vệ lãnh sự quán Nhật đã phát hiện thấy khói toả ra từ các cánh cửa và ngửi thấy mùi giấy cháy. Do sợ xảy ra hoả hoạn, họ đã xông vào toà nhà lãnh sự quán và bắt gặp một nhân viên lãnh sự quán đang tiêu huỷ tài liệu trong buồng tắm. Cảnh sát Mỹ đã tịch thu một xấp điện và năm bao tải tài liệu đã xé vụn. Cùng ngày, các chiến lợi phẩm này đã chuyển đến địa chỉ cần thiết.
Cramer trở lại vị trí làm việc của mình vào lúc 10 giờ 20. Trong khi ông đi vắng, người ta đã có được bản dịch một bức điện ngắn về thời gian trao công hàm - đó là vào lúc 1 giờ chiều ngày chủ nhật. Mười phút sau, Cramer lại lên đường.
Tuy vậy, vào nửa cuối thập niên 1970, họ đã buộc phải thay đổi chút
ít ý kiến của mình. Hoá ra là trong tình báo vô tuyến điện tử cũng có
những phương pháp bóp méo mà tin giả trong lĩnh vực điệp báo chỉ là trò
trẻ con khi so với nó.
Trong nhiều năm, NSA ngày đêm chặn thu kết quả các vụ thử tên lửa đường đạn của Liên Xô. Cơ quan này thường xuyên báo cáo cho những người dùng tin này về bán kính hoạt động và độ chính xác dẫn của các tên lửa này. Dựa trên những thông tin này, vào cuối thập niên 1960-đầu thập niên 1970, Mỹ đã đưa ra những quyết định rất quan trọng về số lượng, địa điểm triển khai và các hệ thống bảo vệ cho các tên lửa Mỹ. Tuy vậy, mấy năm sau, người ta đã phát hiện ra là dữ liệu mà NSA thu được có những sai sót nghiêm trọng.
Chỉ sau khi các phương tiện hiện đại hơn để theo dõi các vụ thử tên lửa Liên Xô xuất hiện vào giữa thập niên 1970, người ta mới hiểu bản chất của những sai lầm này. Liên Xô đã khôn khéo làm giả các kết quả thử nghiệm tên lửa của mình. Khi biết các vệ tinh và các anten của Mỹ nhăm nhe chặn thu mọi bức xạ từ các tên lửa được thử nghiệm, các chuyên gia Liên Xô đã tìm ra cách đánh lừa kỹ thuật Mỹ để khiến nó thông báo rằng, các tên lửa Liên Xô kém chính xác hơn trên thực tế.
Người ta thừa hiểu là trong thế giới gián điệp thì những thất bại giúp cho các cơ quan tình báo trưởng thành hơn. Bởi vậy, tại các sào huyệt của cộng đồng tình báo Mỹ lập tức xuất hiện một nhóm người nói rằng, cần thành lập một đơn vị chống gián điệp đặc biệt để ngăn ngừa những thất bại như thế trong tương lai.
Đơn vị này có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ hoạt động tình báo vô tuyến điện tử và nghiên cứu xem tại sao các phương tiện kỹ thuật theo dõi của NSA rơi vào tầm kiểm soát của Liên Xô. Những người ủng hộ ý tưởng này khẳng định chỉ có thể chế ngự được những thông tin giả mà Liên Xô loan truyền thông qua các vệ tinh “bị tuyển lại” để và qua việc phát các tín hiệu vô tuyến giả bằng đơn vị đặc biệt đó với quyền tiếp cận mọi nguồn thông tin mà NSA thu được.
Chống lại ý tưởng thành lập một đơn vị như vậy là những nhân viên NSA tin tưởng hệ thống theo dõi của NSA hoàn toàn không thể bị đánh lừa. Về phe với họ còn có những người về nguyên tắc tuy thừa nhận khả năng đánh lừa, nhưng khẳng định việc thành lập một tổ chức chống gián điệp rộng lớn sẽ gây ra thái độ chế giễu từ phía công luận rộng rãi: “Ra thế đấy! Họ lại còn truy tìm điệp viên Liên Xô trong số các vệ tinh của chúng ta nữa cơ đấy”.
Trong cộng đồng gián điệp Mỹ đã xuất hiện những bất đồng quan điểm sâu sắc. Bất ngờ cựu giám đốc NSA B. Inman từ chức phó giám đốc CIA. Kết quả là đã không có quyết định cho phép thành lập tổ chức chống gián điệp đó.
Bởi thế mà đến tháng 8 năm 1940, các chuyên gia Cục Mã thám Lục quân Mỹ đã tái thiết kế được một máy mã Purple và chế tạo một số máy khác. Máy đầu tiên họ để lại dùng, máy thứ hai gửi cho các đồng nghiệp bên Hải quân, máy thứ ba gửi cho người Anh, còn máy thứ tư để dự phòng. Một tình huống oái oăm đã nảy sinh : người Mỹ đọc được các bức điện quan trọng nhất của Nhật nhanh và dễ hơn nhiều so với các bức điện kém bí mật hơn của Nhật. Họ cũng học được rất nhanh cách giải phá các hệ mã hai bậc, trong đó máy mã Purple đóng vai trò như phương tiện mã lặp các bức điện đã mã sơ bộ.
Say sưa với thắng lợi
Các chỉ huy các cơ quan tình báo Lục quân và Hải quân Mỹ đã có một thoả thuận đặc biệt quy định những người được nhận tin Magic. 10 người được liệt kê trong danh sách này là bộ phận tinh hoa của bộ máy nhà nước Mỹ thời đó: tổng thống, ngoại trưởng, bộ trưởng chiến tranh, tham mưu trưởng Lục quân, tham mưu trưởng Hải quân, các cục trưởng kế hoạch tác chiến của các bộ tham mưu Lục quân và Hải quân. Trên thực tế, còn có nhiều người nữa được biết nội dung các bức điện giải mã của Nhật như các cục trưởng thông tin liên lạc của các bộ tham mưu Lục quân và Hải quân nắm giữ các cơ quan mã thám quân sự thuộc quyền, bản thân các chuyên gia mã thám và phiên dịch viên của các cơ quan này, cũng như những người ngoài không nằm trong danh sách người nhận và không tham gia vào việc thu nhận thông tin. Giao thông viên chuyên đưa các bức điện giải mã đến cho các quan chức cao cấp tất nhiên là không thể lúc nào cũng đứng sau lưng họ khi họ đọc bản rõ của các bức điện mã. Cặp đựng các bức điện Magic nói chung đều được để lại một đêm tại Bộ Ngoại giao Mỹ. Hậu quả của việc không chấp hành đầy đủ yêu cầu an toàn đã nhanh chóng xuất hiện.
Ban đầu, Bộ Ngoại giao Mỹ đã mất một bản ghi nhớ có thông tin thu được từ Magic. Sau đó, trong sọt rác của viên sĩ quan tuỳ tùng của tổng thống Mỹ đột nhiên tìm thấy một bản ghi nhớ Magic khác. Tại Boston, các nhân viên FBI đã bắt giữ một người định bán thông tin mã thám có liên quan đến Magic.
Một chuyện không thể sửa chữa suýt nữa đã xảy ra vào mùa xuân năm 1941. Hiroshi Oshima, đại sứ Nhật ở Đức, ngày 3 tháng 5 đã gửi về Tokyo một bức điện thông báo Bộ Ngoại giao Mỹ đang có khoá mã của hệ mã Nhật. Các nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ đã giải mã các bức điện gửi từ Tokyo cho đại sứ Nomura ở Washington liên quan đến các báo cáo mà đại sứ Oshima từ Berlin gửi về Tokyo. Thông tin này Oshima nhận được từ Bộ Ngoại giao Đức, sau khi nó được tham tán sứ quán Đức ở Washington gửi về qua điện báo.
Trả lời yêu cầu sau đó của Tokyo, Nomura đã nói: bất chấp “các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt nhất được tất cả những người nắm giữ các mật mã, áp dụng Mỹ đã giải phá được một vài loại mã của chúng ta, mặc dù chưa biết đích xác cụ thể là những loại nào”. Việc thay đổi mật mã xem chừng không tránh khỏi.
Tuy vậy, tính sĩ diện đã không cho phép người Nhật thừa nhận sự yếu kém của các loại mã vững chắc nhất của họ. Họ không tin những đồn đại về việc Mỹ đã giải phá được chúng. Họ đã không thay thế các hệ mã. Và nếu như các sự kiện này không dạy cho người Nhật mấy thì người Mỹ, sau khi suýt mất một nguồn tin quý giá nhất, liền áp dụng ngay các biện pháp hiệu quả nhằm giảm phạm vi đối tượng được biết nội dung điện mã của Nhật và kiểm soát việc lưu hành chúng trong giới quan chức cao cấp nhất của bộ máy nhà nước Mỹ.
Nhưng điều khiến các chuyên gia mã thám quân đội Mỹ đau đầu không chỉ có thái độ cẩu thả của giới lãnh đạo Mỹ đối với việc bảo mật nguồn tin quý giá này. Họ buộc phải theo dõi sát để báo cáo kịp thời nội dung bức điện mã nào đó cho người quan tâm. Các nhà lãnh đạo các cơ quan mã thám luôn lo sợ nảy sinh tình huống như tham mưu trưởng Lục quân muốn thảo luận tin tức thu được từ nguồn Magic với tham mưu trưởng Hải quân khi mà ông này vẫn chưa nhận được chúng.
Lau bụi cho các máy mã không phải là việc của các võ sĩ đạo Nhật Bản
Trong khi Bộ Ngoại giao Nhật phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa gắt gao nhất và các chuyên gia mã thám Mỹ bị vắt kiệt sức bởi công việc nhức đầu nhức óc để giải phá hệ mã Purple thì tại sứ quán Nhật tại Mỹ lại xảy ra một tình huống tức cười: một công dân Mỹ đang tửng từng tưng dùng giẻ lau bụi trên những chiếc bàn đặt các cỗ máy tinh vi vốn là đối tượng của cuộc chiến thầm lặng này. Cuối thập niên 1930, trong một hành động gây tổn hại đến an ninh của chính mình, sứ quán Nhật ở Washington đã thuê một người da đen luống tuổi tên là Robert vào làm việc. Trong phạm vi chức trách của người này có việc lau bụi ở các bàn và máy móc liên lạc tuyệt mật trong phòng cơ yếu. Các nhân viên cơ yếu, ở mức độ nào đó, cũng nhớ đến các quy tắc an ninh nên không cho phép người quét dọn ở một mình trong phòng. Nhưng người Nhật rõ ràng đã không suy nghĩ nghiêm túc về khả năng Robert là gián điệp. Còn người Mỹ thì lại không tính đến chuyện cài cắm điệp viên vào sứ quán Nhật. Bởi lẽ, phát giác ra một gián điệp ở đó cũng có nghĩa là phía Nhật tất yếu sẽ thay đổi mật mã, tuy rằng chúng dù có khó nhưng vẫn bị giải phá.
Tuy vậy, sẽ là không đúng nếu cho rằng, Mỹ hoàn toàn bỏ qua khả năng mã thám ứng dụng vì lo ngại nó sẽ xoá sạch những thành công trong việc đọc điện mã nước ngoài có được nhờ các nghiên cứu lý thuyết. Ví dụ, ở Lisbon, người ta đã lấy được ở chỗ vị tuỳ viên Nhật bản sao các bức điện được mã bằng loại mã sơ đẳng. Các bản sao này được lấy từ sọt rác. Sau điệp vụ ở Lisbon, cường độ liên lạc vô tuyến có sử dụng mật mã này không giảm nên người Mỹ nghĩ rằng, Nhật vẫn chưa bị phát hiện các tài liệu này bị mất.
Đến mùa thu năm 1941, nhu cầu đối với các bức điện Magic còn bức xúc hơn nữa ở cấp lãnh đạo cao cấp nước Mỹ. Chúng đã biến thành một yếu tố quan trọng sống còn để hoạch định chính sách quốc gia. Các quan chức cao cấp đã thảo luận các bức điện này tại các cuộc họp và căn cứ vào chúng để đưa ra các quyết định, biện pháp. Chẳng hạn, quyết định thành lập bộ chỉ huy quân Mỹ tại Viễn Đông đã ra đời trực tiếp do ảnh hưởng của các bức điện giải mã vào đầu năm 1941, trong đó nước Đức hối thúc Nhật Bản tấn công các thuộc địa của Anh ở châu á với hy vọng bằng cách đó để lôi kéo Mỹ tham chiến.
Chiến tranh mở màn vào lúc 1 giờ trưa
Lập tức sau nửa đêm ngày 7 tháng 12 năm 1941, cái tai linh mẫn của một đài vô tuyến điện hải quân Mỹ trên đảo Bainbridge, cách không xa thành phố Seattle ở Mỹ đã bắt được các tín hiệu trên làn sóng. Bức điện này được phát theo kênh liên lạc ngoại giao từ Tokyo đến Washington. Bức điện được phát trong vòng 9 phút và được gửi cho sứ quán Nhật.
Tại đài vô tuyến điện, điện văn bức điện chặn thu được in ra băng đục lỗ, rồi người ta quay số trạm điện báo đánh chữ-điện báo ở Washington và khi kênh liên lạc đã thông, người ta cho băng đục lỗ được chuẩn bị sẵn vào máy đọc cơ khí để chạy qua máy đọc với tốc độ 60 từ/phút. Sau đó, bức điện này xuất hiện ở máy đánh chữ trong phòng số 1649 của toà nhà Bộ Hải quân Mỹ.
Máy đánh chữ đặt trên bàn sĩ quan trực của Ban OP-20-G, thiếu uý Francis Brotherhood. Máy này in lại và nhân bản điện văn của các bức điện đến. Qua các dấu hiệu đặc biệt trên bức điện mã chặn thu (các dấu hiệu này được đánh để lưu ý các nhân viên cơ yếu Nhật), sĩ quan trực ban lập tức xác định được điện này được mã bằng hệ mã bí mật nhất và vững chắc nhất - mã Purple.
Một năm rưỡi trước các sự kiện được mô tả, Cục Mã thám Lục quân Mỹ đã hoàn tất tốt đẹp việc giải phá mã Purple và chế tạo mấy máy mã Purple. Một trong các máy đó đặt tại phòng số 1649 của toà nhà Bộ Hải quân Mỹ. Sĩ quan trực ban mang bức điện Nhật chặn thu được tới chính phòng đó.
Brotherhood đặt máy theo khoá mã Nhật dùng để mã hoá các bức điện mà Mỹ đã giải phá được, và gửi lên làn sóng vào cái ngày định mệnh 7 tháng 12 đó rồi gõ phím đánh máy điện văn bức điện mật mã chặn thu được trên đảo Banebridge. Các xung điện chạy trong các dây dẫn để làm ngược lại quy trình giải mã phức tạp. Không lâu sau, trước mặt sĩ quan trực ban đã có bản rõ của bức điện mã bằng tiếng Nhật. Tại bộ phận dịch thuật của Ban “G”, quy ước gọi là OP-20-GZ, vào lúc muộn như thế thì chẳng còn ma nào nữa. Bởi vậy, sau khi đóng dấu thượng khẩn lên bức điện, Brotherhood đích thân giao nó cho đại diện của Cục Mã thám Lục quân vì các phiên dịch viên của cơ quan này trực suốt ngày đêm. Lúc đó là đúng 5 giờ sáng giờ Washington.
Tại Cục Mã thám Lục quân, người ta đã dịch từ tiếng Nhật bức điện có nội dung như sau: “Đại sứ phải trao câu trả lời của chúng ta cho chính phủ Mỹ (cho ngoại trưởng nếu có thể) vào lúc 01giờ 00 ngày 7 tháng 12 theo múi giờ của chúng ta”. “Câu trả lời” được nhắc đến trong bức điện này được người Nhật gửi từ Tokyo đến Washington trong vòng 18 giờ rưỡi trước và Brotherhood vừa mới giải mã nó trên máy Purple. “Câu trả lời” bằng tiếng Anh và có câu cuối như sau: “Chính phủ Nhật lấy làm tiếc thông báo cho chính phủ Mỹ là do lập trường của chính phủ Mỹ, chính phủ Nhật không thể không cho rằng, không hề có bất kỳ cơ hội nào đạt được thoả thuận bằng tiếp tục đàm phán”.
Vào lúc 7 giờ 30, chuyên gia tiếng Nhật, thiếu tá Elwin Cramer, người đứng đầu OP-20GZ và chuyên gửi các bức điện giải mã cho những người nhận ở Mỹ, xuất hiện ở nơi làm việc. Khi thấy đã có được cái quan trọng nhất là đoạn kết của công hàm ngoại giao Nhật dài lê thê và sau khi biên tập lại lời văn công hàm, ông hạ lệnh in thêm 14 bản nữa, giữ lại 2 bản trong đó vào hồ sơ lưu, số còn lại gửi đi.
Lúc 9 giờ 30 sáng, Cramer mang phần cuối của bức công hàm Nhật đến Bạch ốc gặp Đô đốc Harold R. Stark, Tổng tư lệnh Hải quân và Bộ trưởng Hải quân Frank Knox. Knox phải tham gia một cuộc họp ấn định vào lúc 10 giờ 00 buổi sáng chủ nhật này tại toà nhà Bộ Ngoại giao Mỹ với ngoại trưởng Cordell Hull (1871-1955) và Bộ trưởng Chiến tranh Henry Lewis Stimson (1867-1950). Họ phải thảo luận về tính nguy kịch của cuộc đàm phán Mỹ-Nhật mà theo bức công hàm vừa nhận được, họ biết là đã đi vào ngõ cụt. Nhưng cả Stark và Knox, lẫn Hull và Stimson vẫn chưa biết lúc nào người Nhật tuyên bố chính thức việc này.
Biết được thời điểm phía Nhật định tuyên bố chấm dứt đàm phán là cực kỳ quan trọng: ngày 3 tháng 11, Cục Mã thám Lục quân đã giải mã bức điện do Tokyo gửi đi ra lệnh cho các cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự quán Nhật ở Washington, Hongkong, Honolulu, London, Manila và Singapore bắt đầu tiêu huỷ mật mã. Nếu chấm dứt đàm phán trong điều kiện bình thường thì không nhất thiết phải tiêu huỷ các quyển mã. Các nhà ngoại giao có thể lên đường về nước và mang mật mã của mình cùng các tư trang khác. Đồng thời, quan hệ lãnh sự thường không bị cắt đứt, các tổng lãnh sự vẫn ở tại chỗ của mình cùng với đồ đạc và mật mã. Một khi có lệnh cho các sứ quán và lãnh sự quán tiêu huỷ mật mã thì việc từ chối đàm phán tiếp chỉ có thể có một ý nghĩa - đó là chiến tranh sắp xảy ra đến nơi.
Nhân đây cũng phải nói rằng, lệnh tiêu huỷ mã sau khi Trân Châu Cảng bị tấn công đã được người Nhật thực hiện thuận lợi ở khắp nơi, ngoại trừ lãnh sự quán ở Honolulu. Tại đó, các cảnh sát bảo vệ lãnh sự quán Nhật đã phát hiện thấy khói toả ra từ các cánh cửa và ngửi thấy mùi giấy cháy. Do sợ xảy ra hoả hoạn, họ đã xông vào toà nhà lãnh sự quán và bắt gặp một nhân viên lãnh sự quán đang tiêu huỷ tài liệu trong buồng tắm. Cảnh sát Mỹ đã tịch thu một xấp điện và năm bao tải tài liệu đã xé vụn. Cùng ngày, các chiến lợi phẩm này đã chuyển đến địa chỉ cần thiết.
Cramer trở lại vị trí làm việc của mình vào lúc 10 giờ 20. Trong khi ông đi vắng, người ta đã có được bản dịch một bức điện ngắn về thời gian trao công hàm - đó là vào lúc 1 giờ chiều ngày chủ nhật. Mười phút sau, Cramer lại lên đường.
Tình báo điện tử Mỹ: Chặn thu - Sự non dại
Cho đến giữa thập niên 1970,
giới chuyên gia kỹ thuật NSA vốn quá tự mãn về năng lực của mình trong
lĩnh vực chặn thu chỉ bĩu môi khinh bỉ khi nghe những lời khẳng định
rằng nước nào đó có thể che giấu hay lừa dối họ về những ý đồ của mình.
Trong nhiều năm, NSA ngày đêm chặn thu kết quả các vụ thử tên lửa đường đạn của Liên Xô. Cơ quan này thường xuyên báo cáo cho những người dùng tin này về bán kính hoạt động và độ chính xác dẫn của các tên lửa này. Dựa trên những thông tin này, vào cuối thập niên 1960-đầu thập niên 1970, Mỹ đã đưa ra những quyết định rất quan trọng về số lượng, địa điểm triển khai và các hệ thống bảo vệ cho các tên lửa Mỹ. Tuy vậy, mấy năm sau, người ta đã phát hiện ra là dữ liệu mà NSA thu được có những sai sót nghiêm trọng.
Chỉ sau khi các phương tiện hiện đại hơn để theo dõi các vụ thử tên lửa Liên Xô xuất hiện vào giữa thập niên 1970, người ta mới hiểu bản chất của những sai lầm này. Liên Xô đã khôn khéo làm giả các kết quả thử nghiệm tên lửa của mình. Khi biết các vệ tinh và các anten của Mỹ nhăm nhe chặn thu mọi bức xạ từ các tên lửa được thử nghiệm, các chuyên gia Liên Xô đã tìm ra cách đánh lừa kỹ thuật Mỹ để khiến nó thông báo rằng, các tên lửa Liên Xô kém chính xác hơn trên thực tế.
Người ta thừa hiểu là trong thế giới gián điệp thì những thất bại giúp cho các cơ quan tình báo trưởng thành hơn. Bởi vậy, tại các sào huyệt của cộng đồng tình báo Mỹ lập tức xuất hiện một nhóm người nói rằng, cần thành lập một đơn vị chống gián điệp đặc biệt để ngăn ngừa những thất bại như thế trong tương lai.
Đơn vị này có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ hoạt động tình báo vô tuyến điện tử và nghiên cứu xem tại sao các phương tiện kỹ thuật theo dõi của NSA rơi vào tầm kiểm soát của Liên Xô. Những người ủng hộ ý tưởng này khẳng định chỉ có thể chế ngự được những thông tin giả mà Liên Xô loan truyền thông qua các vệ tinh “bị tuyển lại” để và qua việc phát các tín hiệu vô tuyến giả bằng đơn vị đặc biệt đó với quyền tiếp cận mọi nguồn thông tin mà NSA thu được.
Chống lại ý tưởng thành lập một đơn vị như vậy là những nhân viên NSA tin tưởng hệ thống theo dõi của NSA hoàn toàn không thể bị đánh lừa. Về phe với họ còn có những người về nguyên tắc tuy thừa nhận khả năng đánh lừa, nhưng khẳng định việc thành lập một tổ chức chống gián điệp rộng lớn sẽ gây ra thái độ chế giễu từ phía công luận rộng rãi: “Ra thế đấy! Họ lại còn truy tìm điệp viên Liên Xô trong số các vệ tinh của chúng ta nữa cơ đấy”.
Trong cộng đồng gián điệp Mỹ đã xuất hiện những bất đồng quan điểm sâu sắc. Bất ngờ cựu giám đốc NSA B. Inman từ chức phó giám đốc CIA. Kết quả là đã không có quyết định cho phép thành lập tổ chức chống gián điệp đó.
No comments:
Post a Comment