Aylan Kurdi!
Đến hôm nay, họ tên xa lạ của người Syrian đã trở
nên quen thuộc trong các bản tin của cộng đồng thế giới. Cậu bé 3
tuổi tên Aylan Kurdi đã cùng 23 người dùng thuyền vượt biển từ khu
vực Akyarlar thuộc bán đảo Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ, tới đảo Kos của Hy
Lạp. Từ đây, nhóm người tỵ nạn sẽ có nhiều hy vọng hơn để có thể lọt
vào các quốc gia Liên minh châu Âu. Nhưng mong ước đã không thể
thành hiện thực, khi con thuyền của họ bị lật và thi thể Aylan trôi
trên biển vài cây số, trước khi dạt vào bờ. Aylan Kurdi đã chết đuối
cùng anh trai và mẹ, khi gia đình họ trốn chạy khỏi thị trấn Kobane
của Syria. Cha của Aylan, ông Abdullah Kurdi, là người duy nhất
trong gia đình may mắn sống sót.
Aylan Kurdi chỉ là một trong 2500 thuyền nhân
chết khi vượt Địa Trung Hải. Gia đình bé Aylan nằm trong số hàng
triệu người đang trên đường chạy khỏi Iraq và Syria. Họ tìm mọi cách
để vượt thoát bạo lực trên đất nước họ bằng đường bộ với hàng ngàn
cây số hoặc bằng đường biển. Từ khi cuộc khủng hoảng người di cư
bùng phát ở châu Âu, đã có nhiều bức ảnh đau lòng được đưa ra gây
xúc động, như hình ảnh một chiếc xe đông lạnh màu trắng bị bỏ rơi
bên một xa lộ ở Áo. Bên trong xe là thi thể 71 người di cư bị chết
ngạt, thi thể đang bị phân hủy nằm chồng chất lên nhau. Họ mang theo
lý lịch người Syrian, gồm 59 đàn ông, 8 phụ nữ và 4 trẻ em.
Thế nhưng gây chấn động, nhiều xúc động nhất vẫn
là ảnh chụp thi thể cậu bé Aylan nằm úp mặt trên bãi biển Thổ Nhĩ
Kỳ. Theo báo Le Monde của Pháp, có lẽ phải đến bức ảnh này, châu Âu
mới hiểu được những gì đang xảy ra, về thảm cảnh của người di cư tìm
cách chạy trốn khỏi cuộc xung đột đang nóng bỏng cả khu vực Trung
Đông. Chánh sách thu nhận người tỵ nạn của nhiều quốc gia cởi mở
hơn. Nhiều tổ chức nhân đạo cứu trợ cho người tỵ nạn. Ngay tại
Greater Vancouver của nước Canada, Hội Bảo Tồn Văn Hóa Việt Nam
Surrey, BC cũng có Đêm Dạ Tiệc Gây Quỹ Ủy Lạo Thuyền Nhân, Tỵ Nạn
Syrian. Số tiền quyên góp được sẽ chuyển giao cho Thành Phố Surrey
để giúp những người tỵ nạn Syrian.
Boat Poeple for Boat People!
Boat Poeple for Boat People!
Cộng Đồng người Việt Nam ở Surrey và Greater
Vancouver cùng hướng về nổi khổ của người tỵ nạn.
Đất nước Syrian và Việt Nam có những bất hạnh giống nhau!
Đất nước Syrian và Việt Nam có những bất hạnh giống nhau!
Trước đây bảy mươi năm, hàng triệu người Việt đã
chết vì thảm họa thực dân và cộng sản. Đến hôm nay đã có hàng triệu
người Syrians chết vì độc tài và tà giáo. Đồng bào Việt Nam chiến
đấu chống thực dân, bọn cộng sản gian manh lợi dụng cuộc chiến đó để
độc chiếm đất nước Việt Nam. Người Syrians đứng lên chống độc tài
Al-Assad, bọn Hồi giáo cực đoan cũng lợi dụng cuộc chiến của họ để
chiếm đoạt lãnh thổ Syria, với tham vọng lập lên Hồi Quốc (IS- Islam
State).
Thủ đoạn gian manh và giết người man rợ Hồi giáo cực đoan IS vẫn chưa thể nào sánh bằng cộng sản. Trải qua bảy mươi năm trong ngục tù của chế độ cộng sản Việt Nam, xương máu của nạn nhân trong các cuộc đấu tố, thủ tiêu thành núi thành sông. Núi sông Việt Nam chưa thoát khỏi khổ nạn cộng sản lại phải đối đầu với thảm họa bị thống trị bởi bọn quan thầy của đảng cộng sản Việt Nam bán nước là giặc Tàu, Trung cộng.
Thủ đoạn gian manh và giết người man rợ Hồi giáo cực đoan IS vẫn chưa thể nào sánh bằng cộng sản. Trải qua bảy mươi năm trong ngục tù của chế độ cộng sản Việt Nam, xương máu của nạn nhân trong các cuộc đấu tố, thủ tiêu thành núi thành sông. Núi sông Việt Nam chưa thoát khỏi khổ nạn cộng sản lại phải đối đầu với thảm họa bị thống trị bởi bọn quan thầy của đảng cộng sản Việt Nam bán nước là giặc Tàu, Trung cộng.
Người tỵ nạn Syrian và Việt Nam có những bất hạnh
không giống nhau cho lắm!
Bây giờ, người tỵ nạn người Syrian có nhiều
phương tiện và chọn lựa hơn đồng bào tỵ nạn miền Nam, Việt Nam.
Thuyền nhân Việt vượt biển dù thiếu các phương tiện hải hành, nhìn
sao mà đi. Họ cũng không thể trông nhờ vào các đài truyền thông như
VOA, RFA, BBC dẫn đường chỉ lối như thuyền nhân Syrian. Bây giờ thì
người Syrian di cư đường bộ đi an toàn với Smartphone cùng Internet…
Họ biết chuyến xe lửa đến Áo khởi hành giờ nào rồi tụ họp lại với
nhau đến đó để leo lên xe lửa xuyên biên giới giành toa xe của hành
khách bản xứ. Thực tế là đã có những trại tạm trú cho các di dân đó
ở Hy Lạp, Ý Đại Lợi, nhưng những người di dân đó tự động bỏ trại tạm
trú kéo đoàn với nhau nhảy lên xe lửa trực chỉ vào Trung Âu, Bắc Âu.
Bốn mươi năm trước đây, người tỵ nạn cộng sản
Việt Nam không thể tự động bỏ trại tạm trú để leo lên xe đò, xe lửa
đi đến quốc gia mà mình ưa thích, mà phải ở trong trại đề chờ Cao Ủy
Tỵ Nạn phân phối đi định cư tại các quốc gia khác.
Đồng bào miền Nam, đồng bào Việt Nam đã phải chấp nhận thương đau rời bỏ quê hương.
Đồng bào miền Nam, đồng bào Việt Nam đã phải chấp nhận thương đau rời bỏ quê hương.
Họ vượt trùng dương bao la nghìn trùng nguy hiểm
trên những con tàu mỏng manh lênh đênh. Một số may mắn đến được bến
bờ tự do. Hàng trăm ngàn người đã bỏ lại thân xác trong lòng Biển
Đông hay trên các hoang đảo. Họ vẫn biết và chấp nhận ra đi tìm tự
do, cho dù phải đối đầu với bảo tố, đói, khát, ngày phơi nắng, đêm
lạnh cóng. Thoát khỏi tàu tuần tra của đám công an biên phòng giả
dạng tàu đánh cá tìm người vượt biên cướp hết tài sản sau đó thủ
tiêu tất cả vào lòng biển khơi nhằm xóa dấu vết; lại phải vương vào
bọn cướp biển dã man giết hại từ cụ già đến em bé, hãm hiếp phụ nữ.
Các hiểm họa này luôn luôn chực chờ từ trên khóm phường, đến bờ
sông, bãi biển, trên Biển Đông...
Những người chạy trốn cộng sản Việt Nam bằng
đường bộ thì lội suối, xuyên rừng thiêng nước độc liều chết băng qua
biên giới Miên, Lào để đến trại tỵ nạn ở Thái Lan. Vừa phải đối đầu
với thú dữ, bệnh tật vừa phải trốn tránh bọn Khmer đỏ Pol Pot. Biết
bao người đã bỏ thây trong rừng sâu núi thẳm đến tận hôm nay thân
nhân không biết còn sống hay đã chết...
Bốn mươi năm qua, những tên trại như Galang,
Bidong, Leamsing, Sungei Besi, Bataan, White Head, Panat Nikhom và
hàng chục trại tị nạn khác vẫn còn khắc ghi trong tâm trí người tỵ
nạn Việt Nam với cuộc hải hành nhuộm đầy máu và nước mắt. Đã từng có
những căn nhà của những người phụ nữ bị hải tặc hiếp dâm. Trong nơi
đó, những phụ nữ bất hạnh lẩn tránh hầu như tất cả mọi người bên
ngoài. Họ ít khi ra ngoài để khỏi nghe những lời hỏi han, kể cả
những lời an ủi cho số phận hẩm hiu của họ. Nhiều người đi cùng ghe
với các chị đã gởi thây trên biển, bỏ xác trên các đảo san hô sau
những lần bị hiếp dâm tập thể. Trên bờ cát Palawan, đã có một em bé
gái chừng năm, sáu tuổi, mỗi chiều vẫn ngồi nhìn ra ngoài khơi như
thói quen chờ mẹ đi chợ về, khác chăng, mẹ của em sẽ không bao giờ
về nữa. Cha, mẹ, chị và em của em đã chết trong chuyến hải hành dài
cả tháng trời. Không ai biết rõ em từ đâu ra đi. Nếu có người nào
hỏi, em chỉ vỏn vẹn trả lời rằng em đến từ Việt Nam, và đó cũng là
tất cả những gì em biết về gia đình bạc phước và đất nước đầy bất
hạnh của em.
Bốn mươi năm, những viên sỏi trong đầu bè lũ bạo
quyền cộng sản ngày càng thô kệch to cứng thêm lên và những viên sỏi
trên bãi biển nơi em bé Việt Nam mồ côi ngồi nhìn ra biển trông
ngóng người thân hay nơi những xác những trẻ thơ như bé Aylan Kurdi
đã nằm sẽ bị sóng biển dập vùi mất đi.
Bốn mươi năm qua, cho dù có cố chối bỏ, vết
thương đau vẫn còn đó trong lương tri người tỵ nạn cộng sản.
Họ vẫn hiện thân là những thuyền nhân, người tỵ nạn cộng sản.
Xin đừng quên!
Lão Mai
Họ vẫn hiện thân là những thuyền nhân, người tỵ nạn cộng sản.
Xin đừng quên!
Lão Mai
No comments:
Post a Comment