Ngũ Giác Đài (The Pentagon), hiện là trụ sở của
Bộ Quốc phòng Mỹ. Cơ sở này nằm tọa lạc ở Arlington, Virginia
thuộc thành phố Washington D.C.
Trên
thực tế, khi nghe đến cái tên này, bạn có thể nhận thấy rằng tòa nhà
này được thiết kế theo hình ngũ giác, tuy nhiên, không có nhiều
người biết được lý do vì sao lại như thế.
Ngũ giác đài trụ sở của Bộ Quốc Phòng Mỹ hiện nay (nhìn từ trên xuống)
Thực
ra, câu trả lời rất đơn giản. Ban đầu, tòa nhà này được thiết kế cho
phù hợp với đặc điểm địa chất của một mảnh đất có 5 cạnh..
Sau
đó, người ta lại đổi địa điểm xây dựng tòa nhà nhưng không kịp thay đổi
thiết kế. Do đó, trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ hiện nay mới có hình
ngũ giác (5 cạnh).
Trong
cuốn sách “The Pentagon – A History” được xuất bản năm 2007, ông Steve
Vogel, tác giả đồng thời là nhà báo thuộc tờ Washington Post
(Mỹ), đã gọi ngũ giác đài là “tai nạn nghề nghiệp trong thời chiến”.
Mùa
hè năm 1941, Mỹ đã bị cuốn vào Thế chiến II. Bộ Chiến tranh Mỹ (Bộ Quốc
phòng Mỹ hiện nay) khi đó hoạt động trong nhiều tòa nhà tạm thời
ở Washington D.C.
Theo
nhà báo Vogel, vào một ngày thứ 5 của tháng 7 năm 1941, Thiếu tướng
Brehon Burke Somervell được giao nhiệm vụ xây dựng Ngũ Giác Đài với mục đích mở rộng trụ sở chính của Bộ Chiến tranh. Ông Vogel
đã gọi Thiếu tướng Somervell là “cha đẻ của ngũ giác đài”.
Thiếu tướng Sommervell khi ấy đã chỉ đạo nhóm thiết kế với ý định tạo ra một tòa nhà có sức chứa là 40.000 người, một bãi
đậu xe cho 10.000 ô tô với độ cao tối đa là 4 tầng để không chắn tầm nhìn về phía Washington D.C.
Theo
thiết kế, diện tích của Ngũ Giác Đài lớn gần gấp 2 lần tòa nhà Empire
State ở New York và không được xây theo kiểu một tòa nhà chọc trời
Ngũ
giác đài được đề xuất xây dựng cạnh bờ sông Potomac thuộc bang
Virginia, phía bờ bên kia là Washington D.C, gần trang trại Arlington,
một trang trại nông nghiệp do Chính phủ điều hành nằm tại phía đông
Nghĩa trang Quốc gia Arlington.
Thời
điểm đó, nhóm thiết kế đã thử nhiều bố cục khác nhau. Cuối cùng, họ
quyết định làm theo đề xuất của kiến trúc sư George Edwin Bergstrom
với việc tạo hình tòa nhà có 5 mặt để tận dụng hết diện tích của mảnh
đất trên.
Tuy
nhiên, ông Gilmore D. Clarke, Chủ tịch Ủy ban Nghệ thuật của Mỹ đã
không đồng ý xây dựng vì ông không muốn công trình này che lấp tầm
nhìn Washington D.C từ Nghĩa trang Quốc gia Arlington, nơi an nghỉ của
ông Pierre L’Enfant, người quy hoạch thủ đô Washington D.C.
(Ảnh: Shutterstock)
Ngoài
ra, ông Federic Adrian Delano, chủ tịch Ủy ban Kế hoạch và Công viên
Thủ đô Quốc gia đồng thời là chú ruột của Tổng thống Mỹ Franklin
Delano Roosevelt, cũng phản đối việc xây dựng vì quan ngại rằng vị trí
của sông Potomac có thể gây trở ngại cho mọi người khi ra vào trụ sở
ngũ giác đài
Dưới
sức ép đó, Tổng thống Roosevelt đã viết một lá thư gửi Thượng viện Mỹ
yêu cầu xây dựng tòa nhà nhỏ hơn, nhưng không được chấp thuận. Quốc hội
Mỹ thông
qua việc xây trụ sở Bộ Chiến tranh ở trang trại Arlington với kích
thước ban đầu.
Tổng
thống Roosevelt sau đó ra lệnh cho đội ngũ thi công xây dựng tòa nhà
mới ở một khu vực hẻo lánh nằm ở phía nam trang trại Arlington.
Về
mặt kỹ thuật, một phần bãi đậu xe của ngũ giác đài vẫn nằm trên khu
vực đất trang trại Arlington, vậy nên tòa nhà vẫn phù hợp với đề xuất mà
Quốc hội đã
thông qua
Tòa
nhà không cần phải có hình ngũ giác bởi địa điểm xây dựng mới rất rộng,
tuy nhiên, lãnh đạo dự án đã quyết định giữ lại nguyên bản thiết
kế ban đầu.
Theo
các kiến trúc sư, hình dạng ngũ giác giúp làm khoảng cách di chuyển bên
trong tòa nhà chỉ bằng khoảng 30-50% so với tòa nhà hình chữ
nhật.
Ngoài
ra, thiết kế nhà 5 cạnh cũng có ưu điểm là dễ xây dựng hơn so với hình
tròn, khoảng cách di chuyển theo chiều dài cạnh tòa nhà ngắn
hơn so với hình chữ nhật.
Về tổng thể, đây là một công trình thiết kế hoàn hảo theo chiều kim đồng hồ, gồm các hành lang giống hình nan hoa nối liền
các phần khác nhau của tòa nhà. Mọi người có thể đi bộ đến bất kỳ điểm nào trong tòa nhà trong vòng 7 phút...
Đến
nay, thiết kế hình ngũ giác độc đáo của Ngũ Giác Đài đã trở thành điểm
nhấn trong kiến trúc Mỹ. Tòa nhà được khởi công
xây dựng vào ngày 11/09/1941 – cùng ngày tháng với vụ tấn công khủng bố
tồi tệ nhất lịch sử nước Mỹ 60 năm sau đó, chính xác là vào ngày
11/09/2001.
Theo Livescience,
Phan Anh
Phan Anh
No comments:
Post a Comment