Trước
năm 1975, các hình bìa tờ nhạc được trang trí bằng các hình vẽ hoặc
hình người mẫu, ca sĩ, diễn viên nổi tiếng. Đối với các bìa nhạc là hình
vẽ thì có hai người họa sĩ nổi
tiếng nhất chuyên vẽ bìa nhạc là Kha Thùy Châu và Duy Liêm.
Khán giả sẽ không bao
giờ quên được những hình bìa ấn tượng của các bài hát Thương Về Miền
Trung, Chuyến Đò Không Em, Đêm Tâm Sự… qua nét vẽ của họa sĩ Duy Liêm.
Bài viết dưới đây của người con rễ của Duy Liêm viết về sự nghiệp của ông.
***
Thời
niên thiếu, thú tiêu khiển cùa tôi là vẽ lại những hình bìa các bàn
nhạc. Tôi say sưa sưu tầm những bản nhạc, không vì nhạc mà vì những bức
họa bìa nhạc của Họa sĩ Duy Liêm.
Rồi lên đường du học,
duyên tiền định, người tôi yêu lại là trưởng nữ họa sĩ Duy Liêm, đó là
Duy Nga, người đã cho tôi ba đứa con gái thông minh xinh đẹp. Nhờ Duy
Nga, tôi có được một bộ sưu tập tranh lụa, tranh
sơn mài, tranh sơn dầu, sơn khắc, kim nhũ, bìa nhạc, bìa sách khá phong
phú cùa Họa sĩ Duy Liêm.
Họa sĩ Duy Liêm, sinh năm
1914 tại Phan Thiết. Vào những năm cuối đời, ông sống ở Việt Nam, hai
mắt bị mù, bị suyển kinh niên. Bình sinh ông ít thích ai viết về ông,
mỗi lần có ký giả đến gặp là ông bỏ đi mất, ông
vẫn đùa “hữu xạ tự nhiên hương, hà tất phải bôi bù xít”. Nhưng bây giờ thì ông không “thoát” được vì người viết là con rể trong nhà và có
lẽ tôi là người có được nhiều nhất các tác phẩm của ông.
Họa
sĩ Duy Liêm thời trai trẻ
Tôi muốn so sánh ông với
Katsushika Hokusai, một họa sĩ trứ danh Nhật Bản đã ảnh hường đến đời
sống mỹ thuật cùa người Nhật từ thế kỷ 19 đến nay. Với sự nghiệp sáng
tác đồ sộ, họa sĩ Duy Liêm xứng đáng với sự so
sánh ấy.
Họa phẩm của ông đi vào
đời sống người Việt hàng ngày. Ai cũng nhớ đến những màu sắc vui tươi,
những đường cong, nét gẫy hình khối, từ tờ giấy bạc thời Việt Minh, đến
áo dài bà Ngô Đình Nhu, bức tranh Nhạc Sầu đoạt
giải nhất Đông Nam Á hiện còn trang hoàng nơi phòng khách vị Thủ tướng
Mã Lai, đến bìa nhạc, bìa sách từ 1954 đến 1990, đến tranh sơn mài Thành
Lễ, Lam Sơn, đồ gốm Biên Hòa, tranh thêu Thu Hà, thảm, đồ thủ công, bìa
sơn mài, hộp sơn mài… và hàng trăm tấm tranh
lụa, sơn dầu đã được bán ra ngoại quốc.
Tranh Thành Lễ được sao đi
sao lại hàng trăm, hàng nghìn bản mỗi mẫu từ mấy chục năm nay, tranh
sơn mài Thành Lễ hiện diện trong mỗi gia đình Việt Nam từ trong nước ra
đến hải ngoại nhưng ít ai biết đến tác giả
các bức tranh ấy là Họa sĩ Duy Liêm.
Thành Lễ và Duy Liêm cùng
học trường Mỹ Thuật Trang Trí Gia Định. (Ecole d’Art decoratif de Gia
Định). Thành Lễ ngừng học từ năm thứ hai, ra đời kinh doanh ngành sơn
mài và Duy Liêm tốt nghiệp năm 1937 là họa sĩ
chính của Thành Lễ từ đó. Tài kinh doanh của Thành Lễ và nghệ thuật của
Duy Liêm đã đưa nghệ thuật sơn mài từ một tiểu công nghệ bản xứ qua
những lần huy chương vàng Hội chợ Paris và các hội chợ Quốc Tế khác, thế
giới đã biết dến sơn mài Việt Nam. Các tác
phẩm của Duy Liêm đã tạo nên công ăn việc làm cho hàng ngàn người các
ngành sơn mài, đồ gốm, thảm thêu và các nghệ nhân miền Nam vẫn kính
trọng ông là bậc thầy của nền tiểu công nghệ Việt Nam.
Duy
Liêm và tranh sơn mài
Nhiều bức sơn mài đã trải
qua “tam sao thất bản”, nhiều bức trải qua các tay thợ vụng về đã làm
sai lạc rất nhiều so với bản chính. Các hãng sơn mài trong nước, cũng
như các hãng Thành Lễ của Hoàng Đình Tuyên (con
rể Thành Lễ) của Nguyễn Thành Vinh (con ruột Thành Lễ) đã sửa đổi thêm
thắt làm sai lạc và mất vẻ thẩm mỹ rất nhiều so với bản chính. Đó là lý
do sự sa sút của ngành sơn mài những năm gần đây.
Những tác phẩm đắc ý nhất cùa ông là tranh lụa, tôi dược may mắn có những tác phẩm đắc ý của ông:
- Giấc hè một thiếu phụ cho con bú ngủ quên trên võng trưa, con ngù, mẹ còn lộ bộ ngực trần.
- Du Xuân hai thiếu nữ đi giữa vườn hoa xuân.
- Suối tóc bộ tranh thiếu nữ ngồi chải tóc trên giường tre bên bụi chuối đong đưa ngoài vườn.
- Hái sen thiếu nữ hái sen bờ ao.
Đề tài tranh ông rất phong
phú đa dạng từ cảnh chài lưới Phan Thiết đến đền Angkor, vinh quy bái
tổ, cảnh ghe thuyền trên sông, cung điện Huế và đề tài ông thường vẽ
nhất có lẽ là thiếu nữ Việt Nam.
Sơn dầu, ông vẽ nhiều nhất tranh lập thể và lõa thể.
Các nhạc sĩ miền Nam ngày
trước, muốn nhạc phẩm mình ăn khách, theo lời khuyên nhà xuất bản Tinh
Hoa Miền Nam, Diên Hồng, Sống Mới… là phải cố cho được bìa của Duy Liêm
vẽ, vì thế mỗi bản nhạc viết xong là các nhạc
sĩ thường phải xách đàn dẫn ca sĩ đến hát cho Duy Liêm nghe để vẽ bìa.
Nhạc hay, Duy Liêm có hứng sẽ vẽ bìa đẹp, còn nhạc dở thì dù có năn nỉ,
đắt tiền gấp đôi, nhạc vẫn bù trớt. Vì thế, giới nhạc sĩ miền Nam, từ
Hoàng Thi Thơ, Phạm Đình Chương, Lam Phương,
Trúc Phương, Trần Thiện Thanh, Hoàng Trọng, Nguyễn Hữu Thiết… đều rất
thân thiết với Duy Liêm và qua ông đã đưa lên danh vọng người cháu gái
là ca sĩ Thanh Thúy.
Những năm tháng cuối của
cuộc đời, khi mắt Duy Liêm chưa mờ hằn mà còn lờ mờ thì các con vẽ theo ý
ông và ông sửa chữa, sau đó thì các con của ông đã trở thành các họa
sĩ. Duy Sĩ, họa sĩ một hãng phim hoạt
họa ở Portland (Mỹ), đã từng dược giải thưởng lớn truyền hình Mỹ. Quốc
Hoàng, họa sĩ chính các hãng sơn mài, thay thế ông. Họa sĩ Vẹt (Hồ Đắc
Vũ) con rễ (Canada).
Đây là lúc để tổng kết lại
một đời sáng tác của một họa sĩ đa tài, đa tình, đã để lại cho đời một
khối lượng tác phẩm đồ sộ về lượng cũng như về phẩm, để lại bao nhiêu
mối tình và ba mươi người con từ trong nước
ra đến ngoài nước. Đó là điều hiếm có đối với một họa sĩ một nước
nghèo, nghệ thuật hội họa chưa được trân trọng như các nước tiên tiến.
Tôi mơ ước mai sau sẽ xây
dựng mộc viện bảo tàng hội họa Duy Liêm ở Phan Thiết, quê hương ông, hay
ở Gò Vấp, nơi ông sống và sáng tác, để sưu tầm toàn bộ sự nghiệp cùa
ông ước lượng 40,000 hay 50,000 tác phẩm, từ
sơn mài, sơn dầu, tranh lụa, bình, hộp, thảm, sứ… những tác phấm đã
nâng cao nghệ thuật sơn mài Việt Nam lên tầm quốc tế, một sự nghiệp đồ
sộ – tôi nghĩ không kém gì các họa sĩ tiếng tăm trên thế giới.
Họa sĩ Duy Liêm đã qua đời năm 1994, hưởng thọ 80 tuổi.
Nhất Uyên
Nguồn: Thế Kỷ 21 số 49, Tháng 5-1993
Một số hình bìa nhạc bài hát nổi tiếng qua nét vẽ của họa sĩ Duy Liêm:
***
No comments:
Post a Comment