Thursday, April 29, 2021
Wednesday, April 28, 2021
VIỆT NAM : 46 NĂM SAU CUỘC CHIẾN VÀ NHỮNG CÂU HỎI CÒN BỎ NGỎ
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chiến tranh đã kết thúc từ lâu, vì sao vết thương vẫn chưa lành?
Đã 46 năm kể từ khi chiến tranh VN kết thúc. Thời gian dài gần bằng hai thế hệ.
Người cộng sản luôn tự hào là họ đã kết thúc được cuộc chiến, thống nhất được đất nước! Cứ mỗi dịp này báo chí nhà nước ở VN lại chạy hết công suất để nhắc lại những "chiến công" lừng lẫy trong "cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam"…còn bên kia ở hải ngoại nhắc lại những nỗi đau của "tháng Tư đen".
Chỉ vài năm gần đây, những cụm từ như "chế độ ngụy, tay sai bán nước" một thời thường được "bên thắng cuộc" dùng để nói đến chế độ VNCH cũ đã bớt đi, một số bài viết cũng khéo léo dùng chữ "mừng ngày thống nhất đất nước" hơn là "mừng ngày chiến thắng"
Ngược lại, theo thời gian ngôn từ căm hận trong những bài viết của "bên thua cuộc" cũng nhẹ bớt. Nhưng tôi thấy vẫn còn đó nỗi đau, sự tiếc nuối cho một chữ "nếu" của lịch sử trớ trêu.
Cùng với nỗi đau chung cho đất nước là nỗi đau về những mất mát riêng của từng cá nhân, từng gia đình khi một biến cố lịch sử ập đến, đã làm đổi thay bao nhiêu số phận.
Có cả những câu chuyện của những người thuộc phe chiến thắng nhưng cũng ẩn chứa những nỗi đau khác, có người ngay sau ngày tiếng súng vừa tắt, đã ngồi bên vệ đường Sài Gòn để khóc vì biết mình bị lừa dối, uổng phí cả một thời tuổi trẻ để đi "giải phóng" một quốc gia tự do, nhân bản, văn minh, phồn thịnh hơn quốc gia nơi mình sinh ra và lớn lên, có người nhiều năm sau mới ngậm ngùi nhận ra mặt trái của tấm huân chương…
Mỗi gia đình Việt Nam đều có ngày 30/04
Cuộc đời của mỗi con người, mỗi gia đình Việt Nam tự nó đã là một cuốn sách, một bộ phim, qua đó người ta có thể hình dung được một phần bức tranh của dân tộc và nếu chỉ cần kể lại một cách trung thực, thì rất nhiều cuộc đời đó còn chân thực hơn gấp bao nhiêu lần những cuốn sách, bộ phim, của người Mỹ hay của người Việt, đã viết, đã thực hiện, về Chiến tranh Việt Nam.
Cũng như bao nhiêu gia đình người Việt khác, gia đình họ hàng tôi có cả hai phe Nam - Bắc và cuộc sống đã hoàn toàn thay đổi theo chiều ngược nhau sau 30/04.
Sự ly tán đã có trong thời chiến, thời hậu chiến gặp lại nhau, không ai bảo ai nhưng có một chủ đề chung đều muốn né tránh là chuyện chính trị, chuyện chiến tranh. Họ hàng thì vẫn là họ hàng, một giọt máu đào hơn ao nước lã, nhưng quan điểm chính trị chẳng phải lúc nào cũng đồng thuận, trong một dòng họ đã như thế, nói gì giữa nhà cầm quyền với người dân.
Rồi hàng chục năm sau, họ hàng tôi lại tiếp tục ly tán, quê hương không còn là nơi đất lành chim đậu nên nhiều người phải bỏ nước ra đi, tản mác khắp bốn phương trời. Nhưng dù đã là công dân của nước khác, đa số người Việt vẫn đau đáu chuyện quê nhà, thì giờ dành để theo dõi, vui buồn theo từng biến cố ở VN nhiều hơn dành cho những sự kiện ở quê hương thứ hai.
Vì sao không quên được quá khứ?
Chỉ có thế hệ trẻ như con gái tôi, rời nước khi còn ở tuổi thiếu niên, hay những bạn trẻ sinh ra ở nước ngoài là không quan tâm bao nhiêu tới VN, và không hiểu nổi tại sao người Việt không thể quên?
Đó cũng là câu hỏi của rất nhiều người, rằng tại sao người Việt, ở cả hai phe, cứ luôn nhắc hoài về quá khứ? Sao không bỏ qua, cùng nhau nhìn về phía trước để xây dựng đất nước? Tại sao 40, 42, rồi 46 năm trôi qua nhưng hàng chục triệu người Việt, dù có dính líu trực tiếp đến cuộc chiến hay không, vẫn không thể bình an, thậm chí như một nhà thơ từng nói, là bị hội chứng PTSD (post-traumatic stress disorder)?
Câu trả lời thật ra rất đơn giản. Nếu sau chừng ấy năm, Đảng Cộng sản làm cho đất nước trở nên giàu mạnh, bảo vệ được chủ quyền trọn vẹn về lãnh thổ lãnh hải, người dân thực sự được sống trong một xã hội tự do, dân chủ, nhân bản, tiến bộ, Việt Nam có vị thế của mình trên thế giới, thì vết thương của cuộc chiến tranh đã qua, dẫu có tàn nhẫn đến đâu, cũng sẽ tự lành. Cả dân tộc sẽ khép lại quá khứ, chấp nhận thực tại và hào hứng hướng về tương lai. Chính vì đảng cộng sản không làm được như vậy, thậm chí ngược lại, nên nỗi đau vẫn cứ còn mãi, thời gian càng lùi xa, càng đau…
Nguồn hình ảnh, Getty ImagesĐẩy nhân dân vào cuộc chiến tương tàn vì lý tưởng XHCH nhưng sau đó Đảng Cộng sản đã phản bội lại chính những lý tưởng, học thuyết, mô hình thể chế chính trị mà họ từng mù quáng tin và bắt nhân dân phải tin theo. Họ đã phản bội lại hàng triệu người dân miền Bắc, trong đó có những người ngã xuống vì tin vào "cuộc chiến tranh thần thánh chống Mỹ, giải phóng miền Nam", cho một tương lai tốt đẹp hơn! Tất cả những gì họ đã từng hô hào chống lại trước kia giờ đây họ lại làm theo, nhưng tồi tệ hơn!
Không biết cần bao nhiêu thời gian để phục hồi, xây dựng lại là sự tàn phá về thiên nhiên-môi trường, về văn hóa, đạo đức xã hội, và về nhân cách, khí chất, lòng tự tôn của một dân tộc?
ĐCSVN đã bỏ qua rất nhiều cơ hội "vàng" để hòa giải hòa hợp thực sự với bên thua trận, với nhân dân, và để chuyển hóa thành một thể chế dân chủ đa đảng, hội nhập với xu hướng tiến bộ chung của thế giới.
Nghiêm trọng nhất là mối quan hệ bất xứng, thiệt thòi và nguy hiểm cho độc lập dân tộc của VN giữa hai Đảng Cộng sản Việt Nam-Trung Quốc trong suốt một thời gian dài, khiến Việt Nam phải liên tiếp trải qua hai cuộc chiến tranh khác là chiến tranh biên giới phía Bắc, chiến tranh biên giới Tây Nam, mất đảo, lãnh thổ, lãnh hải, phụ thuộc nặng nề về kinh tế, chính trị, và luôn luôn đứng trước nguy cơ hiểm họa bành trướng của Trung Quốc.
Tất cả những điều đó đã làm cho nỗi đau tháng Tư vẫn không thể nguôi vơi trong lòng rất nhiều người dân Việt Nam như tôi.
Nhưng không thể cứ nhìn mãi về quá khứ, về những sai lầm, những cơ hội đã bị bỏ lỡ.
Nguồn hình ảnh, Getty ImagesMột lần nữa, như một sự trớ trêu của lịch sử, Việt Nam lại nằm trong khu vực sẽ trở nên sôi động nhất, "nóng" nhất trong tương lai gần, với sự đối đầu giữa hai phe, một bên là Hoa Kỳ và các nước đồng minh, bên kia là Trung Quốc vừa bắt tay với Nga, và có thể có thêm Iran, Bắc Hàn, cùng cạnh tranh khốc liệt để giành ảnh hưởng, vị trí trên toàn cầu.
Nhìn lại thời kỳ chiến tranh lạnh giữa hai phe tư bản-cộng sản, Việt Nam có học được bài học lịch sử để một lần nữa, không trở thành con tốt trên bàn cờ chính trị thế giới, hoặc lẻ loi đơn độc và cuối cùng buộc phải ngả vào sự kiềm tỏa của phe Trung-Nga, liệu có là câu hỏi chỉ dành riêng cho nhà cầm quyền, hay cho tất cả người dân?
Từ giữa thập niên 1970, thế giới đã chứng kiến làn sóng thứ ba của quá trình dân chủ hóa lần đầu tiên diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha, rồi một số quốc gia trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, ở Trung Âu và Đông Âu là những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, đã làm sụp đổ cả khối XHCN cũ.
Sống ở châu Âu nhưng tôi vẫn nhận thấy thật rõ thời gian gần đây một số quốc gia Á Đông tiếp tục có những chuyển động giữa một bầu không khí đang nóng lên trong toàn khu vực. Người dân Thái Lan đã đứng lên biểu tình chống lại chính phủ hiện tại và yêu cầu cải cách chế độ quân chủ, người dân Myanmar đang đổ máu từng ngày để đòi lại nền dân chủ non trẻ vừa bị quân đội thực hiện đảo chính và có nguy cơ trở lại với chế độ độc tài quân phiệt. Nhiều người đã bắt đầu nói đến một làn sóng dân chủ thứ tư sắp đến.
Chỉ có Việt Nam dường như vẫn đứng ngoài mọi biến động. Điều đáng buồn là người Việt, vốn đã chia rẽ vì nguyên nhân lịch sử, mấy năm vừa qua lại thêm chia rẽ vì bất đồng quan điểm khi nhận định về chính trị Mỹ, cộng với sự đàn áp ngày càng hà khắc của công an Việt Nam, khiến những tiếng nói đối lập, những hành vi phản kháng gần như chìm lắng hẳn.
Mỗi thế hệ suy cho cùng cũng chỉ có thể chịu trách nhiệm về những gì xảy ra trong thời của mình. Làm sao để Việt Nam không tiếp tục chịu số phận đi sai đường và thường xuyên bị nhỡ tàu, mà có thể hội nhập với thế giới tự do, để mai này đất nước, con người Việt Nam được "giải phóng" khỏi mọi sự kìm hãm và phát triển hết mức có thể; làm sao để 5, 10 năm nữa người Việt có thể thanh thản khi nhìn lại những trang sử cũ, là trách nhiệm của thế hệ hôm nay.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả Song Chi, ra đi từ Sài Gòn, tỵ nạn tại Na Uy và hiện sống ở Anh
Nguồn : https://www.bbc.com/vietnamese/world-56826374
Sunday, April 18, 2021
CHUYÊN GIA IBM TRONG CUỘC CHIẾN VIỆT NAM TRƯỚC 1975
Một quyển sách thuật lại giai đoạn IBM hiện diện trong cuộc chiến Việt Nam |
Trong nhiều tài liệu liên quan đề tài chiến tranh Việt Nam, có một
thông tin trước nay ít được đề cập. Đó là bộ máy kỹ thuật điện toán trong
guồng máy chiến tranh tại chiến trường Việt Nam, trong đó có chuyên
gia điện toán thuộc công ty IBM (International Business Machines).
Theo nguyệt san Vietnam (của giới cựu binh Mỹ), từ 1965-1973, có 250 kỹ thuật viên IBM làm việc tại Việt Nam tất cả đều tình nguyện. Họ trực thuộc quản lý của Bộ tư lệnh hỗ trợ quân sự Hoa Kỳ (MACV) tại Việt Nam. Khi cuộc chiến leo thang từ 1965-1968, hỗ trợ của bộ máy kỹ thuật phân tích dữ liệu càng cần thiết và do vậy không thể không có kỹ thuật viên điện toán, từ các căn cứ ở Long Bình, Biên Hòa, Cam Ranh, Nha Trang, Qui Nhơn và Đà Nẵng. Với chủ trương “điện toán hóa” cuộc chiến của Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, hàng lô máy điện toán siêu mạnh thời điểm đó đã được chở sang Việt Nam, từ hệ thống Seek Data II, PIACCS và Igloo White lắp tại Tân Sơn Nhất đến thiết bị AUTODIN đặt tại trụ sở USAID (Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ).
Hệ thống máy tính IBM 360/65 của Quân đội Mỹ |
Đầu thập niên 1970, quân đội Mỹ tại Việt Nam đã tự hào có trong tay
vài cỗ máy điện toán mạnh nhất thế giới. Tất cả chuyên gia IBM đều độc thân
(điều kiện bắt buộc) và tuổi dưới 30. Họ được cấp thẻ đặc biệt để có thể
vào hầu hết vị trí bí mật, với trụ sở đặt tại số 115 đường Minh
Mạng (nay là đường Ngô Gia Tự, quận 10). Họ sống trong những căn nhà gần
đó. Thông tin từ văn phòng IBM-Sài Gòn được báo cáo cho văn phòng
IBM-Honolulu rồi được chuyển về Mỹ. MACV còn cung cấp cho chuyên gia IBM
một khu vực trước kia là văn phòng Hội Hồng Thập tự. Đó là một nông trại
thời Pháp với tường cao, cổng lớn và dây thép gai chằng quanh. Nơi này
trở thành văn phòng quản lý của IBM trong hơn 5 năm.
Tổng hành dinh MACV (nơi điều hành trực tiếp nhóm chuyên gia IBM tại Việt Nam) |
Thiết bị quan trọng nhất trong văn phòng là máy nhận tín hiệu vô tuyến Collins SSB và cột ăngten cực mạnh có thể truyền sóng khắp Việt Nam và sang tận Thái Lan. Collins SSB hoạt động 24/24. Chuyên gia IBM cũng làm việc 24/24, suốt bảy ngày trong tuần. Mạng Collins SSB làm việc tốt đến mức nó từng ít nhất một lần được không quân Mỹ sử dụng khi hệ thống liên lạc của họ bị hỏng. Qua hợp đồng làm việc cho quân đội Mỹ, IBM cũng tranh thủ móc được nhiều hợp đồng thuần túy thương mại với giới kinh doanh Việt Nam, đặc biệt các ông chủ ngân hàng trong Chợ Lớn.
Việt Nam là cuộc chiến đầu tiên của Mỹ mà vấn đề xử lý dữ liệu được sử dụng tại tất cả bộ phận quân đội. Có hàng trăm trung tâm xử lý dữ liệu lớn nhỏ khắp Việt Nam và do đó nhiệm vụ chuyên gia IBM còn huấn luyện lính Mỹ lẫn lính VNCH cách sử dụng máy điện toán cũng như học các ngôn ngữ lập trình thời đó (COBOL, FORTRAN, PL/1) cũng như hệ điều hành 360 (Operating System/360), trong một hệ thống gọi chung là PIACCS (Pacific Interim Air Force Command and Control system – hệ thống quản lý và chỉ huy không quân chuyển tiếp Thái Bình Dương); và Seek Data II – công cụ tối quan trọng cho điều khiển chiến tranh không quân (thoạt đầu, hệ thống máy điện toán chỉ là bộ xử lý 1401 hoặc 1460 nhưng sau đó nâng cấp lên S/360 Model 40).
IBM 360/50 (trái) và IBM 360/40 (phải) – ảnh tư liệu |
Seek Data II có ba sứ mạng:
1/ Gửi lệnh tác chiến qua PIACCS để đến một căn cứ không quân cụ thể (mệnh lệnh gồm thời gian và địa điểm tấn công; loại máy bay sử dụng; thông tin về mục tiêu; yêu cầu về hậu cần…). Các mệnh lệnh này được lưu trong hệ thống 360/50, được điều chỉnh và gửi đi dựa theo thông tin tình báo.
2/ Ngoài ra, còn có CREST – hệ thống báo cáo chiến sự. Sau mỗi cuộc oanh tạc, phi công phải đệ trình kết quả cho trung tâm tình báo; kết quả này được PIACCS chuyển đến trung tâm xử lý thông tin tại căn cứ không quân Hickam (Hawaii) rồi toàn bộ được tổng hợp trong bản báo cáo chung đệ trình cho giới sĩ quan cấp cao để làm cơ sở cho kế hoạch tấn công kế tiếp.
3/ Cuối cùng, sứ mạng thứ ba của Seek Data II là quản lý không vận. Đây là kế hoạch điều phối hành quân qui mô về người lẫn khí cụ bằng không quân trên khắp chiến trường Đông Nam Á.
Máy IBM 360/40, máy quay băng 2401, máy in 1403 |
Được xem là một thành phần đặc biệt trong quân đội Mỹ, chuyên gia IBM tại Việt Nam cũng là những người đầu tiên thiết kế thành công “1403 Vietnamese print train” (dãy in tiếng Việt; giúp soạn và in văn bản bằng tiếng Việt có dấu), ứng dụng đầu tiên của bộ mã in tiếng Việt đã được sử dụng trong chương trình “Người cày có ruộng” của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (đó là lần đầu tiên mà toàn bộ ruộng đất Việt Nam được thống kê trong các cỗ máy tính IBM, bằng tiếng Việt).
Máy xuyên phiếu (key/card puch) với các người đẹp VNCH |
IBM 360/50 |