; }

CƠN SỐT VÀNG "CALIFORNIA GOLD RUSH"


Năm nay 2018 là kỷ niệm lần thứ 170 của một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử thế giới: Phát hiện ra vàng tại nhà máy Sutter’s Mill ở Coloma, California, còn được biết đến là cơn sốt vàng “California Gold Rush”.
Ngày 24/ 01/1848, John Marshall, một quản đốc làm việc cho Sacramento pioneer John Sutter, đã tìm thấy ánh kim loại trong một bánh xe nước của nhà máy gỗ Marshall trên sông America. Marshall đã mang mẫu mà ông tìm thấy đến cho John Sutter, và cả hai đã kiểm nghiệm mẫu kim loại. Kết quả kiểm tra cho thấy đó là vàng.



the first gold nugget
A nugget believed to be the first piece of gold discovered in 1848 at Sutter’s Mill in California. Smithsonian National Museum of American History

“Các chàng trai” James Marshall tung một “gold nugget” cho những người bạn của mình và tuyên bố “Tôi tin rằng tôi đã tìm được một mỏ vàng!”



California Gold Rush mining regions
Bãi vàng (màu vàng) ở Sierra Nevada và bắc California. “A Topographic relief map of the 19th-century California Gold Rush mining regions.” Wikipedia
Brannan, ông chủ một cửa hàng bán các vật tư phục vụ ccho tìm kiếm vàng đã có một câu nói nổi tiếng nhất về Cơn sốt vàng California:“Gold! Gold! Gold from the American River!”. Brannan rảo quanh các đường phố San Francisco, cầm trên tay một hủ vàng vừa hô to.
Marshall đã khởi đầu cho một cuộc chạy đua toàn cầu khiến thế giới chuyển động. Tác động bất ngờ – và ấn tượng. Năm 1848, dân số không phải người Da đỏ của California là khoảng 14.000 người. Thông tin về việc tìm vàng đầu tiên từ những người ở Oregon, Sandwich Islands (Hawaii), và Mỹ Latin, họ là những người đầu tiên đổ xô đến bang Calofornia vào cuối năm 1848. Khi tin này lan ra, số dân nhập cư đã tăng lên gần 100.000 vào cuối năm 1849, và lên đến 300.000 vào cuối năm 1853. Từ Mexico và quần đảo Hawaii; từ Nam và Trung Mỹ; từ Úc và New Zealand; từ Đông Nam Trung Quốc; từ Phương Tây và Đông Âu, dòng lũ người đổ về thủ phủ vàng. Trong số đó, khoảng phân nửa là đến bằng đường biển và nửa đến từ miền đông bằng California Trail và tuyến sông Gila.



CalifornianNewspaperGoldFoundMarch15-1848
article describing Gold discovery at Sutter’s Mill dated March 15, 1848. Wikipedia

Những người tìm vàng đầu tiên được gọi là “forty-niners”, đến California bằng thuyền buồm và bằng covered wagons xuyên qua lục địa, thường phải chịu nhiều gian khổ trong chuyến đi. Trong khi phần lớn những người mới đến là người Mỹ, cơn sốt vàng cũng thu hút hàng ngàn người từ Mỹ Latin, châu Âu, châu Úc và châu Á. Ban đầu, những người tìm kiếm đãi vàng từ các con suối và lòng sông với các kỹ thuật đơn giản, như đãi, và sau đó phát triển các phương pháp chiết vàng tinh vi hơn và sau này được cả thế giới áp dụng. Vàng có giá trị hàng tỷ dollar Mỹ theo thời giá hiện nay đã được khai thác được, dẫn đến sự giàu có cho một số người, nhiều người trở về quê với vẻn vẹn một chút vàng có giá trị chỉ cao hơn lúc họ mới bắt đầu.


Map of the Gold Regions of California, Showing the Routes via
Map of the Gold Regions of California, Showing the Routes via. Ensigns & Thayer – David Rumsey Map Collection. Wikipedia
Hiệu ứng của cơn sốt vàng California khá quan trọng. San Francisco phát triển từ một ngôi làng lều trại thành một boomtown, và đường sá, nhà thờ, trường học và các thị trấn khác đã được xây dựng. Một hệ thống luật lệ và chính quyền đã được tạo ra, dẫn đến sự gia nhập của California là bang của Hoa kỳ năm 1850. Các phương thức vận tải đã phát triển khi tàu hơi nước đã được đưa vào hoạt động thường xuyên và đường sắt đã được xây dựng. Công việc kinh doanh nông nghiệp, lĩnh vực tăng trưởng chính của California đã được bắt đầu trên một quy mô rộng khắp bang. Tuy nhiên, Cơn sốt vàng California cũng có ảnh hưởng tiêu cực của nó: thổ dân Mỹ đã bị tấn công và bị trục xuất khỏi vùng đất truyền thống của họ và sự khai thác vàng gây ra tổn hại môi trường. 



800px-SanFranciscoharbor1851c_sharp
San Francisco harbor at Yerba Buena Cove in 1850 or 1851 — with Yerba Buena Island, and Berkeley Hills, in the background. Daguerrotype, from during the California Gold Rush. Wikipedia

Nhìn lại sau này, Mark Twain đã mô tả nổi tiếng những người đổ xô đi tìm vàng
“a driving, vigorous restless population … an assemblage of two hundred thousand young men – not simpering, dainty, kid-gloved weaklings, but stalwart, muscular, dauntless young braves…”
“The only population of the kind that the world has ever seen gathered together. It was not likely that the world will ever see its like again.” Mark Twain mô tả,
Đến Ballarat, Bang Victoria, Úc năm 1895, Mark Twain đã từng nhìn thấy lần đầu những di sản kinh tế, chính trị và xã hội đáng kinh ngạc của cơn sốt vàng ở Úc, bắt đầu vào năm 1851 và kích hoạt một cuộc tranh giành toàn cầu thứ hai trong việc theo đuổi khoáng sản quý giá màu vàng.
“Những khám phá nhỏ hơn được thực hiện trong thuộc địa của New South Wales ba tháng trước, đã bắt đầu tạo ra làn sóng di cư đến Úc, họ đã đến như một dòng suối. Nhưng với việc phát hiện ra trữ lượng vàng tuyệt vời tại California, họ đến như một trận lũ.” Mark Twain so sánh.
Giữa Sutter’s Mill vào tháng 1 năm 1848, và Klondyke (ở vùng Tây Bắc Canada xa xôi) vào cuối những năm 1890, thế kỷ 19 thường xuyên tràn ngập dân di cư săn vàng kéo đến. Trên khắp nước Úc, Nga, Bắc Mỹ và Nam Phi, những khám phá về vàng thế kỷ 19 đã kích hoạt những cơn sóng người, vật chất và tài chính đổ về. Các mỏ vàng mới tràn ngập bởi những người mới đến từ khắp nơi trên thế giới: thợ mỏ và thương gia, ngân hàng và nhà xây dựng, kỹ sư và doanh nhân, nông dân và những kẻ buôn bán, linh mục và gái mại dâm, thánh nhân và tội nhân.
Khi lực lượng đào vàng của làn sóng ban đầu bắt đầu rút đi, nhiều người đã quay trở lại để tạo dựng cuộc sống ổn định hơn ở những vùng đất mà họ đã ca ngợi. Những người khác thấy hoang mang và vì vậy cũng ở lại định cư tại vùng đất vàng này. Những người khác vẫn còn bị cuốn vào cuộc săn tìm mới trong các lĩnh vực khoáng sản mới, đất nông nghiệp và đất mục vụ mới, và xây dựng khu định cư, thị xã và thành phố. Những người khác một lần nữa tiếp tục đổ xô vượt đại dương tìm kiếm cơn sóng mới.
Ví dụ, từ năm 1851, khi làn song săn vàng tràn về phía NSW và Victoria, khoảng 10.000 người săn vàng đã rời Bắc Mỹ và được gửi đến các thuộc địa Antipodean của Anh, cùng với những người đào ngũ từ khắp nơi trên thế giới.

Vàng và lịch sử toàn cầu.



California Gold Diggers, Mining Operations on the Western Shore of the Sacramento River
“California Gold Diggers, Mining Operations on the Western Shore of the Sacramento River,” lithograph published by Kellogg & Comstock, New York and Hartford. 26 cm x 36 cm. Courtesy of the Yale Collection of Western Americana, Beinecke Rare Book and Manuscript Library, Yale University, New Haven, Connecticut.

Kích thích kinh tế thế giới

Việc khám phá ra kim loại quý tại Sutter’s Mill vào tháng 1/1848 là một bước ngoặt trong lịch sử toàn cầu. Cơn sốt vàng đã chuyển hướng các công nghệ truyền thông và vận chuyển và tăng tốc và mở rộng tầm với của Đế chế Mỹ và Anh.
Điện tín, tàu hơi nước, và đường sắt phát triển như vũ bão theo sau; các cảng nhỏ trở thành các đô thị quốc tế lớn cho hàng hóa và người di cư (như Melbourne và San Francisco) và các thị trấn và trại nội địa đã trở thành thành phố ngay lập tức (Johannesburg, Denver và Boise). Sự phát triển này được đi kèm với tính di động tăng nhanh – của hàng hóa, con người.
Cơn sốt vàng đã kích thích các nền kinh tế trên khắp thế giới. Các nông dân ở Chile, Úc, và Hawaii đã tìm kiếm được một thị trường lớn mới để cung cấp các thực phẩm của họ; các hàng hóa sản xuất từ Anh có nhu cầu tiêu thụ cao; quần áo và thậm chí là nhà làm sẵn cũng đến từ Trung Quốc. Dòng (tiền) vàng lớn thu được từ việc bán hàng đến California của các quốc gia trên đã làm tăng các chi phí và kích thích đầu tư và tạo công ăn việc làm trên khắp thế giới. Người tìm vàng Úc Edward Hargraves ghi nhận sự tương đồng giữa địa lý California và quốc gia quê hương ông, nên ông đã trở về Úc để phát hiện ra vàng và gây nên Cơn sốt vàng Úc.
Chỉ trong vòng vài năm sau khi kết thúc Cơn sốt vàng, năm 1863, lễ động thổ cho nhánh phía tây của đường sắt xuyên lục địa đầu tiên (First Transcontinental Railroad) đã được tổ chức ở Sacramento. Tuyến đường sắt này được hoàn thành khoảng 6 năm sau đó từ một phần chi phí của Cơn sốt vàng, đã kết nối California với miền trung và đông Hoa Kỳ, rút ngắn thời gian đi lại từ vài tuần hoặc thậm chí vài tháng xuống còn vài ngày so với trước đó.

Tác động tiêu cực

Nhưng các kết nối toàn cầu mới của vàng cũng mang lại những hình thức phá hủy và loại trừ mới. Các con người, kinh tế, và sóng văn hóa trải qua các vùng vàng có thể tàn phá sâu sắc đối với các cộng đồng bản địa và các cộng đồng định cư khác, và môi trường tự nhiên mà đời sống vật chất, văn hóa và xã hội của họ phụ thuộc. Cơn sốt vàng đã biến đổi dữ dội môi trường và cảnh quan do việc khai thác, đống chất thải và thay đổi dòng chảy các con sông.



The-Earth
The Earth, at the End of The Diggings. Courtesy, Ballaarat Mechanics’ Institute.

Ngay từ năm 1849, tạp chí Punch mô tả cảnh tượng của trái đất bị đục lỗ bởi khai thác vàng. Trong “jaundice regions of California”, tạp chí London châm biếm: “Lớp vỏ trái đất đã gần như biến mất… những người muốn nhặt mảnh vụn phải tiến hành ngay lập tức đến California.” Kết quả là, địa cầu dường như bị nghiêng trục.
Ở Mỹ và xa hơn nữa, các học giả, các nhà quản lý bảo tàng và nhiều sử gia gia đình đã cho chúng ta thấy rằng mặc dù có nhiều quần thể nam giới ở các khu vực vàng, chúng ta không thể hiểu lịch sử của dân gốc Á “da xanh và nam giới”. Chỉ riêng những người khai mỏ Trung Quốc đã chiếm hơn 25% số người tìm vàng trên thế giới, và bây giờ họ đang chen chúc với những người thợ mỏ da trắng cùng với phụ nữ, người bản xứ và các cộng đồng thiểu số khác.
Cái giá phải trả về con người và môi trường của Cơn sốt vàng là rất lớn. Các thổ dân châu Mỹ, phụ thuộc nhiều vào săn bắn, hái lượm và nông nghiệp, đã trở thành những nạn nhân bị đói khi mà cuội sỏi, bùn, và các chất độc hóa học từ hoạt động thăm dò đã giết các loài cá và phá hủy môi trường sống. Sự biến động về số người khai thác mỏ cũng gây ra sự biến mất của các loài thú săn mồi và những loài đi tìm thức ăn trong khu vực khi các láng trại và các khu định cư khác được xây dựng trong những nơi này. Sau đó là việc mở rộng canh tác nông trại để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực cho các láng trại, điều này đã chiếm nhiều đất mà những người bản địa đã sử dụng. Nạn đói thường thúc giục những bộ tộc bản địa ăn cắp thức ăn hoặc dùng bạo lực để giành thực phẩm và gia súc từ những thợ mỏ, làm dấy lên sự thù địch và trả thù của những người thợ mỏ đối với dân bản địa.

Ảnh hưởng lâu dài

Tên gọi California không thể bị lãng quên với tên gọi Cơn sốt vàng, và thành chông nhanh chóng trong thế giới mới nổi tiếng với cách gọi “giấc mơ California.”California được xem là nơi cho những người khởi nghiệp, nơi mà sự giàu có chỉ dành cho những người làm việc cật lực và mai mắn. Nhà sử học H. W. Brands viết rằng trong những năm sau Cơn sốt vàng, Giấc mơ California đã lan rộng trên toàn quốc:
“Giấc mơ Mỹ xa xưa… là giấc mơ của những người Puritan, của “Richard Nghèo” của Benjamin Franklin… của những người đàn ông và đàn bà mong muốn tích lũy từng chút tài sản hết năm này qua năm khác. Giấc mơ mới là giấc mơ làm giàu nhanh chóng trong nháy mắt bằng sự táo bạo và vận may. Giấc mơ vàng này… đã trở thành một phần nổi bật của tâm lý Mỹ chỉ sau Sutter’s Mill.”
Overnight California đã đạt được danh tiếng là “bang vàng”. Các thế hệ nhập cư được thu hút từ California Dream. Các nhà nông California, khoan dầu, movie makers, sản xuất máy bay, và “dot-com” entrepreneurs đã từng có thời kỳ bùng nổ hoạt động của họ trong vài thập kỷ sau Cơn sốt vàng.
Lịch sử văn học về Cơn sốt vàng được phản ảnh qua các tác phẩm của Mark Twain (The Celebrated Jumping Frog of Calaveras County), Bret Harte (A Millionaire of Rough-and-Ready), Joaquin Miller (Life Amongst the Modocs), và một số tác phẩm khác.
Trong số những di sản hiện đại của Cơn sốt vàng California là khẩu hiệu của bang California, “Eureka” (“tôi đã tìm ra nó”), những hình ảnh về Cơn sốt vàng trên con dấu của bang California, và tên gọi khác của bang này, “The Golden State”, cũng như một số địa danh như Quận Placer (Placer có nghĩa là sa khoáng, một dạng tồn tại của vàng ở đây), Rough and Ready, Placerville(tên trước đây là “Dry Diggings” và sau đó đổi thành “Hangtown” trong suốt thời gian diễn ra cơn sốt vàng), Whiskeytown, Drytown, Angels Camp, Happy Camp, và Sawyers Bar. The San Francisco 49ers National Football League team, and the similarly named athletic teams of California State University, Long Beach, are named for the prospectors of the California Gold Rush.
Ngày nay, tuyến đường State Route 49 đi qua chân đồi Sierra Nevada, nối một số thị trấn của thời kỳ Cơn sốt vàng như Placerville, Auburn, Grass Valley, Nevada City, Coloma, Jackson, và Sonora. Tuyến cao tốc này cũng đi qua rất gần Columbia State Historic Park, một khu vực được bảo vệ bao gồm khu thương mại mang tính lịch sử của thị trấn Columbia; công viên này lưu giữ một số tòa nhà thời kỳ Cơn sốt vàng, hiện được khai thác phục vụ du lịch.

Cơn sốt vàng trong hiện tại

Những cơn sốt vàng không chỉ là những dấu ấn lịch sử, chúng tiếp tục ảnh hưởng đến thế giới mà chúng ta đang sống ngày nay. Lợi nhuận ngắn hạn đã tạo ra thiệt hại dài hạn. Sự ô nhiễm do di sản của cơn sốt vàng đã trở nên trầm trọng.
Tại mỏ Berkley bị bỏ hoang ở Butte, Montana, nước chứa đầy các kim loại nặng, đồng có thể được chiết trực tiếp từ nước ra. Khai thác bất hợp pháp ở Amazon đang làm tăng thêm áp lực lên các hệ sinh thái nhạy cảm và các cộng đồng yếu ớt đang phải vật lộn để thích nghi với biến đổi khí hậu.
Hiện tượng cơn sốt là không hề xa lạ với thế giới hiện đại – như cớn sốt khai thác đá phiến. Tại Mỹ, ngành công nghiệp đã biến đổi Williston, North Dakota thành một thành phố có tỷ lệ cho thuê cao, phát triển đô thị đặc biệt, và một quần thể nam giới trẻ tuổi – những đặc điểm tiêu biểu của thành phố trong cơn sốt vàng.
Vào tháng 9 năm ngoái, tờ Wall Street Journal đã báo cáo rằng một “cơn sốt vàng” mới đang diễn ra ở Texas: “Cát”, thành phần quan trọng trong hợp chất hóa chất và nước được thổi dưới lòng đất để khai thác đá phiến dầu. Làn sóng cộng đồng chống lại sự ô nhiễm nước ngầm do khai thác đá phiến dầu đã diễn ra.
Thế giới của “cơn sốt vàng”, không phải là một kỷ nguyên xa xôi chỉ được quan tâm bởi các sử gia. Dù tốt hay xấu, các “cơn sốt vàng” là nền tảng tạo ra nhiều thay đổi về kinh tế, công nghiệp và môi trường đối với xu hướng phát triển của thế giới hiện đại.
Benjamin Mountford and Stephen Tuffnell’s forthcoming edited collection A Global History of Gold Rushes will be published by University of California Press in October 2018. A sample of their work can also be found in the forthcoming volume Pay Dirt! New Discoveries on the Victorian Goldfields (Ballarat Heritage Services, 2018).
Những bộ phim tài liệu về Cơn Sốt Vàng “California Gold Rush”

No comments:

Post a Comment